LỜI MỞ ĐẦU Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện “sức khỏe” của mỗi quốc gia, giúp nâng vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Thông qua phân tích cán cân thanh toán quốc tế thấy được thực trạng cán cân thanh toán của nước sở tại, đồng thời phản ánh kinh tế vĩ mô nước đó ổn định hay bất ổn, từ đó giúp các nhà hoạch định đưa ra các chính sách phù hợp linh hoạt với từng thời kỳ. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em quyết định nghiên cứu đề tài “Mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững ở Việt Nam”. Với vốn kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận của em còn nhiều sai sót, em mong các thầy cô thông cảm và chỉ ra lỗi sai để em ngày càng tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Do cán cân thanh toán phản ánh diễn biến của nền kinh tế, hay nói cách khác là, tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô. Cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt có thể dẫn đến những rối loạn trong nền kinh tế, gây ra bất ổn định về giá nội địa, tác động đến các chính sách của Chính phủ và làm ảnh hưởng đến các quan hệ với bạn hàng quốc tế. Ở một mức độ lớn hơn, tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán có thể là dấu hiệu của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong trường hợp thặng dư thì hầu như không có trạng thái cân bằng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cán cân thanh toán của Việt Nam thặng dư đã phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô trong những năm qua đã ổn định hơn. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là thực trạng về cán cân thanh quốc tế của Việt Nam. Đa phần nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trên cơ sở xem xét tác động cán cân thanh toán đến các chính sách điều hành của Chính phủ, đồng thời xem xét trên cơ sở so sánh và khảo cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới thông qua phân tích từng yếu tố bên trong tác động đến thặng dư thay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, qua đó thấy được tác động, ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa xem xét mối quan hệ cán cân thanh toán với ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Vì vậy, cần xem xét thực tế diễn biến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan, làm rõ một số vấn đề trong thực tế để chỉ ra mối quan hệ giữa cán cân thanh toán với ổn định kinh tế vĩ mô, những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán thời gian tới.
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Đề tài
MỤC TIÊU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 3
2 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 5
3 Bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm các hạng mục sau: 9
4 Thành phần của cán cân thanh toán quốc tế 10
5 Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế: 11
6 Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế 12
7 Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 13
8 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế 13
9 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế 14
10 Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 16
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 18
1 Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay 18
2 Tổng quan về cán cân thanh toán giai đoạn 2002 – 2011 18
3 Xu hướng và cơ cấu của cán cân vãng lai 20
4 Xu hướng và cơ cấu của cán cân vốn 23
5 Từ sự bền vững trong tài trợ cán cân vãng lai đến sự ổn định của cán cân thanh toán 27
6 Cán cân thanh toán quốc tế: Điểm tựa cho sự ổn định của VND 31
7 Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam 34
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN 35
1 Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán 35
2 Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế 37
KẾT LUẬN 38
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện “sức khỏe” của mỗi quốc gia,giúp nâng vị thế của quốc gia đó trên thế giới Thông qua phân tích cán cânthanh toán quốc tế thấy được thực trạng cán cân thanh toán của nước sở tại,đồng thời phản ánh kinh tế vĩ mô nước đó ổn định hay bất ổn, từ đó giúp cácnhà hoạch định đưa ra các chính sách phù hợp linh hoạt với từng thời kỳ
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em quyết định nghiên cứu đềtài “Mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững ở Việt Nam”
Với vốn kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận của em còn nhiều saisót, em mong các thầy cô thông cảm và chỉ ra lỗi sai để em ngày càng tiến
bộ hơn Em xin chân thành cảm ơn
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Do cán cân thanh toán phản ánh diễn biến của nền kinh tế, hay nóicách khác là, tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quantrọng, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ
mô Cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt có thể dẫn đến những rối loạntrong nền kinh tế, gây ra bất ổn định về giá nội địa, tác động đến các chínhsách của Chính phủ và làm ảnh hưởng đến các quan hệ với bạn hàng quốc
tế Ở một mức độ lớn hơn, tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán cóthể là dấu hiệu của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ hoặc khủnghoảng kinh tế Trong trường hợp thặng dư thì hầu như không có trạng tháicân bằng Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cán cân thanh toáncủa Việt Nam thặng dư đã phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô trong nhữngnăm qua đã ổn định hơn
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế, đặcbiệt là thực trạng về cán cân thanh quốc tế của Việt Nam Đa phần nghiêncứu trên đã phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namtrên cơ sở xem xét tác động cán cân thanh toán đến các chính sách điều
Trang 4hành của Chính phủ, đồng thời xem xét trên cơ sở so sánh và khảo cứukinh nghiệm của các nước trên thế giới thông qua phân tích từng yếu tố bêntrong tác động đến thặng dư thay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, qua
đó thấy được tác động, ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến nền kinh tế
và sự vận hành các chính sách vĩ mô Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưaxem xét mối quan hệ cán cân thanh toán với ổn định kinh tế vĩ mô trongbối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay Vì vậy, cần xem xét thực tế diễn biếncán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan,làm rõ một số vấn đề trong thực tế để chỉ ra mối quan hệ giữa cán cânthanh toán với ổn định kinh tế vĩ mô, những nguy cơ tiểm ần trong cán cânthanh toán thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam,
từ đó nhận diện các vấn đề đặt ra, đặc biệt xem xét đến trong mối quan hệgiữa cán cân thanh toán với ổn định kinh tế vĩ mô
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững ởViệt Nam
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có mối quan hệ với các quốcgia khác, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế Các quan hệ này làm nảy sinh cácdòng tiền giữa các nền kinh tế Cán cân thanh toán quốc tế hay còn đượcgọi tắt là cán cân thanh toán, tên tiếng Anh là Balance Of Payment (BOP) -Đây chính là bản ghi chép những giao dịch thanh toán của một nước vớicác nước trên thế giới tính trong một thời điểm nhất định Có thể là tháng,quý hoặc năm (nhưng thông thường là năm)
Các giao dịch này sẽ được tiến hành bởi các cá nhân hoặc các doanhnghiệp hiện đang cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó Trong
đó đối tượng giao dịch sẽ bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản haymột số chuyển khoản
Hay nói một cách đơn giản thì cán cân thanh toán chính là hệ thống tàikhoản ghi chép lại toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán và bảng đối chiếu giữatổng số các khoản phải thu so với các khoản chi của một nước với các nướckhác trong một thời điểm nhất định (theo tháng, quý, năm, ) Do vậy cáncân thanh toán quốc tế còn được gọi là bảng cân đối chi trả, bảng cân đốithanh toán Hiện nay cán cân thanh toán được chia ra thành 02 loại chính:
Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ - Đây là cán cân thanh toán phảnánh được tất cả những khoản ngoại tệ đã thu và chi của một nước với nướckhác
Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm - Đây sẽ là cán cân thanh toánphản ánh những khoản ngoại lệ sẽ thu và sẽ chi trong một thời điểm nào
đó Cụ thể cán cân này chính là yếu tố quan trọng để ảnh hưởng đến sựbiến động của tỷ giá hối đoái
Trang 6Cán cân thanh toán thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trạngthái bội thu hoặc bội chi của cán cân thời điểm sẽ quyết định tăng hoặcgiảm dự trữ ngoại hối của các nước, đặc biệt khi cán cân thời điểm mà bịbội chi sẽ làm cho tỷ giá hối đoái biến động xấu.
Cán cân thanh toán sẽ được lập dưới hình thức cán cân thanh toán dựbáo hoặc là cán cân thanh toán thực tế Nhưng trong đó cán cân thanh toán
dự báo sẽ được lập dựa trên cơ sở số liệu kinh tế tài chính thực tế phát sinhtrong một thời kỳ nhất định
Bản báo cáo năm là bản báo cáo chính thức đối với mỗi quốc gia Điềunày được luật các nước quy định và cũng là yêu cầu chính thức của IMF
Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BOP của một nước là giaodịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú Mọigiao dịch kinh tế giữa những người cư trú với nhau của cùng một quốc giakhông được phản ánh vào BOP
Người cư trú và người không cư trú bao gồm: các cá nhân, các giađình, các công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế
Người cư trú phải hội tụ 2 điều kiện:
Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên;
Có thu nhập từ quốc gia cư trú
Những người không đủ 2 điều kiện trên đều trở thành người không
cư trú (Riêng đối với nước ta có thể đọc tham khảo Luật cư trú của ViệtNam)
Tuy nhiên cần chú ý:
“Quốc tịch” và “người cư trú” không nhất thiết phải trùng nhau
Đối với các công ty đa quốc gia sẽ là người cư trú đồng thời tạinhiều quốc gia Do đó để tránh trùng lắp thí chỉ các chi nhánh của công ty
đa quốc gia đặt tại nước sở tại mới được coi là người cư trú
Đối với các tổ chức quốc tế như IMF, WB, Liên hợp quốc…đượcxem như người không cư trú đối với mọi quốc gia
Trang 7Ví dụ: IMF đóng trụ sở tại Washington, nhưng những đóng góp vàoIMF của chính phủ Mỹ vẫn được ghi chép trong BOP như khoản giao dịchvới người không cư trú Các đại sứ quán, căn cứ quan sự nước ngoài, lưuhọc sinh, khách du lịch… không kể thời hạn cư trú là bao nhiêu đều làngười không cư trú đối với nước đến và là người cư trú đối với nước đi.
Đồng tiền được sử dụng ghi chép trong BOP bao gồm:
Đối với những nước phát triển có đồng tiền tự do chuyển đổithường sử dụng đồng nội tệ để hạch toán vào
Đối với những nước có đồng tiền không được tự do chuyển đổihoặc biến động thường xuyên, thường sử dụng một đồng ngoại tệ tự dochuyển đổi phổ biến nhất để hạch toán vào
Ví dụ: Việt Nam sử dụng USD để hạch toán vào BOP
Ngoài ra tùy theo mục đích sử dụng và phân tích mà người ta có thểlập BOP theo những đồng tiền khác nhau bằng cách quy đổi các hạng mụccủa BOP ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá chéo
2 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế thông thường bao gồm các bộ phận sauđây:
- Cán cân vãng lai (Currency Account - CA)
- Cán cân vốn (Capital Account - KA)
Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận là:
Trang 8- Cán cân thương mại - Trade Balance (TB).
- Cán cân dịch vụ - Services Balance (SB)
- Cán cân thu nhập - Incomes Balance (IB)
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Currency TransfersBalance (TrB)
Cán cân thương mại dùng để đối chiếu và so sánh các khoản thu từxuất khẩu và chi cho nhập khẩu hàng hóa Khi một quốc gia xuất khẩuhàng hóa sẽ thu về ngoại tệ, đây chính là khoản thu và được ghi có (+); cácnghiệp vụ nhập khẩu làm phát sinh khoản chi và được ghi nợ (-) Khi thunhập từ xuất khẩu hàng hóa lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cáncân thương mại được gọi là thặng dư (hay xuất siêu) Và ngược lại, khi thunhập từ xuất khẩu hàng hóa thấp hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cáncân thương mại thâm hụt (hay gọi là nhập siêu)
Cán cân dịch vụ phản ánh các khoản thu, chi phát sinh trong các giaodịch về dịch vụ như vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông giữađối tượng cư trú với đối tượng không cư trú Hiện nay, cán cân dịch vụ củacác nước có quy mô và tỉ trọng trong tổng giá trị cán cân thanh toán quốc tếngày càng tăng
Cán cân thu nhập phản ánh các khoản thu, chi phát sinh về thu nhậpcủa người lao động và thu nhập từ hoạt động đầu tư Trong đó, thu nhậpcủa người lao động là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thunhập khác bằng tiền, hiện vật mà đối tượng cư trú trả cho đối tượng không
cư trú hoặc ngược lại Thu nhập từ hoạt động đầu tư là các khoản thu từ lợinhuận đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá hoặccác khoản vay giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản viện trợkhông hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằngtiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa đối tượng cư trú và đối tượngkhông cư trú Các khoản chuyển giao vãng lai 1 chiều phản ánh sự phân
Trang 9phối lại thu nhập giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú Cáckhoản nhận chuyển giao vãng lai, ghi dương (+); Các khoản cấp viện trợ,ghi âm (-) Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiềuphụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm,chính trị-xã hội và ngoại giao giữa các nước.
2.2 Cán cân vốn
Cán cân vốn (Capital Account - KA) phản ánh toàn bộ chỉ tiêu giaodịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về chu chuyển vốntrong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợnước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều,các hình thức đầu tư khác làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.Nói cách khác, cán cân vốn thể hiện các khoản thu, chi phát sinh trong quátrình chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa đối tượng cư trú và đối tượngkhông cư trú
Cán cân vốn bao gồm:
- Cán cân vốn dài hạn (KL): Ghi chép các luồng vốn dài hạn (có kìhạn từ 01 năm trở lên) chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia, các luồngvốn dài hạn được chia thành đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dàihạn khác
- Cán cân vốn ngắn hạn (Ks): Ghi chép các luồng vốn ngắn hạn (có
kì hạn đến 01 năm) chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia Cán cân vốnngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụngthương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắnhạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối
- Chuyển giao vốn một chiều (Ktr): gồm các khoản cho, tặng, việntrợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa
Khi có luồng vốn chảy vào nền kinh tế, ghi dương (+), làm cho tàisản nợ tăng (vay nợ ) hoặc tài sản có giảm (đòi nợ ) Khi có luồng vốn
Trang 10chảy ra nền kinh tế, ghi âm (-) làm cho tài sản nợ giảm (trả nợ vay ) hoặctài sản có tăng (cho vay ).
2.3 Cán cân tổng thể
Nếu ở mỗi quốc gia, việc thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối(nhầm lẫn và sai sót bằng 0), thì cán cân tong the (Overall Balance - OB)bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn, tức là:
OB = CA + KA
Thực tế, do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trìnhthu thập số liệu và lập BOP, do đó, thường phát sinh những nhầm lẫn và saisót Vì vậy, cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cânvãng lai, cán cân vốn và hạng mục nhầm lẫn sai sót trong thống kê là:
OB = CA + KA + OM
Hạng mục nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh
tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc có được ghi chépnhưng ghi chép đó có nhầm lẫn, không chính xác
2.4 Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân này phản ánh những thay đổi tài sản dự trữ chính thức docác giao dịch can thiệp của cơ quan chính phủ của một nước nhằm cânbằng tổng thể các giao dịch tư nhân và chính phủ Các tài sản dự trữ baogồm: vàng, quyền rút vốn đặc biệt (SDR), dự trữ trong IMF, ngoại tệ cókhả năng chuyển đổi
Thông thường, cán cân tổng thể của các quốc gia không ở trạng tháicân bằng, cán cân tổng thể có thể thặng dư (OB > 0) hoặc thâm hụt (OB <0) Do vậy, cần được bù đắp bởi các tài sản dự trữ trên Các hạng mục đóđược gọi là cán cân bù đắp chính thức (Official Fanancing Balance - OFB)
Vì ngân hàng trung ương có chức năng can thiệp lên cung, cầu ngoại
tệ trên thị trường ngoại hối, do đó, các hoạt động can thiệp của ngân hàngtrung ương trên thị trường ngoại hối (mua bán nội tệ) nhằm tác động lênnền kinh tế, được xem là quan hệ giữa đối tượng cư trú và đối tượng không
cư trú
Trang 11Cụ thể, khi cán cân tổng thể bị thâm hụt (-), ngân hàng trung ươngcần bù đắp chính thức bằng cách tăng cung ngoại tệ bằng cách bán ngoại
tệ, OFB (+) Ngược lại, khi cán cân tổng thể thặng dư (+), ngân hàng trungương cần bù đắp chính thức bằng cách tăng cầu ngoại tệ bằng cách muangoại tệ, OFB (-)
2.5 Khoản mục lỗi và sai sót (OM)
Do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép, nên cán cân thanh toán quốc
tế luôn được cân bằng Tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chínhthức phải luôn bằng 0 Tức là:
OB + OFB = O-> OB = — OFB-»CA + KA + OM= — OFB
->OM = -(OFB + CA + KA)
Từ công thức OM ta thấy, số dư của hạng mục lỗi và sai sót chính là
độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cáncân vốn Bởi vì, cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốnluôn được xác định Công thức trên được áp dụng để xác định số dư nhầmlẫn và sai sót khi lập cán cân thanh toán
Trong thực tế, tùy theo nhu cầu mà mỗi quốc gia có thể cơ cấu lạicán cân thanh toán quốc tế cho phù hợp với mục đích sử dụng và mục đíchphân tích riêng của mình
3 Bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm các hạng mục sau:
a) Cán cân vãng lai:
Hàng hóa: Xuất khẩu FOB; Hàng hóa: Nhập khẩu FOB; Hàng hóa(ròng)
Dịch vụ: Xuất khẩu; Dịch vụ: Nhập khẩu; Dịch vụ (ròng)
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu; Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi;Thu nhập (Thu nhập sơ cấp) (ròng)
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu; Chuyển giao vãng lai(Thu nhập thứ cấp): Chi; Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp) (ròng)
b) Cán cân vốn:
Trang 12Cán cân vốn: Thu; Cán cân vốn: Chi; Tổng cán cân vãng lai và cáncân vốn
c) Cán cân tài chính:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có; Đầu tư trực tiếp vào ViệtNam: Tài sản nợ; Đầu tư trực tiếp (ròng)
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ; Chứng khoán nợ
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ; Chứng khoán nợ
Đầu tư gián tiếp (ròng)
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản cóCác công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợCác công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)Đầu tư khác: Tài sản có
Tiền và tiền gửi; Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; Ngắn hạn; Dàihạn; Tín dụng thương mại và ứng trước; Các khoản phải thu/phải trả khác
Đầu tư khác: Tài sản nợ
Tiền và tiền gửi; Vay, trả nợ nước ngoài; Ngắn hạn; Dài hạn; Tíndụng thương mại và ứng trước; Các khoản phải thu/phải trả khác
4 Thành phần của cán cân thanh toán quốc tế
Theo các quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán doIMF đề ra năm 1993 thì cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ bao gồm
05 thành phần chính như sau:
Trang 13 Tài khoản vãng lai: Đây là tài khoản ghi lại những giao dịch vềhàng hóa, dịch vụ cùng một số chuyển khoản.
Tài khoản vốn: Tài khoản này ghi lại những giao dịch về tài sảnthực và tài sản chính
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối Nhà nước
Mức tăng hoặc giảm ở trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trungương Do tổng của tài sản vãng lai, tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số
nhỏ nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại
hối tạo nên
Mục sai số: Do ghi chép đầy đủ toàn bộ tất cả các giao dịch trongthực tế nên giữa phần ghi chép được và thực tế sẽ có những khoảng cáchkhác nhau Do vậy khoảng cách này sẽ được ghi trong cán cân thanh toánnhư là mục sai số
5 Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế:
– Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán quốc
tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam;
– Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế là Đồng Đô la Mỹ(USD);
– Tỷ giá quy đổi Đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá trungtâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo;
– Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiệnnhư sau:
+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so vớiloại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu vàthuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiệntheo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối
kỳ báo cáo
Trang 14– Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sởhữu giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam;
– Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tạithời điểm giao dịch
6 Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế của một nước phản ánh kết quả kinh tếcuối cùng của hoạt động trao đổi đối ngoại của một nước với nước ngoài
Cán cân thanh toán quốc tế thường rơi vào một trong hai trạng thái:– Trạng thái bội thu hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế thặng
dư khi tổng thu ngoại tệ lớn hơn tổng chi ngoại tệ, nước bội thu cán cânthanh toán quốc tế là chủ nợ của nước ngoài và có quyền thu vàng hoặcngoại tệ mạnh do các nước con nợ phải chi trả, kết quả là dự trữ vàng vàngoại tệ mạnh gia tăng
– Trạng thái bội chi hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế dưthiếu khi tổng thu ngoại tệ nhỏ hơn tổng chi ngoại tệ, nước bội chi cán cânthanh toán quốc tế là con nợ của nước bội thu nên phải xuất vàng hoặcngoại tệ mạnh chi trả cho nước chủ nợ, kết quả là dự trữ vàng bị giảm sútlàm cho tỷ giá hối đoái biến động
Như vậy cán cân thanh toán quốc tế được coi là một trong những tàiliệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô
Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế tốt hay xấu đều có thể ảnhhưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, từ đó tạo ra những thuận lợihoặc gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế đất nước Mặt khác,trạng thái của cán cân là những tiêu thức để các nhà hoạch định chính sáchthay đổi nội dung chính sách kinh tế – tài chính cho phù hợp thực tế
Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, Chính phủ điều hànhbằng chính sách lãi suất tăng hoặc cắt bớt các khoản chi tiêu công cộng đểgiảm chi phí về nhập khẩu Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, Chínhphủ sẽ điều hành ngược lại với cách điều hành trên đây
Trang 15Mặt khác, các quốc gia dựa vào trạng thái của cán cân thanh toánquốc tế để dự báo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và có những quyếtsách thích hợp cho từng thời kỳ cụ thể.
7 Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là một chỉ số có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với mỗi quốc gia vì:
Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia thể hiện tình trạng tàichính và kinh tế của quốc gia đó
Báo cáo cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một tài liệuthống kê nhằm xác định xem giá trị tiền tệ của quốc gia đó đang tăng haygiảm
Dựa vào chỉ số cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ của mỗiquốc gia có thể đưa ra các quyết định chính sách tài khóa và thương mại tối
kỳ nhất định cho phép chính phủ đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế
vĩ mô như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá
Bằng cách nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế và các thànhphần của nó, ta sẽ có thể xác định các xu hướng có thể có lợi hoặc có hạicho nền kinh tế của một quốc gia Từ đó, đưa ra các giải pháp, chiến lượcthích hợp
8 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
BOP có những vai trò sau:
– BOP là tấm gương phản ánh tổng hợp tính hình hoạt động kinh tếđối ngoại của một quốc gia, đồng thời nó cũng phản ánh tính hình kinh tế –
Trang 16xã hội của quốc gia qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ.
Nó cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế giới
– BOP phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc giavào nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế
– BOP phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, ảnh hưởng đến
tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia Khi BOPthâm hụt, tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá; Chính phủ có thể quyết định tănglãi suất hoặc giảm chi tiêu công cộng nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu, hoặckiểm soát nhập khẩu hàng hóa, ngoại hối và chu chuyển vốn nhằm năng giánội tệ, giữ ổn định tỷ giá
9 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội chi hoặc bộichi Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vịtrí Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạmphát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước,khả năng trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch Có một sốquốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đãtrở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới
b Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát củamột quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm
Trang 17sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đólàm cho khối lượng xuất khẩu giảm.
c Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân
Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệtăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu cácyếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạmphát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng
d Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc giakhác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằngnhau Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nướcnhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh Kết quả là nhu cầu hàng hóa đógiảm (cán cân vãng lai)
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Đức sẽ trả 38 đồng Mác Đức cho một câyvợt tennis, bán với giá 190 USD ở Mỹ nếu 1 USD = 2 Mác
Nếu 1 USD = 3 Mác Đức ( mất 570 Mác để mua cây vợt (làm giảmnhu cầu của người Đức đối với mặt hàng này
e Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại củaquốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để pháttriển kinh tế đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăngcường quan hệ kinh tế Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điềukiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp Trong điều kiện mở cửa và hộinhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tốkhác phát triển
f Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục củanền kinh tế Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năngđộng trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế
Trang 18đối ngoại cũng sẽ đạt được Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cảithiện theo chiều thuận.
10 Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế
* Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia làđảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng Khi cán cân thanh toán bội thuhay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân
* Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó đểtăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốcgia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế-xã hội khác Do vậy, việc
áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việclàm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân
– Giảm bớt chi tiêu ngân sách nhà nước
Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đógóp phần cải thiện cán cân ngắn hạn
Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đôi với chính sách thắtchặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư, dùng công
cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng
– Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Để tăng cường thu hútvốn đầu tư nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Nâng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào.+ Vay của nước ngoài và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước
+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục dễ dàng, ưu đãi về thuế,chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
– Điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng thungoại tệ đồng thời hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ
Chính sách chiết khấu: Ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãisuất tái chiết khấu của ngân hàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.Nếu lãi suất tái chiết khấu tăng trong khi lãi suất của các nước trong khu
Trang 19vực vẫn giữ nguyên thì sẽ thu hút được lượng ngoại tệ lớn ở trong nước vàngoài nước vào ngân hàng, như vậy cung cầu ngoại tệ sẽ được cải thiện.
Khi cần thiết ngân hàng trung ương hạ lãi suất tái chiết khấu sẽ mởrộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, khuyến khíchdoanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hànghóa và dịch vụ ra nước ngoài tăng thu ngoại tệ
+ Chính sách hối đoái là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hốiđoái nghĩa là ngân hàng trung ương hay cơ quan ngoại hối của nhà nướcdùng các nghiệp vụ trực tiếp mua, bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá phùhợp với điều kiện của mình trong từng giai đoạn, phù hợp mục tiêu chínhsách kinh tế đối ngoại
+ Nâng giá hoặc phá giá sức mua của đồng tiền nội tệ
– Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩuhàng hóa ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụnghàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu – Sử dụng quyền rút vốn đặc biệtSDR tại IMF
Khi một quốc gia là thành viên chính thức tại IMF thì có thể sử dụngquyền rút vốn đặc biệt hoặc thực hiện xuất vàng để trang trải các khoản nợnước ngoài
* Các giải pháp mang tính chiến lược
– Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào điềukiện tài nguyên, trình độ phát triển khoa học công nghệ của quốc gia trong
đó trình độ khoa học công nghệ giữ vị trí quyết định
– Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiềuhối, xuất khẩu lao động, xuất khẩu công nghệ nhằm tăng thu ngoại tệ
– Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ.– Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư– Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của chính phủ vàcác cấp chính quyền
Trang 20CHƯƠNG II:
MỤC TIÊU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỀN VỮNG Ở
VIỆT NAM
1 Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Hầu như nước nào cũng phấn đấu cho 4 mục tiêu- còn gọi là tứ giácmục tiêu- đó là tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số
dư và thất nghiệp ít Có chăng chỉ khác nhau ở thứ tự ưu tiên và liều lượngcủa từng mục tiêu, trong từng thời gian mà thôi
Đối với Việt Nam, 4 mục tiêu cũng gần như tương ứng, đó là: ưutiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm
an sinh xã hội Cán cân thanh toán tổng thể còn gọi là cán cân thanh toánquốc tế, là tổng hoà của cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, trừ đilời và sai sót trong tính toán, là quan hệ cân đối cơ bản, tổng hợp nhất củacác quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô
Cán cân thanh toán tổng thể có vai trò quan trọng để thay đổi tổng dựtrữ ngoại hối, thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ- thể hiện sức mạnh tàichính của quốc gia
2 Tổng quan về cán cân thanh toán giai đoạn 2002 – 2011
Cán cân thanh toán là chỉ tiêu quan trọng của bất cứ một nền kinh tếnào Thặng dư hay thâm hụt là mối quan tâm cơ bản khi nghiên cứu cáncân thanh toán của mỗi quốc gia Các quốc gia trên thế giới giải quyết vấn
đề này bằng việc quyết định khối lượng thương mại và đầu tư giữa chúng.Tương tự, Việt Nam cũng làm như vậy Bảng 1 thể hiện diễn biến của cáncân thanh toán Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2011 Những con số trongbảng này cho thấy rằng cán cân tổng thể đã biến động mạnh và khó lườnghơn rất nhiều kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO Mặc dù đạt thặng dư lênđến 10,2 tỷ USD trong năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006), nhưng cáncân tổng thể chỉ đạt thặng dư hơn 0,4 tỷ USD vào năm 2008; và thậm chícòn ghi nhận sự thâm hụt khá lớn, khoảng 8,4 tỷ USD (tương đương 9,1%GDP) trong năm 2009 và 1,7 tỷ USD (1,7% GDP) cho năm 2010 Tuynhiên, việc gia nhập WTO cũng giúp nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ sự
Trang 21phục hồi kinh tế toàn cầu Theo đó, cán cân tổng thể đã có sự cải thiện rấttích cực và chuyển sang trạng thái thặng dư, ước tính đạt mức 3,1 tỷ USDvào năm 2011, sau hai năm liên tục thâm hụt.
Bảng 1 Cán cân thanh toán tổng thể, 2002 – 2011
đã bị sốc bởi những sự kiện bên ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu đã làm suy yếu nhu cầu bên ngoài
về xuất khẩu của Việt Nam và làm suy giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài
mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc vào đó (Abbott vàTarp, 2011) Hệ quả là so với giai đoạn 2002 – 2006, tác động rõ nhất củatiến trình gia nhập WTO trong 5 năm qua đối với cán cân thanh toán là làm