Sản phẩm thổ cẩm* Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra * Báo cáo thảo luận- Học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ; học sinh khác nhận
Trang 11 Kiến thức : Giới thiệu và nêu được hoạt động của các làng nghề dệt thổ cẩm ở
tỉnh Thanh Hoá hiện nay
Trình bày được di sản văn hoá thổ cẩm trong đời sống; các công đoạn dệt thổ cẩm(trồng bông, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm, )
- Chăm chỉ: - Tự hào, trân quý, có biện pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá của nghề dệt thổ cẩm;
- Trách nhiệm: Tuyên truyền và quảng bá về nghề dệt thổ cẩm nhằm góp phần
phát triển kinh tế cho địa phương
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu:Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bàihọc Học sinh nâng cao năng lực quan sát đánh giá nghề dệt thổ cẩm ở Thanh Hoá
b Nội dung: Cho học sinh quan sát tranh ảnh, video và trả lời các câu hỏi theo yêu
cầu của giáo viên
c Sản phẩm:
Các ảnh chụp những hình ảnh về những tư liệu về nghề dệt thổ cẩm ở Thanh Hoá.Những hoạt động đó góp phần giúp cho con người hiểu rõ nghề dệt thổ cẩm xứThanh
d Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
Quan sát hình ảnh, xem video clip:
Trang 2Hình 5.1 Mô hình dệt thổ cẩm (xã Cao Ngọc,
huyện Ngọc Lặc Hình 5.2 Sản phẩm thổ cẩm
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra
* Báo cáo thảo luận
- Học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ; học sinh khác nhận xét, bổ sung,điều chỉnh
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm ở tỉnh Thanh Hoá
a, Mục tiêu:
Học sinh biết được vai trò và giá trị của nghề dệt thổ cẩm
b Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và những kiến
thức liên quan để hiểu được tư liệu là những giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm
c Sản phẩm học tập
- Hình ảnh và các bài viết về nghề dệt thổ cẩm
d Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Thổ cẩm là gi? Thổ cẩm có ý nghĩa
như thế nào trong đời sống của
người Mường, người Thái ở tỉnh
Thanh Hoá?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ theo hệ thống
câu hỏi giáo viên đề ra
* Báo cáo kết quả
- Học sinh phát biểu ý kiến
1 Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm ở tỉnh Thanh Hoá
- Thổ cẩm là sản phẩm dệt thủ côngtruyền thống với hoa văn đa dạng, màusắc rực rỡ, mang đậm bản sắc văn hoádân tộc từ lâu đã xuất hiện trong đờisống của đồng bào dân tộc thiểu sốtrong cả nước, trong đó có đồng bàodân tộc thiểu số Thanh Hoá
- Nghề dệt thổ cẩm thể hiện bản sắc văn
Trang 3- Học sinh tiến hành nhận xét, giáo
viên gợi ý, hướng dẫn
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đánh giá chuẩn kiến
thức
hoá, nhất là thể hiện sự khéo léo, tinh
tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộcThái, dân tộc Mường xứ Thanh
- Xưa kia, trồng bông, nhuộm chàm,dệt vải thổ cẩm là công việc thườngxuyên của phụ nữ các dân tộc thiểu số
ở Thanh Hoá
- Nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắnvới bản sắc văn hoá, trao truyền từ đời
bà cho mẹ, mẹ truyền cho con gái.Theo phong tục của người Mường,người Thái, con gái về nhà chồngphải tự tay dệt từ 6 – 12 món đồ(váy, áo, chăn, đệm, khăn piêu, gối,…)làm của hồi môn cho nhà chồng Việctặng gia đình chồng của hồi môn vừa
có ý nghĩa vừa để giới thiệu với nhàchồng sự khéo léo, đảm đang của côdâu, vừa là cách để báo hiếu với giađình chồng Ngày cô dâu về nhàchồng, bộ đồ thổ cẩm được gia đìnhchồng nhận rất trân trọng, bày ở giangiữa nhà như một cách để gia đình nhàchồng đánh giá sự trưởng thành, khéoléo, kiên trì, nhẫn nại, của cô dâu.Trong khi đó, phòng ngủ của vợchồng, cô dâu vắt trên sào bộ váy áođẹp nhất như một biểu tượng về sự cần
cù, chịu khó, tỉ mỉ, tinh tế của người
vợ Ngày xưa, nhà nào có phụ nữ đều
có khung dệt; mỗi cô con gái được giađình dành cho một khung dệt riêng,nhà có đông con gái số khung dệt càngnhiều Vì thế, hầu hết phụ nữ dân tộcMường, dân tộc Thái ở xứ Thanh đềubiết dệt thổ cẩm từ nhỏ
TIẾT 20 Ngày dạy:… /……/2024
Hoạt động 2: Quy trình dật thổ cẩm
a, Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các quy trình dệt thổ cẩm
Trang 4b Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh,
video để tìm hiểu kiến thức: xem video
- Học sinh hoạt động cá nhân:
Hãy cho biết quy trình để tạo ra
một sản phẩm dệt thổ cẩm của
dân tộc Mường, Thái ở Thanh
Hoá? Theo em công đoạn nào
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá
kết quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh Kết
luận lại nội dung
2 Quy trình dệt thổ cẩm
– Dụng cụ dệt thổ cẩm, gồm có:khung cửi, khung dệt, máy may,
Hình 5.3 Khung cửi Hình 5.4 Quay xa kéo
sợi
Hình 5.4 Quay xa kéo sợi
Hình 5.6 Máy may tạo sản phẩm
- Chuẩn bị nguyên liệu: trồng dâunuôi tằm, bật bông, se sợi, nhuộmmàu vải, nhuộm màu chỉ, dệtvải, Trước kia, để thổ cẩm cómàu sắc tự nhiên, người dân tìmcác nguyên liệu lấy từ củ, quả, lácây, vỏ cây nhuộm thành sắc màu
đa dạng cho màu vải, màu chỉ.Hiện nay, hầu như nguyên liệu đãđược nhuộm trước màu cho vải,chỉ, nên dệt thổ cẩm đã được rútngắn công đoạn
- Các công đoạn dệt thổ cẩm, gồm:kéo sợi, đưa sợi vào khung vuôngchạy quanh 8 – 10 ống chỉ để sesợi Sợi được se xong đưa lênkhung chừng 15 – 20 m, bỏ sợi vàokhổ co, lên cuốn cố định từng sợi
Trang 5vào khung cửi, đánh hoạ tiết hoavăn theo yêu cầu rồi dệt xuyên suốt
cả quá trình
- Các hoạ tiết chủ yếu là: cây, hoa,con vật, gắn bó với đời sống sinhhoạt hằng ngày của người dân
Hình 5.7 Nuôi tằm Hình 5.8 Se sợi
Hình 5.9 Kéo sợi Hình 5.10 Dệt thổ
cẩm
Hình 5.11 Tạo hoa văn Hình 5.12 Chỉnh sửa và hoàn thiện sản
phẩm
TIẾT 21 Ngày dạy:… /……/2024
Hoạt động 3 3 Một số sản phẩm dệt thổ cẩm ở Thanh Hoá
a Mục tiêu: Học sinh hiểu được về giá trị của nghề dệt thổ cẩm
b Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh để
tìm hiểu kiến thức Học sinh xác định được những tư liệu có giá trị lịch sử văn hóa
c Sản phẩm học tập
Tư liệu học sinh thấy được giá trị lịch sử văn hóa của nghề dệt thổ cẩm để từ đó
có hướng phát huy bảo tồn giá trị của nghề
d Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Giao nhiệm vụ học tập 3 Một số sản phẩm dệt thổ cẩm ở
Trang 6- Kể tên một số cơ sở sản xuất thổ
cẩm ở Thanh Hoá mà em biết.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên
quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh Kết luận lại
nội dung
Thanh Hoá
- Sản phẩm thổ cẩm truyền thốnggồm trang phục, đồ dùng sinhhoạt trong gia đình, như: váy áo,chăn mền, mặt gối, đệm, mặtchăn, cạp váy,… Ngày nay, theonhu cầu của thị trường, nghề dệtthổ cẩm phát triển theo nhiềuhướng, sản phẩm đa dạng, mẫu
mã phong phú, có tính ứng dụngcao như: túi xách, túi chống sốcmáy tính, bao điện thoại, khănchoàng, mặt gối, vỏ chăn, mặtđịu,
- Sản phẩm dệt thổ cẩm của nhiều
cơ sở như: Bảo Hằng, ChiềngKhạt (xã Đồng Lương, huyệnLang Chánh), đã được tham giatrưng bày, giới thiệu tại nhiều hộichợ, triển lãm và từ đó người dân,
du khách trong và ngoài tỉnh cóđiều kiện biết đến những sản phẩmđộc đáo này
Một số sản phẩm dệt thổ cẩm
TIẾT 22 Ngày dạy:… /……/2024
Hoạt động 4: 4 Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm ở xứ Thanh
a Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là Bảo tồn và phát huy giá trị của nghề
Trang 7* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá
kết quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh Kết
luận lại nội dung
4 Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm ở xứ Thanh
a Thực trạng:
- Nghề dệt thổ cẩm truyền thốngmang đậm bản sắc văn hoá và làniềm tự hào của người dân xứThanh Với đôi bàn tay tài hoa, ócsáng tạo, sự cần mẫn, khéo léo, tinhtế, người phụ nữ dân tộc Mường,dân tộc Thái đã dệt nên những tấmthổ cẩm sắc màu sặc sỡ, hoa vănđộc đáo, mang đậm bản sắc vănhoá của dân tộc
- Tuy nhiên, theo dòng chảy thờigian, nghề dệt thổ cẩm đứng trướcnguy cơ dần bị mai một Khung cửilần lượt bị dỡ bỏ Số làng dệt thổcẩm càng thưa vắng dần trong cuộcsống Chỉ còn một số ít người biếtnghề dệt và số nghệ nhân dệt chủyếu ở độ tuổi trung niên, cao tuổi.Với mong muốn bảo tồn, gìn giữsản phẩm thổ cẩm truyền thống,hiện chỉ còn một số làng dệt thổcẩm duy trì Nghề dệt thổ cẩm hiệnnay đang đối mặt với nhiều khókhăn, thiếu tính bền vững
b Nguyên nhân:
- Do biến đổi trong các nguyên liệudệt, cơ cấu sản phẩm dệt so vớitruyền thống Trước đây, nguồnnguyên liệu dệt thổ cẩm chính làbông Nhưng hiện nay, thực hiệnchính sách giao đất giao rừng củaNhà nước, đồng bào đã cam kếtkhông phát nương, làm rẫy, trồngbông trên địa phận rừng được quản
lí, vì thế, bông không được trồng và
hệ quả tất yếu là không còn nguồn
Trang 8nguyên liệu tự nhiên.
- Xã hội phát triển, sản phẩm maymặc công nghiệp ngày càng phongphú, việc trao đổi mua bán diễn ra
dễ dàng Sợi bông tự nhiên đã đượcthay thế bằng sợi vải công nghiệp.Màu nhuộm sợi truyền thống đủmàu sắc được thay bằng thuốcnhuộm công nghiệp với giá cả hợp
lí, dễ dệt hơn, không tốn nhiều thờigian, công sức, Cuộc sống hiệnđại đã khiến nhu cầu tiêu thụ sảnphẩm thổ cẩm ít đi Người dânkhông còn mặn mà với trang phụcthổ cẩm Trang phục truyền thốngtrong cộng đồng dân tộc Mường,dân tộc Thái có xu hướng giảmdần Hiện nay, nam giới, thanhthiếu niên và trẻ em không sử dụngtrang phục truyền thống, hoặcnhiều người không biết mặc đúngtrang phục của dân tộc mình.Người cao tuổi, trung niên ít mặctrang phục trong ngày thường, chỉmặc trong dịp lễ tết, cưới xin, sựkiện trọng đại Số người biết nghềdệt, may trang phục truyền thốngcòn rất ít Hoạt động trao truyền,giới thiệu trang phục truyền thốngcủa các dân tộc Mường, Thái ítđược tổ chức trong cộng đồng
- Chính quyền địa phương và
Trang 9ngành Văn hoá đã nỗ lực tìmnhiều giải pháp nhằm khôi phục,phát triển nghề dệt thổ cẩm ở một
số địa phương trong tỉnh
- Ngày 10 – 11 2015, Uỷ ban nhândân tỉnh đã ban hành Quyết định số4620/QĐ– UBND phê duyệt Đề án
“Bảo tồn, phát triển nghề, làngnghề truyền thống vùng dân tộcthiểu số tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2016 – 2020”, trong đó có bảo tồnnghề dệt thổ cẩm ở các huyện:Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn,
Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân,Thường Xuân, Cẩm Thuỷ Hỗ trợ 7làng nghề dệt thổ cẩm: làng nghềdệt thổ cẩm bản Chai, bản Cang (xãMường Chanh, huyện Mường Lát);làng nghề dệt thổ cẩm bản Sáng,bản Pùng (xã Quang Chiểu, huyệnMường Lát); làng nghề dệt thổ cẩmbản Ban (xã Hồi Xuân, huyện QuanHoá); làng nghề dệt thổ cẩm thônLặn Ngoài (xã Lũng Niêm, huyện
Bá Thước); làng nghề dệt thổ cẩmthôn Muốt (xã Cẩm Thành, huyệnCẩm Thuỷ)
- Ngày 7 – 6 – 2019, Uỷ ban nhândân tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kếhoạch 130/KH–UBND triển khai
thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá, giai đoạn 2019 – 2030
- Tỉnh Thanh Hoá chú trọng xâydựng, quản lí và phát triển nhãnhiệu tập thể, nhãn hiệu chứngnhận, chỉ dẫn địa lí; đăng kíthương hiệu, quảng bá sản phẩm
Trang 10và tìm kiếm thị trường tiêu thụcho 27 làng nghề truyền thống
- Tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch bảo tồn di sản văn hoá giai đoạn
2020 – 2025, trong đó có khôi phục
và phát triển nghề dệt may, thêutruyền thống của các dân tộc thiểu
số huyện: Ngọc Lặc, Thạch Thành,Cẩm Thuỷ, Bá Thước,
- Tỉnh đã thành lập Hội đồng xétcông nhận nghề truyền thống, làngnghề, làng nghề truyền thống; hằngnăm xây dựng hồ sơ đề nghị xétcông nhận nghề truyền thống, làngnghề và nghề truyền thống Năm
2022 đã xét cho 18 nghề và làngnghề (5 nghề truyền thống, 7 làngnghề, 6 làng nghề truyền thống),trong đó có nghề dệt thổ cẩm bản
Na Chừa (xã Mường Chanh, huyệnMường Lát)
- Ngành Văn hoá, Hội Phụ nữtỉnh đã phối hợp chỉ đạo tổ chứccác lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho
bà con
- Tỉnh Thanh Hoá thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng vàNhà nước đề cao vai trò, vị tríquan trọng của việc phát triểnnghề, làng nghề
- Tỉnh cũng quan tâm tạo vùngnguyên liệu, nghiên cứu nhu cầuthị trường, đảm bảo đầu ra chosản phẩm; Có các chính sách vềvốn để người dân được tiếp cậncác nguồn vốn vay ưu đãi, tiếp tụcđầu tư sản xuất; quan tâm đúngmức và kịp thời quảng bá sảnphẩm cho các làng nghề
Trang 11- Tỉnh cũng chủ trương coi nghềdệt thổ cẩm là một sản phẩm dulịch Xây dựng các làng nghề thổcẩm thành các điểm đến tham quancho khách du lịch Chủ trương gắnnghề dệt thổ cẩm với phát triển dulịch đã được khôi phục, hình thành
ở một số làng nghề, tổ hợp dệt thổcẩm quy mô lớn Tiêu biểu là làngnghề dệt thổ cẩm ở bản Năng Cát(xã Trí Nang, huyện Lang Chánh)gắn với du lịch sinh thái thác MaHao; làng nghề dệt thổ cẩm bảnThanh Xuân (thôn Thác Mạ, xãXuân Cẩm, huyện Thường Xuân)gắn với du lịch hồ Cửa Đặt; làngnghề dệt thổ cẩm (xã Cổ Lũng,huyện Bá Thước) gắn với du lịchsinh thái thác Hiêu,
* Về phía làng nghề
- Thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng và chính quyền,xây dựng các làng nghề thổ cẩmtheo định hướng bảo tồn và pháthuy giá trị di sản; mở rộng cơ sở,xây dựng tổ hợp làng nghề có quy
mô, thu hút nguồn nhân lực pháttriển bền vững; tạo sản phẩm vănhoá, gắn với du lịch;
- Người làm nghề cần tăng cườnghọc hỏi, giao lưu với các làng nghềdệt thổ cẩm trong và ngoài tỉnh;tiếp cận những tiến bộ mới trong kĩthuật và những tiềm năng côngnghệ mới; tăng cường kiến thức vềsản xuất
- Chú trọng xây dựng đội ngũnghệ nhân có trình độ, tay nghềcao vừa đảm bảo duy trì nghềtruyền thống, vừa truyền nghề cho
Trang 12thế hệ trẻ.
- Chú trọng đa dạng mẫu mã, tínhthẩm mĩ, chất lượng sản phẩm,tạo ra các thương hiệu riêng, đáp ứng được nhu cầu của thịtrường, người tiêu dùng
- Đẩy mạnh việc tuyên truyềnthường xuyên, liên tục về ý nghĩa,tính biểu trưng của trang phụctruyền thống làm cho đồng bàocác dân tộc thiểu số hiểu, tự hào
và trân trọng những giá trị vănhoá tốt đẹp của dân tộc mình
Hình 5.14.
Người cao tuổi đang truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho lớp trẻ
Hình 5.15 Lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Như Thanh
tổ chức
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b Sản phẩm học tập: Sản phẩm là phiếu học tập của học sinh
Trang 132.Hãy cho biết thứ tự đúng của các công đoạn dệt thổ cẩm:
a Bật bông, kéo sợi, se sợi
b Đưa lên khung
c Bỏ sợi vào khổ co
d Lên cuốn cố định từng sợi vào khung cửi
e Đánh hoa văn theo yêu cầu
g.Tiến hành dệt
h Nhuộm màu
i Kiểm tra lại sản phẩm
k May, khâu hoàn thành sản phẩm
3 Lựa chọn những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy nghề dệt thổcẩm xứ Thanh? Giải thích vì sao?
a Cơ chế chính sách của chính quyền địa phương
b Ý thức bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của chủ nhân các làngnghề dệt thổ cẩm truyền thống
c Xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan chokhách du lịch
d Tập trung phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với bảo tồn các giá trị vănhoá truyền thống và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địaphương
e Giữ gìn nguyên dạng các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của địaphương Tránh đưa các thiết kế theo mẫu mã hiện đại, cách điệu vào dệtlàm mất giá trị thổ cẩm truyền thống
g Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, trong đóchú trọng vai trò đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm, tri thức từ những nghệnhân cao tuổi có tay nghề cao cho các thế hệ trẻ
Trang 14- HS thực hiện nhiệm vụ theo câu hỏi trả lời cá nhân
* Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung nêu ý kiến cá nhân
Ngày dạy: Theo tiết trong chủ đề
CHỦ ĐỀ 6 THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1885 – 1945)
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức : Nêu được một số thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội của Thanh
Hoá trong thời kháng chiến chống Pháp
- Trình bày được sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá và phong trào kháng chiếnchống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng
2 Năng lực
a Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức và tư duy: Khai thác và sử dụng được thông tin một số tư liệulịch sử của Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở bài học dưới sựhướng dẫn của giáo viên
Trang 15- Năng lực tìm hiểu lịch sử Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp(1885 – 1945): Tìm kiếm và sưu tầm đuợc tư liệu để phục vụ cho bài học và thựchiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tư liệu lịch sử về Thanh Hoá trong thời
- Chăm chỉ: Biết quý trọng giá trị của độc lập, tự do; tự hào về truyền thống chống
ngoại xâm của quê hương
- Trách nhiệm: Tuyên truyền về truyền thống quê hương.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a Mục tiêu:Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bàihọc Học sinh nâng cao năng lực quan sát đánh giá về lịch sử xứ Thanh trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp
b Nội dung: Cho học sinh quan sát tranh ảnh, video và trả lời các câu hỏi theo yêu
cầu của giáo viên
Trang 16Hình 6.1 Di tích lịch sử và văn hoá căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
- Hình ảnh trên gợi mở về thời kì nào trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch
sử Thanh Hoá nói riêng?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
(HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ)
TIẾT 23 Ngày dạy:……/… /2024
Hoạt động 1: Một số thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội của Thanh Hoá trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
a, Mục tiêu:
- Học sinh biết được một số thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội của Thanh Hoátrong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
b Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và những kiến
thức liên quan để hiểu được tư liệu lịch sử Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiếnchống thực dân Pháp
1883 và Hiệp ước 1884?
- Sự hiện diện của bộ máy chính quyền thực dân do viên Công sứ Pháp đóng ngay ở sát bộ máy hành chính cấp tỉnh của Thanh Hoá phản ánh điều gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện theo nhóm, giáo viênquan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kếtquả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhậnxét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
1 Một số thay đổi về chính trị, kinh
tế, xã hội của Thanh Hoá trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
a Chính trị
- Theo Hiệp ước năm 1883 và
1884 triều đình nhà Nguyễn kívới thực dân Pháp, nước ta bịchia làm 3 kì: Nam Kì là đấtthuộc địa của Pháp, chịu sự điềuhành trực tiếp của bộ máy cai trị
và luật pháp chính quốc; Bắc Kì
và Trung Kì là đất bảo hộ củaPháp, vẫn duy trì bộ máy triềuđình Huế dưới sự kiểm soát củathực dân Pháp Trong bối cảnh
đó, Thanh Hoá, vốn được coi làvùng “đất quý hương” (nơi pháttích vương triều Nguyễn, chúaTrịnh, vua Lê), trở thành mộttrong 12 đơn vị hành chính cấp
Trang 17vụ học tập của học sinh Kết luận lại
nội dung
tỉnh của Trung Kì, nằm dưới chế
độ “bảo hộ” của thực dân Pháp,đồng thời chịu sự cai trị trực tiếpcủa triều đình Nguyễn
- Đầu thế kỉ XX, Thanh Hoá có 5phủ, 9 huyện, 5 châu, 1 tổng, vớitổng số 1.983 làng Đến năm
1930, Thanh Hoá có 7 phủ là: HàTrung, Hoằng Hoá, Thọ Xuân,Thiệu Hoá, Đông Sơn, Tĩnh Gia,Nông Cống; có 7 huyện là: NgaSơn, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, ThạchThành, Cẩm Thuỷ, Yên Định,Quảng Xương; có 6 châu là: QuanHoá, Thường Xuân, Lang Chánh,Ngọc Lặc, Như Xuân, Tân Hoá.Tỉnh lị của Thanh Hoá thời thuộcPháp đóng tại Hạc Thành, năm
1889 được triều Nguyễn lập ra thị
xã Thanh Hoá, tới năm 1929 đượcthực dân Pháp nâng cấp lên Thànhphố Thanh Hoá
- Mặc dù tỉnh Thanh Hoá thuộcquản lí của triều đình Huế, nhưngvẫn bị lệ thuộc bởi sự hiện diệncủa dinh Công sứ Pháp đóng ởbên ngoài Hạc Thành
Viên Công sứ
Tổng đốc
Bố chánh Phó
Công sứ
Án sát
Viên quan phủ/
huyện, tri châu
Chánh tổng, lí trưởng
Giám đốc các sở chuyên
môn: tài chính, y tế, giáo
dục, giao thông, công
chính, địa chính,…
Trang 18Bộ máy chính quyền thực dân Pháp
tại Thanh Hoá
Bộ máy hành chính cấp tỉnh của Thanh Hoá
TIẾT 24 Ngày dạy:……/……/2024
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp,
thương mại, giao thông của tỉnh ta
trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp?
- Vì sao thủ công nghiệp của
Thanh Hoá thời Pháp thuộc
không phát triển mạnh?
- Vì sao thương mại của Thanh
Hoá thời thuộc Pháp vẫn kém
phát triển?
- Mạng lưới giao thông ở Thanh
Hoá thời Pháp thuộc có gì mới?
Mục đích của thực dân Pháp khi
mở mang hệ thống giao thông là
gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, giáo viên quan
sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh Kết luận lại
b Kinh tế:
Nông nghiệp: Thanh Hoá là một
tỉnh giàu tiềm năng phát triểnnông nghiệp, nên thực dân Pháp
ra sức khai thác, vơ vét tàinguyên đưa về chính quốc Vớitổng diện tích khoảng 302.752mẫu (tương đương 150.468 ha),gồm đất rừng, núi, trung du,đồng bằng, vùng ven biển, có hệthống sông Mã, sông Chu, vớinhiều yếu tố thuận lợi về thổnhưỡng, khí hậu và nguồn tàinguyên đa dạng, phong phú,Thanh Hoá tiếp tục là một địaphương có thế mạnh nhất vềkinh tế nông nghiệp ở Trung Kìdưới thời Pháp thuộc
Công nghiệp: Thực dân Pháp
đẩy mạnh hoạt động khai thác
gỗ, một số loại gỗ quý hiếm nhưlim, táu, sến, dẻ, trở thànhnguồn lợi hàng hoá nội địa vàxuất khẩu Hàm Rồng là nơi sớmhình thành khu công nghiệp sơkhai ở Thanh Hoá có một trong 3nhà máy diêm lớn nhất ĐôngDương Việc thăm dò, khai thácquặng ở Thanh Hoá tuy có đượcthực dân Pháp tiến hành, song do
ít vốn và thiếu phương tiện vậntải, nên không phát triển mạnh
Chánh tổng, lí trưởng
Giám đốc các sở chuyên
môn: tài chính, y tế, giáo
dục, giao thông, công
chính, địa chính,…
Trang 19nội dung Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp bắt
đầu cho xây dựng thị xã ThanhHoá thành một trung tâm tỉnh lị,với một số công trình cơ sở hạtầng, xây dựng các trụ sở cho bộmáy cai trị Năm 1927, một nhàmáy nhiệt điện do một chủ ngườiViệt xây dựng tại Hàm Rồng cócông suất 310KW/giờ Năm 1930,thực dân Pháp xây dựng nhà máynước và hệ thống đường ống cấpnước trên địa bàn thị xã ThanhHoá
Thủ công nghiệp: Dưới chính
sách cai trị của thực dân Pháp,nhiều ngành nghề truyền thống bịhạn chế, chèn ép, không cạnhtranh được với các mặt hàng cùngloại từ chính quốc Nghề chăntằm, trồng bông, dệt lụa nổi tiếngtrong dân gian như Mĩ Đô (huyệnThiệu Hoá), Phú Khê (huyệnHoàng Hoá), không còn phát đạtnhư trước thời Pháp thuộc Một sốngành nghề khác như mộc, đan lát,rèn, đúc, gốm, gạch, ngói, chếbiến hải sản vẫn được duy trì,song không được phát triển
Thương mại: Mạng lưới chợ làng
tự phát hoặc chợ liên xã chỉ lànhững điểm trao đổi hàng hoá nhỏ
lẻ, buôn bán sản phẩm nôngnghiệp, hàng tiêu dùng Mặt hàngtrao đổi trong hoạt động thươngmại chủ yếu là sản phẩm nôngsản, lâm thổ sản, hải sản, sảnphẩm thủ công truyền thống Thị
xã Thanh Hoá ra đời và phát triểnthành trung tâm thương mại củatỉnh
Giao thông: Ngay từ đầu thế kỉ
XX, thực dân Pháp đã cho mởrộng, uốn nắn con đường xuyên
Trang 20NV 3: Xã hội
* Giao nhiệm vụ học tập
Hs hoạt động cá nhân
- Giáo dục Thanh Hoá thời Pháp
thuộc thay đổi như thế nào?
Em hãy nêu một số nét thay đổi về
văn hoá – xã hội ở Thanh Hoá
thời Pháp thuộc.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, giáo viên quan
sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh Kết luận lại
nội dung
tỉnh (quốc lộ 1A ngày nay), đồngthời xây dựng các tuyến đườngliên huyện, nối từ tỉnh lị ThanhHoá đi tới các huyện Đến năm
1929, Thanh Hoá đã có hơn 800
km đường bộ (trong đó có 275
km rải đá) Năm 1905, đường sắt
đã được thông tuyến với chiềudài 105 km, với 10 ga ở ThanhHoá Bên cạnh đó, các tuyếnđường thuỷ, đường sông tiếp tụcđược củng cố, duy trì phục vụvận tải nội địa
c Xã hội:
Giáo dục: Trong phong trào Cần
vương cuối thế kỉ XIX và phongtrào yêu nước đầu thế kỉ XX, đa sốcác văn thân, sĩ phu xuất thânkhoa bảng ở Thanh Hoá có vai tròquan trọng, là nòng cốt lãnh đạo,mặt khác xứ Thanh còn là nơi giàutruyền thống khoa bảng, do đóthực dân Pháp có âm mưu xoá bỏnền giáo dục khoa cử Nho học,thay vào đó là nền giáo dục thựcdân Trước hết, thực dân Pháp đưachữ quốc ngữ và một phần sơđẳng chữ Pháp vào các trường củatỉnh, phủ, huyện Hệ thống giáodục khoa cử vẫn tiếp tục được duytrì cho tới năm 1918 Thực dânPháp thành lập trường Huấn đạo,Giáo thụ, yêu cầu học sinh phảiqua thi tuyển bằng chữ quốc ngữ,còn chữ Nho và chữ Pháp thìkhông bắt buộc Sau chiến tranhthế giới lần thứ nhất, từ năm 1918,nền giáo dục Nho học chấm dứt,thay vào đó là nền giáo dục Pháp– Việt, chương trình do toànquyền Đông Dương ban hành năm1917
* Y tế: Trước Chiến tranh thế giới
thứ nhất, Thanh Hoá chỉ có 1 bệnh
Trang 21viện ở tỉnh lị Đến năm 1927,mạng lưới y tế ở Thanh Hoá được
mở rộng, với các trạm y tế ở một
số ít huyện lị Với số cơ sở y tế ít
ỏi, việc chăm sóc sức khỏe chongười dân nghèo không bảo đảm,chỉ phục vụ số ít người giàu Cácloại dịch bệnh, đậu mùa, sốt rét,dịch tả hoành hành, cướp đi nhiềusinh mạng người dân nghèo khó
*Văn hoá: Giai cấp phong kiến
không còn thực quyền, bế tắctrong đường hướng phát triển vàthoát khỏi bóng thực dân Tầnglớp địa chủ ở Thanh Hoá mộtmặt ra sức bóc lột người dân,mặt khác quy phục triều đình vàthực dân Tệ nạn mê tín, dị đoan,chính sách ngu dân, sự du nhậpcác giá trị văn hoá thực dân từphương Tây đã tấn công vàonhững giá trị văn hoá truyềnthống Tín ngưỡng tôn thờ cácbậc anh hùng dân tộc, người cócông với việc đánh ngoại xâm,bảo vệ nền độc lập, tự chủ đượcphát triển Các hoạt động vănhoá dân gian, gắn với sinh hoạtcộng đồng, làng xã vẫn được duytrì
b Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và những kiến
thức liên quan để hiểu được tư liệu lịch sử Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiếnchống thực dân Pháp
Trang 22c Sản phẩm học tập
- Hình ảnh và các bài viết về quê hương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp
d Tổ chức thực hiện
NV1: Tinh thần anh dũng chiến
đấu chống thực dân Pháp của nhân
dân Thanh Hoá
* Giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm: 3 -5’
- Em hãy cho biết vai trò của
Thanh Hoá trong phong trào
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh Kết luận lại
nội dung
NV 2: Phong trào đấu tranh cách
mạng của Thanh Hoá kể từ khi có
- Vì sao sự kiện ngày 29 – 7 –
1930 “đánh dấu bước ngoặt của
phong trào cộng sản” tỉnh
Thanh Hoá?
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên
2 Tinh thần anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hoá
- Sau khi cuộc phản công kinhthành Huế thất bại (5 – 7 – 1885),Tôn Thất Thuyết buộc phải đưavua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị.Tháng 11 – 1885, quân Pháp đitheo đường biển, tiến vào cửa Hới,kéo lên Hàm Rồng, đánh chiếmthành Thanh Hoá Thanh Hoá trởthành một trong những địa bàntiêu biểu cho phong trào Cầnvương Hầu khắp các nơi từ đồngbằng, ven biển cho tới miền núiThanh Hoá đều có căn cứ và hoạtđộng sâu rộng của nghĩa quânchống Pháp Trong đó, tiêu biểu làcuộc khởi nghĩa Ba Đình, tiếp đó
là cuộc chiến đấu ở Mã Cao, HùngLĩnh, cùng với tên tuổi của PhạmBành, Hoàng Bật Đạt, Đinh CôngTráng, Nguyễn Khế, Cầm BáThước, Hà Văn Mao, đã trởthành niềm tự hào, khích lệ tinhthần kháng Pháp khắp mọi miềnđất nước
3 Phong trào đấu tranh cách mạng của Thanh Hoá kể từ khi có Đảng lãnh đạo (1930 – 1945
a.Thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
- Năm 1925, tại Quảng Châu(Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Trong số những
thành viên ưu tú tham gia tổ chứcnày, có Lê Hữu Lập (người xã Y
Trang 23quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả của nhóm trình bày
* Kết luận, nhận định
- GV bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh Kết luận lại
nội dung
Bích, huyện Hậu Lộc) Sau mộtthời gian được học tập và rènluyện trong khoá huấn luyện líluận cách mạng do Nguyễn ÁiQuốc trực tiếp giảng dạy, Lê HữuLập được đưa về nước, được phâncông trực tiếp gây dựng phongtrào trên quê hương Thanh Hoá
- Tháng 5 – 1926, Hội đọc sách báo cách mạng ra đời tại thị xã
Thanh Hoá, sau đó phát triển, lanrộng ra nhiều địa phương khác.Thông qua tổ chức này, Lê HữuLập đã tuyên truyền, vận động yêunước, phát hiện và lựa chọn những
“hạt giống đỏ”, tổ chức cho họsang Trung Quốc tham gia huấnluyện cách mạng Tháng 4 – 1927,dưới sự chủ trì của Lê Hữu Lập,tại ngôi nhà số 26 phố Hàng Than(thị xã Thanh Hoá) diễn ra hội
nghị thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Thanh
Hoá, với nội dung đề ra nhiệm vụ,hoạt động của Hội là đẩy mạnhtuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong quần chúng, đồng thờibầu ra Ban chấp hành tỉnh hội lâmthời do Lê Hữu Lậplàm Bí thư Từsau hội nghị nêu trên, hàng loạt cơ
sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời tại các huyện
Thọ Xuân, Đông Sơn
- Cùng với sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
tháng 7 – 1926, tại huyện Thiệu
Hoá, tổ chức Tân việt Cách mạng đảng tỉnh Thanh Hoá đã được
thành lập, đến năm 1927 đã có
thêm nhiều cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng tuy là hai tổ
chức chính trị khác nhau, nhưngđều có xu hướng và mục tiêu
Trang 24chính trị giống nhau, nên có mốiquan hệ gắn kết, nhận được sựủng hộ của đông đảo quần chúngyêu nước, nhất là tầng lớp họcsinh, thanh niên, trí thức, tiểu tưsản Đây là tiền đề tiến tới thànhlập một tổ chức cộng sản ViệtNam trên đất Thanh Hoá.
- Sau khi Đảng cộng sản ViệtNam ra đời, Xứ uỷ Bắc Kì đã chỉđạo việc thành lập tổ chức cộngsản ở Thanh Hoá Ngày 25 – 6 –
1930, đồng chí Lê Doãn Chấp (xứ
uỷ viên Bắc Kì) trực tiếp chỉ đạohội nghị thành lập chi bộ Hàm Hạ– chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ởhuyện Đông Sơn Tháng 7 – 1930,
có thêm 2 tổ chức cộng sản ra đờitại Thiệu Hoá và Thọ Xuân Nhưvậy, cuối tháng 7 – 1930, ThanhHoá đã có 3 tổ chức cộng sản.Trên cơ sở đó, ngày 29 – 7 – 1930,tại làng Yên Trường, huyện ThọXuân, dưới sự chủ trì của đồng chí
Lê Doãn Chấp, hội nghị đại biểucủa 3 chi bộ cộng sản ở ThanhHoá đã diễn ra và thành công tốtđẹp Hội nghị đã thống nhất caođồng ý thống nhất 3 tổ chức cơ sởđảng thành lập Đảng bộ ĐảngCộng sản Việt Nam tỉnh ThanhHoá
b.Phong trào cách mạng ở Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới năm 1929 – 1933 và chínhsách cai trị của thực dân Phápkhiến đời sống người nông dânThanh Hoá ngày càng khốn cùng.Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộtỉnh Thanh Hoá, nhiều tổ chức cơ
sở đảng ra đời, nhiều tổ chức quầnchúng như Nông hội đỏ, Công hội