Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu trên thị trường chăn, ga, gối, nệm hiện nay cùng với sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam và ảnh hưởng của dịch COVID19, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các hãng gối đua nhau cho ra đời các sản phẩm mới, đổi mới công tác bán hàng, tiếp thị, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những giải pháp mà các thương hiệu hướng tới đó là cho ra đời sản phẩm mới với các chiến dịch quảng bá thương hiệu hấp dẫn. Bởi vì lẽ đó, nhóm tác giả đã thành lập nên thương hiệu gối ngủ thông minh Sodream để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Kế hoạch được thực hiện từ 07072023 với những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các nhân tố cũng như các mô hình đã học ở môn Marketing chiến lược để cho ra các chiến lược phù hợp với thương hiệu. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đẩy mạnh về marketing mix nhằm gia tăng độ nhận biết thương hiệu Sodream đối với khách hàng, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -
VÀ 3 NĂM TIẾP THEO
SVTH: NHÓM A Lớp: XXX
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -
VÀ 3 NĂM TIẾP THEO
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
TÓM TẮT ĐỀ TÀI vi
PHẦN I 1
PHẦN II 2
I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU: 2
1.1 Giới thiệu về thương hiệu Sodream: 2
1.2 Giới thiệu về sản phẩm: 2
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP 3
2.1 Nhận ra vấn đề/Thực trạng 3
2.2 Môi trường vĩ mô (PESTEL) 4
2.3 Mô hình EFE 6
2.4 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh 7
2.5 Mô hình IFE 8
2.6 Ma trận SWOT 9
2.7 Ma trận TOWS 9
III XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 10
3.1 Xác định mục tiêu năm 1 10
3.2 Xác định mục tiêu cho 3 năm tiếp theo 12
IV CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG VÀ CẠNH TRANH 12
4.1 Chiến lược STP 12
4.1.1 Phân khúc thị trường 12
4.1.2 Thị trường mục tiêu 13
4.1.3 Định vị 13
4.2 Các chiến lược tăng trưởng và ma trận: 14
4.2.1 Ma trận BCG: 14
4.2.2.Ma trận Ansoff 14
4.2.3 Ma trận SPACE 14
4.2.4 Ma trận GE 15
Trang 44.2.5 Mô hình QSPM 16
4.3 Chiến lược cạnh tranh 18
V CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 18
5.1 Sản phẩm (Product) 18
5.2 Giá cả (Price) 21
5.3 Phân phối (Place) 23
5.4 Truyền thông (Promotion) 24
VI DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT: 29
PHẦN III 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO xxxi
PHỤ LỤC xxxii
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân tích mô hình EFE 6
Bảng 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh của Sodream 7
Bảng 3: Phân tích mô hình IFE 8
Bảng 4: Ma trận SWOT của Sodream 9
Bảng 5: Ma trận TOWS của Sodream 9
Bảng 6: Mục tiêu năm 1 10
Bảng 7: Xác định mục tiêu theo mô hình SMART 10
Bảng 8: Mục tiêu 3 năm tiếp theo 12
Bảng 9: Phân khúc thị trường 12
Bảng 10: Phân tích ma trận SPACE 14
Bảng 11: Sức hấp dẫn của ngành đối với Sodream 15
Bảng 12: Vị thế cạnh tranh của Sodream 16
Bảng 13: Mô hình QSPM 16
Bảng 14: Chi phí sản xuất gối thông minh Sodream 21
Bảng 15: Bảng giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 22
Bảng 16: Chiến lược truyền thông của Sodream năm 1 24
Bảng 17: Chiến lược truyền thông năm 2 25
Bảng 18: Chiến lược truyền thông năm 3 & năm 4 26
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ định vị của thương hiệu Sodream 13
Hình 2: Ma trận BCG 14
Hình 3: Ma trận Ansoff 14
Hình 4: Ma trận SPACE 15
Hình 5: Ma trận GE 16
Hình 6: Sản phẩm gối ngủ thông minh Sodream 18
Hình 7: Logo thương hiệu gối thông minh Sodream 19
Hình 8: Hộp đựng sản phẩm 20
Hình 9: Nguyên lý hoạt động của gối ngủ thông minh Sodream 20
Hình 10: Chu kỳ sống của gối thông minh Sodream 22
Hình 11: Website của Sodream 23
Trang 7TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu trên thị trường chăn, ga, gối, nệm hiện nay cùng với sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam và ảnh hưởng của dịch COVID-19, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các hãng gối đua nhau cho ra đời các sản phẩm mới, đổi mới công tác bán hàng, tiếp thị, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Một trong những giải pháp mà các thương hiệu hướng tới đó là cho ra đời sản phẩm mới với các chiến dịch quảng bá thương hiệu hấp dẫn
Bởi vì lẽ đó, nhóm tác giả đã thành lập nên thương hiệu gối ngủ thông minh Sodream để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay Kế hoạch được thực hiện từ 07/07/2023 với những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các nhân tố cũng như các mô hình đã học ở môn Marketing chiến lược để cho ra các chiến lược phù hợp với thương hiệu Đồng thời, nhóm tác giả cũng đẩy mạnh về marketing - mix nhằm gia tăng độ nhận biết thương hiệu Sodream đối với khách hàng, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và sự trung thành của khách hàng với thương hiệu
EXECUTIVE SUMMARY
With the fierce competition between brands in the current blanket, sheet,
pillow, and mattress market, along with the changing consumption trends of
Vietnamese people and the impact of the COVID-19 epidemic, competitiveness in the market increasingly fierce, pillow companies are racing to launch new products,
innovate sales and marketing, and improve service quality to meet consumer needs One of the solutions that brands aim for is to launch new products with attractive brand promotion campaigns
For that reason, the author group established the smart pillow brand Sodream to meet the needs of today's consumers The plan will be implemented from July 7, 2023 with analysis of strengths, weaknesses, opportunities, challenges of factors as well as models learned in Strategic Marketing to come up with appropriate strategies suitable for the brand At the same time, the author group also promoted marketing - mix to increase Sodream brand awareness among customers, increase competitive position in the market and customer loyalty to the brand
Trang 8PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc lập kế hoạch marketing là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp mới ra mắt thị trường hoặc đang muốn
mở rộng thị phần Kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, đối
tượng mục tiêu, chiến lược và các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu
Trong thời đại ngày nay, khi sự phát triển của công nghệ liên tục mở ra những cánh cửa mới cho sự tiện nghi và sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày, thương hiệu gối ngủ thông minh Sodream đã nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới và hiện đại trong lĩnh vực nâng cao chất lượng giấc ngủ Là một thương hiệu khá mới tại Việt Nam, Sodream cần phải sử dụng những chiến lược marketing và định vị thích hợp để thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Nhận thức được tầm quan trọng của các chiến lược marketing đối với hoạt động
kinh doanh của mọi doanh nghiệp, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài “Xây
dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu gối ngủ thông minh Sodream chi tiết trong 1 năm tới và tổng thể trong 3 năm tiếp theo” nhằm đề xuất phương hướng
chiến lược và hoạt động cho chương trình marketing của Sodream trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2024 - 01/04/2025 và 3 năm sau đó
Bố cục đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: Lời mở đầu: Lý do, vai trò của chiến lược marketing đối với thương hiệu Phần II: Nội dung chính: Trình bày tổng quan, phân tích tình hình, xác định mục
tiêu, các chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh, kế hoạch thực thi, dự phòng và kiểm soát của doanh nghiệp
Phần III: Kết luận: Dự đoán độ khả thi của kế hoạch đề ra cho doanh nghiệp
Cuối cùng, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên - ThS
Nguyễn Tường Huy đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong học phần Marketing
Chiến Lược, từ đó giúp nhóm thêm vững chắc về mặt nội dung để hoàn thành đề tài Tuy nhiên, bài tiểu luận vẫn còn nhiều mặt hạn chế lẫn nội dung và hình thức, nhóm rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ giảng viên để hoàn thiện hơn ở những bài nghiên cứu tiếp theo
NHÓM TÁC GIẢ
Trang 9PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH
I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU:
1.1 Giới thiệu về thương hiệu Sodream:
Sodream là thương hiệu gối ngủ thông minh được thành lập vào ngày
07/07/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là thương hiệu tiên phong cho sản phẩm công nghệ giấc ngủ thông minh tại Việt Nam
Logo:
Slogan: Sodream - NÂNG TẦM GIẤC NGỦ VIỆT
Tầm nhìn: Đến năm 2030, Sodream sẽ trở thành Top 10 sản phẩm Công Nghệ
Giấc Ngủ được yêu thích nhất tại Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế
Sứ mệnh: Dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp, Sodream xác định sứ mệnh của
mình bao gồm 4 sứ mệnh, cụ thể:
- Áp dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất để đem lại giấc ngủ chất lượng
nhất
- Góp phần phát triển ngành sản phẩm Công Nghệ Giấc Ngủ cho Việt Nam
- Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh
1.2 Giới thiệu về sản phẩm:
Gối ngủ thông minh Sodream là sự kết hợp tinh tế của hai yếu tố chính: "So -
Solution" và "Dream" Được hình thành từ sự sáng tạo và hiệu suất, Sodream không
chỉ đơn thuần là một chiếc gối, mà còn là giải pháp toàn diện cho giấc ngủ ngon đúng nghĩa
Từ "So - Solution", chúng tôi hướng đến việc cung cấp giải pháp hiệu quả nhất
cho những vấn đề liên quan đến giấc ngủ Sodream không chỉ mang lại sự thoải mái
vượt trội với thiết kế và chất liệu cao cấp mà còn tích hợp công nghệ tiên tiến nhất để tối ưu hóa trải nghiệm ngủ của người dùng Từ việc đo lường chất lượng giấc ngủ đến việc tạo ra môi trường yên bình, Sodream chính là lựa chọn hàng đầu cho những ai
đang tìm kiếm giải pháp toàn diện cho giấc ngủ chất lượng
Trang 10"Dream" là mục tiêu mà Sodream hướng đến, đem lại giấc ngủ ngon cho
khách hàng Chúng tôi không chỉ muốn đem lại giấc ngủ tốt nhất mà còn muốn kích thích những giấc mơ đẹp nhất cho người sử dụng Từ thiết kế đến trải nghiệm ngủ, Sodream không ngừng nỗ lực để tạo ra không gian thoải mái nhất, giúp mọi người có những giấc mơ ngọt ngào như mong đợi
Với sự kết hợp độc đáo của "So - Solution" và "Dream", gối ngủ thông minh Sodream là một lựa chọn thông minh cho những người muốn tìm giải pháp cho một giấc ngủ ngon và hiệu quả
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP
2.1 Nhận ra vấn đề/Thực trạng
Theo Báo Tuổi Trẻ, ước tính có đến 30-40% dân số gặp vấn đề về giấc ngủ Không chỉ người già khó ngủ, bạn trẻ hiện đại cũng rối loạn nhịp thức ngủ khi ngủ rất muộn và khó khăn khi dậy sớm, hoặc khó vào giấc ngủ, hay tỉnh dậy giữa đêm, khó ngủ lại…Cụ thể, các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người Việt Nam hiện nay bao gồm:
● Mất ngủ: Đây là vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng
37% ở người Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi từ 18-30 tuổi Mất ngủ được biểu hiện bởi các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm và không thể ngủ lại được, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của người bệnh
● Ngủ không sâu giấc: Đây là tình trạng người bệnh ngủ đủ thời gian nhưng vẫn
cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo vào ban ngày Tỷ lệ mắc bệnh ngủ không sâu giấc ở người Việt Nam khoảng 25%
● Rối loạn nhịp sinh học: Đây là tình trạng rối loạn thời gian ngủ và thức, khiến
người bệnh ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn nhịp sinh học ở người Việt Nam khoảng 5%
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ ở người Việt Nam hiện nay có thể
do nhiều yếu tố, bao gồm:
● Áp lực công việc, học tập: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề
về giấc ngủ ở người Việt Nam Áp lực công việc, học tập khiến người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo lắng, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Trang 11● Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
như thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, uống nhiều cà phê, rượu bia, cũng là những nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ
● Các bệnh lý mạn tính: Một số bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, hô hấp,
thần kinh, cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ
Bên cạnh đó, người ta áp dụng IoT (Internet of Things) ở hầu khắp các lĩnh vực: nông nghiệp, chăn nuôi, nhà ở, văn phòng … Và tất nhiên không thể bỏ qua những lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người Nhóm nhận thấy được thực trạng rằng ngày càng có nhiều người thiếu ngủ và chưa thực sự nhận thức về tầm quan trọng của thói quen ngủ lành mạnh Đây quả thực là một ngành công nghiệp vẫn còn sơ khai với giá trị mang lại khá cao mà chưa thực sự được khai thác mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam
2.2 Môi trường vĩ mô (PESTEL)
● Chính trị/Pháp luật
Về chính trị, Việt Nam hiện đang là một quốc gia có nền chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, giúp doanh nghiệp kinh doanh gối ngủ thông minh có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, công nghệ mới, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (Bộ Tài Chính, 2022)
Về pháp luật, ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao được quy định tại Điều 4 Luật Công nghệ cao 2008
● Kinh tế
Theo Beecost, tổng doanh thu thị trường chăn ga gối đệm Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử năm 2022 đã lên đến 50 triệu USD Số liệu này thể hiện tiềm năng rất lớn của thị trường giấc ngủ trong tương lai gần (Sức khoẻ và Đời sống, 2023)
Theo Tổng Cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập cao hơn, từ đó có khả năng chi tiêu cho các sản phẩm cao cấp như gối ngủ thông minh (Thư viện Pháp Luật, 2023)
Trang 12Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn như đơn hàng sụt giảm, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, rào cản trong những thể chế chính sách, lâm vào tình cảnh cạn kiệt nguồn vốn Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của Sodream (Báo Chính phủ, 2023)
● Văn hóa - Xã hội
Năm 2021, chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam đạt 78,49 điểm và xếp vị trí 62/165 các quốc gia, tăng 39 bậc so với năm 2020 Nhận thức của người dân về sức khỏe và tầm quan trọng của giấc ngủ đang ngày càng nâng cao Bên cạnh đó, xu
hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nói chung và sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ nói riêng
● Nhân khẩu học
Theo số liệu của Tạp chí Con Số Sự Kiện vào ngày 01/4/2021, cả nước có gần 27,2 triệu hộ dân cư, 10,5 triệu hộ sinh sống ở khu vực thành thị (chiếm 38,7%) và 16,7 triệu hộ ở khu vực nông thôn (chiếm 61,3%) Dựa trên dữ liệu này, có thể thấy quy mô thị trường cho việc kinh doanh gối ngủ thông minh tại Việt Nam là rất lớn, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới (Tạp chí Con số sự kiện, 2021)
Dân số hiện tại của Việt Nam là 100.012.983 người vào ngày 08/12/2023 theo
số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già” Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tăng thời gian sống khỏe mạnh tăng cao, và đó cũng chính là cơ hội cho Sodream ở phân khúc gối ngủ thông minh (UNFPA Việt Nam, 2023)
Tính chung 9 tháng năm 2023, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,0 triệu đồng, tăng 6,8%, tương ứng tăng 451 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng)
● Công nghệ
Đối với ngành chăn ga gối đệm nói chung và phân khúc gối ngủ thông minh nói riêng thì công nghệ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra những đổi mới là các kiến thức về kỹ thuật và công nghệ Năm 2023 mô hình tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) với Internet kết nối vạn vật (IoT) là xu hướng được nhiều doanh nghiệp sử dụng, thúc đẩy
Trang 13việc tích hợp các công nghệ vào trong một chiếc gối, giúp tạo ra các sản phẩm gối ngủ thông minh có chất lượng cao để giành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Sự phát triển của Internet và E-commerce: bên cạnh giao dịch truyền thống thì hiện nay người tiêu dùng đã có thể mua online tại website hoặc qua TMĐT, giúp
doanh nghiệp kinh doanh gối ngủ thông minh tiếp cận với khách hàng trên toàn quốc một cách dễ dàng hơn
2.3 Mô hình EFE
Bảng 1: Phân tích mô hình EFE
STT Các yếu tố bên ngoài Trọng số hạng Xếp Điểm của
4 GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, lạm
phát được kiểm soát ở mức phù hợp
0.08 3 0.24
5 Tổng doanh thu thị trường chăn ga gối đệm Việt Nam năm 2022 khá
cao
0.04 2 0.08
6 Trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn
0.1 1 0.1
7 Chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam đạt 78,49 điểm xếp vị trí
62/165 các quốc gia
0.1 4 0.4
8 Nhận thức của người dân về sức khỏe và tầm quan trọng của giấc
ngủ ngày càng nâng cao
Trang 1411 Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh
2.4 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
AI XIAOMI LERAVEN
Chế độ massage túi khí, chế độ ngủ lành mạnh, chườm ấm và hệ thống kiểm soát thông minh
tiềm ẩn Các sản phẩm gối từ các thương hiệu như Vua Nệm, Everon, Liên Á,
2.4.3 Nguồn cung ứng
Gối ngủ thông minh Sodream cần các nguồn cung ứng đầu vào như: vải sinh học Tencel, vải 3D để làm vỏ gối và ruột gối cao su non Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhà cung ứng cung cấp các nguyên liệu này nên sức mạnh của các nhà cung
Trang 15cấp đối với Sodream là tương đối thấp Các nhà cung cấp không có khả năng kiểm soát giá cả và chất lượng nguyên vật liệu
● Gối ngủ truyền thống: Gối ngủ truyền thống là sản phẩm phổ biến nhất
trên thị trường và có giá thành rẻ hơn so với gối ngủ thông minh Gối ngủ truyền thống có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng về một chiếc gối êm ái và thoải mái
● Ứng dụng di động và thiết bị giám sát giấc ngủ: Các ứng dụng và thiết
bị như đồng hồ thông minh hoặc thiết bị giám sát giấc ngủ có thể cung cấp một phương tiện thay thế cho việc theo dõi chất lượng giấc ngủ mà không cần thay đổi gối
2.5 Mô hình IFE
Bảng 3: Phân tích mô hình IFE
Điểm của trọng số
1 Nguồn cung ứng có sẵn trong nước 0.08 4 0.28
2 Xu hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ hỗ trợ sức khỏe 0.1 4 0.4
3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế 0.12 1 0.12
4 Ngách thị trường đầy tiềm năng 0.2 4 0.6
5 Áp lực cạnh tranh về giá 0.1 2 0.2
6 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh 0.08 2 0.16
7 Chi phí đầu tư, nghiên cứu công nghệ sản phẩm cao 0.13 2 0.18
8 Chưa có thị phần cao tại thị trường 0.07 1 0.07
9 Tích hợp nhiều công nghệ vào trong 1 sản phẩm 0.12 4 0.4
Trang 16Tổng cộng 1 2.9 Nhận xét:
Với tổng số điểm là 2.9 > 2.5, Sodream được đánh giá là một sản phẩm có nhu cầu tiềm năng lớn nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi gia nhập thị trường Do đó, thương hiệu sẽ cân nhắc các chiến lược như định giá sản phẩm hợp lý, tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu mạnh và tìm kiếm các đối tác phân phối để mở rộng thị trường
S2: Tiên phong kinh doanh trong lĩnh
vực gối ngủ thông minh tại Việt Nam
S3: Giá cá cạnh tranh với thương hiệu
gối ngủ thông minh trên thị trường
ĐIỂM YẾU
W1: Ngân sách hạn hẹp W2: Nhân lực còn hạn chế W3: Độ nhận diện thương hiệu chưa cao
CƠ HỘI
O1: Thị trường ít cạnh tranh
O2: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến các sản phẩm công nghệ hỗ trợ giấc
ngủ
O3: Việt Nam có nhiều chính sách
khuyến khích phát triển công nghệ
O4: Thị trường đầy tiềm năng, tốc độ
tăng trưởng ấn tượng
THÁCH THỨC
T1: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp mạnh T2: Gối ngủ thông minh còn lạ lẫm với người Việt
T3: Quá trình tiếp cận đến đối tượng mục tiêu khá khó khăn
2.7 Ma trận TOWS
Bảng 5: Ma trận TOWS của Sodream
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Trang 17Cơ hội (O) Chiến lược S2 + O2: Chiến
lược tấn công
Dẫn đầu thị trường gối ngủ thông minh tại Việt Nam với các chiến lược marketing và
kinh doanh hiệu quả
Chiến lược W3 + O2: Chiến lược cải thiện
Tăng độ nhận diện cho thương hiệu Sodream và quảng bá sản phẩm bằng các hoạt động truyền
thông
Thách thức (T) Chiến lược S1 + S3 + T1:
Chiến lược bảo vệ
Thực thi chiến lược khác biệt hóa để nâng cao thị phần, nâng cao vị thế so với các đối
Mục tiêu
kinh doanh
Sản lượng bán ra đạt được 25000 sản phẩm, doanh thu dự kiến đạt 39,75 tỷ
Sản lượng bán ra đạt được 45000 sản phẩm, doanh thu dự kiến đạt 71,55 tỷ
Bảng 7: Xác định mục tiêu theo mô hình SMART
MỤC TIÊU KINH DOANH GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2
Trang 18Sản lượng bán ra 25000 SP, doanh thu
dự kiến đạt 39,75 tỷ
Sản lượng bán ra đạt được 45000 sản phẩm, doanh thu dự kiến đạt 71,55 tỷ
phẩm dành cho người có vấn đề về giấc
ngủ và hỗ trợ cải thiện sức khỏe
T - Time-bound (Thời hạn): 6 tháng
(từ 01/04/2024 - 30/09/2024)
S - Specific (Cụ thể): Đạt sản lượng bán
ra 45000 và doanh thu 71,55 tỷ
M - Measurable (Đo lường): dựa vào
thị phần gối thông minh trên thị trường hiện tại
A - Achievable (Khả thi): 45000 sản
phẩm bán ra trong vòng 6 tháng là con số không quá khó để đạt được
S - Specific (Cụ thể): Tăng tần suất
mua hàng lên 60% ở giai đoạn giới
thiệu
M - Measurable (Đo lường): dựa vào
kết quả dự kiến của chiến lược truyền
thông
A - Achievable (Khả thi): 60% là con
số vừa phải với những nỗ lực
marketing
R - Relevant (Phù hợp thực tế): Sản
phẩm tạo ra được giá trị có lợi và đáp
ứng nhu cầu kỳ vọng của khách hàng
T - Time-bound (Thời hạn): 6 tháng
(từ 01/04/2024 - 30/09/2024)
S - Specific (Cụ thể): Tăng thị phần lên
70% trong phân khúc gối thông minh
M - Measurable (Đo lường): dựa vào thị
phần gối thông minh trên thị trường hiện tại (chỉ có 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Xiaomi Leraven)
A - Achievable (Khả thi): 70% là một
con số có thể đạt được trong nguồn lực của thương hiệu và các hoạt động marketing
Trang 193.2 Xác định mục tiêu cho 3 năm tiếp theo
Bảng 8: Mục tiêu 3 năm tiếp theo
Mục tiêu Năm 2 Năm 3 Năm 4
Mục tiêu
kinh
doanh
Sản lượng bán ra 120.000 SP, Doanh thu dự kiến đạt 190,8
tỷ
Sản lượng bán ra 240.000 SP, Doanh thu
dự kiến đạt 381,6 tỷ
Sản lượng bán ra 430.000 SP, Doanh thu
dự kiến đạt 683,7 tỷ
Mục tiêu
marketing
Đứng đầu thị trường gối ngủ thông minh tại Việt Nam
Tăng 8% thị phần trong ngành chăn ga gối đệm
Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, tăng tỷ lệ mua lại lên 40%
IV CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG VÀ CẠNH TRANH
4.1 Chiến lược STP
4.1.1 Phân khúc thị trường
Bảng 9: Phân khúc thị trường
Nhân khẩu học
Độ tuổi 18 - 29 tuổi 30 - 55 tuổi Trên 55 tuổi
Nghề nghiệp Sinh viên, người
đã đi làm
Người đã đi làm lâu năm
Người sắp nghỉ hưu và đã nghỉ hưu
Thu nhập Trung bình, khá Khá, cao Trung bình, khá
chóng, tiện lợi
Quan tâm đến cộng đồng và môi trường
Bắt đầu chăm sóc cho sức khỏe
Quan tâm đến môi trường và cộng đồng
Quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là vấn đề về giấc ngủ
các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe
Mua sắm qua các kênh online và website
Bắt đầu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ: 1- 2 lần/ tuần
Kết hợp mua sắm online và trực tiếp
Sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường xuyên: 2-3 lần/ tuần
Thích mua sắm tại cửa hàng, trung tâm thương mại
Trang 204.1.2 Thị trường mục tiêu
Sau khi phân tích thị trường, Sodream quyết định lựa chọn phân khúc II và III làm thị trường mục tiêu cho thương hiệu mình Vì đây là thị trường phù hợp nhất với thương hiệu, các khách hàng đều là người có thu nhập từ trung bình - cao và có tâm lý quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ
4.1.3 Định vị
Sodream định vị mình dựa vào hai trục tính năng và giá so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vì đây là hai yếu tố được khách hàng quan tâm nhất Với việc định vị tính năng sẽ ngang bằng với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Xiaomi nhưng giá
có phần thấp hơn sẽ giúp Sodream cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường
Hình 1: Bản đồ định vị của thương hiệu Sodream