1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023

128 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Tương Tác Thuốc Trong Hồ Sơ Bệnh Án Điều Trị Nội Trú Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Liên Hương
Người hướng dẫn TS.DS Nguyễn Ngọc Chương, GS.TS Trần Công Luận
Trường học Trường Đại Học Tây Đô
Chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Dược Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (19)
    • 1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC (19)
      • 1.1.1 Định nghĩa tương tác thuốc (19)
      • 1.1.2 Phân loại tương tác thuốc (19)
      • 1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi (22)
      • 1.1.4 Yếu tố thuộc về bệnh nhân (22)
      • 1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc (23)
      • 1.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc (23)
      • 1.1.7 Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (24)
      • 1.1.8 Hậu quả của tương tác thuốc (24)
    • 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC (24)
      • 1.2.1 Tập huấn quản lý tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn (24)
      • 1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ (24)
      • 1.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế (25)
      • 1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc (25)
    • 1.3 MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHUNG ĐỂ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC THUỐC. 10 (27)
    • 1.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG (28)
      • 1.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới (28)
      • 1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam (29)
    • 1.6 VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (31)
  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (33)
      • 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (33)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn (33)
      • 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
      • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 2.2.2 Mẫu nghiên cứu (34)
      • 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu (34)
    • 2.3 CÁC NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ (43)
    • 2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (44)
      • 2.5.1 Công cụ thu thập (44)
      • 2.5.2 Kỹ thuật thu thập (44)
      • 2.5.3 Người thu thập (44)
      • 2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số (44)
      • 2.5.5 Xử lý số liệu (45)
    • 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU (45)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (46)
      • 3.1.1 Đặc điểm về giới tính (46)
      • 3.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi (46)
      • 3.1.3 Đặc điểm về bệnh lý (47)
      • 3.1.4 Đặc điểm về nhóm bệnh (48)
    • 3.2 TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU (49)
      • 3.2.1 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc (49)
      • 3.2.2 Phân bố các thuốc corticosteroid (50)
      • 3.2.3 Phân bố các thuốc điều trị đái tháo đường (51)
      • 3.2.4 Phân bố các thuốc kháng histamin H 1 (51)
      • 3.2.5 Phân bố các thuốc kháng sinh (52)
      • 3.2.6 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau (52)
      • 3.2.7 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh (53)
      • 3.2.8 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến tiêu hoá (53)
      • 3.2.9 Phân bố các thuốc điều trị tim mạch (54)
      • 3.2.10 Phân bố các thuốc vitamin và khoáng chất (55)
      • 3.2.11 Tình hình phân bố các thuốc khác trong nghiên cứu (56)
      • 3.2.12 Phân bố nhóm thuốc theo lượt kê đơn (57)
    • 3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY RA (58)
      • 3.2.1 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị (58)
      • 3.2.2 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị và mô tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS (59)
      • 3.2.3 Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (61)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (64)
    • 4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC (64)
      • 4.1.1 Các đặc điểm điều trị liên quan đến bệnh nhân (64)
      • 4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu (66)
    • 4.2 VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY (73)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (79)
  • KẾT LUẬN (5)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc điều trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 01/01/2023 đến 01/6/2023 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Các đơn thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, được lựa chọn trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2023 đến 01/6/2023. Để được đưa vào danh mục tra cứu tương tác bằng CSDL, các đơn thuốc phải ghi đầy đủ các mục thông tin, không được tẩy xóa và phải viết đúng theo quy định của Bộ

Y tế tại thời điểm xuất viện Ngoài ra, các thuốc trong đơn thuốc phải là những thuốc đơn thành phần, sử dụng đường uống và có tên hoạt chất rõ ràng.

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ Đơn thuốc được kê trong đơn thuốc: Đơn thuốc có ít hơn 2 thuốc, đơn thuốc có thuốc hóa dược và cả thuốc y học cổ truyền, đơn thuốc không đầy đủ thông tin.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu, không can thiệp Đánh giá tương tác thuốc bằng các CSDL tra cứu tương tác thuốc.

Bảng 2.1 Quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc

Mức độ Căn cứ đánh giá

Nhẹ Xuất hiện ở cả 2 CSDL ở mức nhỏ

Trung bình Xuất hiện trong cả 2 CSDL ở mức trung bình, hoặc 1 nhỏ+1TB Nghiêm trọng Tương tác chỉ xuất hiện trong 1 hoặc cả 2 CSDL với mức cảnh báo cao nhất (nghiêm trọng).

2.2.2 Mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ: n=Ζ 1−α 2 /2 p(1−p) d 2

Trong đó: n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu (số bệnh nhân được phỏng vấn). α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z=1,96. p = Trị số mong muốn của tỉ lệ Lấy p = 0,16 (16,0% là tỷ lệ tương tác thuốc theo nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa và cộng sự ở Trung tâm y tế quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ [23]) d: Sai số tuyệt đối, chọn d = 0,04

Cỡ mẫu được tính: Cỡ mẫu nghiên cứu n = 323

Kỹ thuật chọn mẫu: Thu thập mẫu theo cỡ mẫu được tính từ hồ sơ bệnh án có ngày nhập viện trong khoảng từ 01/01/2023 đến 01/6/2023 Loại trừ những đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Sau đó, tiến hành thu thập số liệu từ các đơn thuốc đã chọn vào phiếu thu thập số liệu.

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Quần thể nghiên cứu Phần mềm quản lý bệnh viện

Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn và mục tiêu nghiên cứu

Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Tổng hợp kết quả, và viết hoàn thành luận văn Nhập và xử lý số liệu

CÁC NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu

SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ

1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Tuổi Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm nghiên cứu Có 4 giá trị, tương ứng với 4 nhóm tuổi.

+ < 18 tuổi + 18-39 tuổi + 40-59 tuổi + ≥60 tuổi Định tính thứ tự

Các đơn thuốc điều trị

2 Giới tính Là đặc điểm ghi nhận về giới tính của bệnh nhân, có 2 giá trị Tương ứng với 2 nhóm giới tính.

+ Nam + Nữ Định tính danh nghĩa

Các đơn thuốc điều trị

3 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân

Gồm số bệnh mà bệnh nhân mắc phải, có 7 giá trị + Bệnh nhân có 1 bệnh + Bệnh nhân có 2 bệnh + Bệnh nhân có 3 bệnh + Bệnh nhân có 4 bệnh + Bệnh nhân có 5 bệnh + Bệnh nhân có 6 bệnh + Bệnh nhân có 7 bệnh Định tính thứ tự

Các đơn thuốc điều trị

BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN

4 Phân bố nhóm bệnh trong nghiên cứu

Gồm các nhóm bệnh được ghi nhận trong nghiên cứu, có 7 giá trị.

+ Cơ xương khớp + Hô hấp

+ Nội tiết + Thần kinh + Tiết niệu-sinh dục + Tiêu hoá

+ Tim mạch Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

2 TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU

5 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc

Gồm các thuốc được kê trên mỗi đơn thuốc, gồm có 6 giá trị.

+ 2 thuốc + 3 thuốc + 4 thuốc + 5 thuốc + 6 thuốc + 7 thuốc Định tính thứ tự Các đơn thuốc điều trị.

6 Tình hình sử dụng các thuốc corticoster oid sử dụng

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Hydrocortison +Methyl prednisolon +Prednisolon Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

7 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

Các đơn thuốc điều trị

Phân loại các thuốc kháng histamin

+Fexofenadin Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

9 Phân loại các nhóm kháng sinh sử dụng

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Cefdinir +Cefixim +Cefuroxim +Levofloxacin +Ofloxacin +Azithromycin +Erythromycin +Spiramycin +Amoxicilin Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

10 Phân loại các thuốc chống viêm và giảm đau

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Paracetamol +Celecoxib +Diclofenac +Etoricoxib +Ibuprofen Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

11 Phân loại các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh sử dụng

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Sulpirid +Piracetam +Gabapentin +Valproat natri Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

12 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Esomeprazol +Lansoprazol +Pantoprazol +Domperidon +Simethicon

+Lactobacillus acidophilus Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

13 Phân bố thuốc điều trị tim mạch

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Bisoprolol +Clopidogrel +Atorvastatin +Simvastatin +Fenofibrat +Digoxin +Hydrochlorothiazid +Nifedipin

+Captopril +Perindopril +Irbesartan +Losartan Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị.

14 Phân bố Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc theo nhóm vitamin và khoáng chất thể.

+Aluminum hydroxid +Calci carbonat +Calcitriol +Magnesi hydroxid +Vitamin B6 +Vitamin B12 +Vitamin C +Vitamin D3 thuốc điều trị.

Tình hình sử dụng các thuốc khác trong nghiên cứu

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Acetyl leucin +Albendazol +Bambuterol +Bromhexin +Dextromethorphan +Diosmin

+Glucosamin +Hesperidin +Lamivudin +Methocarbamol +Tenofovir +Thiocolchicosid Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

16 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu theo lượt

Gồm các hoạt chất được liệt kê chi tiết, cụ thể.

+Các thuốc khác +Corticosteroid +Đái tháo đường Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị. kê đơn +Kháng histamin H1

+Kháng sinh +Chống viêm, giảm đau +Thần kinh

+Tiêu hóa +Tim mạch +Vitamin và khoáng chất

3 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ

17 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu

Bao gồm các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được ghi nhận.

+Aluminum hydroxide + captopril +Atorvastatin + digoxin

+Bisoprolol+nifedipin +Calcium carbonat + bisoprolol +Calcium carbonat + celecoxib +Captopril + glimepirid

+Captopril + metformin +Erythromycin + methylprednisolon +Esomeprazole + clopidogrel

+Hydrocortison + calcium carbonat +Ibuprofen + methylprednisolon +Ibuprofen + perindopril

+Irbesartan + celecoxib +Irbesartan + digoxin +Irbesartan + hydrochlorothiazide +Lansoprazole + clopidogrel Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

+Levofloxacin + celecoxib +Magnesium hydroxide + levofloxacin +Nifedipin + metformin

18 Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng

Gồm các tần suất xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được ghi nhận.

+Aluminum hydroxid + captopril +Atorvastatin + digoxin

+Bisoprolol+nifedipin +Calcium carbonat + bisoprolol +Calcium carbonat + celecoxib +Captopril + glimepirid

+Captopril + metformin +Erythromycin + methylprednisolon +Esomeprazol + clopidogrel

+Hydrocortison + calcium carbonat +Ibuprofen + methylprednisolon +Ibuprofen + perindopril

+Irbesartan + celecoxib +Irbesartan + digoxin +Irbesartan + hydrochlorothiazid +Lansoprazole + clopidogrel +Levofloxacin + celecoxib +Magnesium hydroxide + levofloxacin +Nifedipin + metformin Định tính danh nghĩa Các đơn thuốc điều trị

19 Phân nhóm đơn thuốc theo số tương tác

+ Đơn thuốc không có tương tác + Đơn thuốc có 1 cặp tương tác + Đơn thuốc có 2 cặp tương tác Định tính thứ tự Các đơn thuốc điều trị thuốc trong đơn

+ Đơn thuốc có 3 cặp tương tác

20 Các yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc

Gồm các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc

- Giới tính (có 2 giá trị) + Nam

- Tuổi (có 2 giá trị) + ≥60 tuổi

- Số bệnh lý bệnh nhân hiện có (có 2 giá trị)

- Số lượng thuốc trong đơn thuốc (có 2 giá trị)

Biến phụ thuộc là biến tương tác thuốc (có 2 giá trị: Có tương tác, không có tương tác).

Biến độc lập: Giới tính, nhóm tuổi, số lượng bệnh lý, số lượng thuốc đều là biến phân loại 2 giá trị.

Các biến số liệu: Tần số, tỷ lệ (%) tương tác thuốc ở mỗi nhóm Kết quả kiểm định p, OR, CI 95,0%

Phân tích các yếu tố nguy cơ đối với biến phụ thuộc là tương tác thuốc Các biến độc lập đều là các biến phân loại.

Dựa vào các dữ liệu đã nhập và tính ra ở trước đó.

21 Các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc

Gồm các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc

- Tim mạch (có 2 giá trị) + Có

- Nội tiết (có 2 giá trị) + Có

- Tiêu hóa (có 2 giá trị) + Có

Biến phụ thuộc là biến tương tác thuốc (có 2 giá trị: Có tương tác, không có tương tác).

Biến độc lập: Tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp, tiết niệu, thần kinh đều là biến phân loại 2 giá trị.

Dựa vào các dữ liệu đã nhập và tính ra ở trước đó.

- Hô hấp (có 2 giá trị) + Có

- Cơ xương khớp (có 2 giá trị) + Có

- Tiết niệu (có 2 giá trị) + Có

- Thần kinh (có 2 giá trị) + Có

Các biến số liệu: Tần số, tỷ lệ (%) tương tác thuốc ở mỗi nhóm Kết quả kiểm định p, OR, CI 95,0%

Phân tích các yếu tố nguy cơ đối với biến phụ thuộc là tương tác thuốc Các biến độc lập đều là các biến phân loại.

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 4 CSDL tra cứu tương tác thuốc:

1) Dược thư Quốc gia Anh 86

2) Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker của Drugsite Trust truy cập tại địa chỉ www.drugs.com

3) Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-Drug Interaction Checker của Medscape LLC truy cập tại địa chỉ www.medscape.com

4) Phần mềm tra cứu trực tuyến Micromedex Mobile App.

Tương tác thuốc có YNLS được lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện sau:

Nếu 2 hoạt chất có mặt đồng thời trong 4 CSDL, cặp tương tác được chọn khi tương tác này được ghi nhận là tương tác có YNLS bởi 4/4 CSDL

Nếu 2 hoạt chất có mặt đồng thời trong 3 CSDL, cặp tương tác được chọn khi tương tác này được ghi nhận là tương tác có YNLS bởi 3/3 CSDL

Nếu 2 hoạt chất có mặt đồng thời trong 2 CSDL, cặp tương tác được chọn khi tương tác này được ghi nhận là tương tác có YNLS bởi 2/2 CSDL.

Nếu 2 hoạt chất chỉ có mặt đồng thời trong 1 CSDL, cặp tương tác được chọn khi tương tác này được ghi nhận ở mức độ tương tác cao nhất trong CSDL đó

Nếu 2 hoạt chất không có mặt đồng thời trong bất kỳ CSDL nào thì không tiến hành tra cứu tương tác thuốc đối với 2 hoạt chất đó.

Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc Đối với mỗi đơn thuốc, tiến hành tra cứu tương tác thuốc trong 4 CSDL và ghi nhận tương tác thuốc có YNLS theo quy ước ở bước 1 Kết quả tra cứu tương tác thuốc được ghi nhận vào phần 3 của phiếu khảo sát (Phụ lục 1).

Mỗi cặp tương tác thuốc có YNLS được ghi nhận bằng một phiếu mô tả tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (Phụ lục 2).

Tổng hợp hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc từ 4 CSDL và cập nhật các khuyến cáo về quản lý tương tác thuốc để đưa ra hướng dẫn quản lý cho từng cặp tương tác thuốc có YNLS xảy ra trong đơn thuốc điều trị đã xác định được Xây dựng một hướng dẫn quản lý chi tiết, cụ thể và có khả năng áp dụng vào thực tế điều trị.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Chọn lọc đơn thuốc phù hợp với tiêu chí chọn mẫu Các số liệu, thông tin được thu thập từ các bệnh án thuộc đối tượng nghiên cứu được lưu trữ tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, dựa theo mẫu phiếu thu thập thông tin Nhập số lượng thuốc bệnh nhân được kê hàng ngày vào phiếu khảo sát

Tiến hành tra cứu tương tác trên cơ sở dữ liệu Dựa trên cơ sở dữ liệu này, khảo sát sự xuất hiện và mức độ tương tác thuốc xảy ra (nếu có) trong tất cả các đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu, từ đó đưa ra được danh mục các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng

2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số

Nghiên cứu do cán bộ điều tra tự điền, ghi chép thông tin khảo sát.

- Khi thu thập thông tin, làm thử nghiệm trước khi tiến hành chính thức

- Người thu thập số liệu phải nắm vững nội dung cần thu thập, các sai số trong quá trình thu thập, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác, tránh sai lệnh nhầm lẫn

Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Excel 365, và SPSS 26.0.

Xác định giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (SD) nếu dữ liệu tuân theo phân bố chuẩn Trong trường hợp dữ liệu không tuân theo phân bố chuẩn, xác định giá trị trung vị.

Các biến số định tính (gồm biến định danh, nhị giá và thứ bậc) được mô tả theo tần suất và tỷ lệ Các biến số định lượng được mô tả theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Phân tích mối liên quan của các yếu tố liên quan và khả năng xảy ra tương tác thuốc có YNLS bằng kiểm định hồi quy logostic, có mức ý nghĩa nghĩa thống kê khi p3 bệnh ≤3 bệnh Hìn h 3.1 Biểu đồ đặc điểm số lượng bệnh lý của bệnh nhân trong nghiên cứu

Nhận xét: Trong nghiên cứu đa số bệnh nhân từ 3 bệnh trở xuống có 196 chiếm với 60,7%, còn bệnh nhân trên 3 bệnh có 127 bệnh nhân chiếm 39,3%.

3.1.4 Đặc điểm về nhóm bệnh

Bảng 3.4 trình bày thông tin về phân bố nhóm bệnh với tổng số bệnh nhân là

323 Trong bảng này, các nhóm bệnh được liệt kê gồm: Cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, thần kinh, tiết niệu-sinh dục, tiêu hoá, và tim mạch Đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.4 Phân bố nhóm bệnh trong nghiên cứu (n23)

Nhóm bệnh Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nhóm bệnh tiêu hoá có tỷ lệ cao nhất, chiếm 49,2% của tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Kế đến là nhóm bệnh tim mạch chiếm 45,5%, nhóm hô hấp 36,5%, nhóm thần kinh 27,9%, nhóm cơ xương khớp 26,0%, nhóm nội tiết19,8% Và nhóm bệnh tiết niệu-sinh dục có tỷ lệ thấp nhất với 2,2%.

TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU

3.2.1 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc

Bảng 3.5 trình bày về số lượng thuốc được kê trong một đơn thuốc Bảng này phân loại bệnh nhân dựa trên số lượng thuốc trong 1 đơn thuốc, có 2 thuốc đến đơn thuốc có 7 thuốc Đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.5 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn thuốc (n23) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Số lượng thuốc trung bình trong mỗi đơn thuốc trong nghiên cứu là

3,74±1,22 với đơn có 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất 31,6% Kế đến là đơn có 4 thuốc với 28,5%, đơn có 2 thuốc và 5 thuốc có cùng tỷ lệ là 15,2%, đơn có 6 thuốc là 7,7% và thấp nhất là đơn có 7 thuốc với 1,9%.

>5 thuốc ≤5 thuốc Hình 3.2 Biểu đồ đặc điểm số lượng thuốc trên đơn thuốc trong nghiên cứu

Nhận xét: Hầu hết đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu này có số lượng thuốc được kê là 5 hoặc ít hơn với 292 đơn chiếm 90,4% Số đơn thuốc có số thuốc lớn hơn 5 chỉ chiếm có 31 đơn chiếm 9,6%.

3.2.2 Phân bố các thuốc corticosteroid

Bảng 3.6 trình bày phân bố của các loại thuốc corticosteroid trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.6 Tình hình sử dụng các thuốc corticosteroid sử dụng trong nghiên cứu (n23)

Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Thuốc corticosteroid được sử dụng nhiều nhất là prednisolon 14,2%, kế đến là methylprenisolon với 12,1% và có tỷ lệ thấp nhất là hydrocortison với 4,3%.

3.2.3 Phân bố các thuốc điều trị đái tháo đường

Bảng 3.8 trình bày phân bố của các loại thuốc điều trị đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.7 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Nhóm thuốc Biguanides: Metformin: Là loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 8,0%

Nhóm thuốc Sulfonylureas: Bao gồm gliclazid chiếm 5,6% và glimepirid với 5,0%.

3.2.4 Phân bố các thuốc kháng histamin H 1

Bảng 3.8 trình bày phân bố của các loại thuốc kháng histamin H1 trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.8 Phân loại các thuốc kháng histamin H1 sử dụng trong nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Thuốc kháng histamine thế hệ thứ 1

Thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2

Thuốc kháng histamine thế hệ thứ 1: Chlorpheniramin chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này với 20,7% và alimemazin với 2,2%

Thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2: Gồm có fexofenadin với 1,9% và cetirizin với 0,9%.

3.2.5 Phân bố các thuốc kháng sinh

Bảng 3.9 trình bày phân bố của các loại thuốc kháng sinh trong mẫu nghiên cứu. Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.9 Phân loại các nhóm kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Nhóm kháng sinh Cephalosporin: Cefdinir chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này với 16,7% Kế đến là cefixim với 11,5%, và thấp nhất là nhóm cefuroxim với 1,2%.

Nhóm kháng sinh fluoroquinolon: Ofloxacin là loại kháng sinh fluoroquinolon phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ là 4,3% Levofloxacin có tỷ lệ sử dụng là 3,4%.

Nhóm kháng sinh macrolid: azithromycin chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này với 5,0%, erythromycin với 2,8% và thấp nhất spiramycin 2,2%.

Nhóm kháng sinh Penicillin: Chỉ có amoxicilin chiếm 8,7%

3.2.6 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau

Bảng 3.10 trình bày phân bố của các loại thuốc chống viêm và giảm đau trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.10 Phân loại các thuốc chống viêm và giảm đau (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận các thuốc chống viêm, giảm đau thì paracetamol chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu với 60,4% Ibuprofen là loại NSAIDs được kê đơn nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 7,1%, kế đến là celecoxib với 4,0%, diclofenac 2,8% và thấp nhất là etoricoxib với 2,5%.

3.2.7 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh

Bảng 3.11 trình bày phân bố của các loại thuốc điều trị liên quan đến thần kinh trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.11 Phân loại các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh sử dụng trong nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Thuốc an thần kinh Sulpirid 10 3,1

Thuốc chỉnh khí sắc Piracetam 14 4,3

Thuốc chống động kinh Gabapentin 12 3,7

Nhận xét: Trong các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh thì piraetam có tỷ lệ cao nhất với 4,3%, kế đến là gabapentin với 3,7%, sulpirid với 3,1% và thấp nhất là valproat natri với 0,6%.

3.2.8 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến tiêu hoá

Bảng 3.12 trình bày phân bố của các loại thuốc điều trị liên quan đến tiêu hoá trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.12 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá trong mẫu nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazol 113 35,0

Thuốc chống co thắt dạ dày

Thuốc trị đầy hơi, chướng bụng

Thuốc men vi sinh Lactobacillus acidophilus

Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazol: Là loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,0% Kế đến là pantoprazol với 8,7% và lansoprazol có tỷ lệ thấp với 6,8%

Nhóm thuốc chống co thắt dạ dày - ruột: Chỉ có domperidon với 5,0%

Nhóm thuốc trị đầy hơi, chướng bụng: Simethicon với 10,8%

Nhóm men vi sinh: Lactobacillus acidophilus có tỷ lệ thấp nhất trong nhóm điều trị bệnh tiêu hoá với 4,6%

3.2.9 Phân bố các thuốc điều trị tim mạch

Bảng 3.13 trình bày phân bố của các loại thuốc điều trị tim mạch trong mẫu nghiên cứu Các nhóm thuốc và hoạt chất tương ứng được liệt kê, đối với mỗi nhóm bảng này cung cấp thông tin về tần số và tỷ lệ (%) tương ứng.

Bảng 3.13 Phân bố thuốc điều trị tim mạch trong mẫu nghiên cứu (n23)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Thuốc chống đông máu Clopidogrel 8 2,5

Thuốc điều trị rối loạn Atorvastatin 63 19,5 lipid máu

Thuốc giãn mạch và cơ tim Digoxin 12 3,7

Thuốc ức chế canxi Nifedipin 29 9,0

Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế thụ thể

Nhận xét: Trong các thuốc điều trị liên quan đến tim mạch thì atorvastatin có tỷ lệ cao nhất với 19,5%, kế đến là irbesartan với 16,1%, nifedipin 9,0%, simvastatin 7,1%, perindopril 4,3%, các thuốc bisoprolol, digoxin, losartan có cùng tỷ lệ là 3,7%, hydrochlorothiazid 2,8%, clopidogrel và fenofibrat cùng 2,5%, captopril có tỷ lệ thấp nhất với 2,2%.

3.2.10 Phân bố các thuốc vitamin và khoáng chất

XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY RA

RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ

3.2.1 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị

Sau khi tiến hành phân tích tương tác thuốc trên 323 đơn thuốc điều trị, ghi nhận được 21 cặp tương tác thuốc có YNLS được đồng thuận bởi các CSDL sử dụng trong nghiên cứu và trình bày ở Bảng 3.17 như sau:

Bảng 3.17 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu (n23)

Mức độ tương tác theo các CSDL Mức độ đồng thuận

1 Aluminum hydroxide + captopril Nhẹ TDCC 2/4

2 Atorvastatin + digoxin TB TDCC NT 3/4

4 Calcium carbonat + bisoprolol TB TDCC 2/4

5 Calcium carbonat + celecoxib TDCC TB 2/4

6 Captopril + glimepirid TB TDCC NT 3/4

7 Captopril + metformin TB TDCC TB 3/4

8 Erythromycin + methylprednisolon NT TB NT TB 4/4

9 Esomeprazole + clopidogrel TB NT NT NT 4/4

STT Cặp tương tác Mức độ tương tác theo các CSDL Mức độ đồng thuận

10 Hydrochlorothiazid + celecoxib Bảng TB Nhẹ NT 4/4

11 Hydrochlorothiazid + magnesium hydroxid TB TB

12 Hydrocortison + calcium carbonat TB Nhẹ 2/4

13 Ibuprofen + methylprednisolon TB TDCC NT 3/4

14 Ibuprofen + perindopril Bảng TB NT TB 4/4

15 Irbesartan + celecoxib Bảng TB TDCC TB 4/4

16 Irbesartan + digoxin TB TDCC NT 3/4

18 Lansoprazole + clopidogrel TB TB TDCC NT 4/4

19 Levofloxacin + celecoxib TB TDCC TB 3/4

20 Magnesium hydroxide + levofloxacin TB TDCC TB 3/4

21 Nifedipin + metformin TB TDCC TB 2/4

Nhận xét: Tổng cộng trong nghiên cứu xuất hiện 21 tương tác có YNLS với sự đồng thuận của ít nhất 2 CSDL Trong đó có 9 tương tác được ít nhất một CSDL đánh giá nghiêm trọng là atorvastatin+digoxin, captopril+glimepirid, erythromycin + methylprednisolon, esomeprazol+clopidogrel, hydrochlorothiazid+celecoxib, ibuprofen +methylprednisolon, ibuprofen+perindopril, irbesartan+digoxin, lansoprazole+ clopidogrel.

3.2.2 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị và mô tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS

Các đặc điểm tương tác thuốc có YNLS và tần suất xảy ra các tương tác thuốc có YNLS được trình bày lần lượt ở Bảng 3.18 và Bảng 3.19:

Bảng 3.18 Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (n23)

STT Cặp tương tác Tần số Tần suất (%)

STT Cặp tương tác Tần số Tần suất (%)

Nhận xét: Cặp tương tác nifedipin + metformin có tần suất xuất hiện cao nhất với 3,7% Kế đến là irbesartan+hydrochlorothiazid 2,8%, telmisartan + hydrochlorothiazid có cùng tỷ lệ là 2,3% Các cặp captopril + glimepirid,erythromycin + methylprednisolon, hydrochlorothiazid + celecoxib có cùng tỷ lệ là1,2% Tuy nhiên, nhiều cặp tương tác thuốc khác có tần suất xuất hiện thấp, dưới 1%,cho thấy chúng rất hiếm gặp trong quần thể nghiên cứu Các tương tác thuốc này nên được theo dõi và đánh giá cẩn thận, đặc biệt là đối với những cặp có tần suất xuất hiện cao, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị bệnh nhân.

Bảng 3.19 Đặc điểm số cặp tương tác ở đơn thuốc trong nghiên cứu (n23)

Phân nhóm đơn thuốc theo số tương tác thuốc trong đơn Số đơn thuốc (n) Tỷ lệ (%) Đơn thuốc không có tương tác 267 82,7 Đơn thuốc có 1 cặp tương tác 43 13,3 Đơn thuốc có 2 cặp tương tác 10 3,1 Đơn thuốc có 3 cặp tương tác 3 0,9

Nhận xét: Bảng 3.19 cho thấy phần lớn đơn thuốc không có tương tác thuốc nào với 82,7% Đơn thuốc có một cặp tương tác chiếm 13,3%, có 2 cặp tương tác là 3,1% và đơn thuốc có 3 cặp tương tác có tỷ lệ thấp nhất với 0,9%.

3.2.3 Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng

Bảng 3.20 và Bảng 3.21 đề cập đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra tương tác thuốc (TTT) trong việc kê đơn

Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc (n23)

Các yếu tố ảnh hưởng

Số đơn có TTT Số đơn không có

CI 95% Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Số bệnh lý bệnh nhân hiện có

Số lượng thuốc trong đơn thuốc

Số bệnh lý bệnh nhân hiện có: Bệnh nhân có trên 3 bệnh tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn so với bệnh nhân có từ 3 bệnh trở xuống (33,9% so với 6,6%) OR=7,207 cho thấy bệnh nhân có trên 3 bệnh so với bệnh nhân từ 3 bệnh trở xuống có khả năng gặp tương tác cao hơn gấp 7 lần, với khoảng tin cậy 95,0% là 3,680-14,110

Số lượng thuốc trong đơn thuốc: Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có >5 thuốc trong đơn thuốc có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân có ≤5 thuốc (45,2% so với 14,4%) OR=4,902 cho thấy bệnh nhân có >5 loại thuốc so với ≤5 thuốc có khả năng gặp tương tác cao hơn gấp gần 5 lần, với khoảng tin cậy 95,0% là 2,249-10,685.

Bảng 3.21 Các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc (n23)

Số đơn có TTT Số đơn không có

Tiết niệu-sinh dục Có 3 42,9 4 57,1 0,091 3,722

Bệnh lý nội tiết: Bệnh nhân có bệnh lý nội tiết có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn so với những bệnh nhân không có bệnh này (29,7% so với 14,3) OR=2,533 cho thấy bệnh nhân có bệnh lý nội tiết có tỷ lệ gặp tương tác gấp 2,5 lần so với không có bệnh lý này, với khoảng tin cậy 95,0% là 1,337-4,801

Bệnh lý tim mạch: Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không có bệnh này (29,9% so với 6,8%) Chỉ số OR=6,618 cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có khả năng gặp tương tác thuốc gấp 6 lần với bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch, với khoảng tin cậy 95,0% là 3,273- 13,379.

Bệnh cơ xương khớp, hô hấp, thần kinh, tiết liệu-sinh dục và tiêu hoá không có ý nghĩa thống kê khi p>0,05.

BÀN LUẬN

VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC

4.1.1 Các đặc điểm điều trị liên quan đến bệnh nhân

Giới tính: Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh

Kiên Giang ghi nhận tỷ lệ giới tính nam và giới tính nữ gần tương đồng nhau với nam là 50,2% và nữ là 49,8% Khá tương đồng với nghiên cứu của Phù Chí Hưng tại Trung tâm y tế huyện Phúc Quốc có tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau với tỷ lệ nam là 48,5% và nữ là 51,5% [38] Tuy nhiên, nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa tại Trung tâm y tế quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ cho thấy tỷ lệ nam giới thấp hơn, với 42,8% nam và 57,3% nữ [23] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Khoa tại bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ lại có sự chênh lệch lớn hơn, với tỷ lệ nữ giới chiếm 60,4%, trong khi nam giới chỉ chiếm 39,6% [36]

Sự biến đổi trong tỷ lệ giới tính trong các nghiên cứu có thể phức tạp và đa dạng, và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này bao gồm mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, đặc điểm dân số trong khu vực nghiên cứu, thời gian thực hiện nghiên cứu và phạm vi địa lý Sự đa dạng này tạo ra một cảnh quan phong phú về các tương quan giữa các yếu tố này và biến động về tỷ lệ giới tính Thực tế, thời điểm thực hiện nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến độ tuổi và tỷ lệ giới tính của những người tham gia Vì nghiên cứu thường được thực hiện trong các giai đoạn cụ thể, người tham gia có thể trải qua sự biến đổi về độ tuổi và giới tính theo từng giai đoạn thời kỳ khác nhau Điều này làm tăng sự đa dạng và phức tạp của dữ liệu nghiên cứu.

Nhóm tuổi: Tuổi trung bình của toàn bộ mẫu nghiên cứu là 56,45 ± 15,58, tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 7 tuổi và tuổi cao nhất là 90 tuổi Nhóm tuổi từ ≥60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,8%, kế đến là nhóm người từ 40-59 tuổi với 36,2%, từ 18-

39 tuổi chiếm 11,1% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 18 với 2,8% Nghiên cứu củaNguyễn Ngọc Sĩ và nghiên cứu của Trương Thiện Huỳnh đều có tỷ lệ người cao tuổi thấp hơn 40%, độ tuổi trung bình lần lượt là 45,92 và 50,05 tuổi [17], [34] Nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim cũng có nhóm tuổi từ 41-60 cao nhất với tỷ lệ là 46,0% và tỷ lệ nhóm dưới 20 tuổi cũng thấp nhất với 1,5% [37] Tỷ lệ nhóm người cao tuổi của nghiên cứu là 36,2% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hữu Hiếu và PhạmThành Suôl với tỷ lệ là 48,5% [39] nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa khi người cao tuổi chiếm 49,3%, tuổi trung bình là 58,65 tuổi, người có tuổi cao nhất là 96 tuổi và nhỏ nhất là 15 tuổi hay nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim với tuổi trng bình là 56,4±14,9

[23], [37] Tuy nhiên lại thấp hơn đáng kể so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Nguyên và cộng sự với độ tuổi trung bình lên tới 73,96±9,32 [40].

Một điểm đáng chú ý là sự khác biệt về độ tuổi và tỷ lệ người cao tuổi giữa các nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sĩ và Trương Thiện Huỳnh có tỷ lệ người cao tuổi thấp hơn 40% và độ tuổi trung bình tương ứng là 45,92 và 50,05 tuổi

[17], [34] Trong khi đó, nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim có tỷ lệ người từ 41-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,0%, và tỷ lệ người dưới 20 tuổi thấp nhất là 1,5% [37]. Nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa có tỷ lệ người cao tuổi là 49,3%, và tuổi trung bình là 58,65 tuổi, với người có tuổi cao nhất là 96 tuổi và nhỏ nhất là 15 tuổi [23] Cuối cùng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Nguyên và cộng sự nổi bật với độ tuổi trung bình lên đến 73,96 ± 9,32, cho thấy một sự tập trung đáng kể vào nhóm người cao tuổi [40] Sự biến đổi lớn về độ tuổi và tỷ lệ người cao tuổi trong các nghiên cứu này có thể phản ánh sự đa dạng của dân số tham gia và mục tiêu cụ thể của từng nghiên cứu Điều này có thể ảnh hưởng đến tính khả quan của kết quả nghiên cứu và đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận khi áp dụng kết quả này vào thực tế lâm sàng hoặc chính sách y tế. Đặc điểm số bệnh lý: Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khảo sát về số lượng bệnh lý trong các đơn thuốc cho thấy sự biến đổi đáng kể trong tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân tham gia Trong nghiên cứu, các bệnh nhân mắc khoảng 3,15±1,37 bệnh khác nhau Tỷ lệ cao nhất là những người mắc 4 bệnh, chiếm 26,0%, theo sau là những người mắc 3 bệnh với tỷ lệ 25,7% Các tỷ lệ còn lại bao gồm những người mắc 2 bệnh (24,5%), 1 bệnh (10,5%), 5 bệnh (8,4%), và những trường hợp mắc 6 bệnh và 7 bệnh có tỷ lệ thấp nhất với cùng tỷ lệ là 2,5% Một điểm đáng chú ý là nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim có tỷ lệ bệnh nhân mắc hơn 3 bệnh cao hơn so với nghiên cứu (68,0% so với 39,3%) [37] Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Nguyên và đồng nghiên cứu có số lượng bệnh trung bình tương tự (3,47±1,15), nhưng tỷ lệ bệnh nhân mắc hơn 3 bệnh lại cao hơn so với nghiên cứu gốc (49,1% so với 39,3%) [40] Nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa, mặc dù có một phần lớn bệnh nhân mắc 2 (31,0%) hoặc 3 bệnh (32,0%), lại không có trường hợp nào mắc chỉ một bệnh [23] Điều này cho thấy sự đa dạng đáng kể trong tình trạng sức khỏe của các cộng đồng khác nhau và cách mà sự biến đổi này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Tóm lại, sự khác biệt trong số lượng bệnh lý trong các nghiên cứu này có thể phản ánh mức độ tình trạng sức khỏe và đa dạng của các bệnh nhân tham gia Điều này có ý nghĩa quan trọng khi xem xét kết quả nghiên cứu và đưa ra quyết định lâm sàng hoặc chính sách y tế, vì nó thể hiện mức độ phức tạp của các tình trạng bệnh lý và yêu cầu cân nhắc kỹ lưỡng để thích nghi một cách phù hợp với mỗi tình huống cụ thể.

Nhóm bệnh: Nghiên cứu khảo sát về số lượng bệnh lý trong các đơn thuốc cho thấy sự biến đổi đáng kể trong phân phối các nhóm bệnh Nhóm bệnh tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nghiên cứu, với tỷ lệ 49,2% của tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Tiếp theo là nhóm bệnh tim mạch, chiếm 45,5%, và sau đó là nhóm bệnh hô hấp với tỷ lệ 36,5% Các nhóm bệnh khác như thần kinh (27,9%), cơ xương khớp (26,0%), và nội tiết (19,8%) cũng có tỷ lệ khá cao Nhóm bệnh tiết niệu- sinh dục lại chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 2,2%.

Sự tương đồng và khác biệt trong phân phối các nhóm bệnh này trong các nghiên cứu khác nhau là điều đáng chú ý Ví dụ, nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa cho thấy nhóm bệnh tiêu hoá cũng có tỷ lệ cao nhất với 53,3%, tương tự nghiên cứu [23] Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hữu Hiếu và Phạm Thành Suôl lại có nhóm bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,9%, và nhóm bệnh nội tiết có tỷ lệ thấp nhất là 4,6%

[39] Nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim cũng có sự thay đổi với nhóm bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,3%, trong khi nhóm bệnh tiêu hoá chỉ chiếm 16,3% [37].

Sự biến đổi này có thể phản ánh sự đa dạng về tình trạng sức khỏe và phần lớn bệnh lý trong các cộng đồng khác nhau Các yếu tố như môi trường sống, thói quen ăn uống, và di truyền có thể ảnh hưởng đến phân phối của các bệnh lý này trong các tập dữ liệu nghiên cứu Điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính khả quan của kết quả nghiên cứu và cần phải xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng kết quả này vào thực tế lâm sàng hoặc chính sách y tế, đặc biệt khi xem xét sự đa dạng về tình trạng bệnh lý trong các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu Đặc điểm số lượng thuốc:

Nghiên cứu về số lượng thuốc trong các đơn thuốc, thấy sự biến đổi đáng kể về số lượng thuốc được kê đơn trong các nghiên cứu khác nhau Trong nghiên cứu, số lượng thuốc trung bình trong mỗi đơn thuốc là 3,74±1,22, và đơn thuốc có 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,6% Điều này cho thấy sự đa dạng trong việc quản lý thuốc của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu này.

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng chú ý trong số lượng thuốc giữa các nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim cho thấy có 21,5% đơn thuốc có hơn 5 thuốc, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu gốc (10,2%) [37] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Nguyên và cộng sự có số lượng thuốc trung bình trong mỗi đơn là 6,21±1,9, và có đến 41,4% các đơn thuốc có hơn 6 thuốc [40] Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu gốc và nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim.

Sự khác biệt này có thể phản ánh sự phức tạp của tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân tham gia Nghiên cứu có số lượng thuốc nhiều hơn có thể cho thấy các bệnh nhân mắc nhiều bệnh lý phức tạp hơn, cần điều trị và quản lý nhiều yếu tố sức khỏe khác nhau Điều này có thể có tác động đến tính chính xác và hiệu quả của việc điều trị và quản lý bệnh, và đòi hỏi sự chú ý và quan tâm đặc biệt từ phía nhà y tế.

Số lượng thuốc trong các đơn thuốc có thể phản ánh mức độ phức tạp của tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và cần được xem xét cẩn thận khi đưa ra quyết định về điều trị và quản lý bệnh Sự đa dạng trong số lượng thuốc cũng đặt ra câu hỏi về tối ưu hóa quản lý thuốc và tăng cường hỗ trợ cho bệnh nhân để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Trong danh sách các corticosteroid được sử dụng, prednisolon là loại được sử dụng phổ biến nhất, với tỷ lệ 14,2% Điều này có thể phản ánh vai trò quan trọng của prednisolon trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý, từ viêm nhiễm đến các bệnh về tiểu đường, viêm khớp và nhiều bệnh nhiễm trùng khác Prednisolon thường được sử dụng trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm và tự miễn nhiễm do có khả năng kiểm soát tức thì cơn viêm và giảm triệu chứng đau đớn [41].

VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY

Cặp tương tác amlodipine + metformin có tần suất xuất hiện cao nhất với 3,1%.

Kế đến là clarithromycin + methylprednisolone, telmisartan + hydrochlorothiazid có cùng tỷ lệ là 2,3% Các cặp hydrochlorothiazide + celecoxib, moxifloxacin + ofloxacin, naproxen + perindopril có cùng tỷ lệ là 1% Amlodipine thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, trong khi metformin thường được kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường Vì vậy, những bệnh nhân có thể đồng thời mắc cả hai vấn đề này, dẫn đến sự kết hợp thường xuyên của hai loại thuốc trong đơn thuốc Telmisartan là một loại thuốc chống huyết áp, trong khi hydrochlorothiazide là một loại thiazide diuretic thường được sử dụng để kiểm soát huyết áp Do đó, những bệnh nhân mắc vấn đề về tim mạch và huyết áp có thể được kê đơn cả hai loại thuốc Clarithromycin là một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, trong khi methylprednisolone là một loại corticosteroid thường được sử dụng để giảm viêm. Bệnh nhân có thể cần cả hai loại thuốc khi mắc bệnh nhiễm trùng cần điều trị cùng lúc với giảm viêm.

Sau đây là 9 cặp tương tác ý nghĩa lâm sàng có ít nhất một CSDL đánh giá mức tương tác là nghiêm trọng:

Atorvastatin+digoxin: Atorvastatin là một thuốc chống cholesterol, trong khi digoxin là một glycoside cardiac Atorvastatin và digoxin cùng sử dụng một enzyme chuyển hóa chủ yếu trong gan là P-glycoprotein Sự cạnh tranh giữa chúng tại cùng một cơ bản chuyển hóa có thể dẫn đến tăng nồng độ huyết thanh của cả hai loại thuốc. Để giảm tương tác cần điều chỉnh liều lượng, theo dõi chặt chẽ nồng độ digoxin trong huyết thanh khi sử dụng cùng với atorvastatin [46].

Erythromycin+methylprednisolon: Erythromycin là một loại kháng sinh, trong khi methylprednisolone là một corticosteroid Clarithromycin là một chất ức chế của enzyme CYP3A4 trong gan, còn methylprednisolon cũng được chuyển hóa bởi CYP3A4 Sự ức chế của clarithromycin có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của methylprednisolone Giảm liều lượng methylprednisolone hoặc điều chỉnh theo sự giám sát của bác sĩ [47].

Esomeprazol+clopidogrel: Esomeprazole là một chất ức chế bom proton, còn clopidogrel là một thuốc kháng tiểu cầu Esomeprazol ức chế hoạt động của enzyme CYP2C19, enzyme chuyển hóa chủ yếu của clopidogrel Sự ức chế này có thể làm giảm biến chuyển hóa của clopidogrel thành dạng hoạt động, tăng nguy cơ sự kiện tim mạch và đột quỵ Để tránh tương tác nên cân nhắc sử dụng các lựa chọn khác thay thế esomeprazole hoặc theo dõi chặt chẽ sự hiệu quả của clopidogrel khi sử dụng cùng [48].

Hydrochlorothiazide+celecoxib: Hydrochlorothiazide là một thuốc lợi tiểu thiazide, còn celecoxib là một loại thuốc chống viêm không steroid NSAID như celecoxib có thể ảnh hưởng đến tác động của thiazide diuretic bằng cách làm giảm cảm ứng của thính giác của thiazide và do đó giảm hiệu suất giảm huyết áp của chúng. Theo dõi chặt chẽ huyết áp và các chỉ số huyết đồ điện giải khi sử dụng cùng [22].

Ibuprofen+methylprednisolon: Ibuprofen là NSAID, ức chế cyclooxygenase(COX), giảm tổng hợp prostaglandin Methylprednisolone là corticosteroid, ức chế tổng hợp prostaglandin thông qua nhiều cơ chế khác nhau Sử dụng cùng lúc có thể tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày do tác động tích cực lên các yếu tố này Để giảm tương tác cần sử dụng cẩn thận và kèm theo bảo vệ dạ dày, như sử dụng thuốc chống axit.Theo dõi áp lực máu và niêm mạc dạ dày thường xuyên [22].

Ibuprofen +perindopril: NSAID như ibuprofen ức chế COX, giảm prostaglandin có thể làm giảm tác dụng của ACE inhibitor như perindopril, do prostaglandin giữ vai trò trong việc duy trì áp lực máu thận và kiểm soát nước và muối Sự ức chế này có thể tăng nguy cơ suy thận và giảm hiệu suất kiểm soát huyết áp Tránh sử dụng cùng lúc nếu có thể Nếu không thể tránh, theo dõi chặt chẽ áp lực máu và chức năng thận [49].

Irbesartan+digoxin: Telmisartan, một loại ARB, có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa digoxin trong gan, dẫn đến tăng nồng độ huyết thanh của digoxin Điều này có thể tăng nguy cơ toàn bộ tác dụng phụ của glycoside cardiac như digoxin, đặc biệt là rối loạn nhịp tim Nên theo dõi chặt chẽ nồng độ digoxin và điều chỉnh liều lượng nếu cần Nếu có thể, chọn một loại thuốc chống huyết áp khác không tương tác nhiều với digoxin [50].

Lansoprazole+ clopidogrel: Việc kết hợp các loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của clopidogrel trong việc ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ Sự tương tác rất có thể xảy ra nếu bạn đang sử dụng lansoprazole với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo hoặc nếu bạn sử dụng nó quá thường xuyên [22].

Số cặp tương tác xuất hiện trong đơn thuốc

Các nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá tương tác thuốc trong các đơn thuốc Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nghiên cứu là một vấn đề đáng chú ý Nghiên cứu và Trương Thiện Huỳnh ghi nhận tỷ lệ cao của đơn thuốc không có tương tác, lần lượt là 82,7% và 76,1% Trong khi đó, Phù Chí Hưng có tỷ lệ này thấp hơn với 60,0%, trong khi Nguyễn Thị Lệ Nguyên và Nguyễn Thị Hữu Hiếu cùng với Phạm Thành Suôl có tỷ lệ tương tác cao hơn, lần lượt là 80,3%, 63,89%, và 36,11% [38],[39], [40].

Một điểm đáng chú ý là trong nghiên cứu và Trương Thiện Huỳnh, tỷ lệ đơn thuốc có nhiều cặp tương tác tương đối thấp, chỉ là 2,3% và 3,5% cho 2 cặp tương tác. Ngược lại, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Nguyên, có đến 26,1% đơn thuốc có từ 4 cặp tương tác trở lên Điều này có thể chỉ ra rằng trong một số cộng đồng hoặc đối tượng nghiên cứu cụ thể, có xu hướng sử dụng các thuốc có tương tác nhiều hơn.

Sự đa dạng trong các tỷ lệ này có thể phản ánh sự biến động của thực tiễn lâm sàng và đặc điểm dân số trong từng nghiên cứu Các yếu tố như phạm vi địa lý, đối tượng nghiên cứu, và thời gian nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến mức độ tương tác thuốc trong mỗi nghiên cứu Điều này cũng làm nổi bật sự quan trọng của việc theo dõi và đánh giá tương tác thuốc trong thực tế lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của điều trị.

Nghiên cứu về tương tác thuốc là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực y học, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và hiệu quả của điều trị dành cho bệnh nhân. Trong các nghiên cứu này, ta đã quan sát sự biến đổi đáng kể về tỷ lệ tương tác thuốc giữa các nghiên cứu khác nhau, và điều này có thể được giải thích bằng một số yếu tố quan trọng.

Trước hết, sự biến đổi này có thể phản ánh sự khác biệt trong thực tiễn lâm sàng của các cơ sở y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỗi cơ sở y tế có cách thức kê đơn thuốc và theo dõi tương tác thuốc riêng, từ bệnh viện lớn đến phòng khám nhỏ, và điều này có thể tạo ra sự biến đổi trong tỷ lệ tương tác thuốc.

Thứ hai, bệnh nhân và liệu trình điều trị cụ thể cũng đóng vai trò quan trọng. Bệnh nhân có thể có nhiều bệnh lý và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, tăng khả năng xảy ra tương tác thuốc Ngoài ra, việc chuyển qua lại giữa các bác sĩ hoặc bệnh viện khác nhau cũng tạo điều kiện cho sự kết hợp thuốc và tương tác.

Ngày đăng: 03/02/2024, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w