Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm và đánh giá an toàn hợp lý việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng được thu thập tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/06/2021 – 01/12/2021. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
-Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng
-Được kê đơn ít nhất một loại kháng sinh trong thời gian điều trị.
-Nằm viện ít nhất 48 giờ.
- Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phổi mắc phải tại trung tâm hoặc không có chẩn đoán viêm phổi trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm nhập viện.
- Bệnh nhân có đơn thuốc không đầy đủ thông tin khảo sát.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập kết quả dựa trên hồi cứu.
Cỡ mẫu và cách thức chọn mẫu: cỡ mẫu của nghiên cứu là toàn bộ bệnh án của các bệnh nhân có chẩn đoán viêm phổi, thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, có thời gian nhập viện tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh HậuGiang Mẫu thực tế 194 mẫu.
Phương pháp thu thập số liệu:
Mô tả cụ thể quá trình thu thập: Từ phần mềm quản lý trung tâm, lọc lấy danh sách các bệnh nhân có ngày nhập viện trong khoảng từ 01/6/2021 đến 01/12/2021, được chẩn đoán viêm phổi Loại trừ những bệnh án có thời gian nằm viện dưới 48 giờ, dưới 16 tuổi Sau đó, tiến hành tìm kiếm bệnh án được lưu trữ tại phòng Kế hoạch Tổng hợp của trung tâm theo danh sách đã lọc ra Tiếp tục loại bỏ các bệnh án được chẩn đoán viêm phổi sau 48 giờ nhập viện, các bệnh án không sử dụng kháng sinh. Tiến hành thu thập số liệu từ các bệnh án đã chọn vào Phiếu thu thập số liệu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Nhập và xử lý số liệu Đánh giá-phân tích số liệu
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
-Giới tính: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
-Tuổi: Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm điều tra Được chia làm 3 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc
- Số bệnh nền mắc phải: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
-Các bệnh mắc kèm ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu Biến phân loại Mỗi bệnh có thể được mã hóa làm 2 giá trị: 0 (không mắc bệnh) và 1 (mắc bệnh), thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
+Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Trình độ bác sĩ kê đơn trong đơn thuốc Biến phân loại Mỗi trình độ bác sĩ có thể được mã hóa làm giá trị riêng biệt (ví dụ: 0 cho bác sĩ đa khoa và 1 cho bác sĩ chuyên khoa I), thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
-Số lượng thuốc/ đơn thuốc: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
2.3.2 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị
- Phân bố bệnh nhân theo nhóm kháng sinh sử dụng Biến phân loại thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng Biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Đặc điểm phối hợp kháng sinh trong sử dụng Biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi. Biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Tỷ lệ phối hợp 2 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi. Biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Liều sử dụng của từng loại kháng sinh 1 ngày trong nghiên cứu Biến định lượng, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ở từng loại kháng sinh Biến định lượng, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh trong nghiên cứu Biến định lượng, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Đường sử dụng kháng sinh Biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
Tiêm suốt thời gian điều trị
Uống suốt thời gian điều trị
- Tỷ lệ tương tác của kháng sinh với các thuốc khác của từng đơn trong nghiên cứu Biến định lượng, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.
- Đánh giá tính hợp lý của một số đặc điểm trong đơn thuốc theo theo Bộ Y tế và dược thư quốc gia Việt Nam Biến phân loại.
Tương tác thuốc Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo theo Bộ Y tế và dược thư quốc gia Việt Nam
Phân tích tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh điều trị CAP
- Phân tích sự hợp lý của việc lựa chọn phác đồ kháng sinh khởi đầu theo kinh nghiệm so với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị CAP ở người lớn theo Bộ Y tế và dược thư quốc gia Việt Nam.
Bảng 2.1 Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo theo Bộ Y tế và dược thư quốc gia Việt Nam
DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM Kháng sinh Chống chỉ định Thận trọng Liều lượng Tương tác thuốc
Cefdinir Mẫn cảm với cefdinir hoặc bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào khác.
Thận trọng trên các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận
Dạng hỗn dịch uống có chứa
600 mg/ngày, dùng một lần hoặc chia làm hai lần mỗi ngày.
Sắt từ các chế phẩm chứa sắt
Thuốc tránh thai đường uốngWarfarin saccharose và cần thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường.
Cefixim Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cefixim hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.
Người bệnh có tiền sử dị ứng nặng với penicilin.
Người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc chức năng thận Những bệnh nhân dinh dưỡng kém, sử dụng kháng sinh kéo dài và có tiền sử sử dụng thuốc chống đông.
Liều thường dùng là 400 mg uống 1 lần/ngày hoặc 200 mg uống 2 lần cách nhau 12 giờ.
Thời gian điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là từ 5 - 10 ngày Đối với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là từ 10
Thuốc chống đông nhóm coumarin Carbamazepin Nifedipin
Vắc xin tả, thương hàn
Cefradin Mẫn cảm với cefradin và kháng sinh nhóm cephalosporin.
Tiền sử dị ứng với kháng sinh bela-lactam
Suy giảm chức năng thận
Uống: 250 mg hoặc 500 mg, 4 lần/ngày; 500 mg hoặc 1 g, ngày 2 lần Đối với viêm phổi thùy: Uống 500 mg, ngày 4 lần; hoặc 1 g, ngày 2 lần.
Tiêm bắp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch: 500 mg, 4 lần/ngày, có thể tăng liều bằng cách dùng thuốc
Vắc xin tả, thương hàn
WarfarinProbenecidLợi tiểu quai mỗi 4 giờ/lần hoặc tăng liều dùng của mỗi lần trong ngày, tối đa 8 g/ngày.
Amoxicilin Dị ứng với bất kỳ kháng sinh penicilin nào.
Tiền sử gặp phán ứng dị ứng nghiêm trọng (như phản ứng phàn vệ, hội chứng
Stevens-Johnson) với bất kỳ kháng sinh nhóm beta- lactam nào khác.
Cần thận trọng và hiệu chỉnh liều thích hợp khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc cầu thận dưới
30 ml/phút) hoặc thầm tách. Đường uống:
Tiêm bắp: 500 mg mỗi 8 giờ.
Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: 500 mg mỗi 8 giờ.
Thuổc chống đông máu nhóm coumarin Methotrexat
Thuốc tránh thai đường uống
Ciprofloxacin Người có tiền sử quá mẫn với ciprofloxacin hoặc các quinolon khác.
Người bệnh đang điều trị với tizanidin
Người bệnh rối loạn về gân hoặc tiền sử viêm gân, đứt gân
Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Đau, bỏng rát, tê rằn, cảm giác như kiến bò và/hoặc yếu cơ hoặc thay đổi cám giác về nhiệt độ, ánh sáng, mức độ đau.
Người bị bệnh nhược cơ
Nhiễm độc gan nghiêm trọng bao gồm hoại tử gan,
Uống: 250 - 750 mg, cách 12 giờ/ lần.
Tránh tuyệt đối tizanidin, theophylin, duloxetin, clozapin, ropinirol
Tránh dùng quinidin, procainamid, amiodaron, sotalol và các thuốc cùng nhóm warfarin glibenclamid, glimepirid thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin ) Probenecid suy gan Levofloxacin Người có tiền sử quá mẫn với levofloxacin hoặc các quinolon khác.
Người có tiền sử bệnh ở gân do fluoroquinolon gây ra.
Phụ nữ mang thai, cho con bú.
Cẩn trọng khi dùng levofloxacin với các thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin
500 mg/lần/ngày sử dụng từ 7 - 14 ngày hoặc 750 mg lần/ngày trong 5 ngày
Các thuốc gây kéo dài khoảng QT: các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid) hoặc nhóm III (amiodaron, sotolol).
Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin Theophylin
Các thuốc chống viêm không steroid:
Các thuốc hạ đường huyết.
Ofloxacin Tiền sử quá mẫn với ofloxacin hoặc các quinolon khác.
Tiền sử rối loạn gân cơ liên quan đén sứ dụng kháng sinh quinolon.
Tiền sứ động kinh hoặc có ngưởng dộng kinh thấp.
Thiểu hụt enzym G6PD. Động kinh, tăng áp lực nội sọ và loạn thần do nhiễm độc
Nguy cơ viêm gân và đứt gân tăng lên ở bệnh nhân trên 60 tuổi, người suy thận, có sử dụng corticosteroid và ở bệnh nhân có ghép tim, phổi hoặc thận.
7 ngày Có thể dùng 1 lần hoặc chia nhiều lần.
Các thuốc gây kéo dài khoảng QT: các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid) hoặc nhóm III (amiodaron, sotolol).
Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu ofloxacin
Tiền sử rối loạn tâm thần
Rối loạn chức năng gan
Bệnh lý thần kinh ngoại vi
Cẩn trọng khi dùng ofloxacin với các thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin
Thuồc chống đông máu nhóm coumarin Glibenclamid
Theophylin, enbufen hoặc các NSAID khác tương tự
Azithromycin Quá mẫn với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.
Có tiền sử vàng da ứ mật/rối loạn chức năng gan liên quan tới sử dụng azithromycin trước đó.
Cẩn lưu ý một số người bệnh có thể có bệnh gan từ trước hoặc đang sử dụng các thuốc có khả năng gây độc tính trên gan
Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng thuốc trên người bệnh suy thận nặng (mức lọc cầu thận < 10 ml/ phút).
Truyền tĩnh mạch: Dùng liều đơn 500 mg/ngày azithromycin trong vòng 2 ngày, sau đó chuyền sang dùng thuốc đường uống với liều đơn 500 mg/ ngày để hoàn thành đợt điêu trị kéo dài từ 7 -
Thuốc kháng acid atorvastatin hoặc simvastatin Ciclosporin Colchicin
Thuốc chổng đông dùng đường uổng nhóm coumarin Digoxin
Dần chất nấm cựa gà
Clarithromycin Chống chi định sử dụng đồng thời colchicin và clarithromycin.
Người bệnh suy giảm chức năng gan Cũng nên thận trọng khi sử dụng cho những người bệnh suy thận từ vừa đến nặng.
Cẩn trọng khi sử dụng đồng thời clarithromycin
Uống 250 - 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần hoặc viên giải phóng kéo dài 1000 mg
(2 viên 500 mg)/ lần 1 lần/ngày; trong 7 - 14 ngày.
Chống chi định: alfuzosin, cisaprid, pimozid, dabigatran etexilat, disopyramid, nilotinib, ranolazin, rivaroxaban, salmeterol, silodosin, tetrabenazin, thioridazin, topotecan, với các thuốc có ảnh hưởng đến thính giác khác, đặc biệt là aminoglycosid.
Sử dụng dồng thời clarithromycin và warfarin có nguy cơ gây chảy máu nghiêm trọng lần/ngày Tiêm truyền trong 2 -
5 ngày, sau đó có thế chuyển sang uống. ziprasidon, các alcaloid nấm cựa gà (ergotamin, dihydroergotamin), astemizol, thuốc ức chế HMU-CoA reductase (nhóm statin).
Thận trọng: alfentanil, alfuzosin, alosetron, các thuốc chống nấm, benzodiazepin, thuốc chẹn kênh calci, carbamazepin, glycosid tim, ciclesonid, cilostazol, cisaprid, clozapin, colchicin, corticosteroid, cyclosporin, chất ncn CYP3A4, dabigatran etexilat, disopyramid, eletriptan, eplerenon, các alcaloid nấm cựa gà, các chất ức chế HMG-CoA reductase, fentanyl, fesoterodin, ixabcpilon, maraviroc, nilotinib, pimozid, quinidin, ranolazin, repaglinid,các dẫn xuất của rifammycin, rivaroxaban, salmeterol, silodosin,sirolimus, sorafenib, tacrolimus, temsirolimus, tetrabenazin, dẫn xuất của theophylin, thoridazin, topotecan, chất đối kháng vitamin K, ziprasidon, zopiclon.
TT Tên thuốc Đường dùng Liều thường dùng beta- lactam
(trường họp nặng cân nhắc 1 g mỗi
1 g mỗi 8h (trường hợp nặng, nhiễm
Pseudomonas aeruginosae giảm nhạy cảm, cân nhắc 2 g mỗi 8 h)
Aminoglycosid (theo dõi chức năng thận thường xuyên, cân nhắc hiệu chỉnh liều thông qua định lượng nồng độ thuốc trong máu nếu điều kiện cho phép).
16 Amikacin IV 15-20 mg/kg mỗi 24h
17 Gentamicin IV 5-7 mg/kg mỗi 24h
18 Tobramycin IV 5-7 mg/kg mỗi 24h
20 Moxiflloxacin Uống, IV 400 mg mỗi 24h
21 Levofloxacin Uống, IV 750 mg mỗi 24h hoặc 500 mg mỗi
22 Erythromycin Uống 500 mg mỗi 6h, tối đa 4g/ngày
23 Clarithromycin Uống, IV 500 mg mỗi 12h
24 Azithromycin Uống, IV 250-500 mg mỗi 24h
Các nhóm khác (với vancomycin: theo dõi chức năng thận thường xuyên, cân nhắc hiệu chỉnh liều thông qua định lƣợng nồng độ thuốc trong máu nếu điều kiện cho phép)
15-30 mg/kg mỗi 12h (không quá 2 g/lần) (cân nhắc liều nạp 25- 30 mg/kg trong trường hợp nặng)
26 Teicoplanin IV Liều tải: 12 mg/kg mỗi 12h x 3 liều
Liều duy trì:12 mg/kg mỗi 24h
28 Linezolid Uống, IV 600 mg mỗi 12h
2.3.3 Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tính an toàn hợp lý trong đơn thuốc kháng sinh
Các yếu tố liên quan đến tính an toàn hợp lý trong đơn thuốc kháng sinh và các đặc điểm điều trị của bệnh nhân
Trình độ bác sĩ kê đơn
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chọn lọc đơn thuốc phù hợp với tiêu chí chọn mẫu
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số
Nghiên cứu do cán bộ điều tra tự điền, ghi chép thông tin khảo sát.
- Khi thu thập thông tin, làm thử nghiệm trước khi tiến hành chính thức
- Người thu thập số liệu phải nắm vững nội dung cần thu thập, các sai số trong quá trình thu thập, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác, tránh sai lệnh nhằm lẫn
Các số liệu sau khi được thu thập theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất, được nhập bằng phần mềm Microsoft Office Excel 365 và xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0.Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X±SD)Các biến số phân hạng được trình bày bảng tỉ lệ (%).
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được chấp nhận bởi Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu được thực hiện không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.
Nghiên cứu được tiến hành theo đúng các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học Đảm bảo bí mật và khách quan cho dữ liệu nghiên cứu, số liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài, không ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh, uy tín của đồng nghiệp hay đơn vị nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG CÓ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1 thể hiện phân bố bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu theo giới tính Bảng này bao gồm số lượng (tần số) và tỉ lệ phần trăm (%) của mỗi giới so với tổng số bệnh nhân.
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới tính Tần số Tỉ lệ (%)
Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân viêm phổi người lớn được khảo sát tại Trung tâm y tế tại xã Long Mỹ là nam chiếm tỷ lệ 55,7% Bệnh nhân là nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn 44,3%.
Bảng 3.2 thể hiện phân bố bệnh nhân dựa trên nhóm tuổi Bảng này chia bệnh nhân thành ba nhóm tuổi: 18–39, 40–59, và 60 trở lên Đối với mỗi nhóm, chúng ta có tần số và tỷ lệ phần trăm của bệnh nhân thuộc nhóm tuổi đó so với tổng số bệnh nhân.Bên cạnh đó, bảng cũng cung cấp tuổi thấp nhất, tuổi cao nhất và tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Tuổi Tần số Tỷ lệ (%)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 52,90±16,90 với tuổi thấp nhất là 19 và cao nhất là 93 Nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,4% Tiếp đến là nhóm từ 40-59 chiếm 33,0% và nhóm từ 18-39 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 21,6%.
3.1.2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.3 mô tả đặc điểm về bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Bảng này chia thành tám nhóm dựa trên số lượng bệnh nền mà mỗi bệnh nhân mắc phải: Với mỗi nhóm, chúng ta biết được tần số và tỷ lệ phần trăm bệnh nhân thuộc nhóm đó so với tổng số bệnh nhân Cuối cùng, bảng cũng cung cấp giá trị trung bình về số bệnh nền mà bệnh nhân mắc phải trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh mắc kèm của mẫu nghiên cứu
Số bệnh nền mắc phải Tần số Tỷ lệ (%)
Trung bình số lượng bệnh mắc kèm trong nghiên cứu là 2,44±1,46 Trong đó bệnh nhân mắc 3 bệnh mắc kèm có tỷ lệ cao nhất với 30,9%, kế đến là 2 bệnh mắc kèm với 22,7%, 1 bệnh là 16,5%, 4 bệnh là 11,3%, không có bệnh mắc kèm là 10,3%, có 5 bệnh mắc kèm là 6,2%, chiếm tỷ lệ thấp là bệnh nhân có 6 hoặc 7 bệnh mắc kèm với cùng tỷ lệ là 1,0%.
>2 bệnh ≤2 bệnh Hình 3.1 Biểu đồ đặc điểm bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong nghiên cứu
Nhận xét: Đa số bệnh nhân viêm phổi có bệnh mắc kèm trên 2 bệnh trở lên chiếm 50,5% Nhóm bệnh nhân có từ 2 bệnh mắc kèm trở xuống chiếm tỷ lệ 49,5%. Bảng 3.4 mô tả về các bệnh mắc kèm có ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu Đối với mỗi bệnh, bảng cung cấp tần số (số bệnh nhân mắc phải bệnh đó) và tỷ lệ phần trăm (so với tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu) Bảng này giúp hiểu rõ phân bố và tần suất của các bệnh mắc kèm có ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.4 Các bệnh mắc kèm ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu
Bệnh chẩn đoán Tần số Tỷ lệ (%) Đái tháo đường 19 9,8
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 12 6,2
Kết quả phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo bệnh được chẩn đoán trong Bảng 3.4 cho thấy, bệnh mắc kèm có tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là tăng huyết áp với 33,0%.
Kế tiếp là đái tháo đường với 9,8%, rối loạn lipid máu 6,7%, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 6,2%% Không có bệnh nhân nào bị suy thận và suy gan.
3.1.3 Một số đặc điểm đơn thuốc
Bảng 3.5 thể hiện trình độ của bác sĩ kê đơn trong đơn thuốc của mẫu nghiên cứu Bảng này chia thành hai nhóm dựa trên trình độ bác sĩ Đối với mỗi nhóm trình độ, bảng cung cấp số lượng tần số và tỷ lệ phần trăm bác sĩ thuộc nhóm đó so với tổng số bác sĩ trong mẫu nghiên cứu Bảng này giúp ta hiểu rõ sự phân bố giữa các bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa I khi kê đơn thuốc.
Bảng 3.5 Trình độ bác sĩ kê đơn trong đơn thuốc
Trình độ bác sĩ kê đơn Tần số Tỷ lệ (%)
Bảng 3.5 cho thấy các đơn thuốc điều trị viêm phổi có trình độ bác sĩ kê đơn chủ yếu là bác sĩ chuyên khoa I với 57,2% còn lại là bác sĩ đa khoa với 42,8%.
Bảng 3.6 mô tả về số lượng thuốc trên mỗi đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu Đối với mỗi nhóm, bảng cung cấp tần số (số đơn thuốc thuộc nhóm đó) và tỷ lệ phần trăm (so với tổng số đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu) Bên cạnh đó, bảng cũng cung cấp giá trị trung bình về số lượng thuốc trên mỗi đơn thuốc và tổng số lượng đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu Bảng này giúp ta hiểu rõ sự phân bố về số lượng thuốc được kê trên mỗi đơn thuốc trong nghiên cứu.
Bảng 3.6 Số lượng thuốc trên đơn thuốc trong nghiên cứu
Số lượng thuốc/đơn Tần số Tỷ lệ (%)
Số lượng thuốc trung bình trên mỗi đơn trong nghiên cứu là 4,70±1,41 Trong đó đơn thuốc có 5 thuốc có tỷ lệ cao nhất với 29,9%, kế đến là 3 thuốc với 23,2%, 6 thuốc là 19,6%, 4 thuốc là 16,5% Đơn thuốc có 7 hoặc 8 thuốc có cùng tỷ lệ là 4,1% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đơn thuốc chỉ có 2 thuốc với 2,6%.
>5 thuốc ≤5 thuốc Hình 3.2 Biểu đồ đặc điểm số lượng thuốc trên đơn trong nghiên cứu
Nhận xét: Trong nghiên cứu đa số các đơn thuốc đều có từ 5 thuốc trở xuống với
72,2%, đơn thuốc có trên 5 thuốc có tỷ lệ thấp hơn với 27,8%.
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
3.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị
Bảng 3.7 thể hiện phân bố bệnh nhân dựa trên nhóm kháng sinh mà họ sử dụng, bao gồm beta-lactam, fluoroquinolon, và macrolid Bảng này cung cấp số lượng và tỷ lệ bệnh nhân sử dụng từng nhóm kháng sinh.
Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo nhóm kháng sinh sử dụng
Tên nhóm kháng sinh Tần số Tỷ lệ
Bảng 3.7 ghi nhận trong các đơn thuốc thì kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm đa số gồm nhóm cephalosporin 88,1% và nhóm penicilin 1,0% Kế tiếp là nhóm kháng sinh fluoroquinolon với 9,8% và có tỷ lệ thấp nhất macrolid là nhóm với 4,1%.
Bảng 3.8 thể hiện tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng trong mẫu nghiên cứu Bảng này phân loại kháng sinh theo nhóm lớn (như betalactam, fluoroquinolon, macrolid) và tiếp tục chia nhỏ theo nhóm con (như cephalosporin thế hệ 1, 2, 3 và penicilin trong nhóm betalactam) Đối với mỗi loại kháng sinh, bảng cung cấp số lượng (tần số) bệnh nhân được chỉ định loại kháng sinh đó và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.8 Tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng
Nhóm Tên kháng sinh Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm cephalosporin thế hệ 1 Cefradin 17 8,8
Nhóm cephalosporin thế hệ 2 Cefdinir 144 74,2
Nhóm cephalosporin thế hệ 3 Cefixim 9 4,6
Trong nghiên cứu cefdinir có tỷ lệ cao nhất trong với 74,2%, tiếp đến là cefradin với 8,8%, levofloxacin với 6,2%, cefixim 4,6% Các thuốc clarithromycin, ofloxacin,ciprofloxacin, azithromycin và amoxicilin chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 2,6%, 2,1%,1,5%, 1,5% và 1,0%.
Bảng 3.9 mô tả đặc điểm về việc phối hợp sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Bảng này chia thành hai hình thức sử dụng Đối với mỗi hình thức, bảng cung cấp số lượng (tần số) bệnh nhân sử dụng theo hình thức đó và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.9 Đặc điểm phối hợp kháng sinh trong sử dụng
Cách sử dụng Tần số Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 188 96,9
Bảng 3.9 ghi nhận bệnh nhân được điều trị viêm phổi ở người lớn trong nghiên cứu hầu hết đều là phác đồ kháng sinh đơn trị liệu với 96,9%, còn lại chỉ có 3,1% là phối hợp 2 kháng sinh.
Bảng 3.10 thể hiện tỷ lệ sử dụng một loại kháng sinh đối với bệnh nhân mắc viêm phổi trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.10 Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi
Nhóm kháng sinh Hoạt chất Tần số Tỷ lệ
Nhóm kháng sinh Hoạt chất Tần số Tỷ lệ
Bảng 3.10 ghi nhận bệnh nhân đa số sử dụng đơn trị liệu kháng sinh beta-lactam với 86,1%, kế đến là nhóm fluroquinolon với 8,2%, thấp nhất là nhóm macrolid với 2,6% Khảo sát kháng sinh đơn trị liệu cho thấy cefdinir có tỷ lệ cao nhất với 74,7%, kế tiếp là cefradin với 8,8%, levofloxacin 6,2%, clarithromycin 2,6%, ofloxacin 2,1%, cefixim 1,5% Tỷ lệ kháng sinh đơn trị liệu thấp nhất là amoxicilin với 1,0%.
Bảng 3.11 thể hiện tỷ lệ phối hợp sử dụng hai loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi.
Bảng 3.11 Tỷ lệ phối hợp 2 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi
Phác đồ đa trị liệu Tần số Tỷ lệ
Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh fluoroquinolone Cefixim+ciprofloxacin 3 1,5
Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh macrolide Cefixim+azithromycin 3 1,5
Bảng 3.11 ghi nhận tỷ lệ phác đồ phối hợp kháng sinh cephalosporin+kháng sinh fluoroquinolone và kháng sinh cephalosporin+kháng sinh macrolide tương đương nhau với cefixim+ciprofloxacin và cefixim+azithromycin cùng 1,5%.
Bảng 3.12 thể hiện liều lượng sử dụng của từng loại kháng sinh trong một ngày trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.12 Liều sử dụng của từng loại kháng sinh 1 ngày trong nghiên cứu
Tên thuốc Liều lượng Số lượng (n) Tỷ lệ %
Tên thuốc Liều lượng Số lượng (n) Tỷ lệ %
Trong nghiên cứu tất cả kháng sinh chỉ sử dụng liều lượng nhất định trong một ngày cụ thể là amoxicilin 1750 mg, azithromycin 500 mg, cefdinir 600 mg, cefixim
400 mg, cefradin 1000 mg, ciprofloxacin 1000 mg, clarithromycin 1000 mg, levofloxacin 1000 mg và ofloxacin 400 mg.
Bảng 3.13 thể hiện thời gian sử dụng từng loại kháng sinh của bệnh nhân, chia thành hai buổi "sáng" và "sáng và chiều" Bảng giúp ta biết số lượng bệnh nhân tuân thủ lịch trình dùng thuốc theo từng loại kháng sinh.
Bảng 3.13 Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ở từng loại kháng sinh
Tên thuốc Sáng Sáng và chiều
Các bệnh nhân sử dụng kháng sinh amoxicilin, cefdinir, cefixim, cefradin, ciprofloxacin, clarithromycin, levofloxacin, ofloxacin được dùng vào thời gian cả sáng và chiều Chỉ có bệnh nhân sử dụng azithromycin là sử dụng buổi sáng.
Bảng 3.14 thể hiện số ngày mà bệnh nhân sử dụng từng loại kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Bảng liệt kê tên thuốc, số ngày sử dụng, số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian đó, và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân Bảng này giúp ta hiểu về thời gian điều trị bằng kháng sinh của bệnh nhân.
Bảng 3.14 Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh trong nghiên cứu
Tên thuốc Số ngày sử dụng Số lượng (n) Tỷ lệ %
Tất cả các bệnh nhân sử dụng kháng sinh amoxicilin, azithromycin, cefixim, cefradin, ciprofloxacin, clarithromycin, levofloxacin, ofloxacin đều có số ngày sử dụng là 7 ngày Bệnh nhân sử kháng sinh cefdinir có 97,9% là sử dụng trong 7 ngày còn lại có 2,1% bệnh nhân sử dụng trong 14 ngày.
Bảng 3.15 thể hiện đường sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Bảng này phân loại việc sử dụng kháng sinh qua ba hình thức Đối với mỗi hình thức, bảng cung cấp tần số và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân Bảng này giúp ta hiểu rõ về phương pháp sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Bảng 3.15 Đường sử dụng kháng sinh Đường sử dụng Tần số Tỷ lệ (%)
Tiêm suốt thời gian điều trị 0 0,0
Uống suốt thời gian điều trị 194 100,0
Tất cả các bệnh nhân sử dụng kháng sinh đều bằng đường uống.
Bảng 3.16 Đặc điểm tương tác thuốc kháng sinh trong nghiên cứu
Cặp tương tác thuốc-thuốc Tần số Tỷ lệ (%) Hậu quả
Levofloxacin+metformin 3 1,5 Có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết
Ofloxacin+metformin 2 1,0 Có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết
Ofloxacin+glimepirid 2 1,0 Có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết Levofloxacin+celecoxib 3 1,5 Nguy cơ kích thích/co giật thần kinh trung ương
Có thể dẫn đến hạ huyết áp, phù nề, giảm nhịp tim và tổn thương thận cấp tính do giảm lưu lượng máu đến thận Cefradin+furosemid 2 1,0 Tăng nguy cơ tổn thương thận
Nhận xét: Trong nghiên cứu các tương tác đều có tỷ lệ xuất hiện thấp cụ thể như levofloxacin+metformin và levofloxacin+celecoxib có cùng tỷ lệ là 1,5%, các tương tác khác như ofloxacin+metformin, ofloxacin+glimepirid, clarithromycin+amlodipin, cefradin+furosemid có cùng tỷ lệ là 1,0%.
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH AN TOÀN HỢP LÝ
Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan đến tính an toàn hợp lý trong đơn thuốc kháng sinh và các đặc điểm điều trị của bệnh nhân
Các yếu tố Chưa hợp lý Hợp lý p OR
Trình độ bác sĩ kê đơn
Nhận xét: Bảng 3.20 cho thấy yếu tố trình độ bác sĩ kê đơn có ý nghĩa thống kê với p=0,001 và OR=4,643 cho biết các đơn thuốc của bác sĩ đa khoa có khả năng không hợp lý gấp 4,643 lần so với các đơn thuốc được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa I.
Bảng 3.21 Các yếu tố liên quan đến tính an toàn hợp lý trong đơn thuốc kháng sinh và các đặc điểm điều trị của bệnh nhân và các bệnh mắc kèm
Các yếu tố Chưa hợp lý Hợp lý p OR
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nhận xét: Bảng 3.21 cho thấy yếu tố bệnh đái tháo đường có ý nghĩa thống kê với p=0,010