Khái niệmNhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ từ một quốc gia khácvề nước mình tiêu thụ nhằm làm phong phú thêm cho đầu vào của sản xuất vàtiêu dùng.Theo quy định, những trườ
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
Nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ từ một quốc gia khác về nước mình tiêu thụ nhằm làm phong phú thêm cho đầu vào của sản xuất và tiêu dùng.
Theo quy định, những trường hợp sau được coi là nhập khẩu:
- Mua hàng hoá của nước ngoài để thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước và để phát triển kinh tế theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Đưa hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Giữ hàng hoá tại các khu chế xuất (phân chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) để bán tại thị trường Việt Nam.
- Tái nhập hàng trước đây tạm xuất.
Các trường hợp sau đây không được coi là nhập khẩu:
- Nhận hàng viện trợ nhân đạo.
Kinh doanh hàng hoá nhập khẩu là một quá trình bao gồm 2 giai đoạn: nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.
2 Vai trò và đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
2.1.Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động nhập khẩu (NK) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với một nước kinh tế đang phát triển như nước ta.
Thứ nhất: NK có tác dụng kích thích sản xuất trong nước Đối với những hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của người dân, NK sẽ khiến thị trường trở nên phong phú và mang tính cạnh tranh cao Các DN trong nước buộc phải năng động tìm giải pháp nâng cao năng suất, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã và chất lượng hàng hóa để cạnh tranh với hàng ngoại nhập Không chỉ có thế, việc NK các loại máy móc thiết bị, dây chuyền
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời công nghệ hiện đại còn có vai trò thiết thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước, nâng cao trình độ công nghệ nước nhà theo kịp với thế giới.
Thứ hai: NK góp phần cân đối cơ cấu kinh tế, cân đối cán cân XNK NK ở nước ta nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về hàng hoá, vốn, công nghệ của nước ngoài, từ đó phục vụ ngược trở lại cho sản xuất trong nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Như vậy, việc NK hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu, góp phần cân đối cán cân thương mại.
2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Khác với hoạt động lưu chuyển hàng hoá nội địa, hoạt động lưu chuyển hàng hoá NK có đặc trưng là hàng hoá được thu mua từ một nước khác ngoài Việt Nam Do đó, hoạt động này có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Hàng NK vào nước ta thuộc hai đối tượng chính là hàng phục vụ cho tiêu dùng của người dân và máy móc thiết bị phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, NK đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào nước ngoài nên nhà nước chỉ cho phép NK những mặt hàng cần thiết Đó là những loại hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng về cả số lượng lẫn chất lượng Hiện nay, danh mục các mặt hàng được phép NK theo quy định của nhà nước ta là
Có hai hình thức NK là NK theo Nghị định thư và NK ngoài Nghị định thư.
- NK theo Nghị định thư: Được thực hiện dựa trên sự ký kết một Hiệp định thương mại về trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài; sau đó giao cho một số DN thực hiện Các DN này phải chịu trách nhiệm tổ chức mua, vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về.
- NK ngoài Nghị định thư: Được thực hiện ở những đơn vị mà Nhà nước cho phép NK Tuy nhiên các đơn vị này chỉ được NK những mặt hàng mà Nhà nước không cấm cũng như phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
2.2.3 Thời gian lưu chuyển hàng hoá
So với thời gian lưu chuyển hàng hoá nội địa, thời gian lưu chuyển hàng hoá NK thường dài hơn và do đó, khả năng xảy ra rủi ro cao hơn Để giảm thiểu những rủi ro này, các đơn vị NK thường mua bảo hiểm hàng hoá và lập các quỹ dự phòng.
Giá hàng NK luôn được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương một cách cụ thể, đây cũng là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng, là cơ sở phân chia trách nhiệm vật chất của người bán và người mua về chi phí và rủi ro. Theo quy định của Phòng thương mại Quốc tế, có tất cả 13 điều kiện giao hàng (EXW, FCA, FOB, CER, CIF, DES, DEU, DDU…), trong đó Việt Nam thường sử dụng điều kiện “ Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển” (Cost, Insuarance and Freight) viết tắt là CIF để NK hàng hoá Theo đó, giá trị của đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm hàng hoá và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng quy định.
2.2.5 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán nhập khẩu hàng hoá Đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán thường là đồng tiền của một trong hai đối tác trong quan hệ mua bán ngoại thương, hoặc là đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ ba Tuy nhiên, do vị trí không cao của đồng tiền Việt Nam nên các DN Việt Nam luôn phải sử dụng các loại ngoại tệ như đồng Đôla
Mỹ (USD), đồng tiền Châu Âu (EURO), Yên Nhật, Đôla Singgapo…để thanh toán cho các hợp đồng NK.
3 Các phương thức lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
3.1 Các phương thức nhập khẩu hàng hoá
NK hàng hoá được thực hiện theo 2 phương thức:
NK trực tiếp : Là phương thức các DN trực tiếp tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế và thanh toán với các đối tác nước ngoài Phương thức này thường được các DN có uy tín trên trường quốc tế, có năng lực tài chính cao và có đội ngũ nhân sự am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương sử dụng.
NK uỷ thác : Là phương thức các DN uỷ thác cho một đơn vị khác thực hiện hoạt động NK cho mình Theo phương thức này, DN uỷ thác đóng vai trò là người sử dụng dịch vụ và trả hoa hồng uỷ thác, còn bên nhận uỷ thác là người cung cấp dịch vụ và hưởng hoa hồng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
3.2 Các phương thức tiêu thụ hàng hoá chủ yếu trong đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hoá
Cũng giống như các DN kinh doanh thương mại hoặc sản xuất, việc tiêu thụ hàng hoá trong DN kinh doanh Xuất NK cũng được thực hiện dưới rất nhiều hình thức:
Phương thức bán buôn hàng hoá
KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG NHẬP KHẨU
1 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
1.1 Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng hoá
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động NK, kế toán NK hàng hoá cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ NK hàng hoá
- Phản ánh chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinh trong quá trình NK
- Thanh toán kịp thời công nợ mỗi thương vụ để đảm bảo cán cân ngoại thương
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ.
1.2 Nguyên tắc xác định thời điểm hàng hoá được coi là nhập khẩu
Thời điểm ghi nhận hàng NK là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá cho bên NK, nhà NK có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu Thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và chuyên chở Chẳng hạn nếu NK bằng giá CIF:
- Nếu vận chuyển bằng đường biển: thời điểm ghi nhận hàng NK tình từ ngày Hải quan ký và đóng dấu xác nhận vào tờ khai hàng hoá NK.
- Nếu vận chuyển bằng đường hàng không: Thời điểm ghi nhận hàng NK tính từ ngày hàng được chuyển đến sân bay của nước NK theo xác nhận của Hải quan sân bay.
- Nếu vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường bộ: Thời điểm ghi nhận hàng
NK tính từ ngày hàng được chuyển đến sân ga hoặc trạm biên giới nước ta theo xác nhận của Hải quan cửa khẩu.
1.3 Nguyên tắc xác định giá hàng nhập khẩu nhập kho
Trị giá thực tế hàng NK
Các khoản thuế không được hoàn lại của hàng NK
Giảm giá, chiết khấu thương mại
CP trực tiếp phát sinh trong quá trình NK Giá thực tế nhập kho của hàng nhậpkhẩu được xác định theo nguyên tắc giá thực tế (nguyên tắc giá phí) và được tính theo công thức:
- Giá mua hàng NK là giá ghi trên hoá đơn (giá CIF)
- Các khoản thuế không được hoàn lại của hàng NK bao gồm: Thuế NK, thuếTTĐB, thuế GTGT NK (nếu hàng NK được sử dụng để sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng theo phương pháp trực tiếp hoặc sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp, chương trình dự án hoặc để sản xuất kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT) Các khoản thuế này được tính như sau:
Nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá trị nhỏ hơn giá trong biểu thuế
NK thì giá tính thuế là giá ghi trong biểu thuế NK Ngược lại, nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá trị lớn hơn giá trong biểu thuế NK thì giá tính thuế là giá ghi trên hoá đơn.
- Giảm giá, chiết khấu thương mại: Là những khoản giảm giá nhà xuất khẩu cho nhà NK được hưởng do mua hàng với số lượng lớn hoặc do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách.
- Chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình NK bao gồm: Phí thuê kho bãi, lưu kho, chi phí vận chuyển tiếp nhận, phí thanh toán, phí chuyển ngân, phí sửa đổi L/C, hoa hồng trả cho bên nhận uỷ thác NK (đối với bên giao uỷ thác).
1.4 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Theo chuẩn mực kế toán số 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: Các DN phải sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác
Trong hoạt động NK, các giao dịch thường phát sinh bằng ngoại tệ và phải được quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi sổ kế toán Khi đó sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái Việc hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong đơn vị, kế toán phải tuân thủ theo các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ sau:
- Đối với Tài khoản (TK) doanh thu, chi phí, mua sắm vật tư, hàng hoá, dịch vụ…có gốc là ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ ngoại tệ để quy đổi ra đồng ngân hàng Việt Nam
- Đối với ngoại tệ mua bằng tiền Việt Nam hoặc bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam, thì tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán thực tế (tỷ giá t/t).
Thuế TTĐB = (Giá hàng NK + Thuế NK phải nộp) * Thuế suất thuế TTĐB
Thuế GGTG hàng NK= (Giá hàng NK +Thuế NK +Thuế TTĐB)*Thuế suất thuế
GTGTThuế NK = (Số lượng hàng NK * Giá tính thuế hàng NK) * Thuế suất thuế NK
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
- Đối với bên Nợ TK Nợ phải thu, bên Có TK nợ phải trả, bên Có TK tiền vay ngân hàng, nếu phát sinh các nghiệp vụ ngoại tệ thì phải quy đổi theo tỷ giá bình quân do ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ ghi sổ.
- Đối với bên Có TK nợ phải thu, bên Nợ TK nợ phải trả, tiền vay, nếu phát sinh nghiệp vụ ngoại tệ kế toán phải quy đổi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá chấp nhận nợ).
- Bên Có các TK tiền có gốc ngoại tệ, phải được xác định theo tỷ giá xuất (tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước; tỷ giá thực tế bình quân; tỷ giá thực tế đích danh).
- Cuối niên độ kế toán, kế toán phải đánh giá lại số dư của các TK tiền có gốc ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, tiền vay có gốc ngoại tệ theo tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
1.5.Chứng từ và Tài khoản sử dụng
Các chứng từ làm căn cứ hạch toán nghiệp vụ NK bao gồm:
- Hoá đơn thương mại (Invoice)
- Vận đơn (Bill of lading – B/L/C hoặc Bill of air – B/L/C)
- Chứng từ bảo hiểm (Insuarance policy)
- Bảng kê đóng gói bao bì (Packing list)
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate quality)
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX
1 Lịch sử hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của Công ty.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty hoá dầu Petrolimex được thành lập theo quyết định số 745/ TM –BTM ngày 09/06/1994 cuả Bộ thương mại Tiền thân của Công ty là phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Petrolimex Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm dầu mỡ nhờn của thị trường, ngày 09/06/1994 Bộ thương mại cho phép thành lập Công ty Dầu nhờn Petrolimex.Công ty chính thức đi vào hoạt động như một thành viên trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam từ ngày 01/09/1994.Đến ngày 13/10/1998, theo quyết định số 1191/1998/QĐ – BTM của Bộ thương mại, Công ty Dầu nhờn Petrolomex- thành viên thứ 25 của Tổng Công ty xăng dầu Việt nam đổi tên thành Công ty hoá dầu Petrolimex Theo quyết định số 1801/ 2003/ QĐ- BTM ngày 23/ 12/ 2003 của Bộ thương mại, Công ty chính thức cổ phần hoá, đổi tên thành Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex.
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Petrochemical Joinstock Company (PLC) Trụ sở giao dịch : Số 1 Khâm Thiên –Đống Đa - Hà Nội
Số vốn điều lệ ban đầu : 52,5 tỷ đồng.
Vốn cố định : 15 tỷ đồng
Vốn lưu động: 37,5 tỷ đồng.
PLC là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Tổng Công ty và Bộ thương mại duyệt.
PLC là một trong những thành viên năng động nhất của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, thực hiện sản xuất và nhập khẩu hàng hoá về lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất.
Hiện nay, Công ty là đại diện cho Petrolimex là một bên đối tác của liên doanh BP – PETCO cung ứng những sản phẩm chất luợng cao của BP trên thị trường PLC đã trở thành thành viên chính thức thứ 27 của Hiệp hội dầu nhờn Pháp(ELF Lub marine).
1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty.
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh và điều lệ hoạt động, PLC có các chức năng, nhiệm vụ và các quyền hạn sau:
- Xuất, nhập khẩu, kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu (trừ nhiên liệu), vật tư, trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ cho công tác kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị và tổ chức hoạt động có hiệu quả các kế hoạch đó sau khi được tổng Công ty duyệt.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
- Nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn, các mặt hàng hoá dầu khác để thay thế các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty Hoá dầu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Quản lý và chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc theo chế độ hiện hành của Nhà nước, Bộ thương mại và Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
- Được kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế và các hợp đồng khác thuộc phạm vi, nhiệm vụ kinh doanh trên đây với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Được chủ động định giá bán dầu mỡ nhờn phù hợp với chính sách giá của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.
- Ngoài ra Công ty cũng có các quyền hạn khác theo quy định pháp luật của Nhà nước.
1.2.2.Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu
Hoá chất là một trong những mặt hàng kinh doanh có thế mạnh của Tổng Công ty hoá dầu Petrolimex Các sản phẩm hoá chất đang kinh doanh như dung môi hoá chất, PU, dầu hoá dẻo, hạt nhựa… nhằm cung cấp cho sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản phẩm có tính đặc thù cao, PLC đã tổ chức một hệ thống kho bể hoá chất độc lập với tổng sức chứa hơn 20.000m3, cùng với các phương tiện chuyên chở chuyên dùng, kết hợp với công nghệ nhập - xuất tự động, đảm bảo kinh doanh an toàn và cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm có uy tín và chất lượng
Với hệ thống 5 kho nhựa đường đặc nóng dạng xá loại 60/70 có tổng sức chứa hơn 17.000m3 trải rộng trên toàn quốc, Petrolimex có khả năng cung cấp các sản phẩm nhựa đường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của các công trình với một dịch vụ hoàn chỉnh nhất
Phòng kinh doanh hoá chất
Phòng tổ chức hành chínhPhòng kế toán tài chínhPhòng kỹ thuật xây dựng cơ bảnPhòng kinh doanh dầu nhờn
Phòng kinh doanh nhựa đ ờng
Chi nhánh hoá dầu Hải PhòngChi nhánh hoá dầu Đà NẵngChi nhánh hoá dầu Hà Nội Chi nhánh hoá dầu TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh hoá dầu Cần ThơMột số cửa hàng kinh doanh khác
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Song song với việc kinh doanh mặt hàng chính là xăng dầu, Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex còn phát triển các sản phẩm bổ trợ là các loại dầu nhờn động cơ thông dụng, các loại dầu nhờn công nghiệp, hàng hải, dầu mỡ nhờn đặc chủng PLC là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dầu mỡ nhờn
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của PLC
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty trải dài trên toàn quốc, Công ty đã lựa chọn mô hình tôt chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng.
Theo đó, hệ thống chỉ huy trực tuyến từ Tổng giám đốc đến các chi nhánh và đế các cửa hàng trực thuộc, kho Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các cán bộ trực tuyến Tại các chi nhánh, việc phân cấp được tiến hành một cách triết để nhằm chủ động trong tất cả các chính sách như phát triển thị trường, tổ chức bán hàng, tuyển dụng lao động
Hình thức tổ chức quản lý ở Công ty là hình thức trực tuyến -chức năng,được khái quát theo sơ đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
Sơ đồ 29 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần hoá dầu
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex
1.4.1.Hình thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
PLC là Công ty có quy mô lớn, với đặc điểm tổ chức kinh doanh là có các chi nhánh trực thuộc tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, do đó Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nửa phân tán
THỰC TẾ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG
1 Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hoá tại PLC.
1.1 Trình tự nhập khẩu hàng hoá và phương thức thanh toán với nhà cung cấp
Hoạt động kinh doanh của PLC phần lớn là hoạt động kinh doanh thương mại Hai chi nhánh có tham gia sản xuất sản phẩm là CNHD Hải Phòng và CNHD Đà Nẵng, nhưng sản lượng rất hạn chế Nguồn hàng mua trong nước của PLC cũng rất nhỏ hẹp, và chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất tại hai chi nhánh Nguồn hàng phục vụ cho công việc kinh doanh của PLC hoàn toàn là nhâp khẩu Văn phòng Công ty là đơn vị tạo nguồn hàng duy nhất cho toàn Công ty, các chi nhánh nhập mua điều động từ Công ty để kinh doanh.
Hàng năm, căn cứ vào tình hình tiêu thụ của năm trước và năm hiện hành, dự đoán tình hình giá cả và nhu cầu thị trường cũng như nguồn hàng của năm tới, phòng kinh doanh Công ty lập kế hoạch nhập hàng cho năm sau, chi tiết chủng loại và số lượng nhập cho từng tháng, đồng thời liên lạc tìm nguồn hàng Khi tiến hành nhập hàng theo kế hoạch, nếu có phát sinh lớn ( các đơn đặt hàng lớn), sẽ chủ động điều chỉnh lượng nhập cho phù hợp Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, trước tiên phòng Kinh doanh tiến hành đàm phán với các đối tác nước ngoài về mặt hàng nhập khẩu, giá cả, các phương thức giao nhận hàng, thời gian nhận hàng, phương thức thanh toán…Trên cơ sở đó lập phương án kinh doanh trình Tổng giám đốc xemxét, ký duyệt Sau khi được Tổng giám đốc ký duyệt, hợp đồng nhập khẩu sẽ được ký bằng fax hoặc ký trực tiếp giữa các bên Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, phòng kinh doanh chuyển bản hợp đồng chính kèm với đơn xin mở L/C cho kế toán ngân hàng để làm thủ tục mở L/C Khi mở L/C phòng kinh doanh phải làm thủ tục gồm: Đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng; Hợp đồng mua hàng nước ngoài kèm theo giấy uỷ quyền của Tổng giám đốc để kế toán ngân hàng ra ngân hàng mở L/C Thực hiện thủ tục này Công ty thường phải mua ngoại tệ để ký quỹ (giá trị ký quỹ bằng khoảng 10% giá trị hợp đồng), ngoài ra Công ty còn phải lập một uỷ nhiệm chi (UNC) để trả phí cho ngân hàng về việc mở L/C Khi vay vốn mở L/C Công ty phải xuất trình: phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng nhập khẩu, bảng kê tài chính, cam kết sử dụng vốn.
Khi nhận được L/C đã mở, bên bán tiến hành kiểm tra nội dung xem có phù hợp không, nếu thoả mãn như điều kiện đã ký kết trong hợp đồng thì giao hàng lên tàu, đồng thời lập chứng từ thanh toán nhờ ngân hàng thông báo chuyển cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán và giao toàn bộ chứng từ cho Công ty để nhận hàng Bộ chứng từ này gồm: hợp đồng thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu đóng gói, chứng từ bảo hiểm
Sau khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về tới ngân hàng mở L/C, ngân hàng sẽ kiểm tra và yêu cầu cán bộ Công ty kiểm tra lại, nếu thấy hợp lý thì đồng ý trả tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu Khi nhận được bộ chứng từ gốc có kèm chữ ký của ngân hàng, nhân viên phòng kinh doanh của Công ty sẽ mang bộ chứng từ này đến địa điểm nhận hàng, kiểm nhận hàng, làm thủ tục hải quan và nhận thông báo thuế Chứng từ sử dụng khi kiểm nhận hàng gồm: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, Biên bản giám định của Hải quan, bảng tính thuế…Kế toán căn cứ vào các chứng từ này và giấy thông báo nộp thuế để phản ánh thuế nhập khẩu Hàng hóa sau khi làm thủ tục nhập kho, hoặc giao bán thẳng ngay tại cảng nhập đều được phản ánh là hàng đã nhập kho Bộ chứng từ thanh toán sau khi về tới Công ty sẽ được Công ty kiểm tra, đối chiếu với L/C, nếu thấy phù hợp thì Công ty tiến hành làm thủ tục thanh toán bằng L/C cho nguời bán thông qua ngân hàng mở L/C tại nước mình và ngân hàng thông báo tại nước người bán Thanh toán theo hình thức này Công ty phải trả cho ngân hàng mở L/C phí thanh toán L/C , thường là bằng UNC.
1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá vốn hàng nhập khẩu
Do Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê KKTX nên việc xuất- nhập hàng hoá phải được ghi hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hơn nữa, do giá cả hàng hoá nhập luôn thay đổi, phụ thuộc vào giá mua bằng ngoại tệ, tỷ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời giá ngoại tệ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu… nên PLC đã xây dựng giá hạch toán để quản lý thống nhất trong toàn Công ty Cuối kỳ, kế toán tổng hợp quyết toán, tính khoản chênh lệch giữa giá hạch toán với giá vốn hàng nhập khẩu để phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ Do đó trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kế toán luôn theo dõi giá trị hàng nhập trên hai TK là TK giá hạch toán và TK chênh lệch giá hạch toán và giá thực tế Biểu giá hạch toán Công ty xây dựng thường lớn hơn giá hàng nhập
Để hạch toán các nghiệp nhập khẩu hàng hoá, Công ty sử dụng các TK sau:
TK 156- Hàng hoá tồn kho
TK 156.121- Dầu mỡ nhờn theo giá hạch toán
TK 156.122- Chênh lệch giá vốn –giá hạch toán dầu mỡ nhờn
TK 156.141- Hoá chất theo giá hạch toán
TK 156.142- Chênh lệch gia vốn –giá hạch toán hoá chất
TK 156.151- Nhựa đường theo giá hạch toán
TK 156.152- Chênh lệch giá vốn – giá hạch toán nhựa đường
TK 331- Phải trả nhà cung cấp
Do đặc thù kinh doanh riêng nên Công ty không sử dụng TK 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá, mọi chi phí liên quan tới thu mua hàng hoá đều được tập hợp vào TK 641.
Các TK liên quan còn lại như TK tiền gửi, Công ty mở TK chi tiết với từng ngân hàng: TK 112.11- Tiền gửi VND- Vietcombank
Công thức tính giá vốn hàng nhập khẩu:
PLC áp dụng phương pháp tính giá vốn hàng nhập khẩu theo giá CIF. Công thức tính giá vốn hàng nhập khẩu là:
Trị giá mua thực tế hàng nhập khẩu = Giá CIF + Thuế nhập khẩu
1.3 Các danh mục hàng hoá, khách hàng được khai báo sử dụng trong kế toán lưu chuyển hàng hoá tại PLC
Do Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy kết hợp đồng bộ với hệ thống vi tính nối mạng cục bộ toàn Công ty nên công tác kế toán thuận tiện hơn rất nhiều Trong phần mềm kế toán, Công ty khai báo sẵn các mã hàng hoá, các mã khách hàng kèm theo các thông tin liên quan Khi kế toán cập nhật số liệu cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến từng khách hàng, nhà cung cấp hoặc từng loại hàng hoá thì chỉ việc gọi mã hàng, mã khách cần điền thông tin vào sổ từ danh mục đã khai báo sẵn trong máy, máy sẽ tự động điền đủ các thông tin cần thiết và chính xác vào sổ kế toán (thay vì kế toán thủ công phải ghi chép, đối chiếu tỉ mỉ từ các chứng từ vào sổ kế toán) Sau đây em xin trích dẫn một số danh mục hàng hoá, khách hàng của PLC được khai báo sử dụng trong máy tính:
Mã HH Tên hàng hoá ĐVT TK HH-giá
TK HH- CL giá TK giá vốn TK doanh thu
DMN01 Dầu nhờn Energol HD40 Kg 156121 156122 63212 5112
DMN02 Dầu nhờn Energol LSFP1 Kg 156121 156122 63212 5112
DMN13 Dầu nhờn Motor Oil HD40 Kg 156121 156121 63212 5112
HC12 Dung môi nhựa mềm Kg 156141 156142 63214 5114
ND01 Nhựa đường xá Kg 156151 156152 63215 5115
BIỂU SỐ 1: DANH MỤC HÀNG HOÁ
Mã khách Tên khách Địa chỉ Mã số thuế
CN01 Chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng Số 1 Hùng Vương - Hồng Bàng -Hải Phòng 0100105528-1 CN02 Chi nhánh Hoá dầu Đà Nẵng Số 6 Bạch Đằng -Hải Châu- Đà Nẵng 0100325500-1
KH08 Công ty Cổ phần An Dân Số 76- An Dương -Hải Phòng 010019761984
KH10 Công ty Giầy Thượng Đình Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội 01010197830- 1
NB06 Công ty ELF PARIS 16 avenne dela – République-France 033141352906
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
BIỂU SỐ 2: DANH MỤC KHÁCH HÀNG
Chứng từ gốc về NK (Phiếu nhập kho, Thông báo thuế, Phiếu chi, Giấy báo Nợ…)
Sổ chi tiết Thanh toán với nhà cung cấp Bảng kê TK 156121, 156141, 156151, …
Bảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn
1.4 Trình tự ghi sổ kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại PLC:
Sơ đồ số 33: Trình tự ghi sổ kế toán nhập khẩu hàng hoá tại PLC
Tại kho: Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu nhập kho, thủ kho cập nhật số lượng hàng nhập vào thẻ kho của mặt hàng tương ứng Cuối tháng, tổng hợp lượng nhập, xuất, tồn lên Báo cáo Nhập, Xuất, Tồn (chi tiết theo ngành hàng) để gửi lên phòng kế toán kiểm tra đối chiếu.
Tại phòng kế toán Công ty: Căn cứ vào Phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan tới lô hàng nhập khẩu, kế toán nhập khẩu vào Bảng kê TK 156121,
156141, 156151 để theo dõi trị giá hạch toán và chênh lệch giữa giá hạch toán và thực tế của lô hàng nhập kho chi tiết theo từng ngành hàng; đồng thời vào Sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp (chi tiết từng nhà cung cấp) để theo dõi tình hình thanh toán với mỗi nhà cung cấp Cuối tháng, căn cứ vào các dòng tổng trên các Bảng kê TK 156121, 156141, 15151, kế toán tổng hợp vào sổ Cái TK 156121, 156141, 156151; từ các Sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp tổng hợp vào NK- CT số 5, mỗi nhà cung cấp được ghi một dòng trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
NK- CT số 5 và tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có, số dư đầu tháng và cuối tháng sẽ được tổng hợp lên sổ Cái TK 331 Đối với các khoản phát sinh liên quan đến thuế Nhập khẩu và Thuế GTGT hàng Nhập khẩu, kế toán cũng theo dõi chi tiết trên Bảng kê TK 3333, 33312 cuối tháng tổng hợp lên sổ Cái
1.5 Thực tế hạch toán nhập khẩu hàng hoá tại PLC Để trình bày rõ hơn về công tác hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại PLC , sau đây em xin minh họa chi tiết 1 nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phát sinh trong tháng 10/ 2005 của đơn vị.
1, Ngày 23/9/2005 Phòng kinh doanh (PKD) đề xuất phương án kinh doanh số 100-2005/PKD lên Tổng giám đốc với nội dung sau: Đề nghị nhập khẩu:
Mặt hàng Số lượng (kg) Đơn giá ( $/ kg ) Số tiền (USD)
Lý do nhập: 1- Nhập 50 tấn Dầu nhờn Energol HD40 bán cho Công ty CPAn Dân theo ĐĐH số 05899 ngày 20/9/2005.
2- Nhập 80 tấn Dung môi nhựa mềm xuất điều động cho CN Hoá dầu Hải Phòng theo Đề nghị xuất hàng số 05018 của CN Hoá dầu Hải Phòng ngày 01/09/2005
3- Số còn lại nhập kho Công ty để đảm bảo duy trì nguồn hàng theo kế hoạch.
2, Sau khi TGĐ phê duyệt PAKD số 100-2005/PKD, ngày 30/9/2005 đại diệnPKD ký hợp đồng ngoại số L/C3005NR01ILC0085 với Công ty Ethy (Mỹ )
Hai bên thống nhất như sau:
Mặt hàng Số lượng (Kg) Đơn giá CIF
*Hình thức thanh toán: L/C không thể huỷ ngang.
3, Ngày 1/10/2005 kế toán ngân hàng đến Ngân hàng Vietcombank ký quỹ số tiền trị giá 10% HĐ ngoại để xin mở L/C, còn 90% giá trị HĐ ngoại còn lại là tiền Công ty dùng tiền vay ngân hàng để mua ngoại tệ Cùng ngày Ngân hàng gửi giấy báo Nợ số 11001 thông báo đã trích từ TK tiền gửi của PLC sang TK ký quỹ số tiền là: 339.700.000 đ, tỷ giá ngày 1/10/2005 là 17.800 VND/ USD và 469.260 đ phí mở L/C (GTGT 10%)
Căn cứ vào giấy báo Nợ trên, kế toán vào Sổ chi tiết TK 144 và Bảng kê số 5 để theo dõi khoản ký quỹ và chi phí mua hàng theo bút toán sau:
4, Ngày 2/10/2005 kế toán ngân hàng PLC nộp đơn xin mua ngoại tệ của NH Vietcombank số ngoại tệ là: 193.500 USD để thanh toán tiền nhập khẩu theo
HĐ ngoại số L/C3005NR01ILC0085
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX
Mặc dù có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với nhiều đơn vị trực thuộc cách xa nhau về mặt địa lý, song với việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy hợp lý, PLC đã xây dựng được một hệ thống quản lý chặt chẽ, thống nhất Với mô hình trực tuyến chức năng đang áp dụng tại Công ty như hiện nay, Công ty có thể tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau Mặt khác, với phong cách quản lý hiện đại, Công ty luôn tạo mọi điều kiện để các đơn vị trực thuộc chủ động trong hoạt động kinh doanh và góp phần cho sự phát triển chung của Công ty.
2 Công tác kế toán nói chung
Những thành tích mà Công ty đã đạt được trong những năm qua là kết quả tất yếu cho nỗ lực các bộ phận, phòng ban trong Công ty, trong đó có sự góp sức không nhỏ của bộ phận kế toán Công ty Không ngừng hoàn thiện, bộ phận kế toán của Công ty liên tục cập nhất chế độ, chính sách tài chính kế toán hiện hành và áp dụng chế độ một cách linh hoạt, phù hợp và cung cấp các thông tin tài chính cho cán bộ quản lý một cách nhanh chóng và chính xác, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có lợi cho Công ty.
Về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp theo mô hình tập trung nửa phân tán Mô hình này một mặt đảm bảo cho bộ máy vận hành một cách đồng bộ, mặt khác đảm bảo tính chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình hoạt động. Đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán được phân công công việc một cách khoa học , có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhanh nhạy cập nhật những thay đổi của chế độ hiện hành và biết cách ứng dụng vào hệ thống kế toán của đơn vị mình một cách linh hoạt.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong Công ty đã tạo nhiều thuận lợi cho bộ phận kế toán trong quá trình thu thập số liệu, lên kế hoạch, triển khai các quyết định liên quan đến tài chính…
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
Trang bị máy tính và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình xử lý thông tin kế toán thực hiện trên máy vi tính được tiến hành một cách thông suốt.
Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
Hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng phù hợp với quy định của nhà nước về mẫu mã, cách lập và quản lý chứng từ Mọi chứng từ kế toán của Công ty đều được sử dụng đúng mục đích và chức năng kinh doanh của đơn vị. Quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia vào quá trình luân chuyển.
Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ được tổ chức một cách chặt chẽ, theo đó các cán bộ kế toán là những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tập hợp và sắp xếp chứng từ sao cho tiện lợi và dễ tra cứu nhất.
Về hệ thống Tài khoản
Hệ thống TK kế toán của Công ty được thiết kế phù hợp, đảm bảo phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất tình hình kinh doanh của đơn vị Ngoài ra Công ty còn xây dựng hệ thống mã khách, mã phí rất chi tiết nhằm cung cấp các thông tin quan trọng trong phục vụ cho hoạt động quản trị của ban lãnh đạo.
Về hệ thống sổ sách kế toán
Hiện Công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký - chứng từ là hình thức sổ theo dõi và cung cấp đầy đủ nhất các thông tin kế toán tài chính.
Về hệ thống báo cáo kế toán
Ngoài hệ thống báo cáo tài chính lập theo quy định của nhà nước (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính), Công ty còn lập các báo cáo quản trị, các báo cáo kiểm kê rất có giá trị đối với công tác quản lý và các quyết định kinh doanh.
3.Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại.Kết quả của quá trình tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những nỗ lực mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh Chính vì vậy, kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phản ánh kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Xác định rõ được tầm quan trọng đó,những năm qua, PLC đã tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá một cách có hệ thống và khoa học Có thể chỉ ra những ưu điểm sau:
Về TK sử dụng: Do kinh doanh với hơn 700 mặt hàng khác nhau, để dễ theo dõi quản lý, Công ty đã chi tiết TK 1561 thành 3 TK cấp 3 là TK 156121, TK
156141, TK 156151 chi tiết cho từng ngành hàng Việc phân chia này giúp cho theo dõi hàng tồn kho và lượng tiêu thụ của mỗi ngành hàng Song song với chi tiết TK hàng hoá cho 3 ngành hàng, Công ty cũng theo dõi Doanh thu, giá vốn chi tiết theo từng nhóm tương ứng Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và ra quyết định kinh doanh của ban lãnh đạo Đối với các nhà cung cấp, Công ty cũng phân chia thành TK 3311- Thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài; TK 3312- Thanh toán với nhà cung cấp trong nước để dễ theo dõi tình hình công nợ hàng nhập khẩu và hàng mua trong nước. Việc chi tiết TK 144 thành TK 1441- Ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng VND và TK 1442 –Ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng ngoại tệ giúp cho kế toán có thể theo dõi cụ thể loại tài sản dùng để ký quỹ, để tách biệt được việc ký quỹ thông thường với ký quỹ để mở L/C cho hoạt động nhập khẩu.
Về phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho: Hàng hoá của Công ty chủ yếu được nhập khẩu trực tiếp về bán Giá vốn hàng nhập khẩu luôn thay đổi do phụ thuộc vào giá mua ngoại tệ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu và tỷ giá giữa đồng ngoại tệ với đồng Việt Nam của từng lô hàng Do vậy việc Công ty sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá hạch toán là rất hợp lý Hơn nữa, do văn phòng Công ty là đơn vị cung cấp nguồn hàng duy nhất cho toàn bộ Công ty nên phương pháp tính giá này còn thuận lợi cho việc quản lý và thống nhất giữa Công ty và các chi nhánh, xí nghiệp, giảm bớt được khối lượng công việc cho kế toán.
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế nói chung và là công cụ quản lý doanh nghiệp nói riêng Như vậy , khi nền kinh tế có những đổi mới hay doanh nghiệp có những chuyển biến nhất định, thì kế toán cũng phải thay đổi theo hướng phù hợp Xét ở góc độ vĩ mô, từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà nước đã không ngừng đổi mới cung cách quản lý nói chung, và hướng dẫn kế toán nói riêng cho phù hợp với tình hình mới Điều này đánh dấu bởi việc ban hành Luật kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và hàng loạt các thông tư hướng dẫn Xét ở góc độ vi mô, không một doanh nghiệp nào là hài lòng với vị trí hiện tại, để có thể tồn tại thì chỉ có cách là phải phát triển nó theo hướng mở rộng quy mô hoặc chuyên sâu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Để có thể hoà nhập thì chỉ có cách là học hỏi và không ngừng hoàn thiện công tác quản lý hiện đại Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán là tất yếu.
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex
Trong tình hình kinh tế năng động như hiện nay, kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần có được từ việc thực hiện các giao dịch mua, bán hàng hoá mà đó còn là kết quả của việc phản ánh và ghi chép một cách khoa học và hệ thống tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả chi phí cũng như doanh thu trong quá trình lưu chuyển hàng hoá Riêng đối với các nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá, có thể xem đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng nhất Hàng hoá của PLC được nhập khẩu là chủ yếu và hiện Công ty đang áp dụng rất nhiều phương thức bán hàng khác nhau Vì vậy, công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá phải được tổ chức một cách chặt chẽ để có thể phản ánh một cách đầy đủ và chính xác, phù hợp với chế độ hiện hành toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình mua và bán hàng hoá Do đó, để có thể phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán nói chung, công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nói riêng, nhiệm vụ hoàn thiện phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đúng đắn Hoàn thiện phải được xem như một công việc thường xuyên, nghiêm túc và phải được thực hiện một cách có hiệu quả.
2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa. Để công việc hoàn thiện thực sự có ý nghĩa và đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex ,cần phải nắm rõ các nguyên tắc sau:
Hoàn thiện phải phù hợp với những văn bản và quản lý tài chính, chế độ và chuẩn mực kế toán của Nhà nước.
Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên tắc này có thể được hiểu là việc vận dụng các chính sách và chế độ hiện hành cụ thể vào hoạt động của doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời tạo, sao cho một mặt không trái với pháp luật nhưng mặt khác phải đảm bảo phản ánh chính xác và tạo sự thuận tiện trong quá trình áp dụng.
Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả Mọi phương hướng hoàn thiện đưa ra đều phải được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể đưa vào áp dụng, sau khi hoàn thiện công tác công tác kế toán được tinh giản một cách đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực.
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể, đồng bộ, tránh tình trạng hoàn thiện cho công tác này lại gây khó khăn cho công tác khác.
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX
Công tác hoàn thiện kế toàn lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá được thiết kế một cách mạch lạc, rõ ràng là mong muốn không chỉ của cán bộ phòng kế toán, của ban lãnh đạo Công ty mà đó cũng là mong muốn của những người quan tâm đến sự lớn mạnh và phát triển của Công ty, đặc biệt là khi Công ty đã chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần Với kiến thức lý luận được học tại nhà trường cùng với những thực tế mà em tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện sau:
1.Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ từ góc độ kế toán tài chính.
1.1.Hoàn thiện việc lập và luân chuyển chứng từ:
Trường hợp bán buôn cho khách hàng theo phương thức chuyển hàng, Công ty nên có thoả thuận sẵn và rõ ràng với khách hàng và yêu cầu đặt trước một khoản tiền hàng Trên thực tế thì khách mua buôn của Công ty hầu hết là các đối tác có quan hệ lâu năm, hơn nữa hàng hoá của Công ty có nguồn gốc từ các hãng có uy tín trên thế giới và được đóng theo hộp, phuy nên trường hợp thiếu hụt, hao hụt rất hiếm xảy ra Vì vậy, khi xuất kho hàng hoá để giao cho khách bán buôn, Công ty nên tiến hành lập ngay hoá đơn GTGT cho khách hàng, đảm bảo đúng như quy định và cũng tránh được nhiều bất lợi trong công tác vận chuyển hàng.
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Về việc ghi sổ chứng từ chậm trễ gây sai lệch thông tin kế toán về hàng hoá nhập khẩu sẽ được giải quyết khi Công ty sử dụng thêm TK 151- hàng mua đang đi đường Khi này, khi hàng chưa về tới kho Công ty, kế toán hạch toán ghi nhận tăng hàng mua đang đi đường, ghi nhận công nợ phải trả và số thuế phải nộp
1.2 Hoàn thiện hệ thống TK sử dụng Để hệ thống tài khoản của Công ty phản ánh được đầy đủ các thông tin và thống nhất theo quy định của chế độ, Công ty nên sử dụng các TK:
TK 1562: Tài khoản 1562 có thể được xem là một trong những tài khoản đặc trưng của các đơn vị kinh doanh thương mại Mặc dù hiện tại việc tập hợp chi phí thu mua vào TK 641 là thuận tiện, nhưng về lâu dài khi tình hình kinh doanh có biến động, không còn ổn định như hiện nay, thì việc phân bổ chi phí nghiệp vụ kinh doanh như cách Công ty đang áp dụng sẽ không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ, thậm chí gây lỗ giả Sử dụng TK 1562 để tập hợp chi phí thu mua hàng hóa sẽ giúp cho Công ty theo dõi được sát sao những chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, và đây cũng là căn cứ để nhà quản trị đánh giá những mặt hàng, những phương thức mua hàng phát sinh chi phí thu mua lớn, từ đó đưa ra phương án thu mua hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí trong quá trình thu mua Mặt khác, cuối kỳ Công ty mới có thể phân bổ chính xác chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Với tình hình giá xăng dầu thế giới thường xuyên biến động như hiện nay,Công ty nên sử dụng TK 159 như một khoản bảo đảm, giúp Công ty chủ động trong những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Để tránh những thiệt hại do không thu được nợ của khách hàng và thực hiện theo đúng thông tư hướng dẫn 170/ TT- BTC về trích lập dự phòng phải thu khó đòi, Công ty nên mở thêm TK này
TK 151- Hàng mua đang đi đường: Để đảm bảo theo dõi chính xác chỉ tiêu tài sản lưu động cũng như đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình hàng hoá, Công ty nên mở thêm TK 151để theo dõi hàng mua đang đi trên đường Việc sử dụng TK này cũng giúp theo dõi chính xác và kịp thời hơn chỉ tiêu nợ phải trả.
TK 5113- Doanh thu bán lẻ: Có thể việc sử dụng thêm TK này sẽ phức tạp hơn cho công tác kế toán bán hàng nhưng sử dụng thêm TK 5113, Công ty sẽ tách bạch cụ thể, rõ ràng được doanh số bán buôn và bán lẻ, rất thuận tiện khi
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS- TS Nguyễn Thị Lời muốn có số liệu để phân tích khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm hay hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.
TK 521- Chiết khấu thương mại: Trong một chừng mực nào đó, chiết khấu thương mại có tính chất thu hút khách hàng rất lớn, nhưng khi không thể hiện rõ khoản này trên hoá đơn bán hàng mà chỉ thông qua hợp đồng giảm trực tiếp vào giá bán thì hiệu quả của nó sẽ hạn chế hơn Hơn nữa để có thể theo dõi sát sao hơn chính sách chiết khấu đối với khách hàng, có căn cứ để so sánh và điều chỉnh giữa các giai đoạn kinh doanh, Công ty nên sử dụng tài khoản này để phản ánh phần chiết khấu thương mại cho khách hàng
TK 007- Ngoại tệ các loại: Hiện nay, Công ty có nhiều đối tác nước ngoài ở nhiều nước khác nhau Công ty thường xuyên phải sử dụng các ngoại tệ như: USD, EURO, YEN, Dola Singapore…để thực hiện trong thanh toán hàng nhập khẩu Công ty nên mở TK 007-chi tiết mỗi loại ngoại tệ để theo dõi sự tăng, giảm, số dư mỗi loại nguyên tệ của Công ty, có kế hoạch sử dụng hoặc mua ngoại tệ phục vụ công tác nhập khẩu hàng hoá.
1.3 Hoàn thiện phương pháp hạch toán
Về việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá liên quan đến ngoại tệ:
Công ty cũng nên tuân thủ theo đúng quy định trong chuẩn mực về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ , tức là TK 431- chỉ được sử dụng để hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính Hàng ngày, khi có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán phản ánh vào TK 635-chi phí tài chính ( nếu lỗ ), hoặc TK 515- doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) Đến cuối năm tài chính, Công ty phải đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái thì ghi Có TK 413, ghi Nợ các tài khoản có gốc ngoại tệ liên quan Nếu lỗ thì ghi ngược lại Sau đó, kết chuyển lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm vào TK 515 (TK 635).
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập trên số lượng hàng tồn kho kiểm kê cuối niên độ và thực tế diễn biến giá trong năm có kết hợp dự báo giá sẽ diễn biến trong niên độ tiếp theo:
Mức dự phòng cần lập Số lượng hàng tồn kho x Mức chênh lệch giảm
SVTH: Bùi Thị Chang- Kế toán 44D Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho một niên độ mỗi loại giá hàng tồn kho
* Bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Loại hàng hoá Số lượng Giá ghi sổ kế toán
Giá tại ngày kiểm kê
Mức dự phòng cần lập
Bút toán 1: Cuối niên độ, căn cứ vào tình hình giá cả, tiến hành trích lập giảm giá hàng tồn kho nếu trích lập năm trước chưa đủ:
Nợ TK 632: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 1569: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bút toán 2: Hoàn nhập dự phòng năm trước trích lập lớn hơn năm nay:
Nợ TK 159: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Lập dự phòng phải thu khó đòi.
* Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Công ty được phép trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khoản nợ đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác; hoặc những khoản nợ chưa quá hạn thanh toán nhưng con nợ không có khả năng trả nợ ( trường hợp con nợ chuẩn bị làm thủ tục phá sản, trốn chạy, đang bị toà án kinh tế xét xử…) thì Công ty cũng được phép trích lập dự phòng cho những khoản nợ đó.
* Phương pháp lập dự phòng:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm
+ 50% đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng các chế tài và cung cách quản lý thông thoáng Không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện Luật kế toán, các chuẩn mực cũng như ban hành các thông tư hướng dẫn thực hành chế độ kế toán Mặt khác các DN cũng luôn mong nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía Nhà nước để các DN có thể yên tâm hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng các quy chế của Nhà nước trong việc trình bày các thông tin tài chính Nhà nước cũng cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, tạo môi trường công bằng và bình đẳng giữa các DN trong việc thực hiện các chính sách Đồng thời xây dựng một hệ thống thu thập các thông tin phản hồi từ phía các DN về hệ thống pháp luật, chế độ, chuẩn mực mà Nhà nước ban hành để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.
Là một trong hai nhân tố tác động đến hệ thống kế toán, các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực không ngừng Việc thực hiện đúng pháp luật là việc không thể không làm của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về luật, đồng thời phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên những thông tin mới về sự điều chỉnh, chỉnh sửa của hệ thống pháp luật kế toán Đồng thời doanh nghiệp phải tự nâng cao hiểu biết của mình để có thể tiếp nhận và nắm vững những thay đổi này một cách rõ ràng Khi không nắm vững chế độ cần phải chủ động trao đổi với cơ quan có thẩm quyền, tránh tình trạng tự làm luật trong doanh nghiệp mình, vi phạm pháp luật, vi phạm chế độ Đồng thời với việc tiếp nhận và tuân thủ chế độ mới, doanh nghiệp cần có nghiên cứu nghiêm túc về các chế độ mới và có ý kiến phản hồi cho các cơ quan ban hành luật, để tạo được sự kết nối giữa người làm luật và người ban hành luật Song song với những việc trên, doanh nghiệp cần có những đầu tư thích đáng để đưa các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào công tác kế toán.