1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vậtchất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ởnước ta hiện nay

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Với Ý Thức Và Vận Dụng Vào Công Cuộc Đổi Mới Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Phạm Thị Minh Tâm
Người hướng dẫn Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Khi làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, là một công dân nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tôi muốn cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết họ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Minh Tâm

Mã SV: 2314210144

Lớp Anh 03, khoa Quản trị kinh doanh, khóa 62 Lớp tín chỉ: TRI114.3

Giảng viên hướng dẫn: Trần Huy Quang

Hà Nội – 10/2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 2

I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 4

1 Vật chất 4

1.1 Định nghĩa 4

1.2 Các hình thức tồn tại của vật chất 4

2 Ý thức 5

2.1 Nguồn gốc của ý thức 5

2.2 Bản chất của ý thức 5

2.3 Kết cấu của ý thức 6

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 6

3.1 Vật chất quyết định ý thức 6

3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất 7

3.3 Ý nghĩa phương pháp luận 7

II Thực trạng và hướng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 8

1 Thực trạng công cuộc đổi mới ở Việt Nam 8

1.1 Thành tựu 8

1.2 Tồn tại và hạn chế 10

2 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 11

Kết luận 15

Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đảng và nhân dân ta hiện nay đều đang trong quá trình hướng tới một mục tiêu cách mạng lớn nhất và quan trọng nhất là tiến lên chủ nghĩa xã hội – công cuộc đổi mới đất nước Khi thực hiện được mục tiêu này, chúng ta mới có thể xây dựng được một đất nước Việt Nam theo cách

cũng chỉ khi công cuộc đổi mới đất nước thành công, chúng ta mới có thể làm thỏa mãn những ham muốn cuối đời của Người đó là:

Vậy làm sao để thực hiện được mục tiêu trên? Từ thực tế hiện nay đất nước

ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, mà tại đại hội VII của Đảng ta lần đầu tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng Tức là chúng ta phải dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm, tình hình của nước ta Có như thế chúng ta mới dần tìm hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được đường lối đúng đắn, phương châm và những bước đi cụ thể của công cuộc đổi mới phù hợp với tình hình nước ta Khi làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, là một công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tôi muốn cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác- Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, cụ thể hơn là về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức Mặt khác, tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp cách mạng lớn lao của toàn Đảng, toàn nhân dân ta hiện nay – xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nền tảng xuất phát từ tư tưởng Mác-Lênin Mọi sách lược, chiến lược cách mạng của chúng ta đều phải được xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống lại chủ quan duy ý chí Đây được coi là một vấn đề rất quan trọng, bởi nó quyết định sự thành công của hay thất bại trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần nội dung của đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là sử dụng hệ thống lý luận triết học về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm duy vật biện chứng nhằm làm rõ vai trò của mối quan hệ đó vào việc xây dựng đất nước phát triển

2.2

Nghiên cứu tổng quan, các khái niệm liên quan

Phân tích ý nghĩa phương pháp luận, ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Nghiên cứu phương pháp áp dụng những lý luận đã có vào công cuộc đổi mới nước ta

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là vật chất – ý thức, mối quan hệ biện chứng giữa chúng và tình hình công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam

4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần danh mục viết tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 phần

như sau:

Phần I : Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Phần II : Thực trạng và hướng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Trang 5

I QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1 Vật chất

1.1 Định nghĩa

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, CNDV rơi vào khủng khoảng Trong bối cảnh đó, để chống lại sự xuyên tạc của các nhà triết học duy tâm đồng thời bảo vệ và phát triển thế giới quan duy vật, V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng như kế thừa tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra một định nghĩa về phạm trù vật chất khoa học nhất, hoàn chỉnh nhất trong tác phẩm

như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Định nghĩa này bao gồm những

nội dung quan trọng sau:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức; là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng khoảng thế giới quan, khuyến khích các nhà khoa học đào sâu, khám phá những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức của con người về thế giới

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác , nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó Cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất 1.2 Các hình thức tồn tại của vật chất

Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung Vận động bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ

sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy Nó là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất Vật chất và vận động luôn gắn bó, không tách rời nhau , vật chất chỉ

có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà thể hiện Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, các hình thức này có mối liên hệ phát sinh Bất cứ sự vật hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay xã hội, dù là vật thể vô cùng lớn như các hành tinh, thiên hà hay vật thể vô cùng nhỏ như các hạt cơ bản, dù thuộc giới vô sinh hay hữu sinh đều tồn tại ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng

Trang 6

Các nhà duy vật đã cho rằng không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động Không gian được xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau Còn thời gian được xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình Không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian, thời gian cũng như cũng không có không gian, thời gian nào tồn tại ở bên ngoài vật chất Không gian và thời gian có những tính chất sau đây:

- Tính khách quan

- Tính vĩnh cửu của thời gian và tính vô tận của không gian

- Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian

2 Ý thức

2.1 Nguồn gốc của ý thức

Xét về nguồn gốc tự nhiên, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người Ý thức là chức năng của bộ óc con người, phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đến chất sống và trực tiếp là quá t trình phát triển từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, và cuối cùng là hình thành con người với bộ óc Bộ óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên, là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấu trúc tinh vi nhất

Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh Các thuộc tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát triển của thế giới vật chất Nếu không có thuộc tính phản ánh này thì không thể có ý thức Nguồn gốc xã hội Ph.Ăngghen đã viết: “ Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu cải biên bộ óc của con vượn thành bộ óc của con người, cải biến tâm lý động vật thành ý thức.”

Con người nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ trong sản xuất Từ những quan hệ này làm nảy sinh ra ngôn ngữ Ngôn ngữ được xem

là vỏ vật chất của tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà nhờ có nó ý thức con người cũng được hình thành và phát triển

2.2 Bản chất của ý thức

Để hiểu rõ bản chất của ý thức, cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất,

mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người Hay về định nghĩa

Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, không phải sự vật và tồn tại phi cảm tính

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Sáng tạo là là đặc trưng bản chất nhất của ý thức Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, sự phản ánh đó là quá trình thống nhất của ba mặt:

- Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

- Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần

Trang 7

Discover more

from:

QTR401

Document continues below

Quản trị và kinh

doanh quốc tế

Trường Đại học…

289 documents

Go to course

[Giáo trình] Kinh tế quốc tế Phần 1 -… Quản trị và

kinh doan… 100% (7)

127

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng và giải… Quản trị và

99

N2 ビジネスのための 日本語初中級 -… Quản trị và

136

Tailieuxanh bai tap him 2 8554

Quản trị và

kinh doan… 100% (1)

8

Case study - N/a

3

Trang 8

- Chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan

2.3 Kết cấu của ý thức

Để nhận thức sâu sắc được về ý thức, cần nắm vững kết cấu của nó gồm các lớp cấu trúc của ý thức và các cấp độ của ý thức

Thứ nhất, về các lớp cấu trúc của ý thức, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau nên yêu cầu con người cần tìm hiểu, tích lũy tri thức trên bước đường cải tạo thế giới Ý thức còn nảy sinh thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh, hình thái đặc biệt là tình cảm

Thứ hai, về các cấp độ của ý thức, xem xét theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người cần nhận thức được các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức

Cần nắm vững nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người” để vận dụng vào thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

3.1 Vật chất quyết định ý thức

Một là vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức

Các thành tựu khoa học đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc con người

Hai là vật chất quyết định nội dung, hình thức biểu hiện của ý thức

Ý thức luôn phản ánh thế giới khách quan dù ở bất kỳ hình thức nào Nội dung của ý thức

là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người Một trong những bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan một cách chủ động và sáng tạo Nhưng

sự phản ánh của ý thức không phải là “soi gương”, mà đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người, là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn Sự vận động và phát triển, tính phong phú

và độ sâu sắc của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật

xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót đều do đối tượng vật chất tác động ở mức độ nào đó lên bộ óc con người

Vì vậy, khi nhận xét, đánh giá những vấn đề của cuôc sống, những người sống trong hoàn cảnh

xã hội khác nhau có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Ba là vật chất quyết định bản chất của ý thức

Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người – là cơ sở để

Quản trị và kinh doan… 100% (1) Credit lending management theor… Quản trị và

kinh doan… 100% (1)

32

Trang 9

hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh

Bốn là vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức

Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm muộn gì ý thức cũng phải thay đổi theo Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng về mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chứng của Lênin, rằng “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận

cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối” Tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và

ý thức thể hiện qua mối quan hệ giữa thực thể vật chất đặc biệt – bộ óc của con người và thuộc tính của chính nó

3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất

Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi ra đời thì ý thức có cách phát triển riêng, không phụ thuộc máy móc vào vật chất Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vào thế giới vật chất;

có thể thay đổi nhanh, chậm hay song hành với thời gian, nhưng nhìn chung thường chậm hơn

so với sự biến đổi của thế giới vật chất

Thứ hai, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm thay đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống của con người Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết về những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu đã xác đinhj Thứ ba, ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, quyết định tính chất của hành động Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành những lý luận định hướng đúng đắn và được đưa vào quần chúng, góp phần động viên, cổ vũ khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội Ngược lại, ý thức sẽ tác động tiêu cực nếu như phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực

Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại của khoa học và công nghệ hiện đại ngày nay, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhăn văn vẫn hết sức quan trọng

Tính sáng tạo và năng động của ý thức không thể vượt quá tính quy định của những tiền

đề vật chất đã xác định , phải dựa vào những điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động

3.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lênin, ta có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luận là

- Mọi mục tiêu, chính sách, đường lối, kế hoạch đều phải xuất phát từ thực tế khách quan

Trang 10

- Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối

tượng, không được gắn cho đối tượng những cái nó không có

- Cần tôn trọng và hành động theo quy luật

II THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Thực trạng công cuộc đổi mới ở Việt Nam

1.1 Thành tựu

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch

sử, toàn diện trên các lĩnh vực:

- Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và ngày càng được nâng cao

Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khủng khoảng kinh tế diễn ra gay gắt vào những năm 80 của thế kỷ XX, lạm phát có lúc lên tới 774,7%, nhân dân rơi vào đói khổ cùng cực Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển

và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 7%

Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ, trở thành nền kinh

tế lớn thứ tư trong ASEAN Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 Từ một nước bị thiếu lương thực, đến nay, Việt Nam không những bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020.Việt Nam tập trung hoàn toàn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua Việt Nam tăng cường vào việc phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ y tế, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Đời sống văn hóa được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước

đi đầu trong việc hiện thực hóa các mục tiêu thiên niên kỷ Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển

- Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh

Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu hàng hóa/GDP năm 1988 của Việt Nam chỉ đạt 18,9% nhưng đến năm 2020 đã đạt trên 80% Cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN