Chương 1 : GIỚI THIỆU
5.1. PHÂN TÁN RỦI RO
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là một điều tất yếu. Nó bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Có thể do trình độ quản lý của khách hàng kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc do hồn cảnh gia đình gặp khó khăn, gặp thiên tai như hoả hoạn, lũ lụt…làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó khơng nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải tơn trọng giới hạn an tồn khi cho vay. Căn cứ vào quy chế cho vay của NHNN ban hành 31/12/2001 quy định “dư nợ đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”. Ngân hàng cũng không nên tập trung đầu tư cho vay vào cùng một ngành nghề, cùng địa điểm mà nên cho nhiều ngành kinh tế vay và cho vay ở nhiều địa bàn khác nhau để phân tán rủi ro, giới hạn số tiền cho khách hàng vay.
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách. Vì thế ngân hàng nên thực hiện chuyển rủi ro dưới các hình thức như:
+ Đối với những khách hàng vay vốn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều rủi ro như một số khách hàng vay vốn tại ngân hàng để kinh
doanh xăng dầu thì ngân hàng nên yêu cầu khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
+ Lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phịng chống rủi ro tín dụng. Khoản tiền này được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Vì vậy khi rủi ro xảy ra ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phịng bù đắp tổn thất cho các khoản vay bị rủi ro do khách hàng gây nên.