Nhận làm khóa luận, báo cáo thực tập, tiểu luận chuyên ngành nhà hàng khách sạn liên hệ sdt trên ảnh bìa. Giá cả phải chăng, theo sát sửa bài tới lúc nộp. Chủ đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại khách sạn mường thanh grand hà nội, luận văn đạt điểm 8.8
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA
BỘ PHẬN TIỀN SẢNH TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH GRAND HÀ NỘI
Mục lụ
Trang 2MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN TIỀN SẢNH 4
1.1 Một số khái niệm chung 4
1.2 Khái quát về bộ phận tiền sảnh trong khách sạn 8
1.2.1 Cơ cấu tổ chức 8
1.2.2 Quy trình hoạt động 8
1.3 Khái quát về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 10
1.3.1 Đặc điểm 10
1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 11
1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ 13
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh 14
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ 18
1.5.1 Yếu tố khách quan 18
1.5.2 Yếu tố chủ quản 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỘ PHẬN TIỀN SẢNH TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH GRAND HÀ NỘI 22
2.1 Tổng quan về khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội 22
2.1.1 Tập đoàn Mường Thanh 22
2.1.2 Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội 25
2.2 Thực trạng kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội 26
2.2.1 Các loại hình dịch vụ khách sạn đang cung ứng 26
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 30
Trang 32.3 Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh tại khách sạn
Mường Thanh Grand Hà Nội 33
2.3.1 Chất lượng dịch vụ kỹ thuật 33
2.3.2 Chất lượng dịch vụ chức năng 40
2.3.3 Hình ảnh doanh nghiệp 46
2.4 Phân tích SWOT về bộ phận tiền sảnh 49
2.4.1 Điểm mạnh 49
2.4.2 Điểm yếu 51
2.4.3 Cơ hội 52
2.4.4 Thách thức 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỘ PHẬN TIỀN SẢNH KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH GRAND HÀ NỘI 56 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 56
3.1.1 Phương hướng hoạt động của khách sạn 56
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh 57
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh 59
3.2.1 Chất lượng dịch vụ kỹ thuật 59
3.2.2 Chất lượng dịch vụ chức năng 62
3.2.3 Hình ảnh doanh nghiệp 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 73
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các loại phòng nghỉ tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội 27
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ kỹ thuật 37
Bảng 2.3 Chi tiết số lượng khách sử dụng dịch vụ bộ phận tiền sảnh cung ứng 38
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ chức năng 45
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ kỹ thuật 48
Trang 5DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy bộ phận tiền sảnh của khách sạn 5 sao 8
Sơ đồ 1.2 Quy trình phục vụ khách của bộ phận tiền sảnh 9
Sơ đồ 1.3 Mô hình nghiên cứu Gronroos 15
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức nhân sự khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội 30
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận tiền sảnh 31
Sơ đồ 2.3 Quy trình làm việc của bộ phận tiền sảnh 40
Sơ đồ 2.4 Quy trình xử lý khiếu nại của bộ phận tiền sảnh 43
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại Khách sạn Mường ThanhGrand Hà Nội
2 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, nhất làtrong thời kỳ hội nhập kinh tế phát triển nhanh chóng, ngành du lịch đóng vai trò khôngnhỏ trong sự phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú
ý nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo được điểm nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh làmtiền đề phát triển lâu dài và vững mạnh Một trong những điểm nổi bật cần chú trọng đó
là nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn đặc biệt là dịch vụ bộ phận tiền sảnh Chuỗikhách sạn Mường Thanh được chứng nhận là “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất ĐôngDương” với hệ thống trên 60 khách sạn phủ hơn 40 tỉnh thành từ Bắc vào Nam và nướcbạn Lào Khác với Mường Thanh Luxury hay Mường Thanh Holiday, Mường ThanhGrand là nhóm khách sạn tọa lạc tại những vị trí đắc địa của các đô thị lớn, với phongcách phục vụ nhanh chóng, dịch vụ tiện lợi, phục vụ các khách hàng đi du lịch hoặccông tác Tuy nhiên, để chiếm được ưu thế trên thị trường khách sạn cùng hạng thì việcnâng cấp chất lượng dịch vụ là điều vô cùng cần thiết và cần được đặt lên hàng đầu
Bộ phận tiền sảnh được ví như bộ mặt của khách sạn, là bộ phận đầu tiên cũngnhư bộ phận tiếp xúc giao tiếp với khách hàng nhiều nhất, là bộ phận tạo ấn tượng banđầu về chất lượng phục vụ của khách sạn Đối với khách hàng thì ấn tượng ban đầu nàyảnh hưởng lớn đến việc quyết định có sử dụng dịch vụ ở khách sạn
Vai trò của dịch vụ tiền sảnh là vô cùng quan trọng và thiết yếu Tuy nhiên, tạikhách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội với dịch vụ tốt nhưng đội ngũ tiền sảnh vẫnchưa hoàn toàn thực hiện đúng theo quy chuẩn của khách sạn đề ra Bên cạnh đó, sựphối hợp giữa nhân viên, bộ phận tiền sảnh với các bộ phận khác trong khách sạn cònnhiều bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng của khách hàng khi sửdụng dịch vụ tại khách sạn
Từ đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh Grand HàNội thì việc nghiên cứu tình hình thực tế của bộ phận Tiền sảnh trong khách sạn và tìm
Trang 8ra giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng lợi thế cạnh tranhcủa khách sạn trên thị trường là rất quan trọng
Do tính cấp thiết nói trên, em quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch
vụ của bộ phận tiền sảnh tại khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng dịch
vụ tiền sảnh tại khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội, góp phần thu hút khách hàng,tăng doanh thu lợi nhuận cho khách sạn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống lại cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh tạikhách sạn
Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh khách sạnMường Thanh Grand Hà Nội từ đó chỉ ra ưu điểm, nhược điểm đồng thời xác địnhnguyên nhân của thực trạng chất lượng dịch vụ tại khách sạn
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộphận tiền sảnh tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng dịch vụ tiền sảnh tại khách sạn MườngThanh Grand Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan tới nâng cao chất lượng dịch vụ tiền sảnh khách sạn Thực trạng chấtlượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
Phạm vi không gian: Khảo sát, đánh giá chất lượng tiền sảnh tại khách sạnMường Thanh Grand Hà Nội
Phạm vi thời gian: Việc khảo sát, đánh giá được tiến hành trong năm 2022-2023
và dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2020 – 2022
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 9Trong khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu thập và xử lý thông tin: đây là phương pháp được sử dụng trong suốt khóaluận Thu thập các tài liệu liên quan đến khách sạn Sau đó tiến hành tổng hợp, phân loạitheo mục đích của từng vấn đề
Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá: sau khi tổng hợp các thông tin, tiếnhành phân tích chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh từ đó rút ra những nhận xét,đánh giá về chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại khách sạn Mường ThanhGrand Hà Nội
Phương pháp điều tra xã hội học: để có những đánh giá khách quan về chấtlượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh, tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi khảo sát với 21câu hỏi cho nội dung về: (1) Chất lượng dịch vụ kỹ thuật; (2) Chất lượng dịch vụ chứcnăng; (3) Hình ảnh doanh nghiệp Sau đó, tiến hành thu thập ý kiến của 200 khách hàng
đã từng sử dụng dịch vụ tại khách sạn bằng 2 phương thức qua google form (gián tiếp)
và điền khảo sát bằng giấy tại quầy khách sạn (trực tiếp) Tổng số phiếu khảo sát thu về
là 170 phiếu trả lời, trong đó có 20 phiếu không hợp lệ và sử dụng được kết quả của 150phiếu khảo sát cho các báo cáo kết quả của nghiên cứu này Đảm bảo độ tin cậy theocông thức mẫu của Hair và cộng sự (1998) khi số lượng mẫu sử dụng được lớn hơn cỡmẫu tối thiếu cho phpes với bảng hỏi có 21 mệnh đề hỏi (150>21*5)
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Tổng hợp kiến thức lý luận về chất lượng dịch vụ trong khách sạn;
Phân tích chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại khách sạn Mường ThanhGrand Hà Nội
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ tiền sảnh tạikhách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội và cải thiện những mặt hạn chế còn tồntại
7 Kết cấu nội dung của khóa luận
Kết cầu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnhtại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận tiền sảnh tại Khách sạnMường Thanh Grand Hà Nội
Trang 10Chương 3: Một số giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận tiềnsảnh tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN TIỀN SẢNH
1.1 Một số khái niệm chung
Trải qua nhiều thời kỳ cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội khái niệm
về khách sạn liên tục được cập nhật và hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau Từ các
định nghĩa đơn giản “Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách cùng với các
buồng ngủ còn có nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau” của nhà nghiên cứu về du
lịch và khách sạn Morcel Gotie Khái niệm khách sạn đã được mở rộng và định nghĩa
lại theo nhu cầu của khách hàng, như trong Hệ thống các văn bản hiện hành của quản lý
du lịch (2001) của Tổng cục du lịch Việt Nam thì khách sạn được hiểu ngắn gọn là cơ
sở kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước đáp ứng nhu cầu về các mặt
ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong phạm vi khách sạn
Theo Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du
lịch ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy
mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch
vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
Chi tiết hơn, Nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to
Hospitality” đã định nghĩa rằng: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để
thuê buồng ngủ qua đêm ở đó Mỗi buồng ngủ trong đó phải có ít nhất hai phòng nhỏ
(phòng ngủ và phòng tắm) Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô
tuyến Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như dịch vụ vận
chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và
một số dịch vụ giải trí Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu
thương mại, khu du lịch nghĩ dưỡng hoặc các sân bay.” đa dạng loại hình dịch vụ, mở
rộng phạm vi hoạt động kinh doanh
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu ngắn gọn: “Khách sạn là cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các
dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua đêm và thường được xây dựng tại các
điểm du lịch”
Trang 121.1.2 Khái niệm bộ phận tiền sảnh
Theo tiêu chuẩn VTOS nghề, bộ phận tiền sảnh là bộ mặt của khách sạn và cung
cấp các dịch vụ cho khách bao gồm chào khách, đón khách, làm thủ tục cho khách nhận
buồng (check-in) và chăm sóc đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại
khách sạn Bộ phận tiền sảnh cung cấp nhiều dịch vụ như đặt buồng, dịch vụ đón tiếp
khách, trao đổi thông tin, giao dịch tài chính, hướng dẫn hỗ trợ khách, dịch vụ hành lý
và đầu mối liên lạc giữa khách với các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phần buồng, nhà
hàng và an ninh Mặc dùng cơ cấu tổ chức đa dạng tùy theo khách sạn đó là một doanh
nghiệp nhỏ hay một khu nghỉ dưỡng lớn, song một số vị trí nhất định có thể tồn tại trong
tất cả các tổ chức
Giáo trình về quản trị bộ phận tiền sảnh của Đại học Uttarakhand Open định
nghĩa là bộ phận tiền sảnh là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi vừa đặt chân
vào khách sạn Bộ phận thường được ví như “trái tim” của khách sạn, đóng góp hơn
một nửa tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn Đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong khách sạn, góp phần tối đa hóa doanh thu cho khách sạn, xây dựng mối
quan hệ với khách hàng, trung tâm của các hoạt động truyền thông và là công cụ
marketing hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của khách sạn Nhân viên
bộ phận chịu trách nhiệm làm thủ tục nhận phòng và trả phòng cho khách, thực hiện và
xử lý các yêu cầu đặt phòng, duy trì tài khoản của khách, trả lời điện thoại và tin nhắn
của khách, giúp đỡ khách và điều phối các dịch vụ khác nhau cho khách
Bộ phận tiền sảnh được gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là front office, viết tắt
là F.O, là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi vừa đặt chân vào khách sạn
Khối tiền sảnh thường được ví như “trái tim” của khách sạn, đóng góp hơn một nửa tỷ
trọng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn
Tiền sảnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khách sạn, góp phần tối đa hóa
doanh thu cho khách sạn, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trung tâm của các hoạt
động truyền thông và là công cụ marketing hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh
thương hiệu của khách sạn
Nói cách khác đây là bộ phận đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp Có
nhiều vị trí khác nhau thuộc bộ phận tiền sảnh, bao gồm: Lễ tân, nhân viên đặt phòng,
nhân viên thu ngân, tổng đài viên, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên đứng cửa,
nhân viên hành lý
Trang 131.1.3 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Không giống như chất lượng của sản phẩm hữu hình, chất lượng dịch vụ là một
phạm trù khá trừu tượng, sự trừu tượng bắt nguồn từ các đặc trưng khác biệt của dịch
vụ, đó là: tính vô hình, tính không thể phân chia, tính có khả năng biến đổi và tính dễ
phân hủy Hiện có khá nhiều cách tiếp cận, định nghĩa chất lượng dịch vụ
Theo TCVN ISO 9000:2015 chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của
một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc
tiềm ẩn”
Theo Feigenbaum (1945): “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên
kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu
cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được hoặc không được nêu ra, được ý
thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn
và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.
Theo Parasuraman: “Chất lượng dịch vụ được xem như khoảng cách giữa mong
đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, chất lượng dịch vụ
cung cấp cho khách du lịch là yếu tố chính chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
hàng mà các nhà cung cấp dịch vụ cần quan tâm” Trong phạm vi nghiên cứu này, chất
lượng dịch vụ khách hàng được hiểu là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng
về những tiện ích mà dịch vụ sẽ mang lại cho họ và nhận thức, cảm nhận của họ về kết
quả họ có được sau khi đã sử dụng qua dịch vụ đó
Dưới quan điểm của dịch vụ khách hàng Việt Nam, chất lượng dịch vụ khách
hàng có thể được định nghĩa như sau: “Dịch vụ khách hàng là một tập hợp các nghiệp
vụ có liên quan đến khách hàng cần thực hiện nhằm làm thỏa mãn nhu cầu và khai thác
tối đa giá trị khách hàng trong suốt chu kỳ của khách hàng”
Theo cách này, chất lượng dịch vụ khách sạn cũng có thể hiểu là mức cung cấp
dịch vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn nhằm thỏa mãn ở mức độ
cao nhu cầu của thị trường khách mục tiêu của mình Đồng thời, mức cung cấp dịch vụ
đã được xác định đòi hỏi phải được duy trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh
Tóm lại, chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của
khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán) và mức độ chất
lượng khách hàng đã nhận được Hay có thể nói một cách khác: Chất lượng dịch vụ
luôn được so sánh với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêu dùng
Trang 14dịch vụ Vậy chất lượng dịch vụ khách sạn, theo cách tiếp cận từ góc độ người tiêu
dùng, chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng hay còn được hiểu là sự hài lòng của
khách sạn
Sự hài lòng của khách hàng là một thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong
kinh doanh Đó là một chủ đề được quan tâm nhiều bởi những nhà nghiên cứu kinh tế
và cả những nhà quản lý trong kinh doanh Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài
lòng của khách hàng cũng như có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm
nhận thực tế nhận được
Theo Parasuraman thì: “Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự
khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi Nghĩa là kinh nghiệm đã
biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được cung cấp.”
Theo Richard L.Oliver: “Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà
khách hàng cảm nhận về một công ty(tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn
hoặc là thỏa mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ”.
Tới năm 1980, ông cho rằng có hai quá trình nhỏ tác động đến sự hài lòng của khách
hàng đó là: Kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải
nghiệm
Sự hài lòng được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả nhận được từ dịch vụ
và mong đợi của khách hàng được xem xét dự trên ba mức độ nếu kết quả nhận được ít
hơn mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng; nếu kết quả nhận được giống
như mong đợi thì khách hàng sẽ hài lòng và nếu kết quả nhận được nhiều hơn mong đợi
thì khách hàng sẽ rất hài lòng và thích thú với dịch vụ đó Dù có nhiều khái niệm khác
nhau nhưng định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng luôn gắn liền với những yếu tố
tình cảm/thái độ đối với nhà cung cấp dịch vụ, mong đợi của khách hàng về khả năng
đáp ứng nhu cầu từ phía nhà cung cấp dịch vụ, kết quả thực hiện dịch vụ/các giá trị do
dịch vụ mang lại và ý định sẵn sàng tiếp tục sử dụng
Trang 151.2 Khái quát về bộ phận tiền sảnh trong khách sạn
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy bộ phận tiền sảnh của khách sạn 5 sao
(Nguồn: chương trình chuyển giao lý thuật ngành “Hotel management”, 2005)
Bộ phận tiền sảnh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của khách sạn, làngười trực tiếp tiếp xúc với khách hàng Bộ phận tổ chức hoạt động đặt phòng, đón tiếp
khách, là đầu mối liên lạc phục vụ khách trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn
cũng như làm thủ tục và tổ chức các hoạt động tiễn khách Tùy vào tính chất và quy mô
hoạt động mỗi khách sạn sẽ có cơ cấu tổ chức riêng điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với
tình hình thực tế Tuy nhiên, thông thường ở khách sạn cỡ vừa và lớn bộ phận này
thường sẽ phụ trách các mảng sau:
Việc tổ chức và quản lý các hoạt động nghiệp vụ tại khách sạn dựa vào “chutrình phục vụ khách” (guest cycle), được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi khách
hàng tiềm năng bắt đầu liên hệ với khách hàng cho tới khi làm thủ tục trả buồng và kết
toán chi phí Có thể hiểu một chu trình phục vụ khách chỉ tổng thể mối giao tiếp hữu
hình và sự trao đổi tài chính giữa khách sạn và khách ( TCDLVN, 2000) Trong từng
Giám đốc tiền sảnh (Front office manager)
(Reserva
tion)
Điều hành tour (Tour Coordinator)
Kiểm toán (Account)
Thu ngân (Cashier)
Kiểm toán đêm (Night audit)
Tổng đài (Operator) Hỗ trợ FO
Hỗ trợ (Concierge)
Hành lý (Bell boy)
Mở cửa (Door man)
Trung tâm dịch
vụ (Bussines
s center)
Vận chuyển
Lái xe (Drivers)
Hỗ trợ phi trường (Airport rep)
Trợ lý/phó giám đốc tiền sảnh (Assitant FO manager)
Thư ký tiền sảnh (Front office secretary)
Trang 16giai đoạn nhân viên tại bộ phận lễ tân sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiệp vụ khácnhau, cụ thể:
Sơ đồ 1.2 Quy trình phục vụ khách của bộ phận tiền sảnh
(Nguồn: Front Office Management, Uttarakhand Open University)
Chu trình khách tại bộ phận lễ tân gắn liền với thời gian mà khách hàng tiến hànhcác ứng xử với khách sạn kể từ khi khách có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đến khi kếtthúc tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Chu trình này thường lặp đi lặp lại đối với cáclượt khách khác nhau của khách sạn và không hẳn khách nào cũng trải qua đầy đủ cácgiai đoạn của chu trình này Chu trình phục vụ khách được chia thành bốn giai đoạn cơbản theo thứ tự như sau:
1 Giai đoạn trước khi khách đến khách sạn (Pre-arrival/reservation)
2 Giai đoạn khách đến khách sạn (Arrival/Check-in)
3 Giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn (During stay/Occupancy)
4 Giai đoạn khách rời khách sạn (Departure/Check-out)
Nhận đặt buồngGiai đoạn trước khi
khách đến khách sạn
Thực hiện thủ tục đăng
ký chờ khách nhậnbuòng
Giai đoạn khi khách
chi phí của khách
Theo dõi, tổng hợp chiphí của khách
Phục vụ khách trongthời gian lưu trú
Giai đoạn khách lưu
trú tại khách sạn
Kiểm toán đêm
Tổng hợp và thanhtoán cho khách
Thực hiện thủ tụcthanh toán cho kháchGiai đoạn khách rời
khách sạn
Trang 171.3 Khái quát về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng dịch vụ du lịch xuất phát từ chất lượng của những sản phẩm du lịch
hữu hình và sản phẩm du lịch vô hình Đó chính là kết quả của sự so sánh giữa mong
đợi của khách du lịch về dịch vụ du lịch và cảm nhận của họ sau khi sử dụng dịch vụ du
lịch đó
1.3.1.1 Chất lượng dịch vụ khó đo lường, đánh giá
Đặc điểm này do tính chất không đồng nhất của dịch vụ du lịch tạo ra Việc đặt ra các
tiêu chuẩn đầu ra cho chất lượng dịch vụ là rất khó khăn, do đó nó cần phải gắn với
những tiêu chuẩn của những yếu tố hữu hình trong kinh doanh du lịch
1.3.1.2 Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng
Như trên đã phân tích chất lượng dịch vụ là sự so sánh của khách hàng về những
kỳ vọng của họ đối với dịch vụ trước khi tiêu dùng và cảm nhận của họ sau khi tiêu
dùng dịch vụ Một dịch vụ có chất lượng tốt khi khách hàng không thấy có sự khác biệt
giữa kỳ vọng và sự cảm nhận
1.3.1.3 Chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc vào chất lượng của điều kiện vật chất
thực hiện dịch vụ
Để khắc phục tính vô hình của dịch vụ du lịch, tạo cảm nhận tốt cho khách hàng
đối với dịch vụ du lịch của mình, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải chú trọng
đến điều kiện vật chất thực hiện dịch vụ, đó là
Các yếu tố hữu hình ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ: kiến trúc khuôn viên khu
du lịch, các vật dụng bài trí trong khách sạn, trang thiết bị dụng cụ phục vụ trong nhà
hàng, quần áo trang phục của nhân viên phục vụ… cần phải tương xứng với giá cả của
dịch vụ đơn vị mình cung cấp và phù hợp với thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu
Những đơn vị kinh doanh du lịch sử dụng phương tiện vật chất kỹ thuật tốt, có thương
hiệu, đắt giá thường gắn liền với cảm nhận về một dịch vụ cao cấp
1.3.1.4 Chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ du lịch
Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, nhân tố con người đặc biệt quan trọng Chất
lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các nhân viên phục vụ
trực tiếp Khách hàng thường đánh giá nhân viên phục vụ qua những khía cạnh sau: thái
độ phục vụ thể hiện qua sự nhanh nhẹn, chu đáo, nhiệt tình với khách…; kỹ năng phục
Trang 18vụ và kỹ năng giao tiếp thể hiện trong quá trình thực hiện công việc; kỹ năng xử lý tình
huống và rất quan tâm đến trang phục và cách phục trang của nhân viên phục vụ
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
tay nghề và kỹ năng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của khách hàng
1.3.1.5 Chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp du lịch
Quá trình cung cấp dịch vụ du lịch thường nhiều công đoạn Tuy nhiên, đối với
khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm du lịch, cái mà họ lưu giữ được chủ yếu ở dạng
vô hình, đó là các trải nghiệm, là cảm giác hài lòng hay không hài lòng Do đó, chất
lượng và cách thức cung cấp từng công đoạn dịch vụ là rất quan trọng, và vai trò của
các công đoạn đối với việc tạo ra cảm nhận của khách hàng đều quan trọng như nhau
Giả sử một nhóm khách tới ăn trưa tại một nhà hàng, các món ăn được nấu rất ngon, giá
của thực đơn hợp lý, nhưng do quá đông khách nên nhân viên phục vụ không bưng món
ăn ra kịp thời thậm chí khi thanh toán phải để khách phải chờ đợi lâu; nên vài người
khách tỏ vẻ rất khó chịu khi ra về Đây là một tình huống rất phổ biến và đã chứng minh
rằng trong du lịch, để được đánh giá chất lượng phục vụ tốt thì tất cả các khâu trong quá
trình cung cấp dịch vụ đều phải được thực hiện tốt
Để có thể giúp mọi người nắm bắt, hình dung và xác định được chất lượng dịch
vụ một cách dễ dàng nhất, để có thể giúp “lượng hóa” mức chất lượng của dịch vụ, các
học giả đã sử dụng một cách tiếp cận mới để thể hiện chất lượng của dịch vụ và đã sử
dụng các biến số có tính gián tiếp để xác định mức chất lượng của dịch vụ Đối với chất
lượng dịch vụ, các học giả đã tiếp cận chất lượng dịch vụ trên quan điểm của khách
hàng Ở đây:
Chất lượng = Sự hài lòng (Quality = Satisfaction) = Cảm nhận - Kỳ vọng
Sự hài lòng = Cảm nhận - Kỳ vọng (Satisfaction = Perception - Expectation)
Như vậy, mức độ thỏa mãn khách hàng chính là mức chất lượng của dịch vụ
được cung ứng Theo cách tiếp cận này, chất lượng chính là do khách hàng cảm nhận và
khách hàng đánh giá, sự hài lòng đó của khách hàng chính là hiệu số giữa cảm nhận khi
tiêu dùng dịch vụ đó của khách hàng và mong đợi của họ trước khi tiêu dùng dịch vụ
đó
Ở đây có ba tình huống có thể xảy ra
Trang 19Hiệu số này càng lớn chất lượng dịch vụ được cho là càng tuyệt hảo Hiệu sốnày càng bé chất lượng dịch vụ cung ứng được cho là càng tồi Chính vì vậy, làm thếnào để cho hiệu số cảm nhận – kỳ vọng đạt được mức độ cao nhất là những điều mà cácnhà cung ứng dịch vụ cũng như công tác quản trị chất lượng dịch vụ phải quan tâm.
Để trả lời câu hỏi làm thế nào để hiệu số cảm nhận - kỳ vọng ngày càng cao, cácnhà quản trị trước hết cần phải hiểu được các nhân tố quyết định kỳ vọng của kháchhàng và làm thế nào để giữ được kỳ vọng khách hàng ở một mức độ hợp lý Chúng takhông thể để mức độ kỳ vọng của khách hàng ở một mức quá thấp được Nếu để kỳvọng khách hàng ở một mức độ quá thấp, khách hàng sẽ không có sự “háo hức” tiêudùng dịch vụ mà mình cung ứng Ngược lại, nếu để kỳ vọng của khách hàng ở một mức
độ quá cao thì hiệu số cảm nhận - kỳ vọng lại bị giảm xuống, điều đó sẽ dẫn đến mức độthỏa mãn khách hàng của dịch vụ cung ứng thấp và đương nhiên là chất lượng dịch vụcung ứng sẽ được cho là không tốt
Sự kỳ vọng của khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch
vụ đó phụ thuộc vào sự so sánh, bao gồm:
Sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhận thứccủa doanh nghiệp về sự kỳ vọng này
Sự khác biệt xuất hiện khi doanh nghiệp dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyểnđổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính củachất lượng dịch vụ
Sự khác biệt xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ chokhách hàng theo những tiêu chí đã được xác định Trong các ngành dịch vụ, sựtiếp xúc của nhân viên với khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cảm
Trang 20nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhưng nhiều khi nhân viên của doanh
nghiệp không thực hiện chính xác những quy trình, tiêu chí đã được đề ra
Sự khác biệt xuất hiện khi có khoảng chênh lệch giữa sự chuyển giao dịch vụ và
thông tin đến khách hàng Điều đó có nghĩa là việc quảng cáo và giới thiệu dịch
vụ đến khách hàng không giống những gì họ nhận được từ nhà cung cấp dịch vụ
Ngoài ra, sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng của
các yếu tố khác, đó là sự tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhu cầu cá nhân
và các kinh nghiệm của khách hàng đó
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu thì sự hài lòng của khách hàng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của tổ chức kinh doanh Đối với
những doanh nghiệp định hướng theo khách hàng, đặc biệt là đối với tổ chức kinh
doanh du lịch thì sự hài lòng của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố chính trong
sự thành công của doanh nghiệp
1.3.3.1 Ý nghĩa kinh tế
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
khách sạn Đây là ý nghĩa quan trọng nhất vì mọi doanh nghiệp hay cá nhân
trong doanh nghiệp có thể nhận thấy những cố gắng của mình trong kết quả kinh doanh
Chất lượng dịch vụ là công cụ hết sức hữu hiệu làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp Một khách sạn với chất lượng dịch vụ tốt không những giữ vững được thị
trường khách hiện tại mà còn có thể thu hút thêm khách hàng mới trong tương lai
Chất lượng dịch vụ là phương tiện quảng cáo có hiệu quả nhất cho khách sạn
Một khi sản phẩm dịch vụ đủ sức thuyết phục khách hàng thì chính người này lại trở
thành người quảng cáo nhiệt thành nhất cho khách sạn Tuy chi phí cho việc bảo trì và
đảm bảo chất lượng là một con số không nhỏ nhưng một dịch vụ hoàn hảo có ý nghĩa
rất lớn, bởi dù lời khen hay chê cũng đều được lan truyền từ người này sang người khác
rất nhanh và kết quả có thể là tích cực hoặc tiêu cực, bỏ ra một khoản chi phí để thu về
nguồn lợi lâu dài là điều đáng làm ở tất cả các doanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ luôn đi liền với giá cả, khi chất lượng dịch vụ đạt đến mức độ
hoàn hảo, vượt xa so với đối thủ cạnh tranh thì dù có nâng giá đôi chút, khách hàng vẫn
có thể chấp nhận được, đồng thời uy tín và danh tiếng của khách sạn sẽ ở một vị trí cao
hơn trên thị trường
Trang 21Bên cạnh đó chất lượng dịch vụ còn là công cụ giúp cho khách sạn nâng cao chấtlượng yếu tố đầu vào, đặc biệt là vấn đề tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ lao động.
1.3.3.2 Ý nghĩa xã hội
Nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm giảm sự chênh lệch về nghề nghiệp, trình độ,dân tộc, địa vị xã hội,… Vì bất kỳ ai dù họ có xuất phát như thế nào, một khi đã làkhách của khách sạn cùng sử dụng một loại dịch vụ thì sẽ được đối xử bình đẳng nhưnhau
Không những thế, nâng cao chất lượng dịch vụ còn làm tăng điều kiện nghỉ ngơicho nhân dân, nâng cao mức sống, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, giáo dục lòng tựhào dân tộc, tạo mối quan hệ thân thiết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Đồngthời nó còn tăng cường thu hút thêm du khách đến tham quan, phá đi khoảng cách giàunghèo, màu da, tạo nên bầu không khí dân tộc bình đẳng, góp phần củng cố nền hoàbình thế giới
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh
Gronroos đã định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ như là kết quả của sự so sánh giữadịch vụ nhận được và dịch vụ được kỳ vọng” Sau này, Gronroos phát biểu một cáchngắn gọn: “Chất lượng chính là sự cảm nhận của khách hàng về những gì họ nhậnđược” Chính vì vậy, khi xây dựng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ (1984), ban đầuGronroos đã xem xét hai tiêu chí: Chất lượng kỹ thuật và Chất lượng chức năng Trong
đó giải thích rõ: Chất lượng kỹ thuật sẽ cung cấp cho khách hàng “cái gì?” Đây chính làkết quả của quá trình vận hành dịch vụ, có nghĩa là những gì khách hàng nhận được.Chất lượng chức năng sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng “như thế nào?” Đây là quátrình tương tác giữa khách hàng và người cung ứng dịch vụ, nghĩa là làm thế nào đểchuyển dịch vụ tới người sử dụng
Hơn nữa, Gronroos còn cho rằng kỳ vọng của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởicác yếu tố như: các hoạt động marketing truyền thống (quảng cáo, quan hệ công chúng,chính sách giá cả) và yếu tố ảnh hưởng bên ngoài (phong tục, tập quán, ý thức, truyềnmiệng), trong đó yếu tố truyền miệng có tác động đáng kể đến khách hàng tiềm nănghơn so với hoạt động tiếp thị truyền thống và cũng nhấn mạnh rằng việc nghiên cứuchất lượng dịch vụ phải dựa trên quan điểm của người tiêu dùng
Trang 22Năm 1990, Gronroos đã tiến hành nghiên cứu điều chỉnh thang đo và đưa ra sáu
nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ gồm: tính chuyên nghiệp, phong cách phục vụ ân
cần, tính thuận tiện, sự tin cậy, sự tín nhiệm và khả năng giải quyết khiếu nại
Năm 2000, Gronroos đã giới thiệu mô hình chất lượng dịch vụ cảm nhận
(Perceived Service Quality Model - PSQM) Theo mô hình này, chất lượng dịch vụ cảm
nhận không chỉ tuỳ thuộc vào những gì khách hàng nhận được mà còn phụ thuộc vào
những kỳ vọng (phát sinh từ những ảnh hưởng của thông tin trên thị trường, hình ảnh
công ty, hiểu biết về khách hàng…) Đồng thời, yếu tố “hình ảnh” cũng được đề xuất để
đánh giá chất lượng dịch vụ cảm nhận bên cạnh hai yếu tố đã có từ trước là: chất lượng
kỹ thuật và chất lượng chức năng Gronroos cho rằng, “hình ảnh” chính là cách nhìn
nhận của người sử dụng dịch vụ đối với nhà cung ứng dịch vụ Đây là sự chắt lọc những
tác động và ảnh hưởng đến sự cảm nhận về hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ hình
thành trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua những thông tin truyền thông, và
kinh nghiệm của khách hàng
Sơ đồ 1.3.Mô hình nghiên cứu Gronroos
(Nguồn: Gronroos, 1984)
Như vậy, theo mô hình cảm nhận chất lượng dịch vụ đã được cải tiến của
Gronroos, có ba tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ, đó là: (1) Chất lượng kỹ thuật;
(2) Chất lượng chức năng; (3) Hình ảnh doanh nghiệp Để đánh giá chất lượng dịch vụ
của bộ phận tiền sảnh cần thông qua 3 tiêu chí nêu trên làm cơ sở
Chất lượng dịch vụ kỹ thuật cho thấy bộ phận đang cung cấp dịch vụ gì, có sử
dụng trang thiết bị hiện đại và áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến không? Có nhân
viên phục vụ chuyên nghiệp không? Nói các khác, chất lượng dịch vụ kỹ thuật là kết
quả của quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng mà ở đó doanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng kỹ thuật
Chất lượng chức năng
Hình ảnh doanh nghiệp
Trang 23cung cấp dịch vụ và khách hàng tiếp nhận dịch vụ đó Được khách hàng nhận thông qua
việc tiếp xúc với doanh nghiệp và là sự cảm nhận quan trọng đối với khách hàng Hiện
nay có 3 tiêu chí để đánh giá yếu tố này: (1) Sản phẩm dịch vụ; (2) Trang thiết bị; (3)
Hệ thống lưu trữ thông tin
Sản phẩm dịch vụ sẽ đánh giá các loại hình dịch vụ hiện doanh nghiệp đang cung
ứng ra sao, có những loại hình dịch vụ nào, mỗi loại hình đem tới trải nghiệm tiêu dùng
cho khách hàng như thế nào Đánh trên thang 5 mức độ về sự hài lòng từ rất hài lòng,
hài lòng, bình thường cho tới không hài lòng, rất không hài lòng
Trang thiết bị thường được nhìn nhận thông qua 4 yếu tố: (1) Tiện nghi trong
phòng nghỉ và tại sảnh đã thỏa mãn nhu cầu của khách khi nghỉ ngơi tại khách sạn; (2)
Cách bày trí trong phòng và sảnh theo lối kiến trúc độc đáo, hợp lý; sự đồng bộ về kiểu
dáng, màu sắc, ánh sáng, sự hài hoà trong cách bài trí, mỗi khách sạn sẽ có một gam
màu và phong cách riêng dựa trên đặc điểm văn hoá của doanh nghiệp; (3) Hệ thống
điện nước, wifi đặc biệt quan trong và trực tiếp ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách
hàng khi ở khách sạn; (4) Thiết bị PCCC và cửa thoát hiểm đầy đủ, đạt chuẩn nhằm
đảm bảo sự an toàn cho khách cũng như tài sản của khách sạn trong trường hợp xảy ra
cháy nổ
Hệ thống lưu trữ thông tin được thiết lập như nào, đã đảm bảo tính lưu thông
thông tin từ khi khách tới, trong lúc khách ở khách sạn cho tới khách rời khách sạn cùng
các lưu ý cho khách VIP có nhu cầu riêng với từng loại hình dịch vụ khác nhau Cùng
với đó là sự bảo mật thông tin của khách hàng và sự truyền đạt, cung cấp của khách sạn
tới khách hàng đầy đủ và chính xác Được đánh giá qua 3 yếu tố trực tiếp liên quan
nhiều nhất tới hoạt động của bộ phận tiền sảnh trong quy trình phục vụ khách gồm
thông tin đặt phòng, thanh toán dịch vụ và bảo mật thông tin khách hàng
Chất lượng dịch vụ chức năng thể hiện quá trình thực hiện dịch vụ của doanh
nghiệp, phản ánh việc dịch vụ được cung cấp như thế nào Nó bao gồm các cách phân
phối dịch vụ tới người tiêu dùng dịch vụ đó Trong tương quan giữa hai khía cạnh chất
lượng kể trên thì chất lượng dịch vụ chức năng đóng vai trò quan trọng hơn, và được thể
hiện thông qua 3 yếu tố: (1) Quy trình làm của bộ phận qua 4 giai đoạn trong chu kỳ
khách; (2) Xử lý nhu cầu của khách; (3) Tác phong làm việc của nhân viên
Trang 24Quy trình làm việc phản ánh rõ nét quá trình cung ứng dịch vụ của bộ phận tới
khách hàng từ trước khi khách tới khách sạn cho tới khi khách tới, sử dụng dịch và rời
đi Mỗi giai đoạn sẽ có hướng dẫn, quy định thực hiện các bước của công việc theo tiêu
chuẩn khách sạn đặt ra để đạt được mục đích hoàn thành công việc Ngoài ra quy trình
công việc có thể thay đổi và tối ưu hóa theo từng giai đoạn để phù hợp với yêu cầu và
nhu cầu riêng của các loại hình khách khác nhau
Ngoài việc thực hiện đúng quy trình làm việc nhân viên cũng cần phải xử lý nhu
cầu của khách, đưa ra được các phương án xử lý đáp ứng được nhu cầu của khách và
các khiếu nại không đáng có trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách
Khách hàng có thể thông qua tác phong làm việc của nhân viên để đánh giá chất
lượng dịch vụ của khách sạn đã đủ thỏa mãn nhu cầu, tinh thần cũng như làm cho khách
cảm thấy thoải mái không Thể hiện qua thái độ ứng xử, các ăn nói của nhân viên với
khách hàng; ngoại hình, trang phục nhân viên đang mặc, tóc tai ra sao Đặc biệt là kỹ
năng chuyên môn; đã áp dụng những kỹ năng, kiến thức được đào tạo bài bản của khách
sạn dành cho nhân viên như thế nào Thể hiện trực quan qua trình độ học vấn, kỹ năng
ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và thao tác sử dụng máy tính
Hình ảnh doanh nghiệp được hiểu là cảm nhận hay ấn tượng chung của khách
hàng về doanh nghiệp Theo đó, nếu doanh nghiệp tạo được hình ảnh tốt trong lòng
khách hàng thì họ dễ dàng bỏ qua những thiếu sót xảy ra trong quá trình sử dụng dịch
vụ Gronroos cũng chỉ ra rằng hình ảnh doanh nghiệp là tài sản vô giá của doanh nghiệp
và có tác động tích cực đến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá trị sản
phẩm và sự hài lòng của họ Là yếu tố rất quan trọng được xây dựng chủ yếu dựa trên
chất lượng kỹ thuật chất lượng chức năng của dịch vụ, ngoài ra còn một số yếu tố khác
như truyền thông, truyền miệng, chính sách giá, PR,…
Hơn thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào
doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp (Andreassen và
Lindestand, 1998) Như vậy, hình ảnh doanh nghiệp có tác động đến và chịu ảnh hưởng
bởi chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Cũng cần lưu ý rằng, những
khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có cảm nhận đúng đắn
hơn về hình ảnh doanh nghiệp so với những khách hàng khác (Johnson, Gustafsson,
Andreassen, Lervik, và Cha, 2001)
Trang 25Hình ảnh doanh nghiệp là một khái niệm rộng và khó phân biệt rạch ròi giữa các
yếu tố cấu thành Đó có thể là sự tổng hòa các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách
hàng, với xã hội; là sự gắn kết giữa thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp với sự thành
công trong kinh doanh… Có nhiều quan điểm khác nhau song có thể thống nhất rằng:
Hình ảnh doanh nghiệp là sự phản ánh chính xác nhất vị trí của doanh nghiệp trong
tương quan với các đối thủ cạnh tranh, trong đánh giá của khách hàng, trong vị thế khu
vực và trên thế giới Để đánh giá hình ảnh doanh nghiệp cần dựa trên 4 yếu tố: (1) Chữ
tín với khách hàng; (2) Chiến lược, hoạt động marketing; (3) Chiến lược phát triển bền
vững Chấm điểm các yếu tố từ việc thực hiện kém, trung bình, khá, tốt cho tới xuất sắc
làm thang điểm định tính cho các yếu tố thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp nói trên
Hình ảnh doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ
và yếu tố này được xây dựng chủ yếu trên 2 thành phần chất lượng kỹ thuật và chất
lượng chức năng Được xem như là “thiết bị lọc” giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng
và doanh nghiệp tốt đẹp và bền vững hơn Ngoài ra, khách hàng đánh giá hình ảnh
doanh nghiệp tốt hay xấu thông qua cảm nhận của họ đối với doanh nghiệp và so sánh
hình ảnh doanh nghiệp với các đối thủ khác Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít
phụ thuộc vào từng khách sạn, quy mô và mục tiêu kinh doanh mà khách sạn đang
hướng tới cũng như đang xây dựng lên từ rất lâu với các tập đoàn khách sạn lớn, lâu
đời
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ
1.5.1.1 Khách hàng
Khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất các sản phẩm dịch vụ trong
khách sạn thông qua những yêu cầu xuất phát từ nhu cầu của bản thân mình, sự hài lòng
của khách đối với chất lượng dịch vụ quyết định sự tồn tại sống còn của khách sạn Do
đó nghiên cứu nhu cầu và sự trông đợi của khách hàng tại thị trường mục tiêu là yếu tố
cần thiết, quyết định tới chất lượng sản phẩm dịch vụ
1.5.1.2 Các nhà cung ứng
Nhà cung ứng tham gia vào việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của khách hàng Đối với khách sạn, nhu cầu cung cấp thực phẩm, trang thiết bị
trong phòng rất thường xuyên và đòi hỏi rất cao về chất lượng và số lượng cũng như
thời gian giao hàng Nhà cung ứng tốt không chỉ giao hàng đúng chất lượng, đủ số
Trang 26lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý,… mà còn hỗ trợ khách hàng phát triển sản phẩm,phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các chương trình giảm chi phí Lựa chọn nhàcung ứng tốt và quản lý được nhà cung ứng, là điều kiện tiên quyết có được sản phẩm,dịch vụ chất lượng như mong muốn với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thươngtrường.
1.5.1.3 Vị trí địa lý của khách sạn
Góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ là cácdoanh nghiệp khách sạn khác Thông thường khách sạn được xây dựng ở những nơi cótài nguyên du lịch như: tại các thành phố lớn, trung tâm văn hoá chính trị hay tại cáckhu vực giàu tài nguyên thiên nhiên… Đồng thời, khách sạn phải được nằm ở gần trụcđường giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của khách
1.5.1.4 Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng cần nghiên cứu để kinh doanh nóichung, kinh doanh dịch vụ khách sạn nói riêng thành công Biết được đối thủ của doanhnghiệp kinh doanh khách sạn là ai, những gì họ đang cung cấp có thể giúp doanh nghiệpđịnh hướng để làm cho sản phẩm, dịch vụ và chiến lược marketing của doanh nghiệp trởnên nổi bật trên thị trường Việc biết được đối thủ cạnh tranh là gì còn cho phép bạn đặtgiá cả cạnh tranh, đối phó các chiến dịch marketing của đối thủ bằng những sáng kiếnriêng của mình
Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể sử dụng những sự hiểu biết về đối thủ
để tạo ra những chiến lược marketing đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và cảithiện hiệu suất kinh doanh của chính mình Doanh nghiệp cũng có thể nhận thức kịpthời bất kỳ mối đe dọa nào, kể cả những đơn vị mới gia nhập thị trường và các đối thủcạnh tranh hiện tại Số lượng khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên ngày một tăng lên vừatạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các khách sạn, đồng thời cũng là độnglực để khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện cơ sở vật chất để nâng caonăng lực cạnh tranh
1.5.1.5 Vai trò của các cơ quan hữu quan
Những năm gần đây, các cơ quan ban ngành của thành phố Hà Nội đã có nhiều
nỗ lực trong việc mở rộng không gian du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặcbiệt là việc tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch để thu hút du khách, tạo việc làm chongười dân, bước đầu đã mang lại cho du lịch những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp
Trang 27cùng các loại sản phẩm du lịch chất lượng cao, nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, kéo
dài thời gian lưu trú của du khách, mang lại thu nhập cho người dân
1.5.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cần thiết cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ Trong khách sạn đó là các
khu phục vụ khách như buồng, bàn, bar và trang thiết bị máy móc phục vụ cho công
việc, đồ trang trí tạo nên vẻ đẹp bên ngoài cho dịch vụ Sản phẩm dịch vụ không chỉ tốt
về chất lượng bên trong mà còn phải đẹp bên ngoài Có 4 tiêu chí để đánh giá chất
lượng cơ sở vật chất kỹ thuật đã được nhắc tới trong tiêu chí đánh giá chính chất lượng
dịch tại mục 4 trong khách sạn là: sự tiện nghi, tính thẩm mỹ, sự an toàn và điều kiện vệ
sinh Bốn tiêu chí này thường đi kèm với nhau, nếu một khách sạn mà có sự tiện nghi và
tính thẩm mỹ thấp thì thường dẫn đến một tình trạng là mức độ an toàn và điều kiện vệ
sinh của nó không tốt Kết cục là chất lượng dịch vụ bị đánh giá tồi
1.5.2.2 Nhân viên phục vụ
Đối với mỗi khách sạn, khách hàng là nhân vật trung tâm quan trọng nhất mà
khách sạn hướng tới Mục tiêu của họ không phải cái gì khác ngoài việc tạo ra những
sản phẩm dịch vụ phù hợp với sở thích và túi tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Tuy nhiên, ai là người sẽ mang dịch vụ đó đến cho khách hàng? Chỉ có thể là những
nhân viên phục vụ - rất ít trong số họ có trình độ cao song lại phải tiếp xúc với khách
hàng thường xuyên, đem dịch vụ tới cho khách hàng Theo sự đánh giá của các chuyên
gia tại một số khách sạn đã thành công nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách có vai trò
đặc biệt quan trọng Họ không chỉ mang lại cho khách cảm giác dễ chịu, để lại cho họ
những ấn tượng khó quên tạo ra sản phẩm dịch vụ hơn cả những gì họ thực sự mong
đợi
Do đó những nhân viên này ngoài việc phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng
giao tiếp tốt, họ cần phải được giao quyền trong một giới hạn nào đó, được tôn trọng,
đối xử bình đẳng, khuyến khích, khen thưởng tức là được tạo mọi điều kiện để hoàn
thành nhiệm vụ Nhưng ai sẽ là người tìm ra động lực khuyến khích nhân viên hoàn
thành tốt mục tiêu đề ra, ai sẽ là người đứng mũi chịu sào chèo lái đưa khách sạn đi
đúng hướng, ai sẽ là người tìm hiểu và khám phá ra những cơ hội mới cho khách sạn
cũng như giải quyết mọi tình huống sai lệch trong chất lượng dịch vụ? Đó chính là
những nhà quản lý
Trang 281.5.2.3 Vai trò của các nhà quản lý
Đối với những nhân viên giao tiếp, đằng sau mọi hoạt động của họ cần thiết cóbàn tay tác động của các nhà quản lý Nếu những tác động này đúng mức sẽ đem lại kếtquả tốt, ngược lại có thể gây tổn hại cho chính doanh nghiệp mình Điều đó có nghĩa lànhà quản lý phải quan tâm đến động cơ, nhu cầu, sự chín chắn của mỗi nhân viên mà từ
đó có thái độ ứng xử thích hợp sao cho nhân viên thực hiện mục tiêu của khách sạn mộtcách tự nguyện với lòng hăng hái nhiệt tình
Trang 29TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và giải thích cáckhái niệm liên quan cùng yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ bộphận tiền sảnh trong khách sạn Đồng thời đưa ra các tiêu chí dựa trên mô hìnhGronroos để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ gồm chất lượng dịch vụ kỹ thuật,chất lượng dịch vụ chức năng và hình ảnh doanh nghiệp
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ không chỉ góp giúp doanh nghiệp đánh giáchất lượng dịch vụ hiện đang cung ứng mà còn là cơ sở để đưa ra phương hướng pháttriển sau này
Kết quả của chương 1 là cơ sở cho việc phân tích thực trạng chất lượng dịch vụtại khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội trong chương 2 và là cơ sở để xây dựng cácgiải pháp trong chương 3
Trang 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỘ
PHẬN TIỀN SẢNH TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH GRAND HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được sáng lập bởi ông Lê Thanh Thản - Một
doanh nhân xứ Nghệ lập nghiệp ở vùng đất Lai Châu – Điện Biên Đầu những năm 90,
ông thành lập Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu, (sau đổi thành Doanh nghiệp
Tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu, và nay là Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh
Điện Biên), có trụ sở tại Điện Biên Nhờ chuyển sang làm tư nhân, thoải mái hơn về cơ
chế, ông kiếm được những gói thầu lớn không chỉ ở Lai Châu mà còn ở tỉnh Phongsaly
của Lào Đây cũng là thời điểm ông cho xây dựng khách sạn đầu tiên ở Lai Châu Năm
1993, ông xây dựng khách sạn Điện Biên Phủ tại Điện Biên Khách sạn hoàn thành năm
1994, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên, cũng là dịp để ông Thản
được tiếp kiến nhiều quan khách Trung ương, mở ra một “con đường về Hà Nội” sau
này Năm 1996, tỉnh Lai Châu đề nghị ông nhượng lại khách sạn Điện Biên Phủ và đối
ứng bằng một khu đất giá trị khác Ông đổi lấy và xây dựng nên khách sạn Mường
Thanh Đây cũng là thời điểm mở đầu cho sự ra đời của thương hiệu Mường Thanh
Từ thiên nhiên núi cao hoang sơ, qua đồng bằng trù phú, miền biển trải dài tiếp
nối những đô thị sôi động, thành phố lớn hệ thống khách sạn Mường Thanh song hành
và mang đến sự hài lòng, tin yêu cho du khách trong và ngoài nước Từ khách sạn đầu
tiên tọa lạc ở Điện Biên Phủ, Việt Nam, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã phát
triển thành chuỗi khách sạn cao cấp đạt chuẩn quốc tế với gần 60 khách sạn thành viên,
phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á Hệ thống khách
sạn Mường Thanh với 4 phân khúc: Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand,
Mường Thanh Holiday và Mường Thanh hướng đến việc phục vụ đa dạng nhu cầu của
mọi du khách trong nước và quốc tế Được xác lập kỷ lục là Hệ thống Khách sạn tư
nhân lớn nhất tại Đông Dương, Mường Thanh tự hào sở hữu gần 60 khách sạn với sức
chứa hơn 10.000 phòng, tạo việc làm và môi trường phát triển cho hơn 10.000 lao động,
đóng góp vào ngân sách quốc gia hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm Những thành quả ấn
tượng đó được Mường Thanh hình thành và phát triển qua bề dày 30 năm kinh nghiệm,
Trang 31sự đồng lòng tập thể và khát vọng không ngừng hoàn thiện và phát triển kinh doanhsong hành mang lại lợi ích bền vững cho đất nước và con người Việt.
Trong hành trình phát triển với tầm nhìn chiến lược, mong muốn mangđến những sản phẩm dịch vụ chất lượng, tạo nên một thế giới dịch vụ đẳng cấp, Tậpđoàn Khách sạn Mường Thanh đã mở rộng sang những lĩnh vực mới như giải trí, thểdục thể thao, vật phẩm lưu niệm Những thương hiệu như Mường Thanh Safari DiễnLâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), FitnessPlus (Trung tâm Fitness & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻem), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp) đều ghi nhận thành công
và phục vụ hàng ngàn khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho nhiều đối tượng vớiphong cách dịch vụ tận tâm từ trái tim
Những bước đi vững chãi và được đầu tư tâm huyết của Tập đoàn Khách sạnMường Thanh sẽ là bước đệm quan trọng để Mường Thanh phát triển bền vững và vươnmình mạnh mẽ không chỉ phạm vi đất nước Việt Nam mà còn vươn mình ra trườngquốc tế Chặng đường dài phía trước, người Mường Thanh đồng lòng mở ra tiềm năngphát triển mới, hiện thực khát vọng trở thành thương hiệu đại diện quốc gia trong ngànhlưu trú Việt Nam và ghi dấu giá trị khách sạn Việt trên bản đồ thế giới
Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn qua các giai đoạn:
Ngày 01/07/1997: Trang đầu tiên của tập đoàn khách sạn được viết khi khởi côngxây dựng khách sạn đầu tiên tại Thành phố Điện Biên Phủ, Mường Thanh Holiday ĐiệnBiên Phủ
Năm 2003: Chủ tịch hội đồng quản trị Lê Thanh Thân thực hiện quyết định bướcngoặt chuyển hướng đầu tư về thủ đô Hà Nội với sự ra đời của Mường Thanh LinhĐàm, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của tập đoàn, mang cánh chim MườngThanh thần tốc vươn mình khắp muôn nơi Ra mắt logo đầu tiên với hình ảnh chú đạibàng trên cánh đồng xanh Mường Thanh hay Mường Then theo tiếng Thái là Cõi Trời,
là vùng văn hóa tiêu biểu, một trong những cái nôi của người đồng bào dân tộc Thái
Năm 2012: Thành lập văn phòng điều hành, quản trị tập trung hoạt động các đơn
vị trên cả nước thống nhất theo một tiêu chuẩn chất lượng và hình ảnh đồng nhất 2012
là năm bước ngoặt của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh khi Tổng Giám đốc Lê ThịHoàng Yến chính thức xây dựng Văn phòng Tập đoàn và áp dụng mô hình quản lý dọc– chéo Hướng tới việc phát triển thương hiệu bền vững và dài hạn, do vậy, hình ảnh
Trang 32thương hiệu Mường Thanh cũng cần được cập nhật hiện đại hơn để theo kịp xu thế và
dễ dàng nhận diện hơn Sau bao ý tưởng thiết kế được đưa ra, trên cơ sở kế thừa và điềuchỉnh lại từ logo cũ, hình ảnh được chọn cuối cùng là cánh chim đại bàng được cáchđiệu mềm mại hơn, tự do và phóng khoáng
Năm 2015: Phân cấp thương hiệu, ra đời 4 phân khúc Luxury, Grand, Holiday vàMường Thanh dựa trên đặc tính sản phẩm, cơ sở vật chất và vị trí của khách sạn nhằmphù hợp với tầm vóc và sự phát triển của chuỗi khách sạn
Ngày 28/07/2016: Tập đoàn khách sạn Mường Thanh khai trương khách sạn đầutiên ở nước ngoài - Mường Thanh Luxury Vientiane (Lào) Đây là lần đầu tiên MườngThanh đưa mô hình kinh doanh của mình vượt qua ngoài biên giới Việt Nam
Ngày 06/05/2017: Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận
“Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương” trong kỳ hội ngộ kỷ lục gia Việt Namlần thứ 33 Đồng thời năm 2017 đánh dấu Mường Thanh sở hữu chuỗi 53 khách sạn và
dự án khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao trên toàn quốc
Năm 2018: Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu “Bản sắc Việt – Bản sắc MườngThanh” Chuẩn bị cho những bước phát triển mới cùng sứ mệnh phát huy bảo tồn nhữnggiá trị Việt, tháng 8/2018, Mường Thanh quyết định ra mắt bộ Nhận diện thương hiệumới “Bản sắc Việt – Bản sắc Mường Thanh” hiện đại, hội nhập mà vẫn độc đáo ThuầnViệt với giá trị riêng Bộ nhận diện lần này của Mường Thanh tiếp nối sợi dây văn hóalịch sử phát triển của tập đoàn và mở ra những bước phát triển mới mở rộng trong tươnglai Trở thành thành viên sáng lập của hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TourismAdvisory Board) và nhận giải thưởng danh giá của tổng cục du lịch Việt Nam ghi nhận
“Doanh nghiệp có nhiều đóng góp nhất cho ngành du lịch Việt Nam”
Là hệ thống khách sạn thuần Việt, Mường Thanh tự hào mang trong mình nhữnggiá trị Việt tiêu biểu không thể bị pha trộn Những giá trị này theo thời gian ngày càngkhẳng định được sự đúng đắn thông qua 6 Giá trị cốt lõi 3C (Chân thành - Cân bằng -Cam kết) – 3T (Tôn trọng - Thích ứng - Thống nhất) cùng 5 nguyên tắc tối cao, trởthành bộ mã gen (DNA) riêng biệt của người Mường Thanh xuyên suốt lịch sử từ khithành lập cho đến nay
Trên chặng đường phát triển thương hiệu, Tập đoàn Mường Thanh đã giành đượcnhiều giải thưởng cao quý cả trong nước và quốc tế như: 02 lần xác lập Kỷ lục “Chuỗikhách sạn lớn nhất Đông Dương” (2017 & 2019), “Southeast Asia’s Large Private
Trang 33Hotelier Brand 2019 – Một trong những chuỗi khách sạn tư nhân hàng đầu Đông Nam
Á” (2019) Các khách sạn thành viên của Mường Thanh cũng đón nhận nhiều giải
thưởng lớn danh giá từ các tổ chức du lịch hàng đầu thế giới xếp hạng, bình chọn hằng
năm
Mường Thanh vẫn kiên trì xây dựng thương hiệu thuần Việt với mong muốn tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người Việt, đẩy mạnh bản sắc dân tộc trong quản lý, điều
hành chuỗi khách sạn Đồng thời, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương
thông qua việc mở rộng đầu tư với quy mô lớn tại nhiều vùng kinh tế đang phát triển,
đóng góp cho ngành Du lịch Việt Nam một thương hiệu nội địa đủ tầm cạnh tranh với
các thương hiệu quốc tế
Địa chỉ: Lô CC2, KĐT Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà
Nội
Email: info@hanoi.muongthanh.vn
Hotline: 02436.408.686
Website: http://grandhanoi.muongthanh.com/
Khai trương vào ngày 10/10/2009, 1 trong 19 khách sạn thuộc phân khúc Mường
Thanh Grand (Khách sạn 4 sao) của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh – thương hiệu
thuần Việt sở hữu hệ thống khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương Đánh dấu một
chặng đường phát triển mới với những định hướng chiến lược đã giúp Mường Thanh trở
thành thương hiệu uy tín, được nhiều du khách tin tưởng lựa chọn cho trải nghiệm lưu
trú của mình Lấy hình ảnh logo đầu tiên với hình ảnh chú đại bàng trên cánh đồng
xanh gắn liền với vùng đất màu mỡ, thanh thản, hình ảnh đại diện của Mường Thanh là
cánh chim đại bàng, loài chim được mẹnh danh là vua bầu trời, tượng trưng cho tự do
và sự dũng mãnh Ban đầu, logo của Tập đoàn Mường Thanh là hình ảnh chú chim màu
vàng đang bay lên, đặt trên nền màu xanh Logo có ý nghĩa tượng trưng như cánh chim
đại bàng Mường Thanh đang tung bay, sải cánh trên những cánh đồng bất tận Mường
Thanh Slogan của thương hiệu Mường Thanh lúc bấy giờ là “Miền thanh thản đất trời”
Đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Khách sạn Mường Thanh Grand Hà
Nội thay đổi nhận diện thương hiệu theo sự chỉ đạo của tập đoàn Chuẩn bị cho những
bước phát triển mới cùng sứ mệnh phát huy bảo tồn những giá trị Việt, tháng 8/2018,
Mường Thanh quyết định ra mắt bộ Nhận diện thương hiệu mới “Bản sắc Việt – Bản
Trang 34sắc Mường Thanh” hiện đại, hội nhập mà vẫn độc đáo Thuần Việt với giá trị riêng Bộ
nhận diện lần này của Mường Thanh tiếp nối sợi dây văn hóa lịch sử phát triển của tập
đoàn và mở ra những bước phát triển mới mở rộng trong tương lai Đặc biệt khách sạn
Mường Thanh Grand Hà Nội thuộc phân khúc khách sạn Grand với nhận diện “Kết nối
nhịp sống hiện đại” nhóm khách sạn cao cấp mang kiến trúc hiện đại, nằm tại các khi
vực trung tâm thành phố, đô thị, thị xã Trong đó đối tượng khách hàng mục tiêu là
khách công vụ mang hình ảnh dịch vụ trợ lý cá nhân hiệu quả
Khách sạn tọa lạc ở Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, trung tâm khu vực phát triển
phía nam của thủ đô Hà Nội, là tòa nhà 20 tầng với 182 phòng nghỉ 4 sao, trong đó bao
gồm 22 phòng Club Suites và 2 căn hộ cao cấp được trang bị bồn tắm sục với cảnh quan
nhìn ra hồ Linh Đàm Hướng tới phong cách phục vụ nhanh chóng, dịch vụ tiện lợi,
Mường Thanh Grand Hà Nội mong muốn trở thành nơi kết nối cuộc sống hiện đại, đáp
ứng tất cả mong muốn của du khách dù đang đi du lịch hay công tác Khách sạn Mường
Thanh Grand Hà Nội còn là sự kết hợp hài hoà giữa nền văn hóa miền Tây Bắc Việt
Nam với sự sang trọng, hiện đại của châu Âu Chính điều này đã tạo nên một Mường
Thanh Grand Hà Nội hiện đại mà vẫn đậm đà nét truyền thống dân tộc ngay giữa lòng
thành phố Hà Nội
Khách sạn sở hữu hệ thống phòng họp được thiết kế với sức chứa 200 khách, hệ
thống nhà hàng, quán bar cùng những dịch vụ thư giãn, giải trí như spa, bể bơi trong
nhà và phòng Karaoke Khách hàng có thể tận hưởng các thiết bị chăm sóc sức khỏe bao
gồm bồn tạo sóng, phòng xông hơi và tắm hơi hay dịch vụ massage tại Savasana Spa
Bên cạnh đó, khách sạn có 02 nhà hàng Cilantro và Basil chuyên phục vụ các món ăn
châu Á, nhà hàng Peppercorn cung cấp các món phương Tây và Yen's Bar chuyên phục
vụ các loại đồ uống cao cấp Tới nay khách sạn đã đón trên nửa triệu lượt khách với
mang lại doanh thu gần 550 tỷ đồng cho Tập đoàn Mường Thanh
2.2 Thực trạng kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
2.2.1.1 Dịch vụ lưu trú
Hiện khách sạn có 09 loại phòng, mỗi loại phòng sẽ được cung cấp các trang
thiết bị khác nhau, có mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn cho phù hợp với nhu
cầu và mục đích lưu trú của mình Với 182 phòng nghỉ trong đó 142 phòng Deluxe, 9
Trang 35phòng Premium Deluxe, 23 phòng Grand Suite và 2 căn hộ cao cấp Diện tích và đặcđiểm của của từng loại phòng
Bảng 2.1 Các loại phòng nghỉ tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
Superior
Phòng loại 03 giường đơn, tối đa 03người lớn, hướng thành phố, phù hợp với nhóm bạn hoặc gia đình, số lượng phòng ít
Deluxe
Phòng loại 02 giường đơn, dành cho
02 người lớn, hướng thành phố, có phòng tắm đứng hoặc phòng tắm nằm tùy theo yêu cầu của khách hàng, phù hợp với khách hàng đi công tác
Deluxe
Phòng loại giường đôi dành cho 02 người lớn, hướngthành phố, có phòng tắm đứng hoặc phòng tắm nằm tùy theo yêu cầu của khách hàng
Deluxe
Phòng loại 03 giường đơn, tối đa 03 người lớn, hướng thành phố, phù hợp với khách đi công tác Phòng không kê được extra bed
Premium
Deluxe
Triple
2 74 Phòng loại 03 giường đơn, hướng hồ, có phòng tắm đứng hoặc phòng tắm nằm tùy theo yêu cầu của
khách hàng, có thể kê được extra bedPremium
Deluxe
Phòng loại giường đôi dành cho 02 người lớn, hướngthành phố, có phòng tắm đứng hoặc phòng tắm nằm tùy theo yêu cầu của khách hàng
Phòng loại 02 giường đôi, hướng hồ,
có phòng tắm đứng hoặc phòng tắm nằm tùy theo yêu cầu của khách hàng, phòng kê được extra bed, phù hợp với khách hàng gia đình
Gồm 03 giường đôi, hướng hồ, đượctrang bị đầy đủ các trang thiết bị cho căn hộ, phù hợpvới khách hàng gia đình
(Nguồn: Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội)
2.2.1.2 Dịch vụ ăn uống
Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội hiện có 3 nhà hàng với ba phong vị, bađịnh hướng ẩm thực khác nhau: nhà hàng BASIL chuyên phục vụ những món ăn truyềnthống Việt Nam, nhà hàng PEPPERCORNS chuyên về các món Châu Âu và nhà hàngCILANTRO chuyên về các món ăn châu Á Ngoài ra, Khách sạn còn có quầy Bar ngaytại tầng 1 với tên gọi Yen’s Bar
Nhà hàng Basil: nằm tại tầng 1 của khách sạn, là một điểm đến dành cho những
du khách muốn được khám phá những giá trị ẩm thực đặc trưng của các vùng miền Việt
Trang 36Nam như: Vịt tiềm dừa xiêm, nem tai Mường Thanh, xôi nếp Điện Biên,…và các loạirượu dân tộc đặc sắc Với sự bài trí sang trọng, nhà hàng chuyên phục vụ món ăn truyềnthống và các loại rượu dân tộc đặc sắc, phù hợp những bữa ăn sum họp gia đình ấmcúng Sức chứa lên tới 120 khách, mở cửa từ 9h00 tới 22h00.
Nhà hàng Cilantro: nằm tại tầng 2 của khách sạn, nhà hàng chuyên phục vụ cácmón ăn Châu Á, đặc trưng ẩm thực Trung Hoa, Thái Lan, Singapore,… Cilantro cũng lànơi du khách được phục vụ ăn sáng Buffet, tổ chức tiệc cưới và các tiệc cho đoàn hộinghị/đoàn du lịch Các món ăn đặc sắc trong tiệc cưới của khách sạn bao gồm: chân giòhầm thuốc bắc, bò sốt nấm kim châm, xôi chim,… Với sức chứa từ 200 đến 510 khách,
mở cửa từ 6h00 tới 9h30 và linh động theo nhu cầu đặt tiệc của khách
Nhà hàng Peppercorns: nằm ở tầng 3 của khách sạn, chuyên phục vụ các món ănđặc trưng của Châu Âu và những loại rượu tây nổi tiếng trên thế giới dành cho những dukhách muốn trải nghiệm nét văn hóa, ẩm thực độc đáo mang đậm phong cách Châu Âu.Sức chứa lên tới 100 khách, mở cửa theo nhu cầu đặt tiệc của khách
YEN’s Bar: nằm ở tầng 1 của khách sạn, chuyên phục vụ đồ uống với phongcách Châu Âu và phương Đông kết hợp, từ các loại nước uống thường cho tới cocktail,mocktail, rượu mạnh bán theo ly, nơi đây đều có Không gian được thiết kế sang trọnghài hòa, phù hợp cho việc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và cuộc sốnghàng ngày của khách hàng Tại YEN’s Bar, du khách sẽ được thưởng thức các loại đồuống đặc trưng, cổ điển và các loại rượu nổi tiếng thế giới Sức chứa 40 khách, mở cửa
từ 9h00 đến 22h00
2.2.1.3 Dịch vụ cho thuê hội trường tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới
Ngoài các nhà hàng đặt tại các tầng từ 1 tới 3, khách sạn còn có các hội trườnglớn chuyên dành cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo cũng như đám cưới với quy mô lêntới 1200 khách Gồm 4 hội trường (Lavender, Daffodil, Rosemary, Basil) và 1 trung tâm
tổ chức sự kiện, tiệc cưới lớn:
Trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới diện tích 1200m2 với sức chứa lên tới 700khách khi kê bàn tròn ăn 10 người 1 bàn, 1200 khách với kiểu kê rạp hát và 600 kháchkhi kê theo kiểu lớp học Phù hợp tổ chức tiệc cưới lên tới 70 mâm và các chương trình,
sự kiện với số lượng khách 1200 khách Ngoài ra, hội trường còn có sẵn đường dẫnchuyên dụng dành cho đám cưới được trang trí bằng hoa đẹp mắt cùng các gói tổ chức
Trang 37tiệc cưới đã bao gồm bánh kem, tháp rượu vang và các dịch vụ mâm cỗ giá thành phảichăng phù hợp túi tiền.
Hội trường Lavender diện tích 110m2, sức chứa lên tới 30 khách với kiểu kêhình chữ U, 150 khách kê theo kiểu rạp hát, 80 khách kê theo kiểu lớp học và 60 khách
kê theo kiểu bàn tròn cùng với backdrop sân khấu cao 4,8m rộng 2,15m Hội trườngDaffodil diện tích 140m2, sức chứa lên tới 50 khách với kiểu kê hình chữ U, 150 khách
kê theo kiểu rạp hát, 85 khách kê theo kiểu lớp học và 70 khách kê theo kiểu bàn tròncùng với backdrop sân khấu cao 4,8m rộng 2,15m Hội trường Rosemary diện tích49m2, sức chứa lên tới 25 khách với kiểu kê hình chữ U, đây là hội trường nhỏ nhấttrong khách sạn phù hợp sử dụng cho các cuộc họp nhỏ mang tính chất nội bộ Hộitrường Basil diện tích 177m2, sức chứa lên tới 70 khách với kiểu kê hình chữ U, 150khách kê theo kiểu rạp hát, 100 khách kê theo kiểu lớp học và 80 khách kê theo kiểubàn tròn cùng với backdrop sân khấu cao 4,8m rộng 2,3m Hội trường có diện tích vàsức chứa lớn nhất chỉ sau trung tâm tổ chức sự kiện và tiệc cưới tại khách sạn
Mỗi hội trường đều được trang bị đầy đủ trang bị phục vụ cho từng mục đích sửdụng của khách hàng, các trang bị cơ bản gồm bàn ghế sắp xếp theo yêu cầu của kháchhàng; bút, giấy (1 bộ/ người); nước khoáng (1 chai/ người); bảng trắng, bút, bảng lật;màn hình chiếu; hệ thống điều hòa; microphone và hệ thống âm thanh ánh sáng hiệnđại; hoa tươi trang trí theo nhu cầu của khách
2.2.1.4 Dịch vụ bổ trợ
Bên cạnh các dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn Mường Thanh Grand
Hà Nội còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bổ sung sau:
Spa & Massage: Với hệ thống 24 phòng trị liệu (14 phòng massage VIP ở tầng 5
và 10 phòng massage thường ở tầng 6) Savana Spa & Massage là một trong những điểmnhấn của khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội, như một liệu pháp cần thiết để giảitỏa sự căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hàng ngày hay sự mệt mỏi sau những chuyến đidài Mang đến cho khách hàng các liệu pháp phục hồi từ thiên nhiên kết hợp với phươngpháp trị liệu Đông Tây Giờ mở cửa:10h00 đến 24h00
Fitness Center: Bên cạnh khu thư giãn, phục hồi sức khỏe, Fitness Center là mộtlựa chọn khác dành cho quý khách để bắt đầu một ngày mới hay rèn luyện bản thân nhưmột thói quen hàng ngày Với các trang bị các thiết bị máy móc hỗ trợ tập luyện hiệnđại, Fitness Center của Mường Thanh Grand Hà Nội đủ điều kiện để giúp khách hàng
Trang 38có một cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần sảng khoái sau khi sử dụng dịch vụ Giờ mở
cửa: từ 10h00 đến 22h00
Bể bơi: Bể bơi nằm ở tầng 6 khách sạn luôn được kiểm soát dưới các tiêu chuẩn
về nước, quy trình an toàn, các trang thiết bị giúp du khách có những giờ bơi thư giãn
nhất dưới làn nước trong lành Ngoài ra, tại khu vực bể bơi còn được bố trí quầy phục
vụ đồ uống Aqua-pool Bar để du khách có thể tận hưởng cảm giác thư giãn và thả lỏng
khi vừa nhúng mình vào làn nước trong lành, vừa thường thức một ly cocktail và ngắm
nhìn thành phố Giờ mở cửa: 06:00 - 20:00
Dịch vụ khác: Đổi ngoại tệ; 24 giờ dịch vụ phòng; Giặt ủi; Vé máy bay; Dịch vụ
cho thuê xe; Dịch vụ tour du lịch trọn gói; Cửa hàng lưu niệm và đồ trang sức;
Photocopy và dịch vụ thư ký; Dịch vụ tổ chức sinh nhật/sự kiện/đám cưới
Sơ đồ 2.4.Cơ cấu tổ chức nhân sự khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội
(Nguồn: Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội)
Bộ máy quản lý của Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội được tổ chức theo
cơ cấu trực tuyến – chức năng Khách sạn hiện có hơn 120 cán bộ nhân viên, làm việc
tại 10 bộ phận thuộc 3 khối: Khối văn phòng bao gồm Bộ phận Nhân sự, Kế toán, Kinh
doanh; Khối phục vụ trực tiếp bao gồm Bộ phận Lễ tân, Nhà hàng, Bếp, Spa, Buồng;
Khối hỗ trợ bao gồm Bộ phận An ninh, Bộ phận Kỹ thuật
Trang 39Với cơ cấu tổ chức này, quá trình quản lý khách sạn được chuyên môn hóa theotừng bộ phận, giúp cho việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng được chuyên nghiệp vànhanh chóng hơn Trong đó bộ phận tiền sảnh gồm 8 bộ phận, chịu sự quản lý củatrưởng bộ phận
Sơ đồ 2.5 Cơ cấu tổ chức bộ phận tiền sảnh
(Nguồn: Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội)
Bộ phận đặt phòng : Chức năng chính của bộ phận này là công tác bán và nhậnđặt phòng/buồng và các dịch vụ của khách nhưng chủ yếu là đặt phòng buồng Bộ phậnđặt buồng thường ở gần quầy lễ tân nhưng không ở trong tầm nhìn của khách Nó
thường làm việc trong giờ hành chính – thời gian có hàng loạt các yêu cầu đặt buồng.Các cuộc đặt buồng ngoài giờ hành chính do nhân viên tiếp tân phụ trách
Bộ phận Lễ tân : Bộ phận này hoạt động 24/24 giờ Trách nhiệm chính của nhânviên lễ tân là làm thủ tục nhận buồng cho khách (khi họ đến), phân phối buồng và làmthủ tục trả buồng cho khách mặc dù đây cũng còn là nhiệm vụ của bộ phận thu ngân.Hơn nữa, nhân viên tiếp tân trả lời các yêu cầu của khách và giải đáp các thông tin đặtbuồng Do tầm nhìn của mình trong vị trí trung tâm, hầu hết công việc của bộ phận nàyliên quan đến trao đổi thông tin với khách hàng và người đến khách sạn
Trưởng bộ phận (Front office manager)
(Reserva
tion)
Điều hành tour (Tour Coordinator)
Kiểm toán (Account)
Thu ngân (Cashier)
Kiểm toán đêm (Night audit)
Tổng đài (Operator) Hỗ trợ FO
Hỗ trợ (Concierge)
Hành lý (Bell boy)
Mở cửa (Door man)
Trung tâm dịch
vụ (Bussines
s center)
Vận chuyển
Lái xe (Drivers)
Hỗ trợ phi trường (Airport rep)Phó bộ phận
(Vice front office manager)
Trang 40Bộ phận kiểm toán : Chấp nhận hóa đơn thanh toán của khách và giải quyết vấn
đề liên quan đến trao đổi ngoại tệ là nhiệm vụ chính của bộ phận thu ngân Thôngthường, két sắt an toàn để cất giữ tài sản có giá trị của khách được đặt ở nơi làm việccủa bộ phận này Bộ phận thu ngân chịu trách nhiệm ghi các chi phí vào hóa đơn củakhách, tuy nhiên tại một số khách sạn lớn người ta còn có tổ chuyên làm hóa đơn có thểtiến hành công việc này Ngoài ra, bộ phận này còn kiểm toán, thống kê các giao dịch,hoạt động của khách sạn trong ngày, cân đối sổ sách để báo cáo lên quản lý Nhờ đó,kiểm toán có thể đánh giá được hoạt động tài chính trong khách sạn, giúp hoạt độngkinh doanh của khách sạn hiệu quả cao và ổn định
Hỗ trợ FO: Concierge/nhân viên thường trực/ khuân vác: “Concierge” là thuậtngữ tiếng Pháp dùng để chỉ người thường trực, nhưng không phải tất cả nhân viênthường trực đều thuộc một loại Nhiều khách sạn chia bộ phận này thành hai (02) tổ : tổkhuân vác hành lý và bàn hướng dẫn hoặc thông tin Tại các khách sạn lớn, trưởngnhóm concierge có vị trí cao trong khách sạn Bộ phận này giữ chìa khóa cho khách,chịu trách nhiệm về dịch vụ thông tin, thư tín của khách, thuê xe, khuân vác hành lý vàcác dịch vụ khác Ở khách sạn nhỏ, nhân viên tiếp tân phải làm cả các công việc này
Trung tâm dịch vụ (Business center) : Ở hầu hết các khách sạn lớn, nhất là kháchsạn nằm ở thành phố đều có trung tâm dịch vụ phục vụ cho khách Trung tâm dịch vụthường nằm gần khu vực lễ tân khách sạn và tổ chức các d vụ như : Gửi và nhận fainternet, sử dụng máy tính và thiết bị văn phòng; Dịch vụ phiên dịch; Sử dụng phònghội trường, phòng họp; Dịch vụ thư ký, photocopy, đánh máy
Điện thoại/Tổng đài : Bộ phận này chủ yếu tiếp nhận, trung chuyển điện thoạiđến và đi của của khách và các bộ phận trong khách sạn Bộ phận này còn nhận vàchuyển lời nhắn cho khách, thông tin với các bộ phận khác và thực hiện chức năng gọibáo thức Do tổng thường xuyên hoạt động cả ngày nên nó còn là nơi đặt các thiết bịkiểm tra và báo động hỏa hoạn Ngày nay, nhiệm vụ của bộ phận này đã được đơn giảnhóa rất nhiều nhờ kỹ thuật tự động hóa vì việc quay số trực tiếp ra nước ngoài từ buồngkhách đã xóa bỏ sự cần thiết phải có một số lượng lớn nhân viên
Điều hành tour/Hướng dẫn du lịch/đăng ký tour du lịch : Dịch vụ này bao gồmthu xếp phương tiện đi lại, tổ chức các tour du lịch quanh vùng, mua vé đi xem hát và
có thể cùng làm với bộ phận thường trực