1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tom Tat: Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 790,63 KB

Nội dung

Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.Quản Lý Nhà Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên.

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trang Thị Tuyết

2 TS Bùi Thị Thùy Nhi

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:…

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận cấp học

viện tại Học viện Hành chính Quốc gia

Vào hồi……giờ……phút, ngày… tháng……năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học Viện Hành chính Quốc gia

- Thư viện Quốc gia

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1 Nguyễn Thị Thùy Dương (2019), “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”,

Tạp chí Quản lý Nhà nước, (278), 83-85

2 Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), “Quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh

Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (292), 103-105

3 Nguyễn Thị Thùy Dương (2022), “Thái Nguyên vững vàng trong đại dịch Covid-19, bảo đảm ổn định lao động,

việc làm“, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (317), 97-100

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, việc thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động tại địa phương về cơ bản đã được triển khai đồng bộ, thiết thực, hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn về nhận thức, thông tin và tư vấn, các chế độ bảo hiểm, trợ cấp theo quy định Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh có trên 15.000 người trong độ tuổi lao động Thị trường lao động của tỉnh có đặc thù là sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam, ở độ tuổi ngoài 30, lao động nam khó tìm được việc làm phù hợp ngay tại địa phương Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, công ty, nhà máy sản xuất tại Thái Nguyên đang gia tăng với tốc độ nhanh Tỉnh đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư mới với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực như: điện tử, may mặc, xây dựng… Nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc tại các dự án này là rất lớn Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong vấn đề tuyển dụng lao động trong khi nguồn cung lao động của tỉnh vẫn còn tương đối dồi dào Giữa cung – cầu trên thị trường lao động Thái Nguyên đang tồn tại bất cập Trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nhưng vẫn không tuyển đủ và ngược lại, người lao động muốn tìm việc làm nhưng vẫn không tìm được công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn và tay nghề của mình Chính điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn khiến cho người lao động tự đánh mất cơ hội việc làm cho bản thân Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trên thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên nằm ở công tác quản lý nhà nước Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn Chức năng định hướng thông qua các kế hoạch, chương trình, đề án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa bám sát với thực tiễn thị trường Công tác thực thi chính sách về giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường thông tin cho lao động khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, lực lượng lao động yếu thế còn nhiều hạn chế Bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm vẫn còn tồn tại bất cập về năng lực, trình độ cán bộ quản lý, sự phối hợp giữa các sở ban ngành… Chức năng thanh kiểm tra và giám sát thị trường lao động nông thôn trên địa bàn cũng chưa thực sự tốt, vẫn còn để xảy ra một số

Trang 5

tiêu cực như bóc lột sức lao động, trốn đóng bảo hiểm, chậm hoặc nợ trả lương người lao động…

Ngoài ra, trên phương diện lý luận, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào hiện trạng việc làm và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, không tiếp cận chủ đề này dưới góc độ của quản lý công dựa trên 05 nội dung cơ bản của lý thuyết quản lý công: (1) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (2) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường lao động nông thôn; (3) Xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về việc làm cho lao động nông thôn; (4) Xây dựng và thực thi chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; và (5) Thanh kiểm tra, giám sát về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Theo khảo cứu của NCS, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách việc làm đối với lao động nông thôn song còn ít nghiên cứu mang tính đầy

đủ, toàn diện đề cập đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn gắn kết giữa tạo việc làm, hỗ trợ việc làm với giáo dục nghề nghiệp cho lao động khu vực nông thôn

Chính vì vậy, là một cán bộ công tác trong lĩnh vực giáo dục nghề

nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về

giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” Luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước

trong giải quyết, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đồng thời hệ thống hoá và đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng; từ đó chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện; và xác định hướng nghiên cứu cho luận án của tác giả

- Hoàn thiện, bổ sung khung lý thuyết quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; xác định chủ thể quản lý, mục tiêu quản

lý, nguyên tắc quản lý và nội dung quản lý nhà nước… Xác định các nhóm

Trang 6

yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Khái quát kinh nghiệm quản lý nhà nước

về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế đó

- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở khu vực nông thôn trên phạm vi một địa phương cấp tỉnh

- Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được nghiên cứu trong luận án này bao gồm: (1) Xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình, đề án việc làm cho lao động nông thôn; (2) Thực thi pháp luật có liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (3) Thực thi chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (4) Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (5) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

b) Phạm vi về thời gian:

Luận án tập trung đánh giá phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong khoảng thời gian 5 năm từ

Trang 7

năm 2018 đến 2022 (giai đoạn trước và sau Đại dịch Covid-19), các giải pháp định hướng đến 2030

c) Phạm vi về không gian:

Công tác quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động đang sinh sống tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bao gồm 2 nhóm: (1) Các phương pháp thu thập thông tin (phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát) và (2) Các phương pháp xử lý thông tin (Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp)

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn là gì? Quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bao gồm những nội dung nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn?

Câu hỏi 2: Trong giai đoạn nghiên cứu, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái

Nguyên với các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc của tỉnh đã triển khai công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh như thế nào? Những kết quả đã đạt được cũng như những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, và nguyên nhân của các bất cập đó là gì?

Câu hỏi 3: Căn cứ vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước theo những phương hướng và giải pháp nào nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

5.2 Giả thiết nghiên cứu

Nếu trong thực tiễn, UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai có hiệu quả, đồng bộ và kịp thời các giải pháp đề xuất trong luận án, thì công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ mang lại những kết quả cao hơn, người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ có cơ hội việc làm đầy đủ, phù hợp với trình độ khả năng và mang lại thu nhập ổn định, phát triển nông thôn bền vững

Trang 8

6 Những đóng góp mới của luận án

6.1 Về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung những luận cứ khoa học

để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động trong lĩnh vực nông thôn;

Luận án hệ thống hoá các chức năng, vai trò của chính quyền địa phương (cấp tỉnh) về giải quyết hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn; Luận án đề xuất khung đánh giá thông qua các mẫu phiếu khảo sát

để phân tích và xem xét kết quả của công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

6.2 Về thực tiễn

Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản

lý, các nhà nghiên cứu một bức tranh tổng thể về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn Thái Nguyên trong thời gian 2018-2022; cung cấp thêm thông tin từ thực tiễn nghiên cứu

để các nhà khoa học có định hướng tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế quản lý phù hợp về hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung định hướng đến năm 2030 Luận án nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm đem cho người dân nông thôn, điều này cung cấp thêm luận cứ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ở địa phương xác định mô hình và cách thức phù hợp trong hỗ trợ việc làm đối với người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Những đánh giá có tính hệ thống của Luận án về kết quả quản lý nhà nước về hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm từ 2018-2022 cũng như việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế

và nguyên nhân sẽ giúp xác định được phương hướng, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn trong những năm tiếp theo

Kết quả nghiên cứu của Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan (quản lý công, chính sách công, quản lý kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn ) tại các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu trong phạm vi cả nước

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận

án có kết cấu gồm 4 chương:

CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

luận án

CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà

nước của UBND tỉnh đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh

Trang 9

CHƯƠNG 3: Thực trạng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái

Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà

nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tiếp cận nhiều tài liệu dưới dạng: giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài tham luận và rất nhiều các bài viết, bài tạp chí,… có chủ đề liên quan đến quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động, lao động nông nghiệp, nông thôn Về cơ bản, tất cả các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập và tìm hiểu được có liên quan đến luận án tập trung vào 3 hướng nghiên cứu

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước

về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lao động, việc làm ở khu vực nông thôn; 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

1.1.3 Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;

1.2 Những đóng góp của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án

Qua khảo cứu những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy về cơ bản các công trình trên đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án:

Thứ nhất, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập nhiều đến

việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng Một số công trình đã làm nổi bật vai trò của nhà nước trong giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có quan tâm đến đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn

Thứ hai, đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về khía cạnh

chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn – là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động Chẳng hạn, chính sách đào tạo nghề, chính sách đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài, chính sách cho vay vốn…

Trang 10

Thứ ba, đã có một vài nghiên cứu về hỗ trợ, giải quyết việc làm đối

với lao động nông nghiệp, nông thôn đã đưa ra được hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đo lường hiệu quả của các giải pháp đến tình trạng việc làm, thu nhập đời sống của lao động nông thôn

1.3 Khoảng trống còn bỏ ngỏ có liên quan đến đề tài luận án

Thứ nhất, các nghiên cứu làm nổi bật các khía cạnh của quản lý nhà nước

về giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng còn chưa nhiều, đặc biệt thiếu vắng những nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận có tính hệ thống về quản lý công dựa trên 5 chức năng cơ bản (khung khổ pháp lý; công tác định hướng thông qua kế hoạch, chương trình; chính sách điều tiết; thanh kiểm tra giám sát và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước…)

Thứ hai, đa số những nghiên cứu trước đây còn thiếu đánh giá về kết

quả của chính sách giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trên cơ

sở các kết quả điều tra, khảo sát Hơn nữa, việc đề cập đến hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho lao động cũng chưa mang tính toàn diện và tổng thể: từ chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách đào tạo nghề, chính sách xuất khẩu lao động Đa số các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả kết quả của việc thực thi mà chưa đi sâu phân tích những bất cập, hạn chế của các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng như chỉ ra các nguyên nhân đối với từng chính sách

Thứ ba, số lượng các công trình nghiên cứu về nội dung này còn

thiếu Hơn nữa, các giải pháp và đề xuất chưa gắn với các điều kiện để thực thi về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước, về các quy định pháp lý có liên quan, về các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất … Chính vì vậy, các giải pháp chưa có đầy đủ căn cứ để đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Thứ tư, một số nghiên cứu về quản lý nhà nước của chính quyền địa

phương cấp tỉnh trong giải quyết việc làm cho người lao động mới chỉ dừng lại từng khía cạnh của quản lý nhà nước Hơn nữa, nghiên cứu điển hình ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên về vai trò của UBND tỉnh và các cơ quan quan chuyên môn trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn còn khá ít và chưa thực sự đầy đủ, toàn diện

Tóm lại, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy có công trình nghiên cứu nào tiếp cận về vấn đề giải quyết việc làm dưới góc độ quản lý nhà nước, được đặt trong khung khổ lý thuyết của quản lý công Vì vậy, để bù đắp những khoảng trống trong nghiên cứu đó, Luận án tiến sĩ của NCS đi vào xem xét đánh giá tình hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên; và đánh giá hiệu quả của công tác này dựa trên khung lý thuyết của quản lý công với 5 nội dung cơ bản , thông qua những kết quả triển khai các chương trình, đề án, chính

Trang 11

sách… giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của chính quyền địa phương cấp tỉnh

1.4 Định hướng nghiên cứu trong đề tài luận án

Những khoảng trống nghiên cứu trên là cơ sở để đưa ra những định hướng nghiên cứu mà luận án cần phải giải quyết Qua phần tổng quan nghiên cứu trên, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước của UBND

cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bao gồm: khái niệm; sự cần thiết; chức năng; nguyên tắc và các nội dung của quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh

Thứ hai, dựa trên cơ sở thực tiễn, luận án phân tích, đánh giá công

tác quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bao gồm:

+ Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước về quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo các nội dung quản lý để tìm ra những kinh nghiệm có giá trị có thể tham khảo cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên

+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên đia bàn Thái Nguyên, trên 5 nội dung: (1) tổ chức bộ máy quản lý; (2) công tác định hướng, kế hoạch hóa; (3) hệ thống văn bản pháp lý; (4) Thực thi chính sách; và (5) Thanh kiểm tra, giám sát…

Thứ ba, Xác định các quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản

lý nhà nước của UBND tỉnh nhằm tạo việc làm, hỗ trợ việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững Trên cơ sở đó, luận án đề xuất nội dung và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý của chính quyền địa phương đối với vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên trong thời gian tới Để thực hiện thành công các giải pháp, Luận án cũng phân tích một số những điều kiện và bối cảnh

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này Với tất cả tài liệu đã được tổng hợp và đánh giá tình hình nghiên cứu cũng như phân tích, nhận xét các tư liệu trên, có thể khẳng định rằng luận án

của tác giả với tên gọi “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao

động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề mới, cần thiết

nghiên cứu trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp mới Việc triển khai nghiên cứu theo định hướng mà tác giả luận án đã xác định ở trên là không hoàn toàn trùng lặp với những công trình khoa học đã được nghiên cứu trước đó mà tác giả được biết

Trang 12

2.1.1.2 Phân loại việc làm

- Việc làm thanh niên và việc làm của người trưởng thành

- Việc làm chính thức và phi chính thức

- Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

- Việc làm công hưởng lương và việc làm tự tạo

- Đủ việc làm và thiếu việc làm

2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của lao động nông thôn

Lao động nông thôn là những người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở các vùng nông thôn Các công việc của lao động ở nông thôn có thể bao gồm canh tác đất, trồng trọt, chăn nuôi động vật và đánh bắt thủy hải sản, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, các công việc liên quan đến sơ chế, chế biến và bán sản phẩm nông nghiệp, sửa chữa máy móc nông nghiệp và các công việc khác liên quan đến nông nghiệp… Như vậy, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn

Đặc điểm của lao động nông thôn

- Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng, tập trung chủ yếu làm việc trong các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

- Lao động nông thôn nhìn chung có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với lao động trong các ngành khác và lao động ở khu vực thành thị

- Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông Do vậy, việc sử dụng lao động nông thôn thường kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến

- Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế

2.1.3 Việc làm cho lao động nông thôn

2.1.3.1 Khái niệm việc làm cho lao động nông thôn

2.1.3.2 Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn

Một là, cung lao động thường lớn về số lượng nhưng chất lượng thấp

do tỷ lệ tăng dân số cao của thời kỳ trước và sự hạn chế của hệ thống giáo dục - đào tạo cũng như nhận thức về nghề nghiệp Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật khu vực nông thôn thường rất thấp; đồng

Trang 13

thời với đó là tình trạng nhảy việc và ý thức, thái độ, trách nhiệm, kỷ luật, tác phong nghề nghiệp của thanh niên thường hạn chế

Hai là, cơ cấu đào tạo và phân bổ lao động được đào tạo thường bất

hợp lý Thường thì cơ cấu đào tạo không đáp ứng được yêu cầu tỷ lệ phù hợp giữa những người quản lý, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ với công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, lệch pha cung – cầu giữa các ngành nghề, lĩnh vực, trình độ, giữa các vùng kinh tế diễn ra khá trầm trọng Thực tế này dẫn đến một tỷ lệ thanh niên được đào tạo, thậm chí ở trình độ cao nhưng thất nghiệp hoặc phải làm việc trái với ngành nghề

2.1.3.3 Ý nghĩa của việc làm đối với lao động nông thôn

2.1.4 Quy mô, cơ cấu và chất lượng việc làm lao động nông thôn

2.1.4.1 Quy mô, cơ cấu việc làm

2.1.4.2 Chất lượng việc làm

2.1.5 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

2.1.5.1 Khái niệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Giải quyết việc làm lao động nông thôn là hoạt động nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn Nói cách khác, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

là quá trình tìm kiếm, cung cấp và tạo ra các cơ hội việc làm cho những người làm việc ở khu vực nông thôn

2.1.3.2 Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

a) Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho LĐNT

b) Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động

c) Giải quyết việc làm thông qua gắn kết cung cầu trên thị trường lao động d) Giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế khu vực NT

2.2 Lý luận quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

a) Khái niệm quản lý nhà nước

b) Khái niệm quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Chủ thể của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trước hết là chính quyền trung ương với việc ban hành các văn bản pháp luật về việc làm, hỗ trợ việc làm do chính phủ trực tiếp ban hành hoặc các nghị định thông tư hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ Trên cơ sở hệ thống văn bản được ban hành của chính phủ trung ương, chính quyền địa phương sẽ ban hành các văn bản quản lý cụ thể, đặc thù gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn Như vậy, chủ thể của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn từng tỉnh là UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn của ủy ban

Ngày đăng: 13/06/2024, 13:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN