1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng vietcombank trong 3 năm 2018 2020 và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này

25 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 597,04 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng đã có bước phát triểnrất nhanh chóng, các dịch vụ Ngân hàng cung cấp ngày càng phong phú, đa dạng và đãmang lại nguồn th

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4

1.1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng 4

1.1.3 Phân loại các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4

1.2 Rủi ro tín dụng 5

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 5

1.2.2 Bản chất của rủi ro tín dụng 5

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 6

1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng 9

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 10

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 10

1.3.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 11

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2018-2020 13

2.1 Tổng quan về Vietcombank 13

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Vietcombank các năm 2018-2019 14

2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank các năm 2018-2019 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK 20

3.1 Thực hiện đồng bộ các giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 20

Trang 2

3.2 Tăng trưởng tín dụng gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu an toàn, hiệu quả và

bền vững 20

3.3 Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, thu hồi nợ ngoại bảng 21

Kết luận 22

Danh mục tài liệu tham khảo 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng đã có bước phát triểnrất nhanh chóng, các dịch vụ Ngân hàng cung cấp ngày càng phong phú, đa dạng và đãmang lại nguồn thu rất lớn cho hệ thống các Ngân hàng, trong các hoạt động đã thì hoạtđộng tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho Ngânhàng Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng đem lại những rủi ro cho ngân hàng

Đối với Việt Nam nói riêng, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò to lớn vàảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc dân Hoạt động tín dụng là một trong những hoạtđộng quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại, mang lại 70 - 90% thu nhập củamỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ và gây nên tỷ lệ nợ xấu cao trongtoàn hệ thống Vì vậy vấn đề quản trị rủi rotín dụng trong ngân hàng đang trở thành vấn

đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các nhà lãnh đạo ngân hàng mà đối với cảcác nhà đầu tư, khách hàng gửi tiền

Do đó, em lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàngVietcombank trong 3 năm 2018-2020 và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng này” Bài viết dựa trên các kiến thức đã được học và tìm hiểu thêm, viết về hoạtđộng tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank và đề xuấtgiải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chứctín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cánhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước

1.1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng

* Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngân hàng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiếtnền kinh tế, là động lực góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , đáp ứngvốn để góp phần đầu tư phát triển kinh tế Đồng thời là công cụ của nhà nước Tín dụngngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông tiền tệ

* Đối với khách hàng:

Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy chế

độ hạch toán kinh doanh, tăng cường quản lý tài chính, tăng tích lũy đối với doanhnghiệp, góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và nâng cao tài sản cố định

* Đối với ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản mang lại lợi nhuận cho bản thân các ngânhàng, tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và các chủ thể kinh tế, tạo uy tín, danhtiếng cho các ngân hàng thương mại Nợ cho vay làm tăng khả năng cạnh tranh và mởrộng quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại

1.1.3 Phân loại các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

 Phân loại theo tính chất khoản tín dụng:

Bao gồm: Chiết khấu, Cho vay, Cho thuê tài chính, Bảo lãnh ngân hàng, Bao thanhtoán

 Phân loại theo thời gian cấp tín dụng

Trang 5

Theo thời gian cấp tín dụng, : Các khoản tín dụng của ngân hàng thương mại đượcphân thành 3 loại hình: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

 Phân loại theo phương thức cấp tín dụng

Theo phương thức cấp tín dụng đối với khách hàng, có thể phân loại thành cấp tíndụng theo hạn mức hoặc theo món

 Phân loại theo tài sản đảm bảo

Căn cứ vào mức độ đảm bảo về tài sản mà các khoản cấp tín dụng được phân loạithành: Cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo (hay còn gọi là tín chấp) và Cấp tín dụng cótài sản đảm bảo

1.2 Rủi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi kháchhàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngânhàng và khách hàng

Rủi ro tín dụng còn được xem xét trên cơ sở danh mục tín dụng của ngân hàng vàđược hiểu là khả năng xảy ra tổn thất của khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trảkhông đầy đủ số tiền gốc và lãi của danh mục như dự kiến Khi quản lý tín dụng, ngânhàng thường cố gắng thu hồi đầy đủ gốc và lãi của từng món cho vay Tuy nhiên, ngânhàng cũng phải thừa nhận không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro trong kinh doanh, tương ứngvới nó là một mức tổn thất nhất định (tổn thất dự kiến) Vì vậy, khi tính giá thành của vốn

để xác định lãi suất cho vay, ngân hàng có thể cộng thêm một phần để bù đắp tổn thất.Ngoài ra, không phải là toàn bộ các món cho vay đều có tổn thất, nên sau khi bù trừ giữacác món cho vay trong danh mục tín dụng, chỉ cần tổng giá trị tổn thất do các khách hàngkhông hoàn trả đầy đủ của cả danh mục không vượt quá mức dự kiến (đã được tính vàolãi cho vay), ngân hàng có thể coi như không gặp rủi ro tín dụng

1.2.2 Bản chất của rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất củangân hàng thương mại - hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể,ngân hàng phân tích thông tin để xác định độ tin cậy tín dụng của người vay và chỉ quyết

Trang 6

định cho vay khi thấy rủi ro tín dụng không cao quá mức có thể chấp nhận được Tuynhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn

đề sẽ xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiềunguyên nhân, cộng thêm vào đó nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng phân tích tíndụng thích đáng Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng làkhách quan và không thể tránh khỏi

Nhiều quan điểm nhất trí răng rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, cóthể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác địnhtrước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng gây ra tổn thất trong hoạtđộng tín dụng cho ngân hàng, có thể do khách hàng cố ý hay gặp khó khăn khách quantrong quá trình sử dụng vốn vay

Sử dụng vốn sai mục đích: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều cócác phương án sử dụng vốn cụ thể với mục đích nhất định Cán bộ ngân hàng sẽ xem xéttính khả thi của các phương án đó và quyết định có cho khách hàng vay hay không, vayvới số lượng bao nhiêu, thời hạn bao lâu Tuy nhiên có những khách hàng sử dụng vốn saimục đích không nằm trong phương án mà ngân hàng đã xét duyệt, vì thế không đảm bảođược việc hoàn trả nợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng, mất uy tín của cán bộ tín dụnglâu Tuy nhiên có những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không năm trong phương

án mà ngân hàng đã xét duyệt, vì thế không đảm bảo được việc hoàn trả nợ, gây ra tổnthất lớn cho ngân hàng, mất uy tín của cán bộ tín dụng

Khả năng quản lý kinh doanh kém: Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quản lýcũng là một yếu tố sống còn Nếu ban lãnh đạo chưa đủ kinh nghiệm quản lý điều hànhtrong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia sẽ là tiềm ẩn một rủi ro khá lớn dẫntới kinh doanh thua lỗ và không trả được nợ vay cho ngân hàng

Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Nhiều khách hànghoạt động với quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao Độ rủi ro gia tăng do

Trang 7

một số khách hàng ghi chép không đầy đủ, chính xác, rõ ràng sổ sách kế toán, khiến sốliệu kế toán được cung cấp nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức Phân tích tín dụng củangân hàng khi đó cũng thiếu tính thực tế và xác thực Để yên tâm hơn khi cho vay, ngânhàng vẫn luôn coi tài sản thế chấp như chỗ dựa cơ bản để phòng chống rủi ro tín dụng.

Thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay: Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức củangười đi vay Việc thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều sovới một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu sử dụng tiền vay thật sự Để có thểnhận biết được âm mưu cố tình lừa đảo của khách hàng không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén củacán bộ tín dụng mà còn cần một quy trình tín dụng và quản trị rủi rotín dụng chặt chẽ,đồng thời với việc tuân thủ chặt chẽ các quy trình này của cán bộ tín dụng

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra củangân hàng trung ương ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinhvấn đề và tinh sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thườngxuyên cùng với công việc kinh doanh Nếu kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên,trong mọi vấn đề, mọi bộ phận, lãnh đạo ngân hàng có thể sớm phát hiện được rủi ro, tìmhiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp Ngược lại, sẽ không nhận biếtđược sớm những sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân haytrình độ non kém, khiến ngân hàng phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua

Cán bộ thiểu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém: Nguồn nhânlực luôn là một nhân tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt với ngân hàng thìnhân tố này càng quan trọng, vì đây là lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến ngânhàng phải chịu những tồn thất lớn, thậm chí khó vượt qua

Cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém: Nguồn nhânlực luôn là một nhân tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt với ngân hàng thìnhân tố này càng quan trọng, vì đây là lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro Đạo đức của cán bộ

là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Làngười làm Việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể cùng với khách hànglàm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản đảm bảo Trình độ cán bộ kém cũng có thể gây ra

Trang 8

những sai sót chết người mà khách hàng có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng để

sử dụng sai mục đích hay trì hoãn trả nợ

Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay: Các ngân hàng thường có thói quen tậptrung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra,kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quantrọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạtđộng của khách hàng vay nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản đề ratrong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng và tìm ra những cơ hội kinhdoanh mới

Sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ Các ngân hàng cần hợptác chặt chẽ với nhau khi một khách hàng vay tiền tại nhiều ngân hàng Khả năng trả nợcủa một khách hàng đối với nhiều chủ nợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu thiếutrao đổi thông tin, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không đượcthường xuyên cập nhật thông tin, hoặc phải gia tăng chi phí để có cùng một thông tin.Nhưng khi rủi ro xảy ra tổn thất có thể đến với bất cứ ngân hàng nào

Không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng: Chấtlượng của thông tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tíndụng được đưa ra Cơ sở dữ liệu nghèo nàn trong và ngoài ngân hàng về khách hàng vàmôi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sailầm, tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng trả nợ kém, chậm phát hiện rủi

ro, biện pháp xử lý rủi ro không phù hợp với nguyên nhân gây ra rủi ro

 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế không ổn định Đây là yếu tố chính quyết định tới định hướngkinh doanh, tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp Hiện nay, thị trường thế giớibiến động quá nhanh và không dự đoán được, hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa tàichính, hội nhập quốc tế Trong nước, sự tấn công của hàng nhập lậu và thiếu sự quyhoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một

số ngành Tuy nhiên, sự biến động của thị trường luôn khó có thể dự đoán một cách chínhxác và cần được nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định tín dụng

Trang 9

Môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng: Thiệt hại do thiên tai (bão lụt, độngđất, lốc xoáy, ) rất khó lường trước và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.Ngày nay, sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ có thểlàm trầm trọng thêm hậu quả của thiên tai.

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo: Chính sách, quy định, luật lệ lànhững công cụ không thể thiếu để điều hành nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển côngbằng, hiệu quả và bền vững Hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển thườngđược xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh của thực tế, nhưng đôi khi lại đi sau và kìmhãm sự phát triển Đồng thời, sự chồng chéo và tách rời một cách thiếu khoa học củanhiều cơ quan quản lý khiển hệ thống các quy định nhiều khi mâu thuẫn và chồng chéo,gây khó khăn trong quá trình vận dụng

1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng

a Tác động đến hoạt động của ngân hàng

Các nhà kinh tế thường gọi ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro” Thực tế đãchứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như kinh doanh tiền

tệ - tín dụng Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủquan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro do khách hàng hay môi trường bênngoài gây ra Vì vậy “rủi ro tín dụng của ngân hàng không những là cấp số cộng mà còn

là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”

Khi rủi ro xảy ra, trước hết lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro

và lợi nhuận thu được trong kỳ Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinhlời và mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nghiêm trọng hơn, khi rủi ro tín dụng xảy ra ởmức độ lớn, dự phòng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin khách hàng giảmtất nhiên sẽ dẫn đến phá sản ngân hàng Vi vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

là một việc làm cần thiết của mọi ngân hàng

b Tác động đến nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đếnnhiều thành phần kinh tế, từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho đến các tổ chức

Trang 10

tín dụng khác Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinhdoanh của nền kinh tế và ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp và đời sống của các khách hàng cá nhân Khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉngân hàng không thu hồi được vốn, mà mục tiêu sử dụng vốn của khách hàng cũng khóđảm bảo, đồng thời gây khó khăn cho những lần vay vốn tiếp theo Nếu rủi ro xảy ra ởquy mô lớn, tốc độ phát triển của nền kinh tế, của ngành hay vùng có thể bị chậm lại vàsuy giảm Do vậy, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống cònđối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần và sự phát triển

và ổn định của toàn xã hội

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngânhàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thểthu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình Hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danhmục tín dụng

Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: là hệ thống các hoạt động mà từ đóngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi ngân hàng cấp tín dụng chomột khách hàng - bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, đánh giá khách hàng, cấpvốn, thu hồi vốn, báo cáo kết quả và xử lý rủi ro (nếu có) Quản trị rủi ro đối với mộtkhoản tín dụng là một bộ phận của quản trị rủi ronằm trong khuôn khổ quản trị rủi rotíndụng chung của ngân hàng Ban lãnh đạo có trách nhiệm xác định mục tiêu - chiến lược -nhiệm vụ kinh doanh với từng đối tượng khách hàng, xác định rủi ro và lợi nhuận từ đóxây dựng các bước quản trị rủi rocho phù hợp

Quản lý rủi ro tín dụng đối với một danh mục tín dụng: là hệ thống các hoạt độnggiúp cho ngân hàng nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro cho cả một danh mục tíndụng - từ đó cho phép ngân hàng đạt được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thểchấp nhận được và lợi nhuận có thể thu được, đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát, giảmthiểu được những rủi ro đó

Trang 11

1.3.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Đối với một ngân hàng khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro Lãicủa món vay giúp ngân hàng không chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động đểquản lý món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể xảy ra Tuy nhiên, nếu không cóbiện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có thể sẽ rất lớn khi ngân hàng không thể thuhồi được toàn bộ giá trị của gốc và lãi và không có khoản lãi nào có thể bù đắp được Vìvậy, quản trị rủi rochặt chẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro củakhách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tin dụng phù hợp, đồng thờisớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý rủi ro từkhi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại thường được thực hiệntheo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lýrủi ro Cụ thể:

a Nhận diện rủi ro tín dụng:

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống Bất kỳkhoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháptheo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấpnhất Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lýsớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vàodấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay

b Đo lường rủi ro tín dụng:

Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết đượcxác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nócủa ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựngbiện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với rủi ro tín dụng khi tình trạng này xảy ra Để

đo lường rủi ro tín dụng các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượnghóa các rủi ro

c Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng:

Trang 12

Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trịrủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại, đây chính trọng tâm của quy trình rủi rotín dụng Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng là một hệ thống những công cụ, chính sách,tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong một ngân hàng:chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, các giới hạn tíndụng.

d Xử lý rủi ro tín dụng:

Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng Ởbước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạnchế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà rủi ro tín dụng đã gây ra cho ngân hàng

Bốn bước trong quy trình rủi ro tín dụng có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyếtđịnh rất lớn tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3được coi là bước quan trọng nhất, ngân hàng càng chủ động trong quản lý và kiểm soátrủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng Từ đó, có thể thấy, vấn

đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức đểphát hiện sớm rủi ro Hiện nay, nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi

ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng…Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm rủi ro tín dụng

Ngày đăng: 02/07/2023, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w