1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

85 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Trên cơ sở tìm hiểu và vận dụng những mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để xá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ TRƯỜNG ĐỨC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ TRƯỜNG ĐỨC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ Kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

TP.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2023

Tác giả

Ngô Trường Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là cô Nguyễn Thị Loan đã hết lòng hỗ trợ trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên trường đại học Ngân hàng TPHCM đã giảng dạy, cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người luôn ủng hộ và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Phần tiếng Việt

1.1 Tiêu đề: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

1.2 Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Tác giả thực hiện phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 28 NHTM Việt Nam trong thời gian 9 năm (từ năm 2012 – 2020)

Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, tác giả thu được một bảng không cân bằng gồm 248 quan sát Mô hình nghiên cứu có sử dụng biến trễ của biến phụ thuộc làm biến giải thích nên các phương pháp hồi quy truyền thống không giải thích chính xác các ước lượng Vì vậy, tác giả sử dụng là phương pháp hồi quy GMM để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

Kết quả hồi quy cho thấy RRTD với độ trễ 1 năm, dự phòng RRTD và tỉ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến RRTD Khả năng sinh lời của ngân hàng và quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến RRTD Đồng thời, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê

Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý, nhà quản trị ngân hàng củng cố thêm quan điểm từ đó đề ra các chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả

1.3 Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Nợ xấu, Ngân hàng thương mại

Trang 6

2 English

2.1 Title: Factors Affecting Credit Risk at Vietnamese Commercial Banks 2.2 Abstract

The study is implemented to analyze the factors influencing credit risk of Vietnamese commercial banks The author executed analysis based on a research sample of 28 Vietnamese commercial banks over a period of 9 years (from 2012 to 2020)

After collecting and evaluating, the author generates a disproportionate 248 observations The research model uses the lagged variable of the

dependent variable as an explanatory variable, so the traditional regression methods do not accurately explain the estimates Therefore, the author uses the GMM regression method to analyze these factors' impact on Vietnamese

commercial banks' credit risk

According to the evaluation, Regression results show that credit risk with a 1-year lag period, the credit risk provision rate, and the inflation rate affect the credit risk Besides, Bank profitability and bank size negatively impact credit risk At the same time, the credit growth rate, GDP growth rate, and the unemployment rate were not statistically significant The study results will be a reference source for regulators and bank administrators to reinforce their views, thereby effectively applying credit risk management policies

2.3 Keywords: Credit risk, Non-Performing Loan, Vietnamese

Commercial Banks

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do thực hiện 1

1.2 Mục tiêu thực hiện 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu của luận văn 4

1.7 Đóng góp của đề tài 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 6

2.1 Rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD 6

2.1.1 Rủi ro tín dụng 6

2.1.1.1 Khái niệm 6

2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra RRTD 7

2.1.1.3 Hậu quả của RRTD 8

Trang 8

2.1.2.5 Quy mô ngân hàng 13

2.1.2.6 Tốc độ tăng trưởng GDP 13

2.1.2.7 Tỉ lệ lạm phát 14

2.1.2.8 Tỉ lệ thất nghiệp 15

2.2 Tổng quan các nghiên cứu 15

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 15

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 17

2.2.3 Nhận định từ lược khảo công trình nghiên cứu trước 22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Mô hình nghiên cứu 24

3.2 Biến nghiên cứu 24

3.3 Giả thuyết nghiên cứu 27

3.3.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm 27

3.3.2 Dự phòng RRTD 27

3.3.3 Tăng trưởng tín dụng 28

3.3.4 Khả năng sinh lời 28

3.3.5 Quy mô ngân hàng 29

3.3.6 Tăng trưởng GDP 29

3.3.7 Tỉ lệ lạm phát 30

3.3.8 Tỉ lệ thất nghiệp 30

3.4 Phương pháp nghiên cứu 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

Trang 9

4.2.3.3 Khả năng sinh lời của ngân hàng 41

4.2.3.4 Quy mô ngân hàng 42

4.3 Kết quả nghiên cứu 43

4.3.1 Thống kê mô tả 43

4.3.2 Hệ số tương quan 45

4.3.3 Kiểm định đa cộng tuyến 45

4.3.4 Kết quả hồi quy mô hình 46

4.3.5 Phân tích kết quả hồi quy 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Hàm ý chính sách 52

5.2.1 Hàm ý chính sách từ kết quả ước lượng 52

5.2.2 Hàm ý quản trị đối với NHTM 53

5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 55

5.3.1 Hạn chế của luận văn 55

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO xi

PHỤ LỤC xvi

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

2 FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định 3 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

6 LD Loan balances growth Tăng trưởng tín dụng 8 LLP Loan Loss Provision Dự phòng rủi ro tín dụng

11 NPL Non-Performing Loan Tỉ lệ nợ xấu

12 OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất

13 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 14 ROA Return On Asset Tỉ suất sinh lời trên tài sản 15 ROE Return of Equity Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu

20 VAMC Vietnam Asset Management

Company Công ty quản lý tài sản 21 VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu từ trước Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.3 Hệ số VIF

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình theo phương pháp GMM Bảng 5.1 Bảng đối chiếu kết quả nghiên cứu và kỳ vọng ban đầu

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ tăng trưởng GDP tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020

Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020

Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 Biểu đồ 4.5 Tăng trưởng GDP và RRTD

Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ lạm phát và RRTD Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ thất nghiệp và RRTD Biểu đồ 4.8 Dự phòng RRTD và RRTD

Biểu đồ 4.9 Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng và RRTD

Biểu đồ 4.10 Khả năng sinh lời của ngân hàng và RRTD Biểu đồ 4.11 Quy mô ngân hàng và RRTD

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do thực hiện

Trong nền kinh tế ở các quốc gia, hệ thống Ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng, là trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu Cùng với sự phát triển và mở rộng của hệ thống NHTM, nhu cầu đa dạng hóa các tiện ích về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập của các ngân hàng Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao đồng thời rủi ro tiềm ẩn cũng lớn và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng, RRTD là mối quan tâm lớn không chỉ của riêng ngân hàng mà của cả nền kinh tế RRTD xuất hiện không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn ngân hàng, mà có thể kéo theo hệ lụy gây nguy cơ phá sản cho ngân hàng và gây ra tác động tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng và giảm thiểu RRTD luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đặc biệt quan tâm

Tại Việt Nam, hệ thống NHTM đang phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn cấu trúc, tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với RRTD trong hệ thống Ngân hàng Việc kiểm soát có hiệu quả RRTD sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Do tính chất quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng cũng chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc về ngân hàng cũng như yếu tố đến từ môi trường tế vĩ mô Có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD như rủi ro đến từ phía khách hàng, rủi ro từ các yêu tố vĩ mô của nền kinh tế, cũng có thể rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên trong các ngân hàng Việc phân tích RRTD là cần thiết vì đây là dấu hiệu cảnh báo khi thị trường tài chính trở nên dễ bị tổn thương bởi những cú sốc, điều này sẽ hỗ trợ các nhà làm chính sách có những bước đệm để có thể ứng phó được với biến động của nền kinh tế Từ năm 2012, thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 254/QĐ/TTg

Trang 14

ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ, quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM diễn ra nhằm hạn chế RRTD, giảm tỉ lệ nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế

Đặc biệt, trong thời kỳ nền kinh tế đang khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch covid-19, tình hình nợ xấu đang tăng trưởng trở lại Nhận thấy tầm quan trọng của RRTD đối với sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế đặt trong bối cảnh đại dịch covid-19 gây những tác động tiêu cực Trên cơ sở tìm hiểu và vận dụng những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến RRTD của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.2 Mục tiêu thực hiện

 Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam và khuyến nghị giải pháp kiểm soát RRTD

 Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam

- Gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao khả năng kiểm soát RRTD tại các NHTM Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD của NHTM?

Trang 15

(2) Mức độ tác động của các yếu tố đến RRTD tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam Số liệu được thu thập ở 28 NHTM Việt Nam

 Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 – 2020

1.5 Phương pháp nghiên cứu

 Dữ liệu nghiên cứu

Luận văn sử dụng dữ liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán các NHTM tại Việt Nam được đăng trên website vietstock.vn và website chính thức của các NHTM được nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu phải đảm bảo tính liên tục trong ít nhất 5 năm, tại thời điểm thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ thu thập đủ dữ liệu từ BCTC của 28 NHTM Việt Nam đến năm 2020

Ngoài ra, các số liệu kinh tế vĩ mô tác giả thu thập trên Website của Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng:căn cứ vào nguồn dữ liệu thu thập được, tiến hành hồi quy với dữ liệu dạng bảng động Dựa vào công trình nghiên

Trang 16

cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), Louzis và cộng sự (2012) và Ahlem Selma Messai (2013), tác giả đề xuất sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

1.6 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới Thiệu

Chương 2: Tổng Quan Lý Thuyết Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu

Chương 5: Kết Luận Và Hàm Ý Quản Trị

1.7 Đóng góp của đề tài

- Về mặt khoa học:

Đề tài góp phần bổ sung thêm và củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm, từ đó khẳng định cơ sở lý thuyết vững chắc đối với chủ đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM

- Về mặt thực tiễn:

Thông qua kết quả nghiên cứu, có thể xác định và đánh giá được tác động của các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và các yếu tố từ môi trường vĩ mô với RRTD là cơ sở để các NHTM hoàn thiện hơn công tác quản lý RRTD, chủ động ứng phó với biến động của nền kinh tế vĩ mô, nhận diện sớm các tác động tiêu cực

Trang 17

từ các yếu tố đặc điểm ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Bên cạnh đó, hoàn thành bài nghiên cứu sẽ giúp tác giả cải thiện và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học đồng thời mở rộng thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghiên cứu về rủi ro của ngân hàng

Trang 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Ở chương này, luân văn sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về RRTD về mặt lý thuyết bao gồm các khái niệm, nguyên nhân và tiêu chí đánh giá RRTD ngân hàng Đồng thời, từ mặt lý thuyết, kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm từ trước, tác giả sẽ trình bày về những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

Bên cạnh đó, luân văn tiến hành lược khảo và tổng hợp các nghiên cứu từ trước về tác động của các nhân tố đến RRTD tại các NHTM

2.1 Rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

2.1.1 Rủi ro tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm

RRTD là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng Các khái niệm về RRTD là đa dạng

Anthony Sauders (2007) nhận định Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm ẩn khi

ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay nhưng dòng tiền thu về từ khoản cho vay của ngân hàng không như kế hoạch về cả số lượng và thời hạn

Ủy ban Basel có đề cập đến RRTD trong bộ Nguyên tắc quản trị RRTD

(2000), RRTD được định nghĩa một cách đơn giản là khả năng bên vay nợ ngân

hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận

Từ những hậu quả nặng nề mà RRTD mang đến cho hệ thống ngân hàng và

nền kinh tế, có thể xem RRTD là rủi ro quan trọng nhất của các ngân hàng, nó xảy

ra khi khách hàng vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết (Bessis, 2002)

Như vậy, RRTD phát sinh khi người đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm thanh toán theo quy định trong hợp đồng tín dụng làm gia tăng tỉ lệ nợ xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng Chính vì vậy, việc quản trị RRTD luôn là chủ đề

Trang 19

quan trọng được quan tâm hàng đầu bởi các nhà quản trị trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra RRTD

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng Theo Ghosh (2012), có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, bao gồm nguyên nhân bên ngoài đến từ môi trường kinh tế, pháp lý và nguyên nhân bên trong xuất phát từ nội tại ngân hàng cũng như từ phía khách hàng vay vốn

 Nguyên nhân từ môi trường

Đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD, cũng như hoạt động của các chủ thể khác trong nền kinh tế, hoạt động của NHTM cũng chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường Tình trạng xấu đi của nền kinh tế dẫn đến hoạt động kinh doanh bị trì hoãn do nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ giảm làm cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận kéo theo khả năng trả nợ bị ảnh hưởng Ngược lại, trong tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng, số lượng sản phẩm tạo ra nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao, nâng cao khả năng trả nợ của doanh nghiệp làm giảm rủi ro tín dụng

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng chịu sự tác động từ những biến động của thị trường tài chính, vĩ mô và môi trường pháp lý thay đổi

 Nguyên nhân từ ngân hàng

Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng còn chưa chặt chẽ, các chính sách tín dụng chưa phù hợp với sự biến động của nền kinh tế, quy trình tín dụng chưa đồng bộ, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa cao là những nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến RRTD

Trang 20

Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD là việc Ngân hàng quyết định cấp tín dụng quá dễ dàng, khẩu vị rủi ro cao Các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, thực hiện tăng trưởng tín dụng quá mức, đồng nghĩa với việc thiếu chặt chẽ trong quy trình cấp tín dụng và kiểm soát nguồn vốn của mình, từ đó dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng cao

 Nguyên nhân từ khách hàng

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố có tính quyết định đến RRTD của ngân hàng Các yếu tố về quản lý tài chính, quy trình sản xuất, kế hoạch kinh doanh và sản phẩm cạnh tranh,… là những yếu tố phổ biến có tác động trực tiếp lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng

Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cũng là nguyên nhân gây ra RRTD Điều này

thể hiện ở khía cạnh ý thức trả nợ của khách hàng và sự trung thực của nhân viên tín dụng

2.1.1.3 Hậu quả của RRTD

Đối với bản thân NHTM

Khi NHTM có tỉ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với có nhiều khoản vay không có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, gây tình trạng trì trệ trong quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng

RRTD không được kiểm soát tốt có thể gây mất khả năng thanh khoản và NHTM có nguy cơ phá sản hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt

Đối với hệ thống ngân hàng

Trang 21

Một khi NHTM đối mặt với các hệ quả tiêu cực từ RRTD, có thể dẫn đến hiệu ứng rút tiền đồng loạt trên thị trường do tâm lý lo sợ rủi ro đối với các khoản tiền gửi của người dân Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống NHTM, nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nguy cơ sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng nếu không có sự can thiệp kịp thời từ NHNN

Đối với nền kinh tế

Ngân hàng đóng vai trò là cột sống của cả nền kinh tế, mối quan hệ giữa các NHTM và các chủ thể khác trong nền kinh tế là mối quan hệ 2 chiều có liên quan chặt chẽ với nhau Vậy nên một khi RRTD xảy ra đối với ngân hàng sẽ gây các tác động trực tiếp đến nền kinh tế Các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn sẽ khó tiếp cận được, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh từ đó làm trì trệ sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế

Ở mức độ nghiệm trọng hơn, RRTD có thể dẫn đến tình trạng đổ vỡ của ngân hàng, đe dọa đến toàn bộ nền kinh tế

Tóm lại, RRTD gây hậu quả nghiệm trọng không chỉ riêng đối với NHTM và mà là vấn đề của cả nền kinh tế Chính vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước cần có các biện pháp kiểm soát RRTD, đảm bảo sự phát triển ổn định của ngân hàng và cả nền kinh tế

2.1.1.4 Tiêu chí đánh giá RRTD

 Nợ xấu

Nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có nhiều cách định nghĩa nợ xấu tùy thuộc quan điểm của từng người Có thể hiểu nợ xấu là khoản nợ mà người vay chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi đến 90 ngày

Tại Việt Nam, Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức rủi ro như sau:

Trang 22

Tỉ lệ nợ xấu là chỉ số phản ánh rõ nét chất lượng tín dụng của một ngân hàng Tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp vấn đề trong quy trình cấp tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng Ngược lại, nếu tỉ lệ này được kiểm soát ở mức cho phép, cho thấy khả

năng kiểm soát chất lượng các khoản cho vay tốt  Dự phòng RRTD

Hishamuddin và cộng sự (2014) cho rằng, dự phòng RRTD là các

khoản chi phí được trích lập trước nhằm bù đắp những tổn thất có thể xảy ra từ các khoản vay không thu hồi được Dư phòng RRTD được tính vào chi

phí hoạt động của ngân hàng do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Ở hầu hết các quốc gia, dự phòng RRTD được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể (Floro, 2010)

Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), “dự phòng rủi ro là

khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng của tổ chức tín dụng không thể thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.”

Trang 23

Bảng 2.1 Tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Nguồn: Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Như vậy, trích lập dự phòng RRTD là quá trình ngân hàng đánh giá và ước lượng trước tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng Khi một khoản nợ của khách hàng được xác định là rủi ro cao không thể thu hồi được một phần hay toàn bộ, khoản nợ phòng rủi ro tín dụng sẽ được dùng để trang trải cho những tổn thất tín dụng

Có nhiều yếu tố để đo lường RRTD, tuy nhiên trong các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước từ trước phần lớn đều sử dụng tỉ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc để đo lường RRTD Thực tế cũng cho thấy NHNN và các NHTM cũng dùng tỉ lệ nợ xấu để kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỉ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD

2.1.2.1 RRTD với độ trễ một năm và RRTD

RRTD tại các NHTM chịu sự ảnh hưởng từ RRTD năm trước đó,Theo Makri và cộng sự (2014) những khoản nợ xấu trước đó chưa được xử lý xong tại các NHTM sẽ làm tăng tỉ lệ nợ xấu năm hiện hành

Cùng quan điểm trên, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRTD tại 16.000 ngân hàng của Daniel Foos và cộng sự (2010) được thực hiện trên 16 nước

Trang 24

có ngành tài chính phát triển trong giai đoạn 1997-2007 và nghiên cứu của

Somanadevi Thiagarajan và cộng sự (2011) về các yếu tố tác động đến RRTD trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 tại 37 ngân hàng Ấn Độ đã tìm thấy sự ảnh hưởng của RRTD trong quá khứ với độ trễ một năm đến RRTD trong năm hiện hành

2.1.2.2 Dự phòng RRTD

Mục đích của việc trích lập dự phòng RRTD là để bù đắp các tổn thất, đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng trong trường hợp khách hàng chưa có khả năng trả nợ Qua đó cho thấy có sự ảnh hưởng trực tiếp từ dự phòng RRTD đến RRTD

Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) tại các NHTM và quỹ tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1987 cho thấy dự phòng RRTD có tác động tích cực đến tỉ lệ nợ xấu Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) cũng cho kết quả tương tự

2.1.2.3 Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng

Sự gia tăng của các khoản vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng (Kohler, 2012)

Cavallo và Majnoni (2002) đã tìm thấy được tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với RRTD Cùng quan điểm trên, Khemraj và Pasha

(2009); Packer và Zhu (2012) cũng tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng tín dụng đến RRTD Các nghiên cứu chỉ ra rằng, RRTD có xu hướng thấp khi tăng trưởng tín dụng tăng

Bài nghiên cứu của Daniel Foos và cộng sự (2010) tìm thấy tăng trưởng tín dụng trong điều kiện các tiêu chuẩn cho vay được nới lỏng sẽ ảnh hưởng tích cực đến RRTD với độ trễ từ 2 đến 4 năm Cùng nhận định trên, Somanadevi

Thiagarajan và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu tại các ngân hàng Ấn Độ trong

Trang 25

giai đoạn 2001 – 2010 cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và RRTD với độ trễ 2 năm

2.1.2.4 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời thể hiện hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, chỉ số này tăng cao cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả, chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tốt hơn từ đó có thể làm giảm tỉ lệ nợ xấu

Công trình nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) đã chỉ ra sự tương quan trái chiều giữa khả năng sinh lợi và RRTD tại các ngân hàng ở Đức và Pháp Cùng quan điểm, Lousis và cộng sự (2012) nghiên cứu 9 ngân hàng thương mại tại Hy Lạp từ Quý 1/2013 đến Quý 3/2009 cũng cho kết quả tương tự

2.1.2.5 Quy mô ngân hàng

Giả thuyết “too big to fail” của Berger và DeYoung (1997) cho rằng các NHTM lớn sẽ có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn Theo Louzis và cộng sự (2012) cho rằng có sự tác động tích cực của quy mô ngân hàng đến nợ xấu

Trái với quan điểm trên, nghiên cứu củaSalas và Suarina (2002); Rajan và Dhal (2003) đều cho thấy sự tương quan trái chiều giữa quy mô ngân hàng và RRTD

Mặt khác, nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) chỉ ra rằng các ngân hàng lớn có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn và đa dạng hóa danh mục tín dụng tốt hơn nên các ngân hàng này có nhiều lựa chọn hơn để cho vay, từ đó giảm thiểu được RRTD Vì vậy, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và RRTD có thể là tích cực hoặc tiêu cực

2.1.2.6 Tốc độ tăng trưởng GDP

Trang 26

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) là thước đo phản ánh giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở một khu vực trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm)

Tăng trưởng GDP có tính chu kỳ Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, các công ty kinh doanh có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy các công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng về quy mô và lợi luận, từ đó giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn lực trả nợ, ngược lại khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống trong thời kỳ kinh tế suy thoái

Mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng GDP và RRTD tại các ngân hàng phụ thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (Hasna Chaibi & Zied Ftiti, 2015) Cụ thể trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, người đi vay có đầy đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái sẽ suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng Kết quả nghiên cứu tìm thấy tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với RRTD

2.1.2.7 Tỉ lệ lạm phát

Fofack và Hippolyte (2005), đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa tỉ lệ lạm phát và nợ xấu Lạm phát cao có thể làm giảm giá trị thực tế của các khoản vay từ đó giúp cho việc trả nợ của người vay dễ dàng hơn

Nkusu (2011) thực hiện nghiên cứu tại 26 quốc gia phát triển giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2009, kết quả cho thấy tỉ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với RRTD Lạm phát cao cũng có thể làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng do việc giảm thu nhập thực tế Đồng thời, tình trạng lạm phát tăng cao sẽ làm giảm giá trị đồng tiền kéo theo sự tăng đột biến của giá cả hàng hóa dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó làm suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trang 27

Do những kết quả hồi quy được tìm thấy là khác nhau từ các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa lạm phát và RRTD có thể là tích cực hoặc tiêu cực đến RRTD ngân hàng (Castro, 2013)

2.1.2.8 Tỉ lệ thất nghiệp

Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều người mất việc làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả, điều này dẫn đến RRTD tăng Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp còn thể hiện khía cạnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh phải cắt giảm, sa thải nhân viên, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) và Ahlem Selma Messai (2013) đều cho rằng khi tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến RRTD tăng theo

2.2 Tổng quan các nghiên cứu

Ở phần này, tác giả sẽ trình bày các công trình nghiên cứu thực nghiệm về RRTD có liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Salas và Saurina (2002) nghiên cứu sự tác động của các yếu tố thuộc về ngân hàng và các yêu tố vĩ mô đến những khoản vay có vấn đề tại các NHTM và quỹ tiết kiệm Tây Ban Nha từ 1985 đến năm 1997 Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP là những nhân tố giải thích cho RRTD Đồng thời, nghiên cứu tìm thấy rằng có sự khác biệt đáng kể giữa NHTM và quỹ tiết kiệm, điều này cho

thấy loại hình tổ chức tín dụng có ảnh hưởng đến việc quản lý RRTD của tổ chức

Nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003) phân tích tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP có ý nghĩa thống kê và có tác động đến RRTD, nghiên cứu chỉ ra mối tương quan ngược chiều giữa quy mô ngân hàng với nợ xấu, đồng thời cho thấy tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến nợ xấu

Trang 28

Berge và Boye (2007) thực hiện nghiên cứu các yếu tố có tác động đến RRTD trong hệ thống ngân hàng Bắc Âu từ năm 1993 đến năm 2005 Kết quả chỉ ra rằng nợ xấu chịu ảnh hưởng từ lãi suất thực và tỉ lệ thất nghiệp

Nghiên cứu các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng của các ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 1994 – 2005 của Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007) cho thấy yếu tố vĩ mô là tăng trưởng GDP và các yêu tố nội tại như tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng đều có tác động đến RRTD

Louzis và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu kiểm tra các yêu tố quyết định đến nợ xấu tại các ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003 – 2009 Tác giả chỉ ra rằng nợ xấu (NPL) được giải thích bởi các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng GDP, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất) cũng như các yếu tố về hiệu suất và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại 85 ngân hàng ở ba quốc gia là Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp trong giai đoạn từ 2004 đến 2008 Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất có tác động cùng chiều với nợ xấu Tăng trưởng GDP và khả năng sinh lợi có tác động trái chiều đến nợ xấu

Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013) nghiên cứu các yếu

tố quyết định các khoản nợ xấu tại các ngân hàng Đông Nam Châu Âu giai đoạn

2003 – 2010 với dữ liệu thu thập từ 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong khu vực Tác giả cho rằng quy mô ngân hàng có tác động tiêu cực đến tỉ lệ nợ xấu

Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến

RRTD: bằng chứng nghiên cứu xuyên quốc gia, tác giả tiếp cận dữ liệu dạng bảng

động và sử dụng phương pháp GMM dùng để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu (NPL) của các ngân hàng ở Pháp và Đức trong khoản thời gian từ 2005 đến 2011 Tác giả cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô còn lại GDP, lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá, hiệu quả, đòn bẩy có ảnh hưởng đến RRTD

Trang 29

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2011 Kết quả ước lượng cho thấy tỉ lệ nợ xấu của năm trước và tỉ lệ tăng trưởng tín dụng có tác động mạnh lên tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm hiện hành, quy mô ngân hàng có tác động tích cực với nợ xấu, từ đó cho thấy các ngân hàng lớn thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong việc cho vay dẫn đến tỉ lệ nợ xấu sẽ cao hơn Đồng thời, nợ xấu cũng chịu sự ảnh hưởng đến từ môi trường vĩ mô

Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu với độ trễ 1 năm, tăng trưởng tín dụng, và tăng trưởng GDP với RRTD Kết quả ước lượng cho thấy biến trễ của tỉ lệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm có ảnh hưởng ngược chiều với RRTD Dự phòng rủi ro tín dụng năm trước và RRTD có mối quan hệ cùng chiều

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015) thực hiện nghiên cứu xác định nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013 Kết quả nghiên cứu chỉ ra được ba yêu tố bao gồm quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có ảnh hưởng đến RRTD, có ý nghĩa đối với các NHTM, giúp nhà quản trị ngân hàng nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô đến RRTD từ đó có các quyết sách phù hợp cho từng giai đoạn phát triển

Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018), thực hiện đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, dựa trên dữ liệu của 204 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 Kết quả đã cung cấp các bằng chứng chỉ ra các yếu tố thuộc về ngân hàng và yếu tố từ môi trường vĩ mô đều có tác động đến nợ xấu của các ngân hàng trong khu vực nghiên cứu.

Trang 30

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu từ trước Hiệu quả ngân hàng Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với RRTD, tăng trưởng tín

Quy mô ngân hàng và môi trường kinh doanh tác động ngược chiều đến nợ xấu Tăng trưởng GDP tác động cùng chiều với nợ xấu.

Trang 31

Quy mô ngân hàng Khả năng sinh lời

Tăng trưởng GDP và các yêu tố nội tại như tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng

Nợ xấu bị tác động bởi tốc độ tăng trưởng GDP, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất, ROE, quy mô ngân hàng, thu

Tăng trưởng GDP và ROA có ảnh hưởng ngược chiều đến tỉ lệ nợ xấu Tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất ảnh hưởng tích cực đến nợ xấu.

Trang 32

độ vĩ mô, tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất đều có tác động đến nợ xấu.

Tăng trưởng GDP, lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh đến nợ xấu của cả hai quốc gia Ngân hàng Pháp chịu ảnh hưởng từ chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đức chịu ảnh hưởng của đòn bẩy.

Nợ xấu có ảnh hưởng đến năm kế tiếp Lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đến nợ xấu Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.

Trang 33

Quy mô ngân hàng

Chi phí hoạt động/thu nhập Thu nhập ròng

Vốn chủ sở hữu Hiệu quả ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tỉ lệ cho vay/tiền gửi

Quy mô ngân hàng Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, và tỉ lệ chi phí hoạt động trên

Độ trễ của tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ cho vay/tiền gửi, vốn chủ sở hữu, lạm phát và thất nghiệp tác động cùng chiều đến nợ xấu Tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và tăng

Trang 34

2.2.3 Nhận định từ lược khảo công trình nghiên cứu trước

Thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu từ trước về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD, tác giả có những nhận định sau:

Một là, các nghiên cứu sử dụng đồng thời các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất,…và các yếu tố vi mô thuộc nội tại ngân hàng như dự phòng RRTD, tăng trưởng tín dụng, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng, đòn bẩy và tỉ lệ cho vay trên huy động để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến RRTD tại các ngân hàng

Hai là, phương pháp ước lượng sử dụng trong các nghiên cứu là khác nhau bao gồm phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên, hồi quy hai giai đoạn (2SLS), mô hình hồi quy moments tổng quát (GMM) Kết quả ước lượng mức độ tác động và chiều hướng tác động của các biến là khác nhau Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng khu vực, mẫu nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu

Các nghiên cứu từ trước đã phần nào làm rõ được mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố vi mô xuất phát từ nội tại ngân hàng đến RRTD của hệ thống NHTM Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu từ trước, tác giả lựa chọn các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại ngân hàng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến RRTD trong đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến

RRTD tại các NHTM Việt Nam” trong giai đoạn 2012 – 2020

Trang 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Rủi ro tín dụng là nguy cơ xảy ra khi người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm thanh toán theo cam kết ban đầu RRTD có thể xuất hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng, gây ra hậu quả tiêu cực làm gia tăng tỉ lệ nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

Từ việc lược khảo những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả đã cho thấy cái nhìn tổng quát hơn về các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại ngân hàng có ảnh hưởng ảnh hưởng đến RRTD Đây là tiền đề để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo

Trang 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, luận văn sẽ tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, trình bày về dữ liệu nghiên cứu, đề xuất biến và, đồng thời tác giả sẽ phân tích và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với dữ liệu và biến nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào việc lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước, tác giả lựa chọn mô hình của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) làm mô hình gốc để phát triển thành mô hình thực nghiệm nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD tại các NHTM Việt Nam Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

NPLi,t = α + γNPLi,t-1 + βjXi,t + νi + εi,t (1)

Trong đó: α là hằng số

i = 1, 2, …28 (Ngân hàng thứ i)

j = 1, 2, …9 (Thứ tự các năm, từ năm 2012 đến năm 2020)

Xi,t là vector các biến độc lập (bao gồm các biến nội tại ngân hàng và các biến vĩ mô) của ngân hàng i ở năm t

γ, β là vector của các hệ số ước lượng

νi là các đặc tính của ngân hàng không quan sát được εi,t là phần dư của mô hình.

3.2 Biến nghiên cứu

Căn cứ vào phân tích các yếu tố tác động đến RRTD và lược khảo những nghiên cứu từ trước như đã đề cập ở Chương 2, tác giả lựa chọn ra 9 biến cho mô hình nghiên cứu, trong đó biến phụ thuộc là tỉ lệ nợ xấu (NPL) và 8 biến độc lập (biến giải thích) Biến độc lập được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm các yếu tố nội tại ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô

Trang 37

Cơ sở để lựa chọn các biến vĩ mô trong mô hình tác giả chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) sử dụng đa dạng các yếu tố vĩ mô trong bài nghiên cứu yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở hai nền kinh tế lớn là Pháp và Đức Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và các yếu tố ngân hàng cụ thể quyết định các khoản nợ xấu ở Hy Lạp của Louzis và cộng sự (2012) và Rajan và Dhal (2003) phân tích nợ xấu tại các ngân hàng Ấn Độ là tiền đề để tác giả lựa chọn các biến nghiên cứu

 Biến phụ thuộc: Tỉ lệ nợ xấu (NPL) đại diện cho RRTD  Các biến giải thích: được chia làm 2 nhóm

o Nhóm biến nội tại ngân hàng

 Biến trễ của biến phụ thuộc NPL với độ trễ 1 năm  Dự phòng RRTD (LLP)

 Tăng trưởng tín dụng (LD)

 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)  Quy mô ngân hàng (SIZE)

o Nhóm biến kinh tế vĩ mô

Trang 39

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

Mẫu nghiên cứu bao gồm 28 NHTM Việt Nam đang hoạt động trong giai đoạn 2012 – 2020 Tác giả lựa chọn các ngân hàng trong nghiên cứu là ngẫu nhiên Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán trên website vietstock.vn và website của các NHTM được nghiên cứu Sau khi tiến hành tổng hợp và sử lý dữ liệu, tác giả thu được một bảng không cân bằng với 248 quan

sát trong thời gian 9 năm (2012 – 2020)

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm

Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) cho rằng tỉ lệ nợ xấu trong quá khứ có ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ xấu năm hiện hành Những khoản nợ xấu trước đó chưa được xử lý xong sẽ làm tăng tỉ lệ nợ xấu trong năm tiếp theo tại ngân hàng (Makri và cộng sự, 2014)

Từ những nghiên cứu trước đó, tác giả đặt giả thuyết mối quan hệ giữa RRTD trong quá khứ với độ trễ 1 năm và RRTD như sau:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD với độ trễ 1 năm với RRTD trong năm hiện hành

3.3.2 Dự phòng RRTD

Trang 40

Dự phòng RRTD là khoản tiền ngân hàng trích trước để ứng phó với những tổn thất xảy ra cho khoản vay Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cao hơn cho những khoản vay được đánh giá là rủi ro cao hơn Như vậy, khi dự phòng RRTD tăng cao cho thấy RRTD của ngân hàng cũng tăng theo Do đó, tác giả dự kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD và dự phòng RRTD

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa dự phòng RRTD và RRTD

3.3.3 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng lượng tín dụng đang lưu hành qua các năm Tăng trưởng tín dụng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư và tiêu dùng qua giúp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, hoạt động kinh doanh tốt, người vay dễ dàng trả nợ cho ngân hàng từ đó làm giảm RRTD Tuy nhiên, nếu tăng trưởng tín dụng quá mức, chưa kiểm soát được chất lượng tín dụng có thể gây ra có thể gây ra những bất ổn cho nền kinh tế từ đó gia tăng RRTD Vậy nên, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và RRTD có thể cùng chiều hoặc ngược chiều

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng với

RRTD

3.3.4 Khả năng sinh lời

Kết quả nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và RRTD tại các ngân hàng ở Pháp và Đức Cùng quan điểm đó, nghiên cứu của Lousis và cộng sự (2010) cũng cho rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lời và RRTD

Khả năng sinh lợi của các NHTM cao thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý tốt, làm giảm rủi ro tín dụng của ngân hàng Dự kiến khả năng sinh lời có mối tương quan ngược chiều với RRTD

Ngày đăng: 18/02/2024, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN