1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu về nhà quản trị đặng lê nguyên vũ của tập đoàn trung nguyên legend

29 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Nhà Quản Trị Đặng Lê Nguyên Vũ Của Tập Đoàn Trung Nguyên Legend
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Loan
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,82 MB

Nội dung

Trong một doanh nghiệp thì nhân lực được chia làm nhiều thành phần khác nhau tùy thuộc vào trình độ , năng lực làm việc của mỗi người và chúng ta cần phải có một người đứng đầu, nắm được

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NHÀ QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm và vai trò của nhà quản trị 5

1.1.1 Khái niệm của nhà quản trị 5

1.1.2 Vai trò của nhà quản trị: 5

1.1.2.1 Vai trò liên kết 5

1.1.2.2 Vai trò thông tin 5

1.1.2.3 Vai trò ra quyết định 5

1.2 Cấp bậc nhà quản trị 5

1.2.1 Nhà quản trị cấp cao 5

1.2.2 Nhà quản trị cấp trung 6

1.2.3 Nhà quản trị cấp cơ sở 6

1.3 Các kỹ năng của nhà quản trị 7

1.3.1 Kỹ năng chuyên môn 7

1.3.2 Kỹ năng nhân sự 7

1.3.3 Kỹ năng tư duy 8

CHƯƠNG 2 : NHÀ QUẢN TRỊ ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND 9

2.1 Nghiên cứu về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ 9

2.1.1 Tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên Legend 9

2.1.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend 9

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 10

2.1.1.3 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi 11

2.1.1.4 Định hướng phát triển 12

2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức 12

2.1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh 12

2.1.2 Nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ 13

2.1.2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ 13

2.1.2.1.1 Tiểu sử 13

2.1.2.1.2 Sự nghiệp 14

Trang 3

2.1.2.2 Vai trò của nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung

Nguyên Legend 14

2.1.2.3 Các kỹ năng của nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ 16

2.1.2.3.1 Kỹ năng chuyên môn 16

2.1.2.3.2 Kỹ năng nhân sự 17

2.1.2.3.3 Kỹ năng tư duy 17

2.2 Đưa ra nhận định, bài học kinh nghiệm, giải pháp hoàn thiện 17

2.2.1 Nhận định và đánh giá về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ đối với tập đoàn Trung Nguyên Legend 17

2.2.2 Giải pháp hoàn thiện cho nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ đối với tập đoàn Trung Nguyên Legend 20

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ đối với tập đoàn Trung Nguyên Legend 21

KẾT LUẬN 24

Trang 3

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Đối với mỗi doanh nghiệp để tạo ra điểm đặc biệt , nổi bật và có sức hút thì có rất nhiều cách khác nhau như tạo ra sự khác biệt về giá , từ dịch vụ chăm sóc khách hàng , cơ sở vật chất , nguồn vốn và có một thứ cũng vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là con người Trong một doanh nghiệp thì nhân lực được chia làm nhiều thành phần khác nhau tùy thuộc vào trình độ , năng lực làm việc của mỗi người và chúng ta cần phải có một người đứng đầu, nắm được rõ những trình độ, cách làm việc của từng nhân lực của doanh nghiệp ra sao thì mới có thể phân công những công việc, vị trí cho phù hợp với trình độ của nhân viên và người đó được gọi

là nhà quản trị Nhà quản trị không chỉ làm những nhiệm vụ như trên mà còn phải có năng lực giải quyết tình huống, ứng biến cho phù hợp để có thể đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên Doanh nghiệp muốn tạo một vị thế cho mình trong môi trường mang đầy tính cạnh tranh như ngày nay thì không thể thiếu một nhà quản trị giỏi

Tập đoàn Trung Nguyên Legend là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệunổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới Doanh nghiệp này đã được vinh danh là một trong Top 5 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, vượt qua hàng loạt các thương hiệu quốc tế khác đang hoạt động tại thị trường Việt Nam qua kết quả khảo sát “Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á” năm 2020 doCampaign Asia-Pacific (Tổ chức chuyên về truyền thông thương hiệu quốc gia) và Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu) phối hợp thực hiện Để doanh nghiệp

có thể thành công và nổi tiếng như vậy, ta không thể nào không nhắc đến nhà quản trị ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người đứng đằng sau sáng lập và là chủ tịch của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, người được tạp chí Forbes toàn cầu vinh danh vào năm 2012

-Để có thể hiểu sâu và nắm rõ chi tiết hơn về các khái niệm , chức năng , vai trò, sự quan trọng của một nhà quản trị thì nhóm 3 của chúng tôi sẽ tìm hiểu về đề tài : “ Nghiên cứu về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ của tập đoàn Trung Nguyên legend ”

Trang 5

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NHÀ QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và vai trò của nhà quản trị

1.1.1 Khái niệm của nhà quản trị

Nhà quản trị có thể được hiểu theo các góc độ và cách tiếp cận khác nhau

- Theo chức năng quản trị: Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát hoạt động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

- Theo hoạt động tác nghiệp: Nhà quản trị là người đảm nhận chức vụ nhấtđịnh trong tổ chức, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dướiquyền và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ

1.1.2 Vai trò của nhà quản trị:

1.1.2.2 Vai trò thông tin:

- Nhà quản trị là người tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị là người tiếpnhận thông tin bên trong và bên ngoài tổ chức

- Nhà quản trị là người xử lý thông tin: Nhà quản trị xử lý thông tin

để các thông tin trở thành những tin tức có giá trị, có ích cho việc ra quyếtđịnh quản trị

- Nhà quản trị là người truyền đạt và cung cấp thông tin: Nhà quản trịtruyền đạt và cung cấp thông tin cho nội bộ tổ chức và bên ngoài tổ chức

1.1.2.3 Vai trò ra quyết định:

+ Nhà quản trị là người phụ trách: Là người đảm bảo bộ phận, tổ chứcthực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, tìm cách cải tiến hoạt động, chủtrì và khởi xướng các ý tưởng mới

+ Nhà quản trị là người loại bỏ các vi phạm: Là người ứng phó vớinhững bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường

+ Nhà quản trị là người phân phối các nguồn lực: Là người phân phối,

sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu tổ chức

+ Nhà quản trị là người tiến hành các cuộc đàm thoại: Là người thaymặt tổ chức để bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận với các cá nhân, tổ chức khác

1.2 Cấp bậc nhà quản trị

1.2.1 Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao là những người giữ các chức vụ, vị trí hàng đầu trong

tổ chức Họ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức Họ đưa ra các chỉdẫn, phương hướng mang tính chiến lược trong sự cân nhắc nguồn lực của tổ chức, cơhội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài Nhà quản trị cấp cao là những người xácđịnh các mục tiêu, chính sách và chiến lược chung cho tổ chức và thiết lập các mục

Trang 5

Trang 6

đích tổng quát để cấp dưới thực hiện Họ là những người đề ra những quyết định dàihạn, mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của tổ chức Nhà quản trị cấp cao cần có khả năng nhận thức, phán đoán để xử lý đượclượng thông tin lớn từ môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức Uy tín của các nhàquản trị cấp cao có ảnh hưởng lớn đến văn hoá và bầu không khí bên trong của tổchức.

Các chức danh của nhà quản trị cấp cao trong một tổ chức doanh nghiệpthường là: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc PhóTổng Giám đốc, Giám đốc (ví dụ như Giám đốc điều hành - CEO, Giám đốc tài chính

- CFO ) hoặc Phó Giám đốc

1.2.2 Nhà quản trị cấp trung

Nhà quản trị cấp trung là các nhà quản trị hoạt động ở dưới các nhà quảntrị cấp cao nhưng ở trên các nhà quản trị cấp cơ sở, họ nằm ở giữa các cấp bậc quảntrị

Nhà quản trị cấp trung trực tiếp giám sát, kiểm tra các nhà quản trị cấp cơ

sở Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các chiến lược vàcác chính sách của tổ chức, phối hợp các hoạt động, các nguồn lực, tổ chức thực hiệncác công việc để hoàn thành mục tiêu chung Họ thường đề ra những quyết định trunghạn trên cơ sở các quyết định dài hạn của nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp trung điều khiển hoạt động của một nhóm nên họ phảiquản trị nhóm một cách hiệu quả Điều đó đòi hỏi nhà quản trị cấp trung phải linhhoạt, năng động, sáng tạo, biết tạo động lực, biết khuyến khích sự hợp tác và giảiquyết các xung đột giữa các cá nhân với nhóm và giữa các cá nhân với nhau trongnhóm để không những duy trì nhóm mà còn đưa nhóm ngày càng phát triển Trongquan hệ với các nhóm khác cũng như bên ngoài, nhà quản trị cấp trung phải đóng vaitrò như là đầu mối liên kết, thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho các bộ phận Với chức năng liên kết, nhà quản trị cấp trung có trách nhiệm:

+ Một là, hoạch định và điều phối nguồn lực Chẳng hạn, trưởng phòng kếhoạch của một doanh nghiệp căn cứ vào chiến lược phát triển của Ban Giám đốc, xâydựng kế hoạch kinh doanh trong năm và chuyển các kế hoạch này cho các bộ phậnmua hàng, bán hàng; Trưởng phòng tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ các nguồntài chính cho các bộ phận marketing, các tổ sản xuất, tổ mua hàng…

+ Hai là, phối hợp các nhóm làm việc độc lập Ví dụ: Trưởng phòng kinhdoanh của một doanh nghiệp thương mại đề nghị các bộ phận nghiên cứu thị trường,

bộ phận mua hàng, bán hàng cung cấp thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định thịtrường mục tiêu, xác định giá bán

+ Ba là, chỉ đạo việc thực hiện công việc của các bộ phận Nhà quản trị cấptrung không trực tiếp thực hiện các hoạt động tác nghiệp, họ truyền đạt những quyếtđịnh của nhà quản trị cấp cao đến nhà quản trị cấp cơ sở Nói cách khác, họ chỉ đạocác cá nhân, bộ phận dưới quyền thực hiện các nhiệm vụ theo đúng định hướng củanhà quản trị cấp cao

Các chức danh của nhà quản trị cấp trung trong một tổ chức thường là:trưởng bộ phận, chi nhánh, phòng, ban, đơn vị trực thuộc mà dưới đó còn có các bộphận nhỏ hơn

Trang 7

nghĩa xã… 100% (24)

41

Đề cương ôn tập Cnxhkh

xã hội… 93% (189)

14

Nhóm05 Cnkhxh Hãy phân tích tính…Chủ nghĩa

Trang 8

1.2.3 Nhà quản trị cấp cơ sở

Nhà quản trị cấp cơ sở là những người trực tiếp theo dõi, giám sát và kiểmtra công việc của những người thừa hành Họ chịu trách nhiệm về việc sử dụng trựctiếp các nguồn lực dành cho họ theo sự phân công trong tổ chức Họ phân công cácnhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thừa hành và đảm bảo công việc được thực hiện theo

kế hoạch đã đề ra

Nhà quản trị cấp cơ sở thường là người trực tiếp tham gia các hoạt độngtác nghiệp như các nhân viên dưới quyền họ, thậm chí có khả năng làm tốt nhất nhữngcông việc mà những người thừa hành phải làm Ví dụ như họ là tổ trưởng một tổ sảnxuất, nhà quản trị này cùng với các công nhân sản xuất ra sản phẩm; Hay họ là tổtrưởng bán hàng, họ cũng cùng với các nhân viên bán hàng thực hiện hoạt động bánhàng cho khách hàng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

Phần lớn thời gian của các nhà quản trị cấp cơ sở được sử dụng vào việcgiám sát, điều hành nhân viên thuộc quyền và đưa ra những quyết định hàng ngày.Phần còn lại được dành cho gặp gỡ, báo cáo, hội họp với cấp trên hoặc quan hệ vớicác đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà quản trị cấp cơ sởcần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết tốt về công việc, các phương tiện vật chất kỹthuật và các phương pháp trong những lĩnh vực cụ thể

Các chức danh của nhà quản trị cấp cơ sở trong một tổ chức doanh nghiệpthường là: tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca

1.3 Các kỹ năng của nhà quản trị

1.3.1 Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn, hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật, là những khảnăng cần thiết để thực hiện công việc chuyên môn cụ thể về lĩnh vực hoạt động của bộphận do nhà quản trị phụ trách Ví dụ: thiết kế máy móc của trưởng phòng kỹ thuật, tổchức công tác kế toán của kế toán trưởng, xây dựng chương trình nghiên cứu thịtrường của trưởng phòng marketing, thiết kế chương trình giảng dạy học phần củatrưởng bộ môn ở trường đại học,

Nhà quản trị có kỹ năng chuyên môn để có thể hiểu được các công việccủa bộ phận mình phụ trách, từ đó ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực chuyênmôn, hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt các hoạt động tác nghiệp, đồng thờigiúp các nhà quản trị có thể xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trìnhhoạt động của tổ chức Kỹ năng chuyên môn đòi hỏi nhà quản trị có kiến thức chuyênmôn, có khả năng nhận biết và phân tích các hoạt động chuyên môn, thậm chí có thể

sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuật thực hiện chuyên môn đó Như vậy, kỹnăng chuyên môn thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị

Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị có thể có được bằng con đường:học tập trong nhà trường và học ngay ở chính trong quá trình làm việc Trong thực tiễnkinh doanh, có nhiều nhà quản trị không những có kiến thức chuyên môn rộng mà còn

là bậc thầy trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nhất định

1.3.2 Kỹ năng nhân sự

Chủ nghĩa

xã hội… 93% (57)Bài giảng điện tử - Cnxhkh

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (9)

163

Trang 9

Kỹ năng nhân sự, hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp nhân sự, là khả nănglàm việc với người khác, khả năng giao tiếp với người khác và khả năng phối hợp hoạtđộng giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.

Nhà quản trị luôn phải tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiềungười khác nhau: nhân viên dưới quyền, các nhà quản trị cùng cấp, các nhà quản trịcấp trên, những cá nhân và các tổ chức bên ngoài đơn vị họ phụ trách Vì vậy, họ cần

có khả năng cùng làm việc với người khác, quan hệ với người khác nhằm tạo thuậnlợi, động viên và thúc đẩy các mối quan hệ để thực hiện và hoàn thành công việcchung theo đúng mục tiêu đã được xác định

Kỹ năng nhân sự là cơ sở hình thành nên năng lực giao tiếp, cho phép cácnhà quản trị đạt hiệu quả cao khi tác động đến những người khác, chẳng hạn trongviệc thỏa thuận với bên ngoài, làm hài lòng các nhà quản trị cấp trên và các cơ quannhà nước, tạo ra sự tuân thủ của cấp dưới…

Nhà quản trị hiểu rõ được nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành động của nhânviên, nắm bắt được tâm lý con người, biết tuyển chọn người thích hợp vào trong tổchức, bố trí công việc cho họ phù hợp với năng lực chuyên môn, sử dụng đúng khảnăng của các thành viên trong tổ chức mình

Nhà quản trị có kỹ năng nhân sự là nhà quản trị biết lắng nghe ý kiếnngười khác và dung hòa các chính kiến, các quan điểm khác nhau, tạo ra môi trườnglàm việc trong đó các cá nhân cảm thấy hài lòng, kích thích họ đóng góp ý kiến, thamgia vào quá trình ra quyết định quản trị

Thực tế cho thấy, nhà quản trị có kỹ năng nhân sự tốt là nhà quản trị có

sự nhạy cảm và tinh tế trong quan hệ, giao tiếp với người khác Họ không những hiểu

và có khả năng kiềm chế bản thân mà họ còn hiểu được người khác, biết cảm thông vàchia sẻ với người khác Đây là kỹ năng mà không phải nhà quản trị nào cũng có, và vìvậy, không phải nhà quản trị nào cũng thành công Kỹ năng này bắt nguồn từ bản chất,tính cách của nhà quản trị và được phát triển một cách tự nhiên, song kỹ năng nàycũng đòi hỏi các nhà quản trị phải học hỏi, rèn giũa để giúp họ quản trị thành công conngười trong tổ chức

Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với mọi cấp quản trị trong bất kỳ tổ chứcnào Kỹ năng nhân sự là cơ sở cho phép các nhà quản trị hình thành nên “nghệ thuậtdùng người”

1.3.3 Kỹ năng tư duy

Kỹ năng tư duy là khả năng nhận thức, phán đoán, hình dung và trình bàynhững vấn đề ngay cả khi chúng còn trong dạng tiềm ẩn hay trong tương lai.Khả năngnhận thức, phán đoán giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tổ chức, định hướngcho hoạt động của tổ chức Kỹ năng tư duy đặc biệt cần thiết khi các nhà quản trịhoạch định hay ra quyết định nói chung

Nhà quản trị là người lo cho người khác làm nên phải biết lo trước, nhìnthấy trước những điều mà nhân viên của mình chưa nhìn thấy Nhà quản trị phải cóquan điểm tổng hợp, biết tư duy có hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các cánhân, bộ phận, các vấn đề, hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, biết giảm thiểu sựphức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được

Trang 8

Trang 10

Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao, cótầm nhìn chiến lược, bao quát được toàn bộ hoạt động của tổ chức trong mối quan hệvới các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức, từ đó hoạch định chiến lược, chính sáchphù hợp với sứ mạng, mục tiêu của tổ chức Sự sống còn của bất cứ tổ chức nào cũngphụ thuộc vào định hướng, mục tiêu và quyết định phương thức thực hiện hướng đích

đó Và quyết định này có được trên nền tảng kỹ năng tư duy của nhà quản trị

Kỹ năng tư duy là kỹ năng khó hình thành nhất, nhưng nó lại có vai tròđặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cấp cao - những người quyết địnhbước đi và hướng phát triển của tổ chức Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị phát triểnnhững năng lực cá nhân và nề nếp văn hoá của tổ chức

⇒ Như vậy, các nhà quản trị đều phải có đầy đủ các kỹ năng trên bởi ba

kỹ năng đều quan trọng đối với mỗi cấp quản trị, tuy nhiên tầm quan trọng tương đốicủa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy của nhà quản trị thay đổitùy theo cấp trách nhiệm khác nhau, tức là phụ thuộc theo cấp bậc của nhà quản trịtrong tổ chức Các nhà quản trị cấp cao cần có nhiều kỹ năng tư duy hơn, các nhà quảntrị cấp cơ sở cần kỹ năng kỹ năng chuyên môn nhiều hơn, kỹ năng nhân sự cần thiếtcho mọi nhà quản trị ở tất cả các cấp, vì ở cấp nào nhà quản trị cũng phải làm việc vớicon người

Khi trách nhiệm nhà quản trị tiến dần lên và đòi hỏi ngày càng cao hơn

so với hoạt động thực tế thì nhu cầu về kỹ năng chuyên môn trở nên ít quan trọng hơn,nhà quản trị có thể vẫn có khả năng làm việc với hiệu suất cao nếu như các kỹ năngnhân sự và kỹ năng tư duy của nhà quản trị tốt Bởi khi đó, nhà quản trị có nhà quản trịcấp dưới có kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc, còn nhà quản trịcấp cao hơn có thể giúp họ cộng tác với mọi người trong nhóm, tạo điều kiện cho họthực hiện nhiệm vụ, định hướng hoạt động và chỉ dẫn họ cách thức hành động để điđến đích Kỹ năng nhân sự là hết sức quan trọng ở tất cả các cấp, song tầm quan trọngtương đối của nó cũng phụ thuộc vào tần suất và mức độ giao tiếp của các nhà quảntrị, nếu tần suất và mức độ giao tiếp càng lớn và phức tạp thì yêu cầu về kỹ năng nhân

sự của các nhà quản trị càng nhiều và ngược lại, nếu tần suất và mức độ giao tiếpkhông nhiều thì kỹ năng nhân sự cũng trở nên ít cần thiết và ít quan trọng hơn đối vớinhà quản trị Với nhà quản trị cấp cao, kỹ năng tư duy trở nên quan trọng hơn và thậmchí là quan trọng nhất do nhu cầu ra quyết định hướng đi, quyết định chiến lược, chínhsách và hành động trên tầm rộng lớn của tổ chức

CHƯƠNG 2 : NHÀ QUẢN TRỊ ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND

2.1 Nghiên cứu về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ

2.1.1 Tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên Legend

Trang 11

2.1.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend

- Tập đoàn Trung Nguyên Legend là một doanh nghiệp hoạt động trongcác lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu;dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch Cà phê Trung Nguyên là mộttrong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tạihơn 60 quốc gia trên thế giới

- Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻcủa Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thươnghiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước

- Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ càphê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnhvới 5 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần càphê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổphần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway(VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà,

cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại Trongtương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinhdoanh nhiều ngành nghề đa dạng

- Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tạiViệt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phênhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore,Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina Sản phẩm cà phê TrungNguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giớivới các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc Bên cạnh đó, TrungNguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi vàtrung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc

Năm 2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản Công bố khẩu hiệu: “Khơinguồn Sáng tạo”

Tháng 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore

Ngày 23/11/2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên được ra đờibằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất

Ngày 20/5/2005: Nhà máy cà phê Trung Nguyên - nhà máy chế biến cà phê lớnnhất Việt Nam được khánh thành tại Bình Dương, chế biến cà phê rang xay

Trang 10

Trang 12

Năm 2006: Thành lập hệ thống cửa hàng G7 Mart, một mô hình siêu thị kiểumới, với mức đầu tư 475 tỷ VNĐ cho mục tiêu 10.000 điểm bán lẻ Tuy nhiên sau 5năm, hướng đi này đã không gặp nhiều thành công.

Năm 2008: Công ty thành lập văn phòng tại Singapore

Tháng 12/2008: Hoàn thành Làng cà phê Trung Nguyên sau nhiều năm xây dựng.Năm 2010: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia

và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản,Trung Quốc, ASEAN…

Năm 2011: Thành lập Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising để quản lýchuỗi không gian cà phê Trung Nguyên Cùng năm, G7 Mart chuyển hướng sang cộngtác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản nhưng cũng thất bại sau 4 năm.Năm 2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùngViệt Nam yêu thích nhất

Năm 2013: Thương hiệu Trung Nguyên công bố danh xưng mới là “TrungNguyên Legend” G7 kỉ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần vàđược yêu thích nhất

Năm 2014: Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn Chứng nhậnDoanh nghiệp xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương năm 2014

Năm 2015: Theo số liệu của Euromonitor công bố đầu năm 2015, sau hơn 10năm hình thành và phát triển, thương hiệu cà phê Việt - Cà phê hòa tan Trung Nguyênchiếm 5% thị phần Việt Nam, đứng thứ 3 sau Nescafe và Vinacafe

Năm 2016: Kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển Ra mắt không gian TrungNguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, trở thành chuỗi quán càphê lớn nhất Đông Nam Á

Năm 2017: Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tạiThượng Hải (Trung Quốc) Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt –Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời

Năm 2018: Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàncầu” Buôn Ma Thuột, và ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung NguyênLegend và Trung Nguyên Legend Capsule

Tháng 7/2020: Trung Nguyên Legend chính thức ra mắt sản phẩm mới TrungNguyên Legend Cà phê phin giấy với 3 hương vị: Vietnamese Blend, Americano vàFusion Blend tại cả 3 thị trường Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc

Đồng thời, năm 2020 Tập đoàn Trung Nguyên lọt Top 10 Công ty đồ uống uy tínnăm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theođánh giá của Vietnam Report

Năm 2021 là kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn 1996 – 2021 Dự án ThànhPhố Cà Phê chính thức khánh thành nhà mẫu và các khu tiện ích

2.1.1.3 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi

Trang 13

Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế ViệtNam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khátvọng Đại Việt khám phá và chinh phục.

Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởngthức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyênđậm đà văn hóa Việt

Giá trị cốt lõi: Đức tin tuyệt đối Phụng sự cộng đồng Nhân loại hưởng ứng Kinh tài vững chắc

-2.1.1.4 Định hướng phát triển

Khát vọng của Trung Nguyên Legend không dừng lại ở “kinh bang tếthế” lấy lại giá trị thực mà cà phê Việt xứng đáng được hưởng Xa hơn, lâu dàihơn, cao cả hơn chính là góp phần kiến tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt

và xây dựng một hệ sinh thái cà phê giúp mỗi người có thể đạt tới sự giàu cótoàn diện về thể chất, vật chất, tinh thần

Suốt 25 năm nghiên cứu vai trò của cà phê trong mọi lĩnh vực đời sốngnhân loại, Trung Nguyên Legend đã hoàn thiện một hệ tư tưởng Cà Phê TriếtĐạo; Hệ thống và tinh lọc toàn bộ lịch sử cà phê thế giới trong 3 nền văn minh

cà phê tiêu biểu; Từng bước hiện hình hệ sinh thái cà phê toàn diện: Cà phê vậtchất – Cà phê tinh thần – Cà phê xã hội hướng đến cung ứng một lối sống mới –Lối sống Minh triết – Thiền Cà phê, đem đến Giàu có và Hạnh phúc toàn diệncho cộng đồng nhân sinh

Trung Nguyên Legend quan niệm cà phê là năng lượng tỉnh thức và sángtạo có trách nhiệm, liên kết các nền văn hóa và văn minh, quy tụ một lực lượngtinh hoa, có ảnh hưởng ở mọi lĩnh vực đời sống Dựa trên di sản to lớn của càphê, Trung Nguyên Legend đã và đang thực thi các chiến lược tổng thể “tư duylại, thiết kế lại, vận hành lại” một cách căn bản và toàn diện ngành cà phê, kiếntạo ngành cà phê như hình mẫu tiên phong dẫn dắt đến lối sống hạnh phúc,thành công

Việc Trung Nguyên Legend định hình ngành cà phê ở tầm cao mới, nângcao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức

cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo là mộttrong những nỗ lực đưa cà phê trở thành sợi dây liên kết chung, đóng vai trò lànăng lượng sáng tạo, động lực, hình mẫu cho sự phát triển bền vững, góp phần

mở ra thời đại phát triển mới, hài hòa giữa người với người, giữa người với tựnhiên

2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức

Trang 12

Trang 14

2.1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2018, Trung Nguyên Legend được Forbes Việt Nam vinh danh trongdanh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Và mới đây, Trung NguyênLegend tiếp tục có tên trong Top 10 Danh sách 25 thương hiệu công ty F&B dẫnđầu do Forbes Việt Nam công bố với giá trị thương hiệu là 54,4 triệu đô Năm 2020 được đánh giá là năm khó khăn và thách thức đối với nền kinh

tế thế giới cũng như Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các doanhnghiệp trên toàn cầu Không ngoại lệ, Trung Nguyên Legend cũng bị ảnh hưởnglớn, đặc biệt khi các thị trường trọng điểm của doanh nghiệp như Trung Quốc,

Mỹ, Hàn Quốc, EU… đều là những quốc gia bị thiệt hại nặng nề bởi đại dịchCovid-19

Với tinh thần sáng tạo, kiên định theo đuổi sách lược khác biệt, đặc biệt,duy nhất, Trung Nguyên Legend đã tạo nên những dấu ấn khác biệt trong năm

2020, tiếp tục là Top 5 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, trở thành thươnghiệu cà phê được yêu thích nhất, theo kết quả khảo sát “Top 1.000 thương hiệuhàng đầu châu Á” năm 2020 do Campaign Asia và Nielsen thực hiện

Trung Nguyên Legend đã nỗ lực đa dạng hóa kênh bán hàng online quacác kênh thương mại điện tử để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năngcũng như tiếp cận khách hàng trong tình hình mới Trong năm 2020, TrungNguyên Legend đã khai trương Thế Giới Cà Phê trên các sàn thương mại điện

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w