1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Skkn 2023) một số biện pháp hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc

8 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Cách Kiểm Soát Cảm Xúc
Tác giả Vũ Thị Thúy Hà
Người hướng dẫn Phó Hiệu Trưởng Vũ Thị Thúy Hà
Trường học Trường THPT Yên Khánh B
Chuyên ngành Giáo dục kỹ năng sống
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Yên Khánh
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 143,93 KB

Nội dung

Trang 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh BìnhTôi ghi tên dưới đây:Số TTHọ và tê

Trang 1

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc

Tác giả: Vũ Thị Thúy Hà Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Khánh B

Yên Khánh, tháng 5 năm 2023

n

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và

tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

1 Vũ Thị Thúy

14/3/

1976

Trường THPT Yên Khánh B

Phó Hiệu trưởng

Thạc sỹ

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục học sinh THPT cách kiềm chế cảm xúc

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục kỹ năng sống.

Kiểm soát cảm xúc cá nhân là kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt

là nơi học tập, làm việc Có cảm xúc về mọi thứ là bình thường, nhưng việc kiểm soát những cảm xúc này là cực kì quan trọng Đây là điều mà học sinh còn chưa hiểu và thiếu kỹ năng này

Trong sáng kiến này chúng tôi đưa ra các phương pháp để phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc ở học sinh mà tôi đã áp dụng và thực hiện đối với lớp 10B trường THPT Yên Khánh B trong năm học 2022- 2023 Bên cạnh các phương pháp này, chúng tôi sưu tầm một số bài thuyết trình để giáo viên có thể

sử dụng trong việc giáo dục học sinh để các em sẵn sàng và có kỹ năng kiềm chế cảm xúc tốt hơn ở môi trường học tập và nơi làm việc trong tương lai sau này

n

Trang 3

+ Về nội dung của sáng kiến:

* Bước 1: Giải thích cho học sinh hiểu thế nào là kỹ năng kiềm chế cảm xúc và ảnh hưởng tiêu cực nếu các em không kiềm chế tốt cảm xúc

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc

Sau phần giải thích này cho các em đọc một số câu chuyện về những ảnh hưởng tiêu cực khi không biết kiềm chế hoặc kiểm soát cảm xúc (Phụ lục 1)

* Bước 2: Hướng dẫn học sinh các phương pháp kiềm chế cảm xúc

Phương pháp 1: Hướng dẫn học sinh tách cảm xúc ra khỏi hành

động

Đây là điều cần ghi nhớ đầu tiên trong kĩ năng kiểm soát cảm xúc Hướng

dẫn và luôn nhắc nhở các em: Không làm bất cứ điều gì khi cảm thấy xúc

động mạnh

Phương pháp 2: Hướng dẫn học sinh Giữ bình tĩnh

Học tập và công việc có thể rất căng thẳng vào một số thời điểm Tuy nhiên cần giải thích cho các em áp lực sẽ giúp con người làm việc tốt hơn, đáp ứng thời hạn, và đối phó với những tình huống khó khăn Chìa khóa để kiểm soát cảm xúc là giữ bình tĩnh Cũng giống như bất cứ điều gì khác, khả năng giữ bình tĩnh có thể luyện tập Học sinh nên luyện tập bước này trong các tình huống hàng ngày ở trường và ở nhà

n

Trang 4

Phương pháp 3: Hướng dẫn học sinh tránh bốc đồng trong lời nói hay hành động

Cảm xúc mạnh có thể khiến cho việc suy nghĩ trở nên khó khăn Mọi người có thể nói và làm những điều mà sau này họ sẽ cảm thấy rất hối hận Phản ứng trong khi khó chịu thường chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn Trước khi phản ứng, mọi người nên hướng dẫn học sinh dừng lại và suy nghĩ về cách xử

lý tình huống Đôi khi bước ra khỏi tình huống là hành động đúng đắn

Phương pháp 4: Hướng dẫn học sinh viết ra cảm xúc

Một cách lành mạnh để đối phó với cảm xúc là đưa chúng vào việc viết Khi gặp tình huống học sinh có những biểu hiện về cảm xúc tiêu cực, giáo viên hày đưa cho các em một tờ giấy và yêu cầu em hãy viêt ra những gì em đang cảm thấy và đang nghĩ tro g đầu Viết ra suy nghĩ và cảm xúc là một cách tốt để đối phó với căng thẳng, hành động viết những suy nghĩ thực sự có thể giúp các

em xử lý các tình huống Nó cũng giúp các em tìm ra cách nghĩ mới về mọi thứ Bằng cách này, các xung đột được tránh được và các tình huống được giải quyết một cách tích cực

Phương pháp 5: Hưỡng dẫn học sinh cách giữ tinh thần lạc quan

Mọi người cảm thấy rất nhiều cảm xúc khác nhau ở nơi học tập, làm việc Tức giận, thất vọng, căng thẳng, lo lắng, căng thẳng và thất vọng chỉ là một vài cảm xúc mà mọi người cảm thấy trong học tập và công việc Những cảm xúc này có tác động tiêu cực đến tâm trạng của mọi người Giữ tinh thần lạc quan là chìa khóa để bảo vệ bản thân khỏi các cảm xúc tiêu cực này Hãy thử cho học sinh thực hành suy nghĩ những suy nghĩ tích cực và nói những điều tích cực Nếu một thái độ tích cực được thiết lập ngay từ bây giờ, nó sẽ đi một chặng đường dài hướng tới thành công trong tương lai nơi làm việc của các em Ngay

cả khi một cái gì đó làm cho các em cảm thấy có những cảm xúc tiêu cực, thì những suy nghĩ tích cực sẽ giúp các em kiểm soát được

Bước 3: Giáo dục học sinh cách kiềm chế cảm xúc thông qua các câu chuyện, các bài thuyết trình của các diễn ra (sưu tầm trên Youtobe, Phụ luc 2)

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

n

Trang 5

công tác giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện việc giáo dục học sinh và

tư vấn tâm lý cho học sinh

Đối tượng học sinh áp dụng: là học sinh trung học phổ thông độ tuổi từ

16 đến 18 tuổi Phương pháp trên cũng có thể áp dụng cho học viên của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có cùng độ tuổi trên

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+Về cơ sở vật chất: Nhà trường cần có các phương tiện thiết bị

nghe nhìn như máy chiếu, tivi trên lớp học để giáo viên có thể truyền tải các video liên quan đến nội dung sáng kiến (phụ lục 2) đến học sinh Học sinh càn

có điện thoại thông minh, máy tính có nối mạng để có thể truy cập, xem các video mà giáo viên chia sẻ, hướng dẫn

+ Về giáo viên: cần có trình độ về công nghệ thông tin đảm bảo có

thể tìm kiếm, truy cập vào các video trên Youtobe, tải và chia sẻ các bài thuyết trình cho học sinh

+ Về học sinh : Là học sinh có tình trạng sức khỏe và tâm lý bình

thường (các giải pháp trong sáng kiến không áp dụng đối với học sinh khuyết tật hay rỗi nhiễu tâm lý)

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng giải pháp trong đơn

+ Lợi ích về mặt xã hội:

* Giúp giáo viên, cán bộ quản lý gần gũi và thấu hiểu học sinh hơn so với các biện pháp cũ yêu cầu, nhắc nhở, phê bình mỗi

khi các em thiếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến có những lời nói hay

thái độ, hành động chưa đúng đắn, chưa chuẩn mực

* Giúp cho giáo viên, người làm công tác giáo dục bớt căng thẳng và áp lực: Việc giáo dục học sinh trở thành việc chia sẻ (các

câu chuyện, các video sưu tầm)

* Giúp học sinh bớt căng thẳng và áp lực: Việc tiếp thu nội dung giáo dục của học sinh là việc chia sẻ với thầy/cô, đọc các câu

n

Trang 6

chuyện, xem các video.

* Học sinh biết kiềm chế cảm xúc sẽ giảm được các xung đột giữa các học sinh, tránh được hành động có thể dẫn đến bạo lực

học đường

+ Lợi ích về mặt kinh tế

Giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức khi thực hiện công tác giáo dục bằng việc sử dụng các bài thuyết trình của các

diễn giả (các video)

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu

(là các giáo viên chủ nhiệm khối 10 trường THPT Yên Khánh N

năm học 2022- 2023)

tháng năm sinh

môn

Nội dung công việc

hỗ trợ

Yên Khánh B

GVCN lớp 10B

sáng kiến

Minh

Yên Khánh B

GVCN lớp 10M

sáng kiến

Yên Khánh B

GVCN lớp 10C

sáng kiến

Yên Khánh B

GVCN lớp

10 E

sáng kiến

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,

đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Yên Khánh, ngày 05 tháng năm 2023

Người nộp đơn

n

Trang 7

n

Trang 8

n

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w