1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại tổng công ty sách việt nam

108 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Và Xác Định Kết Quả Tiêu Thụ Tại Tổng Công Ty Sách Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Phương Thanh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 224,79 KB

Nội dung

Tổ chức phỏt hành sỏch khi đú làmột bộ phần thuộc Nhà in Quốc gia, cú chi nhỏnh ở cỏc liờn khu, cỏc hiệu sỏch vàchi điểm hiệu sỏch.Tuy nhiờn , để tăng cường vai trũ và vị trớ của Ngành,

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 9

1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 9

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 9

1.2 Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Sách Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán luân chuyển hàng hoá 11

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sách Việt Nam 13

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 2 năm 2006-2007… ……… 13

1.3.2 Xu hướng phát triển của Tổng công ty trong một số năm tới 14

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 15

2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty 18

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành phần trong bộ máy kế toán 19

2.2 Hình thức kế toán và đặc điểm các phần hành kế toán của Tổng công ty sách Việt Nam 22

2.2.1 Các chính sách, chế độ kế toán được vận dụng và áp dụng: 22

2.2.2 Đặc điểm các phần hành kế toán chủ yếu tại Tổng công ty 25

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 34

1 Những vấn đề chung về hoạt động lưu chuyển hàng tại Tổng công ty Sách Việt Nam 34

1.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh, thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ 34

Trang 2

1.2 Các chính sách kinh doanh của Tổng công ty 35

2 Kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Tổng công ty Sách Việt Nam 37

2.1 Kế toán nhập kho hàng hoá 37

2.2 Kế toán xuất kho hàng hóa 48

3 Thực tế công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Việt Nam 72

3.1 Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty 72

3.2 Kế toán chi phí bán hàng 72

3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 76

3.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 80

3.5 Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuân tiêu thụ của doanh nghiệp 84

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 86

1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá ở Tổng công ty Sách Việt Nam 86

1.1 Ưu điểm 86

1.2 Những hạn chế còn tồn tại 88

2 Sự cần thiết và các nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ 91

2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ 91

2.2 Các nguyên tắc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ 92

Trang 3

3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển

hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Viêt Nam 92

3.1 Về hệ thống sổ sách kế toán 93

3.2 Về hệ thống tài khoản 95

3.3 Về cách xác định giá vốn hàng bán 96

4 Các biện pháp tăng cường công tác tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Viêt Nam 98

4.1 Có chiến lược kinh doanh phù hợp 98

4.2 Chiến lược tìm kiếm, phát triển và duy trì khách hàng, bạn hàng 100

4.3 Nâng cao công tác quản lý, lập kế hoạch trong kinh doanh 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTGT: Giá trị gia tăng

TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK: Tài khoản

CC: Cơ cấu

TT: Thứ tự

LNT: Lợi nhuận thuần

DTT: Doanh thu thuần

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 5

TNBQ: Thu nhập bình quân

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu số 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty sách Việt Nam 16

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Sách Việt Nam 19

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 24

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền 26

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán kho hàng 28

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán kế toán công nợ phải thu 30

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán kế toán công nợ phải trả 31

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương 33

Biếu số 2.1: Phiếu nhập kho 39

Biểu số 2.2: Sổ chi tiết hàng hóa 40

Biểu số 2.3: Bảng kê phiếu nhập kho 50A Hàng Bài 41

Biểu số 2.4: Bảng kê tổng hợp phiếu nhập 42

Biểu số 2.5: Chứng từ ghi sổ 43

Biểu số 2.6: Sổ cái TK 156 44

Biếu số 2.7: Sổ chi tiết công nợ phải trả quý 3 46

đối với Nhà xuất bản Trẻ 46

Biếu số 2.8: Công nợ tổng hợp TK 331 sách 47

Biểu số 2.9: Hoá đơn GTGT 52

Biểu số 2.10: Bảng kê hoá đơn bán hàng tháng 11 năm 2007 53

Biểu số 2.11: Chứng từ ghi sổ 54

Biếu số 2.12: Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ 55

Biểu số 2.13: Bảng tổng kết doanh số bán ra trong 56

tháng 11 năm 2007 56

Biểu số 2.14: Chứng từ ghi sổ 57

Biểu số 2.15: Chứng từ ghi sổ 58

Biếu số 2.16: Sổ cái TK 632 59

Trang 6

Biểu số 2.10: Bảng kê hoá đơn bán hàng tháng 11 năm 2007 61

Biểu số 2.17: Chứng từ ghi sổ 62

Biểu số 2.13: Bảng tổng kết doanh số bán ra trong 63

tháng 11 năm 2007 63

Biểu 2.18: Chứng từ ghi sổ 64

Biểu số 2.19: Sổ cái TK 511 65

Biểu số 2.20: Sổ chi tiết công nợ phải thu 68

Biểu số 2.21: Công nợ tổng hợp TK 131 Sách trong 69

tháng 11 năm 2007 69

Biểu 2.22: Tờ khai thuế GTGT 71

Biểu số 3.1: Sổ chi tiết TK 641 73

Biểu số 3.2: Chứng từ ghi sổ 74

Biểu số 3.3: Sổ cái TK 641 75

Biểu số 3.4: Sổ chi tiết tài khoản 642 77

Biểu số 3.5: Chứng từ ghi sổ 78

Biểu số 3.6: Sổ cái TK 642 79

Biểu số 3.7: Chứng từ ghi sổ 81

Biểu số 3.8: Chứng từ ghi sổ 82

Biểu số 3.9: Sổ cái TK 911 83

Biểu số 3.10: Bảng so sánh kết quả tiêu thụ mặt hàng sách 84

giữa 2 năm 2006 - 2007 84

Biểu số 3.11: Bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh 85

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Theo định hướng phát triển của Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, Tổng công

ty Sách Việt Nam được thành lập nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý,kinh doanh khép kín ba khâu xuất bản – in ấn – phát hành sách để cung ứng các vănhóa phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về thông tin văn hóa và giáo dục chotoàn dân, nâng cao dân trí và văn hóa cho người dân, góp phần vào sự nghiệp xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồngthời cũng đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Sách Việt Nam, em đã tìm hiểu cáchoạt động của Tổng công ty cũng như hệ thống kế toán của doanh nghiệp Đây làmột doanh nghiệp nhà nước, với hệ thống quản lý, kinh doanh có một số đặc điểmngành nghề riêng, có nhiều đặc thù về định hướng phát triển ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh Vì vậy, trong những năm gần đây, Tổng công ty đang hoàn thiện cáckhâu về quản lý doanh nghiệp, phương án kinh doanh, dần đi vào hoạt động kinhdoanh có lãi

Đối với bất kì doanh nghiệp thương mại nào thì quá trình lưu chuyển hànghoá và xác định kết quả tiêu thụ luôn đóng một vai trò rất quan trọng Nhận thứcđược điều này, trong quá trình thực tập tại Tổng công ty Sách Việt Nam, em đã

chọn đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp này, em xin trình bày 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Sách Việt Nam

Phần 2: Thực tế công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Việt Nam

Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Tổng công ty Sách Việt Nam.

Trang 8

Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến cô giáo: PGS – TS Nguyễn Minh Phương cùng các cô chú trong ban lãnh đạo, phòng Kế hoạch - tài vụ và các

phòng ban khác, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đượcchuyên đề này Do điều kiện thời gian có hạn và do hạn chế chủ quan của bản thânnên chuyên đề của em có thể còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh Kính mong côgiáo đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện được chuyên đề của mình hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÁCH

VIỆT NAM

1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tên đơn vị: Tổng công ty Sách Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam book corporation

Tên viết tắt: SAVINA

Trụ sở chính: Số 44 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ quan sáng lập: Bộ Văn hoá – Thông tin

Giai đoạn 1: từ năm 1952 đến năm 1975

Tiền thân của Tổng Công ty Sách Việt Nam là Nhà in Quốc gia Ngày

10-10-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia vớihai chức năng chủ yếu là in và phát hành sách trong cả nước Đó là ngày đánh dấu

sự ra đời của Ngành phát hành sách Việt Nam Tổ chức phát hành sách khi đó làmột bộ phần thuộc Nhà in Quốc gia, có chi nhánh ở các liên khu, các hiệu sách vàchi điểm hiệu sách

Tuy nhiên , để tăng cường vai trò và vị trí của Ngành, ngày 13-11-1956, Bộtrưởng Bộ Văn hoá đã ra quyết định số 555/VH-TC tách Nhà in Quốc gia Trung

ương thành hai cơ quan: Sở Phát hành sách Trung ương và Quốc doanh In Việt Nam, trực thuộc Cục xuất bản Đồng thời các Hiệu sách tỉnh, thành phố nay đổi tên

là Chi sở phát hành sách tỉnh, thành phố - thuộc Sở phát hành sách Trung ương.

Trang 10

Giai đoạn 2: Từ năm 1976 đến năm 1986

Căn cứ vào việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Văn hoá – Thôngtin đã ra quyết định 180/VHTT-QĐ hợp nhất Quốc doanh phát hành sách Trungương với Công ty xuất nhập khẩu sách báo thành Tổng công ty Phát hành sách.Tổng công ty Phát hành sách là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hoá – Thông tin, kinhdoanh sách, văn hoá phẩm theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản vàcon dấu riêng

Giai đoạn 3: Từ 1987 đến nay

Ngày 19/12/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã ra quyết định số3944/TC-QĐ thành lập Tổng công ty phát hành sách Việt Nam (trên nền của Tổngcông ty phát hành sách cũ) hoạt động theo mô hình của Tổng công ty 90 Ban đầuTổng công ty bao gồm 9 đơn vị thành viên, sau đó kết nạp thêm 3 đơn vị thành viênmới, nâng tổng số đơn vị thành viên lên là 12

Ngày 24/12/2003, theo quyết định số 65/2003/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng

Bộ Văn hoá – Thông tin về việc đổi mới và củng cố Tổng công ty trên cơ sở cácdoanh nghiệp Nhà nước hiện có là Tổng công ty phát hành sách Việt Nam, Nhàxuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản âm nhạc, Công ty in khoa học kĩ thuậtvới tên gọi là Tổng công ty Sách Việt Nam, với chức năng và nhiệm vụ về cơ bản làkhông thay đổi, phạm vi hoạt động được mở rộng do số lượng thành viên được tănglên

Ngày 22 tháng 5 năm 2007, Bộ Văn hoá – Thông tin đã ra quyết định số1544/QĐ-BVHTT chuyển các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sách Việt Nam

về trực thuộc Bộ Văn hoá – Thông tin Tổng công ty trở thành một đơn vị độc lập,không có đơn vị thành viên

Tổng công ty có tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quyđịnh của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong sốvốn do Tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mởtài khoản ở ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước; tổ

Trang 11

chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Điều lệ Tổng công ty và cácquy định của Pháp luật

1.2 Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Sách Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán luân chuyển hàng hoá

Tổng công ty Sách Việt Nam là công ty Nhà nước trực thuộc bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch có chức năng quản lý, kinh doanh khép kín ba khâu xuất bản –

-in ấn – phát hành sách nhằm cung ứng các văn hóa phẩm có chất lượng cao đáp ứngnhu cầu về thông tin văn hóa và giáo dục cho toàn dân

Nghiệp vụ kinh doanh chính của Tổng công ty được quy định trong quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 3944/TC/QĐ ngày 19/12/1997 và số65/2003/QĐ - BVHTT ngày 24/12/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin – Du lịch Cụthể nghiệp vụ kinh doanh của Tổng công ty như sau:

- Xuất bản các loại sách báo, tạp chí và văn hoá phẩm trên các loại chất liệu,công nghệ theo quy định của Luật xuất bản, Luật báo chí và các văn bản pháp luật

có liên quan;

- Sản xuất bản gốc, in nhân bản và kinh doanh các sản phẩm băng âm thanh,đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, và thực hiện các dịch vụ về công nghệ, kĩ thuật ởcác lĩnh vực trên;

- In các loại sách báo, tạp chí, bao bì, nhãn tem, văn hóa phẩm và các loạigiấy tờ quản lý, biểu mẫu và các sản phẩm in khác theo quy định của pháp luật;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụngành xuất bản, in, phát hành sách và các loại vật tư thiết bị, hàng hóa phục vụ sảnxuất, kinh doanh, tiêu dùng khác trong xã hội theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp xuất, nhập khẩu sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm theo quy địnhcủa pháp luật;

- Kinh doanh phát hành sách, báo, văn hóa phẩm và các biểu mẫu, giấy tờquản lý kinh tế - xã hội và các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật;

Trang 12

- Tổ chức và tham gia các triển lãm, hội chợ về sách, văn hóa phẩm, thiết bị

in trong và ngoài nước;

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ thuật, thủ công mĩ nghệ, vănphòng phẩm;

- Nghiên cứu và thể nghiệm các sản phẩm công nghệ mới về xuất bản, in,phát hành sách, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ, viênchức, người lao động trong Tổng công ty;

- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước,nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn vốn và nâng cao chất lượngsản phẩm theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ củaTổng công ty;

- Tổ chức các dịch vụ văn hóa – nghệ thuật, kinh doanh khách sạn và các loạihình dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động công ích như: cơ chế đặt hàng, trợ giá,trợ cước theo quy định của nhà nước;

- Đề xuất và kiến nghị với cơ quan chức năng của Bộ văn hóa - Thông tinxây dựng cơ chế, chính sách quản lý sản xuất kinh doanh xuất bản, in ấn và pháthành

Với đặc điểm kinh doanh như vậy đã có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác

kế toán luân chuyển hàng hoá của Tổng công ty Việc nhập - xuất hàng với khốilượng lớn, số lượng nhiều làm cho công việc của công tác kế toán luân chuyển hànghoá cũng phức tạp và đa dạng hơn Kế toán kết hợp với các phòng ban chức năngkhác theo dõi chi tiết quá trình nhập xuất để có các số liệu chính xác, kịp thời vềtình hình kinh doanh cung cấp cho Ban quản lý của Tổng công ty để từ đó có cácbiện pháp và chính sách kinh doanh đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao chodoanh nghiệp mình

Trang 13

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sách Việt Nam

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 2 năm 2006-2007

Ra đời và hoạt động đã được hơn 50 năm, Tổng công ty đã dành được những

thành công nhất định trong ngành Phát hành sách Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh

tế bùng nổ như hiện nay, việc kinh doanh của đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn Điều

đó được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Tổng

công ty trong những năm gần đây như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

(Đơn vị tính: đồng Việt Nam)

Biểu số 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi so sánh tình hình hoạt động của Tổng công ty trong hai năm, có thể nhận

thấy rằng năm 2007 doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với năm

Trang 14

2006 Các chỉ số tài chính đều tăng với một mức khá vượt bậc Cụ thể, doanh thuthuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng thêm 21.994.227.808 đồng tươngđương với mức tăng là 34.5%, giá vốn hàng bán cũng tăng 15.893.366.519 đồng,tương đương tăng 29% Lợi nhuận gộp từ bán hàng tăng 6.100.861.289 đồng, tươngđương tăng 68.9% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 đạt được

là 500.964.918 đồng, về tuyệt đối đã tăng 122% Đây là một con số chưa thực sựcao nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đã vượtqua thời kì kinh doanh thua lỗ và đang đi vào hoạt động có lãi

Theo các nguồn số liệu do phòng kế hoạch tài vụ Tổng công ty cung cấp, emcũng đã tính ra được một số chỉ tiêu sau: Sức sinh lợi của tài sản trong năm 2006 là-3.5%, trong khi đó sức sinh lợi của tài sản trong năm 2007 là 0.6% Sức sinh lợicủa vốn chủ sở hữu năm 2006 là -7,5% ; trong khi đó sức sinh lợi của vốn chủ sởhữu năm 2007 là 1,6 % Các chỉ số sức sinh lợi trong năm 2007 chưa hẳn là các con

số cao nhưng nó đã phản ánh khả năng tăng trưởng trong năm 2007 của Tổng công

ty Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty trong 2 năm cũng tăng 293.300đồng Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Tổng công ty đã kinh doanh có hiệu quảhơn và đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được nâng cao hơn

Như vậy, có thể nói rằng sau một số những thất bại, Tổng công ty đã đứnglên được để tiếp tục phát triển Dù lợi nhuân đạt được chưa phải là nhiều, song vớinhững cố gắng nỗ lực của toàn đội ngũ cán bộ công nhân viên, cùng sự sáng tạotrong quản lý điều hành của Ban quản lý, Tổng công ty sẽ dành được những thắnglợi trong những năm tiếp theo, và vẫn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phát hànhtrong cả nước

1.3.2 Xu hướng phát triển của Tổng công ty trong một số năm tới

Về ngắn hạn:

- Thực hiện mục tiêu kinh doanh có lãi sao cho lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp năm sau cao hơn năm trước là 10% Cụ thể trong năm 2008, Tổngcông ty cần đạt được lợi nhuận sau thuế là lớn hơn hoặc bằng 551.061.410

Trang 15

đồng Trong đó, tổng doanh thu cần đạt 94.210.367.298 đồng, giá vốn hàngbán đạt 77.768.390.359 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bánhàng là 16.464.667.927 đồng Muốn làm được như vậy doanh nghiệp cần lậpcho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, đồng thời có chính sách quảngcáo và Marketing hiệu quả, khai thác các đầu sách tốt, có chiết khấu cao, giábán hợp lý nhằm thu hút khách hàng.

- Thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty Sách Việt Nam Mục tiêu đặt ra là đếnngày 31 - 12 – 2008, Tổng công ty sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hoá và trởthành công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước

Về dài hạn:

- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ và thị trường tiêu thụ: Mục tiêu 5 năm của Tổngcông ty là đến năm 2010, Tổng công ty sẽ thành lập được các chi nhánh tạimột số tỉnh, thành phố trọng yếu nhằm mở rộng thị phần cũng như quy môhoạt động kinh doanh của đơn vị Cụ thể, Tổng công ty đã có kế hoạch mởchi nhánh tại Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.Đồng thời với việc mở chi nhánh ở các tỉnh và thành phố, Tổng công ty còn

có kế hoạch mở các trung tâm sách ở 1 số điểm tại Hà Nội như ở huyện GiaLâm, quận Cầu Giấy, quận Hoàng Mai…

- Thực hiện khai thác bản quyền đối với sách ngoại văn như: sách văn họcTrung Quốc, sách kinh tế Trung Quốc, Sách khoa học Trung Quốc và sáchkinh tế của 1 số nước như Mỹ, Pháp…

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Tổng công ty Sách Việt Nam mà tiền thân là Tổng công ty phát hành SáchViệt Nam, bao gồm 3 doanh nghiệp hạch toán nội bộ và 15 doanh nghiệp hạch toánđộc lập, nhưng hiện nay các thành viên của Tổng công ty đã tách ra thành các doanhnghiệp độc lập Tuy nhiên về tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty vẫnđược giữ nguyên

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY SÁCH

Trang 16

Hội đồng quản trị

Phòng kd sách l.kết xuất bảnPhòng tổ chức hành chính

Phòng kế hoạch tài vụ Phòng nghiệp vụ tổng hợpPhòng trung tâm bán lẻ Văn phòng

Phòng xuất nhập khẩuPhòng kinh doanh văn phòng phẩmX ởng in Phòng kho vậnPhòng bảo vệ

VIỆT NAM

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ mỏy quản lý của Tổng cụng ty sỏch Việt Nam

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng cụng ty, bao gồm 2

thành viờn do Bộ trưởng Bộ Văn húa - Thụng tin bổ nhiệm trong đú cú 1 thành viờn

Trang 17

giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị, 1 thành viên đại diện cho Bộ Văn hóa - Thểthao – Du lịch.

Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của hội đồng

quản trị và ban giám đốc

Ban giám đốc: bao gồm 1 Tổng giám đốc và 1 phó Tổng giám đốc thực hiện

việc quản lý và điều hành hoạt động của Tổng công ty

Văn phòng Tổng công ty: Là nơi đón tiếp, thương thảo, và giao dịch các đơn

vị đối tác, khách hàng, …

Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc

tổ chức thực hiện các mặt:

- nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy, hệ thống các quy chế, giúp giám đốc

tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện

- quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách bảo hiểm y

tế, xã hội, tiền lương và các chính sách khác

- hướng dẫn tổng hợp tình hình hoạt động của công ty, liên quan đến cácchức năng của ngành

Phòng nghiệp vụ tổng hợp: Đây là phòng phụ trách về vấn đề chuyên môn,

nghiệp vụ Bao gồm các lĩnh vực phát hành, in ấn, thương mại, …

Phòng kế hoạch tài vụ : là phòng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc

trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của Tổng công ty

Phòng kinh doanh sách và phòng kinh doanh văn hóa phẩm:

- Tổ chức khai thác liên kết xuất bản, in ấn, mua bán các mặt hàng nằm trongdanh mục các mặt hàng kinh doanh theo quy định của nhà nước

- Theo dõi việc tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo phục vụ cho quá trinhkinh doanh của Tổng công ty

- Theo dõi việc nhập và tiêu thụ sách, văn phòng phẩm

Phòng xuất nhập khẩu: Theo dõi quá trình xuất khẩu và nhập khẩu sách báo

và văn hoá phẩm

Trang 18

Tr ëng phßng kÕ ho¹ch tµi vô (kÕ to¸n tr ëng)

Phòng kho vận: Theo dõi quá trình nhập và xuất kho của sách báo, văn hóa

phẩm Phân loại và bảo quản của sách báo, văn hóa phẩm

Các trung tâm sách: là nơi bày bán các chủng loại sách báo, văn hóa phẩm

trực tiếp đến tay khách hàng

Xưởng inTổng công ty: là bộ phận hạch toán độc lập với Tổng công ty, thực

hiện chức năng liên kết xuất bản và in ấn sách báo

Phòng bảo vệ: là bộ phận có chức năng bảo vệ tài sản cho Tổng công ty.

phòng bảo vệ chia thành các nhóm: nhóm bảo vệ các trung tâm sách, nhóm bảo vệkho hàng, nhóm bảo vệ trụ sở Tổng công ty

Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty khoảng trên 1300 ngườitrong đó có 720 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, số còn lại làlao động trình độ trung cấp hoặc đã qua đào tạo

2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sách là một doanhnghiệp thương mại – dịch vụ, chuyên kinh doanh các loại sách báo, văn hóa phẩm

đa dạng và phong phú về chủng loại và mẫu mã, thị trường tiêu thụ rộng lớn, do đócông tác kế toán được chia thành các phần hành khác nhau để theo dõi các hoạtđộng của Tổng công ty Công tác kế toán của công ty được chia theo từng mảngnhập xuất (đầu ra và đầu vào hàng hóa), đồng thời được chia theo hình thức bánbuôn hay bán lẻ để theo dõi việc kinh doanh của đơn vị

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH

Trang 19

KÕ to¸n kho hµng ho¸

KÕ to¸n vèn b»ng tiÒnKÕ to¸n c«ng nî ph¶I thuKÕ to¸n c«ng nî ph¶I tr¶

KÕ to¸n xuÊt nhËp khÈuKÕ to¸n phô tr¸ch cÁc cöa hµng trung t©m s¸chThñ quü

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Sách Việt Nam

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành phần trong bộ máy kế toán

Hiện nay, phòng tài chính nghiệp vụ của Tổng công ty sách Việt Nam gồm

11 người Trong đó có: 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tiền lương và chế độ côngnhân viên, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán vốn bằng tiền, 1 kế toán công nợ phải thu,

1 kế toán công nợ phải trả, 1 kế toán xuất nhập khẩu,1 kế toán kho hàng, 1 thủ kho

và 3 kế toán theo dõi các cửa hàng, trung tâm sách

Trang 20

Vai trò, nhiệm vụ của mỗi bộ phận kế toán được quy định cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức

thực hiện công tác kế toán của đơn vị đồng thời có trách nhiệm giúp Tổng giám đốcgiải quyết các vấn đề tài chính của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giámđốc, Hội đồng quản trị và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công

Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động diễn ratrong phòng kế hoạch nghiệp vụ để đảm bảo mọi công việc được tiến hành 1 cáchchính xác và hợp lý Tất cả mọi chứng từ liên quan đến hàng hoá, tiền vốn đều phải

có chữ kí của kế toán trưởng

Ngoài ra, kế toán trưởng còn đảm nhận công việc của kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương Do vậy nhiệm vụ của kế toán trưởng là hạch toán vàkiểm tra tình hình thực hiện quỹ luơng, phân tích việc sử dụng lao động và địnhmức lao động Hằng tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH,

kế toán lập bảng thanh toán tiền lương và bảng thanh toán bảo hiểm xã hội

- Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp các số liệu do các phần hành kế

toán cung cấp, từ đó lên các bảng báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu thông tincủa ban quản lý

Do đặc điểm của Tổng công ty Sách là một doanh nghiệp thương mại, không

có sự biến động nhiều về tài sản cố định nên việc theo dõi tài sản cố định sẽ do kếtoán tổng hợp đảm nhiệm

- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để lập

các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, lập bảng kê chứng từ ngân hàng, làm thủ tục vay,trả nợ ngân hàng, làm các thủ tục tạm ứng và thanh toán tạm ứng Đồng thời kế toánvốn bằng tiền còn có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép các biến động tăng, giảm củatiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, đối chiếu giữa số tiền giữa sổ sách vàthực tế tại quỹ, với số liệu ngân hàng và các chứng từ xác nhận công nợ

- Kế toán công nợ phải thu, phải trả: có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các

khoản phải thu và phải trả chi tiết cho từng khách hàng và nhà cung cấp

Trang 21

Hiện nay Tổng công ty có áp dụng 1 phần mềm kế toán để theo dõi cáckhoản công nợ Do vậy kế toán công nợ phải thu và phải trả cần cập nhật số liệu 1cách chính xác và kịp thời để đáp ứng nhu cầu thông tin trong đơn vị.

- Kế toán kho hàng hoá: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của hàng

hoá cả về mặt giá trị lẫn hiện vật thông qua các phiếu nhập xuất kho, đồng thời theodõi các sự biến động này trên sổ chi tiết hàng hoá Ngoài ra kê toán kho hàng còn cónhiệm vụ tham gia cùng thủ kho để kiểm kê hàng hoá và lập biên bản kiểm kê hàngtồn kho nhằm đảm báo tính chính xác, khách quan của các số liệu tồn kho của hànghoá

- Kế toán xuất - nhập khẩu: Do số lượng sách ngoại văn cùng các văn hoá

phẩm của các nước khác mà Tổng công ty kinh doanh là khá đa dạng, phong phú về

cả chủng loại lẫn giá cả Đồng thời Tổng công ty còn thực hiện nghiệp vụ xuất bánsách báo, văn hoá phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, vì vậy, kế toán xuất - nhậpkhẩu có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quátrình xuất nhập khẩu đó

- Kế toán phụ trách các cửa hàng và trung tâm sách: có nhiệm vụ thống kê

doanh số bán ra mỗi ngày ở các trung tâm Từ đó tiến hành lập bảng kê tiêu thụ vàbáo cáo lên cho phòng kế hoạch tài vụ

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ và rút tiền gửi ngân hàng về

quỹ Thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để tiến hành thu tiền hànhchi tiền, đồng thời phải theo dõi các khoản thu chi trực tiếp bằng tiền mặt hay tiềngửi trên sổ quỹ và sổ tiền gửi ngân hàng

Như vậy, có thể thấy rằng công tác kế toán tại phòng kế hoạch tài vụ đượcphân công rõ ràng chi tiết, không bị chồng chéo giữa các chức năng Tuy các chứcnăng đó độc lập với nhau trong khâu hạch toán nhưng toàn bộ công việc này đều cóquan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và cùng nằm trong một quy trình kếtoán thống nhất

Trang 22

2.2 Hình thức kế toán và đặc điểm các phần hành kế toán của Tổng công

 Kì kế toán: bắt đầu từ ngày 1/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

 Hình thức sổ kế toán: chứng từ ghi sổ

 Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kì

kế toán: theo tỷ giá hạch toán trong từng kì báo cáo (quý, năm)

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá mua thực tế

- phương pháp tính giá hàng tồn kho: giá thực tế trên sổ sách

- phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dựa trên giá thời điểmhiện tại

 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: tuân theo Quyết định số206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

- nguyên tắc ghi nhận TSCĐHH và TSCĐVH: theo giá thực tế

- phương pháp khấu hao TSCĐHH và TSCĐVH: theo phương pháp đườngthẳng

 phương pháp thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ Ngoài ra căn

cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng của hàng hoá nhập vào trong kì để xácđịnh thuế giá trị gia tăng đầu vào

* Chế độ chứng từ

Trang 23

Hiện nay Tổng công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ do Bộ tài chính quyđịnh theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.Ngoài ra Tổng công ty còn tuân theo quyết định 885/1998 QĐ-BTC ban hành ngày

16 tháng 7 năm 1998 về chế độ phát hành và quản lý sử dụng hóa đơn bán hàng;quyết định số 218/2002/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành chế

độ lưu giữ tài liệu kế toán

* Chế độ báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo của Tổng công ty được áp dụng theo theo quyết định số15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính, bao gồmcác báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01-DN )

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( mẫu số B02-DN )

- Báo cáo luân chuyển tiền tệ ( mẫu số B03-DN )

- Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B09-DN )

Về báo cáo quản trị thì Tổng công ty lập một báo cáo duy nhất là “Báo cáomua vào, bán ra thực hiện trong tháng” Báo cáo này cho biết doanh số hàng muavào, bán ra, từ đó có thể tính toán sơ bộ được kết quả lãi lỗ trong tháng Báo cáonày được trình lên bộ phận quản lý để các nhà quản lý biết được tình hình kinhdoanh trong tháng, từ đó đưa ra được các biện pháp và chủ trương thích hợp đểnâng cao hiệu quả kinh doanh trong các tháng tiếp theo

* Chế độ sổ sách

Trang 24

Hỡnh thức sổ kế toỏn mà Tổng cụng ty ỏp dụng dựa theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 thỏng 3 năm 2006 của Bộ tài chớnh là hỡnhthức chứng từ ghi sổ Về cơ bản thỡ hệ thống sổ gồm cú:

- Chứng từ ghi sổ

- Sổ cỏi

- Cỏc sổ, thẻ kế toỏn chi tiết

Cỏc mối liờn hệ giữa cỏc kế toỏn chức năng được thể hiện như sau:

Sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ

tại Tổng Công ty sách Việt Nam

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Đối chiếu kiểm tra

Ghi cuối tháng

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toỏn theo hỡnh thức Chứng từ ghi sổ

2.2.2 Đặc điểm cỏc phần hành kế toỏn chủ yếu tại Tổng cụng ty

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợpchi tiết

Trang 25

- TK sử dụng trong hạch toán: TK 111 - Tiền mặt tại quỹ

TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Trong đó TK 112 được chi tiết thành:

+ TK 112CT - Tiền gửi tại ngân hàng Công thương

+ TK 112CB - Tiền gửi tại ngân hàng Citybank

+ TK 112AUD - Tiền gửi ngoại tệ AUD

+ TK 112USD - Tiền gửi ngoại tệ USD

+ TK 112EU - Tiền gửi ngoại tệ EU

- Hệ thống sổ kế toán và các chứng từ về vốn bằng tiền:

Hiện nay Tổng công ty đang sử dụng các chứng từ liên quan như:

+ Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy xin lĩnh tiền mặt, giấy xinnộp tiền mặt, giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn GTGT… đối với tiền mặt tại quỹ

Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán lập các sổ tổng hợp và chi tiết như sau:+ Sổ cái TK 111, TK 112

+ Các sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ở ngân hàng Công thương và ngân hàngCitybank và sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngoại tệ

- Quy trình luân chuyển chứng từ:

+ Đối với tiền mặt: Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếuthu, phiếu chi có đầy đủ chữ kí người nhận, người giao, người cho phép nhận, xuấtquỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán

Kế toán quỹ tiền mặt căn cứ vào các hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi… sẽ mở

sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hằng ngày liên tục theo trinh tự phát sinh của các

Trang 26

khoản thu, chi, xuất nhập qũy tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thờiđiểm.

Thủ quỹ cuối mỗi ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã thực hiện tiếnhành ghi vào sổ quỹ, đồng thời hằng ngày kiểm tra số tiền mặt tồn quỹ thực tế tiềnhành đối chiếu sổ quỹ và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹphải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết sốchênh lệch

+ Đối với tiền gửi ngân hàng: Khi nhận chứng từ của ngân hàng gửi đến, kếtoán kiểm tra và đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo, đồng thời tiến hành vào các

sổ chi tiết tiền gửi tại ngân hàng Trong qua trình vào sổ, nếu có sự chênh lệch giữagiá trị trên sổ sách, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàngthì thông báo ngay cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời

Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại

Tổng công ty Sách Việt Nam

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền

Kế toán kho hàng hóa:

- TK sử dụng trong hạch toán: TK 156 – hàng hoá

hîp chøng

tõ gèc

SỔ CHI TIẾT TK

Trang 27

Do đặc thù là doanh nghiệp thương mại kinh doanh 1 số mặt hàng nhất định,nên để tiện cho việc hách toán, theo dõi và kiểm tra, Tổng công ty đã chi tiết TK

156 thành các tiểu khoản Cụ thể như sau:

+ TK 1561S – TK theo dõi mặt hàng sách báo

+ TK 1561VHP – TK theo dõi mặt hàng văn hoá phẩm

+ TK 1561L – TK theo dõi mặt hàng lịch blốc

+ TK 1563 – TK theo dõi chiết khấu hàng mua

- Hệ thống sổ kế toán và các chứng từ về kế toán kho hàng

Với đặc điểm là doanh nghiệp kinh doanh thuơng mại nên hàng hoá củaTổng công ty chủ yếu là các loại sách báo và văn hoá phẩm Trong quá trình kinhdoanh, Tổng công ty thực hiện các nghiệp vụ thu mua, lưu kho và xuất bán các loạisản phẩm này Công việc theo dõi các quá trình trên do kế toán kho hàng đảm nhận

Các chứng từ được sủ dụng trong kế toán kho hàng hoá bao gồm: Phiếu nhậpkho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê hàngnhập kho, hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT,…Trong đó:

- Phiếu nhập kho gồm 2 liên: Liên 1 lưu ở sổ phiếu nhập, liên 2 giao cho kếtoán kho hàng hoá

- Phiếu xuất gồm 3 liên: Liên 1 lưu ở sổ phiếu xuất, liên 2 giao cho kháchhàng, liên 3 giao cho kế toán kho hàng cùng với các chứng từ liên quan khác trongquá trình xuất bán

Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán kho hàng lập các sổ:

+ Sổ chi tiết tài khoản 156 lần lượt cho các tiểu khoản: TK 1561S, TK 1561VHP,TK1561L, TK 1563

+ Sổ tổng hợp TK 156

+ Sổ cái TK156

- Quá trình luân chuyển chứng từ:

Khi nhập hàng hoá, kế toán kho hàng nhận hoá đơn bán hàng do người bángiao, tiến hành lập biên bản kiểm kê hàng hoá và phiếu nhập kho Dựa vào các

Trang 28

chứng từ và phiếu nhập, kế toán tiến hành ghi chép nghiệp vụ phát sinh vào các sổchi tiết và tổng hợp, đồng thời dựa vào các hoá đơn chứng từ thủ kho lập thẻ kho.

Khi xuất bán, dựa vào phiếu đề nghị xuất kho, hợp đồng kinh tế, kế toán tiếnhành lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho bộ phận lưu kho tiến hành nghiệp vụ xuấtbán Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến quá trình xuất bán, kế toán kho hàngtiến hành vào các sổ liên quan

Định kì, kế toán kho hàng cùng thủ quỹ tiến hành kiểm kê hàng hoá, từ đólập các biên bản kiểm kê Nếu có sự chênh lệch cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu vàtìm các biện pháp xử lý

Sơ đồ quy trình hạch toán tổng hợp kế toán kho hàng tại

Tổng công ty Sách Việt Nam

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán kho hàng

Kế toán công nợ phải thu:

- TK sử dụng trong hạch toán: TK 131 - phải thu khách hàng

B¶ng tænghîp chøng

tõ gèc

SỔ CHI TIẾT TK 156

Chøng tõ ghi sæ

Sæ c¸i

TK 156

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

PHIẾU NHẬP, XUẤT KHO, THẺ KHO

Trang 29

Do kinh doanh nhiều loại hàng hoá nên để thuận tiện chi viêc hạch toán, theodoi , kiểm tra thì TK 131 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản.

+ TK1311 - phải thu về mặt hàng sách báo

+ TK 1312 - phải thu về mặt hàng văn hoá phẩm

+ TK 1313 - phải thu về mặt hàng lịch

+ TK 131AUD - phải thu ngoại tệ AUD

+ TK 131EU - phải thu ngoại tệ EU

+ TK 131USD - phải thu ngoại tệ USD

- Hệ thống sổ kế toán và các chứng từ liên quan đến kế toán công nợ phảithu:

+ Hiện nay kế toán công nợ phải thu ở Tổng công ty chủ yếu sử dụng các loạichứng từ sau: hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng, biên bản giao hàng…

+ Trên cơ sở các chứng từ trên, kế toán công nợ phải thu lập các sổ sau:

Sổ chi tiết TK 131 theo từng tiểu khoản và theo từng khách hàng

Sổ tổng hợp TK 131

Sổ cái TK 131

- Quy trình luân chuyển chứng từ:

Khi nhận được hoá đơn bán hàng và biên bản giao hàng, kế toán công nợphải thu tiến hành vào các sổ kế toán liên quan, tiến hành phân loại các khoản nợ,xác định các khoản phải thu khó đòi và có các biện pháp xử lý hay lập dự phòngcho các khoản đó Đồng thời kế toán công nợ phải thu còn căn cứ vào các phiếuthu, giấy báo có… để xác định tình hình thành toán của các khách hàng

Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán công nợ phải thu tại

Tổng công ty Sách Việt Nam

Trang 30

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán kế toán công nợ phải thu

Kế toán công nợ phải trả

- TK sử dụng trong hạch toán: TK 331 - Phải trả người bán

Tương tự TK 131, TK 331 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản sau:+ TK3311 - phải trả về mặt hàng sách báo

+ TK 3312 - phải trả về mặt hàng văn hoá phẩm

+ TK 3313 - phải trả về mặt hàng lịch

+ TK 331AUD - phải trả ngoại tệ AUD

+ TK 331EU - phải trả ngoại tệ EU

+ TK 331USD - phải trả ngoại tệ USD

- Hệ thống sổ kế toán và các chứng từ liên quan đến kế toán công nợ phải trả:+ Hiện nay kế toán công nợ phải trả ở Tổng công ty chủ yếu sử dụng các loại chứng

từ sau: hợp đồng kinh tế, hoá đơn mua hàng, biên bản nhận hàng…

+ Trên cơ sở các chứng từ trên, kế toán công nợ phải trả lập các sổ sau:

Sổ chi tiết TK 331 theo từng tiểu khoản và theo từng nhà cung cấp

Sæ c¸i

TK 131

HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG

Trang 31

Sau khi nhận được hợp đồng kinh tế mua hàng, hoá đơn mua hàng, kế

toán công nợ phải trả tiến hành lên các sổ chi tiết và tổng hợp Ngoài ra kế toáncông nợ phải trả theo dõi các khoản phải trả theo từng nhà cung cấp Đồng thời kếtoán công nợ phải trả còn căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo nợ… để xác định tìnhhình thành toán cho các nhà cung cấp

Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán công nợ phải trả tại Tổng công ty

Sách Việt Nam

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán kế toán công nợ phải trả

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- TK sử dụng trong hạch toán: TK 334 - phải trả người lao động

Chøng tõghi sæ

Sæ c¸i

TK 331

HOÁ ĐƠN MUA HÀNG

Trang 32

Thu nhập = Tổng tiền lương phải trả CNV + Tiền thưởngThực lĩnh = Thu nhập - Các khoản giảm trừ - Tạm ứng+ Đối với bộ phận bán hàng nhận lương khoán: được hưởng lương theo mức

độ làm việc và hiệu quả kinh doanh trong tháng của doanh nghiệp

Cụ thể lương khoán được tính theo phương pháp sau:

* Hàng tháng căn cứ vào doanh số bán hàng để tính ra tổng quỹ lương đượcduyệt cho bộ phân bán hàng Nếu doanh thu bán hàng càng cao thì tổng quỹ lươngđược duyệt càng lớn và ngược lại

Tổng quỹ lương = Doanh thu bán hàng * Hệ số lương khoán

* Căn cứ vào bảng chấm công tính ra tổng số công làm việc trong tháng Từ

đó xác định được số tiền lương mỗi CNV của bộ phận bán hàng

Thu nhập 1 CNV = Tổng quỹ lương / Tổng số công * Số công của 1 CNV

Ngoài ra để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần làm việc cho Cán bộcông nhân viên trong đơn vị, Tổng công ty đã có những chính sách như thưởngthêm hay phụ cấp thêm cho mọi người tuỳ theo năng lực làm việc và khả năng củahọ

Đồng thời hàng tháng cán bộ công nhân viên cũng phải trích nộp 1 số khoảntheo tỷ lệ quy định trên mức lương cơ bản như sau:

Trang 33

Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉhưởng BHXH, lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, bảng thanhtoán BHXH

Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại Tổng công ty Sách Việt Nam

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TỔNG

CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM

1 Những vấn đề chung về hoạt động lưu chuyển hàng tại Tổng công ty Sách Việt Nam

1.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh, thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ

Không giống với các loại hàng hoá khác, sách là một loại hàng hoá đặc biệtbởi chính những đặc điểm của nó Sách có thể đáp ứng nhu cầu về thông tin văn hóa

BẢNG CHẤM

CÔNG

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK 334,338

Chøng tõghi sæ

Sæ c¸i

TK 111, 112

BẢNG THANH TOÁN

LƯƠNG

Trang 34

và giáo dục cho toàn dân, nâng cao dân trí và văn hóa cho người dân, góp phần vào

sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc Không những thế, sách còn có tác dụng như là một phương tiện để lưu giữnhững kinh nghiệm quý báu, các giá trị văn hoá truyền thống của ông cha để lại, làcông cụ để truyền bá đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến toàn dân

Tổng công ty Sách Việt Nam là Tổng công ty duy nhất của Bộ Văn hoá –Thể thao – Du lịch có trách nhiệm phát hành sách ra cả nước Với việc tiêu thụ chủyếu là mặt hàng sách (chiếm khoảng 80% khối lượng hàng bán ra) còn lại các loạivăn hoá phẩm, dụng cụ học tập, đồ chơi thiếu nhi…thì có thể thấy rằng việc lưuchuyển và xác định kết quả tiêu thụ của mặt hàng sách là vô cùng quan trọng

Ở Tổng công ty, sách được phân thành nhiều loại như sách văn học, sáchkinh tế, sách giáo khoa, sách pháp luật, sách khoa học – kĩ thuật, sách thiếu nhi…Việc phân loại này tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn tìm mua sách,đồng thời nó cũng giúp ích cho công tác theo dõi, kiểm kê tại Tổng công ty và đơngiản trong công tác hạch toán thuế GTGT Bởi vì theo quy định hiện hành thì cácloại sách như sách pháp luật, sách giáo khoa, sách khoa học chịu thuế suất 0%, còncác loại sách khác chịu thuế suất là 5% hoặc 10%

Hàng hoá mà Tổng công ty kinh doanh có một phần nhỏ là do Tổng công ty

tự phát hành, phần lớn còn lại là thu mua từ các nguồn khác Thị trường cung ứnghàng hoá cho Tổng công ty là các nhà xuất bản trong, ngoài nước, và một phần là từcác doanh nghiệp kinh doanh sách tư nhân

Thị trường tiêu thụ của Tổng công ty cũng khá rộng lớn Trải qua hơn 50năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty đã tạo lập được nhiều mối quan hệ tốtvới các bạn hàng cả trong và ngoài nước Đồng thời Tổng công ty đang xây dựngcác kế hoạch để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ cuả mình nhằm tăng hiệu quảkinh doanh cũng như để nâng cao vị thế của Tổng công ty trong lĩnh vực phát hành

1.2 Các chính sách kinh doanh của Tổng công ty

+ Phương thức bán hàng:

Trang 35

Hiện nay, Tổng công ty đang thực hiện 2 phương thức bán hàng chính, đó làbán buôn và bán lẻ.

-Bán buôn: đây là hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

Tổng công ty Cơ sở của hình thức này chính là các hợp đồng và đơn đặt hàng củacác đơn vị đối tác Căn cứ vào đó cán bộ phòng phòng kinh doanh sẽ lập hóa đơnGTGT kiêm phiếu xuất kho rồi chuyển cho bộ phận kho vận làm thủ tục xuất khohàng hóa cho khách hàng Trong trường hợp khách hàng mua buôn với số lượng lớnthì sẽ được Tổng công ty cho hưởng một khoản chiết khấu tùy theo thỏa thuận trongcác hợp đồng đã kí

- Bán lẻ: là phương thức bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông

qua các trung tâm và siêu thị sách tự chọn Trong những năm gần đây hệ thống cửahàng sách của Tổng công ty đã thu hút một lượng khách hàng đông đảo nhờ sựphong phú trong chủng loại sách báo, văn phòng phẩm, thủ tục mua hàng thanh toánthuận tiện cũng như thái độ phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên bánhàng

Hiện nay, các trung tâm sách của Tổng công ty bao gồm:

- Trung tâm sách quốc văn

- Trung tâm sách ngoại văn

- Trung tâm sách thiếu nhi và văn hóa phẩm

- Trung tâm sách 22B Hai Bà Trưng

Tuy nhiên, một thực tế đang đặt ra đối với Tổng công ty chính là việc kinhdoanh chưa thực sự hiệu quả của các trung tâm sách mà nguyên nhân của vấn đềnày là do chính sách kinh doanh chưa thật sự hợp lý, chưa thu hút được lượng lớnkhách hàng đồng thời với việc nhiều trung tâm sách tư nhân cùng tham gia kinhdoanh dẫn tới việc cạnh tranh về lĩnh vực này ngày càng gay gắt hơn Các công tynày sẵn sàng giảm giá để thu hút khách, thậm chí còn nhập cả sách lậu, sách cấm đểbán…Do vậy, Tổng công ty cần phải tổ chức lại khâu bán hàng cũng như bộ phậnkinh doanh nhằm đưa ra được các phương thức kinh doanh thật sự hiệu quả để đemlại doanh thu cao hơn

Trang 36

+ Chính sách giá cả và phương thức thanh toán

Về chính sách giá cả thì tùy theo từng đối tượng khách hàng, Tổng công ty cócác chính sách giá cả linh hoạt cho phù hợp với các đối tượng đó Đối với mỗi đốitượng khách hàng, tùy theo khối lượng hàng và giá trị hàng mà Tổng công ty có cácmức giá khác nhau Đối với các cửa hàng bán lẻ, giá bán sẽ là giá bìa Còn đối vớicác khách hàng ở xa, hay các khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được hưởngchiết khấu từ 10% đến 40% trên tổng giá bìa theo từng mặt hàng cụ thể Với chínhsách linh hoạt như vậy Tổng công ty không những giữ được các bạn hàng truyềnthống mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới

Ngoài ra, trong các dịp lễ, Tết như ngày quốc tế thiếu nhi, ngày quốc khánh

2-9, ngày giải phóng miền Nam 30-4, Tổng công ty thường xuyên tổ chức các đợtgiảm giá cho các khách hàng

Đối với phương thức thanh toán thì Tổng công ty áp dụng nhiều phương thứcthanh toán đa dạng và linh hoạt Đối với khách hàng mua buôn, có thể thanh toánbằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu hay bằng séc hoặc có thể thanh toánbằng các đổi hàng hay ủy nhiệm chi

Thời hạn thanh toán tùy thuộc vào điều khoản trong hợp đồng đã kí Đối vớicác cửa hàng bán lẻ, các trung tâm sách thì phương thức thanh toán là thanh toántrực tiếp bằng tiền mặt

2 Kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Tổng công ty Sách Việt Nam

2.1 Kế toán nhập kho hàng hoá

* Nội dung nghiệp vụ nhập kho hàng hoá

Là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các loại mặt hàng như sáchbáo, văn hoá phẩm nên việc theo dõi quá trình nhập hàng là rất quan trọng đối vớiTổng công ty Việc kế toán theo dõi quá trình nhập chính là cơ sở để tính toán giátrị hàng hoá nhập kho, giá vốn hàng bán xuất kho hay giá trị hàng tồn kho trong kì,

để từ đó có những chính sách kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả

* Phương pháp hạch toán

Trang 37

Kế toán nhập kho hàng hoá

Để hạch toán kế toán hàng hoá nhập kho, Tổng công ty đã sử dụng TK hàng hoá Do đặc thù là doanh nghiệp thương mại kinh doanh 1 số mặt hàng nhấtđịnh, nên để tiện cho việc hách toán, theo dõi và kiểm tra, Tổng công ty đã chi tiết

156-TK 156 thành các tiểu khoản Các tài khoản này có nội dung, kết cấu cụ thể nhưsau:

+TK 1561: Giá bìa của hàng hoá nhập kho

Bên Nợ: - Giá bìa của hàng hoá nhập kho

- Giá bìa của hàng bán bị trả lại nhập kho

Bên Có: Giá bìa của hàng xuất kho trong kì

Dư Nợ: Giá bìa tồn kho cuối kì

+ TK 1563 : Chiết khấu hàng mua

Bên Nợ: Kết chuyển chiết khấu của hàng xuất bán trong kì

Bên Có: - Chiết khấu hàng mua về nhập kho trong kì

- Thuế GTGT của hàng mua về trong kì

Dư Có: Chiết khấu hàng mua chưa xuất bán trong kì

Với đặc điểm của loại hình hàng hoá đang kinh doanh của Tổng công ty thì giásách bán lẻ chính là giá bìa, và giá sách bán buôn là giá có chiết khấu cho kháchhàng Chính vì vậy, trong quá trình mua hàng từ các nhà xuất bản hay các công typhát hành sách khác thì Tổng công ty cũng được hưởng một khoản chiết khấu muahàng, tuỳ theo từng loại hàng hoá Thông thường, mức chiết khấu cho sách văn học

là từ 30% - 50%, cho sách kinh tế - chính trị - xã hội từ 20% - 35%, từ điển từ 15%

- 25% và sách ngoại văn là từ 15% - 20%

Do vậy khi tính giá trị hàng hoá nhập kho thì Tổng công ty đã tách riêng giá trịhàng hoá nhập kho thành giá bìa (được theo dõi trên TK 1561), và phần chiết khấuđược hưởng (được theo dõi trên TK 1563)

Trong quá trình hạch toán, để đơn giản, thuế GTGT đầu vào được khấu trừtrực tiếp trên TK 1563 để làm giảm giá trị hàng hoá chứ không được theo dõi riêngtrên một TK riêng biệt

Trang 38

Đối với các loại hàng hoá thu mua trong nước, Tổng công ty thường đượcngười bán giao tận kho nên không mất chi phí thu mua và chi phí vận chuyển Lúcnày giá trị hàng nhập kho bằng:

Giá trị hàng

Tổng giá bìa hànghoá nhập kho -

Chiết khấu mua hàng được hưởngTuy nhiên, đối với các mặt hàng sách báo, văn hoá phẩm nhập từ nước ngoài

về, do giá mua cao, chi phí vận chuyển lớn lại kèm theo thuế nhập khẩu nên giá trịhàng hoá nhập kho đối với những loại hàng hoá này được tính như sau:

+ Chi phíthu mua +

Thuếnhậpkhẩu

-Chiết khấumua hàng được hưởngSau đây em xin trích dẫn một số chứng từ sử dụng trong quá trình kế toánnhập kho hàng hoá

Khi nhập kho hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng và các chứng từ khácliên quan mà Thủ kho tiến hành lập Phiếu nhập kho

Đơn vị: Tổng công ty Sách Việt Nam PHIẾU NHẬP KHO Số: 417/H

Địa chỉ: 44- Tràng Tiền - Hà Nội Ngày 30 tháng 11 năm 2007

Họ tên người giao hàng: Nhà xuất bản Trẻ

ĐV tính

Số lượng nhập

Đơn giá CK Thành tiền

Trang 39

3 Tôi đi tìm tôi 14 c 2.444 5.000 25% 12.220.000

Tổng số tiền thanh toán bằng chữ: Ba mươi triệu bốn trăm mười sáu ngàn hai trăm năm

mươi đồngTrong đó: Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 1.520.812,5

Trưởng phòng Kế toán Cán bộ nghiệp vụ Thủ kho

(Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên)

Biếu số 2.1: Phiếu nhập kho

Đồng thời với việc lập phiếu nhập kho, thủ kho lập thẻ kho cho khối lượnghàng vừa nhập.Thẻ kho không phải là các chứng từ riêng lẻ mà nó được thực hiệntrên phần mềm kinh doanh Phần mềm này do phòng kinh doanh và thủ kho cậpnhật số liệu, theo dõi và quản lý Số liệu của phần mềm này được cung cấp chophòng kế hoạch tài vụ để làm cơ sở lên sổ chi tiết hàng hóa, bảng kê phiếu nhập,chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 1561

Sau đây là sổ chi tiết hàng hóa trong tháng 11 của kho 50A Hàng Bài thuộcTổng công ty Sách Việt Nam

Đơn vị: TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM Mẫu số S10 - DN

Địa chỉ: 44 Tràng Tiền, Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA

Tháng 11 -2007

Trang 40

TK:

1561 Tên kho: Kho 50A Hàng Bài

Đơn vị tính: VNĐChứng từ

Ghichú

…417/

Biểu số 2.2: Sổ chi tiết hàng hóa

Sau khi lên sổ chi tiết, kế toán tiến hành lập bảng kê phiếu nhập để theo dõilượng hàng hoá nhập vào các kho trong kì

TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM

Địa chỉ: 44- Tràng Tiền - Hà Nội

Ngày đăng: 29/01/2024, 11:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w