1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Phát triển sản phẩm Kem bơ dừa

91 35 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sản Phẩm Kem Bơ Dừa 2In1
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thùy, Trần Thị Thảo Tiên
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Quả bơ là một quả giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe nhưng bơ thường được tiêu thụ như một loại trái cây tươi, các sản phẩm thực phẩm về quả bơ còn rất hạn chế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

DỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KEM BƠ DỪA 2IN1

GVHD: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SVTH:

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KEM BƠ DỪA 2IN1

GVHD: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SVTH:

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 5/ 2022

Trang 3

BẢN NHẬN XÉT CỦA GVHD

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Xuân Thùy MSSV: 2005190897 Lớp: 10DHTP2

Nhận xét:

Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em tên: Nguyễn Thị Xuân Thùy và Trần Thị Thảo Tiên là sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh ngành công nghệ thực phẩm

Xin cam đoan đồ án phát triển sản phẩm này là công trình nghiên cứu của riêng chúng

em Các kết quả nghiên cứu – khảo sát do nhóm chúng em tự thực hiện, tìm hiểu, phân tích Các thông tin trích dẫn có dẫn chứng nguồn gốc rõ ràng

Chúng em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Nhóm sinh viên thực hiện

(Kí và gi rõ họ tên) (Kí và gi rõ họ tên) Thùy Tiên

Nguyễn Thị Xuân Thùy Trần Thị Thảo Tiên

Trang 5

Cảm ơn các thầy cô Trung tâm thí nghiệm thực hành đã tạo luôn điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành các thí nghiệm của mình

Đặc biệt chúng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thùy Dương, người

đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện

Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 06, năm 2022

SVTH Nguyễn Thị Xuân Thùy

Trang 6

MỤC LỤC

BẢN NHẬN XÉT CỦA GVHD iii

LỜI CAM ĐOAN iv

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

Đặt vấn đề 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VIỆC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG MỚI 2

1.1 Tổng quan ý tưởng 2

1.2 Cơ sở chọn đề tài 2

THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ KHẢO SÁT 5

2.1 Khảo sát về nhu cầu/mong muốn người tiêu dùng về sản phẩm “Kem bơ dừa”5 2.1.1 Mục đích khảo sát: 5

2.1.2 Phương pháp tiến hành: 5

2.1.3 Câu hỏi khảo sát 6

2.1.4 Kết quả khảo sát nhu cầu/mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm “Kem bơ dừa” 11

2.2 Khảo sát sản phẩm/Công nghệ của đối thủ cạnh tranh 23

2.2.1 Mục đích khảo sát: 23

2.2.2 Phương pháp khảo sát 24

2.3 Khảo sát môi trường kinh tế xã hội 27

2.3.1 Mục đích khảo sát: 27

2.3.2 Phương pháp thực hiện: 28

2.3.3 Kết quả 28

2.4 Khảo sát về luật định, quy định của chính phú 34

2.4.1 Mục đích kháo sát: 34

2.4.2 Phương pháp tiến hành: 34

2.4.3 Kết quả: 34

2.5 Khảo sát sự đáp ứng công nghệ của nguyên vật liệu, chi phí đầu tư, vận hành công nghệ sản xuất 35

2.5.1 Mục đích khảo sát: 35

2.5.2 Hình thức khảo sát: 35

2.5.3 Kết quả 36

2.6 Các ràng buộc, hạn chế, yếu tố bất lợi, rủi ro 43

2.6.1 Mục đích khảo sát: 43

2.6.2 Phương pháp tiến hành 43

SÀNG LỌC VÀ CHỌN Ý TƯỞNG 46

3.1 Khả năng đáp ứng của sản phẩm 46

3.1.1 Về nhu cầu/mong muốn của người tiêu dùng 46

3.3.2 Về khả năng đáp ứng được nguồn nguyên liệu 46

Trang 7

3.3.3 Về khả năng đáp ứng được công nghệ sản xuất 49

3.2 Đặc điểm nổi bật của sản phẩm 54

THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 56

4.1 Nguyên liệu chính 56

4.2 Concept sản phẩm 57

XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ SẢN PHẨM 59

5.1 Xây dựng bản mô tả sản phẩm 59

5.1 Xây dựng các thống kê phát triển sản phẩm 61

5.2 Chất lượng bên trong và cả bên ngoài của sản phẩm 63

XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ SẢN PHẨM 64

6.1 Xây dựng bảng thông số thiết kế sản phẩm 64

6.2 Đánh giá chất lượng sản phẩm làm thử 65

6.3 Thiết kế bao bì 66

6.3.1 Lý do chọn bao bì: 66

6.3.2 Thiết kế bao bì 67

6.4 Quy trình, thủ tục tự công bố sản phẩm 68

6.4.1 Hồ sơ tự công bố sản phẩm 68

6.4.2 Trình tự tự công bố sản phẩm 68

XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM SẢN PHẨM 70

Sơ đồ bố trí thí nghiệm dự kiến 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

Phụ lục 1: Biên bản Brainstorming 74

Phụ lục 2: Kế hoạch thực hiện đồ án 75

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ giới tính người tiêu dùng 11

Hình 2: Biểu đồ độ tuổi người tiêu dùng 11

Hình 3: Biểu đồ nghề nghiệp của người tiêu dùng 12

Hình 4: Biểu đồ nơi sinh sống của người tiêu dùng 12

Hình 5: Biểu đồ thu nhập của người tiêu dùng 13

Hình 6: Biểu đồ tần suất sử dụng kem của người tiêu dùng 14

Hình 7: Biểu đồ thể hiện lý do sử dụng sản phẩm kem của người tiêu dùng 14

Hình 8: Biểu đồ thể hiện địa điểm mua kem của người tiêu dùng 15

Hình 9: Biểu đồ đối tượng sử dụng kem 16

Hình 10: Biểu đồ các thương hiệu kem thường được sử dụng 16

Hình 11: Biểu đồ mức độ sử dụng sản phẩm kem từ quả bơ 17

Hình 12: Biểu đồ mức độ sử dụng sản phẩm chế biến từ cơm dừa 18

Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự chấp nhận của người tiêu dùng với saen phẩm kem bơ dừa 18

Hình 14: Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng 19

Hình 15: Biểu đồ thể hiện những quan tâm đến Kem bơ dừa 2in1 của người tiêu dùng 20

Hình 16: Biểu đồ thể hiện loại bao bì mà người tiêu dùng quan tâm 20

Hình 17: Biểu đồ thể hiện khối lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn 21

Hình 18: Biểu đò thể hiện hạn sử dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn 21

Hình 19: Biểu đồ thể hiện giá thành của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn 22 Hình 20: Biểu đồ thể hiện mong muốn người tiêu dùng về mùi vị sản phẩm 22

Hình 21: Biểu đồ khảo sát các thương hiệu kem của đối thủ cạnh tranh 26

Hình 22: Các loại kem 29

Hình 23: Các hương vị kem của Vinamilk 30

Trang 9

Hình 24: Các hương vị kem của TwinCows 30

Hình 25: Các hương vị kem của Delight 30

Hình 26: Khảo sát giá của các hãng kem trên thị trường 32

Hình 27: Khảo sát giá của các sản phẩm kem trên thị trường 33

Hình 28: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kem bơ dừa 36

Hình 29: Xử lý thịt quả bơ 37

Hình 30: Phối trộn 38

Hình 31: Đồng hóa 39

Hình 32: Thanh trùng hở 40

Hình 33: Ageing 40

Hình 34: Xử lý cơm dừa 41

Hình 35:Đánh bông hỗn hợp kem bơ 42

Hình 36: Đóng gói 42

Hình 37: Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm mới 46

Hình 38: Quả bơ 56

Hình 39: Quả dừa 57

Hình 40: Sản phẩm hoàn thiện 66

Hình 41: Nhãn sản phẩm nhóm thiết kế 68

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các ý tưởng của dự án 2

Bảng 2: Khảo sát sản phẩm của đối thủ cạnh tranh 24

Bảng 3: Phân tích điểm mạnh và yếu của các sản phẩm cạnh tranh 26

Bảng 4: Một số hạn chế, rủi ro trong dự án 43

Bảng 5: Các nguyên liệu sử dụng 46

Bảng 6: Các thiết bị sử dụng 49

Bảng 7: Khả năng đáp ứng công nghệ sản xuất 49

Bảng 8: Mô tả sản phẩm 59

Bảng 9: Thông số sản phẩm 61

Bảng 10: Chỉ tiêu cảm quan 62

Bảng 11: Hàm lượng kim loại nặng trong kem thực phẩm 62

Bảng 12: Chất lượng bên trong và cả bên ngoài của sản phẩm 63

Bảng 13: Bảng thông số thiết kế sản phẩm 64

Bảng 14: Bảng đánh giá chất lượng sản phẩm làm thử 65

Bảng 15: Các thông số về bao bì 66

Trang 11

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Kem là món ăn rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với thời tiết nóng Vị ngọt ngào, beo béo làm say mê biết bao nhiêu người và là thị trường hấp dẫn, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường kem, nhóm chúng

em sẽ kết hợp 2 loại nông sản Việt Nam Hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng còn nhiều nông sản Việt chưa tìm được đầu ra ổn định Đặc biệt là bơ, trong năm 2020 khi chúng ta đi trên một số tuyến đường TPHCM sẽ bắt gặp một số bảng giải cứu bơ

Thời tiết tại TPHCM nhìn chung nắng nóng khiến cho mọi người khó chịu trong người Hơn thế nữa nó là một món ăn tinh thần giúp tất cả mọi người dù đang có buồn bực, thì khi

ăn ngay một que kem và bạn sẽ lại thấy cuộc sống 'màu hồng' ngay lập, tinh thần lúc này

sẽ được thoải mái Đặc biệt sản phẩm có kết hợp nguyên liệu từ sữa, thì ngoài việc chứa

vitamin A và các dưỡng chất khác như canxi, kem còn khá giàu vitamin D là một chất cần thiết cho cơ thể.Vào mùa đông, việc tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời là vô cùng hạn chế Vì vậy, kem là một 'sự thay thế' rất lý tưởng để có đủ vitamin D mỗi ngày Và chắc chắn sẽ thật vui và thích thú khi một đám bạn rủ nhau đi ăn kem vào mùa đông, cùng ngồi sát bên nhau vừa ăn kem vừa cười nói rúc rích Kem khiến chúng ta muốn được gần nhau hơn, muốn ôm nhau hơn để 'sưởi ấm' cho nhau trong những ngày lạnh lẽo này

Từ những lý do trên nhóm chúng tôi muốn phần giúp phần nhỏ nào đó cho những bà con nông dân an tâm về nguồn đầu ra sẽ ổn định Với những kiến thức có được trong quá trình học tập và trải nghiệm, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu và sản xuất một loại kem mà hiện tại chưa có trên thị trường Một sản phẩm kem kết hợp giữa bơ và dừa mang đến

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VIỆC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG MỚI

1.1 Tổng quan ý tưởng

Bảng 1: Các ý tưởng của dự án STT Tên ý tưởng Mô tả sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm

Giải quyết được

2 đầu nông sản Việt Nguyên liệu rẻ dễ tìm

Dừa tươi khi để lâu có khả năng

bị ôi

2

Kem bơ bổ sung cơm

dừa nạo sấy

Cơm dừa được bào mỏng sấy khô để trên bề mặt kem bơ

Nguyên liệu dễ tìm Quy trình đơn giản

Hai loại nguyên liệu đều chưa nhều chất béo khiến sản phẩm

Sản phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

Phù hợp nhiều lứa tuổi

Quy trình khảo

probiotic phức tạp

2020 đạt 3.793 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước Trong đó, kem “to-go ice cream” (kem thưởng thức ngoài đường mang tính ngẫu hứng) vẫn đóng góp chủ yếu với 2.686 tỷ đồng, tỷ trọng 70% Kem “take-home ice cream” (sản phẩm kem có thể lưu trữ tại nhà để

Trang 13

thưởng thức theo nhu cầu, kem dạng hộp nhựa hoặc hộp giấy chứa nhiều cây kem) được tiêu thụ và mức giá tốt hơn, doanh số tăng 11,3%

Trái bơ là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng Trái bơ là một loài thực vật hai lá mầm thuộc bộ Ranales và họ Lauraceae có nguồn gốc ở Trung Mỹ và miền Nam Mexico Trong quả bơ chứa một lượng đáng kể các hợp chất có lợi cho sức khỏe bao gồm tocopherols (vitamin E), carotenoid, sắc tố thực vật, sterol, chất xơ và folate Carotenoid là chất có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn tế bào ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật Dù là loại quả nhiều chất dinh dưỡng nhưng hiện nay bơ đang dần mất giá Tổng sản lượng bơ cả năm 2021 khoảng 82.000 tấn, hiện còn hơn 12.000 tấn bơ đang thu hoạch Hiện tại ở Việt Nam, bơ đang bị mất giá Giá bơ đang xuống thấp gần 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái Cụ thể giá bơ năm ngoái thương lái thu mua tại vườn với giá thấp nhất là 25.000 đồng/kg Tuy nhiên, hiện các thương lái thu mua với giá từ 14.000-15.000 đồng/kg Quả

bơ là một quả giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe nhưng bơ thường được tiêu thụ như một loại trái cây tươi, các sản phẩm thực phẩm về quả bơ còn rất hạn chế và chưa phổ biến trên thị trường

Ngoài quả bơ thì quả dừa cũng là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng Quả dừa là nguồn giàu chất khoáng, vitamin, đường và các chất bổ sung dưỡng chất cần thiết

Giống như quả bơ dừa là loại nông sản có sản lượng lớn nhưng đang bị mất giá Năm 2020 cả nước có diện tích đất trồng dừa thu hoạch là 168.646ha Sản lượng dừa năm

2020 của cả nước là 1.554.334 tấn, riêng tỉnh Bến Tre là 645.468 tấn Mặc dù đã có nhiều sản phẩm từ dừa, tuy nhiên lượng cung lớn hơn cầu nên giá dừa hiện tại ở Bến Tre thấp báo động Cụ thể giá cơm dừa trắng loại 1 từ tháng 7/2017 27.000 đồng/kg đến 21/4 đến

Trang 15

THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ KHẢO SÁT

2.1 Khảo sát về nhu cầu/mong muốn người tiêu dùng về sản phẩm “Kem bơ dừa”

2.1.1 Mục đích khảo sát:

Khảo sát thị trường giúp chúng ta nắm được các diễn biến mới nhất trên thị trường mục tiêu Ngoài ra, việc khảo sát thị trường còn giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ Từ đó tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới Nếu công tác khảo sát thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm phát triển sản phẩm đưa ra một ý tưởng phù hợp

Mục đích của khảo sát thị trường là cung cấp cho nhóm thông tin quan trọng về người tiêu dùng, giúp nhóm tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ở mọi độ tuổi, giới tính, các môi trường làm việc và sinh sống của họ Nhằm tìm ra khách hàng mục tiêu và hương vị chính của sản phẩm phù hợp với cả kế hoạch của nhóm dự án và thị hiếu người tiêu dùng Đồng thời khảo sát thu nhập để từ đó định giá cho sản phẩm Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhóm sẽ chọn

ra một ý tưởng sản phẩm khả thi nhất và phù hợp nhất để hoàn thiện, phát triển tốt hơn nữa nhằm đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công

2.1.2 Phương pháp tiến hành:

Phương pháp sử dụng: Nhóm đã thiết lập một bảng câu hỏi để thực hiện cuộc khảo sát

online Phương pháp khảo sát này giúp mang lại tính tiện lợi, tính khả thi và tính khách quan

Trang 16

Số lượng: Khảo sát hơn 100 đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau

Khu vực khảo sát: Cả 3 miền khắp đất nước, đặt biệt là ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân

cận

Cách thực hiện:

- Lập phiếu khảo sát người tiêu dùng

- Khảo sát trực tuyến, gửi đường link khảo sát đến người trả lời

- Thu thập số liệu và xử lý số liệu khảo sát

Phương pháp xử lí số liệu: Dùng google biểu mẫu để thống kê kết quả và vẽ biểu đồ

2.1.3 Câu hỏi khảo sát

Nội dung phiếu khảo sát: https://forms.gle/XHVhSCxwEGyZrXjZA

1 Xin vui lòng cho biết giới tính của anh/ chị

Nhân viên văn phòng

Học sinh, sinh viên

Trang 17

8 Anh/ chị thường mua kem ở đâu?

Cửa hàng tạp hóa

Cửa hàng tiện lợi

Trang 19

18 Anh/chị quan tâm đến những lợi ích gì của "Kem bơ dừa 2in1"

Tăng cướng sức khỏe

Cung cấp năng lượng

Trang 20

Bao bì thủy tinh

20 Anh/ chị mong muốn khối lượng sản phẩm là bao nhiêu?

23 Anh/chị mong muốn sản phẩm mình mua sẽ có mùi vị như thế nào?

Mùa thơm đặc trưng của sữa

Mùi nhẹ hoặc không mùi

Trang 21

2.1.4 Kết quả khảo sát nhu cầu/mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm

“Kem bơ dừa”

 Phần 1: Thông tin cá nhân

Hình 1: Biểu đồ giới tính người tiêu dùng

Tuy yếu tố về giới tính không tác động đến hành vi tiêu dùng kem của khách hàng nhưng

nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định mua Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ nam nữ chênh lệch không quá lớn, bao gồm nam (57,8%), nữ chiếm 42,2%

Trang 22

đúng như dự định khách hàng mục tiêu của nhóm, tiếp theo là độ tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm 25,5%, tiếp đến là độ tuổi dưới 40-49 tuổi, 12-18 tuổi và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất Qua đó cho thấy được mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ Việt Nam đã lan rộng đến mọi lứa tuổi

Hình 3: Biểu đồ nghề nghiệp của người tiêu dùng

Qua khảo sát cho thấy khách hàng mục tiêu phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt

là các học sinh, sinh viên (50%) và nhân viên văn phòng (20,6%) Vì đây là quy

mô trường học nên đa phần người tiêu dùng là sinh viên nên tính khách quan

chưa cao

Hình 4: Biểu đồ nơi sinh sống của người tiêu dùng

Trang 23

Khảo sát 102 người trên khắp đất nước, đặc biệt là ở miền Nam (56,9%)

Hình 5: Biểu đồ thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập dưới 5-7 triệu chiếm tỉ lệ cao 26,5%, mức thu nhập trên 7 triệu đồng chiếm 20,6% và 3-5 triệu đồng chiếm tỉ lệ là 18,6%, vì khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên nên tài chính còn phụ thuộc vào gia đình chiếm 15,7%, còn lại là 1-3 triệu đồng chiếm 9,8% và dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp→Mức thu nhập đa dạng người tiêu dùng có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm Từ các mức thu nhập trên, ta có thể dễ dàng định giá cho sản phẩm Giá thành sản phẩm bán ra không được quá cao để đảm bảo đối tượng thu nhập thấp có thể mua sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng

Phần 2: Mức độ sử dụng sản phẩm kem của khách hàng và kênh phân phối mà người tiêu dùng tin tưởng

Trang 24

Hình 6: Biểu đồ tần suất sử dụng kem của người tiêu dùng

Người tiêu dùng sử dụng ít hơn 2-4 lần/tuần chiếm tỉ lệ nhiều nhất (34,3%), tỉ lệ sử dụng

ít hơn 2 lần/tuần chiếm 32,4% sau đó là số ít người sử dụng nhiều hơn 4 lần/tuần chiếm 13,7% và còn lại là hiếm khi sử dụng

Hình 7: Biểu đồ thể hiện lý do sử dụng sản phẩm kem của người tiêu dùng

Trang 25

Đa số người tiêu dùng thường thích dùng kem để thưởng thức (74,5%), sử dụng vui với bạn bè (46,1%), tốt cho sức khỏe (37,3%), tăng lực khi mệt mỏi (31,4%) và giải khát (27,5%)

Qua biểu đồ cho thấy phần lớn người tiêu dùng tin mua sản phẩm ở siêu thị(69,6%), ngoài

ra thì nhu cầu về sự tiện lợi của hàng tiện lợi (61,8%) và cửa hàng tạp hóa (52,9%) cũng là

sự chọn chiếm vị trí cao của khách hàng Từ đây ta có thể dễ dàng tiếp cận được với nơi mua hàng của họ và tìm cách đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn Qua kết quả của khảo sát, ta có thể dễ dàng biết được địa điểm người tiêu dùng tin chọn để mua sản phẩm Qua đó

ta thuận tiện quyết định kênh phân phối cho sản phẩm

Hình 8: Biểu đồ thể hiện địa điểm mua kem của người tiêu dùng

Trang 26

Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng kem cùng với gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,8%, sau đó là tới sử dụng kem với bạn bè chiếm 57,8%

Hình 9: Biểu đồ đối tượng sử dụng kem

Hình 10: Biểu đồ các thương hiệu kem thường được sử dụng

Trang 27

Qua khảo sát cho thấy người tiêu dùng thường hay sử dụng kem của thương hiệu Vinamilk

(60%) và TH true milk (50,9%)

 Phần 3: Khảo sát về sản phẩm mới

Hình 11: Biểu đồ mức độ sử dụng sản phẩm kem từ quả bơ

Với 60,8% người tiêu dùng đã từng sử dụng qua sản phẩm kem bơ, cho thấy được mức độ

phổ biến của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ Việt Nam đã lan rộng Sản phẩm kem bơ đã

được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi

Trang 28

Hình 12: Biểu đồ mức độ sử dụng sản phẩm chế biến từ cơm dừa

Với 57% người tiêu dùng đã từng sử dụng qua sản phẩm chế biến từ cơm dừa, cho thấy được mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ Việt Nam đã lan rộng

Có thể thấy cơm dừa là một sản phẩm quen thuộc, hầu hết mọi người đều đã sử dụng qua

Từ đó, cho thấy đây là một nguyên liệu tìm năng để kết hợp và phát triển ra sản phẩm mới

Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự chấp nhận của người tiêu dùng với saen phẩm kem bơ dừa

Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ đón nhận sản phẩm từ người tiêu dùng rất cao, với tỷ lệ người

sẽ thử là 36,3%, tỷ lệ người chắc chắn thử là 32,4% và tỷ lệ người có thể thử là 29,4%

Trang 29

Hình 14: Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Qua khảo sát trên cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến mùi vị nhiều nhất chiếm 72,5%, giá trị dinh dưỡng (67,4%), giá cả hợp lý(59,8%) Từ đó thấy được là chất lượng sản phẩm được quan tâm sau đó là giá cả Mùi vị, màu sắc của sản phẩm cũng được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, do cuộc sống ngày càng hiện đại, kéo theo nhu cầu của tiêu dùng sẽ ngày càng cao, vì thế việc bổ sung mùi vị vào sản phẩm phải đạt chuẩn trước khi tung sản phẩm ra thị trường để không làm thất vọng người tiêu dùng Tiếp đến là giá cả của sản phẩm và công dụng của sản phẩm, cũng được người tiêu dùng rất quan tâm vì người tiêu dùng thuộc các độ tuổi và lĩnh vực khác nhau nên họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá cả phải chăng kèm theo công dụng mà sản phẩm đó đem lại

Trang 30

Hình 15: Biểu đồ thể hiện những quan tâm đến Kem bơ dừa 2in1 của người tiêu dùng

Qua khảo sát cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào kem nhiều nhất chiếm 67,8% điều đó cho thấy sự quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng Vì thế sản phẩm kem bơ dừa 2in1 là sản phẩm tiềm năng

Hình 16: Biểu đồ thể hiện loại bao bì mà người tiêu dùng quan tâm

Khảo sát cho thấy 45,5% người tiêu dùng mong muốn kem được đóng gói trong bao bì nhựa và 30,7% mong muốn đóng gói trong bao bì giấy Bao bì nhựa palstic có tính gọn nhẹ, trọng

Trang 31

lượng vừa phải nên được người tiêu dùng ưa chuộng

Hình 17: Biểu đồ thể hiện khối lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn

Qua khảo sát cho thấy phần lớn người tiêu dùng muốn khối lượng sản phẩm cho 1 hủ là 55g (chiếm 42,9%) Vì phần lớn người khảo sát là sinh viên, mà sinh viên thì không phải

ai cũng có điều kiện để mua tủ lạnh nên yếu tố tiện lợi rất quan trọng Đa số mọi người sẽ chọn khối lượng 55g để dùng một lần sau khi mở nắp

Trang 32

Hình 19: Biểu đồ thể hiện giá thành của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn

Qua khảo sát cho thấy phần lớn người tiêu dùng muốn giá của 1 hộp kem 350g khoảng 35.000 đến 40.000 đồng (chiến 44,1%) Giá tiền này cũng khá vừa phải, giúp mọi người ai cũng có thể mua được

Hình 20: Biểu đồ thể hiện mong muốn người tiêu dùng về mùi vị sản phẩm

Qua kháo sát cho thấy mùi vị mà người tiêu dùng mong muốn cho sản phẩm là vị ngọt thanh (71,6%)

Trang 33

23 Anh/Chị có đóng góp gì cho sản phẩm mới KEM BƠ DỪA 2IN1 của chúng tôi hay không?

Tạo hình dáng bao bì đẹp dễ mở để sử dụng Vì mới ra thị trường nên cân nhắc về giá thành của các loại kem để đưa ra mức giá phù hợp

Về phía sản phẩm sẽ được đựng trong hộp nhựa sẽ tiện lợi hơn.Vị ngọt thanh ko quá gắt

ít béo vì trong bơ đã có sẵn hàm lượng béo nếu quá béo sẽ không và gây ngán

Mong KEM BƠ DỪA sẽ không làm béo lên ^^

Có thể thêm topping phía trên mặt kem, chúc nhóm hoàn thành bài tốt nhất ❤️❤️❤️ Nên sử dụng nguyên liệu tự nhiên, hạn chế sử dụng các phụ gia

Sẽ giữ được các chất dinh dưỡng của bơ

Nên dùng nguyên liệu đến từ thực vật, không sử dụng màu thực phẩm, chất bảo quản, hóa học

Nguyên liệu bơ khi chọn lựa phải đảm bảo quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩmKem có độ tan chảy lâu

 Qua những đề xuất của anh /chị nhóm chúng em sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại

để sản phẩm được hoàn thiện hơn

2.2 Khảo sát sản phẩm/Công nghệ của đối thủ cạnh tranh

2.2.1 Mục đích khảo sát:

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, bên cạnh việc hiểu rõ thị trường thì việc nắm bắt đối thủ cũng vô cùng quan trọng Hiểu rõ đối thủ giúp ta định vị được một chiến lược tốt nhất, là chìa khóa dẫn đến cạnh tranh thành công trên thị trường

Trang 34

2.2.2 Phương pháp khảo sát

Nhóm tiến hành nghiên cứu các công ty có sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự

án và thu thập thông tin

Phương pháp xử lí: Thu thập và tổng hợp thành bảng, khảo sát mức độ phổ biến, ưa

Vinamilk

Nước, cream dừa và cơm dừa non

(27,4%), đường, xirô glucoza, sữa bột, chất béo sữa, chất nhũ hóa (471, 412,

466, 407), hương dừa giống tự nhiên dùng cho thực phẩm Có chứa dừa,

Đóng gói với Thể tích thực (Khối lượng tịnh): Ly

100 ml (55 g), Hộp

450 ml (247,5 g), Hộp 1 L

(550 g)

Bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, nhiệt

độ -18oC

Trang 35

sốt kem

- 180 gam/ hộp

- 52 gam/

que

Bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, nhiệt

lạnh KIDO

Nước, đường, sữa, nước cốt dừa, kem béo thực vật, chất ổn định, chất nhũ hóa, hương dừa

tươi tổng hợp

- 53 gam/

hộp

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng

trực tiếp

Trang 36

Hình 21: Biểu đồ khảo sát các thương hiệu kem của đối thủ cạnh tranh

Nhận xét: Qua khảo sát bằng việc cho sẵn một sản phẩm đại diện của các

thương hiệu kem đang chiếm thị phần lớn trên thị trường, kết quả cho thấy thương

hiệu Vinamilk và TH true milk được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất chiếm

60% và 50,8% Ngoài ra các thương hiệu còn lại người tiêu dùng cũng sử dụng

nhưng tỷ lệ ít hơn nhiều so với Vinamilk

Kết luận: Thương hiệu Vianmilk” là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với tỷ lệ

người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm là 60% Ngoài ra TH truemilk, Wall’s cũng được

nhiều người biết đến và yêu thích nên đây cũng là một trong những đối thủ mà nhóm

phải xem xét qua đó nhóm cần cân nhắc và có các phương án quảng bá để sản phẩm

có được sự ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng

Bảng 3: Phân tích điểm mạnh và yếu của các sản phẩm cạnh tranh Sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu

Trang 37

Kem dừa Tropical Coconut - Thời gian bảo quản lâu

- Có 3 quy cách đóng gói là

Ly 100 ml (55 g), Hộp 450

ml (247,5 g), Hộp 1 L (550 g) giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn

- Giá cả hợp lý

- Thị trường còn nhiều dòng sản phẩm khác tương tự nên tính cạnh tranh cao

Kem dừa tự nhiên TH true

cream

- Thời gian bảo quản dài

- Hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất, sử dụng thành phần từ thiên nhiên là ưu điểm mạnh cuả dòng kem thương hiệu này

- Có 2 quy cách đóng gói là 100g/1 hộp và 52g/ que

- Thị trường còn nhiều dòng sản phẩm khác tương

tự nên tính cạnh tranh cao

- Giá khá cao so với sản phẩm cùng loại trên thị trường

Kem sữa dừa Merino - Thời gian bảo quản dài

- Có 1 quy cách đóng hộp là 53gam/ hộp giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn

- Thị trường còn nhiều dòng sản phẩm khác tương

tự nên tính cạnh tranh cao

Trang 38

Tìm hiểu về sản lượng tiêu thụ kem tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tìm

hiểu phần tiền dùng trong tiêu thụ những sản phẩm kem trong tổng thu nhập hàng

tháng của các hộ gia đình tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.2 Phương pháp thực hiện:

Thu thập thông tin chính sách xã hội

Thực hiện tìm kiếm trên các trang báo điện tử, báo giấy, tài liệu có uy tín

2.3.3 Kết quả

Kem là sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường Theo báo cáo của Euromonitor International, doanh số bán kem năm 2020 đạt 3.793 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước Mức tăng trưởng này giảm đáng kể khi các năm trước đều ghi nhận trên 2 chữ số Trong đó, to-go ice cream (kem thưởng thức ngoài đường mang tính ngẫu hứng) vẫn đóng góp chủ yếu với 2.686 tỷ đồng, tỷ trọng 70% Ngược lại, take-home ice cream (sản phẩm kem có thể lưu trữ tại nhà để thưởng thức theo nhu cầu, kem dạng hộp nhựa hoặc hộp giấy chứa nhiều cây kem) được tiêu thụ và mức giá tốt hơn, doanh số tăng 11,3%

Nhắc đến kem thì chắc chắn Kido Group có 3 nhãn hiệu kem nằm trong Top 10 là Merino (thị phần 24,8%), Celano (17,4%) và Wel Yo (1,3%) Unilever Việt Nam cũng có 3 nhãn hiệu nổi tiếng là Cornetto, Paddle Pop và Wall’s, Vinamilk, Nestlé,…

+ Nestlé

Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã biết tới các thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Nestlé như MILO, MAGGI, NESCAFÉ, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết, là tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe, Nestlé đồng thời là nhà sản xuất kem lớn nhất trên thế giới với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như MILO, Kit Kat, Edy's, Movenpick và Nestlé Super Chocpop

Được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, các sản phẩm Kem Nestlé đã có mặt tại hơn

450 cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart, Mini Stop… và trên 1.000 điểm bán lẻ khắp cả nước Công ty chủ yếu sản xuất 2 loại kem cây và kem hủ:

Trang 39

Hình 22: Các loại kem

Kem cây bao gồm các loại như:KIT KAT Chocolate - Kem sôcôla với thanh, MILO Malt - Hương vị sôcôla đậm đà cùng với viên KIT KAT giòn rụm, MILO Magma - Kem MILO với lõi sữa độc đáo với mức giao trên thị trường là 26.000 đồng/cây kem 85ml

Kem hộp: KIT KAT Pint - Hương vị sôcôla đậm đà cùng với viên KIT KAT giòn rụm, MILO Pint - Vị MILO độc đáo kết hợp với vụn bánh quy sôcôla Giá dao động

là 92.000 – 110.000 đồng cho một hủ 375g

+Vinamilk

Nhắc đến Vinamilk thì hẳn mọi người sẽ nghĩ nhiều là nhà sản xuất đang dẫn đầu trong ngành hàng sữa nước, sữa đặc, Tuy nhiên sản phẩm kem của vinamilk hiện tại cũng rất được chú trọng và thực tế trên thị trường các sản phẩm kem rất đa dạng dành cho mọi đối tượng như gia đình, trẻ em, giới trẻ Trong mỗi sản phẩm đều chia

Trang 40

Kem TwinCows: vị matcha, Phô mai Dâu, Socola, Tỉramisu với giá 18.155

đồng/hộp100ml hoặc 65.005 đồng/hộp 450ml

Hình 23: Các hương vị kem của Vinamilk

Hình 24: Các hương vị kem của TwinCows

Hình 25: Các hương vị kem của Delight

+ Unilever:

Hiện Unilever đang bán kem ở 63 quốc gia trên thế giới và chiếm gần 1/5 doanh số bán kem toàn cầu Magnum được coi là thương hiệu kem bán chạy nhất trên thế giới, với doanh số được dự kiến đạt 3,8 tỷ USD trong năm nay, dẫn trước thương hiệu Cornetto (2,4 tỷ USD) và General Mills, Haagen-Dazs (3,2 tỷ USD)

Ngày đăng: 29/01/2024, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w