Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng.. Khát vọng của đội ngũ MoMo đang phát t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o -
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CỦA VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
Mã lớp: ML59 Nhóm sinh viên: Nhóm 1 Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Bích Nhung
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ MOMO 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu 2
1.2.1 Sứ mệnh 2
1.2.2 Tầm nhìn 2
1.2.3 Mục tiêu 2
2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MOMO 3
2.1 Môi trường bên ngoài 3
2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 3
a Môi trường chính trị - pháp luật 3
b Môi trường kinh tế 3
c Các yếu tố văn hóa – xã hội 4
d Các yếu tố công nghệ 4
2.1.2 Các yếu tố môi trường vi mô 4
a Khách hàng 4
b Đối thủ cạnh tranh hiện tại 5
c Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 7
d Nhà cung cấp 8
e Sản phẩm thay thế 8
2.2 Nội bộ doanh nghiệp 9
2.2.1 Nguồn nhân lực 9
2.2.2 Năng lực tài chính 9
2.2.3 Nghiên cứu và phát triển 10
2.2.4 Vận hành 10
2.2.5 Marketing 11
3 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP SWOT 11
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 17
Trang 31
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy
mô toàn cầu, sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học… đã tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, từ an ninh - chính trị đến kinh tế, xã hội Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ, nền kinh tế đang trải qua những thay đổi về nền tảng, các nền kinh tế truyền thống đang chuyển đổi sang kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo, đặt ra những thách thức và cơ hội không ngừng
Các mô hình kinh doanh truyền thống đang chuyển đổi, thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến dần trở nên phổ biến Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính
và sự ra đời của các hình thức thanh toán trực tuyến Đây cũng chính là lĩnh vực được các ngân hàng, công ty công nghệ, chuyên gia tài chính, khách hàng, quan tâm
Sự phổ biến của điện thoại di động đã tạo ra cơ hội cho các dịch vụ thanh toán di động và ví điện tử Các ứng dụng như PayPal, Venmo, và Alipay đang ngày càng trở nên phổ biến, giúp người tiêu dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần sử dụng tiền mặt Momo, một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động và dịch vụ tài chính số tại Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ Sự xuất hiện của MoMo từ khi thị trường còn trong giai đoạn chưa hình thành cho đến khi bùng nổ như hiện nay đã để lại những dấu ấn trong việc thúc đẩy nhanh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tài chính toàn diện
Bài viết sẽ phân tích môi trường kinh doanh của Momo, tìm hiểu về những vấn
đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp này đang phải đối mặt và nhìn nhận về cơ hội mà thị trường đang mở ra Đồng thời tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
và cách Momo sử dụng những thế mạnh và áp dụng những chiến lược đổi mới để đối mặt với thách thức đồng thời tận dụng cơ hội trong môi trường đầy biến động
Trang 41 TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2007 Công ty M_Service (đơn vị sở hữu Ví điện tử MoMo) chính thức ra đời và cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại.Tháng 10 năm 2010 thương hiệu Ví MoMo (Mobile Money) có mặt trên thị trường
Kể từ đầu năm 2014, sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng trên thiết bị di động trở thành xu thế trên toàn thế giới Ngày 2/6/2014 MoMo chính thức có mặt trên hệ điều hành Android, trở thành ví điện tử có ứng dụng trên điện thoại di động và không lâu sau
đó cũng có mặt trên App Store của iOS Tháng 4/2015, phần mềm có mặt trên hệ điều hành Windows Phone, đánh dấu hành trình chinh phục trên 3 hệ điều hành cơ bản và hơn nửa triệu người sử dụng thường xuyên trên toàn quốc
1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu
1.2.1 Sứ mệnh
Ngay từ khi thành lập hơn 10 năm trước, MoMo đã kiên định sứ mệnh cung cấp dịch vụ và bình đẳng tài chính cho mọi người thông qua điện thoại di động, không phân biệt trình độ, thu nhập, giúp giảm thiểu chi phí cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính
và công ty bảo hiểm Tầm nhìn này nhất quán với chủ trương của Chính phủ và các tổ chức tài chính uy tín
1.3 Tổng quan dịch vụ ví điện tử Momo
MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thông minh đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 23 triệu người tin dùng Là nền tảng thanh toán di động,
Ví MoMo thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn hàng trăm tiện ích dịch vụ, bao gồm
Trang 53
Chuyển tiền, Thanh toán hóa đơn, Mua vé máy bay, Mua vé xe lửa, Vé xem phim, Chi hộ và Thương mại trên di động
Thu-Ví MoMo hiện đã liên kết trực tiếp với hơn 25 ngân hàng Người dùng Thu-Ví MoMo
có thể thanh toán mọi tiện ích hàng ngày như Điện/Nước/Internet/Truyền hình cáp; Mua
vé Máy bay/vé xe/vé tàu hỏa; Thanh toán taxi Vinasun; Mua vé xem phim tất cả rạp; Đặt dịch vụ giúp việc; Mua hoa tươi…; Đóng vay trả góp của tất cả các công ty tài chính hoặc sử dụng MoMo để thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán MoMo như Gongcha, The Coffee House, Al Fresco’s, Món Huế, Hoàng Yến, Co.opMart, Circle K, Ministop,…
2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MOMO
2.1 Môi trường bên ngoài
2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
a Môi trường chính trị - pháp luật
Tại Việt Nam, chính sách quản lý ví điện tử cũng đang dần được hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng Theo quy định, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định của pháp luật (ban hành bởi Nghị định số 101/2012/NĐ-CP) và Luật Thương mại điện tử Về việc xác thực thông tin khách hàng, theo Quy định của NHNN tại Thông
tư 23/2019/TT-NHNN, tổ chức phát hành Ví điện tử phải thực hiện xác thực, xác minh, đối chiếu và bảo đảm hồ sơ thông tin khách hàng Hồ sơ mở Ví điện tử đã đầy đủ và hợp pháp, vui lòng tham khảo các quy định liên quan trước khi kích hoạt Ví điện tử của mình
Nhờ những hướng dẫn của chính phủ bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng ví điện tử, khách hàng không phải lo lắng khi tham gia vào thị trường còn khá mới
mẻ này Điều này sẽ thông báo cho khách hàng những gì họ sẽ nhận được từ ví MoMo
và khi nào vấn đề sẽ được giải quyết Pháp luật ngày càng thay đổi và hoàn thiện hơn trước, tạo điều kiện để Ví MoMo có được lượng khách hàng lớn hơn
b Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ đã cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân Vì vậy, nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người dân
sẽ tăng lên, số lượng giao dịch thanh toán qua ứng dụng cũng tăng lên, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Trang 6Cùng với đó, do quy mô lớn và nhu cầu tiềm ẩn cao, nhiều công ty khác đã gia nhập thị trường ví điện tử dẫn đến làm tăng số lượng đối thủ của MoMo
c Các yếu tố văn hóa – xã hội
Mặc dù Việt Nam là một thị trường đang phát triển, nơi mức thu nhập tiếp tục tăng nhưng người dân vẫn thận trọng với tiền điện tử Điều này chủ yếu là do quan niệm
“có tiền thật là có thật” đã tồn tại từ lâu trong tâm thức người Việt Đây được coi là thách thức lớn đối với MoMo và là bài toán khó cần thời gian để giải quyết từng bước
d Các yếu tố công nghệ
Công nghệ luôn phát triển nhanh chóng và luôn thay đổi Có rất nhiều phát minh công nghệ mới mang tính đột phá trên thế giới Nhiều công cụ, phương tiện kỹ thuật được ứng dụng vào đời sống và mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực Ngoài ra, Momo còn sở hữu toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với Pique (trước đây là NextSmarty – công ty cung cấp giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho bất kỳ doanh nghiệp kỹ thuật số nào) Đây dường như là một động thái chứng tỏ MoMo đang
ưu tiên chiến lược AI (trí tuệ nhân tạo là ưu tiên hàng đầu) và sẽ triển khai quyết liệt trong thời gian tới Thông qua chiến lược của mình, MoMo đã ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm của mình nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng, tạo niềm tin
và từ đó thu hút người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo tính bảo mật cao nhất cho người dùng và tiền bạc của họ
2.1.2 Các yếu tố môi trường vi mô
a Khách hàng
Momo tập trung hai tệp khách hàng chính với 2 mô hình B2B và B2C:
- Tệp khách hàng B2B: Hiện nay, MoMo đang là đối tác cung cấp dịch vụ thu
hộ, chi hộ cho hơn 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ (SMEs) trên toàn quốc Đối tác của MoMo trải rộng trên nhiều lĩnh vực
-Tệp khách hàng B2C: Momo lựa chọn phân khúc thị trường gồm những người
có thu nhập thấp có độ tuổi từ 18 đến 45 hoặc làm việc từ xa có nhu cầu chuyển tiền không mất phí và không đòi hỏi hạn mức lớn
Nhìn chung, Momo đang đánh vào phân khúc khách hàng tương đối trẻ có trình
độ học vấn với thu nhập trung bình - thấp nên sẽ phải đối mặt với áp lực:
Mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu trong phân khúc này tương đối thấp, 62% người độ tuổi 18 đến 26 cho rằng họ sẽ xem xét thương hiệu khác mặc dù
họ có yêu thích một thương hiệu cụ thể nào đó và 50% cho rằng họ sẽ thay đổi nếu
Trang 7quan trị chiến
8
CHƯƠNG 2 - Tiến sĩ David là tác giả của…
quan trị chiến
9
NOTE - quản trị chiến lược
-25
Trang 8thương hiệu đó chất lượng và hợp túi tiền hơn theo McKinsey, nên đòi hỏi Momo phải xây dựng được thương hiệu bền vững
Momo phải đảm bảo độ bảo mật, luôn cập nhật xu hướng bổ sung nhiều nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi trong các dịp lễ, sự kiện và nhận thông tin phản hồi của những khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn để giữ chân họ
b Đối thủ cạnh tranh hiện tại
(1) Cơ cấu ngành:
Hình 1: Thị phần của các ví điện tử vào quý I/2023
Nguồn: Báo người lao động
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều công ty lớn, cả trong và ngoài nước nhưng Momo vẫn đứng vững ở vị trí market leader Cụ thể, trong quý I/2023, siêu ứng dụng MoMo chiếm 68% thị phần ví điện tử, tiếp theo Zalopay chiếm 53%, Viettelpay chiếm 27%, ShopeePay (Airpay) có thị phần 25%, VNPay ở vị trí tiếp theo với 16% và ví điện tử Moca (Grabpay) đứng ở vị trí thứ 6 với 7% (Theo báo Người lao động) Tuy là một “tân binh” mới nhảy vào “sân chơi” ví điện tử gần đây nhưng Zalopay đã đạt tỷ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc khi đạt khoảng 11,5 triệu người dùng thanh toán trong năm 2022 chỉ sau Momo, vượt mặt các
đối thủ trước đó như ShopeePay hay ViettelPay
- Zalopay: ZaloPay đã có bước đi chưa từng có tiền lệ trong ngành ví điện tử - là
tích hợp vào ứng dụng chat Zalo, thành công đưa ZaloPay đến với 100 triệu người dùng Zalo một cách nhanh nhất
Trang 96
- ShopeePay: ShopeePay dù đang khai thác tốt lợi thế cạnh tranh là ví điện tử tích
hợp trong sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường là Shopee, nhưng cũng đang chạy đua mở rộng bằng việc tích hợp tính năng
- Viettelpay: Tập trung vào phân khúc thị trường ngách, Viettelpay đã thành công
chinh phục tệp khách hàng ở những vùng xa xôi, ít được tiếp cận với công nghệ sử dụng Viettelpay để thanh toán các giao dịch Tính đến tháng 11/2023, Viettelpay đã có hơn
50 triệu người dùng, trong đó có khoảng 40% là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi
(2) Nhu cầu ngành:
Nhu cầu thị trường đối với ví điện tử tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao nên cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng lớn Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng của số lượng người dùng và doanh nghiệp sử dụng ví điện tử Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam đã đạt 62,7 triệu người vào cuối năm 2022, tăng 20% so với năm 2021 Tỷ lệ sử dụng ví điện
tử cũng tăng từ 38,5% lên 45,4% Nhu cầu sử dụng ví điện tử tại Việt Nam được thúc đẩy bởi một số yếu tố sau:
- Sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến
- Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu: Tầng lớp trung lưu và thượng lưu tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng theo báo cáo của McKinsey, hơn một nửa dân
số Việt Nam vào năm 2030 Nhóm đối tượng này có xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại và tiện lợi hơn, chẳng hạn như ví điện tử
Hình 2: Dân số theo nhóm thu nhập (chi tiêu hàng ngày) năm 2011
Nguồn: konvoi.vn
Trang 10(3) Rào cản rút lui khỏi ngành: Các rào cản rút lui khỏi ngành ví điện tử Việt Nam
tương đối cao, bao gồm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Để tham gia thị trường ví điện tử, các công ty cần đầu tư lớn cho việc xây dựng hệ thống công nghệ, marketing, và phát triển mạng lưới đối tác
- Lý do về thương hiệu: Các công ty ví điện tử đã xây dựng được thương hiệu và
uy tín trong lòng khách hàng Việc rút lui khỏi ngành có thể làm tổn hại đến thương hiệu
và uy tín của công ty
- Lý do về pháp lý: Các công ty ví điện tử cần đáp ứng các quy định của pháp luật
về hoạt động thanh toán điện tử Việc rút lui khỏi ngành có thể khiến công ty phải chịu các hình phạt từ cơ quan chức năng
Các rào cản rút lui khỏi ngành cao khiến các công ty ví điện tử khó có thể rút lui khỏi ngành khi gặp khó khăn Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh cao và buộc các công ty phải nỗ lực phát triển để duy trì vị thế trên thị trường
c Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang ngày càng phát triển, với sự tham gia của nhiều công ty lớn, cả trong và ngoài nước Điều này thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, các rào cản gia nhập ngành ví điện tử tại Việt Nam tương đối cao, bao gồm các rào cản về tài chính, công nghệ, thương mại, chuyên môn và pháp lý
- Về tài chính: Để tham gia thị trường ví điện tử, doanh nghiệp cần đầu tư lớn cho
hệ thống công nghệ, marketing, và xây dựng hệ sinh thái Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi phí đầu tư ban đầu cho một ví điện tử tại Việt Nam dao động
từ 100-200 tỷ đồng
- Về công nghệ: Ví điện tử là một sản phẩm công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải
có đội ngũ kỹ sư, chuyên gia công nghệ có trình độ cao để phát triển hệ thống công nghệ
và bảo mật
- Về thương mại: Phải xây dựng một hệ sinh thái rộng lớn với các đối tác là các doanh nghiệp, tổ chức, và người dùng
- Về chuyên môn: Ví điện tử là một sản phẩm phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải
có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về tài chính, ngân hàng, và công nghệ
Trang 118
- Về pháp lý: Việc cung cấp dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, bao gồm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Thương mại, và
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các công ty công nghệ,
các ngân hàng, và các doanh nghiệp thương mại điện tử
d Nhà cung cấp
Momo từng nhận được một khoản đầu tư khổng lồ, số tiền lên đến 28 triệu USD từ quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng đầu tư Toàn cầu Goldman Sachs Hiện nay, Ví MoMo có hơn 12.000 đối tác thanh toán, 100.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc và liên kết trực tiếp 23 Ngân hàng lớn tại Việt
Nam cùng 43 Ngân hàng nội địa (qua cổng Napas) và Thẻ quốc tế (Visa)…
Nhìn chung, Momo đang tận dụng được cơ hội từ các nhà cung ứng nhưng thách
thức đến từ họ không nhỏ, đòi hỏi Momo phải luôn duy trì được vị thế trên toàn ngành:
- Về cơ hội: Số lượng nhà cung cấp của Momo tương đối lớn và đa dạng, kết hợp với thị phần của Momo trên toàn ngành Điều này giúp Momo có nhiều lựa chọn và đàm
phán được giá cả tốt hơn
- Về thách thức: Một số nhà cung cấp lớn, có thị phần cao như Standard Chartered
Private Equity có thể ảnh hưởng lớn đến Momo nếu rút lui hay chuyển sang hợp tác với
đối thủ
e Sản phẩm thay thế
Trong thị trường ví thanh toán điện tử thì sản phẩm thay thế bao gồm tiền mặt, thẻ tín dụng, và các hình thức thanh toán điện tử khác Mặc dù, có số lượng lớn người dùng ví thanh toán điện tử nhưng những sản phẩm này vẫn có thể tạo nên nhiều áp lực
cho Momo:
- Về giá, ưu đãi: Khách hàng có xu hướng so sánh giá, các ưu đãi cả của các sản
phẩm hoặc dịch vụ thay thế trước khi đưa ra quyết định sử dụng Điều này khiến doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng Ví dụ, với ưu điểm là nhanh chóng
khi trả bằng tiền mặt, Momo sẽ phải làm như thế nào để giải quyết vấn đề này?
- Về chất lượng dịch vụ: Khách hàng mong muốn được sử dụng các sản phẩm
hoặc dịch vụ thay thế nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và bảo mật Tất cả phải tối ưu hơn
khi thanh toán qua thẻ tín dụng