Hiệuquả luôn gắn với mục tiêu nhất định, không có hiệu quả chung chung1.1.1.2 - Phân loại hiệu quả Trang 4 phạm trù hiệu quả kinh doanh, cần phải đứng trên góc cụ thể phân biệt từng loạ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế bao trùm lên đời sống của mỗi quốc giamang lại nhiều thời cơ, chứa đựng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp ViệtNam, cạnh tranh không còn xa lạ mà trở nên phổ biến Với việc gia nhập AFTA,APEC, hiệp hội các nước Đông Nam Á và sự kiện đáng chú ý là Việt Nam đãchính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO đòi hỏicác doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời phảinâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp dệt may hiện nay thuộc nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật sảnxuất hàng tiêu dùng giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu có tính chất bao trùm các doanh nghiệp dệtmay là phát triển với hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thông qua việc sản xuất racác mặt hàng dệt may phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Trải qua hơn 20 năm phát triển, đến nay, Công ty May Sông Hồng là mộttrong mười doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại Việt Nam với thế mạnh là các sảnphẩm gia công xuất khẩu may mặc, sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp v.v Mụctiêu chiến lược của Công ty là trực tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng mà khôngqua các hệ thống trung gian qua đó sẽ bỏ dần kiểu truyền thống của các doanhnghiệp dệt may Việt Nam là gia công cố hữu Để đạt được mục tiêu này, Công typhải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnhtranh của công ty
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối vớimỗi doanh nghiệp nói chung và với Công ty may Sông Hồng nói riêng, tác giả đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng”
2 Mục đích của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh và vaitrò của tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 2- Về mặt thực tiễn: Đề suất một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các giải pháp tài chính đến nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần may Sông Hồng
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếpcận hệ thống, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để nghiên cứu
5 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và vai trò tàichính đối với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
6 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh và tác động của tài chính với
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng
Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng:
Trang 3CHƯƠNG 1 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP
1.1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.1 - Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xãhội Tuy vậy trên phương diện lý luận và thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm,
ý kiến khác nhau về vấn đề này Do đó, để hiểu đúng hiệu quả kinh doanh, trước hếtcần hiểu về hiệu quả và phân loại hiệu quả
1.1.1.1 - Khái niệm hiệu quả
* Một số quan niệm về hiệu quả:
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì Hiệu quả là kết quả đích thực Khái niệm này
đồng nhất với phạm trù kết quả và hiệu quả
Quan niệm thứ hai nêu lên: Hiệu quả nghĩa là không lãng phí có thể nói đây
là một quan niệm cho ta tiếp cận về thực chất hiệu quả nói chung
Quan niệm thứ ba cho rằng: Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ kết
quả thu được nhằm đạt một mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định Trong cách tiếp cận
này, khi nói đến hiệu quả của một hoạt động nào đó, người ta gắn nó với mục đíchnhất định Bản thân phạm trù kết quả thu lại đã chứa đựng cả mục tiêu cần phải đạtđược Các hoạt động không có mục tiêu trước không thể đưa ra tính hiệu quả Hiệuquả luôn gắn với mục tiêu nhất định, không có hiệu quả chung chung
1.1.1.2 - Phân loại hiệu quả
Phân loại hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, nó cho phép các doanh nghiệpxem xét và đánh giá kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để xây dựng chiến lược,
kế hoạch và các chính sách của doanh nghiệp Trong công tác quản lý, phạm trùhiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau Do đó để hiểu rõ hơn bản chất của
Trang 4phạm trù hiệu quả kinh doanh, cần phải đứng trên góc cụ thể phân biệt từng loạihiệu quả.
- Căn cứ vào mục tiêu của mỗi chu kỳ tái sản xuất xã hội, hiệu quả được chiathành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
+ Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét về khía cạnh kinh tế của hoạt động, có
ý nghĩa quyết định trong hoạt động của các chủ thể khác nhau
+ Hiệu quả xã hội như giải quyết công ăn việc làm, công bằng xã hội, cảithiện tạo điều kiện và đảm bảo vệ sinh môi trường, …
- Căn cứ vào chủ thể nhận được kết quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả
đó, hiệu quả bao gồm:
+ Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng
doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận và chất lượng thực hiện nhữngyêu cầu mà xã hội đặt ra cho doanh nghiệp
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế Về cơ bản nó
là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thuđược trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đãhao phí
- Căn cứ vào đối tượng chi phí, hiệu quả được chia thành:
+ Hiệu quả chi phí bộ phận thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được vớichi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy
+ Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu đượcvới tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào mục đích xác định hiệu quả, hiệu quả được chia thành:
+ Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng cách xác địnhmối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi thực hiện mục tiêu.+ Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quảtuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả củacác phương án với nhau
1.1.1.3 - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cũng như phạm trù hiệu quả, hiện vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau vềhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 5Quan niệm thứ nhất cho rằng Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi
phí và tăng kết quả kinh tế Theo tác giả, quan niệm này có cách nhìn nhận
HQKD đúng về mặt bản chất nhưng không phải là một khái niệm đầy đủ, nóchủ yếu nhìn từ góc độ chi phí
Theo Quan niệm thứ hai, Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu xác định bằng
đại lượng so sánh giữa kết quả với chi phí Quan niệm này đã phản ánh được
mối quan hệ bản chất của HQKD Tuy nhiên sự so sánh này là chưa đủ vì nómới chỉ phản ánh sự đo lường HQKD (cách xác lập chỉ tiêu) chưa gắn liền vớimục tiêu của quản lý, mà HQKD thì phải vừa phản ánh được mặt định tính,phải vừa thể hiện được mặt định lượng, không những xác định được công thứcthể hiện, mà còn ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất kinh doanh Hai mặtđịnh tính và định lượng này phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ vớinhau
Quan niệm thứ ba, hiệu quả kinh doanh là hiệu quả tài chính của mỗi
doanh nghiệp Quan niệm này coi HQKD là hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp, tức là đề cập đến mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạtđược với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
Quan niệm thứ tư, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Quan
niệm này gắn HQKD với cơ sở lý luận kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trongđường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay
Từ việc phân tích các quan niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
thì khái niệm về hiệu quả kinh doanh là: "Hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.1.2 - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
HQKD là chỉ tiêu tổng hợp có quan hệ với nhiều yếu tố trong quá trìnhsản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh
Trang 6nghiệp chỉ có thể đạt được kết quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quátrình kinh doanh có hiệu quả.
Chỉ tiêu HQKD được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả thu được và chiphí để đạt được kết quả đó
Ta có công thức chung của hiệu quả là:
(1) Hiệu quả tuyệt đối: H = K - C
C Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả đầu ra C: Chi phí đầu vàoCông thức này phản ánh sức sinh lời của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
* Kết quả đầu ra
Kết quả đầu ra của quá trình SXKD là quy mô cái thu được sau một quá trìnhkinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Để phản ánh kết quả đầu
ra của quá trình kinh doanh chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận
* Chi phí đầu vào
Chi phí đầu vào bao gồm chi phí nguồn lực (chi phí tạo ra nguồn lực laođộng, tư liệu lao động,…) và chi phí kinh doanh (chi phí sử dụng nguồn lực) Trongquá trình sản xuất có sự tham gia của lao động, tư liệu lao động, … đó chính lànguồn lực, còn trong quá trình hình thành giá trị chỉ có một phần nguồn lực được sửdụng dưới dạng tiền lương, khấu hao TSCĐ, nguyên nhiên vật liệu và các chi phíkhác
Các chỉ tiêu hiệu quả:
1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thườngdùng các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinhdoanh
(1.1)
Trang 7Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (số vòng quay của vốn kinh doanh)
VKD
Trong đó: HVKD: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
D : Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
VKD : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh huy động vàohoạt động sản xuất kinh doanh sau một kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thuthuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng VKD của doanhnghiệp có hiệu quả
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
VKD
Trong đó: LNVKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
LN : Lợi nhuận sau thuếLợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng là lợi nhuận thu được saucùng khi đã khấu trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn sản xuất kinh doanh thì tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này thể hiện bản chất của hiệu quả sảnxuất kinh doanh, cho biết thực trạng kinh doanh lỗ, lãi của doanh nghiệp
2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền TSCĐ hiện có của doanh nghiệp TSCĐ
là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuấthiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Trang 8Hiệu suất sử dụng vốn cố định được tính theo công thức
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải xem xét hiệu quả dướigóc độ sinh lời Đây là một trong các nội dung được nhà đầu tư, các nhà tín dụngquan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai Đểđánh giá khả năng sinh lời của vốn cố định, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận trên VCĐ
VCĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ kinh doanhđem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
3 - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ để đảm bảo cho quá trìnhtái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục VLĐ luân chuyến toàn
bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn liên tục và hình thành một vòng tuần hoàn saumột chu kỳ sản xuất VLĐ là tiền đề vật chất không thể thiếu được của quá trình táisản xuất Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh trực tiếp đến tình hình tài chính,khả năng thanh toán, độ ổn định của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thịtrường
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Trang 9Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( số vòng quay vốn lưu động)
VLĐ
Trong đó: HVLĐ: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Hay nói cách khác,
chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích VLĐ càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụngVLĐ của doanh nghiệp càng cao Về mặt bản chất chỉ tiêu này xác định số vòngquay của VLĐ trong kỳ Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả vốn lưu động
tăng và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động được xác định theo công thức
VLĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ kinhdoanh mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ còn có thể sử dụng chỉtiêu thời gian của một vòng luân chuyển VLĐ được xác định theo công thức:
NTrong đó: TV: Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động (ngày)
T: Thời gian của một kỳ phân tích N: Số vòng quay vốn lưu động (Hiệu suất sử dụng vốn lưu động)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay đượcmột vòng Mặc dù chỉ tiêu này không trực tiếp thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng trên lý thuyết nhưng từ thực tế cho thấy thời gian của một vòng luân chuyểncàng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao
4 - Chỉ tiêu hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh
Trang 10Để đánh giá hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh thường dùng chỉ tiêu hiệusuất chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận chi phí kinh doanh.
Hiệu suất chi phí sản xuất kinh doanh
CKD
Trong đó: HCKD: Hiệu suất chi phí sản xuất kinh doanh
CKD : Chi phí kinh doanh ( Hoặc giá thành sản phẩm)Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh
CKD
Trong đó: LNCKD: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra một đồng chiphí sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càngcao thì hiệu quả kinh doanh càng cao Chỉ tiêu này còn được sử dụng để tính riêng chotừng khoản mục chi phí, giá thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhâncông, chi phí sản suất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngthường sử dụng chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng lao động
T
Trong đó: HLĐ: Hiệu suất sử dụng lao động
T: Số lượng lao động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh lượng doanh thu thuần màmột người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian
Hệ số lợi nhuận bình quân của lao động
Trang 11Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sửdụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhấtđịnh Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
LNBQ
TTrong đó: LNBQ
T: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra
1.1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và chi phí bỏ
ra Làm sao để với một số vốn đầu tư hiện có sẽ nâng cao doanh thu và tạo ra nhiềulợi nhuận nhất? Do đó, khi xét đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì mộtđiều không thể bỏ qua đó là xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp cả các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan
1.1.3.1 - Những nhân tố khách quan
1 - Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật… Mọi quy định phápluật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Vì môi trường pháp lý tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùngtham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việctạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng Một môi trường pháp lý lànhmạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh củamình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô không chỉ chú ý đến kết quả vàhiệu quả cá biệt mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điềuchỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với nhau một cách lànhmạnh; mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các yếu tố nội lực, ứng dụngcác thành tựu khoa học công nghệ tận dụng các lợi thế từ bên ngoài để phát triểnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đóng góp cho sự phát triển xã hội
2 - Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiền đề cho việc phát triển các hoạtđộng đầu tư Một đất nước có môi trường chính trị ổn định sẽ thu hút được sự chú ý
Trang 12của các nhà đầu tư nước ngoài Qua đó, cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp trongnước với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn và doanh nghiệp sẽ có cơ hội thuđược nhiều lợi ích từ sự hợp tác này Nếu môi trường chính trị bất ổn định, rối renthì các hoạt động đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cókhả năng rủi ro lớn, doanh nghiệp không thể yên tâm làm ăn được Vì vậy môi trườngchính trị là một yếu tố có tác động lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
3 - Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm: điều kiện xã hội, trình độ giáo dục,phong cách, lối sống, phong tục truyền thống, tình trạng công ăn việc làm… Nhữngyếu tố này đều có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu người lao động có trình độ văn hóa cao thì doanhnghiệp sẽ có khả năng tuyển dụng, đào tạo được đội ngũ lao động có trình độchuyên môn, kỷ luật cao, điều này có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ có thể thu được lợi nhuận caonếu sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu khách hàng, mà thị hiếu khách hàng chịuảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách, lối sống, phong tục truyền thống của họ
4 - Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựachọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng củamình Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệpphát triển sản phẩm sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựachọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, chỉmột thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp haygián tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Một số chính sách kính tế vĩ mô của nhà nước như:
- Chính sách lãi suất : Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lượngcung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệpkhông có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn,nhất là với phần vốn vay giảm sút
Trang 13- Chính sách tỷ giá : Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ,vừa biệu hiện cung cầu về ngoại tệ Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tácđộng đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá của đồng nội tệ sovới đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh và ngược lại
- Chính sách thuế : Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiếtkinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Chínhsách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuếnhiều hay it, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
Tóm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước đãgây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả cao trongdoanh nghiệp Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi
và kịp thời thích nghi thi sẽ đứng vững trên thị trường, cạnh tranh với các doanhnghiệp khác và có điều kiện để phát triển và mở rộng kinh doanh phát huy khả năngsáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của mình
5 - Nghệ thuật kinh doanh
Nghệ thuật kinh doanh là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương tiện, cáctiềm năng, các cơ hội, các kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình kinh doanhnhằm đạt được mục đích đề ra của doanh nghiệp
Nghệ thuật kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển
Đó là việc sử dụng các tiềm năng của bản thân doanh nghiệp cũng như của ngườikhác, các cơ hội từ môi trường: Bỏ ra chi phí ít để thu được kết quả cao, khắc phụcđược những nhược điểm của doanh nghiệp, giữ được bí mật trong kinh doanh,không lôi kéo thêm đối thủ
Để có được nghệ thuật kinh doanh, các nhà quản trị phải có được những yêucầu cơ bản:
- Phải có khả năng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm
- Phải tinh thông nghiệp vụ của các lĩnh vực quản lý
- Phải nắm được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
Trang 14- Phải có tiềm lực tương đối mạnh và đây chính là cơ sở của nghệ thuật quản lý.
6 - Mạng lưới kinh doanh và các kênh phân phối
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì mỗidoanh nghiệp đều phải mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, bởi vì đó chính làcách thức để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình Có tiêu thụ đượcsản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu về doanh thu từ đó đạtđược mục tiêu về lợi nhuận Mở rộng mạng lưới kinh doanh và hoàn thiện các kênhphân phối cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số và lợinhuận Do đó, việc hoàn thiện mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho phépdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình
7 - Mức độ lạm phát
Nếu lạm phát phi mã và siêu lạm phát xảy ra thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cáclĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Khi xảy ra lạm phát này thì sản xuất bị thu hẹp vìlợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp do giá cả nguyên vật liệu tăng lên liêntục Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽlàm cho vốn của doanh nghiệp sẽ bị mất dần, theo mức độ trượt giá của tiền tệ Do
đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
8 - Rủi ro bất thường trong kinh doanh
Rủi ro được hiểu là các yếu tố không may xảy ra mà con người không thểlường trước được Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanhthì có nhiều loại rủi ro khác nhau như : Rủi ro tài chính(rủi ro do sử dụng nợ vay),rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hoá (mất mát, thiếuhụt ,hỏng hóc ) điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mấtbạn hàng trong kinh doanh, từ đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh,làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, trong điều kiện kinhdoanh theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh cùng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ không ổn định, sức muacủa thị trường có hạn chế thì càng làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp Ngoài ra,doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt màdoanh nghiệp khó có thể lường trước
9 - Yếu tố khoa học và công nghệ
Trang 15Yếu tố khoa học và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế, là cơ sở để đưa racác sản phẩm mới, tác động vào mô hình tiêu thụ sản phẩm và hệ thống cung ứngdịch vụ Những tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi rất lớn đến các sản phẩm vàdịch vụ, quy trình cung ứng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệpthông qua việc tác động đến giá bán và chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về những biến đổi của công nghệ đang diễn ra.Phân tích yếu tố công nghệ giúp doanh nghiệp nhận thức được những thay đổi vềmặt công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào doanh nghiệp Nhà nước cũng phải cócách thức để tạo ra một môi trường công nghệ tốt, đưa ra những chính sách côngnghệ hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và chuyển giao công nghệ thuậnlợi, nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
1.1.3.2 - Những nhân tố chủ quan
1 - Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn giúp cho quá trình SXKD được diễn ra mộtcách thường xuyên, liên tục và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn Bởi vì, nếu thiếuvốn, doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để thanh toán với người cung ứng đầu vào,không có tiền trả lương cho người lao động sản xuất bị đình trệ, không sản xuấtđược hàng hoá của khách hàng đã ký kết với khách hàng dẫn đến mất tín nhiệmtrong quan hệ mua ban Để giải quyết tình trạnh đó, doanh nghiệp phải vay vốnngoài kế hoạch với lãi xuất cao làm giảm lợi nhuận Nhưng nếu xác định nhu cầuvốn khá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chi phí sử dụng vốn gópphần làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi cácnhà quản lý phải xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý góp phần thúc đẩy vốn trongcác giai đoạn của quá trình SXKD vận động nhanh, giảm được chi phí vốn, đồngthời hỗ trợ sản xuất diễn ra liên tục
2 - Yếu tố chi phí
Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Chi phí tănglên làm giá cả hàng hoá dịch vụ tăng lên, dẫn đến hàng tiêu thụ chậm làm giảm lợinhuận, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy các doanhnghiệp luôn phấn đấu giảm chi phi, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của
Trang 16hàng hoá trên thị trường Từ đó hàng hoá được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay sửdụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3 - Lựa chọn phương án đầu tư
Với chính sách mở của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để cóđược các dự án đầu tư hơn Vấn đề là doanh nghiệp phải xem xét nên lựa chọnphương án nào, bởi vì quyết định đầu tư của doanh nghiệp có tính chiến lược, nóquyết định tương lai và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc ra quyếtđịnh đầu tư cần dựa trên cơ sở xem xét các chính sách kinh tế và định hướng của nhànước, thị trường và sự cạnh tranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến
bộ của khoa học công nghệ, độ vững chắc và tin cậy của đầu tư, khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp
Bên cạnh quá trình lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả của vốn đầu tưphụ thuộc nhiều vào việc dự toán đúng đắn về vốn đầu tư Bởi vì, nếu đầu tư vốnquá mức hoặch đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn chodoanh nghiệp Nếu đầu tư quá it sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ khả năng đápứng đủ các đơn đặt hàng, từ đó có thể mất thị trường do không đủ sản phẩm bán
4 - Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt : Năng lực quản lý tàichính và năng lực quản lý sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhàquản lý doanh nghiệp không có những phương án sản xuất hữu hiệu, không bố tríhợp lý các khâu, các trình độ lao động, các giai đoạn sản xuất sẽ gây lãng phí nguồnlực, vốn, vật liệu Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém
và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong quản lý tài chính, nhàquản trị tài chính phải xác định được nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấuhợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất Nếu
cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng,vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảmkhả năng luân chuyển vốn Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý hành chính yếukém và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nói tóm lại, nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì
có nhiều Tuỳ theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh cũng như mội trường hoạt
Trang 17động của từng doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng tác động của chúng có thểkhác nhau Do đó, việc nhận thức đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp kip thời, hữu hiệu để nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
1.1.4 - Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Do đó mà cách thức đo lường, tính toán và đánh giá hiệu quả cũng là khác nhau.Đồng thời những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpcũng là khác nhau tùy đặc điểm của doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực kinhdoanh và tùy thuộc vào điều kiện môi trường của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Tuy nhiên, các biện pháp cơ bản mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là:
- Mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm các thị trường mới đi đôi với việc duytrì và củng cố các thị trường truyền thống
- Tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Nâng cao khả năng tổ chức và quản lý của bộ máy quản lý doanh nghiệp
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạtđộng quản lý
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm
1.2 - VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.2.1 - Vai trò tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 - Xác định nhu cầu vốn kinh doanh
* Vốn cố định của doanh nghiệp.
- Khái niệm và đặc điểm vốn cố định.
Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Hay nói cách khác,
số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định vôhình và hữu hình nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh được gọi là vốn cố định củadoanh nghiệp
Trang 18Như phân tích ở trên, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, sự vậnđộng tài sản cố định có những đặc điểm sau:
+ Về mặt hiện vật: Tài sản cố định tham gia hoàn toàn và nhiều lần vào quátrình sản xuất kinh doanh
+ Về mặt giá trị: Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần và được chuyểndịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm mà nó tạo ra trong quá trình sản xuất
Do đặc điểm về mặt hiện vật và giá trị của tài sản cố định đã quyết định đếnhình thái biểu hiện của vốn cố định trên hai góc độ đó là: Vốn dưới hình thái hiệnvật và vốn tiền tệ
+ Phần giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển dần vào giá trịcủa sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định Bộ phận giá trị này là yếu tố chi phísản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ Sốtiền khấu hao này được trích lại và tích lũy lại thành quỹ khấu hao TSCĐ nhằm táisản xuất TSCĐ, duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp
+ Phần giá trị còn lại của vốn cố định được cố định “trong hình thái hiện vật”của TSCĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng Phần giá trị này giảm dần qua các chu
kỳ cùng với sự tăng lên của phần vốn tiền tệ Khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng cũng
là lúc phần vốn hiện vật bằng không và phần vốn tiền tệ đạt đến giá trị ứng ra banđầu về tài sản cố định Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp đã có thể đầu tư tài sản cốđịnh mới với giá trị tương để thay thế tài sản cũ Vốn cố định đã hoàn thành mộtvòng luân chuyển
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là điều kiện quan trọng
để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng tích luỹ và phát triểndoanh nghiệp Với vai trò quan trọng như vậy, nên việc nâng cao năng suất, hiệu quả
sử dụng tài sản cố định tức là việc tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố địnhkhông những có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, mà còn góp phần cơ khíhoá, tự động hoá sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất xã hội và phát triển nềnkinh tế quốc dân
- Nguồn vốn cố định
Vốn cố định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn chủ sởhữu, vốn đi vay, vốn liên doanh liên kết
Trang 19* Vốn lưu động
- Khái niệm và đặc điểm
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh TSCĐ, doanh nghiệp luôn có mộtkhối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá tŕnh sản xuất và táisản xuất như: dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sảnphẩm Đó chính là tài sản luu động của doanh nghiệp
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp làcác đối tượng lao động Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuấtkhông giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng laođộng sẽ thông qua quá trình sản xuất tạo nên thực thể của sản phẩm, bộ phận khác
sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất Đối tượng lao động chỉ tham gia vào mộtchu kỳ sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào giátrị sản phẩm
Vốn lưu động chịu sự chi phối bởi tính luân chuyển của tài sản lưu động Phùhợp với đặc điểm của TSLĐ, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừngvận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưuthông VLĐ luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái vật chất khác nhau vàchuyển hoá phần lớn vào giá trị của sản phẩm, phần còn lại chuyển hoá trong quátrình lưu thông VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinhdoanh
+ Khởi đầu vòng tuần hoàn : VLĐ được dùng để mua sắm các đối tượng laođộng trong khâu dự trữ sản xuất ở giai đoạn này vốn đã thay đổi hình thái từ vốntiền tệ sang vốn vật tư (T-H)
+ Tiếp theo là giai đoạn sản xuất: Các vật tư được chế tạo thành bán thànhphẩm và thành phẩm Ở giai đoạn này vốn vật tư chuyển hoá thành thành phẩm vàbán thành phẩm nhờ sức lao động và công cụ lao động (HSX - H’)
+ Kết thúc vòng tuần hoàn: Sau khi sản xuất được tiêu thụ, VLĐ lại chuyểnhoá sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu (H’- T’) (T’ > T)
Trang 20Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt VLĐ có vai trò rất quan trọng Muốnquản lý VLĐ, các doanh nghiệp phải phân biệt được các bộ phận cấu thành VLĐ đểtrên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp
- Nguồn vốn lưu động
Nguồn VLĐ của doanh nghiệp gồm có: Vốn tự có, vốn đi vay và vốn liêndoanh liên kết
1.2.1.2- Cơ cấu vốn kinh doanh
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian khi những điềukiện thay đổi, nhưng tại bất kỳ thời điểm nào cho trước, ban quản lý doanh nghiệpđều có một cơ cấu vốn nhất định và những quyết định tài trợ phải thích hợp với mụctiêu này Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốntối ưu cần đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Có 4 nhân tố tác động đếnnhững quyết định về cơ cấu vốn:
Thứ nhất, rủi ro kinh doanh Đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh
nghiệp Rủi ro kinh doanh càng lớn , tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp
Thứ hai, chính sách thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến nợ
vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế Thuế suất cao sẽ khuyến khíchdoanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên
Thứ ba, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tăng vốn
một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu Các nhà quản lý tài chính biết rằngtài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạtđộng ổn định và có hiệu quả Khi một doanh nghiệp đang trải qua những khó khăntrong hoạt động, những nhà cung ứng vốn muốn tăng cường tài trợ cho nhữngdoanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh Như vậy, nhu cầu vốn tương lai vànhững hậu quả thiếu vốn có ảnh hưởng quan trọng đối với mục tiêu cơ cấu vốn
Thứ tư, sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý Một số nhà quản lý
sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn, trong khi đó, một số khác lại muốn sử dụng vốn chủ
sở hữu
Trang 21Bốn nhân tố trên tác động rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn Với mỗi doanhnghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau Nhiệm vụ củacác nhà quản lý là xác định đảm bảo kết cấu vốn tối ưu.
1.2.1.3- Sử dụng vốn kinh doanh
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh cần tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau:
- Vốn cố định:
+ Quản lý khấu hao tài sản cố định
+ Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản phù hợp
- Vốn lưu động:
+ Quản lý tiền: Tiền là tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất, làphương tiện thanh toán chủ yếu của doanh nghiệp Nhu cầu về tiền của doanhnghiệp thường được xác định bởi nhu cầu dự trữ và nhu cầu giao dịch
+ Quản lý các khoản phải thu:
Khối lượng các khoản phải thu phụ thuộc vào hai yếu tố: Giá trị hàng hóa,dịch vụ và thời gian thu nợ bình quân Thời gian thu nợ càng dài thì khối lượng phảithu tồn đọng càng lớn Khối lượng các khoản phải thu càng lớn thì các chi phí gắnliền với nó càng tăng lên và đặc biệt khả năng không thu hồi được nợ cũng lớn hơn.Chính vì vậy, trong quản lý các khoản phải thu, doanh nghiệp phải có chính sáchsao cho không ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh
+ Quản lý hàng tồn kho:
Tồn kho thường chiếm một khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp Mục tiêuquản lý hàng tồn kho là để thỏa mãn hai yêu cầu: Trước hết, đảm bảo tồn kho cầnthiết không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp;đồng thời giảm thiểu chi phí gắn liền với tồn kho như chi phí đặt hàng, chi phí quản
lý, theo dõi tồn kho Giữa hai loại chi phí này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, nếu khốilượng hàng tồn kho thấp thì sẽ giảm chi phí quản lý, theo dõi Nhưng nếu mức tồnkho thấp thì số lần giao dịch mua sắm sẽ tăng lên và làm tăng chi phí giao dịch
1.2.2 - Kiểm tra và phân tích tài chính
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tác động thúcđẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàngược lại Để tồn tại và phát triển thì các chủ doanh nghiệp cần phải có những đối
Trang 22sách thích hợp, một trong những điều tiên quyết đó là phải nắm vững hoạt động tàichính của doanh nghiệp mình Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tínhchiến lược và để phục vụ cho công tác quản lý, nhà quản trị phải thường xuyênkiểm tra, giám sát tình hình tài chính doanh nghiệp mình cũng như nghiệp mình
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà quản trị công ty
và những người quan tâm thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính,xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến tình hình tài chính của công ty, từ đó nhận diện được hiệu quả kinh doanhcủa Công ty là như thế nào? Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Tổnggiám đốc, Giám đốc tài chính về: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểm tra và thực trạngcác hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Việc kiểm tra giám sát tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc phảiđược tiến hành thường xuyên và liên tục trên nhiều khâu, công đoạn để luôn đảmbảo các nguồn tài chính được sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát và mang lạihiệu quả cao nhất Phân tích tình hình tài chính tại Công ty được thực hiện trên cácnội dung sau:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của các doanh nghiệp qua nguồn vốn
và các loại tài sản dựa trên nguyên tắc tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn
- Phân tích tình hình biến động vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp: Sử dụng cácchỉ tiêu tương đối và tuyệt đối phản ánh tình hình biến động vốn và nguồn vốn cũng như
cơ cấu hình thành tài sản, từ đó đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp,
dự tính được những rủi ro và những tiềm năng về tài chính trong tương lai
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Trong quátrình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh việc thu chi và thanhtoán Song các khoản phải thu, phải trả cần phải có một khoảng thời gian nhất địnhmới hoàn tất được
Tỷ lệ các khoản phải thu so với
Tổng số nợ phải thu
×100 (1.13) Tổng số nợ phải trả
Nếu tỷ lệ này < 100% thì không ảnh hưởng gì tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Nếu tỷ lệ này > 100% thì doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân và kiến
Trang 23Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
Số ngày trong một nămVòng quay các khoản phải thu
Tình hình tài chính tốt hay không được phản ánh ở khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện ở số tiền và tài sản
mà doanh nghiệp hiện có đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp haykhông
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Sửdụng các chỉ tiêu hiệu quả như hiệu quả sinh lời của doanh thu, hiệu quả sinh lờicủa vốn, của chi phí để phân tích
- Phân tích năng lực hoạt động tài chính của doanh nghiệp: Sử dụng các chỉtiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động cũng như hiệu quả sinhlời của chúng để từ đó đánh giá được năng lực khai thác và sử dụng từng loại vốnphục vụ mục đích tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí
Như vậy việc tổ chức tốt công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích tài chínhdoanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bán về hiệu quảkinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệuquả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhântài, vật lực, tài lực của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện cácmục tiêu kinh doanh Đặc biệt luận văn đã tập chung làm rõ tác động của tài chínhtới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc khảo sát thực tế vànghiên cứu ở chương 2 đồng thời đưa ra giải pháp tài chính ở chương 3
(1.14)
(1.15)
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Những năm đầu cơ sở vật chất của xí nghiệp còn nghèo nàn với 50 cán bộ, 50máy khâu đạp chân, hơn 100 công nhân và 400m2 nhà xưởng Lúc đó vốn kinhdoanh của công ty chưa nhiều, mặt hàng chủ yếu là bảo hộ lao động, xuất chủ yếusang Liên xô cũ và Đông âu
- Khi Liên xô cũ tan vỡ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các nước XHCNkhác ở Đông Âu Nhà nước ta bỏ chế độ bao cấp chuyển dần sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp
đã không thể tồn tại do không còn khách hàng và thị trường
Để ủng hộ những bước đầu tiên trong quá trình đổi mới của xí nghiệp, Thành
uỷ Nam Định đã chuyển giao cho xí nghiệp trụ sở làm việc tại 28 Phạm Hồng Thái
- Nam Định, để có diện tích mở thêm nhà xưỏng và nhập dây truyền sản xuất hiệnđại của Nhật bản với công suất trên 1 triệu sản phẩm/ năm
Năm 1997, thực hiện sự đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chính phủ cho phépcông ty sát nhập với xí nghiệp chế biến bông để thực hiện dự án phát triển quy môsản xuất Công ty liên tục nâng cấp, xây dựng mới nhà xưởng và trụ sở làmviệc.Gần đây nhất, công ty đã xây dựng xưởng may 4, 5, 6 gồm hơn 1500 côngnhân và trang thiết bị hiện đại Tháng 7-2004 công ty đã chuyển thành công ty cổphần may Sông Hồng Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành và lớnmạnh của công ty Rất nhiều thương hiệu may mặc nổi tiếng thế giới đã đặt hàngsản xuất với số lượng lớn tại công ty Sông Hồng như: GAP, Old navy, Timberlands,
Trang 25Jcpenny, Spyder, Champion, Sag harbor, Liz Claiborn, Reset, Cabela,s, Benetton,C&A
Tháng 10 năm 2005 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất 4 xưởng may vớidiện tích 7 ha tại thị trấn Xuân Trường Tháng 11 năm 2006 công ty mở văn phòngđại diện tại Hong Kong với mục tiêu nhận trực tiếp đơn hàng từ khách hàng loại bỏkhâu trung gian Công ty cổ phần may Sông Hồng hiện nay được hiệp hội dệt mayViệt Nam bình chọn là một trong mười doanh nghiệp dệt may lớn nhất trong cảnước
2.1.2 - Chức năng và nhiệm vụ của công ty
*Chức năng chính của công ty là gia công may mặc các loại áo jacket, quầnshort và sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp, siêu cao cấp đáp ứng theo nhu cầu theođơn đặt hàng xuất khẩu trong và ngoài nước
- Bảo toàn và phát triển vốn
- Thực hiện và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng cải thiệnđiều kiện làm việc, nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật trình độ chuyênmôn cho người lao động
Trang 26Ban thanh tra
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
* Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Trang 27Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến -chứcnăng đứng đầu là hội đồng quản trị, tổng giám đốc điều hành chỉ đạo trực tiếpxuống các đơn vị sản xuất kinh doanh với sự giúp việc của các phó tổng giám đốc
và tư vấn của các phòng ban chức năng
- Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định cuối cùng mọi hoạt đông sản xuấtkinh doanh của công ty
- Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị là người điều mọi hoạt độnghàng ngày của công ty là đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm trước hộiđồng quản trị về mọi hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hànhchính và phòng tài chính kế toán
Giúp việc cho tổng giám đốc là ba phó tổng giám đốc phụ trách một sốphòng ban và các xưởng sản xuất
- Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính, chịu trách nhiệm về chất lượng vàtrách nhiệm xã hội của công ty
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Là người được tổng giám đốc uỷquyền đầm phán, ký kết hợp đông kinh tế với khách hàng, quản lý điều hành lĩnhvực may, chỉ đạo hoạt động phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòngthương mại quốc tế
- Phó tổng giám đốc phụ trách khu vực SH2: Là người được giao trách nhiệmquản lý và điều hành xưởng bông, xưởng chăn, hệ thống các cửa hàng kinh doanhtổng hợp, cân đối và phát triển thị trường cho các loại sản phẩm chăn ga gối đệmcao cấp, chỉ đạo công tác bản quyền quảng bá nhãn hiệu hàng hoá
- Phòng tổ chức: Có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổchức, tiền lương, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, lập kế hoạch nhu cầu vàtuyển chọn lao động cho công ty Thiết kế và thực hiện quy trình tuyển chọn đào tạo
và bồi dưỡng tổ chức trả lương, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao độngcủa công ty
- Phòng kỹ thuật: Giúp việc cho phó tổng giám đốc, chuẩn bị các tài liệu kỹthuât, dựng mẫu Điều hành và chắp nối các đơn vị trong công ty về lĩnh vực kỹthuật để thực hiện nhiệm vụ do tổng giám đốc giao phó
Trang 28- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm : Chịu trách nhiệm trước tổng giámđốc về công tác thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các loại nguyên phụ liệu sản xuấtsản phẩm của công ty nghiên cứu và đề xuất các giái pháp quản lý chất lượng tiêntiến
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tài chính
kế toán của công ty nhằm sử dụng hợp lý đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sảnxuất của công ty duy trì liên tục và hiệu quả kinh tế cao
- Phòng xuất nhập khẩu: Tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tham mưucho tổng giám đốc nhập khẩu nguyên phụ liệu, phục vụ cho công tác đầu tư pháttriển và ổn định sản xuất, đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của công ty ra nướcngoài
- Phòng hành chính: Thực hiện công tác lễ tân, cấp phát văn phòng phẩm hàngtháng, quản lý và sử dụng máy pho to, máy fax phục vụ cho mọi hoạt đông sảnxuất kinh doanh của công ty
- Phòng thương mại quốc tế: Có chức năng khai thác các nguồn hàng, kháchhàng để làm theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm Soạn thảo, kiểm tracác văn bản pháp lý về hợp đồng, về giao nhận vật tư hàng hoá, xuất nhập khẩu, các
bộ chứng từ nhận và trả tiền, các điều khoản thanh toán và đôn đốc việc trả tiền củakhách hàng
- Phòng cơ điện: Trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, đồdùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty Kiểm tra
và hướng dẫn cho cán bộ công nhân viển trong các đơn vị thực hiện các qui trình vềvận hành thiết bị, an toàn lao động
- Phòng bảo vệ: Nghiên cứu các qui định của nhà nước, các cấp và ngành công
an về đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm và tìnhhuống khác có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy
an toàn trong công ty
- Bộ phận thanh tra: Căn cứ vào chất lượng hàng kiểm, kết hợp với các đơn vịngăn chặn các sai hỏng phát sinh Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đónghàng Kiểm lượng hàng, bao bì, qui cách đống gói trước khi xuất khẩu
Trang 29- Bộ phận thị trường SH2: Thiết kế, nghiên cứu mẫu mã chăn ga gối cao cấpđáp ứng với yêu cầu của thị trường Xây dựng kế hoạch sản xuất mở rộng thị trườngđối với các mặt hàng này Chuẩn bị nguyên phụ liệu, đảm bảo cho kế hoạch sảnxuất.
- Xưởng may: Có nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch đến từng bộ phận
từ mẫu, cắt, may và hoàn thiện trong đơn vị đảm bảo kế hoạch sản xuất của công ty
- Xưởng bông - giặt: Có chức năng thực hiện các kế hoạch sản xuất bông theocác đơn đặt hàng Quản lý và sử dụng thiết bị theo yêu cầu của công ty Tổ chứcthực hiện kế hoạch giặt cho các đơn vị trong công ty đảm bảo chất lượng và đúngtiến độ
- Xưởng chăn: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất chăn- ga- gối -đệm đảmbảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu của khách hàng
2.1.3 - Một số đặc điểm nguồn lực của công ty.
2.1.3.1 - Đặc điểm về nguồn nhân lực
Công ty có đội ngũ lao động đông đảo bao gồm nhiều loại nhiều trình độ taynghề khác nhau: Đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân và lao động giản đơn Tuynhiên, với qui mô sản xuất, thị trường hoạt động như hiện nay thì số lượng ngườilao động tốt nghiệp đại học và cao đẳng hiện có ở công ty còn ít
Lao động trong công ty nữ nhiều hơn nam Thực tế số nữ tập trung chủ yếu ở
bộ phận sản xuất trực tiếp Số lao động trực tiếp chiếm từ 78% đến 84% , chứng tỏ
bộ máy của công ty gọn nhẹ Điểm yếu về công tác nhân sự trong công ty là cácchính sách nhân sự chưa chủ động phát triển yếu tố con người mà thiên về đánh giácông việc
2.1.3.2 - Đặc điểm mặt hàng và thị trường
* Đặc điểm về công nghệ sản phẩm
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực gia công may mặc,Công ty cổ phần may Sông Hồng đã xây dựng được qui trình sản xuất gia công rấttốt Bên cạnh đó, để thâm nhập vào thị trương chăn ga gối đệm công ty đã đầu tưmột dây chuyền sản xuất mặt hàng này, đây là dây chuyền sản xuất liên tục
Trang 30Áo mẫu Thống nhất mẫu với
Khách hàng
Phòng kỹ thuật
Duyệt mẫu đối
- Qui trình sản xuất sản phẩm may mặc:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm may mặc
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật- công ty cổ phần may Sông Hồng)
* Đặc điểm sản phẩm của công ty:
- Sản phẩm may mặc:
+Áo jacket: 3lớp, 2lớp, 1lớp và áo lông vũ các loại ( chiếm 60%)
+ Quần nam nữ (quần dài và short ), quần áo trẻ em (chiếm 30% )
+ áo vest nữ (chiếm 9% )
Mẫu dập Tài liệu kỹ thuật SH
Xưởng tạo mẫu đối
Gửi mẫuxuốngxưởng
Sản xuấtHoàn thiện
KCS Hoàn thành đống gói Xuất hàng
Trang 31- Sản phẩm quần dài và quần short cũng là sản phẩm được nhiều công ty nổitiếng trên thế giới đặt may tại công ty Hiện nay công ty cũng đang nỗ lực tìm kiếm
thêm nhiều đơn hàng hơn nữa đối với sản phẩm này
- Sản phẩm quần áo trẻ em : Là mặt hàng mới sản xuất tại công ty trong vàinăm gần đây
- Sản phẩm chăn ga gối đệm: Trong những năm qua, thị trương chăn ga gốiđệm chủ yếu là do các hãng của Trung quốc, Hàn quốc, Thái lan và các sản phẩm
sản xuất thủ công chiếm lĩnh, giá cả các sản phẩm này lại biến động thất thường
Nhìn nhận được điều đó, công ty mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất chăn ga gối
đệm Sông hồng, nguyên liệu bông nhập từ Hàn quốc, Thái lan vỏ bọc sản xuất trong
nước Vì vậy, sản phẩm của công ty có giá cả hợp lý và chất lượng không thua kém
các sản phẩm ngoại nhập khác Hiện nay công ty đang tích cực cải tiến mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới
2.2.1 - Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng
Tình hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng 2.1: Kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng (Trang sau)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng trong
ba năm 2007 - 2009
Chênh lệch Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
1- Doanh thu thuần 722,962,821 944,630,946 845,734,624 221,668,125 30.66% -98,896,322 -10.47%
Trang 322- Giá thành sản phẩm 663,749,388 827,141,482 700,450,205 163,392,094 24.62% -126,691,277 -15.32% 3- Lợi nhuận gộp 59,213,433
117,489,4
64 145,284,419 58,276,031 98.42% 27,794,955 23.66% 4- Tổng chi phí từ HĐKD 50,448,615 93,800,982 96,279,356 43,352,367 85.93% 2,478,374 2.64% 5- Lợi nhuận thuần từ HĐKD 8,764,818
23,688,4
82 49,005,063 14,923,664 170.27% 25,316,581 106.87% 6- Lợi nhuận khác - 661,963 621,934 933,480 1,283,897 -193.95% 311,546 50.09% 7- Tổng lợi nhuận trước thuế 8,102,855 24,310,416 49,938,543 16,207,561 200.02% 25,628,127 105.42% 8- Thuế thu nhập DN 2,268,799 6,806,916 12,484,636 4,538,117 200.02% 5,677,719 83.41% 9- Lợi nhuận sau thuế 5,834,056
17,503,5
00 37,453,907 11,669,444 200.02% 19,950,408 113.98%
(Nguồn: Báo cáo tài chính ba năm 2007 -2009 của Công ty cổ phần
may Sông Hồng
Trang 33Hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa cáccông ty, buộc công ty phải xác định cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh phùhợp với khả năng của mình Mặc dù trải qua không ít khó khăn, nhưng trong thời gianqua công ty CP may Sông Hồng đã đạt được những thành công nhất định.
Từ năm 2007 đến 2008 doanh thu thuần của công ty tăng lên nhanh chóng Năm
2008, tốc độ tăng của doanh thu thuần so với năm 2007 là 30,7% tương ứng221.668.125 nghìn đồng Có được điều này là do công ty khai thác tốt thị trường và cácbiện pháp marketing khác, vì vậy năm 2008 doanh thu đạt kỷ lục là 944.630.946 nghìnđồng Nhưng sang năm 2009 doanh thu chỉ đạt 845.734.624 nghìn đồng với tốc độgiảm 10,5% so với năm 2008 đó là do sức mua của thị trường đã bị giảm sút
Trong thời kỳ từ năm 2007 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận bìnhquân là 126,8%/ năm, một tốc độ tăng trưởng rất cao đối với một doanh nghiệp Điềunày cho thấy các chiến lược sản xuất kinh doanh và việc thực hiện các chiến lược nàycủa công ty là tương đối tốt trong những năm vừa qua Năm 2008 lợi nhuận của công
ty đạt một tốc độ tăng trưởng rất cao với mức tăng trưởng 200 % tương ứng 16.207.561ngàn đồng So sánh với công ty cổ phần may Nhà Bè năm 2008 so với năm 2007 là9,1% Qua đó để thấy được sự tăng trưởng vượt bậc của công ty cổ phần may SôngHồng trong năm 2008 Sang đến năm 2009, mặc dù doanh thu thuần giảm so với năm
2008 nhưng lợi nhuận vẫn tăng với tốc độ tăng 105,4 % tương ứng 25.628.127 nghìnđồng là do công ty đã tiết kiệm được chi phí làm hạ giá thành sản phẩm nhưng chấtlượng vẫn đảm bảo, đồng thời giá bán sản phẩm lại tăng lên do đó lợi nhuận vẫn tăng
Có thể nói thông qua chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta có thể đánh giá hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là rất tốt
2.2.2 - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
2.2.2.1 - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đượ thể hiện ở bảng 2.2: Hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh (Trang sau)
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Trang 34ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Doanh thu thuần
722,962,82
1
944,630,94
6 845,734,624 221,668,125 30.66% -98,896,322 -10.47% Lợi nhuận sau thuế 5,834,056 17,503,500 37,453,907 11,669,444 200.02% 19,950,407 113.98% Vốn kinh doanh bình quân 302,729,675 305,090,398 343,875,526 2,360,723 0.78% 38,785,128 12.71% Vốn CSH bình quân 31,712,229 40,607,189 66,077,946 8,894,960 28.05% 25,470,757 62.72% Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 2.39 3.10 2.46 0.71 29.65% -0.64 -20.57%
Tỷ suất LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu 18.40% 43.10% 56.68% 24.71% 134.30% 13.58% 31.50%
(Nguồn: Báo cáo tài chính ba năm 2007 -2009 của Công ty cổ phần may Sông
Hồng)
Trang 35Theo số liệu trong bảng ta nhận thấy quy mô kinh doanh được mở rộng và hiệuquả hoạt động của Công ty cổ phần may Sông Hồng tương đối ổn định qua các năm
2007, 2008, 2009 Cụ thể tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân cao, năm 2008 sovới năm 2007 tăng 2.360.723 nghìn đồng, tương ứng 0,78%; năm 2009 so với năm
2008 tăng 38.785.128, tương ứng 12,71% Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc
độ tăng doanh thu (năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu là 30,66%trong khi đó, tốc độ tăng của lợi nhuận là 200,02%) tăng gấp hơn 6 lần Còn năm 2009
so với năm 2008, mặc dù doanh thu giảm 10.47% nhưng lợi nhuận lại tăng 113,98%.Nguyên nhân doanh thu giảm là do số lượng hàng tiêu thụ giảm nhưng do Công ty vẫnkiểm soát tốt chi phí nên lợi nhuận đã tăng lên Để đánh giá cụ thể hơn ta tiến hànhnghiên cứu các chỉ tiêu bộ phận
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Từ 2007-2009, tỷ suất lợi nhuận vốn kinhdoanh tăng dần từ 1,93% lên 5,74% và đạt 10,89% vào 2009 Chỉ số này càng caochứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty càng tăng Điều đó cho thấy,hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2007- 2009 rất tốt, theo chiều hướng đilên Năm 2007, chỉ tiêu tỷ suât lợi nhuận VKD của công ty cổ phần may Sông Hồng là1,93%, tức là công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh sẽ thu về được 1,93 đồng lợinhuận sau thuế Chỉ tiêu này không hẳn là cao nhưng sang đến năm 2008 đã tăng lêngấp gần 3 lần đạt 5,74% (tăng 3,81%) và đến năm 2009 đã tăng lên đến 10,89% (tăng5,15% so với năm 2008) So sánh với công ty may Nhà Bè thì chỉ tiêu này với số liệutrung thấp hơn hẳn nhưng so bình ngành thì năm 2007 mức trung bình ngành là 7%;năm 2008 là 5,1% và năm 2009 là 5,6% Nghĩa là trong năm 2007 thì chỉ tiêu này còn
xa mới đạt được mức trung bình ngành nhưng đến năm 2008 và năm 2009 thì chỉ tiêunày của Công ty đã bắt kịp và còn vượt xa mức trung bình ngành, đặc biệt trong năm
2009 Điều này càng thể hiện sự phát triển của công ty trong những năm qua Nguyênnhân chỉ tiêu lợi nhuận VKD của công ty tăng trong các năm này là do doanh số củacông ty tăng mạnh do mở rộng thị trường và tìm thêm được nhiều khách hàng mới, kýcác hợp đồng gia công may mặc cho một số khách hàng lớn trong nước và nước ngoài
Trang 36Nhìn chung qua chỉ tiêu này ta cũng có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa công ty tăng tương đối ổn định vào giai đoạn 2007-2009
Có thể nói đối với các doanh nghiệp, họ rất quan tâm đến hiệu quả của vốn chủ sởhữu được thể hiện quan chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Bởi vì chỉ tiêu tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp biết được một đồng vốn chủ sở hữu
bỏ ra kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây là chỉ tiêuphản ánh mức sinh lời của vốn chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp khác nhau một cách tương đối chính xác Nếu như một doanh nghiệp cómức doanh lợi của vốn chủ sở hữu thấp hơn thì chủ doanh nghiệp đó đầu tư kém hiệuquả hơn, và nếu như mức doanh lợi của vốn chủ sở hữu thấp hơn mức lãi suất tiền gửingân hàng thì có thể coi doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 18,4% , nghĩa là 100 đồng vốnchủ sở hữu của công ty bỏ ra sẽ thu được 18,4 đồng lợi nhuận sau thuế Đây có thể nói
là một tỷ lệ tương đối cao so với một số doanh nghiệp nhưng so với mức trung bìnhngành thì lại kém hơn bởi vì trong năm 2007 mức trung bình ngành đạt 19% Năm
2008 công ty đã đạt được mức tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu rất cao ở mức 43,1%tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2007 (tăng 24,71%) trong bối cảnh chỉ tiêu này củatrung bình ngành lại đang tụt dốc chỉ đạt 10% Sang đến năm 2009 chỉ tiêu này vẫn tiếptục tăng và đạt 56,68 (tăng 13,58% so với năm 2008) Điều này thể hiện HQKD củadoanh nghiệp tăng lên một cách bền vững và ổn định chứ không phải chỉ đột biến ởmột năm nào đó
Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2007, 2008 và đặc biệt năm 2009cũng tương tự như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty Chỉ tiêu tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng vừa khẳng định vòng quay vốn của công ty tănglên, đồng thời cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận thực so với số vốn của công ty tăng lên,đây là điều mà chủ sở hữu đặc biệt quan tâm
Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp cho biết tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất tự tài trợ càng lớn tức là vốn chủ sở
Trang 37hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng nhiều, và điều này phảnánh hai mặt khác nhau Thứ nhất, tỷ suất tự tài trợ lớn thường thể hiện mức độ bềnvững trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp không bị phụthuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ bên ngoài Thứ hai, tỷ suất tự tài trợ lớn cũngthể hiện là doanh nghiệp không biết huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, không tậndụng được khả năng có thể chiếm dụng được và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trongviệc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta thấy được trong những năm vừa qua nguồnvốn kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng tăng liên tục qua các năm; cùngvới đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng đều Năm 2007, tỷ suất tự tài trợ của công ty
là 0,1 tức là trong nguồn vốn kinh doanh của công ty thì có 10% là vốn chủ sở hữu;năm 2008 là 13% Và đến năm 2009 tỷ lệ này là 19% Nhìn chung chỉ tiêu tỷ suất tự tàitrợ của công ty luôn tăng trong các năm gần đây và luôn duy trì ở mức trên 10% điềunày chứng tỏ công ty đang cố gắng để dần dần tự chủ về mặt tài chính nhưng so vớimức trung bình ngành thì chỉ tiêu này của công ty là rất thấp năm 2007 trung bìnhngành là 39%; năm 2008 là 36% và năm 2009 là 38% Từ chỉ tiêu này ta còn tính được
tỷ số nợ trên vốn kinh doanh của công ty năm 2007 là 90% (gấp 9 lần vốn chủ sở hữu),năm 2008 là 87% và năm 2009 là 81% (gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu) có nghĩa là mức
độ sử dụng nợ của công ty rất cao so với vốn chủ sở hữu điều này khiến cho công typhụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ về tài chính cũng như khả năng còn được vay
nợ của công ty là rất thấp Dù sao thông qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá về hoạtđộng của công ty trong thời gian qua là tương đối tốt Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữutăng đều qua các năm chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh tốt và có tích lũy để tăngvốn chủ sở hữu qua các năm Đồng thời, tỷ suất tự tài trợ tăng lên dù với tốc độ khôngcao cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty mang tính bền vững và lâu dài Qua phân tích các chỉ tiêu trên có thể nói rằng tình hình sử dụng vốn của Công tyvẫn đạt hiệu quả nhưng có đang chuyển biến theo chiều hướng tốt không thì phải xemxét thêm qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn
Trang 382.2.2.2 - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cần đánh giá được
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Hồng bởi vì nó gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của Công ty, qua đó chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu trong quá
trình sản xuất kinh doanh Từ đó đòi hỏi Công ty phải đưa ra được những giải pháp
phát huy những mặt mạnh và hạn chế tối thiểu những tồn tại trong quá trình tổ chức sử
dụng vốn tại Công ty Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được
chính xác thì ta phải tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn đó là vốn
cố định và vốn lưu động
1- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện trong bảng 2.3 (Trang sau)
Trong cơ cấu vốn của Công ty, vốn cố định chiếm tỷ lệ tương đối cao Vì vậy,
để có thể tồn tại và phát triển thì Công ty phải tìm cách khai thác vốn cố định sao cho
có hiệu quả nhất Để đánh giá việc sử dụng vốn cố định tại Công ty có hiệu quả hay
không ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định (số vòng quay VCĐ) Trong một
công ty VCĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt Vì cứ sau mỗi một
vòng quay như vậy thì VCĐ lại tiếp tục tham gia vào một chu kỳ sản xuất tiếp theo, lại
tạo ra được lợi nhuận mới, tổng lợi nhuận đem lại chô công ty càng lớn,công ty càng
phát triển hơn Chính vì tầm quan trọng như vậy, nên các doanh nghiệp luôn chú trọng
đẩy nhanh vòng quay VCĐ
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần may Sông Hồng
ĐVT: 1.000 đồng
Trang 39Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch Năm 2008/2007 Tuyệt đối % Doanh thu thuần
722,962,82
1
944,630,94
6 845,734,624 221,668,125 30.66% Lợi nhuận sau thuế 5,834,056 17,503,500 37,453,907 11,669,444 200.02% Vốn cố định bình quân 169,368,532 163,666,593 153,902,437 -5,701,940 -3.37% Hiệu suất sử dụng vốn cố định BQ 4.27 5.77
Trang 40Theo số liệu trong bảng ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2007 là 4,27 tức là
cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất sẽ tạo ra 4,27 đồng doanh thu thuần hay trongmột kỳ kinh doanh VCĐ quay được 4,27 vòng Năm 2008, hiệu suất sử dụng VCĐtăng lên 5,77 (tăng 1,5 tương ứng với 35,21%) Tuy nhiên sang đến năm 2009, chỉ tiêunày giảm xuống chỉ còn 5,5 (giảm 0,28 tương ứng 4,79%) Nguyên nhân làm cho hiệusuất sử dụng VCĐ năm 2008 tăng so với năm 2007 là do doanh thu thuần của Công tytăng rất cao, tăng 221.668.125 nghìn đồng tương ứng 30,66% trong khi đó VCĐ lạigiảm 5.701.940 nghìn đồng, tương ứng 3,37%, còn năm 2009, chỉ tiêu này giảm là dodoanh thu thuần giảm so với năm 2008 là 98.896.322 nghìn đồng, tương ứng 10,4%.Mặc dù VCĐ cũng giảm (giảm 9.764.156 nghìn đồng, tương ứng 5,97%) nhưng tốc độgiảm của doanh thu thuần giảm nhanh hơn tốc độ giảm của VCĐ
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 3,44% , tức là cứ 100 đồng vốn cốđịnh tham gia vào sản xuất sẽ tao ra được 3,44 đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này làtương đối cao do đặc điểm của công ty là sản xuất kinh doanh Chúng ta cũng biết
cơ cấu vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh của công ty luôn ở mức trên 50% vànăm 2007 và 2008 Năm 2008 thì chỉ tiêu này tăng vượt bậc đạt được mức 10,69%tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2007, năm 2009 đạt 24,34% So với trung bìnhngành thì năm 2007 trung bình ngành là 14%, năm 2008 là 8,9% và năm 2009 là9,2% Như vậy trong năm 2007 thì chỉ tiêu này của công ty còn kém xa so với trungbình ngành nhưng đến năm 2008, đặc biệt là năm 2009 thì đã vượt xa được mứctrung bình ngành Tuy nhiên chúng ta cũng không đồng nghĩa rằng chỉ tiêu sức sinhlợi của vốn cố định cao thì chúng ta tăng đầu tư vào vốn cố định sẽ tăng được lợinhuận lên rất nhiều Bởi vì lợi nhuận tăng là do nhiều yếu tố khác nhau, và cơ cấuvốn của doanh nghiệp cũng phải hợp lý thì mới mang lại hiệu quả trong hoạt động
2 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện trong bảng 2.4 (Trang sau)