Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động củangân hàng là nguồn vốn huy động, mà
Trang 2LỜI CẢM TẠ
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Sau bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ được sự truyền đạt tậntình của quý Thầy Cô, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Trưng Nhị - TP Cà Mau, em đã hoàn thành luận văn tốtnghiệp của mình Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp to lớn của quý Thầy Cô
và sự giúp đỡ tận tình của các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng, đặc biệt là Tổtín dụng
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý Thầy
Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy vàtruyền đạt những kiến thức quý báo cho em trong suốt 4 năm qua Đặc biệt, emxin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Hồng Diễm đã tận tình hướng dẫn em hoànthành luận văn tốt nghiệp này
Ban Lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Trưng Nhị - TP Cà Mau đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng
Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quýThầy Cô trường Đại học Cần Thơ cũng như các Cô Chú và Anh Chị trong Ngânhàng
Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … năm …
Trang 5BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên:
Mã số sinh viên:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …)
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi về không gian 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Khái quát về tín dụng 3
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng 3
2.1.1.2 Các hình thức tín dụng 3
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng 5
2.1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng 6
2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 6
2.1.2.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 7
2.1.2.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 7
2.1.2.4 Phân loại nợ của ngân hàng 10
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 17
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH CÀ MAU 17
Trang 73.1.1 Vị trí địa lý 18
3.1.2 Tình hình kinh tế 17
3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 18
3.2.1 Lịch sử hình thành 17
3.2.2 Cơ cấu tổ chức 19
3.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng 20
3.2.4 Những qui định về tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau 22
3.2.5 Quy trình tín dụng tại ngân hàng 22
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 - 2007 23
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 27
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2008 28
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 29
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 – 2007 29
4.1.1 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2005 – 2007 29
4.1.2.Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 33
4.1.2.1 Doanh số cho vay 33
4.1.2.2 Doanh số thu nợ 39
4.1.2.3 Dư nợ 43
4.1.3 Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng 47
4.2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 - 2007 51
Trang 84.2.1 Nợ xấu theo thời hạn 51
4.2.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế 53
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 55
4.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 59
Chương 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 63
5.1 PHÂN TÁN RỦI RO 63
5.2 PHÂN TÍCH KỸ VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI CHO VAY 64
5.3 GIÁM SÁT KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY 65
5.4 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ TÍN DỤNG 66
5.5 QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ 66
5.5.1 Phòng ngừa nợ có vấn đề 67
5.5.2 Quy trình theo dõi và xử lý các khoản vay có vấn đề 68
Chương 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 72
6.1 KẾT LUẬN 72
6.2 KIẾN NGHỊ .73
6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau 73
6.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước, các cấp, ngành có liên quan 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 24Bảng 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 30Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 34Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 37Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 39Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 42Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 44Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 46Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 49Bảng 10: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 52Bảng 11: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3
năm 2005 - 2007 53Bảng 12: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 56
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng 19Hình 2: Sơ đồ quy trình tín dụng tại ngân hàng 23Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 25Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 31 Hình 5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 34Hình 6: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm
2005 - 2007 40Hình 7: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 44Hình 7: Quy trình theo dõi các khoản vay có vấn đề 68
Trang 11DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thônNHNN Ngân hàng Nhà Nước
CTCP, TNHH Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn
Trang 12CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nềnkinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…,phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cánhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì vậy hoạt động ngân hàngchứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó có thể lường trước được
Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro này là do ngân hàng là một trung gian tàichính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suất thấp, sau đó cho các
tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao để thu lợi nhuận Nếu ngân hàngkhông đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thịtrường để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan vàchủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… từ đó cũng gây ra những thiệt hại khôngnhỏ cho ngân hàng Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không chỉ huy động vốn vàcho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán, bảo lãnh, kinhdoanh ngoại hối, dịch vụ thẻ đại lý… Vì vậy, có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất
đa dạng với nhiều loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanhkhoản, rủi ro tín dụng… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tronghoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất Do đó để có thể hoạtđộng trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trongnước và nước ngoài khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổchức thương mại thế giới WTO thì các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lýrủi ro tín dụng để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, đi đến mục tiêu làtối đa hoá lợi nhuận Cho nên việc quản lý rủi ro tín dụng là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em chọn đề tài “Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Nhno & Ptnt Trưng Nhị - Tp Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 131.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánhNHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau, để từ đó đề ra các biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng tại ngân hàng
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tíndụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Thông tin số liệu sử dụng trong luận văn là thông tin số liệu 3 năm từ năm
2005 đến năm 2007
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua 3năm 2005 -2007
Trang 14CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình tháikinh tế - xã hội Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình tháikinh tế hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc vàlãi sau một thời gian nhất định
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụngvốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lờihứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia
Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưngnội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất Chúng đều phản ánhmột bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bênđược ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại
Cụ thể hơn, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa một bên
là các tổ chức tín dụng, còn bên kia là những chủ thể kinh tế khác trong xã hộitrên cơ sở hoàn trả và có lãi
2.1.1.2 Các hình thức tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thườngđược sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụcho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm,được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
Trang 15- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Loại tíndụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mởrộng sản xuất với quy mô lớn.
Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định vàmột phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động củacác tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sảnxuất Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốnlưu động thiếu hụt tạm thời Loại tín dụng này thường được chia ra các loại: chovay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán cáckhoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu
- Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định Loạinày được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộngsản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thời hạn cho vay là trunghạn và dài hạn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng chocác doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thônghàng hóa
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đápứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa,… Tín dụng tiêu dùng có thể đượccấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa
- Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tậpcủa sinh viên
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thức tíndụng khác
Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dướihình thức mua bán chịu hàng hóa
Trang 16+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn,đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng
là người trực tiếp trả nợ
- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay vàngười trả nợ là hai đối tượng khác nhau
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:
Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên
tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nềnkinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục Tín dụng còn là cầunối giữa tiết kiệm và đầu tư Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời làphương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồnvốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp Vì vậy tín dụng
đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học
kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội
Trang 17 Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng,trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng đượcthực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho vay những xí nghiệp lớn, những đơn
vị kinh doanh hiệu quả
Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển
và ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian tập trung cho phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuấtkhẩu… Nhà nước đã tập trung cho tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ
đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác
Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và cólợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệuquả Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tíndụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sảnxuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp
Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong nhữngphương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau
2.1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng thờirủi ro của nó cũng rất phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định Thông thườngrủi ro của ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 4 dạng: rủi ro lãi suất, rủi rotín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái Trong 4 loại rủi ro trên thì rủi rotín dụng là rủi ro lớn nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với ngân hàng vì hoạt độngtín dụng gắn liền với hoạt động của ngân hàng Vậy thì rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
Trang 18nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ chongân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
2.1.2.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với bản thân ngân hàng
Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệthại về vật chất hoặc uy tín của ngân hàng
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động củangân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc
và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tìnhtrạng thiếu hụt
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanhtoán, dần làm cho ngân hàng bị lỗ và có nguy cơ bị phá sản
Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư
Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó cókhả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng mộttâm lý sợ hãi Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thờihạn Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng do thiếu khảnăng thanh toán Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế
2.1.2.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụtrả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, cáckhoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
Đối với khách hàng là cá nhân
Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợcho ngân hàng đầy đủ vốn lẫn lãi như:
- Thu nhập không ổn định
Trang 19Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường không trả được đầy đủ nợ vay của ngân hàng đầy
đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau:
- Năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo giảm thấp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm do lỗ lã trong kinh doanh
- Sử dụng vốn sai mục đích
- Thị trường cung cấp vật tư bị đột biến
- Bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ
- Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước
- Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công, chiếntranh…
Những nguyên nhân khách quan
Từ tình hình kinh tế trong nước
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm vớinhững biến động của nền kinh tế - xã hội Trong giai đoạn kinh tế suy thoáithường xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó các khoản tiềnvay ngân hàng không trả được Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàngtăng lên nhanh chóng Ở Việt Nam, thực tế vào những năm 1990 trở về trước cácdoanh nghiệp quốc doanh kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ và phá sản làmcho những khoản nợ xấu của ngân hàng ở mức cao
Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng cóthể dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo
sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng cho nên họ muốnrút tiền ra khỏi ngân hàng Trong khi đó những người đi vay thì lại muốn gia tăngnhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay Điều này cũng là ảnh hưởng trực
Trang 20tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư củangân hàng không có hiệu quả Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay củangân hàng phá sản.
Từ tình hình thế giới
Trong thời đại ngày nay mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chungthế giới Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xuhướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng
mở rộng kinh doanh ra nước ngoài Sự hình thành các khu vực kinh tế và khumậu dịch tự do như NAFTA, AFTA… cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng khôngnhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thànhviên
Chính vì vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị quân sựxảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến các nước kháctrên toàn thế giới và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đếnhoạt động của ngân hàng
Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
Đảm bảo đối nhân
Nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan
có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kếtcủa mình tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho ngân hàng đầy
đủ gốc và lãi
Đảm bảo đối vật
Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vaykhi gặp phải những trường hợp sau:
- Việc đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không chính xác
- Tài sản thế chấp và cầm cố không tiêu thu được
- Tài sản thế chấp cầm cố không được thực hiện đúng theo quy định củapháp luật nên không thể phát mãi
- Tài sản thế chấp cầm cố bị hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông
Trang 212.1.2.4 Phân loại nợ của ngân hàng
Tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm theo Quyết định 18/2007/QĐ –NHNN
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2Điều này
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3Điều này
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm bKhoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3Điều này
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Trang 22- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3Điều này
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụngđối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trongthời gian tối thiểu sáu tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối vớicác khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quáhạn đã được xử lý, khắc phục;
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá làkhách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
- Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phânloại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấulại trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba
Trang 23tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãitheo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơcấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá
là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấulại còn lại
Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trongcác trường hợp sau đây:
- Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải đượcphân loại vào cùng một nhóm nợ Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lêntại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tạiKhoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tíndụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi rocao nhất đó
- Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thựchiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này
và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia chovay hợp vốn Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số cáckhoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vàonhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụnglàm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lạitoàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốnvào nhóm nợ do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụngtham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn
- Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loạivào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơntheo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vựckinh doanh của khách hàng;
Trang 24+ Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loạivào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);
+ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năngthanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng
bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thôngtin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ củakhách hàng
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và đo lường rủi
ro tín dụng tại ngân hàng
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưatrong một thời gian nhất định
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ sosánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Nợ xấu: là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi
không thu được khi đến hạn Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chấtlượng đầu tư tín dụng của ngân hàng Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợthuộc nhóm 3, 4, 5
Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân
hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư
+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu
+ Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác
Dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào hoạt
động tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ lệ bao nhiêu % so với tổng nguồn vốn huyđộng
Trang 25
Dư nợ
Dư nợ/vốn huy động = x 100 %
Nguồn vốn huy động
Dư nợ trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay chiếm
bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn có thể sử dụng được của ngân hàng
Dư nợ
Dư nợ/tổng nguồn vốn = x 100 % Tổng nguồn vốn
Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn của ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khảnăng trả nợ của khách hàng trong một kỳ Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển đồng
vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm Tỷ số này càng lớn thìhiệu quả sử dụng vốn càng cao
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100 %
Dư nợ bình quânTrong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Nợ xấu trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường, đánh giá
chất lượng tín dụng của ngân hàng Những ngân hàng nào có chỉ số này thấpcũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao
Nợ xấu
Nợ xấu/Tổng dư nợ = x 100 %
Trang 26Thời gian thu nợ bình quân: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi nợ là
nhanh hay chậm về mặt thời gian Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợcủa ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh
Dư nợ bình quân Thời gian thu nợ bình quân = x 360 ngày Doanh số thu nợ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ tổ tín dụng chi nhánh NHNo & PTNT TrưngNhị - TP Cà Mau
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
y = y1 - yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trướccủa các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động củacác chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
y1
∆y = *100 - 100%
yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Trang 27Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉtiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữacác năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyênnhân và biện pháp khắc phục.
Trang 28CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH CÀ MAU
Cà Mau là vùng đất tận cùng của tổ quốc, có nhiều tiềm năng để phát triểnnền sản xuất nông nghiệp toàn diện, phát triển nuôi trồng thủy sản Có thế mạnh
về nông nghiệp và có điều kiện để phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chếbiến thủy sản, lương thực và thực phẩm
3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của Tổquốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây vàphía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và KiênGiang
Cà Mau là vùng đất mang nhiều đặc thù của Miền Tây Nam Bộ, có nhiềukinh rạch, có ba mặt giáp với Biển Đông và vịnh Thái Lan, có bờ biển dài 251,7
km thuận lợi cho việc phát triển ngư nghiệp và đánh bắt thủy sản Đất đai phầnlớn bị nhiễm mặn không còn phù hợp với việc trồng cây nông nghiệp Tuy nhiênmôi trường nước lợ là điều kiện sinh thái tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản:
tôm, cua, cá…Từ năm 2000, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản suất,tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi phần lớn diện tích đất kém hiệu quả sang nuôi tômnên diện tích đất dùng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh Thuỷ hải sản là ngànhkinh tế quan trọng nhất của tỉnh, và cũng là thế mạnh của Cà Mau
Trang 29Tổng chiều dài của hệ thống kênh rạch tỉnh Cà Mau lên tới 7000 km, chiếm4% diện tích tự nhiên của tỉnh, xen vào đó là các dải vườn cây, các sân chim tựnhiên, nhân tạo với nhiều loại chim quý hiếm, các rừng tràm bát ngát… tạo nêncác tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế Các đảo HònKhoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc,… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyênthuỷ của tự nhiên, những điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, Cà Mau còn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hộitruyền thống chung và riêng của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh mang đậmbản sắc văn hoá Việt Nam và văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của nền kinh tế Cà Mau Diện tích nuôi thuỷ sản ngày càng được mởrộng Tỉnh đã quy hoạch phương án chuyển đổi một số diện tích trồng lúa nhiễmphèn mặn không có hiệu quả sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa Từ đó, dịch vụkinh tế thuỷ sản phát triển khá, nhất là lĩnh vực cung ứng tôm giống, công nghiệpchế biến thuỷ sản cũng có tốc độ tăng nhanh Bên cạnh đó, với vị trí địa lý có 3mặt giáp biển, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, trong đó
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau được hình thành căn
Trang 30- Quyết định số 90/QĐ/NHNN ngày 7/2/2001 của Thống đốc NHNN quyđịnh về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, vănphòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau là chi nhánh cấp 3 đượcthành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty vàng bạc đá quý tỉnh Cà Mausáp nhập vào NHNo & PTNT Việt Nam:
- Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TrưngNhị
- Trụ sở giao dịch: Nhà số 02 - 04, Trưng Nhị, phường 2, thành phố Cà Mau,tỉnh Cà Mau
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị là đơn vị phụ thuộc Chi nhánh NHNo
& PTNT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, có con dấu riêng, bảng cân đối tàikhoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 5 điều 11 chương III và thựchiện các nhiệm vụ theo Điều 10 Chương II tại Quy chế tổ chức và hoạt động củaChi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT ViệtNam
Trang 313.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Giám đốc
Điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền củaTổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật,Tổng giám đôc NHNo & PTNT VIệt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về cácquyết định của mình
Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiềnlương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyếtđịnh theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam baogồm:
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm,khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, các trưởng tổ chuyên môn nghiệp vụ
- Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh
- Việc thay đổi trụ sở của chi nhánh
- Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài quyđịnh
- Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo phân cấp
ủy quyền của chi nhánh cấp trên
Được ký các hợp đồng: tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liênquan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định
Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như sử dụngđiện, nước, điện thoại,…
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạtđộng, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấptrên theo quy định
Phân công cho phó giám đốc đi dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liênquan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh, khi giám đốc đi vắng trên 1 ngàynhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho phó giám đốc chỉ đạo điều hành côngviệc chung
Trang 32Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
Phó giám đốc
Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắngmặt (Theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khigiám đốc có mặt tại đơn vị
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân côngphụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình
Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụcủa chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng
Tổ tín dụng
Nhiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề, danh mục khách hàng, lựa chọn biệnpháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phâncấp ủy quyền
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
Tổ kế toán - ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo &
PTNT trên địa bàn
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báocáo theo quy định
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
Trang 333.2.4 Những qui định về tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau
Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sửdụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Điều kiện
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sụ và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi cóhiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả
nợ khả thi
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chínhphủ, NHNN Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam
Đối tượng cho vay
Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổphần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh
Khách hàng dân cư
- Cá nhân
- Hộ gia đình
Trang 343.3.5 Quy trình tín dụng tại ngân hàng (1) (2)
(3) (5) (4)
(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hànhthẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định
(2) Tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ
sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định(nếu cần thiết) ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trìnhgiám đốc quyết định
(3) Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định (nếu có) do
phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay
Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản)
Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hànhcủa NHNo Việt Nam
Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết
(4) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế
toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giảingân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)
(5)Thu nợ và xử lý phát sinh sau khi cho vay.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 -2007
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Nócũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàngKhách hàng nộp
hồ sơ Cán bộ tín dụngthẩm định dụng xét cho vayTổ trưởng tín
Giám đốc duyệtcho vay
Kế toán phát vayKiểm tra sau khi
cho vay
Trang 35đầu là lợi nhuận Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong 3 năm qua trước những thử thách và
cơ hội, chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau với sự nỗ lực vượtbậc của tập thể cán bộ ngân hàng đã vượt qua khó khăn, hoàn thành những nhiệm
vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan Điều đó thể hiện quabảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Số tương đối (%)
Số tuyệt đối
Số tương đối (%) 1.Tổng thu nhập
- Thu từ hoạt động tín dụng
- Thu từ hoạt động dịch vụ
- Thu nhập khác
2 Tổng chi phí
- Chi phí hoạt động tín dụng
- Chi phí hoạt động dịch vụ
- Chi phí khác
3 Lợi nhuận
4.116
3.914161863.5382.832
4702578
8.250
8.002282207.0415.467
_1.5741.209
7.645
7.124944274.5304.294
_2363.115
4.134
4.08812343.5032.635
_872631100,44
104,4575,0018,2899,0193,04
_124,22109,17
-605
-87866207-2.511-1.173
_-1.3381.906
-7,33
-10,97235,7194,09-35,66-21,46
_-85,01157,65
(Nguồn: Tổ tín dụng chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau)
Trang 36Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Thu nhập
Nhìn chung thu nhập của ngân hàng qua 3 năm biến động không ngừng
Trong năm 2005 thu nhập của ngân hàng là 4.116 triệu đồng Trong đó thu nhập
từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, đạt 3.914 triệu đồng Thu từ hoạt động dịch vụ
và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng Thu
từ hoạt động dịch vụ là 16 triệu đồng, thu nhập khác là 18 triệu đồng Điều đó
cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, đây cũng lànguồn thu chính yếu của ngân hàng
Sang năm 2006 với sự nổ lực của tập thể cán bộ ngân hàng, thu nhập củangân hàng là 8.205 triệu đồng, tăng 4.134 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng100,44% Trong đó các khoản thu nhập đều tăng so với 2005 và thu từ hoạt độngtín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng năm
2006 Cụ thể, thu từ hoạt động tín dụng là 8.002 triệu đồng, tăng 4.088 triệu đồng
so với 2005, tốc độ tăng 104,45%, thu từ hoạt động dịch vụ là 28 triệu, tăng 12triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 75,00%, thu nhập khác là 220 triệu đồng,tăng 34 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 18,28 % Đạt được kết quả đó là dongân hàng đã ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín làm cho thu nhập củangân hàng tăng lên đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn vay chokhách hàng góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau
0200040006000800010000
Trang 37Năm 2007 thu nhập của ngân hàng lại có xu hướng giảm Thu nhập năm
2007 là 7.645 triệu đồng, giảm 605 triệu đồng so với 2006, tốc độ giảm 7,33%
Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là 7.124 triệu đồng, giảm 878 triệu đồng sovới 2006, tốc độ giảm 10,97% Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2007 ngânhàng gặp một số khó khăn Do chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP CàMau đã bàn giao địa bàn cho vay xã Hoà Tân về chi nhánh thành phố Cà Mau
Điều đó đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị bởi vì thu nhập từ hoạt độngtín dụng luôn là khoản thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng
Chi phí
Chi phí của chi nhánh cũng có sự biến động qua các năm Năm 2005 tổngchi phí là 3.538 triệu đồng thì đến 2006 là tổng chi phí của chi nhánh là 7.041triệu đồng, tăng 3.503 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 99,01% Trong đó chiphí hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí Chi phí hoạtđộng tín dụng năm 2005 là 2.832 triệu đồng Năm 2006 chi phí hoạt động tíndụng là 5.467 triệu đồng, tăng 2.635 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 93,04%
Điều đó chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao làm cho sốlượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng tăng theo, số lượng món vay tăng lênnên tổng chi phí cho các món vay cũng tăng
Năm 2007 chi phí của chi nhánh là 4.530 triêu đồng, giảm 2.511 triệu đồng
so với 2006, tốc độ giảm 35,66% Trong đó chi phí hoạt động tín dụng là 4.294triệu đồng, giảm 1.173 triệu đồng so với 2006, tốc độ giảm 21,46% Nguyênnhân của sự sụt giảm là do trong năm 2007 chi nhánh bàn giao địa bàn cho vay
xã Hoà Tân về chi nhánh Thành phố Do đó làm giảm số lượng khách hàng vayvốn tại chi nhánh nên chi phí hoạt động tín dụng giảm
Lợi nhuận
Lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm đã không ngừng tăng trưởng Điều đó
đã giúp ngân hàng duy trì hoạt động tốt hơn Lợi nhuận năm 2005 đạt 578 triệuđồng, năm 2006 đã tăng lên đáng kể 1.209 triệu đồng, tăng 631 triệu đồng so với
2005, tốc độ tăng 109,17% Đến năm 2007 lợi nhuận đạt 3.115 triệu đồng, tăng1.906 triệu đồng so với 2006, tốc độ tăng 157,65%
Trang 38Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3năm 2005 - 2007, ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệuquả Điều đó thể hiện qua sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng qua các năm.
Đạt được kết quả như vậy là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên ngânhàng quyết tâm thực hiện đạt kế hoạch NHNo cấp trên giao cùng với sự quan tâmchỉ đạo, hỗ trợ của Ban Giám Đốc NHNo & PTNT thành phố Cà Mau và cácchính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể Ngoài ra còn cho thấy mộtchiến lược kinh doanh đúng đắn của chi nhánh Bên cạnh việc chú trọng vào hoạtđộng tín dụng, chi nhánh còn mở thêm nhiều loại hình dịch vụ như đại lý vàngbạc, cầm đồ, chuyển tiền mua bán ngoại tệ, dịch vụ Western Union và cầm cốgiấy tờ có giá góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh qua các năm Trongtương lai chi nhánh cần phát huy hơn nữa lĩnh vực cầm đồ bởi vì đây là thế mạnhcủa chi nhánh Điều đó sẽ giúp cho chi nhánh tăng thêm lợi nhuận để cạnh tranhvới các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Thuận lợi
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị trực thuộc chi nhánh NHNo &
PTNT thành phố Cà Mau được giao phụ trách cho vay các địa bàn phường 1, 2
và phường 7 là địa bàn có nhiều khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cáthể, địa bàn hoạt động thuận tiện trong quá trình thẩm định cho vay, thu hồi nợ,
có 3 cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách cho vay 3 phường và có đủ khả năngthẩm định, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc NHNo & PTNT Thành phố
Cà Mau, cùng sự phối hợp thống nhất các Tổ trong đơn vị cùng nhau quyết tâmthực hiện đạt kế hoạch kinh doanh do NHNo cấp trên giao
Chi nhánh luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương,các ban ngành, đoàn thể để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhcho vay, thu hồi nợ và xử lý nợ vay quá hạn
Trang 39 Khó khăn
Trong năm 2007, tình hình giá vàng diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến
dư nợ cho vay cầm đồ Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại trên địa bànđồng loạt nâng cao lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, đã ảnh hưởng đếncông tác huy động vốn và cho vay tại đơn vị
Do Chi nhánh đã bàn giao địa bàn cho vay xã Hòa Tân về NHNo & PTNTThành phố Cà Mau với dư nợ 9.180 triệu đồng và nợ đã xử lý rủi ro 1.059 triệuđồng, nợ tồn đọng 31 triệu đồng Do đó, đã ảnh hưởng đến quỹ thu nhập của đơn
vị trong năm 2007 và những năm tiếp, nếu không được bổ sung thêm địa bàn chovay
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2008
Về dư nợ cho vay
Kế hoạch tín dụng năm 2008: tổng dư nợ cho vay 70.000 triệu đồng, tăng19.832 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,53% Trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn: 52.000 triệu đồng, tăng 13.401 triệu đồng
+ Dư nợ cho vay trung hạn: 18.000 triệu đồng, tăng 6.431 triệu đồng
+ Tỷ lệ nợ xấu <=3% và nợ xấu + nợ đã xử lý rủi ro <=5%
Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động: 30.000 triệu đồng, tăng 8.904 triệu đồng, tỷ lệ tăng42,21% Trong đó:
+ Tiền gửi không kỳ hạn 500 triệu đồng, tăng 190 triệu đồng
+ Tiền gửi có kỳ hạn 29.500 triệu đồng, tăng 8.714 triệu đồng
Tổng thu nhập trong năm 2008:
Tổng thu nhập trong năm 2008: 7.859 triệu đồng Trong đó:
+ Thu lãi cho vay: 5.128 triệu đồng
+ Thu từ dịch vụ cầm đồ: 2.000 triệu đồng
+ Thu nợ gốc xử lý rủi ro: 519 triệu đồng
+ Thu lãi nợ rủi ro: 87 triệu đồng
+ Thu dịch vụ: 125 triệu đồng
Trang 40để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn hoạtđộng của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mởrộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế vàdân cư.
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau là một chi nhánh trựcthuộc NHNo & PTNT Thành phố Cà Mau Vì thế nguồn vốn huy động của chinhánh chủ yếu là vốn huy động tại địa phương và nhận vốn điều chuyển từ chinhánh thành phố
- Đối với nguồn vốn huy động tại địa phương: chi nhánh huy động dướicác hình thức là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ cógiá
- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh thành phố: ngân hàng chỉ
sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu