Đặt vấn đề: Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm hiệu quả có vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị, đơn thuốc có tương tác thuốc và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tương tác thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả và hồi cứu các đơn thuốc ngoại trú với cỡ mẫu là 329 được thu thập từ 01012023 đến 01102023 tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN NGỌC THANH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN NGỌC THANH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
CẦN THƠ, 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đạihọc Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Tâm thần thành phố CầnThơ đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên được học tập và hoàn thànhluận văn
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho học viên những kiến thức, kinhnghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Học viên xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các Thầy/Côgiáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướngmắc của học viên trong quá trình làm luận văn
Học viên xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Tâm thần thành phốCần Thơ đã cho phép và hỗ trợ học viên, tạo điều kiện giúp học viên hoàn thành luậnvăn Học viên xin cảm ơn, bạn bè đã giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiệnluận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng học viên xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thanh
Trang 4TÓM TẮTĐặt vấn đề: Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm hiệu quả có vai trò quan trọng trong
cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị, đơn thuốc có tương tác thuốc và
phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tương tác thuốc
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả và hồi cứu các đơn
thuốc ngoại trú với cỡ mẫu là 329 được thu thập từ 01/01/2023 đến 01/10/2023 tạiBệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 69,6% Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,13
tuổi Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 tuổi (40,7%) Số đơn thuốc có dưới 5loại thuốc chiếm 67,5% Nhóm thuốc SSRI chiếm tỷ lệ 87,2%, tiếp đến là nhóm thuốcTCA chiếm 31,9% Sertralin và amitriptylin là hai hoạt chất thường được lựa chọn.Nhóm thuốc an thần kinh với 297 đơn thuốc chiếm 90,3% (sulpirid chiếm 51,4%,risperidon chiếm 10,6%, levomepromazin chiếm 0,6%, olanzapin chiếm 69,6%) Phác
đồ đơn trị liệu chiếm 79,9% Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 cặp tương tác thuốc là71,4% Có 7 cặp tương tác thuốc được ghi nhận lần lượt là amitriptylin+olanzapinchiếm 21,9%, amitriptylin+risperidon với 5 đơn thuốc chiếm 1,5%,fluoxetin+olanzapin với 53 đơn thuốc chiếm 16,1%, fluoxetin+risperidon với 11 đơnthuốc chiếm 3,3%, sertralin+olanzapin với 136 đơn thuốc chiếm 41,3%,sertralin+risperidon với 22 đơn thuốc chiếm 6,7%, trazodon+olanzapin với 2 đơnthuốc chiếm 0,6% Giới tính nam và số lượng thuốc trên đơn >5 là hai yếu tố nguy cơcao gặp tương tác thuốc với p<0,001
Kết luận: Tình hình sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cơ bản tuân thủ theo khuyến cáo.
Tỷ lệ tương tác thuốc tiềm ẩn cao, đặc biệt ở bệnh nhân nam và đơn thuốc nhiều thuốc
Từ khoá: Thuốc điều trị trầm cảm; tương tác thuốc và yếu tố liên quan.
Trang 5ABSTRACTIntroduction: Effective drug use for the treatment of depression plays an important
role in the management of depression, improving patients' mental health and quality of
life.
Objectives: To determine the rate of drug prescription, treatment therapy, drug
interaction, and factors related to drug interaction
Methods: A retrospective, cross-sectional descriptive study design was utilized The
sample size was calculated to be 329 outpatient prescriptions Data collection wasconducted from January 1st, 2023 to October 1st, 2023 at Can Tho Mental Hospital
Results: The results showed that the proportion of female patients was 69.6% The
mean age of patients was 47.13 years old The most common age group was 40-59years old, accounting for 40.7% Most prescriptions had ≤5 drugs, accounting for67.5% Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) accounted for the highest rate
of 87.2%, followed by tricyclic antidepressants (TCA) at 31.9% Sertraline andamitriptyline were the two most commonly prescribed active ingredients
Antipsychotic drugs accounted for 90.3% of the 297 prescriptions (sulpiride accountedfor 51.4%, risperidone 10.6%, levomepromazine 0.6%, olanzapine 69.6%).Monotherapy regimen predominated with 79.9% The proportion of prescriptionshaving at least one potential drug-drug interaction was 71.4% There were 7 pairs ofdrug interactions recorded: amitriptyline + olanzapine accounted for 21.9%,amitriptyline + risperidone with 5 prescriptions accounting for 1.5%, fluoxetine +olanzapine with 53 prescriptions accounting for 16.1%, fluoxetine + risperidone with
11 prescriptions accounting for 3.3%, sertraline + olanzapine with 136 prescriptionsaccounting for 41.3%, sertraline + risperidone with 22 prescriptions accounting for6.7%, trazodone + olanzapine with 2 prescriptions accounting for 0.6%.Male genderand number of drugs per prescription >5 were two risk factors associated with druginteractions with p<0.001
Conclusion: The utilization of antidepressant medications was generally compliant
with recommendations The potential rate of drug interactions was high, especially inmale patients and polypharmacy prescriptions The utilization of medications indepressive outpatients generally adhered to recommendations The rate of druginteraction was high, especially in male patients and polypharmacy prescriptions
Keywords: Antidepressant use; drug interaction and factors related.
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Ngọc Thanh
Trang 7MỤC LỤC
Tran
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRẦM CẢM 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Dịch tễ học 3
1.1.3 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 4
1.1.4 Yếu tố nguy cơ 6
1.1.5 Các thể bệnh lâm sàng của rối loạn trầm cảm 7
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 8
1.1.7 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 8
1.1.8 Mục tiêu và nguyên tắc điều trị 9
1.1.9 Tương tác thuốc có thể gặp của các thuốc điều trị bệnh trầm cảm 15
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TRẦM CẢM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 17
1.4 THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 18
Trang 8CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 20
2.1.3Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2 Mẫu nghiên cứu 20
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu 21
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 22
2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân trầm cảm 24
2.3.3 Yếu tố liên quan đến tương tác thuốc trên đơn thuốc điều trị ngoại trú 30
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 31
2.4.1 Công cụ thu thập 31
2.4.2 Phương pháp thu thập 31
2.4.3 Người thu thập 32
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số 32
2.4.5 Xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN DỰA TRÊN THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC TỪ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 34
3.1.1 Đặc điểm về giới tính 34
3.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi 34
3.1.3 Đặc điểm về dân tộc 36
3.1.4 Đặc điểm về địa dư 36
3.1.5 Đặc điểm về trình độ bác sĩ 37
3.1.6 Đặc điểm về phân nhóm bệnh trầm cảm theo ICD-10 38
Trang 93.1.7 Đặc điểm về số lượng bệnh đồng mắc 39
3.1.8 Đặc điểm về các bệnh đồng mắc được ghi nhận 40
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TRẦM CẢM DỰA TRÊN THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC TỪ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 41
3.2.1 Đặc điểm về số lượng thuốc điều trị 41
3.2.2 Đặc điểm về các thuốc điều trị bệnh trầm cảm 43
3.3 TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA TƯƠNG TÁC THUỐC 41
3.2.3 Đặc điểm về các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm 44
3.2.4 Đặc điểm về phác đồ điều trị 45
3.2.5 Đặc điểm về tương tác thuốc 46
CHƯƠNG 4BÀN LUẬN 51
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU 51
4.2 VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG NGHIÊN CỨU 57
4.3 VỀ TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC THUỐC 63
4.4 VỀ CÁC HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU 63
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 1 PL1 PHỤ LỤC 2 PL2 PHỤ LỤC 3 PL3
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Nguyên tắc điều trị bệnh trầm cảm 15
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG 28
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED 29
Bảng 2.3 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong Micromedex Mobile App 30
Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 34
Bảng 3.2 Đặc điểm về nhóm tuổi dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 35
Bảng 3.3 Đặc điểm về dân tộc dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 36
Bảng 3.4 Đặc điểm về địa dư dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 37
Bảng 3.5 Đặc điểm về trình độ bác sĩ dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân.37 Bảng 3.6 Phân nhóm bệnh trầm cảm dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân theo mã ICD-10 39
Bảng 3.7 Đặc điểm về số lượng bệnh đồng mắc được ghi nhận dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 39
Bảng 3.8 Các bệnh đồng mắc được ghi nhận dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân theo mã ICD-10 41
Bảng 3.9 Đặc điểm về số lượng thuốc điều trị được ghi nhận dựa trên đơn thuốc của bệnh nhân 42
Bảng 3.10 Các nhóm thuốc điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng trong điều trị dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 43
Bảng 3.11 Các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng trong điều trị dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 44
Bảng 3.12 Đặc điểm phác đồ điều trị bệnh trầm cảm trong nghiên cứu dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 45
Bảng 3.13 Tỷ lệ sử dụng 1 loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm trong nghiên cứu dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 45
Bảng 3.14 Tỷ lệ sử dụng 2 loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm trong nghiên cứu dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 46
Trang 11Bảng 3.15 Tỷ lệ tương tác thuốc được ghi nhận từ kết quả tra cứu các phần mềmDrug, Medscape, Micromedex dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 46Bảng 3.16 Các cặp tương tác thuốc được ghi nhận từ kết quả tra cứu các phần mềmDrug, Medscape, Micromedex dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 47Bảng 3.17 Hậu quả của các tương tác được ghi nhận 47Bảng 3.18 Các yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc 49
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
TrangHình 1.1 Phác đồ điều trị bệnh trầm cảm 14Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 21Hình 3.1 Đặc điểm về nhóm tuổi dưới 60 tuổi và nhóm người cao tuổi (≥60 tuổi)được ghi nhận dựa trên thông tin đơn thuốc 35Hình 3.2 Đặc điểm về trình độ kê đơn của bác sĩ đa khoa vàbác sĩ chuyên khoa .38Hình 3.3 Đặc điểm phân nhóm bệnh (>2 bệnh) và (≤2 bệnh) về số lượng bệnh đồngmắc được ghi nhận dựa trên thông tin đơn thuốc của bệnh nhân 40Hình 3.4 Đặc điểm về phân nhóm số lượng thuốc (>5 thuốc, ≤5 thuốc) điều trị đượcghi nhận dựa trên đơn thuốc của bệnh nhân 43
Trang 13Yếu tố thần kinh có nguồn gốc
từ nãoCovid-19 Coronavirus Disease 2019 Bệnh viêm phổi do virus
corona 2019
Là một nhóm protein chứa heme chịu trách nhiệm cho việcđối ứng trong các phản ứng oxi hóa - khử của quá trình hô hấp
tế bào và quá trình quang hợpDNA Deoxyribonucleic acid Acid deoxyribonucleic
GC Glucocorticoid
Là một nhóm của hormone steroid sản xuất bởi tuyến thượng thận
HCA Heterocyclic Antidepressants Thuốc điều trị bệnh trầm cảm
dị vòngHPA Hypothalamic–pituitary–
adrenal axis
Trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận
ICD-10 International Classification of
Mixed 5-HT Mixed 5-Hydroxytryptamine
Effects
Nhóm tác động hỗn hợp trên serotonin
mTOR Mechanistic target of
Trang 14neurotransmitter đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng tỉnh táo và phản ứng với tình trạng khẩn cấp hoặc stress.
NSAIDs Nonsteroidal anti-inflammatory
drug
Thuốc chống viêm không steroid
QT QT interval is the section on an
electrocardiogram Khoảng QT trên điện tâm đồRNA Ribonucleic acid Acid ribonucleic
SNRI Serotonin and norepinephrin
reuptake inhibitors
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin–norepinephrinSSRI Selective serotonin reuptake
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, mô hình bệnh tật đang thay đổi, ngoài các bệnh truyền nhiễm thì cácbệnh không lây nhiễm đang là gánh nặng bệnh tật lên tất cả các nước trên thế giới.Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượngcuộc sống và khả năng lao động của người bệnh Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồngcần được quan tâm và có biện pháp can thiệp hiệu quả Theo báo cáo năm 2021 của Tổchức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một bệnh lý sức khỏe tâm thần phổ biến trênphạm vi toàn cầu Báo cáo ước tính khoảng 3,8% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởibệnh trầm cảm, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành là 5,0% và ở người caotuổi (60 tuổi) là 5,7% Theo thống kê, số người mắc bệnh trầm cảm trên toàn cầu lêntới khoảng 280 triệu người [59] Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm có xu hướnggia tăng trong thời gian gần đây, ước tính khoảng 2-3% dân số Mặc dù đã biết đến cácphương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm, nhưng hơn 75% người dân ở cácquốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được chẩn đoán và điều trị [59]
Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường, đặc biệt khi tái phátvới cường độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, trầm cảm có thể trở thành một tình trạngsức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến tự sát Thuốc điều trị bệnh trầm cảm là mộttrong những biện pháp điều trị quan trọng giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện chấtlượng cuộc sống cho người bệnh [1], [58] Các rào cản đối với việc chăm sóc hiệu quảbao gồm thiếu nguồn lực, thiếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đàotạo và sự kỳ thị xã hội liên quan đến rối loạn tâm thần Ở các quốc gia thuộc mọi mứcthu nhập, những người bị trầm cảm thường không được chẩn đoán chính xác và nhữngngười khác không mắc chứng rối loạn này thường bị chẩn đoán sai và kê đơn thuốcđiều trị bệnh trầm cảm [59] Tại Việt Nam, chương trình Quốc gia về chăm sóc sứckhỏe tâm thần cộng đồng đã được triển khai nhằm phát hiện qua sàng lọc, điều trị vàquản lý các rối loạn tâm thần tại cộng đồng nhưng chưa được thực hiện đồng bộ vàrộng rãi [Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnhkhông lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025, ngày29/01/2022]
Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ là cơ sở khám và điều trị bệnh tâm thầnlớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, từ nhiều năm nay tại đây, việckhảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm chưa được triển khai Do đó,nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ngoạitrú bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ, góp phần tăng cườngnăng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong hoạt động chăm sóc sức khỏecộng đồng
Nghiên cứu này cung cấp thông tin thực tế về tình hình sử dụng thuốc điều trịbệnh trầm cảm và tìm hiểu về những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tương tác
Trang 16thuốc Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm trongđơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ năm 2023” được thựchiện với mục tiêu cụ thể như sau:
1 Xác định tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị, phác đồ điều trị bệnh trầm cảm trongđơn thuốc ngoại trú
2 Xác định tỷ lệ các tương tác thuốc và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tươngtác thuốc
Sau khi hoàn thành các mục tiêu nêu trên, đề tài mang ý nghĩa quan trọng như sau:
Việc xác định tỷ lệ và phác đồ điều trị bệnh trầm cảm giúp cung cấp cái nhìntổng quan về phương pháp điều trị hiện hành Điều này không chỉ giúp cải thiện chấtlượng điều trị mà còn hỗ trợ trong việc định hình các chiến lược điều trị tốt hơn trongtương lai
Việc xác định tỷ lệ tương tác thuốc và phân tích yếu tố gây nguy cơ tương tácthuốc giúp giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân Tương tác thuốc có thể dẫn đến hiệu ứngphụ không mong muốn hoặc giảm hiệu quả điều trị Do đó, việc nhận biết và hiểu biết
về chúng giúp các bác sĩ và dược sĩ đưa ra quyết định điều trị tốt hơn
Kết quả thu được từ đề tài này sẽ là nguồn thông tin quý giá cho các nghiên cứusau này, nhằm tìm hiểu sâu hơn về điều trị bệnh trầm cảm và an toàn thuốc
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong việc đào tạo y bác sĩ và dược sĩ,giúp họ trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận biết và xử lý các tương tác thuốc, đồngthời hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện đại
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRẦM CẢM
1.1.1 Định nghĩa
Ở nước ta trầm cảm còn được gọi là “trầm nhược”, “trầm uất” Trạng thái nàyxuất hiện khi bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống, đang cảm thấy buồn bã, chánnản, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai và nói ít Những nguyên nhân của trạng tháinày có thể là mất một người thân quan trọng, buồn phiền chuyện tình cảm gia đình,thất nghiệp, thất bại trong cuộc sống hoặc một biến cố nào đó khiến họ rơi vào trầmcảm Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ứcchế toàn bộ hoạt động tâm thần Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10),trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm haythích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trongkhoảng thời gian ít nhất là 2 tuần Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sựtập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng,nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rốiloạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng…[2]
1.1.2 Dịch tễ học
Dịch tễ học của trầm cảm thay đổi đáng kể giữa các quần thể địa lý khác nhau Ởcác nước kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chiếm gầnmột nửa số lượng bệnh trên toàn cầu [13]
Khảo sát Quốc gia về Thuốc và Sức khỏe được thực hiện vào năm 2017 cho thấyước tính có khoảng 17,3 triệu hay 7,1% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã trải qua ítnhất một giai đoạn trầm cảm nặng Tỷ lệ mắc bệnh trong đời cao hơn ở phụ nữ trưởngthành với 8,7% so với nam giới với 5,3% và cao nhất với 13,1% ở thanh niên, độ tuổi18–25 [36]
Tại Việt Nam, gần đây đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thầncủa người dân Việt Nam, một phân tích tổng hợp 27216 người dân tham gia, đánh giá
hệ thống và phân tích tổng hợp này được thực hiện để xác định tỷ lệ trầm cảm dân sốnói chung trong cuộc khủng hoảng Covid-19 Phát hiện của nghiên cứu cho thấy14,6% (cao gấp 6 lần so với số liệu của Bệnh viện Tâm thần Trung Ương ở Việt Namnăm 2014 thống kê trầm cảm chiếm 2,4% tổng số người Việt Nam bị trầm cảm) và cóbằng chứng cho thấy đại dịch Covid-19 đã gây ra tổn thất tâm lý đáng kể đối với cácchuyên gia chăm sóc sức khỏe so với những nhân viên không làm việc trong lĩnh vực
y tế Hậu quả nghiêm trọng của Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của ngườidân trong đại dịch [10]
Trang 181.1.3 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp và có thể được giải thích do nhiều giả thuyết
về xã hội, phát triển và sinh học Trong đó giả thuyết sinh học về việc suy giảm nồng
độ các chất dẫn truyền thần kinh ở não được xem là nguyên nhân chính và đã được ghinhận ở não của bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là norepinephrin, serotonin và dopamin.Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nồng độ các chất này trong não vẫnchưa được biết rõ [58]
Norepinephrin: Là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não bộ, đóngvai trò điều hòa tâm trạng và cảm xúc Trong bệnh trầm cảm, mức độ NE giảm xuống
do sự suy giảm hoạt động của các neuron sản xuất NE ở vùng dưới đồi Điều này dẫnđến giảm truyền tín hiệu NE trong não, gây ra các triệu chứng trầm cảm Cơ chế hoạtđộng của các thuốc điều trị trầm cảm (SSRIs, SNRIs ) là làm tăng nồng độ NE bằngcách ức chế tái hấp thu NE, giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm Mức độ NE thấp càngnặng sẽ càng liên quan đến các triệu chứng trầm cảm nặng hơn Do đó, NE đóng vaitrò quan trọng trong nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh trầm cảm [43]
Serotonin: Là một chất dẫn truyền thần kinh khác có tác dụng điều chỉnh tâmtrạng và cảm xúc Trong bệnh trầm cảm, mức độ serotonin bị giảm xuống do sự giảmhoạt động của các tế bào thần kinh tiết ra serotonin Việc giảm serotonin sẽ làm giảmkhả năng truyền tín hiệu serotonin trong não bộ, dẫn đến rối loạn chức năng và triệuchứng trầm cảm Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) hoạt động bằng cáchngăn chặn sự hấp thu lại serotonin sau khi giải phóng, giúp duy trì nồng độ serotonincao hơn trong khe synap, giúp cải thiện triệu chứng [44]
Dopamin: Là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, điều chỉnh tâm trạng vàcảm giác hưng phấn, hứng khởi Trong bệnh trầm cảm, hoạt động của hệ thốngdopaminrgic bị suy giảm, dẫn đến giảm dopamin Điều này gây nên các triệu chứngmất hứng thú, lạc quan Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trầm cảm có thể có sự
đa dạng về mức độ dopamin Một số có thể bình thường hoặc tăng nhẹ, trong khi sốkhác thấp hơn Một số thuốc điều trị trầm cảm có tác dụng làm tăng dopamin bằngcách ức chế tái hấp thu nó [44]
Các rối loạn khác bao gồm:
Rối loạn chức năng monoamin: Giả thuyết về hệ monoamin cho rằng sự cạn kiệtcác chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, norepinephrin, và dopamin) trong khớp thầnkinh (synap) của các tế bào thần kinh là nguyên nhân gây ra những thay đổi về tâmtrạng Nhiều thuốc điều trị bệnh trầm cảm hiện có sẵn để điều trị trầm cảm là làm tăng
sự sẵn có của serotonin, norepinephrin, và dopamin bằng cách nhắm vào hệ thốngmonoamin [36]
Rối loạn chức năng glutamat: Bằng chứng được tích lũy từ một số nghiên cứutrên động vật và con người cho thấy sự rối loạn điều hòa của hệ thống glutamatrgic ở
Trang 19những đối tượng bị trầm cảm Các nghiên cứu về quang phổ cộng hưởng từ đã chứngminh mức độ glutamat giảm ở những bệnh nhân bị trầm cảm Ketamin, một chất đốikháng của thụ thể N-methyl-d-aspartat, đã được chứng minh là có tác dụng điều trịbệnh trầm cảm nhanh chóng khi tiêm tĩnh mạch, sở dĩ nó đạt được hiệu quả trong điềutrị trầm cảm là nhờ khả năng ngăn chặn các thụ thể không tiếp nhận glutamat [26].
Rối loạn chức năng trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA): Các sự kiện căng
thẳng trong cuộc sống dẫn đến tăng hoạt động trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận với
sự giải phóng mạnh yếu tố giải phóng corticotropin từ vùng hạ đồi Corticotropin dẫnđến sự tiết hormon vỏ thượng thận từ tuyến yên trước, sau đó là sự tiết glucocorticoid(GC) từ tuyến thượng thận Các nghiên cứu cho thấy nồng độ cao glucocorticoid cóthể gây ra hậu quả lâu dài, bao gồm ức chế biểu hiện yếu tố dinh dưỡng thần kinh cónguồn gốc từ não (BDNF), giảm nồng độ serotonin trong khớp thần kinh do biểu hiệnquá mức chất vận chuyển serotonin và kích hoạt quá mức các thụ thể glucocorticoiddẫn đến quá trình chết theo chương trình và thoái hóa tế bào thần kinh [36]
Rối loạn hệ thống miễn dịch: Trầm cảm có liên quan đến phản ứng viêm và tăngcác cytokin gây viêm trong điều kiện căng thẳng Viêm có thể dẫn đến rối loạn điềuhòa trục HPA với các hậu quả bất lợi do tăng hoạt động trục HPA gây ra Viêm cũnggây ra tình trạng kháng GC, độc tính kích thích glutamat, và giảm biểu hiện BDNF dẫnđến thoái hóa tế bào thần kinh [44]
Rối loạn chức năng dẻo dai và hình thành thần kinh: Giả thuyết tế bào thần kinh
của bệnh trầm cảm đề xuất rằng các yếu tố dinh dưỡng thần kinh, chẳng hạn nhưBDNF, thúc đẩy sự phát triển của khớp thần kinh và duy trì sự tồn tại của tế bào thầnkinh, trong khi sự thiếu hụt của chúng thúc đẩy quá trình teo và góp phần vào sinh lýbệnh của bệnh trầm cảm Giả thuyết này được hỗ trợ bởi một số dòng bằng chứng vàliên quan đến việc kích hoạt trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận Căng thẳng mãn tínhdẫn đến kích hoạt trục HPA với mức GC tăng cao như đã lưu ý trước đó BDNF đượcbiết là đóng một vai trò quan trọng trong tính dẻo dai, sự hình thành thần kinh thôngqua việc kích hoạt mục tiêu của con đường rapamycin (mTOR) ở động vật có vú Tácdụng điều trị bệnh trầm cảm nhanh ketamin, một loại thuốc điều trị bệnh trầm cảmmới, có liên quan đến việc kích hoạt con đường BDNF-mTOR Kích hoạt con đườngnày giúp cải thiện sức khỏe tế bào thần kinh bằng cách tăng số lượng và chức năng củacác gai thần kinh ở vỏ não trước trán [3]
Rối loạn nhịp sinh học: Một số lượng lớn bệnh nhân bị trầm cảm cho biết họ bịrối loạn giấc ngủ, mất ngủ (khó đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm vào sáng sớm) hoặcchứng mất ngủ [32] Agomelatin, một loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm mới, giúp cảithiện chứng trầm cảm, lo lắng và giấc ngủ bằng cách nhắm mục tiêu vào cả thụ thểmelatonin và serotonin [14]
Trang 20Rối loạn hệ thống opioid và endocannabinoid: Các hệ thống opioid và
endocannabinoid nội sinh được biết là đóng một vai trò trong việc điều chỉnh cảm xúc.Rối loạn điều hòa của cả hai hệ thống, có liên quan đến sinh lý bệnh trầm cảm [17],[38] Những hệ thống này đang được khám phá như những mục tiêu tiềm năng, đặcbiệt là đối với chứng trầm cảm kháng trị [38]
1.1.4 Yếu tố nguy cơ
Bệnh trầm cảm thường xảy ra ở các bệnh nhân có một số yếu tố nguy cơ Cácyếu tố này rất đa dạng, có sự tương tác lẫn nhau và bao gồm các nhóm:
Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu liên kết trên toàn bộ bộ gen đã xác định đượcnhiều gen liên quan đến trầm cảm Một số biến thể rủi ro đã được xác định nhưng cómột số thay đổi trong các phát hiện Khả năng di truyền của bệnh trầm cảm đã đượcchứng minh trong các nghiên cứu sinh đôi và nhận con nuôi [31]
Yếu tố nội tiết: Mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm cảm đã được ghinhận từ lâu Nhiều nghiên cứu cho thấy các rối loạn tuyến giáp có liên quan đến cáctriệu chứng cảm xúc Một trong các xét nghiệm thường làm trên tất cả bệnh nhân trầmcảm là khảo sát chức năng của tuyến giáp [44]
Yếu tố thần kinh: Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm là kết quảcủa sự tương tác phức tạp giữa các lỗ hổng di truyền và môi trường, bắt đầu một loạtcác thay đổi sinh học thần kinh trong các hệ thống cơ thể khác nhau Sinh lý bệnh củatrầm cảm bao gồm những thay đổi trong hệ thống dẫn truyền thần kinh, rối loạn điềuhòa hệ thống miễn dịch, tăng hoạt động trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận, phá vỡ cơchế tạo thần kinh, khởi tạo khớp nối thần kinh, và rối loạn điều hòa nhịp sinh học [31],[41]
Yếu tố môi trường và tương tác gen-môi trường: Một số yếu tố môi trường,chẳng hạn như các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, làm tăng nguy cơ phát triểnbệnh trầm cảm Chúng bao gồm bị lạm dụng và bỏ rơi thời thơ ấu, chấn thương, mấtviệc làm, bệnh mãn tính hoặc đe dọa đến tính mạng, khó khăn tài chính, mất ngườithân và khó khăn hoặc bạo lực trong hôn nhân [27]
Yếu tố ngoại di truyền: Các cơ chế ngoại di truyền được biết là đóng một vai tròtrong sinh lý bệnh trầm cảm bao gồm quá trình methyl hóa DNA, sửa đổi histon vàmicroRNA Quá trình methyl hóa DNA làm cho DNA khó dãn xoắn hơn, dẫn đếngiảm biểu hiện của gen Quá trình methyl hóa một số gen có liên quan đến trầm cảm[27] Ở những đối tượng bị trầm cảm, mức độ gen BDNF giảm và mức độ microRNAliên quan đến gen BDNF tăng lên đã được chứng minh là hỗ trợ cho mối liên hệ giữamicroRNA và biểu hiện gen [27], [37] Bằng chứng liên kết quá trình methyl hóa genBDNF với ý định tự sát ở những bệnh nhân này bệnh nhân trầm cảm [29]
Trang 211.1.5 Các thể bệnh lâm sàng của rối loạn trầm cảm
Trầm cảm ẩn: Trong khi các triệu chứng cơ thể được nhìn thấy rõ ràng, các triệuchứng gây ức chế cảm xúc, tư duy và hoạt động thì khó nhận ra Biểu hiện chính làđau, thường gặp như đau ở ống tiêu hóa hoặc đau trước tim Đau thường xuất hiện liêntục, không cố định, không đặc trưng cho cơ quan nào và không đáp ứng với điều trị.Bệnh nhân lo lắng về sức khỏe nhưng không nghĩ rằng mình bị trầm cảm, và không đitìm sự giúp đỡ từ chuyên khoa tâm thần Khi khai thác thông tin bệnh nhân còn gặpcác triệu chứng khác như giảm sức khỏe, mất hứng thú, mệt mỏi và mất năng lượng,giảm khả năng tập trung, ăn kém, ngủ kém Để điều trị tốt nhất, việc sớm nhận diện vàchữa trị bệnh là rất quan trọng Khi được điều trị bằng thuốc điều trị bệnh trầm cảm thìcác triệu chứng trên sẽ dần được khắc phục và có hiệu quả tốt hơn [20]
Trầm cảm paranoid: Đây là một bệnh gọi là trầm cảm loạn thần hay trầm cảm cóhoang tưởng, bệnh là một trạng thái trầm cảm nặng Lưu ý rằng các dấu hiệu hoangtưởng và ảo giác chỉ xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm nặng với loạn thần Cần chú ýđến yếu tố bệnh sinh để phân biệt với tâm thần phân liệt Trầm cảm paranoid có nhữngđặc điểm như các suy nghĩ hoang tưởng đặc trưng (những suy nghĩ tiêu cực của bệnhnhân), trong đó suy nghĩ tự sát là nặng nhất Ngoài ra, còn có hoang tưởng bị theo dõi,
bị hành hạ, bị đầu độc cũng là một đặc điểm của trầm cảm này [48]
Rối loạn trầm cảm do bệnh cơ thể: Nếu rối loạn trầm cảm được coi là kết quảtrực tiếp của một bệnh về cơ thể, như xơ vữa động mạch, nhược giáp, viêm đa khớpdạng thấp, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm da cơ địa… thì cần phải xemxét và tính toán dựa trên tiền sử bệnh, khám lâm sàng và cận lâm sàng Trong các bệnh
về cơ thể nêu trên, một phần lớn bệnh nhân sẽ gặp trầm cảm Những trường hợp nàyđược coi là trầm cảm thứ phát do bệnh cơ thể gây ra [34]
Rối loạn trầm cảm do một chất: Nếu rối loạn trầm cảm được coi là hậu quả sinh
lý của việc sử dụng một chất (thuốc, ma túy hoặc chất độc), khi đó chẩn đoán sẽ làtrầm cảm do một chất Khi đó chẩn đoán sẽ cho rằng bệnh trầm cảm đó là do tác độngcủa chất đó Để xác định điều này, cần có chứng cứ về tình trạng sức khỏe của bệnhnhân, và kết quả xét nghiệm sẽ phải chứng tỏ rằng chất đó có thể gây trầm cảm [48].Các chất dễ gây ra trầm cảm nhất bao gồm các loại opioid như morphin, heroin,thuốc phiện, và các loại ma túy kích thích thần kinh như cocain, amphetamin, và cácdẫn xuất của chúng (methamphetamin), rượu, corticoid và nhiều loại chất khác
Rối loạn tâm thần do chấn thương tâm lý: Khi có chấn thương tâm lý đủ mạnhnhư mất người thân, chứng kiến tai nạn giao thông, thảm họa thiên nhiên gây thiệt hạinặng nề về người, tài sản Bệnh nhân thường có ý nghĩ là do bản thân mình vô dụng, ýnghĩ tự buộc tội, cho rằng mình đã có lỗi, thậm chí bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tựsát… Chấn thương tâm lý là một yếu tố quan trọng trong những cơn trầm cảm đầutiên, nhưng nó có thể không còn tồn tại trong các cơn trầm cảm sau [34]
Trang 221.1.6 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng cảm xúc: Giảm khả năng cảm nhận các niềm vui, mất hứng thú vớicác hoạt động thông thường, buồn bã, bi quan, khóc lóc, vô vọng, lo lắng, cảm giác tộilỗi và các đặc điểm tâm thần
Triệu chứng thực thể: Mệt mỏi, đau (đặc biệt là đau đầu), rối loạn giấc ngủ, giảmhoặc tăng cảm giác ngon miệng, mất hứng thú tình dục, khó chịu và than vãn về tiêuhóa và tim mạch (đặc biệt là đánh trống ngực)
Triệu chứng trí tuệ hoặc nhận thức: Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém chocác sự kiện gần đây, nhầm lẫn và thiếu quyết đoán
Rối loạn tâm thần vận động: Tâm thần vận động chậm (làm chậm chuyển động,quá trình suy nghĩ và lời nói) hoặc kích động tâm thần vận động [20]
Đặc điểm cận lâm sàng
Khi một bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, cần phải được kiểm tra kỹ khảnăng do bệnh hay do thuốc gây ra Tất cả bệnh nhân trầm cảm nên được kiểm tra sứckhỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và các cận lâm sàng bao gồm: Công thức máu, xétnghiệm chức năng tuyến giáp và điện giải để xác định bất kỳ vấn đề bệnh lý tiềm ẩnnào [44]
1.1.7 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10
Theo ICD-10 (International Classification of Diseases, 10th Revision) là hệthống phân loại bệnh được phát triển bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để phân loại
và mã hóa các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan Đối với trầm cảm, ICD-10 sử dụng
mã chẩn đoán F32 và F33
Cụ thể, tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trong ICD-10 là như sau:
Mã chẩn đoán F32: Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán cho trạng thái trầm cảm ngắnhạn, kéo dài ít nhất 2 tuần
Bệnh nhân trải qua tâm trạng buồn, mất hứng thú, mệt mỏi, giảm năng lượng,khó ngủ, giảm tập trung, giảm tự tin, cảm thấy vô giá trị, tự trách mình hoặc có ý nghĩa
Trang 23ICD-10 được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để chuẩn đoán và mã hóa cácbệnh, bao gồm cả trầm cảm Các tiêu chuẩn chẩn đoán trên chỉ là một phần trong hệthống ICD-10 [57].
1.1.8 Mục tiêu và nguyên tắc điều trị
Mục tiêu điều trị bệnh nhân trầm cảm là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa táiphát [20]
Nguyên tắc điều trị bao gồm: Cắt cơn trầm cảm bằng thuốc hoặc sốc điện, điềutrị triệu chứng loạn thần kết hợp, dùng thuốc điều trị chống tái phát, phục hồi chứcnăng xã hội, gia đình cho bệnh nhân, giảm tác dụng phụ và chi phí điều trị [20]
a Điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc bao gồm [44], [48]:
Tâm lý trị liệu: có thể là lựa chọn đầu tiên cho trầm cảm nhẹ đến trung bình, bổtrợ tác dụng của thuốc
Sốc điện: hiệu quả cao và an toàn cho trầm cảm Chỉ định khi kháng thuốc, có ýđịnh tự sát, từ chối ăn uống Sốc điện thường dùng cắt cơn kết hợp thuốc điều trị duytrì
Các phương pháp khác như liệu pháp ánh sáng, kích thích thần kinh, từ trường
có hiệu quả nhưng cần thêm nghiên cứu
Trang 24Cuối cùng, nhóm ức chế monoamin oxidas: phenelzin, selegilin vàtranylcypromin.
Mỗi nhóm thuốc có một cơ chế hoạt động đặc trưng và được chỉ định dựa trêntriệu chứng và tình trạng của bệnh nhân [44]
Khả năng ức chế tái hấp thu noradrenalin và serotonin và tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh trầm cảm
Nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI):
(1) Citalopram
Ức chế tái hấp thu: Citalopram không có khả năng ức chế tái hấp thunorepinephrin (NE) nhưng lại có khả năng ức chế serotonin (5-HT) ở mức cao trong
cơ thể
Tác dụng phụ: Citalopram không có tác dụng phụ kháng cholinergic và làm dịu,
an thần Tuy nhiên, thuốc này có thể gây hạ huyết áp khi đứng lên ở mức rất thấp vàgây ra rối loạn dẫn truyền ở mức thấp [44]
(2) Escitalopram
Ức chế tái hấp thu: Escitalopram không ức chế tái hấp thu cả NE và 5-HT
Tác dụng phụ: Escitalopram không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong cácdanh mục đã được nêu trong bảng
Ức chế tái hấp thu: Paroxetin có khả năng ức chế tái hấp thu NE ở mức thấp và
ức chế 5-HT ở mức cao trong cơ thể
Trang 25Tác dụng phụ: Paroxetin có thể gây tác dụng phụ kháng cholinergic và làm dịu,
an thần ở mức rất thấp, cũng như hạ huyết áp khi đứng lên ở mức rất thấp Tuy nhiên,thuốc không gây tác dụng phụ động kinh và gây ra rối loạn dẫn truyền ở mức thấp.(6) Sertralin
Ức chế tái hấp thu: Sertralin không ức chế tái hấp thu NE nhưng lại có khả năng
ức chế 5-HT ở mức cao trong cơ thể
Tác dụng phụ: Sertralin không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong các danhmục đã được nêu trong bảng, ngoại trừ việc gây ra rối loạn dẫn truyền ở mức thấp[44]
Nhóm ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (SNRI)
(3) Venlafaxin và desvenlafaxin
Ức chế tái hấp thu: Cả hai thuốc này đều có khả năng ức chế tái hấp thu NE và
5-HT ở mức trung bình và cao trong cơ thể
Tác dụng phụ: Cả hai thuốc này đều gây tác dụng phụ làm dịu, an thần ở mức rấtthấp và gây ra rối loạn dẫn truyền ở mức thấp Tuy nhiên, chỉ có venlafaxin gây hạhuyết áp khi đứng lên ở mức rất thấp, còn desvenlafaxin thì không [44]
Nhóm điều trị bệnh trầm cảm ba vòng (TCA)
(1) Amitriptylin
Ức chế tái hấp thu: Amitriptylin có khả năng ức chế tái hấp thu NE ở mức trungbình và ức chế 5-HT ở mức cao
Trang 26Tác dụng phụ: Amitriptylin có tác dụng phụ kháng cholinergic, làm dịu, an thần
và hạ huyết áp khi đứng lên ở mức cao Thuốc cũng gây động kinh và rối loạn dẫntruyền ở mức trung bình
Trang 27(3) Vilazodon
Ức chế tái hấp thu 5-HT ở mức cao
Tác dụng phụ bao gồm hạ huyết áp khi đứng lên ở mức thấp và rối loạn dẫntruyền ở mức thấp
Nhóm ức chế tái hấp thu norepinephrin và dopamin (NDRI):
(1) Bupropion
Ức chế tái hấp thu NE ở mức thấp
Tác dụng phụ chủ yếu là gây rối loạn dẫn truyền ở mức rất cao
Nhóm đối vận serotonin và alpha 2 adrenergic:
(1) Mirtazapin
Không ức chế tái hấp thu cả NE và 5-HT
Tác dụng phụ bao gồm làm dịu, an thần ở mức thấp, hạ huyết áp khi đứng lên ởmức trung bình và gây động kinh ở mức trung bình [44], [50]
Trang 28Chú thích: non-SSRI là thuốc điều trị bệnh trầm cảm không phải SSRI
Hình 1.1 Phác đồ điều trị bệnh trầm cảm [54]
Bệnh nhân Trầm cảm
Đáp ứng tốtĐáp ứng một phần
(sau khi tăng liều tối đa)
Thất bại do không đáp
ứng hay ADRs của thuốc
SSRI (chọn lựa phụ thuộcnhiều yếu tố)
Xem xét kếp hợp thuốc SSRI, lithium, hormon thyroid,thuốc trị loạn thần) hay thay thuốc (SSRI khác hay non-SSRI)
(non-Đảm bảo
tháng Nếu cần thiếtthì duy trì 12-36tháng
Thay thuốc (SSRI khác
hay non-SSRI)
Thaythuốc(non-SSRI)
Điều trịtiếp 4-9tháng Nếucần thiếtthì duy trì12-36
Kết hợp(non-SSRI,lithium,hormonthyroid,thuốc trioloạn thần)
Thất bạiĐáp ứng
tốt
Đáp ứngmột phần
Thất
bại
Điều trịtiếp 4-9tháng Nếucần thiếtthì duy trì12-36tháng
Kết hợp(non-SSRI)lithium,hormonthyroid,thuốc trịloạn
Trang 29Bảng 1.1 Nguyên tắc điều trị bệnh trầm cảm [59]
Trọng tâm của can thiệp Bản chất của can thiệp
Bước 1
Tất cả các biểu hiện được biết và nghi
ngờ là trầm cảm Đánh giá, hỗ trợ, hướng dẫn, chủ độngtheo dõi và thăm khám chuyên khoa sâu
để tiếp tục đánh giá, can thiệp phù hợp
Bước 4
Trầm cảm ở mức độ nặng và phức tạp,
đe dọa tới tính mạng, không quan tâm
chăm sóc bản thân
Dùng thuốc, can thiệp tâm lý với cường
độ cao, sốc điện, điều trị kết hợp, chămsóc toàn diện và điều trị nội trú
1.1.9 Tương tác thuốc có thể gặp của các thuốc điều trị bệnh trầm cảm
a Tương tác dược động học
Các thuốc điều trị bệnh trầm cảm thường được chuyển hóa ở gan thông qua hệthống enzym cytochrom P450 Đây là hệ thống enzym quan trọng tham gia vào quátrình chuyển hóa thuốc, xử lý các chất độc từ bên ngoài vào cơ thể
Trong số các nhóm enzym CYP450, CYP3A4, CYP2D6 và CYP1A2 đóng vaitrò chính trong việc chuyển hóa các thuốc điều trị bệnh trầm cảm CYP3A4 tham giachuyển hóa ban đầu của nhiều loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm ba vòng CYP2D6 vàCYP1A2 liên quan đến quá trình khử methyl hóa và oxy hóa các thuốc này
Một số thuốc điều trị bệnh trầm cảm như fluoxetin và paroxetin có tác dụng ứcchế mạnh CYP2D6, dẫn đến làm giảm chuyển hóa và tăng nồng độ của các thuốc đượcchuyển hóa qua enzym này Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc độc tính do quáliều
Trang 30Ngược lại, một số thuốc khác như rifampicin lại là tác nhân cảm ứng CYP3A4,khiến hoạt động của enzym tăng lên và làm tăng tốc độ chuyển hóa thuốc điều trị bệnhtrầm cảm, dẫn tới hiệu quả điều trị giảm [18].
b Tương tác dược lực học
Các cơ chế tương tác dược lực học chính bao gồm:
Cạnh tranh trực tiếp tại vị trí gắn với thụ thể: Đây là cơ chế phổ biến, xảy ra khihai hay nhiều thuốc cùng có khả năng gắn và kích hoạt cùng một loại thụ thể trong não
và hệ thần kinh Chẳng hạn các thuốc chủ vận dopamin như bromocriptin khi dùngđồng thời với thuốc đối kháng dopamin như haloperidol sẽ cạnh tranh nhau gắn vàocác thụ thể D2, làm giảm hiệu quả điều trị [43]
Kết hợp cùng con đường dẫn truyền thần kinh: Xảy ra khi hai hay nhiều thuốccùng tác động lên cùng một hệ thống dẫn truyền thần kinh
Tác động lên chức năng sinh lý của cơ quan: Xảy ra khi các thuốc cùng chi phốimột quá trình sinh lý nào đó của cơ thể [8]
Một số tương tác cụ thể của các nhóm thuốc điều trị bệnh trầm cảm bao gồm:
TCAs khi phối hợp với thuốc an thần, hạ huyết áp, chống loạn nhịp có thể làmtrầm trọng thêm tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc rối loạn nhịp tim
SSRI dùng cùng thuốc chống đông hoặc NSAIDs làm tăng nguy cơ chảy máu doảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và niêm mạc đường tiêu hóa
MAOI kết hợp với các thuốc giao cảm, dopamin có thể gây tăng huyết áp độtngột do cùng tác động lên hệ giao cảm [8], [43]
c Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tương tác thuốc
Giới tính: Một số thuốc có thể có tác dụng khác nhau đối với nam và nữ do sựkhác biệt về hóa học nội tiết, chức năng gan và thận, và các yếu tố khác [61]
Nhóm tuổi: Người dưới 60 tuổi và người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) thường có
sự biến đổi về cơ chế hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài tiết thuốc, điều này có thểtăng nguy cơ tương tác thuốc [22]
Trình độ bác sĩ kê đơn: Bác sĩ có kiến thức và kinh nghiệm cao hơn thường cókhả năng nhận biết và ngăn chặn tương tác thuốc tốt hơn Tuy nhiên, việc cập nhậtkiến thức liên tục cũng rất quan trọng, vì thuốc mới và thông tin mới về tương tácthuốc được phát hiện thường xuyên [61]
Phân nhóm về số bệnh đồng mắc: Bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc thườngphải dùng nhiều loại thuốc, tăng nguy cơ tương tác thuốc [7]
Phân nhóm về số lượng thuốc/đơn thuốc: Bệnh nhân dùng nhiều thuốc cùng mộtlúc có nguy cơ cao hơn về tương tác thuốc [7]
Trang 31Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm có thể tương tác với thuốc và ảnh hưởng đếnhiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ [24]
Tiền sử dị ứng thuốc: Những người có tiền sử dị ứng với một loại thuốc cụ thể cóthể có nguy cơ phản ứng dị ứng khi sử dụng các thuốc khác có cấu trúc hoặc hoạt chấttương tự [24]
Cơ chế chuyển hóa thuốc: Mỗi người có hệ thống enzym chuyển hóa thuốc riêngbiệt, và điều này có thể ảnh hưởng đến cách thuốc tương tác với nhau trong cơ thể[60]
Tiền sử sử dụng rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể tăng hoặc giảm hiệuquả của một số thuốc và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ
Tình trạng sức khỏe hiện tại: Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe kém hoặc có sựsuy giảm chức năng của một số cơ quan (như gan hoặc thận) có thể có nguy cơ tươngtác thuốc cao hơn [25]
Thời gian dùng thuốc: Việc dùng nhiều loại thuốc cùng một thời điểm hoặckhông tuân thủ khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc có thể gây tương tác thuốc[5]
1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của Wong et al., tiến hành trên 591 bệnh nhân trầm cảm điều trị
ngoại trú tại các cơ sở y tế đa khoa Singapore Mục tiêu là đánh giá tỷ lệ tương tácthuốc trên bệnh nhân trầm cảm Kết quả cho thấy 7,0% bệnh nhân có ít nhất 1 cặptương tác thuốc chính Các cặp tương tác phổ biến gồm SSRI với thuốc kháng đông,thuốc hạ huyết áp, NSAIDs Nghiên cứu kết luận tỷ lệ tương tác thuốc ở bệnh nhântrầm cảm tương đối cao và cần được theo dõi [56]
1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào năm 2015, Nguyễn Thị Dung tiến hành nghiên cứu đánh giáthực trạng sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở người cao tuổi điều trị nội trú tại ViệnSức khỏe Tâm thần từ năm 2013 đến năm 2014 Kết quả ghi nhận có 311 bệnh nhântrầm cảm trên 60 tuổi, nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng thuốcđiều trị bệnh trầm cảm SSRI với 43,4% Tất cả các bệnh nhân sau khi được điều trịđều đạt hiệu quả, triệu chứng giảm đáng kể và có thể được điều trị duy trì ngoại trú[9]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thu và cs về thực trạng sử dụng thuốc điều trị
bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I được thực hiện trên 300 bệnh
Trang 32nhân, trong đó 200 bệnh nhân điều trị nội trú và 100 bệnh nhân điều trị ngoại trú Kếtquả cho thấy chỉ có 27,0% đơn thuốc đạt tiêu chuẩn kê đơn hợp lý, với số lượng thuốctrung bình trên mỗi đơn là 2,56 loại Các thuốc thường được kê đơn gồm escitalopram,sertralin, mirtazapin [46].
1.3 THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ được thành lập từ năm 1976 với tên gọiban đầu là Trạm Tâm thần kinh, thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cần Thơ
Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ là cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa,được tổ chức theo mô hình bệnh viện chuyên khoa hạng III, là cơ quan thường trựccủa Hội đồng pháp y tâm thần của Sở Y tế Cần Thơ, có chức năng, nhiệm vụ khámchữa bệnh tâm thần cho nhân dân và cán bộ, khám sức khỏe tâm thần cho người làm dichúc, kết hôn với người nước ngoài của thành phố Cần Thơ và một số tỉnh đồng bằngsông Cửu Long
Vào năm 2017 Sở Y tế đã đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ chophép lập Đề án xây dựng Bệnh viện Tâm thần quy mô 100 giường và được lãnh đạo
Uỷ ban nhân dân thành phố chấp thuận cho ngành Y tế tiến hành các thủ tục để xâydựng bệnh viện mới Hiện nay Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ tọa lạc tại khuvực Bình Hòa A, Phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Đây là địachỉ khám chữa bệnh lý tâm thần kinh uy tín trên địa bàn thành phố được rất đông bệnhnhân tin tưởng và lựa chọn
Bệnh viện tập trung vào việc điều trị các vấn đề tâm thần, từ trầm cảm, lo âu,động kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiền đình, nhức đầu, quên, đến các rối loạn tâmthần cấp và mãn tính Bên cạnh đó, nơi này cũng chuyên về việc chăm sóc những bệnhnhân mắc rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, ma túy và các chất gây nghiện, nhữngngười mắc bệnh sa sút trí tuệ, suy nhược thần kinh, cũng như các trường hợp rối loạntâm thần liên quan đến trẻ em như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, và chậm phát triển tâmthần
Ngoài ra, Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ cũng cung cấp các dịch vụkhám liên quan đến việc kết hôn, lập di chúc, và các thủ tục hành chánh khác
Về năng lực khám và điều trị bệnh trầm cảm, Bệnh viện Tâm thần thành phố CầnThơ có những điểm mạnh sau:
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực tâm thần học,trong đó có nhiều bác sĩ chuyên khoa về điều trị rối loạn trầm cảm
Áp dụng phác đồ và quy trình điều trị bệnh trầm cảm tiên tiến, kết hợp thuốc vàtrị liệu tâm lý hiệu quả
Trang 33Có khoa Khám bệnh và khoa Cấp cứu trang bị đầy đủ để tiếp nhận, sàng lọc và
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc ngoại trú được thu thập từ phần mềmquản lý bệnh viện, tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ năm 2023
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian lấy mẫu nghiên cứu: 01/01/2023 đến 01/10/2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ năm 2023.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đơn thuốc của bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
- Đơn thuốc của bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm theo ICD-10(mã bệnh F32)
- Đơn thuốc đầy đủ theo thông tin cần thu thập
- Đơn thuốc có từ 2 thuốc trở lên
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Đơn thuốc không đầy đủ thông tin.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi cứu, cắt ngang mô tả-không can thiệp
2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu lựa chọn bệnh nhân trầm cảm thỏa tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loạitrừ trong thời gian khảo sát
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ:
α: Mức ý nghĩa (alpha), là mức tự tin mà tác giả muốn áp dụng trong ước lượng.Thông thường, khi đo tin cậy 95,0%, α = 0,05
(2-1)
Trang 35p: Trị số tham khảo về tỉ lệ Để đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng Trongnghiên cứu này tác giả dựa theo theo nghiên cứu của Yang Chen, Lijun Ding năm
2023, ghi nhận tỷ lệ tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú là 31,0% (p=0,31) [4] 1-p: Tỷ lệ thất bại trong tổng thể
d: Sai số cho phép hay còn gọi là sai số mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệthật của quần thể Trong nghiên cứu này, chọn mức sai số d = 0,05
Thế số vào công thức kết quả tính được ≈ 329 mẫu Cỡ mẫu thực tế 329 mẫu
Mô tả cụ thể quá trình thu thập: Từ phần mềm quản lý bệnh viện, lọc lấy danh
sách các đơn thuốc có ngày nhập viện trong khoảng từ 01/01/2023 đến 01/10/2023,được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm Áp dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
để chọn những bệnh nhân tới phòng khám Quá trình thu thập dữ liệu kéo dài trongvòng 10 tháng Trong mỗi tháng, tác giả lựa chọn khoảng 33 mẫu, tức 329/10 Mỗingày, bệnh viện tiếp đón khoảng 60 (N) bệnh nhân, áp dụng công thức lấy mẫu ngẫunhiên hệ thống: k = N/n (k là khoảng cách chọn mẫu; N = 60; n = 33), điều này cho kếtquả k≈2 Do đó, khoảng cách mẫu được lựa chọn là 2 Loại trừ những đơn thuốc dựatrên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Sau đó, tiến hành thu thập số liệu từcác đơn thuốc đã chọn vào phiếu thu thập số liệu
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Phần mềm quản lý bệnh việnQuần thể nghiên cứu
Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn và mục tiêu nghiên cứu
Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Xử lý số liệu, tổng hợp kết quả,
và viết hoàn thành luận văn
nghiên cứuNhập và xử lý số liệu
Trang 362.3 CÁC NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Giới tính: Được chia làm 2 nhóm Phân loại theo biến rời rạc, thu thập hồi cứuthông tin từ đơn thuốc
+ Nam
+ Nữ
Tuổi: Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm điều tra.Được chia làm 4 nhóm Phân loại theo biến liên tục Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa về mặtlâm sàng, tâm lý và nguy cơ mắc bệnh, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc
+ 18-29 tuổi: Nhóm thanh niên, sinh viên Đây thường là độ tuổi dễ bị trầm cảm
do áp lực học tập, công việc, mối quan hệ
+ 30-39 tuổi: Nhóm trung niên sớm Giai đoạn này thường chịu áp lực công việc
và gia đình, chăm sóc con cái
+ 40-59 tuổi: Nhóm trung niên Đây là độ tuổi dễ mắc các bệnh lý về thể chất,cũng như các triệu chứng trầm cảm do sự thay đổi về nội tiết tố
+ ≥60 tuổi: Nhóm người cao tuổi Tuổi cao thường đi kèm với sự suy giảm về thểchất và tinh thần, làm tăng nguy cơ trầm cảm
Phân nhóm tuổi dưới 60 và nhóm người cao tuổi (≥60 tuổi) Ghi nhận phân nhómtuổi ở biến này được chia làm 2 nhóm Phân loại theo biến rời rạc, thu thập hồi cứuthông tin từ đơn thuốc Tuổi 60 là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển tiếp từ tuổitrung niên sang người cao tuổi, nhiều thay đổi về sinh lý xảy ra Người cao tuổi (từ 60tuổi trở lên) có nguy cơ mắc bệnh, dùng thuốc và tương tác thuốc cao hơn so với ngườitrẻ tuổi hơn
Trang 37+ Bác sĩ đa khoa: Nhóm bác sĩ có kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực y học,thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện.
+ Bác sĩ chuyên khoa 1: Nhóm bác sĩ đã qua đào tạo chuyên sâu trong một lĩnhvực cụ thể Họ có kiến thức sâu rộng hơn trong lĩnh vực của mình
+ Bác sĩ chuyên khoa 2: Nhóm bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thứcchuyên môn cao trong lĩnh vực của mình, thường tham gia đào tạo và nghiêncứu
Phân nhóm trình độ kê đơn của bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa: Dựa trêntrình độ chuyên môn và lĩnh vực đào tạo của bác sĩ Được chia làm 2 nhóm Phân loạitheo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc Phân nhóm này giúp nhậndiện sự khác biệt giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa trong việc kê đơn và tươngtác thuốc
+ Bác sĩ đa khoa: Nhóm bác sĩ có kiến thức tổng quát, thường giải quyết các vấn
đề sức khỏe cơ bản và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân
+ Bác sĩ chuyên khoa: Nhóm bác sĩ chuyên sâu trong một lĩnh vực hoặc bệnh lý
cụ thể, có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực của mình
Giai đoạn trầm cảm (F32): Dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trầmcảm Được chia làm 4 nhóm Phân loại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin
từ đơn thuốc Mỗi giai đoạn trầm cảm đều có đặc điểm lâm sàng riêng và có thể yêucầu phương pháp điều trị khác nhau
+ Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0): Triệu chứng trầm cảm nhẹ nhưng vẫn ảnhhưởng đến cuộc sống hàng ngày Cần sự quan tâm và theo dõi
+ Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1): Triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng đáng kểđến hoạt động hàng ngày, có thể cần sự can thiệp điều trị
+ Giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F32.2): Triệuchứng trầm cảm nặng, ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống và cần sự can thiệpđiều trị nhanh chóng
+ Giai đoạn trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần (F32.3): Triệu chứngtrầm cảm kèm theo triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng Đây là tìnhtrạng nghiêm trọng và cần sự can thiệp ngay lập tức
Trang 38Số lượng bệnh đồng mắc: Dựa trên số lượng các bệnh khác mà bệnh nhân mắcphải cùng với trầm cảm Được chia làm 5 nhóm Phân loại theo biến liên tục, thu thậphồi cứu thông tin từ đơn thuốc Số lượng bệnh đồng mắc có thể ảnh hưởng đến tìnhtrạng sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ tương tác thuốc.
+ Không có bệnh mắc kèm: Bệnh nhân chỉ mắc trầm cảm mà không có bệnh lýkhác
+ >2 bệnh: Bệnh nhân có nhiều hơn 2 bệnh lý đồng mắc cùng với trầm cảm.+ ≤2 bệnh: Bệnh nhân có tối đa 2 bệnh lý đồng mắc cùng với trầm cảm
Bệnh đồng mắc: Dựa trên các bệnh lý khác mà bệnh nhân mắc phải cùng lúc.Được chia thành 8 nhóm Phân loại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từđơn thuốc Các bệnh đồng mắc có thể tác động đến quá trình điều trị và nguy cơ tươngtác thuốc
+ Rối loạn giấc ngủ không thực tổn (F51): Bệnh nhân có triệu chứng rối loạngiấc ngủ nhưng không do tổn thương vật lý hoặc bệnh lý cụ thể gây ra
+ Mất ngủ không thực tổn (F51.0): Bệnh nhân mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ khôngsâu mà không do nguyên nhân vật lý hoặc bệnh lý cụ thể
+ Hội chứng đau đầu khác (G44): Bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu khôngthuộc phạm vi của các hội chứng đau đầu thông thường
+ Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (G45): Bệnh nhân có các cơn thiếu máucung cấp cho não kéo dài ngắn hạn, thường kéo dài dưới 24 giờ và không để lạitổn thương vĩnh viễn
+ Cơn thiếu máu não thoáng qua không đặc hiệu (G45.9): Bệnh nhân có triệuchứng thiếu máu cung cấp cho não không rõ nguyên nhân cụ thể
+ Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (K21): Bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạdày, nơi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng và viêm
+ Hoa mắt và chóng mặt (R42): Bệnh nhân có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt,mất thăng bằng
+ Bệnh đồng mắc khác (F00, F01, F04, F28, F32, F38, F41, F45, F95, G26, G43,G44.2, G56.8, M79.2, R56): Bệnh nhân có các bệnh lý khác không thuộc phạm
vi của 7 nhóm trên
Trang 392.3.2 Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân trầm cảm
Số lượng thuốc/đơn thuốc: Dựa trên tổng số thuốc trong một đơn thuốc Đượcchia làm 7 nhóm Phân loại theo biến liên tục, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc
Số lượng thuốc trong một đơn thuốc có thể tác động đến hiệu quả điều trị và nguy cơtương tác thuốc
+ 2 thuốc: Bệnh nhân chỉ sử dụng hai loại thuốc Có khả năng tương tác giữa haithuốc nhưng thấp hơn so với việc dùng nhiều thuốc Ít nguy cơ tương tác thuốc.+ 3 thuốc: Bệnh nhân sử dụng ba loại thuốc Nguy cơ tác dụng phụ và tương tácthuốc tăng lên do sự kết hợp giữa các thuốc
+ 4 thuốc: Bệnh nhân sử dụng bốn loại thuốc Tăng nguy cơ tác dụng phụ vàtương tác thuốc, cần quan sát chặt chẽ
+ 5 thuốc: Số lượng thuốc tăng lên, nguy cơ tương tác giữa các thuốc cũng tăngcao Cần đánh giá kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro khi kê đơn
+ 6 thuốc: Với sáu loại thuốc, nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc rất cao.Đòi hỏi sự cẩn trọng khi kê đơn và giám sát bệnh nhân
+ 7 thuốc: Sử dụng bảy loại thuốc có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi tácdụng phụ và tương tác thuốc Cần xem xét lại lợi ích và rủi ro
+ 8 thuốc: Bệnh nhân sử dụng tám loại thuốc đồng thời Nguy cơ tương tác thuốc
và tác dụng phụ cực kỳ cao Cần có lý do chính đáng và cẩn trọng khi kê đơn.Phân nhóm số lượng thuốc điều trị: Dựa trên tổng số thuốc được kê đơn Đượcchia làm 2 nhóm Phân loại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơnthuốc Số thuốc được sử dụng có thể tác động đến hiệu quả điều trị và nguy cơ tácdụng phụ
+ >5 thuốc: Bệnh nhân sử dụng nhiều hơn 5 loại thuốc đồng thời Việc này đặt ramột nguy cơ cao về tác dụng phụ và tương tác thuốc Điều này có thể tác độngđến hiệu quả điều trị, làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe khôngmong muốn Cần sự quan sát chặt chẽ và cân nhắc kỹ lưỡng khi kê đơn
+ ≤5 thuốc: Bệnh nhân sử dụng nhiều nhất 5 loại thuốc Với mức độ này, nguy
cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc vẫn tồn tại nhưng thấp hơn so với việc sửdụng nhiều hơn 5 thuốc Tuy nhiên, vẫn cần quan sát và giám sát bệnh nhân đểđảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị
Các nhóm thuốc và hoạt chất điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng: Được chialàm 3 nhóm dựa trên cơ chế hoạt động và hoạt chất chính Phân loại theo biến phânloại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc Mỗi loại thuốc có một cơ chế hoạt độngđặc trưng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và nguy cơ tác dụng phụ [44]
+ Chất ức chế tái hấp thu serotonin (sertralin, fluoxetin): Nhóm thuốc này hoạtđộng bằng cách ức chế sự tái hấp thu serotonin, một neurotransmitter quantrọng trong não
+ Thuốc điều trị bệnh trầm cảm ba vòng (amitriptylin): Chúng hoạt động bằngcách ức chế sự tái hấp thu của norepinephrin và serotonin Tuy có hiệu quả,
Trang 40nhưng chúng thường có nhiều tác dụng phụ hơn và nguy cơ nguy hiểm khi quáliều.
+ Nhóm tác động hỗn hợp trên serotonin (trazodon): Là nhóm thuốc với cơ chếhoạt động phức tạp, không chỉ tác động lên serotonin mà còn có ảnh hưởng đếncác neurotransmitter khác
Các nhóm thuốc và hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng trongđiều trị: Được chia làm 3 nhóm dựa trên cơ chế hoạt động và hoạt chất chính Phânloại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc Mỗi nhóm thuốc có
cơ chế hoạt động và hồi đáp lâm sàng riêng [52]
+ Nhóm thuốc an thần kinh (sulpirid, risperidon, levomepromazin, olanzapin):Thuốc trong nhóm này chủ yếu tác động lên hệ thống dopamin, serotonin vànorepinephrin của não, giúp ổn định tâm trạng và giảm triệu chứng lo âu, mấtngủ và các triệu chứng khác của trầm cảm
+ Nhóm thuốc hướng trí tuệ (nootropic) (piracetam): Thuốc trong nhóm nàygiúp cải thiện chức năng não và tăng cường trí nhớ
+ Nhóm thuốc chống động kinh (natri valproat): Dù chủ yếu được sử dụng đểđiều trị động kinh, nhưng một số thuốc trong nhóm này cũng được sử dụng đểđiều trị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm kép
Về phác đồ điều trị: Được chia làm 2 nhóm dựa trên chiến lược điều trị Phânloại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc Phác đồ điều trị phảnánh chiến lược điều trị và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an toàn của điều trị.+ Phác đồ đơn trị liệu: Chỉ sử dụng một loại thuốc cho điều trị
+ Phác đồ đa trị liệu (2 thuốc): Sử dụng hai loại thuốc cùng một lúc để tăng hiệuquả điều trị
Tỷ lệ sử dụng 1 loại thuốc điều trị: Được chia làm 4 nhóm dựa trên hoạt chấtchính của thuốc Phân loại theo biến phân loại, thu thập hồi cứu thông tin từ đơn thuốc.Việc sử dụng một loại thuốc có thể giảm thiểu nguy cơ tương tác thuốc và tác dụngphụ, nhưng cần phải đảm bảo hiệu quả điều trị
+ Amitriptylin+fluoxetin