1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng phúc lộc

40 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Kế Toán Nguyên Liệu, Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phúc Lộc
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Dương
Trường học Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 57,98 KB

Nội dung

Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thườngxuyên, liên tục thì việc dự trữ nguyên liệu, vật liệu chiếm một vị trí vô cùng quantrọng và đòi hỏi bộ phận cung ứng vật tư phải đáp ứ

Trang 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦ

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,

VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1

1.Tầm quan trọng của việc quản lý NLVL trong doanh nghiệp sản xuất: 1

2.Khái niệm,đặc điểm và phân loại nguyên liệu, vật liệu: 1

2.1.Khái niệm: 1

2.2.Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu: 2

2.3.Phân loại nguyên liệu, vật liệu: 2

3.Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu, vật liệu: 3

4 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu: 4

4.1.Đánh giá NLVL theo giá thực tế: 4

4.1.1.Đánh giá NLVL nhập kho: 4

4.1.2.Đánh giá NLVL xuất kho: 4

4.2.Đánh giá NLVL theo giá hạch toán: 5

5.Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu: 6

5.1.Chứng từ kế toán sử dụng : 6

5.2.Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu: 6

5.2.1.Kế toán chi tiết vật liệu tại kho: 7

5.2.2.Kế toán chi tiết vật liệu tại phòng kế toán: 7

6.Trình tự luân chuyển chứng từ: 8

6.1.Chứng từ ban đầu: 8

6.1.1.Nhập kho vật liệu mua ngoài : 8

6.1.2.Nhập vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: 8

6.1.3.Vật liệu tự chế biến nhập kho, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê, vật liệu không dùng hết nhập kho, phế liệu thu hồi trong sản xuất kinh doanh: 9 6.2 Tài khoản sử dụng: 9

6.3.Chứng từ sử dụng: 10

Trang 2

6.3.1 Kế toán tổng hợp tăng vật liệu: 10

6.3.2.Kế toán tổng hợp giảm vật liệu: 10

6.4.Trình tự hạch toán: 10

6.5 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 11

6.6 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 12

7 Sổ sách kế toán sử dụng: 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHÚC LỘC 13

1.Khái quát chung về Công ty CP xây dùng Phúc Lộc 13

1.1.Quá trình hình thành và phát triển: 13

1.2.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: 13

1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 13

1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 13

1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ: 14

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý : 15

1.4.1.Tổ chức bộ máy quản lý: 15

1.4.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban: 15

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng: 16

1.5.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: 16

1.5.2.Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty: 17

2.Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty CPXD Phúc Lộc 18

2.1.Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu tại công ty: 18

2.2.Phân loại nguyên liệu, vật liệu: 18

2.3.Đánh giá nguyên liệu, vật liệu: 19

2.3.1 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho: 19

2.3.2 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho: 19

2.4.Tổ chức hạch toán ban đầu về nhập xuất vật liệu: 20

2.4.1 Chứng từ sử dụng: 20

2.4.2 Thủ tục nhập kho vật liệu: 20

2.4.3 Thủ tục xuất kho vật liệu: 22

Trang 3

2.5 Kế toán chi tiết vật liệu: 23

2.6.Kế toán tổng hợp nhập vật liệu: 25

2.6.1.Kế toán tổng hợp nhập vật liệu mua ngoài: 25

2.6.2 Kế toán tổng hợp nhập vật liệu từ nguồn khác: 26

2.7 Kế toán tổng hợp xuất vật liệu: 26

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CPXD PHÚC LỘC 29

1.Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc 29

1.1 Những ưu điểm về công tác quản lý và hạch toán tại Công ty 29

1.2 Một số tồn tại trong công tác quản lý và hạch toán tại Công ty 30

2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hạch toán vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc 32

2.1 Yêu cầu và nội dung hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu: 32

2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu: 32

2.2.1.Hoàn thiện việc phân loại vật liệu: 33

2.2.2.Hoàn thiện công tác kế toán và quản lý chi tiết NLVL: 34

KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đổi mới của cơ chế kinh

tế thì công tác quản lý kinh tế tài chính nói chung và công tác hoạch toán kế toánnói riêng cũng không ngừng được đổi mới về mặt lý luận lẫn thực tiễn Thực hiệnhoạch toán trong cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải lấy thu bùchi, tự lấy những thu nhập của mình bù trừ những chi phí bỏ ra và có lãi Do vậy

để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòihỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động sảnxuất kinh doanh bằng nhiều công cụ quản lý khác nhau Doanh nghiệp sản xuất làdoanh nghiệp cơ sở của nền kinh tế quốc dân với chức năng sản xuất ra những sảnphẩm vật chất hữu ích, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội

Qua thời gian thực tập tại Công ty CPXD Phúc Lộc, em đã hoàn thành bàiluận văn tốt nghiệp của mình Bài luận văn gồm 3 phần:

Chương I: Những lý luận chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc

Chương II: Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc

Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Công ty CPXD Phúc Lộc

Luận văn được hoàn thành bởi sự kết hợp giữa những kiến thức đã trang bịtrong nhà trường với những thực tế đã tìm hiểu ở công ty Tuy nhiên do khả năng

và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô giáo và cán bộ Kế toán của công ty

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn C.N Trần Ngọc Khanh vàcác cán bộ phòng Tài chính Kế toán của công ty đã tạo điều kiện tốt và giúp đỡ emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.Tầm quan trọng của việc quản lý NLVL trong doanh nghiệp sản xuất:

Xuất phát từ đặc điểm quan trọng của NLVL trong quá trình sản xuất kinhdoanh đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ ở mọi khâu, từ khâu cung ứng, bảoquản, sử dụng đến dự trữ Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thườngxuyên, liên tục thì việc dự trữ nguyên liệu, vật liệu chiếm một vị trí vô cùng quantrọng và đòi hỏi bộ phận cung ứng vật tư phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời

+ Ở khâu thu mua: Quản lý chặt chẽ quá trình thu mua vật liệu trên tất cả cácmặt: khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá cả và thời hạn cung cấp, lựachọn được nguồn cung cấp phù hợp

+ Ở khâu bảo quản: Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độbảo quản đối với từng loại vật liệu, đảm bảo sử dụng hợp lý, hạn chế đến mức thấpnhất hư hỏng có thể xảy ra

+ Ở khâu sử dụng: Để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, tính toán chínhxác chi phí, giám sát tình hình cung cấp sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và cóhiệu quả, tất yếu phải tổ chức hoạch toán chi phí vật liệu tổ chức tốt việc ghi chép,phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất dùng vật liệu, sử dụng hợp lý tiết kiệmtrên cơ sở các định mức và dự toán về chi phí NLVL

+Ở khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bìnhthường cần xác định các mức dữ trữ tối đa tối thiểu, hợp lý, tránh tình trạng phảingừng sản xuất do cung cấp không kịp thời hoặc bị ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều

2.Khái niệm,đặc điểm và phân loại nguyên liệu, vật liệu:

2.1.Khái niệm:

Nguyên liệu, vật liệu (NLVL) là đối tượng lao động được thay đổi do laođộng có ích của con người tác động vào nó nhằm phục vụ cho quá trình sản xuấttạo ra sản phẩm, chúng được thể hiện dưới dạng vật hóa như sắt, thép trong doanh

Trang 6

nghiệp cơ khí chế tạo, gạch, ngói, xi măng trong các doanh nghiệp xây lắp; bông,sợi trong các doanh nghiệp dệt, may…

2.2.Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu:

Trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu là đối tượng lao động, là một trong bayếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức laođộng) là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm Trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và được tiêu dùngtoàn bộ, không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giátrị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Vật liệu là những tài sản vậtchất tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hóa Do đó dễ

bị tác động của khí hậu, thời tiết và môi trường xung quanh Do vậy việc quản lýNLVL chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp

2.3.Phân loại nguyên liệu, vật liệu:

Phân loại vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất xây lắp: Trong doanh nghiệpsản xuất nguyên liệu, vật liệu là những đối tượng lao động do doanh nghiệp muangoài hay tự sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu chủ đầu tư (bên A) để dùng vàomục đích sản xuất kinh doanh xây lắp Giá mua nguyên liệu, vật liệu là giá thực tếhình thành giá mua từ các nguồn khác nhau Trường hợp doanh nghiệp muanguyên liệu, vật liệu để dùng cho sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa côngtrình, dịch vụ chịu thuế GTGT thì giá mua là giá chưa có VAT Thuế GTGT đầuvào khi mua nguyên liệu, vật liệu kể cả chi phí thu mua, chi phí gia công đượchạch toán riêng vào tài khoản 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ Nếu trườnghợp doanh nghiệp xây lắp mua nguyên liệu, vật liệu để dùng cho sản xuất kinhdoanh hàng hóa, công trình dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay sửdụng cho các công trình sản phẩm phúc lợi, hành chính sự nghiệp ….thì giá muavào nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT đầu vào Do đó nguyên liệu, vậtliệu trong doanh nghiệp xây lắp cũng được phân loại thành :

+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham

gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó cấu thành thực thể công trình sản phẩmxây lắp dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm bán thành phẩm mua

Trang 7

ngoài để với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm Nguyên liệu,vật liệu chính trong xây lắp có thể là : xi măng , gạch, sắt, thép…

+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất

xây lắp không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, công trình mà nó có thểkết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoàicủa sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất thực hiện bình thường hayphục vụ cho quá trình lao động và nhu cầu của công nghệ kỹ thuật Vật liệu phụtrong xây lắp có thể là: sơn các loại, vôi ve quét tường, các loại phụ gia…

+ Nhiên liệu: Là loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất thi

công xây lắp bình thường, góp phần chế tạo ra sản phẩm Nhiên liệu có thể là chấtrắn như than, củi, nhựa đường…có thể là chất lỏng như xăng, dầu, mỡ…có thể làchất khí như ô xy, đất đèn, axytylen …

+ Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư dùng để thay thế sửa chữa cho

máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất thi công

+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là những loại thiết bị, vật liệu cho

xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ khí

cụ, vật kết cấu đúc sẵn cho các công trình xây lắp

3.Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu, vật liệu:

Quản lý vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng dự trữ vật liệu là mộttrong những nội dung quan trọng của công tác doanh nghiệp, luôn được các nhàquản lý doanh nghiệp quan tâm Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, kế toánnguyên liệu, vật liệu phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :

+ Tổ chức tính giá và phân loại vật liệu cho phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầuquản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu của quản trị doanh nghiệp

+ Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu vềtình hình hiện có và biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuấtkinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm

Trang 8

+ Thực hiện việc phân tích, tính giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua,tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh

4 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu:

- Đối với nguyên liệu vật liệu khi nhập kho phải tính theo giá trị thực tế (chiphí thực tế) mà doanh nghiệp đã chi ra để có được nó về nhập kho và tùy theo từngnguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu phải tính cho phù hợp

- Đối với nguyên liệu, vật liệu khi xuất kho cũng phải tính theo trị giá thực tếcủa hàng xuất kho và phải áp dụng các phương pháp tính phù hợp

4.1.Đánh giá NLVL theo giá thực tế:

4.1.1.Đánh giá NLVL nhập kho:

Tùy theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu được xác định gồmcác yếu tố cấu thành khác nhau

4.1.2.Đánh giá NLVL xuất kho:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu xuất dùng cho các nhu cầu, cácđối tượng sử dụng khác nhau Do đó khi xuất dùng vật liệu phải tính toán chínhxác giá vốn thực tế của vật liệu đã tiêu hao, kế toán sử dụng một trong nhữngphương pháp tính giá thực tế của vật liệu xuất kho sau đây:

+ Phương pháp tính giá theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ: Theo phương

pháp này giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuấtdùng và đơn giá bình quân vật liệu tồn đầu kỳ:

Trị giá thực tế

vật liệu xuất kho =

Số lượngvật liệu xuất kho x

Đơn giá bình quânvật liệu tồn đầu kỳĐơn giá bình quân

vật liệu tồn đầu kỳ =

Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ

Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ

+ Phương pháp tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ: Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho cũng được tính bằng cách

lấy số lượng vật liệu xuất kho nhân với đơn giá vật liệu Trong đó đơn giá vật liệuđược tính bình quân cho cả số vật liệu tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ:

Trang 9

+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này thường áp

dụng tốt đối với những loại vật liệu có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng Giá thực

tế vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng

lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần

+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước: Theo phương

pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, sau đócăn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theođơn giá nhập trước đối với số lượng nhập kho thuộc lần nhập trước, số còn lại(tổng số xuất kho trừ số xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tếcác lần nhập sau Giá thực tế vật liệu cuối kỳ chính là giá thực tế của lần nhập khocác lần mua vào sau cùng

+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước: Ta xác định được

đơn giá nhập kho của từng lần nhập, nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất

và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối, sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước đểtính giá thực tế xuất kho

4.2.Đánh giá NLVL theo giá hạch toán:

Giá hạch toán của vật liệu là giá được quy định thống nhất trong phạm vidoanh nghiệp và được sử dụng ổn định trong thời gian dài (trong một niên độ kếtoán), giá thực tế của vật liệu có thể lấy giá mua (giá ghi trên hóa đơn ) cộng vớichi phí thu mua, vận chuyển kế hoạch hoặc có thể lấy giá kế hoạch của vật liệuxây dựng

Trang 10

Giá thực tế của

VL xuất trong kỳ =

Giá hạch toán

VL xuất trong kỳ x Hệ số giá VL

5.Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu:

5.1.Chứng từ kế toán sử dụng :

Theo chế độ chứng từ kế toán theo QĐ số 15/BTC ban hành ngày 20/3/2006thì các chứng từ kế toán có liên quan đến nhập - xuất và sử dụng NLVL gồm:

+ Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Biên bản kiểm kê NLVL cuối kỳ

+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

Bên cạnh các chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước thìtrong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:

+ Phiếu xuất nhập NLVL theo hạn mức

+ Biên bản kiểm nghiệm NLVL

+ Phiếu bán NLVL còn lại cuối kỳ

Và một số chứng từ khác thùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của cácdoanh nghiệp thuộc các doanh nghiệp hoạt động các thành phần kinh tế khác nhau

5.2.Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu:

Hiện nay ở các doanh nghiệp sản xuất việc hạch toán chi tiết vật liệu giữakho và phòng kế toán được tiến hành theo một số phương pháp sau :

+ Phương pháp thẻ song song

+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

+ Phương pháp sổ số dư

Trình tự hạch toán ở cả 3 phương pháp này có thể khái quát như sau :

5.2.1.Kế toán chi tiết vật liệu tại kho:

Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – nhập – xuất – tồn theochỉ tiêu số lượng, thẻ kho là sổ được mở chi tiết cho từng thứ vật liệu theo từng

Trang 11

kho để thủ kho theo dõi số lượng nhập – xuất – tồn hàng ngày Thẻ kho do phòng

kế toán lập và ghi các chi tiết như tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vậtliệu, sau đó giao cho thẻ kho ghi chép Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuấtvật liệu thẻ kho tiến hành ghi chép số thực nhập, số thực xuất vào thẻ kho, định kỳthủ kho gởi các chứng từ nhập xuất vật liệu cho phòng kế toán

5.2.2.Kế toán chi tiết vật liệu tại phòng kế toán:

Việc ghi chép các sổ nay được tiến hành như sau:

+ Sổ chi tiết vật liệu (đối với thẻ song song): Hàng ngày kế toán ghi chép tìnhhình nhập – nhập – xuất – tồn vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị Cuối thángcộng sổ chi tiết để đối chiếu với thẻ kho, đồng thời tổng hợp số liệu, lập bảng thống

kê tổng hợp nhập – xuất – tồn theo từng nhóm, từng loại vật liệu Phương pháp thẻsong song có thể được khái quát theo sơ đồ 01 phụ lục

+ Sổ đối chiếu luân chuyển (đối với phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển):Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập các bảng kê xuất theo từng thức vật liệu.Cuối tháng số liệu trên được ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, sổ đối chiếu luânchuyển được đối chiếu với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp Nội dung và trình

tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có thể kháiquát theo sơ đồ 02 phụ lục

+ Sổ số dư ( đối với phương pháp sổ số dư): Hàng ngày căn cứ vào các chứng

từ nhập, xuất, kế toán các bảng kê nhập – xuất Sau đó lập các bảng lũy kế nhập, lũy

kế xuất Cuối tháng từ các bảng kê, kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn khotheo chỉ tiêu giá trị Đồng thời khi nhận được sổ số dư căn cứ vào số tồn kho mà thủkho đã ghi vào sổ số dư Số liệu ở sổ số dư được đối chiếu với lập bảng tổng hợpnhập – xuất – tồn Nội dung trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số

dư có thể khái quát theo sơ đồ 03 phụ lục

6.Trình tự luân chuyển chứng từ:

Doanh nghiệp sản xuất xây lắp chỉ sử dụng phương pháp kế toán hàng tồnkho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên(KKTX) hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục

và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, CCDC, hàng hóa

Trang 12

Trên các tài khoản và sổ tổng hợp kế toán, trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.Như phương pháp KKTX được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho saukhi đã tổng hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và

sổ kế toán

6.1.Chứng từ ban đầu:

6.1.1.Nhập kho vật liệu mua ngoài :

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết giữa các doanh nghiệp và các bộ phậncung cấp, khi vật liệu về đến doanh nghiệp nếu cần thiết phải lập ban kiểm nghiệmvật tư để kiểm tra về số lượng, quy cách, chất liệu vật liệu và hình thành "Biên bảnkiểm nghiệm vật tư" Trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng, biên bản kiểmnghiệm vật tư, bộ phận cung ứng lập "Phiếu nhập kho vật tư " Phiếu này cần lập

rõ ràng, đầy đủ các mục cần thiết và phải có đầy đủ cả chữ kí Sau khi lập xongphiếu, người lập phiếu phải mang phiếu xuống kho để nhập vật tư Tại kho thủ khophải ghi số thực nhập vào phiếu, trường hợp thừa hay thiếu khi nhập hoặc khôngđúng quy cách, phẩm chất ghi trên chứng từ, lập biên bản căn cứ giải quyết vớingười cung cấp Các hóa đơn của người bán được giao cho phòng kế toán để làmthủ tục thanh toán rồi chuyển cho bộ phận kế toán làm căn cứ để ghi sổ kế toán thumua và nhập vật liệu

6.1.2.Nhập vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:

Căn cứ vào giấy giao hàng của các cơ sở nhận gia công chế biến vật liệu,phòng cung ứng lập “Phiếu nhập vật tư thuê ngoài chế biến" Sau đó bộ phận cungứng kí tên và chuyển phiếu cho người nhận hàng thủ kho kí nhận rồi ghi thẻ kho,sau đó chuyển đến phòng kế toán để ghi sổ

6.1.3.Vật liệu tự chế biến nhập kho, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê, vật liệu không dùng hết nhập kho, phế liệu thu hồi trong sản xuất kinh doanh:

Đối với những trường hợp trên thì các bộ phận có vật liệu nhập kho phải lập

“Phiếu nhập kho vật tư ", trong đó phải ghi tên bộ phận nhập, lí do nhập, nhập tạikho nào, tên quy cách danh điểm đơn vị tính và số lượng nhập Sau khi nhập khothủ kho kí vào phiếu và giao cho người nhập kho một liên, một liên thủ kho giữ đểghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ

Trang 13

Chứng từ xuất kho bao gồm : - Phiếu xuất vật tư

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

- Phiếu xuất vật tư thuê ngoài biên chế

-Trị giá vốn thực tế của vật tư tăng trong kỳ

-Điều chỉnh tăng do đánh giá lại tài sản

-Kết chuyển trị giá vốn thực tế của vật tư tồn kho cuối kỳ từ TK 611(Theophương pháp kiểm kê định kỳ)

Dư nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế của NLVL tồn kho

Dư cuối kỳ

-Trị giá vốn thực tế của vật tư giảm trong kỳ

-Điều chỉnh giảm do đánh giá lại tài sản

-Kết chuyển giá trị vốn thực tế của vật tư tồn kho cuối kỳ từ TK 611(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoảnkhác như: TK 151,TK1331,TK 331,TK111,TK112,TK 154

6.3.Chứng từ sử dụng:

6.3.1 Kế toán tổng hợp tăng vật liệu:

Các nghiệp vụ làm tăng NLVL như: Do mua ngoài, nhập khẩu, đánh giá lạilàm tăng giá trị NLVL, phát hiện thừa khi kiểm kê

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Các cơ sởkinh doanh đã có đủ điều kiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế (thực hiệnviệc mua, bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ, ghi chép kế toán đầy đủ), thuế GTGT

Trang 14

đầu vào được tách riêng không ghi vào trị giá thực của NLVL Như vậy, khi muaNLVL, trong tổng giá thành phải trả cho người bán bao gồm cả phần thuế Phần giámua chưa thuế được ghi tăng giá trị vật tư, còn phần thuế GTGT đầu vào được ghivào phần thuế GTGT được khấu trừ

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: ThuếGTGT đầu vào được tính vào trị giá thực tế của NLVL mua ngoài nhập kho

6.3.2.Kế toán tổng hợp giảm vật liệu:

Các nghiệp vụ làm giảm NLVL như: Do xuất dùng cho sản xuất kinh doanh,dùng góp vốn liên doanh, xuất để gia công chế biến, đánh giá lại làm giảm giá trịvật tư, phát hiện thiếu khi kiểm kê

Khi xuất NLVL cho sản xuất, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho tiến hànhphân loại tổng hợp NLVL xuất dùng theo từng loại, từng đối tượng sử dụng Cuối

kỳ, tính ra trị giá thực tế của NLVL xuất kho, việc phân loại tổng hợp xuất NLVLđược thực hiện trên Bảng phân bổ NLVL

6.4.Trình tự hạch toán:

Trình tự hạch toán được thể hiện chi tiết theo sơ đồ 04 – Phụ lục

Trang 15

6.5 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vậtliệu trên sổ kế toán

Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳthời điểm nào trên sổ tổng hợp Trong phương pháp này, tài khoản nguyên liệu, vậtliệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của cácloại nguyên liệu, vật liệu theo giá thực tế Kết cấu TK 152:

-Bên Nợ: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự

chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từnguồn khác

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê

-Bên Có: Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, xuất

bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh

+ Trị giá NLVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê

Dư Nợ: Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho

Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NLVL tuỳ theo yêu cầu quản

lý của doanh nghiệp Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2:

-TK 1521 – Nguyên liệu, vật liệu chính

Trang 16

6.6 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất

Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi,phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản

"Mua hàng".

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên

Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 "Mua hàng":

Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ Kết cấu TK 611:

Bên Nợ:

+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ

+ Trị giá vật tư nhập trong kỳ

Bên Có:

+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối k

+ Kết chuyển trị giá vật tư xuất trong kỳ

Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư, chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

- TK 6111 "Mua nguyên liệu, vật liệu"

Trang 17

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,

VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHÚC LỘC

1.Khái quát chung về C«ng ty CP x©y dùng Phúc Lộc

1.1.Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty CPXD Phúc Lộc là công ty cổ phần, được hình thành từ năm 2001

Là một doanh nghiệp xây lắp đã và đang thực hiện nhiêu công trình trong lĩnh vựcngành xây dựng Cung ứng vật tư và thi công, xây dựng các công trình dân dụng,giao thông đô thị, thủy lợi, bưu điện thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí, cáckhu dân cư, đô thị mới

Hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, công ty CP xây dựng Phỳc Lộc đãngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước công ty

đã thực hiện cung ứng vật tư và thi công nhiều công trình trên mọi lĩnh vực của đờisống kinh tế xã hội

1.2.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh:

Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Biểu 1 Phụ lục) Tathấy tổng doanh thu bán hàng và cug cấp dịch vụ của năm 2008 đạt được tăng8,71%về tỉ trọng Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 76,63%, chiphí tài chính cũng giảm 4,69%, chi phí quản lý giảm 24,02% Chính những yếu tốtrên làm cho lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh giảm Ngoài ra thu nhậpkhác của doanh nghiệp trong năm 2009 tăng 348.160.936đ so với năm 2008 tươngứng 23,22% về tỷ trọng Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 678.193.761đ đến năm

2009 tăng lên 149.594.280đ tương ứng tăng 22.6%

1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh :

- Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, vật tư

- Kinh doanh vận tải phục vụ cho xây dựng

- Xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá

Trang 18

- Thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối vớicông trình xây dựng dân dụng, công nghiệp

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng giao thông, thuỷ lợi

- Lập dự án đầu tư, tư vấn thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thẩmđịnh

1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:

- Cơ cấu tổ chức sản xuất : Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng

là kết hợp lao động thủ công với máy móc trang thiết bị hiện đại, vì vậy việc lựachọn một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, mang tính chuyên môn hoá cao sẽ giúpcho công tác quản lý sản xuất của công ty luôn đồng bộ và đạt hiệu quả kinh tế

- Quy trình công nghệ sản xuất : Do chức năng chủ yếu của công ty là kinhdoanh vật tư và thi công các công trình xây dựng nên quy trình công nghệ của công

ty được chia như sau :

+ Nghiên cứu phê duyệt dự án, tập hợp các thông tin liên quan đến việc tham

gia đấu thầu, giá bỏ thầu, hướng dẫn lập hồ sơ dự thầu (lập dự toán, lập dự án thicông) và tham gia dự thầu

+ Sau khi có quyết định chính thức trúng thầu ( chỉ định thuần), ký hợp đồng

với chủ đầu tư và chuẩn bị thi công công trình, hạng mục công trình( chuẩn bịnguồn lực: NLVL, vốn, nhân công )

+ Tiến hành xây dựng, tổ chức công nhân, máy móc NLVL, đội ngũ kỹ thuật

chính thức tổ chức thi công Trong quá trình thi công phải thường xuyên điều hành,quản lý thức hiện theo đúng tiến độ như đã ký kết với chủ đầu tư

+ Nghiệm thu, bàn giao, xác định lập kết quả, lập quyết toán

+ Theo dõi việc bảo hành, bảo dưỡng và quyết toán của từng công trình, hạngmục công trình

Trang 19

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý :

1.4.1.Tổ chức bộ máy quản lý: (Sơ đồ 09 Phụ lục)

1.4.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh

công ty để quyết định mọi việc liên quan đến mục đích, quyền lợi như chiếnlược phát triển, phương án đầu tư kinh doanh cũng như việc sắp xếp nhân sự củacông ty

- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các

hoát động kinh doanh của đơn vị,có mối liên hệ tham vấn thường xuyên với Hộiđồng quản trị và thẩm định các báo cáo tài chính trước khi thuyết minh lên cấp trên

- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, trực tiếp điều

hành hoạt động của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật,chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về việc điều hành hoạt động của đơn

vị mình đi đôi với đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên của công ty

- Phòng giám đốc: Công ty gồm 2 Phó giám đốc, Phó giám đốc xe máy thiết

bị và Phó giám đốc kỹ thuật thi công Các Phó giám đốc trợ giúp Giám đốc điềuhành công ty theo sự phân công uỷ nhiệm của Giám đốc, đồng thời giúp Giám đốcđịnh hướng, hoạch định các chiến lược phát triển của công ty

Bộ máy quản lý bao gồm 4 phòng ban, mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụriêng biệt :

- Phòng Tổ chức hành chính - Thanh tra bảo vệ: Là phòng tổng hợp có

chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực như tổ chức bộmáy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự, quản lý hồ sơ lí lịch cán bộ công nhânviên, quản lý lao động tiền lương, quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành hànhchính và con dấu, thực hiện công tác bảo vệ

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu giúp việc trực tiếp cho

cho Ban giám đốc công ty trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh trong công ty có kế hoạch và hiệu quả, đồng thời theo dõi việc thựchiện các hợp đồng kinh tế, tham gia nghiệm thu thanh quyết toán các hợp đồng bênngoài và trong nội bộ công ty

Trang 20

- Phòng kế toán tài chính: Là phòng tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực

tài chính, tổ chức công tác tài chính kế toán ở công ty và các đơn vị trực thuộc, cónhiệm vụ cập nhật, xử lý và tổng hợp các thông tin từ đó phản ánh kịp thời mọihoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính trình lên cấp cóthẩm quyền

- Ban dự án: Có nhiệm vụ tư vấn về đầu tư phát triển, tìm kiếm các dự án

xây dựng trên thị trường, giao khoán các dự án cho các phân xưởng,các đội

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng:

1.5.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ côngviệc kế toán đều được tiến hành ở Phòng kế toán trung tâm của công ty.(Sơ đồ 10Phụ lục) Phòng kế toán có 7 người giữ các chức năng và nhiệm và cụ thể sau :

- Kế toán trưởng: Là người được đào tạo về chuyên ngành kế toán tài

chính, có kinh nghiệm công tác và được bồi dưỡng chương trình kế toán trưởng

Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê,thông tin kinh tế, hoach toán của công ty kiểm tra kiểm soát việc lập và thực hiệncác kế hoạch sản xuất, tài chính, kiểm tra tình hình biến động tài sản, vốn, theodõi các khoản chi phí, thu nhập, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và các đốitượng khác

- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán của

công ty, trực tiếp kiểm tra giám sát thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho đốitượng liên quan Kế toán tổng hợp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm hoàn thành, hạch toán một số phần hành như đầu tư tài chính, thuế Định

kỳ, kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột xuất theo yêu cầuquản trị

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ lập các Phiếu thu,

Phiếu chi, ghi sổ theo dõi số tiền mặt tại quỹ của công ty trên cơ sở các Lệnh thu,chi tiền mặt và các Hoá đơn liên quan, đồng thời thực hiện theo dõi các khoản tiềngửi Khi nhận được các chứng từ của ngân hàng như Giấy báo có, Giấy báo nợ,

Ngày đăng: 29/01/2024, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w