Trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Hồng Thắng và Thầy Phạm Thành Trung với đề tài “Tìm hiểu hệ thống điện thân xe MG5 2022. Thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe ô tô con” đã hoàn thành. Qua đó, chúng em đã tìm hiểu được rõ hơn về cấu tạo, sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động, đặc điểm chi tiết của hệ thống điện thân xe. Trong lần làm đồ án tốt nghiệp này, chúng em đã học tập được rất nhiều những vấn đề thực tế từ bên ngoài. So với quá trình học tập ở lớp thì thực tế bên ngoài có khá nhiều điều khác biệt.
Tổng quan về hệ thống điện thân xe trên ô tô
Đặt vấn đề
Ngày nay, việc đi lại bằng ô tô ngày càng phổ biến việc này dẫn đến yêu cầu về chất lượng của một chiếc ô tô ngày càng nâng cao Một trong số các hệ thống quan trọng của xe đó là hệ thống điện thân xe
Hệ thống này vừa đảm bảo an toàn khi lưu thông với các hệ thống nhỏ như hệ thống chiếu sáng tín hiệu, hệ thống gạt mưa, hệ thống chỉnh gương Ngoài ra, nó còn đáp ứng các nhu cầu như bảo quản tài sản trong xe, an toàn khi lái xe và tạo sự thoải mái khi lái xe với hệ thống khóa cửa và hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điện thân xe đã và đang phát triển cao hơn để đảm bảo an toàn và đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng
Chính vì vậy, em chọn đề tài “Tìm hiểu hệ thống điện thân xe MG5 2022 Thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe ô tô con” , thi công một số mô hình hệ thống như: hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, hệ thống gạt mưa rửa kính, hệ thống khóa điện, hệ thống nâng hạ kính Trong đó, chúng em sẽ tập trung vào tìm hiểu kết cấu, nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng như là sơ đồ mạch điện của từng chi tiết trong hệ thống Qua đó, áp dụng vào thực tiễn để tính toán thiết kế và thi công mô hình.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài này là làm thế nào để chúng ta có một cái nhìn tổng quát nhất về các công việc để có thể tiến hành khai thác một cách có hiệu quả nhất về các hệ thống của “Tìm hiểu hệ thống điện thân xe MG5 2022 Thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe ô tô con” , như hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, gạt mưa, rửa kính, gập gương Từ đó, rút ra kết luận và phát triển cho những hệ thống đó thêm tính năng mới.
Nội dung chính đề tài
Nội dung của đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
• Tìm hiểu về thành phần cấu tạo chính của các hệ thống điện thân xe;
• Đưa ra kết luận tổng thể về tầm ảnh hưởng và sự quan trọng của hệ thống;
• Viết báo cáo tổng hợp và hoàn thành đồ án.
Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài được hoàn thành em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Trong
TRANG: 2 đó, đầu tiên em sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu của hãng và thu thập thông tin từ các anh kỹ thuật viên tại hãng MG sau đó tổng hợp lại và tìm ra ý tưởng mới để hình thành đề cương của đề tài
Ngoài ra, em kết hợp với phương pháp thực nghiệm để sử dụng đề cương có sẵn để xây dựng nên đề tài.
Hệ thống điện thân xe trên ô tô
1.5.1 Hệ thống đèn tín hiệu
1.5.1.1 Bên trong xe o Đèn taplo: có công dụng hiện thị lên giúp người điều khiển xe biết được mình đang ra hiệu lệnh cho bộ phận nào o Đèn trần: giúp cho người ngồi trong xe có thêm ánh sáng khi tìm đồ vật hay là đọc sách khi mà điều kiện ánh sáng bên ngoài không đủ sáng
1.5.1.2 Bên ngoài xe o Đèn pha cos: giúp cho người lái xe có cảm giác có được ánh sáng khi đi vào ban đêm hoặc những không đường không có ánh sáng o Đèn xi nhan: giúp cho mọi người ở bên ngoài có thể quan sát thấy được xe muốn di chuyển sang trái hay phải một cách an toàn o Đèn phan: giúp cho mọi người ở bên ngoài có thể thấy được xe đang muốn dừng hoặc hảm tốc một cách an toàn
1.5.2.1 Hệ thống còi a Yêu cầu:
- Đảm nhiệm nhiệm vụ khi xe cần xin đường, người lái xe nhấn còi để phát ra tín hiệu âm thanh để cảnh báo các phương tiện giao thông, người đi đường và người chỉ dẫn giao thông b Phân loại: có 2 loại (còi hơi và còi điện)
- Còi hơi thường được trang bị trên các dòng xe có trọng tải lớn và có hệ thống khí nén dùng cho phanh xe
- Còi điện chỉ được sử dụng nhiều trên dòng xe hơi c Cấu tạo chính:
- Nam châm điện, tụ điện, tiếp điểm, trụ điều khiển, tấm thép từ, đĩa rung màng
TRANG: 3 rung và cơ cấu điều chỉnh âm thanh
Hình 1.1 Bộ phận cấu tạo chính của còi xe ô tô
1.5.2.2 Hệ thống tín hiệu chống bố cứng phanh a Yêu cầu:
- Hỗ trợ người lái di chuyển và xử lý các tình huống bất ngờ an toàn, hiệu quả hơn
Hình 1.2 Cấu tạo hệ thống phanh ABS
- Cảm biến tốc độ: Được sử dụng để xác định gia tốc hoặc làm giảm tốc của bánh xe Cảm biến tốc độ sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall, nam châm hoặc bánh xe có răng, cuộn dây điện từ và để tạo tín hiệu Sự dao động của từ trường quanh bánh xe sẽ tạo nên điện áp cảm biến Do điện áp là kết quả khi bánh xe quay nên nếu xe di chuyển chậm, cảm biến này có thể không chính xác
- Van: Hệ thống van trên ABS có 3 vị trí trong đó có 1 van được điều chỉnh bằng hệ thống ABS Nếu 1 van không hoạt động sẽ ngăn hệ thống chỉnh các van và kiểm soát áp suất cung cấp cho phanh.
1.5.2.3 Các hệ thống tín hiệu khác
• Hệ thống đo áp suất lốp
• Hệ thống cân bằng điện tử
• Hệ thống chống trơn trượt
1.5.3 Hệ thống gạt mưa – rửa kính a Yêu cầu:
- Hệ thống gạt mưa, rửa kính có tác dụng gạt nước mưa, phun nước rửa bụi bẩn bám trên kính đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái, góp phần tăng tính an toàn trong quá trình lưu thông trên đường b Cấu tạo chính:
- Cụm công tắc gạt mưa: Tùy thuộc vào từng loại xe, từng phiên bản xe mà có các chế độ điều khiển khác nhau Về cơ bản, nó thường có các chế độ như: bật, tắt phun nước rửa kính; đối với chức năng gạt nước sẽ có nhiều chế độ ( OFF – tắt, MIST – đi trời sương mù, LOW – gạt với tốc độ chậm , HIGH – gạt với tốc độ cao, INT – gạt gián đoạn)
Hình 1.3 Công tắc gạt mưa
- Mô tơ gạt mưa: Là động cơ điện một chiều có hai tốc độ quay nhanh và chậm
Có cấu tạo như hình sau:
Hình 1.4 Cấu tạo mô tơ gạt mưa
- Công tắc dạng cam có tác dụng làm cho mô tơ luôn dùng ở một vị trí cố định Do có chức năng này thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước
- Công tắc này có đĩa cam xẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục quay Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của
TRANG: 7 đĩa cam Thực hiện việc đóng mạch như sau: Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt nước → tiếp điểm P1 → P3→phần ứng Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được dừng lại tại điểm cố định
1.5.4 Hệ thống điều chỉnh và gập gương chiếu hậu a Yêu cầu:
- Có kết cấu nhỏ gọn điều chỉnh dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa
- Có tầm nhìn rộng hạn chế điểm mù
- Có khả năng tự gập hoặc chỉnh bằng tay b Phận loại: có 2 loại o Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió o Gương chiếu hậu lắp 2 bên thân xe (gương chiếu hậu ngoài)
1.5.5 Hệ thống nâng hạ kính a Yêu cầu:
- Hệ thống nần hạ kính trên ô tô có nhiệm vụ hỗ trợ người dùng đóng, mở cửa kính theo yêu cầu b Phân loại:
- Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ đở kính
- Hệ thống nâng hạ bệ đở kính c Cấu tạo chính:
1) Hệ thống nâng hạ kính dạng kéo
Hình 1.5 Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính
2) Nguyên lý hoạt động của nó giống như một cái kéo Hệ thống này không sử dụng dây cáp mà nó dựa trên một bánh răng được truyền động bởi motor điện
3) Hệ thống nâng hạ kính dạng dây cáp
- Có 2 loại cáp chính được sử dụng trong hệ thống:
• Hệ thống dùng cáp xoắn
Hình 1.6 Hệ thống nâng hạ kính dùng cáp xoắn
• Hệ thống dùng cáp Bowden và Bowden “kép”
Hình 1.7 Hệ thống nâng hạ kính dạng cáp Bowden kép
• Hệ thống báo chống trộm
Khai thác hệ thống điện thân xe MG5 2022
Giới thiệu xe MG5 2022
2.1.1 Lịch sử hình thành hãng MG
Hãng xe MG có thể nói bắt đầu từ tháng 1924 Cecil Kimber, nhân viên của Morris Garages, đại lý bán xe Morris đã tự thiết kế mẫu xe đầu tiên Chiếc xe mang tên MG 14/28 dưới dạng xe thể thao mà khung sườn lấy từ chiếc Morris Oxford Trải qua nhiều sự kiện, đến năm 2000, Phoenix Consortium mua lại thương hiệu xe MG và Rover để tạo nên tập đoàn MG Rover Group Đến năm 2005, thương hiệu MG được công ty ô tô Nam Kinh mua lại Sau đó, Nam Kinh sáp nhập với tập đoàn ô tô Thượng Hải (Shanghai Automotive Industry
Corporation) Vì vậy, MG hiện là một phần trong số các thương hiệu mà tập đoàn ô tô lớn nhất Trung Quốc SAIC sở hữu
Năm 2017, MG trở thành thương hiệu phát triển nhanh nhất ở Anh, Thái Lan, Chile và Úc Trong năm kế tiếp, MG sở hữu mạng lưới hơn 300 đại lý trên toàn thế giới Đến cuối năm 2019, thương hiệu xe ô tô MG đã có mặt tại 39 quốc gia với 6 nhà máy lắp ráp toàn cầu
Tháng 5/2020, tập đoàn Tan Chong chính thức được chỉ định bởi SAIC Motor, và được cấp quyền nhập khẩu, phân phối thương hiệu ô tô MG tại Việt Nam
2.1.2 Giới thiệu dòng xe MG5
MG5 là dòng xe sedan 4 chỗ được giới thiệu tại Bắc Kinh hồi tháng 09/2020 Cho đến ngày 10/2/2022, mẫu sedan C của MG mới có màn ra mắt thị trường Việt, chính thức góp mặt vào cuộc đua tranh doanh số đầy sôi động trong phân khúc này
MG5 thế hệ mới nhất sở hữu ngoại hình cực kỳ bắt mắt với dáng vẻ trẻ trung và đậm chất thể thao Thông số của xe lần lượt là 4.675 x 1.842 x 1.480 (mm), kích thước này đang nhỉnh hơn hẳn một số đối thủ thuộc phân khúc sedan C, nên hứa hẹn mang đến cho người dùng không gian nội thất rộng rãi, thoải mái
Khối động cơ giúp vận hành xe là loại 1.5L, sản sinh công suất tối đa 112 mã lực và mô-men xoắn cực đại 150Nm Đi kèm với đó là hộp số vô cấp CVT giả lập 8 cấp giúp xe dễ dàng đạt đến tốc độ tối đa 180km/h
2.1.4 Một số hệ thống và tính năng trên xe MG5
Hệ thống điện thân xe là các chức năng được trang bị chạy bằng điện và được phân bố khắp thân xe, mỗi hệ thống sẽ đem lại các chức năng với mục đích khác nhau MG5 2022 được trang bị hệ thống điện thân xe đầy đủ các chức năng an toàn cần thiết cùng với nó là sự tiện nghi giúp đem lại sự thuận tiện, an toàn, thoải mái cho tài xế khi tham gia giao thông
Sau đây những hệ thống mà nhóm chúng em nghiên cứu làm báo cáo:
3 Hệ thống gạt mưa, rửa kính
5 Hệ thống nâng hạ kính.
Hệ thống điện thân xe MG5
2.2.1 Hệ thống chiếu sáng – đèn tín hiệu
Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống di chuyển để mọi người xung quanh nhận biết Ngoài ra, còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng táp lô và soi sáng không gian trong xe
2.2.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại, thông số cơ bản a Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô, nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao thông b Yêu cầu: Đèn chiếu sáng phải đáp ứng 2 yêu cầu:
- Có cường độ sáng lớn;
- Không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều c Phân loại:
Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại:
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ
Bảng 2.1 Quy định về đèn ô tô công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:
Số lượng tối thiểu Chỉ tiểu kiểm tra bằng quan sát
1 Đèn chiếu xa Trắng 2 Chiều dài dải sáng ≥ 100 m, chiều rộng
Chiều dài dải sáng không nhỏ hơn 50m và phải đảm bảo quan sát được chướng ngại vật ở khoảng cách 40 m
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải đảm bảo nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20m
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải đảm bảo nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20m
7 Đèn hậu Đỏ 2 Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải đảm bảo nhận biết được tín hiệu ở khoảng sáng 10 m
Hệ thống đèn chiếu xa và chiếu gần
❖ Sơ đồ mạch điện hoạt động của đèn chiếu xa và chiếu gần
Hình 2.2 Sơ đồ mạch điện đèn chiếu gần và chiếu xa
- Khi điều khiển đèn chiếu gần: Bật công tắc tổ hợp Turn Light Columm Switch (TLCS) ở vị trí Head (LOW), thì lúc này ta có dòng điện chạy ra từ chân số 1 (TLCS)
→ Truyền tới bộ Body Control Module (BCM) → BCM nhận được tín hiệu → Truyền tín hiệu qua chân số 32 (BCM) → Relay trái và phải của bóng đèn trước nhận mass, cùng lúc đó dòng điện chạy từ cực dương ắc-quy (+) → Hộp cầu chì → Đèn chiếu gần
→ Mass, và đèn chiếu gần sáng
- Khi điều khiển đèn chiếu xa: Bật công tắc tổ hợp Turn Light Columm Switch (TLCS) ở vị trí High (High) thì lúc này ta có dòng điện chạy ra từ chân số 1 (TLCS) →
Truyền tới bộ Body Control Module (BCM) → (BCM) nhận được tín hiệu → Truyền tín hiệu qua chân số 32 (BCM), relay chiếu gần và relay chiếu xa nhận mass, (+) ắc- quy → Hộp cầu chì → Relay chiếu gần và relay chiếu xa đóng tiếp điểm → Đèn chiếu xa, đèn chiếu gần → Mass, đèn chiều xa và chiếu gần sáng, đồng thời đèn báo chiếu xa trên Taplo sáng
- Khi điều khiển đèn Flash: khi tài xế lẩy cần công tắc về phía vô lăng thì đèn High sẽ nháy sáng rồi tắt Ở chế độ này thì mạch điện hoạt động như đèn chiếu xa và được cấu tạo để các đèn được bật sáng ngay cả khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí OFF
Hệ thống đèn tín hiệu
❖ Sơ đồ mạch điện đèn tín hiệu
Hình 2.3 Sơ đồ mạch điện đèn tín hiệu (báo rẻ báo nguy)
- Khi bật công tắc máy, có nguồn cực (+) truyền tới bộ (BCM) Khi ta bật công tắc đèn xi nhan rẽ trái → Dòng điện chạy từ chân số 1 (TLCS) → (BCM) → (BCM) xử lý → Dòng điện chạy từ chân số 11 (BCM) → Truyền tín hiệu tới chân F relay của đèn xi nhan trái → Chân 1 (BCM) → Bóng đèn xi nhan trái → Mass Làm cho đèn xi nhan trái sáng và nhấp nháy
- Có nguồn cực (+) truyền tới bộ (BCM), khi ta bật công tắc đèn xi nhan rẽ phải
→ Dòng điện chạy từ chân số 1 (TLCS) → (BCM) → (BCM) xử lý → Dòng điện chạy từ chân số 8 (BCM) → Truyền tín hiệu tới chân F relay của đèn xi nhan phải → Chân
12 (BCM) → Bóng đèn xi nhan phải → Mass Làm cho đèn xi nhan phải sáng và nhấp nháy
- Khi bật công tắc cảnh báo khẩn cấp hazard switch, công tắc hazard switch nhận mass ở chân số 3 và ở chân số 1 của công tắc hazard switch → (BCM) → (BCM) luôn luôn có (+) cung cấp Dòng điện (BCM) → Chân số 1,8,11,11 → Đến các bóng đèn và relay → Mass Làm bóng đèn sáng và nhấp nháy
❖ Sơ đồ mạch điện đèn phanh
Hình 2.4 Sơ đồ mạch điện đèn phanh
- Khi đạp phanh, công tắc chân phanh Brake Lamb Switch (BLS) đóng Thì lúc này (+) ắc quy cung cấp cho (BCM) → Công tắc chân phanh ở chân số 3 → Tại chân
10 và 26 (BCM) → Tại chân số 10 dòng điện truyền cho bóng đèn trái và phải → Tại chân số 26 dòng điện truyền cho bóng đèn phía trên → Mass và đèn phanh sáng
- Khi nhả phanh công tắc chân phanh mở Thì công tắc chân phanh ngắt, dòng điện bị ngắt, đèn phanh không sáng
❖ Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn báo lùi
Hình 2.5 Sơ đồ mạch điện đèn báo lùi
- Khi vào số lùi, tại hộp số nhận tín hiệu và truyền về (BCM), (BCM) nhận được tính hiệu → Đèn lùi → Mass, đèn báo lùi sáng
- Khi không vào số lùi, thì công tắc báo lùi ngắt, nên không có dòng điện chạy qua, đèn báo lùi không sáng
2.2.2 Hệ thống gạt mưa, rửa kính
2.2.2.1 Yêu cầu, các chế độ làm việc của hệ thống gạt mưa, rửa kính a Yêu cầu: Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có từ hai tần số gạt trở lên
- Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút
- Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 55 lần/phút
- Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút b Các chế độ làm việc:
- OFF: Tắt hay còn gọi là chế độ dừng
- INT: Gạt nước gián đoạn không liên tục
- MIST: Gạt 1 lần hoặc đi trong điều kiện thời tiết sương mù
- LOW: Gạt nước ở chế độ chậm
- HIGH: Gạt nước ở chế độ nhanh
- Phun nước: Chế độ rửa kính
Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống gạt mưa và rửa kính
❖ Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa, rửa kính:
Hình 2.6 Sơ đồ mạch điện gạt mưa, rửa kính
❖ Nguyên lý hoạt động: a Công tắc gạt mưa ở vị trí MIST:
- Khi xoay công tắc ở chế độ MIST: Lúc này, dòng điện từ dương ắc-quy → chân số 1 của hộp cầu chì, cùng lúc này dòng điện chạy ra từ hộp cầu chì ở chân số RB-2 → chân số 22 của BCM → chân số 3 công tắc Cùng lúc ấy, tại chân số 31 của BCM →
TRANG: 17 hộp cầu chì chân RB-2 → chân RB-5 → chân số 1 của mô tơ gạt mưa → chân số 3 chạm mass Mô tơ gạt mưa quay ở tốc độ thấp b Công tắc gạt mưa ở vị trí OFF:
- Khi xoay công tắc ở chế độ OFF: Dòng điện từ dương ắc-quy → chân số 1 của hộp cầu chì → chân số 30 + chân RB-5 + RB-1 đều dương → chân RB-4 chạm mass, lúc đó cực dương từ chân RB1 → chân RB-5 và chân RB-2 → chân RB-2 truyền vào BCM → BCM nhận tín hiệu ở chế độ OFF từ công tắc → chân RB-5 truyền tới mô tơ gạt mưa → Mass Lúc này mô tơ gạt nước vẫn tiếp tục quay do được cấp điện thông qua đường đĩa cam, sau đó đến vị trí dừng thì mô tơ dừng hẳn c Công gạt mưa ở vị trí INT:
Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện thân xe trên MG5 25 3.1 Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng
Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống gạt mưa
Bảng 3.2 Quy trình kiểm tra hệ thống gạt mưa b Quy trình bảo dưỡng sửa chữa:
- Theo lời khuyên của các nhà sản xuất thì nên thay chổi gạt sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe Người sử dụng nên lựa chọn những loại chổi gạt mưa chính hãng hoặc có thương hiệu chứ không nên ham rẻ mà thay thế những loại trôi nổi trên thị trường
Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
Hệ thống gạt nước và phun nước rửa kính chắn gió không hoạt động
Cầu chì WIP Cầu chì WSH Cụm công tắc gạt nước kính chắn gió
Cần gạt nước trước không hoạt động ở vị trí LO hay HI
Cầu chì WIP Cụm công tắc gạt nước kính chắn gió Motor gạt nước phía trước
Các gạt nước phía trước không hoạt động ở vị trí INT
Cầu chì WIP Cụm công tắc gạt nước kính chắn gió Motor gạt nước phía trước
Môtơ phun nước rửa kính trước không hoạt động
Cầu chì WIP Cụm công tắc gạt nước kính chắn gió Motor gạt nước phía trước
Cần gạt nước trước không hoạt động khi công tắc phun nước trước bật ON
Cầu chì WIP Cụm công tắc gạt nước kính chắn gió Motor gạt nước phía trước
Dây điện Cần gạt nước trước không trở về vị trí ban đầu của nó khi công tắc gạt nước tắt OFF
Motor gạt nước phía trước
- Trường hợp châm đầy bình nhưng nước rửa kính không phun hoặc phun chưa đủ, nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun Vì có thể các chi tiết này bị nứt vỡ hoặc tắc nghẽn khiến nước không thể phun lên được Đồng thời mở nắp ca-pô, tìm vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nếu máy bơm không hoạt động nên mang xe đến garage để kiểm tra
- Nên hạn chế dùng nước lã pha với nước rửa chén, chỉ có nước rửa kính chuyên dụng mới có thể lau sạch bề mặt kính và tăng tuổi thọ cho chổi gạt Kiểm tra cần gạt thường xuyên nếu cần gạt có hiện tượng cong vênh thì người dùng nên chỉnh lại cần gạt, nếu độ cong vênh quá lớn nên thay thế cần gạt mới để đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất
- Thường xuyên vệ sinh vòi phun nước để đảm bảo vòi phun không bị tắc trong quá trính hoạt động ,khi thao tác công tắc nước rửa kính không phun, có khả năng bình chứa dung dịch nước rửa kính đã cạn Khắc phục tình trạng này bằng cách mở nắp ca- pô khoang động cơ, tìm vị trí nắp bình để châm thêm nước rửa kính.
Quy trình kiểm tra hệ thống nâng hạ kính
Bảng 3.3 Quy trình kiểm tra hệ thống nâng hạ kính
Cặp dây Trạng thái công tắc Cửa cặp dây điều khiển Điều kiện xác định dây
Xanh lá cây- Đen và Đỏ- Đen
Hướng xuống Dưới 1 Đỏ vàng và Xanh lá cây-vàng
Hướng xuống Dưới 1 Đỏ- Xanh dương và Xanh lá cây- trắng
TRANG: 28 b Quy trình sửa chữa hệ thống nâng hạ kính:
- Kiểm tra nguồn đến rơ le;
- Kiểm tra tiếp điểm rơ le;
- Kiểm tra thông mạch 2 dây mô tơ nâng hạ kính;
- Có thể cấp nguồn vào kiểm tra mô tơ nâng hạ kính;
- Kiểm tra nguồn cấp vào công tắc;
- Hoặc có thể thay mới những liên kiện bị cháy hoặc đứt do sử dụng như: o Công tắc nâng hạ kính
Hình 3.2 Công tắc nâng hạ kính o Mô tơ nâng hạ kính
Hình 3.3 Mô tơ nâng hạ kính
Xây dựng mô hình hệ thống điện thân xe trên ô tô con
Thiết kế bảng và khung mô hình
- Thiết kế bảng : Bảng đỡ mô hình được lựa chọn tấm Alu dày 3mm
- Thiết kế khung: Khung mô hình lựa chọn vật liệu nhôm chữ nhâṭ (25x12.5mm)
Hình 4.1 Thông số thiết kế khung mô hình
Hình 4.2 Bố trí các vị trí trong mô hình
Những linh kiện cần chuẩn bị
Hình 4.3 Hộp cầu chì Bảng 4.1 Bảng số lượng cầu chì
Mỗi hệ thống trên mô hình sử dụng nhiều cầu chì, nhóm chúng em đã lựa chọn hộp cầu chì đễ dễ dàng bố trí trên bảng thiết kế cũng như kiểm tra hoạt động của hệ thống nhanh hơn
Hình 4.4 Công tắc khóa 3 chân
Bảng 4.2 Thông số chân công tắc khóa
Số chân 3 chân (B, IG, ST)
( Nguồn: Chụp từ sản phẩm ĐATN của nhóm )
1 Đầu cuộn dây; 2 Đầu cuộn dây; 3 Tiếp điểm; 4 Tiếp điểm
Mã số AH156700-4200 K4238 Điện áp hoạt động 12VDC/ 40A
Hình 4.6 Mô tơ phun nước Bảng 4.4 Thông số mô tơ phun nước
Mã số DENSO 060210-1480 12V Điện áp hoạt động 12VDC
Hình 4.7 Mô tơ gạt nước và chân giắc( Nguồn: Chụp từ sản phẩm ĐATN của nhóm )
Bảng 4.5 Thông số mô tơ gạt nước
Mã số 139177794_VNAMZ_5767266284 Điện áp hoạt động 12V
Hình 4 8 Công tắc tổ hợp và giắc cắm
Bảng 4.6 Thông số công tắc tổ hợp
Cụm công tắc tổ hợp Gồm 16 chân
Cụm công tắc chiếu sáng, tín hiệu
Cụm công tắc gạt mưa
• Công tắc mở, khóa cửa:
Hình 4 9 Công tắc tổng nâng hạ kính, khóa mở cửa
1.GND nâng hạ kính; 2 GND khóa mở cửa; 3 Nâng kính bên tài; 4 Khóa cửa; 5.+B;
6 Mở cửa; 7 Hạ kính bên tài; 8 Nâng kính sau tà;, 9 Hạ kính sau tài; 10 Nâng kính bên phụ; 11 Hạ kính bên phụ; 12 Hạ kính sau phụ; 13 Nâng kính sau tài
Bảng 4.7 Thông số công tắc nâng hạ kính, khóa cửa tài xế
• Mô tơ nâng hạ kính:
Hình 4.10 Mô tơ nâng hạ kính
Bảng 4.8 Thông số mô tơ nâng hạ kính Điện áp hoạt động 12V
• Bộ điều khiển đóng, mở cửa:
Hình 4.11 Bộ điều khiển mở khóa cửa có Lotusviet có remote
1 Chân UnLock; 2 Chân Lock; 3 Unlock input; 4 Lock input; 5 Lock output; 6.Unlock output; 7 GND; 8 Nguồn (+) 12V; 9 Chân báo xinhan; 10 Chân báo xinhan; 11 Chân mở cốp sau; 12 Chân mở cốp trước
Bảng 4.9 Thông số bộ điều khiển mở khóa cửa
Số chân 12 Điện áp hoạt động 12V
Dòng điện làm việc 15mA Điện áp điều khiển từ xa 6V
Dòng điện điều khiển từ xa 6mA
Khoảng cách nhận tín hiệu 100m
Bộ điều khiển Lotusviet cũng có các chức năng như trên xe
- Điều khiển đóng cửa xe
- Điều khiển mở cửa xe
• Mô tơ mở, khóa cửa chính:
( Nguồn: Chụp từ sản phẩm ĐATN của nhóm )
1 GND; 2 Lock output; 3 Unlock input; 4 Unlock output; 5 Lock input Bảng 4.10 Thông số mô tơ mở khóa cửa chính
Số dây 5 dây Điện áp hoạt động 12VDC
• Mô tơ mở khóa cửa phụ:
Hình 4 13 Mô tơ mở, khóa cửa phụ
1 Dây Unlock; 2 Dây Lock Hình 4.12 Mô tơ mở, khóa cửa chính
Bảng 4.11 Thông số mô tơ mở, khóa cửa phụ
Số dây 2 dây Điện áp hoạt động 12VDC
Hình 4.14 Gương điện ( Nguồn: Chụp từ sản phẩm DATN của nhóm)
Bảng 4.12 Thông số gương điện
Số dây 5 dây Điện áp hoạt động 12VDC
• Công tắc gập, chỉnh gương:
Hình 4 15 Công tắc gập, chỉnh gương chiếu hậu Toyota
1 Chân HR; 2 Chân VR; 3 Chân VL; 4 Chân HL; 5 Chân M+; 6 Chân E; 7
Chân B; 8 Chân MR; 9 Chân MF Bảng 4.13 Thông số công tắc gập, chỉnh gương
1 Chân LL; 2 Chân L; 3 Chân +B; 4 Chân EHW; 5 C hân E; 6 Chân EL; 7 Chân ER; 8 Chân IG
Hình 4.16 Bộ tạo nháyđiện tử
Bảng 4.14 Thông số Bộ tạo nháyđiện tử
Số chân 8 chân Điện áp hoạt động 12VDC
Hình 4.17 Cụm đèn xinhan, kích thước phía trước Bảng 4.15 Thông số cụm đèn xinhan, kích thước phía trước
Số dây 4 dây Điện áp hoạt động 12V
• Cụm đèn xi nhan phía sau:
Hình 4.18 Cụm đèn xinhan, kích thước phía trước
Bảng 4.16 Thông số cụm đèn xinhan phía sau
Số dây 5 dây Điện áp hoạt động 12V
Thi công lắp ráp mô hình
Hình 4.19 Dụng cụ dùng để sử dụng tạo khung đỡ
(1) Nhôm chữ nhật: Sử dụng nhôm chữ nhật để tạo khung;
(2) Thước dây: Đo đạc kích thước nhôm;
(3) Khoan: Dùng khoan tạo lỗ 4mm để bắn đinh rive liên kết các thanh nhôm;
(4) Kềm bấm rive và rive : Liên kết và cố định các thanh nhôm với nhau;
(5) Keo silicon loại A300: Dán giữ khung với bảng của mô hình;
(6) Đinh rive: Dùng đề bắt dính giữa thanh nhôm và bát chữ V;
(7) Bát chữ V: Dùng để liên kết các thanh nhôm với nhau;
(8) Bulong đai ốc: Dùng dể bắt chặt các thanh nhôm
Dùng kiểm tra hệ thống điện, đo thông mạch, xác định chân nối của hệ thống điện
Hình 4.21 Khung mô hình Đo kích thước, sử dụng kềm bấm rive, đinh rive và bát chữ V, đo kích thước nhôm bấm thanh nhôm tạo thành khung
Hình 4.22 Lắp bảng cho khung
Sử dụng tấm Alu để làm bảng cho khung mô hình, sử dụng súng bắn
IV bắn đinh IV để giữ cho bảng cố định
Hình 4.23 Lắp ráp chi tiết lên bảng
Phân bố vị trí của từng chi tiết, phay lỗ tương ứng với hình dạng của từng chi tiết sau đó lắp chi tiết lên bảng
Khung được gia cố và che phủ bởi tấm Alu, sau đó sử dụng nhôm chữ V để gia cố và tăng thẩm mỹ cho mô hình
Sau khi lắp đặt đầy đủ chi tiết lên bảng, bắt đầu đấu dây điện và đi dây điện cho mô hình
Hình 4.26 Mô hình hoàn thành