Trên thực tế, công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank trong những năm qua được triển khai khá tốt, do đó trước cơn bão nợ xấu hiện nay trong toàn hệ thống ngân hàng thì Vietcom
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
- NGUYỄN VĂN LINH
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH VINH
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
N GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS- TS NGUYỄN MINH DUỆ
HÀ NỘI - 201 5
1708330035352711be95a-8b4c-4c13-9396-501632386060
170833003535284b1bcdc-14a2-41cf-8429-1d68b3ec703e
17083300353523473bbaa-360d-4e64-ab6f-d08fabf949e5
Trang 2Ụ C L CAM Ờ I ĐOAN
Tác gi ả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa h c, ọ
độ ậc l p c a Tác gi Các s li u, k t qu nêu trong luủ ả ố ệ ế ả ận văn là trung thực
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Khái niệm ủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng hương mại r t 5
1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại hoạt động tín dụng NHTM 5
1.1.2 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng thương mại 7
1.1.2.1 Khái niệm Rủi ro tín dụng 7
1.1.2.2 Phân loại Rủi ro tín dụng 9
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Ngân hàng 11
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 15
1.2.1 Sự cần thiết của Quản trị rủi ro tín dụng 15
1.2.2 Khái niệm về Quản trị rủi ro tín dụng 16
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng 17
1.2.4 Công ước Basel và các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel17 1.2.5 Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng 19
1.2.5.1 Nhận biết rủi ro tín dụng 19
a Các dấu hiệu tài chính 20
b Các dấu hiệu phi tài chính 22
1.2.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng: 25
a Nợ quá hạn, nợ xấu. 25
b Tình hình trích lập dự phòng RRTD 27
c Tỷ lệ mất vốn 27
d Tốc độ tăng trưởng tín dụng 27
e Khả năng bù đắp rủi ro : 28
1.2.5 3 Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng 28
a Lập chính sách quản lý tín dụng và xây dựng quy trình tín dụng 28
b Nâng cao công tác phân tích và thẩm định tín dụng 32
c Công tác Kiểm soát nội bộ 33
d Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 33
Trang 4e Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VINH 37
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ch i nhánh Vinh 37
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam chi nhánh Vinh 37
2.1.3 Kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh giai đoạn 2011 -2014 39
2.1.3.1 Công tác huy động vốn 40
2.1.3.2 Công tác tín dụng 41
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ 42
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 46
2.2 Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh 47
2.2.1 Đo lường rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh 48
2.2.1.1 Tình hình phân loại nợ, nợ xấu và nợ quá hạn 48
2.2.1.2 Tỷ lệ mất vốn 49
2.2.1.3 Tình h ình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 50
2.2.1.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 51
2.2.1.5 Tình hình thu nợ hạch toán ngoại bảng và lãi treo 54
2.2.2 Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh 54
2.2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tại VCB 54
2.2.2.2 Công tác điều hành chính sách về quản lý tín dụng 57
2.2.2.3 Tuân thủ các chính sách quy trình tín dụng 60
2.2.2.4 Áp dụng hệ thống Xếp hạng Tín dụng nội bộ 62
2.2.2.5 Công tá c phân loại nợ và trích lập dự phòng 64
2.2.2.6 Công tác xử lý nợ xấu 64
2.2.2.7 Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 65
2.2.2.8 Về công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ KH 65
Trang 52.3 Đánh giá khái quát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh 66
2.3.1 Những kết quả đạt được 66
2.3.1.1 Chất lượng hoạt động tín dụng được nâng c ao 66
2.3.1.2 Về công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 66
2.3.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ tại C hi nhánh 66
2.3.1.4 Công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, lãi treo, nợ ngoại bảng 67
2.3.1.5 Công tác đào tạo đội ngũ nhân lực tín dụng 67
2.3.2 Những hạn chế 68
2.3.2.1 Hạn chế đối với công tác xây dựng và thực hiện chiến lược tín dụng 68
2.3.2.2 Về công tác đo lường rủi ro tín dụng 68
2.3.2.3 Thực hiện chấp hành quy trình, quy chế, chế độ của ngành và của pháp luật trong quá t rình cho vay chưa thực sự nghiêm túc 69
2.3.2.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 69
2.3.2.5 Công tác kiểm tra nội bộ hiệu quả chưa cao 70
2.3.2.6 Trình độ và năng lực của cán bộ ngân hàng còn hạn chế 71
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VINH74 3.1 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh 74
3.1.1 Mục tiêu và định hướng của chi nhánh 74
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đến năm 2020 75
3.1.3 Phương hướng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới 76
3.2 Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh 80
3.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá thẩm định, phân tích rủi ro tín dụng khách KH 80 Về thẩm định khách hàng 80
3.2.2 Hoàn thiện chất lượng công tác thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng 84 3.2.3 Tăng cường cho vay có tài sản bảo đảm, phân tán rủi ro tín dụng 85
Trang 63.2.4 Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra
giám sát 87
3.2.5 Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng 88
3.2.6 Nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng 88
3.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp 89
3.3.1 Đối với Chính phủ 89
3.3.1.1 Minh bạch và thống nhất trong chính sách 89
3.3.1.2 Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai 90
3.3.1.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu các ngành kinh tế 91
3.3.1.4 Một số kiến nghị khác với Chính phủ 91
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 92
3.3.2.1 Nâng cao vai trò và hiệu quả của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước 92
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng Thông tin tín dụng 92
3.3.2.3 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 94
3.3.3 Kiến nghi với VCB Hội sở chính 94
KẾT LUẬN 98
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ nội dung Quản trị rủi ro tín dụng
Sơ đồ 2.1 Mô hình quản lý rủi ro VCB
Sơ đồ 2 Mô hình tổ chức bộ máy tại VCB Vinh 2
Sơ đồ 2.3 Khái quát hệ thống XHTDNB của VCB
Bảng biểu:
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của VCB Vinh
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ và nợ xấu của VCB Vinh
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Vinh năm 2010 - 2014 Bảng 2.4.Tình hình phân loại nợ tại VCB Vinh
Bảng 2.5 Tỷ lệ mất vốn
Bảng 2.6 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.7 Tín dụng phân theo thời gian
Bảng 2.8 Cho vay bằng đồng Việt Nam
Bảng 2.9 Cho vay bằng đồng ngoại tệ quy đổi
Bảng 2 Tín dụng phân theo tài sản bảo đảm10
Bảng 2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ1
Trang 8LNTT : Lợi nhuận trước thuế
NHTM : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng trung ương
VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VCB Vinh : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Vinh XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 92
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là một trong các chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại (NHTM) Tín dụng luôn là một hoạt động phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất Công tác quản trị ủi ro tín dụng rnhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếu khách quan, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM
Hiện nay, hoạt động của các NHTM còn nhiều yếu kém Chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tình hình tài chính của một số NHTM khó khăn… Một số doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém bất cập, thành phần kinh tế phi Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, chưa đóng góp được nhiều vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rong những năm qua, Thoạt động tín dụng của Vietcombank đạt được những thành tựu không nhỏ đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước Vietcombank đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào tính hiệu quả của các hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng được thực hiện ngày càng gần hơn với các chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, những xáo trộn kinh tế vĩ mô từ giữa năm 2008 đến nay đang đặt ra những thách thức rất lớn cho cả nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 80 ngân hàng, một con số quá lớn so với nhu cầu của nền kinh tế Nhiều ngân hàng nhỏ mất khả năng thanh toán trở thành gánh nặng cho cả hệ thống thay vì đóng vai trò là nhà cung ứng vốn cho nền kinh tế Bên cạnh đó, các ngân hàng sở hữu chồng chéo lẫn nhau, góp vốn cho vay lẫn nhau hoặc đầu tư chung các dự án lớn Do đó khi chủ
dự án mất khả năng trả nợ thì hệ thống ngân hàng sẽ phát sinh những khoản nợ khó đòi đầy rủi ro
Trong bối cảnh đó, các NHTM Việt Nam đang tích cực xây dựng chính sách, chiến lược và đề ra những biện pháp thực hiện cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng trước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước
Trang 103
Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Vinh (Vietcombank Vinh) nói riêng cũng đã - ban hành nhiều chính sách, quy định và đã triển khai rộng rãi trong toàn hệ thốngVietcombank để hạn chế rủi ro tín dụng Trên thực tế, công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank trong những năm qua được triển khai khá tốt, do đó trước cơn bão nợ xấu hiện nay trong toàn hệ thống ngân hàng thì Vietcombank vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp (tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đến thời điểm 31/12/2014 là khoảng 2.9 t% hấp hơn chuẩn mực kiểm toán quốc tế)
Với tầm quan trọng và tính chất thời sự của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM hiện nay, trên cơ sở tham khảo công tác quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
Vinh, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh
Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng: Nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh, trên cơ sở đó, nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong phạm vị hoạt động tín dụng tại Vietcombank Vinh trong giai đoạn từ 2012 – 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 114
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và đi từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
mại
thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh
Trang 125
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội Từ “Tín dụng” xuất phát từ chữ La tinh: Credittum tức là tin - tưởng, tín nhiệm; dựa trên sự tin tưởng tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất
Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ vào góc độ nghiên cứu Xét trên một quan hệ tài chính cụ thể thì tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể Theo góc độ nghiên cứu của đề tài thì tín dụng là một phạm trù kinh tế, chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định
Bản chất: Phạm trù tín dụng gắn liền với sản xuất, lưu thông hàng hoá, ở đâu
có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có tín dụng tồn tại và sự vận động của nó luôn mang tính chất động lực của các quan hệ kinh tế Mặc dù quan hệ tín dụng được biểu hiện qua các phương thức rất đa dạng và phong phú, nhưng nó vẫn mang đặc trưng mang tính bản chất sau:
- Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng giá trị vốn, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn
- Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng
- Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng
- Tín dụng chỉ xảy ra khi người cho vay tin tưởng người đi vay trả được nợ và lãi đúng hạn
Phân loại tín dụng
Trang 136
Tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú Trong quản lý để phân tích và đánh giá các hoạt động tín dụng làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, các nhà quản trị ngân hàng thường dựa trên các tiêu thức sau đây để phân loại:
a Căn cứ vào yếu tố thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, thường để
đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư
Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 5 năm Loại tín dụng này được sử dụng để bổ sung vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh
-Tín dụng dài hạn: -Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm -Tín
dụng dài hạn được sử dụng để hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có thời gian hoàn vốn dài
b Căn cứ vào yếu tố đối tƣợng của tín dụng
Tín dụng vốn lưu động:
Tín dụng vốn lưu động thể hiện dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế Trên thực tế loại tín dụng này được thực hiện dưới các hình thức cho vay để dự trữ hàng hoá, cho vay các khoản chi phí phát sinh trong các công đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, cho vay để thanh toán các khoản nợ Đặc điểm của tín dụng vốn lưu động là thời hạn vay dưới 1 năm
Tín dụng vốn cố định:
Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp để bổ sung vốn cố định hình thành nên tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới Thời gian tín dụng là trung và dài hạn
c Căn cứ vào yếu tố mục đích sử dụng vốn
Tín dụng sản xuất: Loại tín dụng này được cấp cho các chủ thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất hàng hoá, tạo ra của cải vật chất cho nên kinh tế
Trang 147
Tín dụng phi sản xuất: Đây là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu dịch vụ như tín dụng tiêu dùng, cho vay bất động sản, chứng khoán
d Căn cứ theo tài sản đảm bảo
Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố của người nhận tín dụng/người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cấp tín dụng
Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của người nhận tín dụng/bên thứ ba
thương mại
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:
Trong tài liệu “Financial Institutions Management –A Modern Perpective”,
A Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự
Trang 15ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn –có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc
và lãi theo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần vàtrị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn
Còn theo Henie Van Greuning…Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Đây là thuộc tính vốn
có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi
tệ hơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng (The World Bank)
Căn cứ mục 1 điều tại quyết định số 3 02-2013- -NHNN ngày 21/01/2013 TT( thay thế quyết định 493/2005/QĐ NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân -hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, ) phương pháp trích lập dự phòng rủi và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Tuy có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng nhưng nhìn chung thì các định nghĩa đó đều có các nội dung cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn và/ hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không trả
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
Trang 169
giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản
Đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam), các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vục còn nghèo nàn,
vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết , định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn)
Rủi ro tín dụng có tính đa dạng và phức tạp biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng thương mại như bảo lãnh, cam kết tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, đồng tài trợ, tín dụng thuê mua, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán.…
Trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi NHTM thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó
Trong phạm vi luận văn này, sẽ đề cập đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu của NHTM là cho vay
1.1.2.2 Phân loại Rủi ro tín dụng
Có nhi u cách phân loề ại rủi ro tín d ng khác nhau tùy theo mụ ục đích, yêu cầu nghiên c u Tùy theo tiêu chí phân loứ ại mà người ta chia r i ro tín d ng thành các ủ ụloại khác nhau:
Trang 1710
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành 2 loại chính sau đây:
hàng cụ thể Đây là rủi ro có thể phát sinh do những hạn chế liên quan đến quá trình giao dịch, thẩm định xét duyệt cho vay, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro xét duyệt (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng hay là việc thẩm định xét duyệt cho vay); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh
từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro kiểm soát (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cảviệc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề)
khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực, được phân thành rủi ro cá biệt (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực
Trang 1811
kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao)
Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay…
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Ngân hàng
NHTM được coi là 1 doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, điều đó đồng nghĩa với kinh doanh rủi ro hay luôn phải đối diện với rủi ro Việc nhận diện các lý do, nguyên nhân của rủi ro là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra Tùy thuộc vào góc độ xem xét, phân tích … mà rủi ro tín dụng có nguồn gốc phát sinh khác nhau Nếu xét dưới gốc độ phát sinh từ phía khách hàng và ngân hàng thì rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan đến từ các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, luật pháp mà cả khách hàng và ngân hàng đều không thể lường trước được trong quá trình cấp tín dụng như:
Rủi ro do tình hình kinh tế vĩ mô không ổn định ( khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường…) Môi trường kinh tế tác động manh đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh
Trang 1912
nghiệp làm ăn có hiệu quả và sẽ có nhiều khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn đinh khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá
bị ứ đọng Điều này tất yếu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khoản vay của ngân hàng
Rủi ro do các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cấp và quản trị tín dụng như: Việc minh bạch thông tin, công bố thông tin tài chính, vấn đề kiểm toán, cũng như vấn đề quản lý thu nhập của người dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng Ngoài các nguyên nhân nói trên còn có những nguyên nhân khách quan khác từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát cũng như tạo
ra sự minh bạch trong thị trường tài chính, nhất là sự cung cấp kip thời các thông tin kinh tế xã hội…
Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, do tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn… do sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành, vùng, do sự thay đổi trong hành lang pháp lý, do sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi
Khi ra quyết định đầu tư hay kinh doanh mà vốn tự có của khách hàng không thể trang trải toàn bộ kinh phí buộc khách hàng phải đi huy động vốn Nếu ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn thiếu hụt này của khách hàng thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng cao Lý do là các khách hàng có xu hướng lao vào động các hoạt kinh doanh mạo hiểm hy vọng tìm kiếm lợi nhuận cao, bởi hầu hết vốn kinh doanh không phải là của họ, và điều này đồng nghĩa với việc NHTM phải san sẻ một phần rủi ro với khách hàng Ngoài ra năng lực điều hành bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, công nghệ sản xuất lạc hậu, tình trạng thiếu thông tin thị trường, thông tin đối tác làm ăn cũng khiến cho hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, giảm tính cạnh tranh sản phẩm… sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải rủi
ro của NHTM
Trang 2013
Đặc biệt loại rủi ro đến từ đạo đức của người đi vay tức là khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng, chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khiến cho NHTM gặp khó khăn, tốn nhiều chi phí trong thu hồi nợ vay cũng làm tăng rủi
ro tín dụng mà NHTM gặp phải
Những nguyên nhân trên ngân hàng có thể xác định được thông qua quá trình thẩm định, tìm hiểu, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh cả trước, trong và sau, tìm hiểu mục đích tiền vay và hiệu quả của phương án cho vay của các đối tượng vay Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu
tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ
sơ xin vay vốn Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn.Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử dụng một phần vốn đi vay để đầu
tư vào thị trường chứng khoán Khi thị trường chứng khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm
“thua lỗ” phần vốn đã rót vào Hệ quả là doanh nghiệp sẽ không thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực sản xuất không đủ bù
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chủ thể chính trong quá trình cấp tín dụng là NHTM
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ năng lực quản trị của NHTM Cụ thể:
Trang 2114
Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một khách hàng hoặc một ngành kinh tế nào đó
Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro túi dụng để tính toán điều kiện cho vay và khả năng trả nợ khách hàng vay Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, việc cho vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa áp dụng các công cụ chấm điểm tín dụng
Kỹ thuật cấp tín dụng còn hạn chế, chưa đa dạng, việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng
Thiếu thông tin về khách hàng vay, thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời chính xác để xem xét phân tích tín dụng trước khi cấp tín dụng Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa thoả đáng Hơn nữa chính sự đầu tư phát triển không đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận trong bản thân ngân hàng cũng là nguyên nhân rủi ro tiềm ẩn rất lớn Sự phát triển khập khiễng, không đồng bộ giữa hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đi kèm, chính điều này làm cho ngân hàng không nắm được tình hình hoạt động cũng như luồng tiền của khách hàng vay, không kịp thời phát hiện rủi ro, cũng như không đưa ra các giải pháp kịp thời để xử lý khi rủi
ro xẩy ra
Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: đễ định giá;
dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ
Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ, ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng của NHTM
Trang 2215
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1 Sự cần thiết của Quản trị rủi ro tín dụng
Với hầu hết các NHTM thì hoạt động tín dụng rất quan trọng, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 50% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 50% đến 75% tổng thu nhập của ngân hàng Vì vậy, rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng, và có thể lường trước được những hậu quả nghiêm trọng xảy ra đến không chỉ NHTM gặp rủi ro mà còn ảnh hưởng đến hệ thống NHTM, nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên - phạm vi toàn cầu nếu như công tác quản trị rủi ro tín dụng không được chú trọng hay lơ là như:
Đối với NHTM bị rủi ro:
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phi) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động khiến lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản
Đối với hệ thống ngân hàng:
Các NHTM, tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân trong một nền kinh tế luôn có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Do vậy, nếu một NHTM có gặp vấn
đề trong kinh doanh, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản thì ảnh hưởng của nó sẽ lan truyền cả nền kinh tế từ các NHTM khác trong hệ thống, tâm lý người gửi tiền sang bộ phận các tổ chức kinh tế khác Nếu như không có sự can thiệp của NHTW và Chính phủ thì việc đổ vỡ hệ thống tài chính của một quốc gia là điều hoàn toàn có thể xảy ra
Đối với nền kinh tế
NHTM có thể được coi là mạch máu xương sống nuôi dưỡng cả nền kinh tế,
là đơn vị trung gian để NHTW và Chính phủ thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ, làmcho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, quan hệ cung cầu mất cân bằng, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
Trang 2316
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Và cuối cùng rủi ro tín dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một NHTM xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức
độkhác nhau: nhẹ nhất là NHTM đó bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc
và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn kinh doanh thua lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quảnghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Vì vậy,quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động không thể thiếu trong không chỉ hoạt động kiểm soát quản lý của các NHTM mà còn của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan Đối với từng NHTM, bên cạnh quản trị rủi ro tín dụng để giải quyết hậu quả rủi ro, hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của mình thì quản trị rủi ro tín dụng nhằm thống nhất các hoạt động, đề ra những mục tiêu cụ thể giúp NHTM
đi đúng hướng, có kế hoạch hành động cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra
Quan điểm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh NHTM được sử
dụng là việc sử dụng hệ thống các biện pháp xác định và đo lường rủi ro, lựa chọn
và chấp nhận rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro để thực hiện các quyết định kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả và an toàn
Ta có thể biểu diễn nội dung Quản trị RRTD theo mô hình tổng quát sau:
Trang 2417
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ nội dung Quản trị rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng cho phép hoạt động của Ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động và mang tính tích cực dựa trên nguyên tắc đánh đổi giữa “ rủi ro và thu nhập ” NHTM sẽ lựa chọn một cách khoa học tập hợp các hoạt động với khả năng xảy ra rủi ro ở mức độ và phạm vi nhất định kèm theo những biện pháp quản
lý và kiểm soát mức tổn thất khi rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng
Nhân tố chủ quan:
Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ
Nhân tố khách quan: Môi trường pháp lý và Khách hàng vay vốn.
Basel
Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này Nhóm các Ngân hàng Trung ương này đã thành lập Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng Năm 1988, Công ước Basel I ra đời nhằm mục đích củng cố sự
ổn định của hệ thống các ngân hàng quốc tế và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc tế bình đẳng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động
Tuy nhiên, thị trường tài chính ngày càng trở nên phức tạp trong đó hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro.Công ước Basel I xuất hiện hạn chế khi thiếu sự phân biệt rủi ro giữa khách hàng có mức xếp hạng khác nhau Đồng thời, Basel đề cập sơ sài đến rủi ro hoạt động và không yêu cầu trích lập dự phòng đối với loại rủi ro này, trong khi đó rủi ro này ngày càng tăng lên và có nguy cơ xảy ra tổn thất lớn
Chính vì thế, tháng 01/2007 Công ước mới Basel II ra đời để khắc phục các hạn chế của Công ước Basel I Sự khác biệt lớn nhất của Basel II so với Basel I
Trang 2518
được thể hiện ở việc cấu trúc của Basel II tập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn Theo đó, Basel II hướng tới 03 mục đích chính sau đây:
- Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro
- Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 02 loại rủi ro này
- Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế
Công ước Basel II được xây d ng d a trên 03 tr c t chính bao g m (i) Tr c t ự ự ụ ộ ồ ụ ộ
1 – Yêu c u v n t i thi u, (ii) Tr c t 2 Yêu c u v quy trình, thanh tra giám ầ ố ố ể ụ ộ – ầ ềsát ngân hàng và (iii) Tr c t 3 Yêu c u quy trình qu n lý r i ro tuân th ụ ộ – ầ ả ủ ủnguyên t c th ắ ị trường T t c cấ ảtrụ ột đều có ý nghĩa rất quan tr ng và h lọ ỗ trợ ẫn nhau để đả m bảo đạt m c tiêu cụ ủa Basel II đã đềra
Ủy ban Basel xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị RRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị
phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…) Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng
mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư Các ngân hàng cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm của mình
Trang 2619
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng phải hoạt
động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn
và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề
Như vậy trong xây dựng mô hình quản lý RRTD, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các
bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý RRTD; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD
1.2.5 Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.5 1.Nhận biết rủi ro tín dụng
Nhận biết rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua việc xem xét và phân tích các dấu hiệu tài chính (dựa trên các số liệu báo cáo tài chính của khách hàng) và các dấu hiệu phi tài chính (mang tính chất định tính về khách hàng)
Trang 2720
Rủi ro xảy ra đối với khoản vay là hậu quả một quá trình chứ không chỉ ở một thời điểm Như vậy cần chú ý các dấu hiệu nhận biết rủi ro để có những biện pháp ứng phó trước khi rủi ro thực sự xảy ra Dấu hiệu của rủi ro rất đa dạng, không phải tất cả các khoản vay có rủi ro đều xuất hiện những dấu hiệu như nhau Để dễ dàng xem xét có thể chia các dấu hiệu nhận biết rủi ro thành hai loại: Dấu hiệu tài chính và phi tài chính
a Các dấu hiệu tài chính
Các dấu hiện tài chính thế hiện qua các chỉ tiêu đinh lượng, thông qua các chỉ
số thanh khoản có dấu hiệu suy yếu, chỉ số khả năng sinh lời có dấu hiệu suy yếu, vòng quay hoạt động có dấu hiệu suy yếu hay cơ cấu vốn không hợp lý chính là lúc khả năng xảy ra RRTD là rất cao
Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
có đủ lớn để thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp hay không
Hệ sồ thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động Hàng tồn kho-
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Trang 28Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn xem cơ cấu vốn có hợp lý hay không Nếu
hệ số nợ quá cao và tỷ suất tự tài trợ vốn chủ sở hữu lại thấp thể hiện doanh nghiệp quá phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài, an toàn tài chính thấp, gánh nặng trả lãi lớn, chịu sự giám sát chặt chẽ của chủ nợ, mất đi tính tự chủ về tài chính, mất đi một số
cơ hội để kiếm lời Ngược lại, hệ số nợ thấp thể hiện doanh nghiệp không sử dụng hết mọi tiềm lực để tăng trưởng và mở rộng sản xuất kinh doanh
ra mà không bán được
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu giảm phản ánh tốc độ luân chuyển vốn trong giai đoạn bán hàng hoặc tốc độ thu hồi tiền bán hàng của doanh nghiệp chậm, doanh
Trang 2922
nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
* Các chỉ số khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng x 100%
Doanh thu thuần
Tỷ lệ này giảm thế hiện hiệu quả hoạt động không tốt, chi phí của doanh nghiệp cao
Tỷ suất lợi nhuận
tổng tài sản (ROA) =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Tổng lãi suất bình quân
Tỷ lệ này giảm cũng không tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE thấp cũng không tốt, số tiền kiếm được từ một đồng vốn chủ sở hữu nhỏ
b Các dấu hiệu phi tài chính
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Khách hàng có biểu hiện:
+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm thanh toán
+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ
+ Có biểu hiện giảm vốn điêu lệ
+ Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng
+ Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
+ Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tố chức
khách hàng
Trang 3023
+ Thay đổi thường xuyên trong hệ thống quản trị hoặc ban điều hành; Không
có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý
+ Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật
+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng người không hiệu quả và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏi công ty
+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực
+ Có các chi phí quản lý bất hợp lý, ban giám đốc xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân Biểu hiện như: thiết bi văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông quá đắt tiền
+ Thuyên chuyển cán bộ cấp cao hoặc những cán bộ chủ chốt thôi việc
+ Các hoạt động không bình thường của các lãnh đạo như: chơi cờ bạc, nghiện rượu hoặc ma túy, có tiếng xấu bị đồn đại trên thi trường về hoạt động kinh doanh.+ Ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm
+ Quản lý có tính gia đình
Nhóm 3: Dấu hiệu liên quan đến vấn đề kỹ thuật và thương mại
Khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ Sản phẩm dịch vụ tung ra thị trường không đúng lúc
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao
- Có biểu hiện cắt giảm chi phí sửa chữa, thay thế
Những thay đổi trong chính sách nhà nước, đặc biệt là sự tác động của chính sách thuế, điều kiện thành lập và môi trường
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm
+ Thu nhập không ổn định và thiếu tính thường xuyên
Trang 3124
+ Chậm trễ trong thanh toán lương cho nhân viên
+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm
+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường
Nhóm 5: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính
+ Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ
+ Khả năng tiền mặt giảm
+ Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài
+ Chậm trễ, trì hoặc nộp các báo cáo tài chính tới ngân hàng
+ Các số liệu tài chính nộp không đầy đủ hoặc thiếu tính chính xác
Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại
+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề
mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao
+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không nhập được những nguyên liệu đặc chủng
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví dụ như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xưởng
+ Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý
Nhóm 7: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật
+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi
+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật
Nhóm 8: Các dấu hiệu phi tài chính khác
+ Sự xuống cấp trông thấy của nơi sản xuất kinh doanh
+ Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu
+ Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt
+ Cho vay/đầu tư khách hàng mới mở với ông chủ thiếu kinh nghiệm
+ Cho vay/đầu tư vào lĩnh vực mới, không phải thế mạnh của Tổ chức
Trang 3225
1.2.5 Đo lường rủi ro tín dụng: 2
n tr r i ro tín d ng có hi u qu t i, ngoài
Đểquả ị ủ ụ ệ ả ại các ngân hàng thương mạ
việc tìm hiểu được các nguyên nhân, d u hi u d n t i r i ro tín d ng, ngân hàng ấ ệ ẫ ớ ủ ụphải đánh giá được mứ ộ ủc đ r i ro tín dụng thông qua các thước đo rủi ro tín dụng
a Nợ quá hạn, nợ xấu
* Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế
Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng
Chỉ tiêu này được lượng hoá bằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại
Nợ quá hạn là một phần nợ gốc hoặc cả gốc và lãi đều quá hạn trả theo kỳ hạn thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng đã ký kết trên hợp đồng tín dụng
Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức 5% thì được coi là tín dụng có vấn đề
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém
và ngược lại Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn < 2% là rất tốt, từ 2 – 5% là tốt, từ 5 – 10% là chấp nhận được, trên mức 10% thì được coi là tín dụng có vấn đề
Ngoài ra, chỉ tiêu Số khách hàng có nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu đi kèm
để đánh giá công tác thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng
Số khách hàng có NQH
Trang 3326
Theo quyết định số 02-2013-TT-NHNN ngày 21/01/2013 ( thay thế quyết định 493/2005/QĐ NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước- )
về việc ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì dư nợ của các TCTD được chia làm
05 nhóm, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo cách phân loại nợ như sau:
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn dưới 10 ngày và các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng
có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ qúa hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản
nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là
có khả năng tổn thất cao
Trang 3427
Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết
là rất cao
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ chờ xử lý; Các khoản
nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
b Tình hình trích lập dự phòng RRTD
Dự phòng RRTD được trích lập
Tổng dư nợ trong kỳ báo cáo
-2013- -NHNN ngày 21/01/2013 Theo quyết định số 02 TT thì tỷ lệ trích lập
dự phòng là 0, 5%, 20%, 50%, 100% từ nhóm 1 đến nhóm 5 Nếu ngân hàng trích lập dự phòng nhiều thì chứng tỏ là ngân hàng đang có nhiều khoản nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) vì thế nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ Ngân hàng đang gặp phải rủi ro vì phải trích lập dự phòng nhiều cho các khoản vay, làm giảm lợi nhuận
c Tỷ lệ mất vốn
Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo
Tổng dư nợ trong kỳ báo cáo
Trong đó: Mất vốn đã xóa = Dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro – Giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng ko thể thu hồi và ngược lại.Trong đó, khoản nợ chuyển ra ngoại bảng là khoản nợ quá hạn trên nhóm 5 và được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng và sử dụng những biện pháp mạnh để thu hồi
Trang 351 5.2 3 Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng
NHTM thực hiện giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng theo các biện pháp
quản lý rủi ro tín dụng xuyên suốt quá trình cấp tín dụng như: lập chính sách quản
lý tín dụng, xây dựng quy trình tín dụng, phân tích và thẩm định tín dụng, kiểm soát nội bộ, xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng Mục đích của lập chính sách tín dụng:
Trang 3629
Thứ nhất, Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng
Thứ hai, Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp thông lệ chung của quốc tế Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng
Chính sách tín dụng xác định:
+ Các đối tượng có thể vay vốn của Ngân hàng
+ Xây dựng chính sách cho từng loại Khách hàng
+ Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng
+ Những ràng buộc về tài chính
+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp
+ Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng
+ Phương thức quản lý danh mục cho vay
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau Một chính sách tín dụng chặt chẽ, hợp lý sẽ hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, tăng hiệu quả chất lượng tín dụng Vì vây, các Ngân hàng hiện nay đã tập trung nghiên cứu và xây dựng được các chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế và tiệm cận đến tiêu chuẩn quốc tế
a.2 Xây dựng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng
Mỗi NHTM đều xây dựng một QTTD riêng phù hợp với NH mình nhưng nhìn chung nó đều có những bước cơ bản sau:
Trang 3730
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự ủ c a khách hàng
- Phân tích tính chân th t c a ậ ủ những thông tin đã thu thập đượ ừc t phía khách hàng trong bước 1, t ừ đó nhận xét thái độ, thi n chí cệ ủa khách hàng làm cơ
s cho vi c ra quyở ệ ết định cho vay
Hồ sơ
Khách
hàng
QUI TRÌNH TÍN DỤNG Giai đoạn 1:
Giai đoạn 5:
Giám sát Giai đoạn 6:
thanh lý tín dụng
Trang 3831
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không t t ố
- T ừchối cho vay với một khách hàng tôt
sai
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức
đã ký kết trong hợp đồng tín dụng
hàng Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận độnghóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ
Trang 3932
b Nâng cao công tác phân tích và thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án/phương án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thật sự của dự án về kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng
Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể
đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đúng thực chát của dự án Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nổi quyết định không cho vay
Do Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vayvậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
Thứ hai, Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay
Thứ ba, Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt
Thẩm định tín dụng là một loạt các hoạt động xem xét, phân tích, đánh giá được xắp xếp theo một trình tự với các tiêu chí được ngân hàng chuẩn hóa Trong đó, ngân hàng mà cụ thể các cán bộ tín dụng tập trung phân tích tính pháp lý, tính khả thi của phương án và khả năng trả nợ của tín dụng dựa trên các Hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp Ngoài việc đánh giá trực tiếp hồ sơ vay, việc thu thập thông tin khách hàng vay một cách đầy đủ, kịp thời sẽ giúp công tác thẩm định tín dụng hiệu quả hơn Các Ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng qua nhiều kênh khác nhau: phổ biến là phỏng vấn trực tiếp, qua lịch sử tín dụng từ các Ngân
Trang 4033
hàng khác, thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC); qua các tạp chí, chuyên san liên quan…
Là việc các NHTM tự tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng mình nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập Hiện nay, đa số các Ngân hàng có bộ phận Kiểm soát nội bộ chuyên thực hiện việc thẩm định các hồ sơ tín dụng, xem xét các món đã giải ngân
có đúng mục đích sử dụng vốn không và đánh giá các đề nghị tín dụng có đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng đề ra hay không Việc đề cao công tác kiểm soát nội bộ sẽ hạn chế từ xa các rủi ro tín dụng có thể gặp phải, từ đó kịp thời xử lý và khắc phục các dấu hiệu xẩy ra rủi ro
Nội dung cơ bản công tác Kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng gồm:
Thứ nhất, Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội
bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc
Thứ hai, Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh
Thứ ba, Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định
d Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Là các hoạt động mà ngân hàng thực hiện nhằm phân loại các khoản nợ vào những nhóm nợ có tính chất giống nhau để dễ dàng quản lý và theo dõi tình trạng rủi ro các khoản nợ Hiện nay, các Ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quy định 02/2013/TT-NHNN Theo đó, hàng tháng
và hàng quý, các ngân hàng phải tiến hành đánh giá và phân loại các khoản nợ của mình theo các tiêu chuẩn xếp loại nợ của Quy định 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành