1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với thương mại dịch vụ quốc tế trên thế giới

76 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 6,62 MB

Cấu trúc

  • I. Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (9)
    • 1. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (9)
    • 2. Những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (11)
      • 2.1. sự phát triển của Internet, các mạng xã hội và Smartphone (12)
      • 2.2. Chi tiêu KHCN (16)
      • 2.3. Số lượng các bằng đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ trên thế giới (Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…) không ngừng một tăng lên một cách đáng kể (18)
  • II. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thương mại dịch vụ quốc tế (24)
    • 1. Thúc đẩy gia tăng quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ (24)
    • 2. Tác động đến cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế (27)
    • 3. Làm thay đổi phương thức cung ứng – tiêu dùng dịch vụ, gia tăng phương thức (32)
    • 4. Việc cung ứng dịch vụ chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống (34)
  • III. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với một số lĩnh vực DV cụ thể (35)
    • 1. Tác động đến du lịch quốc tế (35)
      • 1.1. Khái niệm (35)
      • 1.2. Tác động của CMCN 4.0 (38)
    • 2. Tác động đến DV vận tải quốc tế (39)
      • 2.1. Khái niệm (39)
      • 2.2. Tác động của CMCN 4.0 (43)
    • 3. Tác động đến dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (45)
      • 3.1. Khái niệm (46)
      • 3.3. Xu hướng phát triển (51)
    • 4. Đối với dịch vụ tài chính (51)
      • 4.1. Khái niệm (51)
      • 4.2. Tác động của CMCN 4.0 (52)
      • 4.3. Dự báo xu hướng phát triển (56)
    • 5. Đối với dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ (57)
      • 5.1. Khái niệm (57)
      • 5.2. Tác động của CMCN 4.0 đến dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ (58)
      • 5.3. Dự báo xu hướng phát triển trong tương lai (60)
  • IV. Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 và đại dịch bệnh Covid-19 (61)
    • 1. TMDV quốc tế tiếp tục có tốc nhanh trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng (61)
    • 2. Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các DV truyền thống (63)
    • 3. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và TMHH (65)
    • 4. Tự do hóa TMDV tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng bo hộ vẫn còn phổ biến (66)
    • 5. Cuộc cách mạng 4.0 thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có tiềm năng rất lớn, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ (67)
    • 6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm (69)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ==========TIỂU LUẬNTHƯƠNG MẠI DỊCH VỤĐỀ TÀI:TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI Lớp

Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay được gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu vào năm 2013 là cuộc cách mạng công nghiệp tập trung nâng cấp công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được thảo luận Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

Sự thay đổi mô hình này trong Công nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý sau:

Khả năng tương tác với vạn vật: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.

Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm.

Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô phỏng.

Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới.

Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp.

Cách mạng công nghiệp (4.0) phát triển dựa trên ba trụ cột cơ bản: công nghệ sinh học, vật lý và kỹ thuật số:

(1) Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung nghiên cứu, tạo ra những bước phát triển đột phá, tạo ra sự nhảy vọt về chất trong y dược(thuốc và phương pháp chữa bệnh mới), nông nghiệp và thủy sản, làm biến đổi gene,tạo ra giống cây, giống con mới), chế biến thực phẩm (chất lượng cao, sạch và an…),bảo vệ môi trường và tái tạo năng lượng…;

(2) Trong lĩnh vực vật lý, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung nghiên cứu, chế tạo các loại robot thế hệ mới, máy in 3D, các phương tiện tự lái (xe, máy bay, tàu thủy) các vật liệu mới (vật liệu siêu nhẹ, siêu mỏng, siêu bền…), công nghệ nano…;

(3) Trong lĩnh vực kỹ thuật số, cách mạng công nghiệp tập trung chủ yếu vào phát minh, sáng tạo, phát triển Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và Vạn vật kết nối (Internet of Things).

Trí tuệ nhân tạo (AI) được hiểu như một lĩnh vực của khoa học máy tính gắn trực tiếp với việc tự động hóa các hành vi thông minh Cụ thể là: AI chính là trí tuệ do con người lập trình tạo ra để giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như ở bộ não người (trí tuệ nhân tạo tự mình biết suy nghĩ, lập luận, phân tích, so sánh và tổng hợp rút ra các quyết định (biện pháp, phương pháp…) giải quyết các vấn đề nhanh gọn Ngoài ra, AI còn biết giao tiếp, biết nói, biết học, thích nghi và tự bộc lộ sở thích, ham muốn…

Dữ liệu lớn (Big Data) được hiểu là tài sản thông tin có khối lượng dữ liệu lớn, phong phú, đa dạng với tốc độ cao, yêu cầu phải có công nghệ mới, để xử lý nhanh và hiệu quả (khám phá được các yếu tố quan trọng ẩn dấu sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được dữ liệu) nhằm đưa ra được các quyết định kịp thời và có hiệu quả.

Vạn vật kết nối (Internet of Things) được hiểu là thế giới vạn vật kết nối Internet (hoặc mạng lưới thiết bị kết nối Internet), trong đó mỗi vật, mỗi người đều có định dạng riêng và tất cả đều có khả năng trao đổi, truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất (mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính Vạn vật kết nối (IoT) phát triển dựa trên sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet Nói ngắn gọn, đó là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

2.1 sự phát triển của Internet, các mạng xã hội và Smartphone:

Internet là mạng lưới toàn cầu cho phép các máy tính và thiết bị kết nối với nhau Thông qua mạng lưới này, người dùng có thể truyền tải, truy cập thông tin, dữ liệu và các dịch vụ trên khắp thế giới

Hiện tại, Internet đã trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày Với Internet, người dùng toàn cầu có thể kết nối một cách nhanh chóng, tiện lợi Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta tiếp cận nguồn thông tin vô tận từ khắp nơi trên thế giới

Sự xuất hiện của Internet giúp chúng ta có thể truy cập vào các trang web, gửi/nhận Email, chia sẻ tài liệu, xem video, nghe nhạc, mua bán trực tuyến, giao tiếp với người dùng khác qua mạng xã hội trên toàn thế giới chỉ bằng một vài thao tác trên màn hình máy tính hoặc smartphone có kết nối mạng

 Có thể nói Internet chính là nền tảng để thương mại dịch vụ quốc tế có một bước đột phá mới trong hành trình phát triển Từ đây, thương mại dịch vụ quốc tế có thể tiến hành thông qua Internet thay vì chỉ có hình thức trao đổi trực tiếp như truyền thống.

Từ một dự án của Bộ Quốc phòng Mĩ năm 1969 có tên là ARPANET, với tốc độ phát triển chóng mặt, cho đến thời điểm hiện tại, Internet đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hiện đại

Cùng với đó sự phát triển và gia tăng về số lượng người sử dụng smartphone đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển Internet:

Kể từ năm 1996, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng đã có sự tăng trưởng tích cực Vào tháng 11 năm 2011, 27% tổng số ảnh được tạo ra được chụp bằng điện thoại thông minh có camera Vào tháng 9 năm 2012, một nghiên cứu kết luận rằng 4 trên 5 chủ sở hữu điện thoại thông minh sử dụng thiết bị để mua sắm trực tuyến Doanh số bán hàng điện thoại thông minh toàn cầu đã vượt qua doanh số bán hàng của điện thoại tính năng vào đầu năm 2013 Lượng xuất xưởng điện thoại thông minh trên toàn thế giới đạt hơn 1 tỷ chiếc vào năm 2013, tăng 38% so với 725 triệu chiếc của năm 2012 và chiếm 55% thị phần điện thoại di động vào năm 2013, tăng từ 42% vào năm 2012 Vào năm 2022, số lượng người dùng điện thoại thông minh toàn cầu ước tính đạt 6,6 tỷ người, đánh dấu mức tăng 4,9% hàng năm Số lượng ước tính này nhiều hơn số lượng người dùng điện thoại thông minh vào năm

Trên thực tế, từ năm 2016 đến năm 2022, tổng số người dùng điện thoại thông minh toàn cầu tăng trung bình 10,4% hàng năm, với mức tăng trưởng lớn nhất là vào năm 2017 Năm đó, số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng 20,9%. Điện thoại thông minh cũng là loại thiết bị di động phổ biến nhất Thống kê người dùng điện thoại thông minh mới nhất cho thấy trong số tất cả các thiết bị di động đang được sử dụng ngày nay, 76,9% là điện thoại thông minh.

Các báo cáo ước tính rằng số lượng người dùng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và đạt 6,8 tỷ người vào năm 2023 Với dân số toàn cầu dự kiến hơn 8 tỷ người vào thời điểm đó, điều đó có nghĩa là tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2023 sẽ vào khoảng 85% Nói cách khác, cứ 10 người trên thế giới thì có hơn 8 người sẽ được trang bị điện thoại thông minh.

Theo thống kê của statista:

 Tính đến ngày 6 tháng 2023 năm 5,569,200,301người dùng internet (chiếm xấp xỉ 70% tổng dân số trên toàn thế giới)

 Người dùng Internet toàn cầu trung bình dành bảy giờ trực tuyến mỗi ngày.

 Theo thống kê mới nhất vào năm 2023, số lượng người dùng điện thoại thông minh smartphone trên toàn thế giới đã đạt con số đáng kinh ngạc là khoảng 6,925 tỷ người

 Doanh số bán lẻ Thương mại điện tử toàn cầu dự kiến lên tới 6.5 nghìn tỷ đô la vào năm 2023

(Worldbank.org) Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/IT.NET.USER.ZS

Có thể thấy sự gia tăng không ngừng số lượng người dùng Internet (từ 36% năm 2013 đến 70% vào năm 2023) và sự phổ biến toàn cầu của smartphone đã dẫn tới sự bùng nổ của một loạt các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube, Zalo, Twitter, Whatsapp, Thread,…

Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới

Hình 1: Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới

Khác với các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, với mạng xã hội thì mỗi cá nhân có thể trở thành một “nhà báo” đồng thời là một nhà phát tin và nhà bình luận Mạng xã hội đã xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền, mở rộng sự giao lưu và hội nhập văn hóa giữa các nước Ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào trên thế giới bạn vẫn có thể trò chuyện, kết bạn và nhắn tin, gọi điện với bất kỳ ai ở bất cứ quốc gia nào.

 Mạng xã hội đã đóng góp rất lớn trong việc hội nhập văn hóa giữa các nước mở đầu cho sự hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác.

Ngày nay mạng xã hội không chỉ là phương tiện liên lạc hay giải trí đơn thuần mà còn là phương tiện thúc đẩy hoạt động mua bán, thương mại điện tử bằng hình thức quảng cáo đến lượng người dùng khổng lồ của chính các nền tảng đó, đặc biệt việc livestream trên các nền tảng mạng xã hội đang trở thành xu hướng bán hàng thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nhà bán hàng nói riêng và xã hội nói chung

Ngoài ra nhờ vào sự phát triển của Internet và mạng xã hội, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng phổ biến, cho phép người dùng tìm và mua hàng từ bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào Các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến cung cấp khả năng quản lý tài chính từ xa, trong khi đặt vé trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, công sức Internet còn mang lại những nền tảng phát triển mạnh mẽ cho việc mở rộng, phát triển của các dịch vụ trực tuyến, thúc đẩy sự tiến bộ, thay đổi trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội Đặc biệt Internet đã làm bùng nổ sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử mang tính chuyên môn hóa cao như Shopee,Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok… Đây là những sàn thương mại điện tử đem lại nguồn thu nhập lớn cho các nhà bán hàng và đóng một lượng thuế không hề nhỏ cho nhà nước hàng năm.

Có thể thấy sự phát triển của Internet, mạng xã hội và smartphone đã đem đến những bước ngoặt không hề nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội trên toàn thế giới Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong việc hội nhập văn hóa và kinh tế giữa các nước, giúp xã hội ngày càng phát triển.

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thương mại dịch vụ quốc tế

Thúc đẩy gia tăng quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ nhanh chóng, đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu, trong đó có thương mại dịch vụ quốc tế Nhờ những thành tựu công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối ( Blockchain), dữ liệu lớn (Bigdata), Internet kết nối vạn vật (IoT) và bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ số hóa, công nghệ thông tin mà thương mại dịch vụ trên thế giới ngày càng đc mở rộng, phát triển với tốc độ nhanh và có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện kim nghạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng xuất nhập khẩu trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu toàn cầu giai đoạn 2005-2022:

Xuất khẩu (Tỷ USD) Nhập khẩu (Tỷ USD)

Hình 2: Biểu đồ thể hiện kim nghạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng xuất nhập khẩu trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu toàn cầu giai đoạn 2005-2022

Service imports (BoP, current US$)

Service exports (BoP, current US$)

XKHH&DV: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD?end 21&start 01 NKHH&DV: https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.CD?end 21&start 00

Dựa vào biểu đồ, ta thấy rằng kim nghạch xuất nhập khẩu dịch vụ của thế giới tăng nhanh qua các năm:

Năm 2010, kim nghạch xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 3860 tỷ USD và kim nghạch nhập khẩu dịch vụ chỉ đạt 4020 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng gấp 1,6 lần, cụ thể kim nghạch xuất khẩu đạt 6250 tỷ USD và kim nghạch nhập khẩu đạt 5920 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử Ngoài ra, thương mại dịch vụ đã và đang chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thương mại hàng hóa, nhưng trong suốt những năm qua, thương mại dịch vụ đều có xu hướng tăng lên, từ năm 2010 chiếm 21% đến năm 2019 chiếm 24.6% tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của thế giới.

Cuối năm 2019, nguyên nhân chính từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ddx khiến thương mại hàng hóa bị suy giảm, từ đó các nghành dịch vụ có liên quan cũng chịu ảnh hưởng tích cực Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nên kim nghạch xuất nhập khẩu có sự giảm nhẹ Trong đó, kim nghạch xuất khẩu giảm còn 5190 tỷ USD, nhập khẩu còn 4900 tỷ USD và tỷ trọng xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giảm còn 22.6%

Trong năm 2021, kim nghạch xuất nhập khẩu dịch vụ xuất hiện sự hồi phục đạt mức hơn 11640 tỷ USD, cụ thê giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 880 tỷ USD và 670 tỷ USD so với năm 2020

Kết luận: Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ 2000-2021, kim nghạch của thương mại dịch vụ tăng trưởng ổn định trừ những năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Phân tích tác động của CMCN 4.0 đến sự gia tăng quy mô đó

Cách mạng công nghệ 4.0 đã góp phần không thể thiếu cho sự phát triển của thương mại dịch vụ, đặc biệt là thương mại dịch vụ quốc tế bởi lẽ, công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu cách thu nhập và xử lý dữ liệu lớn (Big date), công nghệ này phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp thu nhập được thông tin về khách hàng. Khi đã có khối lượng lớn dữ liệu, sẽ nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý các thông tin này một cách có hiệu quả Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, cũng như cải tiến sản phẩm của mình sao cho phì hợp hơn với nhu cầu khách hàng Tiếp theo đó, các doanh nghiệp sẽ sử dụng Internet, các trang mạng xã hội để đưa dịch vụ gần hơn với khách hàng Qua đó thấy rằng công nghiệp 4.0 luôn hiện hữu trong tất cả giai đoạn của một doanh nghiệp từ phát hiện nhu cầu, tìm kiếm khách hàng và làm gia tăng sức tiêu thụ dịch vụ trên các trang web thông minh Chỉ cần kết nối với mạng Internet, con người có thể thuận tiện sử dụng dịch vụ ở mọi lúc, mọi nơi Đồng thời, sự phát triển của Internet, đặc biệt cùng với điện thoại thông minh, đã tạo ra ngày càng nhiều loại hình dịch vụ mới có tiềm năng phát triển rất lớn, thể hiện ở sự tiện ích, phổ biến và khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng dịch vụ cá nhân trong xu hướng dân số và thu nhập bình quân thế giới đang gia tăng

Như vậy, các doanh nghiệp đã và đang ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đạt được hiệu quả cao trong công việc, dẫn đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận Những điều này, nhìn chung, đã thúc đẩy mở rộng, phát triển quy mô xuất khẩu dịch vụ.

Tác động đến cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế chia làm 3 nhóm: Du lịch quốc tế, Vận tải quốc tế, các dịch vụ khác (tát cả các dịch vụ còn lại ngoài 2 nhóm trên xếp vào nhóm dịch vụ khác) Dưới đây là biểu đồ vẽ cơ cấu thương mại dịch vụ năm 2010, năm 2019 và năm 2020:

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế

Hình 3: Biểu đồ vẽ cơ cấu thương mại dịch vụ năm 2010

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế

Hình 4: Biểu đồ vẽ cơ cấu thương mại dịch vụ năm 2019

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế

Hình 5: biểu đồ vẽ cơ cấu thương mại dịch vụ năm 2020

Du lịch quốc tế: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.TRVL.ZS

Vận tải quốc tế: https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.TRAN.ZS.WT

Dịch vụ khác: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?locations=S4

Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu

(1) Tỷ trọng xuất khẩu các dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch có xu hướng giảm Cụ thể:

Thứ nhất, dịch vụ vận tải: năm 2010 đạt 810 tỷ USD, chiếm 21,4% năm 2019 đạt 1100 tỷ USD, 16,4% Giãn cách xã hội đã tạo ra sự gián đoạn lớn trong vận chuyển hàng không, hàng hải và đường bộ Dịch bệnh đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhu cầu hàng hóa trong giai đoạn đầu dịch giảm đáng kể, các cảng biển, sân bay thiếu nhân công trầm trọng do nhân viên mắc bệnh cần cách ly và điều trị Tuy nhiên, nghành vận tải được đánh giá chịu ảnh hưởng nhẹ hơn so với dịch vụ du lịch và đã có sự phục hồi khá tốt khi tỉ trọng của vận tải quốc tế trong thương mại dịch vụ quốc tế tăng 2% (2020)

Thứ hai, dịch vụ du lịch: năm 2010 đạt 950 tỷ USD, chiếm 25,5%; năm 2019 đạt 1460 tỷ USD, chiếm 23,3% Năm 2020, do các quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa lẫn nước ngoài đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh Covid-19 nên tỷ trọng của dịch vụ du lịch quốc tế bị giảm mạnh

Bên cạnh đó, tỷ trọng nhóm dịch vụ khác tăng trưởng mạnh và đã đạt mức trên dưới 70% Nhất là các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: Dịch vụ viễn thông – thông tin – máy tính, dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ,…không những chịu ảnh hưởng ít của Covid-19 mà còn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại dịch vụ Bởi việc cách ly y tế, giãn cách xã hội khiến cho gần như mọi hoạt động thường ngày đều phải sử dụng các dịch vụ Viễn thông - Thông tin – Máy tính như làm việc từ xa, học tập online, giải trí,…

Kết luận: Hiện nay, cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống

(2) Phân tích những yếu tố tác động đến sự dịch chuyển đó :

Thứ nhất, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm gia tăng mạnh nhanh chóng các dịch vụ khác ngoài dịch vụ du lịch và vận tải Có thể kể đến như trong lĩnh vực tài chính, người tiêu dùng bắt đầu sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngân hàng điện tử mua bán, giao dịch qua mạng Hay là trong lĩnh vực bán lẻ, nhiều cửa hàng sẽ bị đóng cửa và được thay thế bằng các gian hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Theo số liệu thống kê từ Statista, trong giai đoạn 2014 – 2021, doanh thu của thương mại điện tử toàn cầu tăng lên 3,6 lần và đạt mức 4938 tỷ USD, điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ bán lẻ dựa trên nền tảng số.

Thứ hai, các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao có nhu cầu ngày càng lớn và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Ví dụ: Hiện tại, các dịch vụ thuê ngoài ( Outsourcing) đạt mức 9,25 tỷ USD.

Thứ ba, sự phát triển của nghành sản xuất hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao làm tăng nhu cầu dịch vụ tương thích Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện các thành tựu công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang tiếp tục thay đổi mạnh mẽ nghành sản xuất truyền thống, các giải pháp tự động hóa đang được các doanh nghiệp dần tính đến nhằm thay thế các dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu về công nghệ Và để vận hành những dây chuyền sản xuất hiện đại một cách là trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ 2010 – 2020, kim nghạch xuất nhập khẩu dịch vụ máy tính đã tăng gần 3,5 lần từ mức 215 tỷ USD lên 750 tỷ USD.

(3) Xu hướng cơ cấu TMDV do tác động của CMCN 4.0.

Thứ nhất, làm thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ và hành vi của người tiêu dùng dịch vụ: gia tăng phương thức cung ứng xuyên biên giới, giảm phương thức cung ứng đòi hỏi có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và tiêu dùng dịch vụ.

+ Trong lĩnh vực phân phối: Thương mại điện tử (E-Comerce)

+ Lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng điện tử (E-Banking)

+ Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Học trực tuyến (E-Learning)

+ Trong các lĩnh vực khác: quảng cáo chủ yếu sẽ thông qua Internet, hội chợ, triển lãm trực tuyến, hội nghị, hội họp.

Thứ hai, việc cung ứng dịch vụ chuyển từ việc sử dụng nhiều lao động truyền thông sang việc sử dụng lao động tri thức, công nghệ hiện đại VD: Du lịch online,E-Banking…giúp giảm rất nhiều lao động trực tiếp

Thứ ba, dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn xu hướng thay đổi phương thức cung ứng và tiêu dùng DV, gia tăng làm việc từ xa, mua sắm trực tuyến…

Làm thay đổi phương thức cung ứng – tiêu dùng dịch vụ, gia tăng phương thức

Sau đây là biểu đồ về tỷ trọng các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005-2017:

Tỷ trọng các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ (2005 – 2017)

Phương thức 4 Phương thức 3 Phương thức 2 Phương thức 1

Hình 6: Biểu đồ về tỷ trọng các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2000-2017

Nguồn: WTO https://data.wto.org/en

Phương thức 3 là phương thức có tỷ trọng lớn nhất trong 4 phương thức: Theo số liệu thống kê của WTO, phương thức 3 đã thống trị thương mại dịch vụ toàn cầu trong giai đoạn 2005 – 2017 Trong năm 2017, phương thức 3 chiếm gần 60% thương mại quốc tế Điều này là do trước đây, sự hiện diện thương mại của một nhà cung cấp dịch vụ tại quốc gia tiêu dùng dịch vụ là điều cần thiết Tuy nhiên,hiện nay, ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ được số hóa và có thể được cung ứng một cách nhanh chóng, không bị ràng buộc bởi giới hạn địa lý hay sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Xu hướng này được giải thích bởi những lí do chính sau:

Thứ nhất, sự tiên tiến của công nghệ mà giờ đây có thể marketing và giao dịch xuyên biên giới hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn trước đây, dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong phương thức 1 (Cung ứng qua biên giới) Các nền tảng kỹ thuật số có thể đơn giản hóa quá trình tìm kiếm chỗ ở và đặt phòng cho người tiêu dùng, điều này có thể khuyến khích tiêu dùng ở nước ngoài nhiều hơn (Phương thức 2). Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu cho du lịch quốc tế, cụ thể trong năm 2000 số tiền mà người dân bỏ cho dịch vụ này là 550 tỷ USD và nó đã tăng lên 250% năm

2019 Hơn nữa, số hàng hóa làm giảm nhu cầu hiện diện vật lí để cung cấp các dịch vụ nhất định Các dịch vụ phải có sự hiện diện của thương mại (Phương thức 3) tại quốc gia tiêu thụ như văn phòng, công ty con có thể được cung cấp từ quốc gia của nhà cung cấp dịch vụ (Phương thức 1) thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc công cụ kĩ thuật số Ví dụ, trong lĩnh vực bán lẻ, nhiều cửa hàng sẽ bị đóng cửa và được thay thế bằng các gian hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Các công ty bán lẻ lớn như Macy’s và Gap ở Mỹ đang lên kế hoạch đóng hàng tram cửa hàng truyền thống Xu hướng này còn được thể hiện trong việc giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong những năm gần đây Theo số liệu từ World Bank, năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là 3,2 nghìn tỷ USD nhưng con số này đã giảm và chỉ còn 1,06 nghìn tỷ USD trong năm 2020.

Thứ hai, công nghệ mã hóa và phát trực tuyến video có thể đã khuyến khích các dịch vụ cụ thể chuyển từ phân phối vật lý sang phân phối kỹ thuật số Điều này có thể dẫn đến việc chuyển từ các dịch vụ cung cấp theo phương thức 4 (Hiện diện của thể nhân) hoặc phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài) sang các dịch vụ phương thức 1 (Cung ứng qua biên giới) Ví dụ, số lượng ngày càng tăng của các dịch vụ hội họp trực tuyến làm giảm nhu cầu đi lại của chuyên gia trong các lĩnh vực Dịch vụ hội họp trực tuyến hiện được sử dụng rộng rãi cho các cuộc họp kinh doanh, giáo dục, đào tạo và các mục đích xã hội khác Sự gia tăng đáng kể nhu cầu về hội họp trực tuyến đã dẫn đến sự bùng nổ về số lượng công ty cung cấp dịch vụ này

Thứ ba, sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot và công nghệ thế hệ thứ năm (5G) đã ảnh hưởng đáng kể đến các dịch vụ y tế Ví dụ, phẫu thuật bằng robot có thể làm giảm nhu cầu đi chữa bệnh ở nước ngoài (Phương thức 2) Hiện nay, nhiều công ty đã cung cấp giải pháp phẫu thuật bằng robot theo Phương thức 1 cho bệnh nhân trên toàn thế giới Theo số liệu từ Statista, quy mô thị trường robot phẫu thuật cho toàn cầu vào năm 2019 và năm 2020 là 66 và 61 tỷ USD và ước tính tăng lên gần 120 tỷ USD trong 10 năm tới.

Việc cung ứng dịch vụ chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống

Cạnh tranh, như Michael Porter (1990) đã chỉ ra, chủ yếu dựa trên tính độc đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư Câu nói rất hay của một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới dường như đã khái quát nên viễn cảnh của nghành cung ứng dịch vụ Việc gia tăng về sức lao động truyền thống hay nói cách khác là gia tăng về lượng dường như không có nhiều tác dụng trong nghành dịch vụ Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh máy móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người Khả năng phát triển của các công ty trong những lĩnh vực có hàm lượng trí tuệ cao này gần như không bị hạn chế Nghành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin Trong nghành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng kể

Ví dụ, trong các dịch vụ sản xuất phần mềm máy tính hoặc các trang web thì hầu hết chi phí phát sinh trong khâu thiết kế và sáng tạo Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều lại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều Ví dụ, thông qua Internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyển du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử và việc giao hàng thì cũng đã có bên thứ ba hỗ trợ thông qua các app tìm shiper; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe qua các nền tảng cho từng loại hình giải trí; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đô la chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc- phim số, thương mại điện tử (E- commerce) và ngân hàng điện tử (E-banking), tạo điều kiện cho những nghành dịch vụ này phát triển vượt bậc Có thể khái quát, nghành dịch vụ hiện nay thay vì cần nhiều lao động chỉ để tạo ra một sản phẩm suy nhất và rồi thông qua các nền tảng kỹ thuật họ có thể phân phát đến hàng loạt người tiêu dùng.

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với một số lĩnh vực DV cụ thể

Tác động đến du lịch quốc tế

Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau Ở hình thức này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế có dính dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc gia khác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch để chi tiêu cho nhu cầu của mình.

Với sự phủ sóng toàn cầu của cách mạng 4.0 việc du lịch quốc tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội để cải thiện trải nghiệm du lịch của khách hàng cung cấp thông tin và hướng dẫn trải nghiệm thực tế ảo để khách hàng có nhiều lựa chọn để tận hưởng và tương tác với điểm đến du lịch Sự tích hợp các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, bigdata, Điều đó giúp tối ưu hóa quy trình đặt vé, đặt phòng, quản lý lịch trình du lịch Nhờ có các công nghệ 4.0 mà các doanh nghiệp du lịch tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng thông qua hoạt động quảng bá và marketing

Trong những năm gần đây, nhờ những thuận tiện mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại mà hoạt động du lịch quốc tế đã chứng kiến mức tăng đáng kể và ổn định về doanh thu:

Biểu đồ về doanh thu DLQT trên thế giới giai đoạn

Doanh thu DLQT Tốc độ tăng trưởng

Hình 7: Biểu đồ về doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal Quan sát biểu đồ ta thấy:

Doanh thu lĩnh vực du lịch giai đoạn 2006-2019 có xu hướng tăng dần năm 2019 đạt doanh thu kỷ lục với 1458 tỷ USD, gấp hơn 1.2 lần so với năm 2015 2020 do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid 19 lây lan toàn cầu, người dân bị hạn chế đi lại vì vậy trong năm này doanh thu tụt xuống thấp nhất chỉ đạt 538 tỷ USD kém gần 2.8 lần so với năm 2019 Từ năm 2021 đến 2022 có sự tăng trưởng trở lại nhưng không đáng kể

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ có sự tăng trưởng nhưng không đồng đều năm 2020 tốc độ tăng trưởng đạt -62.1% do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 người dân bị hạn chế đi lại, doanh thu cùng với tốc độ tăng trưởng đều bị sụt giảm Năm

2021, 2022 khi dịch bệnh đã được kiểm soát được phần nào nên tốc độ tăng 2 năm lần lượt trưởng dương với tốc độ lần lượt là 13,2% và 74,8%

Dịch vụ du lịch quốc tế ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Sự tăng trưởng của đó được thể hiện rõ trong Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DLQT/Tổng kim ngạch XKDV giai đoạn 2015 – 2022

Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DLQT/ Tổng kim ngạch XKDV 2015-2022

Doanh thu DLQT Tỷ trọng trong tổng KNXK DV

Hình 8: Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DLQT/ Tổng kim ngạch XKDV

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal

Theo dõi biểu đồ ta nhận thấy rằng tỷ trọng doanh thu DLQT chiếm tương đối lớn so với tổng kim ngạch XKDV Từ năm 2015 đến 2019 chiếm tỷ trọng cao tương đối ổn định giao động từ 23.2% đến 23.7% tăng giảm không đáng kể Năm 2021 doanh thu từ du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 9.9% giảm hơn 2 lần so với những năm trước, đó là do có sự ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid 19 lan rộng toàn cầu Đến năm

2022 dịch bệnh phần nào đã giảm bớt thì du lịch quốc tế lại bắt đầu có những bước tiến triển khởi sắc đạt 15.1% tăng 5% so với năm 2021.

Thứ nhất, sự phát triển của công nghệ 4.0 mọi người được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng mạng internet hàng ngày, các chương trình trải nghiệm du lịch thử thực tế ảo, các dịch vụ du lịch như: khách sạn, ăn uống, di chuyển được cải thiện. Điều đó góp phần tạo động lực thúc đẩy khách du lịch đi trải nghiệm thực tế nhiều hơn

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng về thu nhập của người dân trên thế giới đã tạo ra mức cầu lớn trong đó bao gồm khả năng chi trả cho các trải nghiệm về du lịch

Thứ ba, sự phát triển của toàn cầu hóa xóa bỏ hoặc rỡ các rào cản hạn chế giữa các quốc gia Sự phát triển của giao thông và các dịch vụ vận tải đã làm giảm chi phí và tăng tính tiện lợi cho việc đi lại giữa các quốc gia Cùng với đó là chính sách Visa linh hoạt giảm các rào tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch làm các thủ tục hành chính dễ dang thuận tiện.

Thứ tư, nhờ sự ra đời của các công nghệ 4.0 mà các quốc gia và địa điểm du lịch đã chủ động và linh hoạt hơn trong việc áp dụng các chiến lược quảng bá sử dụng cả truyền thống và kỹ thuật số để quảng bá du lịch nước mình ra nước ngoài Song hành là sự hợp tác giữa các quốc gia, các đối tác du lịch cũng góp phần vào việc tăng cường quảng bá và tạo ra những gói dịch vụ hấp dẫn.

Tác động đến DV vận tải quốc tế

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt khỏi phạm vi một nước Ví trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua.

Vận tải quốc tế giữ vai trò to lớn trong thương mại quốc tế, nối liền quan hệ thương mại giữa các nước với nhau:

Thứ nhất, vận tải quốc tế thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa

Khả năng vận tải giữa các nước ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa lưu chuyển Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỉ lệ nghịch với khoảng cách vận tải Khoảng cách vận tải hay khoảng cách kinh tế là lực lượng lao động nhất định phải bỏ ra để thực hiện quá trình chuyển chở giữa hai điểm vận tải và đối với người gửi Đó chính là cước phí

Dung lượng trao đổi hàng hóa trên thị trường càng lớn nếu cước phí trở nên ngày càng rẻ bởi vì cước phí vận tải chiếm một tỉ trọng lớn trong giá cả hàng hóa. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì kỹ thuật ngày càng tiến bộ, năng suất lao động tăng giá thành ngày càng giảm, cước phí vận tải giảm xuống Đó là những yếu tố quan trọng góp phần tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu chuyển trong thương mại quốc tế.

Thứ hai, vận tải quốc tế phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế

Trước đây thương mại quốc tế chỉ tập trung ở những mặt hàng thành phẩm và bán thành phẩm Cho đến khi các công cụ vận tải hiện đại ra đời có cấu tạo thuận tiện cho việc chuyên chở và cho phép hạ giá thành vận tải đã tạo điều kiện mở rộng chủng loại mặt hàng.

Sự thay đổi cơ cấu hàng hóa thể hiện rõ nét nhất là việc mở rộng buôn bán mặt hàng lỏng Khi mà vận tải chưa phát triển, giá cước vận tải cao thì thị trường tiêu thụ thường ở gần nơi sản xuất Cho đến khi vận tải phát triển đã tạo điều kiện mở rộng thị trường buôn bán.

Thứ ba, vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ hoặc làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế

Việc phát triển của vận tải đặc biệt là lực lượng tàu buôn dân tộc có tác dụng tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua việc xuất khẩu sản phẩm vận tải hay tiết kiệm chi ngoại tệ thông qua việc chống nhập khẩu sản phẩm vận tải Ngược lại, nếu vận tải quốc tế không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa trong thương mại quốc tế thì bắt buộc một quốc gia phải chi ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu sản phẩm vận tải, tức là thuê tàu nước ngoài để chuyên chở hay mua hàng hóa theo điều kiện CIF và bán theo FOB.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế

Trong những năm gần đây thị trường vận tải quốc tế đã có những chuyển biến không quá rõ rệt nhưng đều đặn và theo xu hướng phát triển chung của dịch vụ trên quy mô toàn thế giới Dưới đây là biểu đồ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu DVVT giai đoạn 2015-2022.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu DVVT giai đoạn 2015-2022

Xuất khẩu DVVT Tốc độ tăng trưởng T riệu U SD

Hình 9: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu DVVT giai đoạn 2015-2022

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal

Theo biểu đồ, ta có thể nhận xét:

Xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ vận tải trong giai đoạn 2015-

2022 diễn ra không đồng đều Năm 2022 đạt doanh thu kỷ lục với gần 1500 tỷ USD gấp gần 2 lần so với năm 2020 Giai đoạn từ năm 2015-2019 liên tục có sự tăng trưởng về doanh thu đến năm 2020 do tác động của dịch bệnh Covid 19 nên việc cung ứng hàng hóa và đi lại giữa các nước bị hạn chế khá nhiều vì thế nên doanh thu sụt giảm đáng kể Từ năm 2021 dịch bệnh có chiều hướng cải thiện nên doanh thu từ đó cũng tăng trưởng trở lại

Tốc độ tăng trưởng không đồng đều, có những năm tăng trưởng âm Năm 2020 tốc độ tăng trưởng âm nhất gần -16% Đây là thời kỳ mà các dịch vụ vận tải rơi vào tình cảnh khủng khoảng nhất Năm 2021 có sự tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng trưởng đạt mức dương gần 40%, nhanh nhất trong giai đoạn 2015-2022.

Hiện nay có rất nhiều phương thức lựa chọn dịch vụ vận tải quốc tế, tùy vào kích thước, loại hàng hóa mà các doanh nghiệp lựa chọn những phương thức phù hợp:

Vận tải bằng đường hàng không: Vận tải quốc tế bằng đường hàng không là phương thức vận tải nhanh chóng và thuận tiện nhất, an toàn cao nhưng bên cạnh đó lại bị hạn chế về chủng loại hàng hóa, khối lượng kích thước và có chi phí khá cao. Chủ yếu là chuyên chở con người.

Vận tải bằng đường biển: Vận tải quốc tế bằng đường biển có một ưu thế vượt trội là dịch vụ này thích hợp với mọi chủng loại hàng hóa cho dù bất cứ nơi đâu hay bất cứ vùng miền nào trên thế giới Chi phí tiết kiệm hơn vận tải bằng đường hàng không, tương đối an toàn và thân thiện với môi trường.

Các phương thức vận tải khác: bao gồm đường bộ, đường sắt, đường ống, Chủ yếu tập trung ở các nước có vị trí địa lý thuận lợi là đầu mối trung chuyển hành khách hàng hóa hoặc vận chuyển quá cảnh( dầu mỏ khí đốt)

Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu D V VT giai đoạn

Vận tải biển Vận tải hàng không Các phương thức khác

Hình 10: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu DVVT giai đoạn 2015-2022

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal

Quan sát biểu đồ, ta thấy vận tải biển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế chiếm gần 2/5 so với các phương tiện vận tải khác và có xu hướng ngày càng tăng do tính thuận tiện, phù hợp với hầu hết mọi hàng hóa Tiếp sau đó vận tải hàng không chiếm 1/3 so với tổng các phương thức Cuối cùng là những phương thức vận tải khác chỉ chiếm gần 1/4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng lớn đến ngành vận tải quốc tế, mang lại cơ hội và thách thức mới

Thứ nhất, tăng cường hiệu suất và quản lý chuỗi cung ứng Sự tự động hóa và tích hợp công nghệ thông tin trong vận tải giúp nâng cao hiệu suất vận hành, từ việc quản lý lịch trình đến tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển CMCN 4.0 cung cấp khả năng theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu một cách chính xác và hiệu quả

Tác động đến dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính

Dịch vụ viễn thông liên quan đến truyền thông thông tin từ một điểm đến một điểm khác, thường qua các phương tiện truyền thông như sóng điện từ, cáp quang, và sóng radio Ví dụ như dịch vụ di động (mạng di động), dịch vụ cố định (mạng cố định), truyền hình cáp, và Internet.

Dịch vụ thông tin liên quan đến thu thập, lưu trữ, xử lý, và truyền tải thông tin từ nguồn này đến nguồn khác Ví dụ: Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến, các nguồn tin tức, dịch vụ thư điện tử, và các dịch vụ lưu trữ dữ liệu.

Dịch vụ máy tính là một loại dịch vụ cung cấp khả năng sử dụng và quản lý tài nguyên máy tính thông qua mạng internet Thay vì phải sở hữu và quản lý các phần cứng và phần mềm máy tính trực tiếp, người dùng có thể thuê hoặc sử dụng các tài nguyên máy tính từ xa thông qua mô hình dịch vụ máy tính đám mây.

Vai trò của dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính trong thời đại CMCN 4.0

+ Công cụ hỗ trợ giao tiếp: cung cấp các dịch vụ liên lạc từ xa bao gồm điện thoại di động, internet và truyền hình số, thực hiện các cuộc hội thoại trực tuyến và nhiều hình thức liên lạc khác

+ Giáo dục và nghiên cứu: hỗ trợ việc truy cập kiến thức và tài nguyên giáo dục trực tuyến e-learning

+ Công nghiệp và kinh doanh: hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, giao dịch thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng

+ Y tế: hỗ trợ truy cập vào dịch vụ y tế trực tuyến, tư vấn và theo dõi sức khỏe từ xa Đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu y học, quản lý hồ sơ bệnh nhân và chuẩn đoán hồ sơ bằng trí tuệ nhân tạo.

+ Giải trí: Cung cấp dịch vụ truyền hình, âm nhạc, video, các trò chơi trực tuyến, cho phép tạo chỉnh sửa và trải nghiệm nội dung giải trí, cũng như phát triển trò chơi máy tính và ứng dụng giải trí

+ An ninh và quốc phòng: Hỗ trợ truyền thông và liên lạc quân sự, giám sát an ninh và quản lý rủi Sử dụng trong các hệ thống quốc phòng và an ninh để phân tích dữ liệu

Dịch vụ thông tin-viễn thông-máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành thông tin - viễn thông – DV máy tính giai đoạn 2006-2022

Xuất khẩu DV thông tin - viễn thông – DV máy tính (Tiệu USD) Tốc độ tăng trưởng hàng năm

Hình 12: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành thông tin - viễn thông – DV máy tính giai đoạn 2006-2022

Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotalBiểu đồ cho thấy rằng: Doanh thu của dịch vụ thông tin, viễn thông và máy tính có doanh thu tăng dần qua các năm Năm 2006 chỉ đạt gần 213 triệu USD thì đến năm 2022 đã đạt doanh thu kỷ lục 969 triệu USD gấp gần 5 lần so với 2006 Tuy đạt doanh thu cao nhưng tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ này diễn ra không đồng đều Mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2022 là 19.3% diễn ra ở năm 2021 do dãn cách xã hội nên nhu cầu sử dụng máy tính các thiết bị điện tử tăng cao Năm 2015 tốc độ tăng trưởng thấp nhất chỉ đạt 1.2% kém gần 16 lần so với năm 2021

Cơ cấu ba ngành dịch vụ viễn thông, thông tin, máy tính có sự chênh lệch lớn:

Cơ cấu xuất khẩu DV thông tin - viễn thông – DV máy tính giai đoạn 2006-2022

Dv máy tính Dv viễn thông Dv thông tin

Hình 13: Cơ cấu xuất khẩu DV thông tin - viễn thông – DV máy tính giai đoạn 2006-2022

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal

Từ biểu đồ ta thấy rằng, ngành dịch vụ máy tính chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 4/5 trong cơ cấu dịch viễn thông, thông tin và máy tínhvà có xu hướng tăng dần đều qua các năm Năm 2021 chiếm tỷ trọng lớn nhất là 84.2% Tiếp sau đó là ngành dịch vụ viễn thông chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 nhưng có mức độ chênh lệch lớn so với ngành dịch vụ máy tính đứng thứ nhất và đang có xu hướng giảm dần đều về tỷ trọng Cuối cùng là ngành dịch vụ thông tin chỉ chiếm 1/20 so với toàn ngành Sự chênh lệch rõ ràng đó có thể do nguyên nhân trong thời đại CMCN 4.0 dịch vụ thông tin, viễn thông đã được thay thế phần nhiều bởi các dịch vụ máy tính

3.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dịch vụ thông tin-viễn thông và dịch vụ máy tính là vô cùng rộng lớn và mang tính chất đa chiều

Thứ nhất, CMCN 4.0 thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới Trong lĩnh vực thông tin và viễn thông, điều này có thể bao gồm sự phát triển của mạng 5G, Internet of Things (IoT), và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo mới Trong lĩnh vực máy tính, sự phát triển của máy học, thị giác máy tính, và tích hợp đám mây có thể mang lại các ứng dụng và dịch vụ mới

Thứ hai, CMCN 4.0 thúc đẩy sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình dịch vụ và sản phẩm dựa trên công nghệ Trong lĩnh vực viễn thông và máy tính, có sự di chuyển từ cung cấp sản phẩm (ví dụ: điện thoại di động) sang cung cấp dịch vụ (ví dụ: các ứng dụng dựa trên đám mây) Dịch vụ thông tin và máy tính có thể tận dụng các mô hình kinh doanh mới như dịch vụ đám mây (cloud services) và mô hình dịch vụ theo yêu cầu.

Thứ ba, các tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và tăng cường, cũng như giao tiếp 5G, có thể tăng cường trải nghiệm người dùng trong cả lĩnh vực viễn thông và máy tính

Thứ tư, Sự phát triển của CMCN 4.0 tăng cường nhu cầu quản lý và bảo mật dữ liệu trong cả hai lĩnh vực thông tin và máy tính Trong viễn thông, bảo mật mạng và quản lý dữ liệu truyền thông trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Trong máy tính, có nhu cầu ngày càng tăng về an ninh thông tin và quản lý dữ liệu người dùng.

Bởi sự phát triển của các công nghệ thông tin mà tỷ trọng doanh DV thông tin-viễn thông-DV máy tính trên tổng kim ngạch XKDV ngày càng gia tăng:

Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DV thông tin - viễn thông – DV máy tính/ tổng kim ngạch XKDV giai đoạn 2006-2022

Doanh thu DV thông tin - viễn thông – DV máy tính (Triệu USD)

Hình 14: Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DV thông tin - viễn thông –

DV máy tính/ tổng kim ngạch XKDV giai đoạn 2006-2022

Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal Quan sát biểu đồ:

Đối với dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế, liên quan đến các hoạt động tài chính và giao dịch tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ.

Các dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, đầu tư và chuyển đổi tài sản, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính đa dạng các dịch vụ tài chính phổ biến như:

- Ngân hàng và dịch vụ ngân hàng: mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán, cung cấp vay và tín dụng, quản lý hệ thống thanh toán và chuyển khoản nhanh chóng

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, và bảo hiểm y tế, quản lý rủi ro tài chính liên quan đến sự mất mát và thiệt hại.

- Đầu tư và quản lý tài sản: quản lý quỹ đầu tư và quỹ hưu trí, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý tài sản cá nhân và doanh nghiệp.

- Chứng khoán và môi giới tài chính: giao dịch chứng khoán và các công cụ tài chính khác, cung cấp dịch vụ môi giới tài chính để giúp khách hàng mua bán tài sản tài chính.

- Dịch vụ tư vấn tài chính: cung cấp tư vấn về quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ trong lập kế hoạch tài chính, đầu tư và thuế.

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có tác động lớn đối với dịch vụ tài chính,tạo ra cơ hội mới và đặt ra những thách thức Dưới đây là một số tác động quan trọng:Thứ nhất, CMCN 4.0 tăng cường khả năng thu thập và xử lý dữ liệu tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết hơn về hành vi tài chính và rủi ro.

Thứ hai, Công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và big data giúp cải thiện khả năng dự đoán và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả hơn Chatbot và AI được tích hợp vào dịch vụ tư vấn tài chính, cung cấp lời khuyên và giải pháp tài chính cá nhân.

Thứ ba, CMCN 4.0 thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cung cấp trải nghiệm người dùng thuận tiện và nhanh chóng Ứng dụng di động và ví điện tử sử dụng các công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt và tiện lợi

Thứ tư, CMCN 4.0 tạo ra sự kết nối tài chính toàn cầu, làm cho giao dịch và chuyển tiền quốc tế trở nên nhanh chóng và tiện lợi.

Dịch vụ tài chính là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng không đồng đều do tác động bởi nhiều yếu tố như : dịch bệnh, tình hình thế giới, Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của dịch vụ tài chính trong giai đoạn 2006-2022

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dịch vụ tài chính giai đoạn 2006-2022 xuất khẩu dịch vụ tài chính ( Triệu USD) Tốc độ tăng trưởng

Hình 15: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của dịch vụ tài chính trong giai đoạn 2006-2022

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal

Quan sát biểu đồ, ta thấy xuất khẩu của dịch vụ tài chính trong dài hạn có dấu hiệu tăng trưởng năm 2021 có xuất khẩu đạt doanh thu lớn gần 644 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm 2006 Giai đoạn từ 2017 đến 2021 có sự tăng trưởng dần đều, do nhu cầu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng lớn Bên cạnh đó phần trăm tăng trưởng không đồng đều Năm 2015 và 2022 ghi nhận mức tăng trưởng âm Năm 2006 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn với hơn 20%.

Dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển và hoạt động của kinh tế

Thứ nhất, dịch vụ tài chính giúp quản lý tiền tệ, bảo đảm sự ổn định và minh bạch trong quá trình chuyển giao tiền tệ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thanh toán hiệu quả.

Thứ hai, dịch vụ tài chính cung cấp nguồn vốn thông qua việc cung cấp vay và tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp Hỗ trợ đầu tư thông qua quản lý quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, và các dịch vụ tư vấn đầu tư

Thứ ba, dịch vụ tài chính giúp quản lí những rủi ro Bảo hiểm, một lĩnh vực quan trọng của dịch vụ tài chính, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Dịch vụ bảo hiểm cung cấp sự an tâm và bảo vệ trước các biến động không mong muốn

Đối với dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đặc biệt được công nhận và bảo vệ pháp lý cho các sáng tạo tinh thần và công sức sáng tạo của con người Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều loại quyền khác nhau, như bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thương hiệu và quyền độc quyền tác giả.

Một số dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ phổ biến:

Thứ nhất, dịch vụ đăng ký bản quyền và bằng sáng chế Các tổ chức chuyên về việc hỗ trợ đăng ký bản quyền cho các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, văn bản và thực hiện các thủ tục đăng ký bằng sáng chế cho các phát minh và sáng chế

Thứ hai, luật sư và dịch vụ pháp lý Luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tư vấn pháp lý, xây dựng chiến lược bảo vệ quyền lợi và thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền, bằng sáng chế, và thương hiệu Dịch vụ hỗ trợ pháp lý cung cấp hỗ trợ pháp lý thông qua các nền tảng trực tuyến để việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên dễ dàng và chi phí hiệu quả hơn.

Thứ ba, dịch vụ quản lý thương hiệu cung cấp giải pháp và chiến lược để bảo vệ và quản lý thương hiệu, bao gồm việc đăng ký thương hiệu, giải quyết tranh chấp thương hiệu, và theo dõi hoạt động liên quan đến thương hiệu.

Thứ tư, dịch vụ bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ tính riêng tư của dữ liệu, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan

5.2 Tác động của CMCN 4.0 đến dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có nhiều tác động đáng kể đối với dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ Dưới đây là một số tác động chính:

Thứ nhất, CMCN 4.0 tạo ra một môi trường kinh doanh kỹ thuật số, tăng cường sự sáng tạo và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế Doanh nghiệp phải duy trì tốc độ với sự đổi mới liên tục để giữ chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Thứ hai, sự tích hợp của big data giúp cải thiện quản lý dữ liệu, từ đó tăng cường khả năng theo dõi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu.

Thứ ba, sự tích hợp của công nghệ có thể hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là qua các nền tảng trực tuyến.

Thứ tư, sự phát triển của thương mại điện tử trong CMCN 4.0 đặt ra thách thức và đồng thời tạo cơ hội cho việc quản lý thương hiệu trực tuyến và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ qua các kênh trực tuyến.

CMCN 4.0 đã tác động sâu rộng đến tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 -2022

Xuất khẩu dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ Tốc độ tăng trưởng

Hình 17: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006

(Unctad) Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/datacentre/dataviewer/US.TradeServCatTotal Quan sát biểu đồ ta thấy:

Xuất khẩu dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ trong dài hạn có sự tăng trưởng Năm

2021 ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất với gần 459 tỷ USD cao gấp gần 3 lần so lớn năm

2006 Năm 2020 do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh mà xuât khẩu dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ giảm chỉ khoảng 394 tỷ USD sau năm đó xuất khẩu dần phục hồi trở lại.Tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhưng không đồng đều Năm 2021 ghi nhận mức tăng tưởng cao nhất với 16.38% nhưng bên cạnh đó năm 2015 và năm 2020 lại ghi nhận mức tăng tưởng âm lần lượt là -0.79% và -10.7% Điều đó cho thấy rằng dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ phát triển, tăng trưởng không ổn định qua các năm

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ còn giữ mức hạn chế nhưng có xu hướng ổn định

Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DV quyền sở hữu trí tuệ/ tổng kim ngạch XKDV giai đoạn 2006-2022

Doanh thu dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XKDV

Hình 18: Biểu đồ doanh thu và tỷ trọng doanh thu DV quyền sở hữu trí tuệ/ tổng kim ngạch XKDV giai đoạn 2006-2022s

Nguồn: Unctad Quan sát biểu đồ:

Doanh thu của dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ trong dài hạn có xu hướng gia tăng Năm

2021 đạt doanh thu cao nhất gấp lần 3 lần so với năm 2006 Từ năm 2015 đến 2019 ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn qua các năm Tuy có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chỉ giao động từ 6% đến hơn 7% không có sự đột phá Năm 2020, chiếm tỷ lệ cao nhất với 7.54%, năm 2006 chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 6.14% Ngày nay do tác động của sự phát triển mạnh mẽ CMCN 4.0 thì ngành dịch vụ về sở hữu trí tuệ hứa hẹn có nhiều tăng trưởng trong tương lai.

5.3 Dự báo xu hướng phát triển trong tương lai

Dự báo xu hướng phát triển của dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ (IP) liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm sự thay đổi trong công nghệ, thị trường và chính trị Dưới đây là một số xu hướng mà dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ có thể phát triển trong tương lai:

Thứ nhất, xu hướng sáng tạo liên quan đến công nghệ cao cấp, như trí tuệ nhân tạo, máy học, blockchain, sẽ đặt ra thách thức và cơ hội mới trong việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, có thể có sự tăng cường trong bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sáng tạo của máy và thuật toán.

Thứ hai, dịch vụ quản lý thương hiệu trực tuyến và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển Với sự gia tăng về bắt chước và làm giả mạo, các dịch vụ chống bắt chước sẽ trở nên quan trọng để bảo vệ thương hiệu và sáng tạo.

Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 và đại dịch bệnh Covid-19

TMDV quốc tế tiếp tục có tốc nhanh trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng

Kim ngạch của TMDV quốc tế tiếp tục gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại quốc tế Trong nhiều năm qua, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ luôn cao và ổn định hơn xuất khẩu hàng hoá và được dự báo tiếp tục tăng trong tương lai

Thế giới đã và đang chứng kiến những thay đổi đáng kể trong TMQT với sự phát triển của thương mại dịch vụ trong suốt những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI DùTMDV ra đời sau nhưng đã đạt được những kế quả nhất định tính tới thời điểm hiện tại.Trong những năm gần đây, TMDV đã phát triển với tốc độ trung bình cao gấp đôi thương mại hàng hoá với tỷ trọng bằng 20% tổng giá trị thương mại quốc tế Đây cũng là lĩnh vực có triển vọng phát triển to lớn nhờ tiến trình tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới (BoP, US$):

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới (BoP, US$)

Hình 19: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới (BoP, US$)

Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Thế giới giai đoạn 1995-2022 có sự gia tăng nhanh chóng Từ giai đoạn 1995-2008, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới tăng nhanh từ 1.28 nghìn tỷ USD đến 4.12 nghìn tỷ USD( tăng gấp 3,2 lần so với năm 1995).

Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới có sự suy giảm từ 4.12 nghìn tỷ USD (2008) xuống còn 3.68 nghìn tỷ USD(2009)

Trong giai đoạn 2009-2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới có xu hướng tăng nhanh trở lại, từ 3.68 nghìn tỷ USD (2009) lên đến 6.28 nghìn tỷ USD(2019)

Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trên:

- Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh đã thúc đẩy ngành dịch vụ, làm tăng sản lượng trong ngành này cũng như dẫn đến xuất hiện nhiều loại dịch vụ.

- Chu kỳ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước làm đời sống nhân dân tăng cao.

- Sự phát triển mạnh mẽ của TMHH quốc tế, các mối quan hệ quốc tế về sự trao đổi công nghệ, sự phát triển của thị trường vốn và sức lao động thế giới.

- Xu hướng tự do hóa thương mại điện tử diễn ra trên quy mô toàn cầu.

- Sự phát triển mạnh của TMHH quốc tế, các quan hệ quốc tế về trao đổi công nghệ, sự phát triển của thị trường vốn và sức lao động thế giới

- Xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, do đại dịch Covid 19( năm 2020), sự giãn cách giữa các quốc gia làm cho kim ngạch và tỷ trọng XKDV của thế giới giảm từ 6.28 nghìn tỷ USD(2019) xuống5.22 nghìn tỷ USD(2020), giảm 6% lượng kim ngạch và tỷ trọng Nhưng sau năm 2020,TMDV bắt đầu có sự tăng trưởng nhanh chóng trở lại, năm 2022 tăng 13,2% so với giai đoạn trước đại dịch COVID Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) dự báo tăng trưởng khối lượng TMHH năm 2023 là 1% do những tác động liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraina và chính sách thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn

Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các DV truyền thống

Trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu về trao đổi và tìm kiếm thông tin cũng như các dịch vụ tiện ích của con người ngày càng tăng đặc biệt, số lượng lớn người sử dụng Internet là cơ sở hình thành và phát triển các nhóm ngành dịch vụ ưu tiên sử dụng Internet, mạng xã hội và dịch vụ online Thương mại đang dần được toàn cầu hoá, vì thế thị trường thương mại dịch vụ được mở rộng, mô hình thương mại dịch vụ ngày càng đổi mới Các chuỗi cung ứng truyền thống nhờ vào sự lan toả của số hoá và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và ngành TMDV nói riêng.

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ.

Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang chuyển dần từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc sử dụng lao động tri thức với những phương tiện hiện đại TMDV có xu hướng giảm việc trao đổi theo phương thức truyền thống - đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng thông tin toàn cầu Internet.

- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, hoạt động du lịch đang phát triển với tốc độ cao Đối với dịch vụ du lịch hiện nay, phát triển dịch vụ du lịch online: các website đặt phòng khách sạn trực tuyến hay hình thức quảng cáo nhà hàng, khách sạn xuất hiện đáp ứng “xu thế online” của người tiêu dùng.

- Dịch vụ giáo dục, với sự phát triển của công nghệ số, giáo dục hiện nay không đơn thuần là việc gặp mặt trực tiếp với giáo viên, mà nó được đưa lên những nền tảng số, giúp người học có thể tiếp nhận dịch vụ thông qua Internet.

- Dịch vụ tài chính là bất kỳ loại hình dịch vụ nào mang tính chất tài chính Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm) phục vụ cho một loại hình dịch vụ mang tính chất tài chính Thương mại dịch vụ tài chính (2009-2018) chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng tự do hóa thương mại, thương mại dịch vụ tài chính cũng cho thấy sự phát triển đáng kể, từ 157.1 tỷ USD năm 2009 tăng lên đến 228.1 tỷ USD năm 2018.

- Trong bối cảnh người tiêu dùng mất dần hứng thú với việc mua sắm tài các cửa hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy cơ hội để bước với thói quen tiêu dùng của khách hàng Theo thống kê, năm 2022, có 2.14 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn cầu hiện nay đang tăng chóng mặt.

Nhờ sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, có thể thấy những ví dụ nêu trên đã minh chứng cho sự phát triển của dịch vụ có yếu tố công nghệ cao đã dần thay cho dịch vụ truyền thống Những sản phẩm có yếu tố công nghệ khó sao chép, đặc biệt thì sẽ là yếu tố cạnh tranh của bất kỳ công ty nào hiện nay.

Xu hướng hội tụ giữa TMDV và TMHH

TMDV đồng thời thúc đẩy TMHH phát triển Trước khi đưa hàng hoá ra thị trường thế giới đòi hỏi có sự tham gia của các dịch vụ bắt đầu từ khâu phân tích, nghiên cứu thị trường và kết thúc từ khâu chuyên chở hàng hoá cũng như dịch vụ hậu mãi Một sản phẩm 100$ được ước tính giá dịch vụ lên đến 60$ (10$ dịch vụ vận tải, 10$ dịch vụ bưu chính viễn thông, 10$ dịch vụ quảng cáo, …) Đối với hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, vai trò của dịch vụ càng quan trọng trong thương mại hàng hoá vì loại hàng hoá này đòi hỏi khối lượng dịch vụ hậu mãi cũng như dịch vụ tư vấn, thông tin tương đối lớn. Dịch vụ viễn thông ra đời và phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường Số lượng và chất lượng dịch vụ tham gia vào sản xuất và tiêu dùng hàng hoá có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo sự thành công ở thị trường nước ngoài Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này là:

- Kinh tế thế giới có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ, đặc biệt là các nước đang phát triển.

- Do nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng.

- Do sự phát triển của khoa học công nghệ Đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0

- Chính sách mở cửa của thị trường các nước.

Từ đây, ta thấy được sự phát triển của TMDV song song, cùng tồn tại và tương trợ TMHH TMDV là một nhân tố cần thiết gắn liền với TMHH quốc tế về hàng hoá và đầu tư quốc tế.

Tự do hóa TMDV tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng bo hộ vẫn còn phổ biến

Tự do hóa thương mại là quá trình cắt giảm, tiến tới xóa bỏ rào cản và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển.

- Tự do hóa thương mại đơn phương: Các quốc gia chủ động, tự nguyện xóa bỏ các rào cản thương mại mà không yêu cầu đối tác có những ưu đãi đáp lại.

- Tự do hóa thương mại song phương: Chính phủ của 2 quốc gia ký kết hiệp định TMTD trong đó dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại.

- Tự do hóa thông qua hội nhập khu vực: Các nước trong 1 khu vực ký kết hợp đồng thiết lập khu vực TMTD

- Tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO

Mức độ tự do hóa thương mại phụ thuộc vào trình độ phát triển và cam kết của mỗi nước. Quá trình tự do hóa chia làm 3 nhóm nước:

- Các nước chủ động tự do hóa

- Các nước tự do hóa có điều kiện

- Các nước tự do hóa bị động

Lợi ích của tự do hóa thương mại dịch vụ:

- Nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc gia

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

- Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng: Chất lượng dịch vụ được cải tiến, nâng cao, trong khi giá dịch vụ có xu hướng giảm.

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các nước thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Mặt khác, tự do hoá thương mại này cũng gây ra bất lợi cho thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng Việc phụ thuộc cũng như có sự can thiệp khiến cho các nước vẫn duy trì những chính sách bảo hộ và rào cản thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước Bảo hộ trog TMDV là hiện tượng phổ biến, chủ yếu là hạn chế về tiếp cận thị trường, nhất là Mode 3 Tuy sự toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển nhưng hiện tượng này vẫn sẽ duy trì và điều chỉnh cho phù hợp với mỗi giai đoạn.

Cuộc cách mạng 4.0 thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có tiềm năng rất lớn, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ chiếm một phần rất lớn trong đời sống nói chung và ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng nói riêng Các công nghệ gần đây đã góp phần tối ưu hoá việc chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng phiền toái đối với người dùng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp Một số công nghệ đã được áp dụng rộng rãi như công nghệ 3D tăng cường tính thực tế, Internet of Things và các trợ lý ảo hỗ trợ AI cung cấp nhiều khả năng nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và giảm chi phí cho doanh nghiệp

Cơ chế phát triển của nhiều loại hình dịch vụ cuãng thay đổi nhờ vào cuộc cách mạng 4.0, đưa ra tiềm năng cũng như thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ:

Thứ nhất, sự phát triển của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Internet thúc đẩy mở rộng quy mô thương mại dịch vụ quốc tế Do ngày càng nhiều loại hình dịch vụ có thể thương mại hóa trên phạm vị toàn cầu Người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ, người cung ứng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhiều loại hình dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao có tiềm năng rất lớn, tốc độ tăng trưởng cao, ổn định

Thứ hai, làm chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ theo hướng gia tăng tỷ trọng các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống Thứ ba, làm thay đổi hành vi, thói quen truyền thống của người dùng dịch vụ Một số ví dụ như:

Trong lĩnh vực dịch vụ: xuất hiện hình thức du lịch trực tuyến (online, dử dụng công nghệ số trong tất cả quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, từ việc đặt phòng, cung cấp thông tin, … đều có nền tảng trên Internet).

Trong lĩnh vực phân phối: xuất hiện phương thức thương mại điện tử, doanh số thương mại điện tử tăng nhanh Nhiều trang thương mại lớn xuất hiện như: Shopee, Tiki, đang dần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong mua sắm và các phương thức quảng cáo từ người bán.

Trong lĩnh vực giáo dục: Giáo dục đang phát triển phương thức đào tạo trực tuyến, nhập khẩu chương trình đào tạo.

Trong lĩnh vực ngân hàng: Dịch vụ được hỗ trợ bởi công nghệ trong việc xác thực, nhận diện qua AI, tăng tính bảo mật cũng như gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Thứ tư, thay đổi phương thức cung ứng theo hướng gia tăng Mode 1, giảm các Mode cần sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng- tiêu dùng Ví dụ như E-Comerce, E-Banking, E-Learning ; hội nghị trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, hội chợ, triển lãm trực tuyến, làm việc từ xa ngày càng phổ biến hơn.

Cuối cùng, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm.

Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm

Kinh tế thị trường có xu hướng suy yếu, việc làm không ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của mình cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới, điều chỉnh hành vi sử dụng hàng hoá, dịch vụ Cùng với đó là sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm đưa ra cải tiến trong sản phẩm càng được chú trọng, và quan tâm hơn hết Hơn thế, việc đầu tư cho khoa học công nghệ áp dụng vào quy trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ được các cơ quan, chính phủ tạo điều kiện và củng cố

Tỷ trọng và chi phí sản xuất hàng hoá dịch vụ (% Expense)

Biểu đồ tỷ trọng và chi phí sản xuất hàng hoá dịch vụ

Hình 20: Biểu đồ tỷ trọng và chi phí sản xuất hàng hoá dịch vụ

Nguồn: World Bank https://data.worldbank.org/indicator/GC.XPN.GSRV.ZS

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ chi phí hàng hoá dịch vụ, ta thấy được từ năm 2006 chi phí có xu hướng giảm xuống từ 12,6% (2006) còn 11.5%(2010), giảm 13% và tăng lên không đáng kể trong những năm sau đó, nhưng nhìn chung chi phí sản xuất đang có xu hướng giảm trong những năm về sau

Tuy nhiên, chi phí sản xuất năm 2021 tăng 5,5% so với năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid 19 đã đẩy giá cước một số ngành tăng cao Đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng 4-6 lần so với thời kỳ trước đó

Với nhu cầu và chất lượng cuộc sống đang ngày càng nâng cao, các dịch vụ tiêu dùng phổ thông được sản xuất nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng Số lượng gia tăng thường xuyên, các doanh nghiệp luôn sản xuất một lượng lớn để đáp ứng cũng như giảm chi phí sản xuất Một số ít trong đó là thị trường độc quyền và giá được kiểm soát bởi chính phủ như điện, nước, xăng dầu Bên cạnh nhu cầu, thì số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng lớn, cạnh tranh cao, khiến cho giá thành một số mặt hàng trở nên giảm để gia tăng thị phần Thêm vào đó, sự phát triển nhanh khiến cho các sản phẩm có vòng đời ngắn hơn, việc tránh

Trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 đang diễn biến phức tạp, ngành dịch vụ nước ta vẫn không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn, tận dụng những cơ hội để đổi mới và thích nghi với hoàn cảnh để đạt được những thành tựu trong tương lai Đóng góp to lớn của dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận với tỷ trọng GDP luôn ở vị trí cao nhất trong 10 năm qua Có thể thấy lĩnh vực dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế đã có những bước ngoặt đáng kể trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế.

Dưới những chính sách hỗ trợ phát triển không ngừng của nhà nước và những thuận lợi trong bối cảnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, dịch vụ nước ta đã có những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, truyền thông logistics, hàng không, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử… Mạng lưới thương mại và dịch vụ phát triển mạnh trên phạm vi cả nước,không ngừng đổi mới và nâng cao để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra một cuộc cách mạng toàn diện trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, mang lại những thay đổi đáng kể và đa chiều Qua sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, big data, và các công nghệ mới khác, doanh nghiệp dịch vụ không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn mở ra những cơ hội mới và thách thức.

Một trong những điểm quan trọng nhất là sự cá nhân hóa mạnh mẽ hơn trong cung cấp dịch vụ Công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của họ thông qua dịch vụ cá nhân hóa và tương tác liên tục Điều này không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực mà còn xây dựng sự gắn kết mạnh mẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Ngược lại, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là về an ninh thông tin và quản lý dữ liệu cá nhân Sự tích hợp sâu rộng của công nghệ yêu cầu doanh nghiệp phải chú ý đến việc bảo vệ thông tin quan trọng và đảm bảo tính minh bạch với khách hàng.

Cuối cùng, cách mạng này đang tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp dịch vụ Những người nắm bắt kịp thời và linh hoạt trong việc áp dụng công nghệ mới sẽ có cơ hội lớn để tạo ra những dịch vụ độc đáo và tiên tiến, từ đó đạt được sự hài lòng của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường Còn những doanh nghiệp không kịp thời hợp nhất, có thể phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng và mất mát cạnh tranh.

Tóm lại, cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Sự đổi mới này đòi hỏi sự nhạy bén, sáng tạo, và cam kết đối với việc tích hợp công nghệ vào chiến lược kinh doanh, mục tiêu là tạo ra giá trị cao nhất cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

1 WIPO IP Statistics Data Center, available at: https://www3.wipo.int/ipstats/key-search/indicator

2 World Bank Open Data, available at: https://data.worldbank.org/

3 UNCTAD, available at: https://unctad.org/

4 Wikipedia, available at: https://www.wikipedia.org/

5 Nguyễn Đức Tân, 2022, Tác động của CMCN 4.0 đối với Du lịch Việt Nam - Cơ hội và thách thức, Tạp chí điện tử du lịch https://www.vtr.org.vn/tac-dong-cua-cmcn-40-doi-voi-du-lich-viet-nam-co-hoi-va- thach-thuc.html

6 Vận tải là gì? Những điều cần biết về dịch vụ vận tải, 2022, Thong tien Logistics https://thongtien.com/tin-tuc/van-tai/

7 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính - kế toán, 2019, Tạp chí tài chính https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0-den-linh-vuc- tai-chinh-ke-toan.html

8 Quản trị thương hiệu trong thời đại CMCN 4.0 từ góc độ sở hữu trí tuệ, 2022, Cổng thông tin điện tử Bộ công thương. https://vipbrandacademy.com/quan-tri-thuong-hieu-trong-thoi-dai-cmcn-4-0-tu- goc-do-so-huu-tri-tue/2021/09/

9 Minh Hồng, Cơ hội và thách thức với ngành công nghệ thông tin - viễn thông,

2023, Thời báo ngân hàng https://thoibaonganhang.vn/co-hoi-va-thach-thuc-voi-nganh-cong-nghe-thong-tin- vien-thong-140530.html? fbclid=IwAR2ts4kcdQ0gcdY2mM1xbRaKdZNB_6doOGBJChQs_tM-e624U0Fk- BQ9CHQ

10 Nam Hải, Một số xu hướng của thương mại toàn cầu thời gian gần đây, 2017, Bộ Ngoại Giao Việt Nam https://ngkt.mofa.gov.vn/mot-so-xu-huong-cua-thuong-mai-toan-cau-thoi-gian- gan-day/

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w