P H Ạ M T H A N H Q U A N G BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM THANH QUANG L Ý L U Ậ N V À P H Ư Ơ N G P H Á P D Ạ Y H Ọ C X¢Y DùNG CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O THEO MODULE NGµNH §IÖN[.]
Trang 1KINH TÕ - Kü THUËT VINATEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
- PHẠM THANH QUANG
X¢Y DùNG CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O THEO MODULE
NGµNH §IÖN Tö C¤NG NGHIÖP T¹I TR¦êNG CAO §¼NG NGHÒ
KINH TÕ - Kü THUËT VINATEX
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SPKT KỸ THUẬT ĐIỆN -
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS TS TRẦN VIỆT DŨNG
Hà Nội - 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học, Khoa sư phạm kỹ Thuật Trường Đại học Bách K- hoa Hà Nội Trường Cao đẳng nghề K h tế Kỹ ; inthuật VINATEX đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Đặc biệt , với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin cảm ơn Phó Giáo sư Tiến , sĩ
Trần Việt Dũng Trưởng khoa khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, người trực tiếp hướng dẫn tác giả làm luận văn
Và tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Thanh Nhu , các thầy
cô giáo Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thiện luận văn
Xin cảm ơn các cán bộ và giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX các bạn học viên của lớp Cao học sư phạm kỹ thuật khóa 2010 –
2012 đã cung cấp thêm tư liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình làm luận văn
Mặc dù tác giả đã cố gắng , song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp các bạn đọc quan tâm đến đề tài của luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn /
Nam Định,ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Phạm Thanh Quang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ: “ Xây dựng chương trình đào tạo theo Module ngành
Điện tử công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX ”
được hoàn thành bởi tác giả: Phạm Thanh Quang, học viên Cao học khóa 2010A Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn
cụ thể Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin truyền thông nào
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên
Nam Định, ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Quang
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Danh mục các phòng thực hành 42
Bảng 2.3 : Bảng phân phối thời gian Hệ Cao đẳng nghề 44
Bảng 2.4 Danh mục môn học và phân bổ thời gian 44
Bảng 2.5 Cấu trúc chương trình ngành điện tử công nghiệp 57
Bảng 2.6 Khung các Module kỹ năng ngành điện tử công nghiệp 60
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực học tập và tình
huống học tập
14
Hình 1.3 Mô hình phát triển chương trình 23
Hình 1.4 Cấu trúc của Module đào tạo 23
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc Module đào tạo 24
Hình 1.6 Kiểu chương trình đào tạo theo cấu trúc môn học 25
Hình 1.8 Mô hình kiểu chương trình đào tạo kết hợp 28 Hình 1.9 Mối quan hệ giữa các thành phần của CTM 31
Hình 1.10 Các giai đoạn xây dựng chương trình đào tạo 31
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex 41-
Trang 8MỞ ĐẦU
1.ULý do nghiên cứu đề tài
Định hướng Nghị quyết trong kỳ họp thứ 6 của Quốc Hội về giáo dục khóa
XI đã đề ra : “ Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức đào tạo
… đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế, chú trọng vào nhiệm vụ đào tạo nhân lực có trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài ”
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, trước sự phát triển mạnh
mẽ không ngừng của nền khoa học thế giới, với xu thế và nhịp độ phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển đó
Với yêu cầu ngày càng ao về mặt số lượng cũng như chất lượng đối với cnguồn nhân lực của thị trường lao động, thì các trường dạy nghề trong cả nước cần
có những điều chỉnh để làm sao cho chương trình đào tạo của mình mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng chuyển đổi, có thể học suốt đời …
Những vấn đề trên gắn liền với một quan điểm mới trong đào tạo, đó chính là dạy học theo năng lực thực hiện (NLTH) Cách tổ chức quá trình đào tạo dựa trên NLTH thể hiện một phương thức đào tạo mang tính hiện đại, mềm dẻo, linh hoạt, đào tạo theo kiểu tích lũy dần kiến thức Các kiến thức được bố trí thành các giai đoạn có tính cơ bản, phân thành các Module và có thể lắp ghép được với nhau Học đến đâu người học được công nhận trình độ đến đó theo cơ chế đánh giá đủ tin cậy Những ưu việt của đào tạo theo Module đã được các nhà đào tạo trên thế giới khai thác trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, các đối tượng và đã mang lại nhiều kết quả cao
Là một giáo viên đã, đang tham gia vào giảng dạy (lý thuyết, thực hành, tích hợp) và quản lý đào tạo tại rường Cao đẳng nghề Kinh tế T Kỹ thuật VINATEX , tác giả nhận thấy chương trình đào tạo của trường phần lớn đang áp dụng là theo kiểu truyền thống đào tạo theo niên chế Với một kế hoạch đào tạo cứng nhắc, chương - trình đào tạo hiện nay của nhà trường đã trở nên kém linh hoạt và kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vì thế tác giả đã nghiên cứu đề tài : Xây dựng “
Trang 9chương trình đào tạo theo Module ngành Điện Tử Công Nghiệp tại Trường Cao Đẳng nghề Kinh tế ỹ thuậK t VINATEX”
2 Mục đích nghiên cứu
Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện Tử Công Nghiệp tại Trường Cao Đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3 Giả thuyết khoa học
TNếu ngành Điện ử Công Nghiệp thực hiện chương trình đào tạo theo Module sẽ giúp người học có thể cá nhân hóa việc học tập, hình thành động cơ, hứng thú học tập, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dạy học
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình đào tạo ngành Điện Tử Công Nghiệp tại Trường Cao Đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng chương trình đào tạo theo Module
ở một số học phần điển hình trong ngành Điện Tử Công Nghiệp
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc xây dựng chương trình đào tạo theo Module
- Đánh giá thực trạng chương trình dạy học của Trường Cao đẳng nghề Kinh
tế Kỹ thuật VINATEX
- Xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện Tử Công Nghiệp tại Trường Cao Đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu sách, tài liệu, các văn bản pháp quy có liên quan đến đề tài, trên
cơ sở đó phân tích , tổng hợp, khái quát cơ sở lý luận và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan để có các căn cứ liệu giải quyết các vấn đề lý luận mà đề tài đặt ra
Trang 106.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp chuyên gia : tổ chức khảo sát, trao đổi lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm trong thực tiễn đào tạo, sản xuất, ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình
7 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận việc xây dựng chương trình đào tạo theo Module
Chương 2 : Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo tạ Trường Cao đẳng nghề i
Kinh tế Kỹ thuật VINATEX Chương 3 : Xây dựng chương trình đào tạo theo Module cho ngành Điện tử công
nghiệp
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
MODULE
ĐÀO TẠO THEO
1.1 Dạy học theo năng lực thực hiện (NLTH)
1.1.1 Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
a) Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo
Trong thực tế, khi nói đến mục tiêu đào tạo cần đề cập đến trình độ kiến thức,
kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của thực tế sử dụng mà người tốt nghiệp phải đạt được tức là phải đề cập đến và dựa vào tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo Như vậy là cần phải xác định được cơ cấu mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực ở những chỗ làm việc khác nhau nhưng mang tính điển hình, đại diện cũng như yêu cầu phát triển con người toàn diện, bền vững trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội.-
Việc đổi mới cơ cấu mục tiêu đào tạo hay cơ cấu trình độ đào tạo cần vừa đào tạo trên diện rộng, đáp ứng công nghệ thấp nhằm mục tiêu phổ cập nghề, vừa đào tạo mũi nhọn, đáp ứng công nghệ cao, cung cấp nguồn nhân lực thích hợp cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH HĐH), trong điều kiện kinh tế thị - -trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, những thay đổi của tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội cũng như đòi hỏi của nền kinh tế trí thức đang dần hình thành … đòi hỏi người công nhân, nhân viên kỹ thuật, cử nhân kỹ thuật cần được đào tạo ở trình độ cao hơn cả về lý thuyết và đặc biệt là thực hành so với trình độ đào tạo hiện nay Ở một số ngành nghề có tính chất kỹ thuật hoặc công nghệ ngày càng đòi hỏi sự phân hóa mục tiêu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên trung cấp cử nhân kỹ thuật hiện nay theo hai hướng nhân lực kỹ thuật thực hành (kỹ nghệ thực hành) như sau :
- Hoặc phải là nhân lực kỹ thuật thực hành trình độ “công nhân lành nghề ”,
Trang 12không những có khả năng trực tiếp vận hành và sản xuất một cách độc lập mà còn
có khả năng kiểm tra, hướng dẫn giám sát người khác trong một số công việc có độ phức tạp trung bình
- Hoặc phải là nhân lực kỹ thuật thực hành “trình độ cao” với những khả năng mới cao hơn như : khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định về kỹ thuật, các giải pháp xử lý sự cố, tình huống có độ phức tạp tương đối cao trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng giám sát và phần nào quản lý, lãnh đạo như một “ thợ cả” hay một
kỹ thuật viên cấp cao
Bất luận ở cấp trình độ đào tạo nào, ở ngành nghề nào, ngày nay chúng ta đều cần đặc biệt nhấn mạnh những giá trị và thái độ ưu tiên cần có ở người lao động, chúng phải được thể hiện rõ trong mục tiêu đào tạo Đó là giá trị và thái độ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động …
b) Đổi mới nội dung chương trình đào tạo
Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong đào tạo nghề phải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu như :
- Nội dung chương trình phải phù hợp với nhu cầu thị trường lao động về
ngành nghề và các cấp trình độ khác nhau
- Cấu trúc của các chương trình phải được thiết kế liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo để đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt , tạo điều kiện cho người lao động có thể học suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp
- Nội dung chương trình cần được xây dựng theo hướng tiếp cận “ năng lực thực hiện ” và dựa vào tiêu chuẩn về kiến thức kỹ năng thái độ của các hoạt động lao động nghề nghiệp được xác định rõ ràng để đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện, đồng thời đảm bảo khả năng hành nghề của người học sau khi tốt nghiệp
Như vậy, định hướng xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề theo Module trong tiếp cận “đào tạo theo năng lực thực hiện” là một định hướng đúng đắn Định hướng này phù hợp với xu hướng chung trong việc phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay
Trang 131.1.2 Đào tạo dựa trên NLTH
a) Các khái niệm
- Năng lực thực hiện (Competency)
Năng lực thực hiện (NLTH) là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong ngành, nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm
vụ, công việc đó NLTH là các kỹ năng, kiến thức, thái độ đòi hỏi đối với một người
để thực hiện hoạt động có kết quả ở một công việc hay một ngành, nghề
- Đào tạo dựa trên NLTH
Đào tạo dựa trên NLTH là phương thức đào tạo dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một ngành, nghề và đào tạo theo tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào thời gian như trong đào tạo truyền thống (xem [2],[3])
b) Đặc điểm của đào tạo dựa trên NLTH
- Định hướng đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo theo NLTH là định hướng và chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình đào tạo, điều đó có nghĩa là: từng người học có thể làm được cái gì trong một tình huống lao động nhất định
theo tiêu chuẩn đề ra
Trong đào tạo dựa trên NLTH :
- Có khả năng làm được việc gì (điều này có liên quan tới nội dung đào tạo)
- Có thể làm được việc đó tốt như mong đợi (điều này
có liên quan kết quả học tập của người học dựa vào tiêu chuẩn ngành, nghề)
Người có
Năng lực
thực hiện
Trang 14Như vậy, mỗi người sẽ nắm vững và làm được cái gì đó sau một thời gian học dài hay ngắn là tùy thuộc vào khả năng và nhịp độ học tập của người đó Người học thực sự được coi là trung tâm, do vậy họ có cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động của mình
- Mối quan hệ của các mục tiêu
Để xác định được các NLTH , người ta phải tiến hành phân tích ngành học và công việc trong thực tế nghề nghiệp
Giữa khu vực lao động và khu vực đào tạo nhân lực cho lao động có sự phân biệt về mục đích và các mục tiêu của chúng
Người học phải thực hiện được mục tiêu của một ngành học nào đó, nghĩa là phải tạo ra được những sản phẩm cho xã hội Muốn vậy, người học phải có những
kỹ năng, kiến thức và thái độ tương ứng ở trình độ theo yêu cầu đặt ra
Đào tạo có mục tiêu hình thành những kỹ năng, kiến thức và thái độ cho người học để sau khi học xong họ có thể thực hiện được các hoạt động lao động tạo
ra sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội
Tuy nhiên, mục tiêu của hai khu vực đó lại có quan hệ chặt chẽ với nhau Để đạt được mục tiêu ấy, việc phát triển đào tạo dựa trên NLTH đã tiếp cận từ hai phía với các mục tiêu của các hoạt động hay thành phần tương ứng nhau ở hai khu vực (Hình 1.1 )
NLTH thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa lĩnh vực hoạt động trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, trong xã hội với mục tiêu và nội dung đào tạo ( Hình 1.2)
Trang 15KHU VỰC LAO ĐỘNG KHU VỰC ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG
CÁC LỚP HỌC SINH - SINH VIÊN
Mục đích của đào tạo nghề
Nhằm cung cấp cơ hội cho người học hình thành các kỹ năng, kiến thức, thái độ để bắt đầu làm việc hoạc có trước khi làm việc
Mục đích của một nghề, việc
Mục tiêu thực hiện cuối cùng
NLTH
Kiến thức
Thái
độ
Hoạt động Điều kiện
Tiêu chuẩn
Cho trước cái gì
Ở đâu Khi nào
Tiêu chuẩn Tốc độ
Sự chính xác Chất lượng
Trang 16Lĩnh vực hoạt động là những nhiệm vụ phức hợp thống nhất với những tình huống hoạt động có ý nghĩa về mặt nghề nghiệp cũng như về mặt cuộc sống và xã hội Nghề nghiệp công việc ( , )
Lĩnh vực học tập là lĩnh vực hoạt động được gia công sư phạm ,
diễn ra thông qua các tình huống học tập theo định hướng hoạt
động bằng các giờ học cụ thể các Module đào tạo ( )
Tình huống học tập là cụ thể hoá của lĩnh vực học tập Có thể coi đây là những nội dung đào tạo cụ thể Đơn nguyên học tập ( )
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực học tập và tình huống học tập
c) Các thành phần của hệ thống dạy học dựa trên NLTH
Hệ thống này bao gồm hai thành phần chủ yếu :
- Đặc điểm của các NLTH mà người học sẽ tiếp thu trong quá trình dạy học
+ Các NLTH được xác định từ việc phân tích ngành học một cách chính xác và đầy đủ
Phương pháp có hiệu quả và được chú ý hơn cả là phương pháp DACUM do một Tiểu ban hay Hội đồng gồm những người đang dạy thành thạo trong thực tế và những người quản lý trực tiếp của họ tiến hành
Trang 17+ Các NLTH được trình bày dưới dạng các công việc thực hành mà những người dạy thực tế phải làm hoặc dưới dạng các hành vi về mặt nhận thức và về thái
độ, tình cảm liên quan đến ngành học
+ Các NLTH được công bố cho người học biết trước khi vào học
- Yêu cầu thiết kế việc dạy và học cách NLTH
+ Các tài liệu dạy học thích hợp với các NLTH Kiến thức lý thuyết được dạy ở mức độ cần thiết đủ hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển các NLTH
+ Mỗi người học phải liên tục có được các thông tin phản hồi cụ thể về sự phát triển NLTH của mình
+ Người học phải có đủ điều kiện học tập cần thiết, đặc biệt là điều kiện thực hành
+ Người học có thể học hết chương trình của mình ở các mức độ, kết quả khác nhau
Việc đánh giá trong đào tạo dựa trên NLTH theo tiêu chí Nó đo sự thực hiện của một người hay nó xác định thành tích của người ấy trong mối liên hệ với các tiêu chí, tiêu chuẩn chứ không có liên hệ, so sánh gì với thực hiện của người khác Các tiêu chí đánh giá NLTH có thể được xác định từ các tiêu chuẩn NLTH (Kỹ năng) quốc gia, địa phương, xí nghiệp và một số quy định tiêu chuẩn khác
Sự nắm vững các NLTH được đánh giá theo các quan điểm sau :
- Người học phải thực hành các công việc giống như yêu cầu của người thầy đặt ra
Trang 18- Đánh giá riêng rẽ từng người học khi hoàn thành công việc và nắm vững một hay một nhóm các NLTH
- Kiến thức liên quan và thái độ cần có đều là những bộ phận cấu thành trong việc đánh giá NLTH
- Các tiêu chuẩn dùng trong đánh giá là những tiêu chuẩn ở mức tối thiểu đảm bảo sau khi học xong thì người học có thể bước vào làm việc được chứ không phải là đem so sánh với những người học khác
- Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá được công bố cho người học biết trước khi kiểm tra, thi cử
d) Chương trình dạy học theo NLTH
Trong dạy theo năng lực thực hiện, việc xây dựng chương trình đào tạo cần chú ý tới một số vấn đề mặt tổ chức, quản lý sau :
- Việc hoàn thành chương trình là dựa trên sự nắm vững tất cả các NLTH đã xác định trong chương trình khung
- Yêu cầu về số giờ học không đặt ra thành các chỉ tiêu cho việc hoàn thành chương trình, người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình, không phụ thuộc vào người khác Vì vậy người học có thể vào học và kết thúc việc học ở các thời điểm khác nhau
- Hồ sơ học tập của từng người học được ghi chép, lưu trữ và chúng phản ánh kết quả, thành tích của họ ở một thời điểm ấn định nào đó Người học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình không cần học lại những NLTH đã nắm vững nhờ có hệ thống các tín chỉ đã được cấp
- Sự phân loại của người học phản ánh mức độ đạt nắm vững các NLTH
- Để phát huy những ưu điểm của chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện thì chương trình đào tạo được chú trọng và định hướng chương trình đào tạo theo Module (xem [3], [7])
1.2 Tổng quan về chương trình đào tạo theo Module (CTM)
1.2.1 Một số thuật ngữ về chương trình đào tạo (CTĐT)
a) Chương trình đào tạo :
Trang 19Chương trình đào tạo là mối quan hệ cơ bản của việc ấn định mục tiêu học tập và ấn định tổ chức quá trình học tập
Ví dụ : Để có được năng lực hoàn thành một phần việc trọn vẹn “Quản lý hồ sơ” trong nghề thư ký văn phòng, người học cần phải thực hiện được bốn công việc sau :
1 Thu thập hồ sơ
2 Phân loại
3 Lưu trữ
4 Tìm kiếm
Theo đó , Chương trình đào tạo bao gồm:
- Mục tiêu đào tạo ( trình độ đào tạo cần hướng tới )
- Nội dung đào tạo (đối tượng lĩnh hội mà mục tiêu đặt ra )
- Phương pháp đào tạo ( phương tiện và cách thức để đạt được mục tiêu )
- Tổ chức đào tạo ( kế hoạch thực hiện )
- Đánh giá ( kiểm tra kết quả dạy và học )
b) Chương trình giáo dục
Theo Nghị định 43 CP thì “ Chương trình giáo dục là văn bản cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, quy định phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và toàn bộ bậc học, cấp học , trình độ đào tạo” c) Chương trình dạy nghề
Theo quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức chương trình dạy nghề thì “Chương trình dạy nghề quy định mục tiêu, kế hoạch, nội dung các hoạt động nghề”
Chương trình dạy nghề bao gồm :
- Mục tiêu đào tạo theo từng trình độ đào tạo
- Kế hoạch đào tạo
- Chương trình môn học hoặc Module đào tạo
- Kế hoạch hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa
d) Chương trình giảng dạy
Theo cách truyền thống thì chương trình giảng dạy như chương trình đào tạo,
Trang 20nhưng ngày nay khoa học giáo dục hiện đại không dùng cụm từ chương trình giảng dạy thay thế cho chương trình đào tạo bởi vì cụm từ này với hàm ý chỉ dành cho người dạy mà không chú ý đến người học, cho nên chương trình giảng dạy hiểu theo đúng nghĩa là một phần của chương trình đào tạo
e) Kế hoạch đào tạo
Bao gồm kế hoạch giảng dạy và kế hoạch học tập :
- Kế hoạch giảng dạy: là một bảng danh mục phân phối thời gian toàn bộ khóa học, các môn học và quy định kiểm tra nội dung học Nó là một phần của chương trình đào tạo, dành cho người dạy
- Kế hoạch học tập: là bảng phân phối thời gian, tiến độ thực hiện, quy định giáo viên giảng, giáo viên hướng dẫn Xê mi na (Seminar), địa điểm học cho các môn học của từng thời kỳ dành cho người học
f ) Chương trình môn học
Chương trình môn học là văn bản quy định mục tiêu, nội dung, phân phối thời gian đến từng học trình, từng bài học, nhằm hướng dẫn người dạy thực hiện đúng tiến độ môn học, bài học và nội dung cơ bản cần có của môn học
Vì vậy, có thể khái niệm chương trình đào tạo như sau :
Chương trình đào tạo là toàn bộ việc kế hoạch hóa quá trình đào tạo, từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cho đến các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ( Xem [4], [5], [6])
1.2.2 Modu đào tạole :
a) Khái niệm về Module
Từ xa xưa, Module có xuất xứ từ thuật ngữ La tinh “Moduleus”, với nghĩa là
“thước đo” chủ yếu được dùng trong xây dựng và để chỉ các bộ phận xây dựng được tiêu chuẩn hóa Cho đến giữa thế kỷ 20, khái niệm Module mới được truyền tải sang lĩnh vực kỹ thuật Nó được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có các chức năng riêng biệt và có mối liên hệ lẫn nhau, không nhất thiết phải hoạt động độc lập Sau này, người ta đã chuyển khái niệm Module kỹ thuật sang khái niệm Module trong đào tạo, với việc khai thác các tính chất đặc trưng của nó
Trang 21Tùy theo mục đích và cách tiếp cận, đào tạo, đã có nhiều cách quan niệm và định nghĩa về Module dạy học (hoặc Module đào tạo)
Khái niệm Module được hiểu như là một đơn vị độc lập, tự bản thân nó đã hoàn thiện, những đơn vị này có thể để dùng thêm vào những đơn vị khác để nhằm hướng tới thành công của một nhiệm vụ lớn hơn hoặc lâu dài hơn
“ Module là một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố (Aspeets) của các môn học lý thuyết (Academic disciplines) các kỹ năng (Skills) và các kiến thức liên quan (Related Knowledge) để tạo ra một năng lực chuyên môn”
“ Mỗi một Module là một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn Vì vậy, nhờ những điều kiện cơ bản của mỗi Module tương ứng với một khả năng tìm việc Điều
đó có nghĩa là việc kết thúc một cách thành công trong việc học tập Module này tạo
ra những kỹ năng tối thiếu cần thiết cho tìm việc làm Đồng thời mỗi Module có thể hình thành một bộ phận nhỏ của chuyên môn của một thợ lành nghề ”
Các Module đào tạo có thể được người học lựa chọn một cách tự do hoặc được định hướng, có thể được ghép nối với nhau theo cách thức tích lũy kiến thức,
kỹ năng nhằm đạt được các trình độ khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cá nhân người học và yêu cầu xã hội
Trong cấu trúc nội dung đào tạo nghề theo Module kỹ năng hành nghề (MKH), để thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập cũng như để có khả năng dùng chung một số kiến thức, kỹ năng nghề cho nhiều nghề đào tạo khác nhau, mỗi MKH được chia thành nhiều Module tương ứng với công việc hợp thành Module kỹ năng hành nghề đó Với cấu trúc vậy, “ Module là một phần của MKH, được phân chia một cách logic theo từng công việc hợp thành của nghề nào đó, có mở đầu và kết thúc rõ ràng ”
Vài nét về tình hình đào tạo nghề theo Module trên thế giới và trong nước
Những thế mạnh của đào tạo nghề theo Module đã được nhiều cơ sở đào tạo nghề trên thới giới khai thác từ lâu
Ở Mỹ, vào những năm 20 của thế kỷ XX đã tiến hành đào tạo nghề cho công nhân để làm việc trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, công nhân được đào
Trang 22tạo cấp tốc trong các khoá học chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày Nếu khi cần thay đổi việc làm trong một dây uyền sản xuất mới, người công nhân phải qua khoá chđào tạo ngắn hạn khác
Ở Pháp, từ sau thế chiến thứ II đào tạo nghề cho công nhân theo Module cũng được áp dụng và được coi là một trong những giải pháp nhằm giải quyết công
ăn việc làm cho công nhân buộc phải kiếm việc làm trong các lĩnh vực khác
Ở Úc, đào tạo nghề theo Module được áp dụng rộng rãi từ năm 1975, đặc biệt trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và nâng cao
Ở Thụy Điển, từ những năm 50 việc đào tạo nghề theo Module đã được triển khai, ban đầu áp dụng đào tạo cho các công nhân khai thác gỗ, ngày nay phương thức này được áp dụng rộng rãi với rất nhiều lĩnh vực nghề khác nhau
Có thể nói, ở một số nước Đông Âu cũng đã áp dụng và duy trì phương thức đào tạo nghề theo Module từ những năm 70 của thế ký XX
Ở châu Á một số nước cũng đã và đang áp dụng phương thức đào tạo nghề theo Module như : Triều Tiên, Thái Lan, Philippin
Ở Việt Nam, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của UNESSCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo Module ở một số nước (xem [2], [4], [10])
b) Các quan điểm về Module
Tuy có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu về Module, song cũng thống nhất ở
ba quan điểm sau :
- Module được hiểu là những phần trình độ được đào tạo ngắn hạn, khép kín
và kiểm tra đánh giá được Trình độ tổng thể được phân ra thành các Module, học xong mỗi Module đều được kiểm tra và cấp văn bằng chứng chỉ Người học học đến đâu có thể sử dụng ngay đến đó, không cần phải tổ chức thi tốt nghiệp
Quan điểm này bị phê phán là dễ dẫn đến phát triển con người một cách phiến diện Về phương diện quản lý cần có những quy định chặt chẽ trong việc kiểm tra đánh giá xác nhận kết quả các Module tạo thành trình độ
Trang 23- Module được hiểu là những phần trình độ có thể được đánh giá xác nhận Nhưng các Module thành phần đó luôn là một bộ phận của trình độ nghề tổng thể Việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận kết quả theo các Module đơn lẻ không thay cho kỳ thi tốt nghiệp
Quan điểm này phù hợp với ý tưởng đào tạo theo Module đối với hệ chính quy dài hạn, nhưng không hạn chế áp dụng cho đào tạo ngắn hạn
- Module được hiểu thuần túy là đơn vị học tập (học phần) Nội dung đào tạo được chia nhỏ theo mục tiêu đào tạo thành phần được thực hiện bằng phương pháp dạy học theo dự án và hình thức tổ chức đào tạo cuốn chiếu theo môn học
Tuy có những quan điểm khác nhau về Module, nhưng đều thống nhất ở chỗ : Module là những phần trình độ xác định, được kiểm tra, đánh giá, xác nhận Đào tạo theo Module mang tính mềm dẻo, linh hoạt Nó cho phép thích ứng liên tục với chương trình nhằm đảm bảo sự phù hợp của nó với nhu cầu của thị trường lao động Đào tạo theo Module vừa mang tính độc lập tương đối vừa mang tính liên thông đảm bảo nguyên lý tích lũy trình độ Vì vậy giúp người học hoàn thiện trình độ ở mức tổng thể cao hơn Module có thể ảnh hưởng tới việc tổ chức, kết cấu của quá trình đào tạo Nó được thực hiện bởi thứ tự các giờ học dưới hình thức giờ học định hướng vấn đề, giờ học dự án
Ngoài ra, Module mang tính chất trọn vẹn, tích hợp, tự hoàn thiện và có thể lắp ghép phát triển
c) Đặc điểm của Module
Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều khái niệm và quan điểm về Module, tuy nhiên chúng có những đặc điểm chung, thống nhất :
- Tính trọn vẹn
Tính trọn vẹn thể hiện bản chất của Module đào tạo, nó không những chỉ ra bản chất của Module mà còn giúp các nhà thiết kế đưa ra được kích thước của Module đào tạo Kích thước lớn hay nhỏ của Module phụ thuộc vào nội dung cần thiết nhằm tạo ra một khả năng thực hiện thành công trọn vẹn công việc
- Tính tích hợp
Trang 24Tính tích hợp được thực hiện theo những con đường khác nhau Tính tích hợp giữa các ngành, bộ môn khoa học, tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và tích hợp các phương pháp truyền tải nội dung Nhờ tích hợp mà Module trở nên trọn vẹn
Tính tích hợp nhằm giúp các nhà thiết kế nhận diện được mức độ và cách thức tích hợp của Module đào tạo
- Cá nhân hóa người học
Đặc điểm này còn được sử dụng dưới thuật ngữ “theo nhịp độ người học - self pacing”, thể hiện sự đáp ứng các điều kiện cá nhân người học về trình độ lứa tuổi, thời gian Việc cá nhân hóa bao giờ cũng gắn với thực tế của người học, đảm bảo để người học đạt được mục đích yêu cầu đặt ra, mặt khác khuyến khích khai thác những tiềm năng phát triển ở người học đến mức tối đa Điều này cho phép tạo
ra chương trình mềm dẻo, dễ dàng với việc tổ chức đào tạo theo lớp, nhóm hoặc cá nhân Đồng thời người học có thể xuất phát từ năng lực có để tiếp thu các Module đào tạo theo nhịp độ khác nhau, thời lượng khác nhau
- Đánh giá liên tục và hiệu quả
Đánh giá trong đào tạo theo Module không nhằm đánh trượt người học, nó theo nhịp độ của người học và chủ yếu do người học tự kiểm tra đánh giá mình Việc kiểm tra đánh giá này được xây dựng trên nguyên tắc là: các kết quả đánh giá phải theo những chuẩn thực hiện về kỹ năng và có thể mô tả, đo đếm quan sát được.d) Cấu trúc của một Moduleđào tạo
Tiếp cận hệ thống đối với đào tạo nói chung đều cho thấy quá trình phát triển
và thực hiện chương trình đào tạo có mối quan hệ khăng khít với quá trình phân tích thế giới lao động và công việc (đầu vào) và với quá trình đánh giá và xác nhận kết quả đào tạo đối với người tốt nghiệp (đầu ra) Những thông tin phản hồi về sự phù hợp của lực lượng lao động (người tốt nghiệp), về sự đáp ứng với các mục tiêu kinh
tế, xã hội … sẽ giúp cho các nhà đào tạo có những điều chỉnh kịp thời trong việc phát triển và thực hiện cho chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Điều đó được sơ đồ hóa đơn giản bằng :
Trang 25Hình 1.3 Mô hình phát triển chương trình
Mô hình phát triển chương trình này đã ảnh hưởng mạnh đến mô hình cấu trúc của Module đào tạo Mỗi một Module bao gồm nhiều thành phần từ mục tiêu, nội dung đến cách thức thực hiện trong quá trình đào tạo Các thành phần trong cấu trúc có quan hệ chặt chẽ và cũng được điều khiển bằng các thông tin phản hồi Có thể tóm tắt cấu trúc của Module đào tạo bằng sơ đồ của hình 1.4
Hình 1.4 Cấu trúc của Module đào tạo
Mô hình cấu trúc của Module dùng trong nghiên cứu có thể được thể hiện đơn giản qua sơ đồ của hình 1.5
Thế giới lao động
và công việc
Người tốt nghiệp thành thạo Phát triển và thực
hiện chương trình
Trang 26Modul bao gồm:
- Kiểm tra kết thúc
- Thực tập xưởng
- Học : + Lý thuyết + Thí nghiệm + Thực hành
Trình độ đầu ra
Trình độ đầu vào
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc Module đào tạo
Module giống như những viên gạch xây dựng chương trình, có thể thay đổi
dễ dàng để thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật Có thể chỉ thay đổi về nội dung trong một Module mà không bắt buộc đối với các Module khác, đơn giản là chỉ cải tiến những phần riêng biệt
e) Đơn nguyên học tập: (Module unit - MU)
Nội dung đào tạo của mỗi Module được chia thành từng phân tố gọi là đơn nguyên học tập Mỗi đơn nguyên học tập trình bày một vấn đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng của một nghề nào đó và có thể dùng cho cả người dạy lẫn người học
Mỗi đơn nguyên học tập thường được cấu trúc bởi các thành phần sau đây:
- Mục tiêu cho người học
- Danh mục các đơn nguyên học tập có liên quan
- Nội dung đề cương bài giảng
- Phương pháp và nội dung đánh giá
- Danh mục các phương tiện, thiết bị, vật liệu … cần cho việc học tập
- Tài liệu học tập (xem [4])
1.2.3 Phân loại chương trình đào tạo
a) Chương trình đào tạo theo môn học
Đây là kiểu chương trình đào tạo truyền thống, theo thời gian, lớp bài, khóa học Chương trình thường được xây dựng theo các môn học, chương, mục… ít bám
Trang 27sát với ngành , nghề Giáo viên tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy Người học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình và có ít cơ hội để kiểm tra quá trình và không gian giờ học Vì vậy chương trình thiếu linh hoạt, mềm dẻo Cuối mỗi kỳ một số học viên hoàn thành tốt chương trình, còn một số khác thì không hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành yêu cầu đặt ra
Trong kiểu chương trình này (hình 1.6 ) các môn học được tạo thành bởi các
“lát cắt ngang” Các môn chung, các môn học kỹ thuật cơ sở, phần lý thuyết chuyên môn, phần thực hành nghề được cấu trúc riêng biệt, chúng liên kết với nhau một cách tương đối độc lập
Hình 1.6 Kiểu chương trình đào tạo theo cấu trúc môn học
Hạn chế của chương trình kiểu này :
- Kỹ năng hành nghề chỉ được hình thành sau một thời gian học tập tập trung tương đối dài ở trường (thường là sau khóa học)
- Không tạo điều kiện cho người học tự lựa chọn để phù hợp với điều kiện cá nhân như học vấn, tài chính …
- Khó khăn khi cần phải thay đổi chương trình
- Không tạo điều kiện cho sự liên thông giữa các trình độ cũng như các phương thức đào tạo
b) Chương trình đào tạo theo Module kỹ năng hành nghề
Đây là một phương thức đào tạo nhằm cung cấp cho người học có kiến thức,
Trang 28kỹ năng, kỹ xảo, hành vi thái độ tương ứng với một nghề nghiệp nào đó trong xã hội ở các trình độ khác nhau
Mỗi Module là sự tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học, ở nhiều mức độ khác nhau và hướng tới một mục tiêu rõ rệt, thường đó là một thao tác nghề nghiệp để làm được một công việc nhỏ nào đó Nội dung của các Module được soạn thảo đảm bảo tính lắp lẫn (để có thể dùng chung cho nhiều nghề) và tính xếp chồng (theo các trình độ khác nhau )
Trong chương trình đào tạo theo Module kỹ năng hành nghề (MKH), khái niệm môn học bị phá vỡ Toàn bộ nội dung kiến thức khoa học đã tích hợp lý thuyết
và thực hành, giúp người học nhanh chóng hình thành được các năng lực hoạt động nghề nghiệp Có thể mô tả lối cấu trúc chương trình theo MKH bằng sơ đồ hình 1.7
Các “lát cắt dọc” thay thế cho “lát cắt ngang ” Chương trình được xây dựng trên các vấn đề trọn vẹn của các Module Trong trường hợp này, ranh giới giữa các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng không còn nữa
M« ®un 1
M« ®un 2
M« ®un 3
M« ®un n-1
M« ®un n
“L¸t c¾t
däc”
C¸c m«n chung
C¸c m«n lý thuyÕt chuyªn m«n Thùc hµnh nghÒ
C¸c m«n kü thuËt c¬ së
Hình 1.7 Kiểu chương trình đào tạo theo MKH
MKH là phần nội dung đào tạo của một hay một số nghề hoàn chỉnh được cấu trúc theo các Module tích hợp giữa lý thuyết và thực hành mà sau khi học xong học sinh có thể ứng dụng vào và hành nghề trong xã hội Tiêu chí đánh giá của nó chính là kỹ năng hành nghề hay cũng chính là các NLTH của người học
Trang 29Ưu điểm của chương trình đào tạo theo MKH :
- Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, thực hiện tốt nguyên lý “ học đi đôi với hành ” nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
- Nhanh chóng và kịp thời bổ sung được những kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp với sự biến đổi của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, có điều kiện để đào tạo bám sát được yêu cầu của sản xuất Vì đây là hệ thống mở, có thể bổ sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách dễ dàng
- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều kiện liên thông giữa một nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng một lĩnh vực kỹ thuật nhờ vào việc sử dụng chung một số Module đơn vị
- Hiệu quả kinh tế và đào tạo cao, vì hầu hết các kiến thức và kỹ năng đều có thể được sử dụng ngay để hành nghề sau khi học xong mỗi MKH
- Người học có thể tự học, tự đánh giá nhờ vào các hướng dẫn, các bài tập kiểm tra, trắc nghiệm sau khi học xong mỗi đơn nguyên, mỗi Module
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học nhờ vào những quy định và hướng dẫn cụ thể
- Có điều kiện thực hiện “cá nhân hóa cao” trong đào tạo nhờ việc đánh giá khả năng trình độ của từng học viên trược khi học và việc hướng dẫn lựa chọn các Module thích hợp để đạt được yêu cầu học tập của họ cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường
Hạn chế của chương trình đào tạo theo MKH
- Thiếu tính hệ thống chặt chẽ của từng bộ môn khoa học, kỹ thuật
- Cấu trúc nội dung đào tạo hoàn chỉnh cho toàn khóa của một nghề kém phần logic
- Việc trang bị những kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo khả năng phát triển lâu dài cũng như tạo nên tính thích ứng cao của học sinh với
sự biến đổi của khoa học và công nghệ bị hạn chế bởi thời gian đào tạo và cấu trúc logic của quá trình đào tạo Mặt khác, kiến thức lý thuyết chỉ dừng ở mức thấp Người học khó có thể đạt được trình độ phân tích, đánh giá các vấn đề
Trang 30- Đào tạo theo MKH có thể kém hiệu quả đối với những MKH mà phần thực hành chiếm quá ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá không được quy định rõ ràng
- Đào tạo theo MKH tốn kém hơn phương thức đào tạo truyền thống vì biên soạn tài liệu giảng dạy phức tạp, phương tiện và thiết bị giảng dạy cần hoàn chỉnh theo quy định
- Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo MKH
Bởi vậy, đào tạo nghề theo MKH sẽ rất thuận lợi cho các hình đào tạo ngắn hạn, còn đối với hệ đào tạo dài hạn thì cần được vận dụng từng bước và phối hợp giữa phương thức đào tạo theo MKH với phương thức đào tạo truyền thống hiện nay
c) Chương trình đào tạo kết hợp
Thực chất của kiểu chương trình nay là sự kết hợp giữa chương trình đào tạo theo môn học (kiểu truyền thống) và chương trình theo MKH (hình 1.8)
M« ®un 1
M« ®un 2
M« ®un 3
M« ®un n-1
M« ®un n
C¸c m«n chung C¸c m«n kü thuËt c¬ së C¸c m«n lý thuyÕt chuyªn m«n
Thùc hµnh
Hình 1.8 Mô hình kiểu chương trình đào tạo kết hợp
Theo kiểu chương trình này, khối kiến thức các môn chung, các môn kỹ thuật
cơ sở là một thành phần của chương trình đào tạo theo Module và được Module hóa thành các học phần Phần lý thuyết chuyên môn và thực hành được tích hợp thành các Module (Module kỹ năng)
Trang 31Chương trình đào tạo kết hợp giữa môn học và Module gọi là chương trình đào tạo theo Module (CTM), có nhiều ưu điểm do kết hợp được hai kiểu chương trình đào tạo trên Với chương trình đào tạo kiểu này nó sẽ tạo khả năng tốt để tổ chức quá trình đào tạo nghề một cách linh hoạt, năng động, giảm thiểu tối đa sự trùng lặp nội dung do có sự tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề, đặc biệt là nâng cao NLTH của người học (xem [8])
1.2.4 Quan điểm tiếp cận chương trình đào tạo theo Module
Như phần trên đã trình bày, chương trình dạy học theo truyền thống và chương trình dạy học theo NLTH đều có những mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định
Mặt mạnh của kiểu chương trình theo môn học là ở chỗ, việc dạy và học theo các môn học giúp người học nhanh chóng nắm bắt được bản chất khoa học của các
sự vật và hiện tượng Kiến thức của người học được hình thành một cách hệ thống theo logic của các bộ môn khoa học tương ứng Đó là cơ sở giúp người học có khả năng tư duy sáng tạo và có tiềm năng phát triển trong nghề nghiệp Mặt hạn chế của chương trình đào tạo với cấu trúc theo các môn học chính là ở chỗ không có được những đặc trưng ưu điểm của chương trình đào tạo với cấu trúc Module
Quan điểm xây dựng chương trình dạy học sao cho có thể kế thừa, phát huy được tối đa những ưu điểm hay mặt mạnh và loại trừ được càng nhiều càng tốt những hạn chế của cả hai cấu trúc nội dung chương trình, đã hình thành nên kiểu chương trình kết hợp môn học và Module (gọi tắt là chương trình theo Module) cũng đã trình bày ở trên
Tiếp cận xây dựng chương trình dạy học theo Module thể hiện cụ thể như sau:
- Hình thành loại chương trình kết hợp giữa dạy học theo NLTH với dạy học theo các môn học truyền thống
- Khối kiến thức chung, văn hoá bổ trợ hoặc khoa học cơ bản và lý thuyết cơ
sở được xây dựng thành các môn học
- Khối kiến thức lý thuyết chuyên môn và kỹ năng thực hành được xây dựng thành các Module kỹ năng nghề
1.2.5 Chương trình đào tạo theo Module
Trang 32a) Những thành phần cơ bản trong cấu trúc CTM
Cấu trúc cơ bản của chương trình đào tạo theo Module gồm có Môn học: , Module, Đơn nguyên học tập
Trong đó, nội dung cụ thể về Module và đơn nguyên học tập đã được nêu trên chi giờ ở trên còn Môn học trong CTM như sau :
- Môn học là một bộ phận cấu thành của CTM, nó được Module hoá dưới dạng các học phần, học trình Mỗi đơn vị học trình (ĐVHT) được tính là 15 giờ Trong CTM các môn học ở đây bao gồm các môn chung và các môn kỹ thuật cơ sở
- Khối kiến thức các môn chung : do nhà nước quy định, gồm các môn bắt buộc như
Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng, Ngoại ngữ, Tin học
- Khối kiến thức các môn kỹ thuật cơ sở : được xây dựng theo nhóm ngành học
nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng nền tảng của nhóm ngành học để giúp người học lĩnh hội các kiến thức chuyên môn cũng như hình thành NLTH Đối với ngành Điện tử công nghiệp các môn kỹ thuật cơ sở bao gồm: Điện kỹ thuật, Linh kiện điện
tử, Đo lường điện tử, Mạch điện tử, Vi mạch tương tự
b) Mối quan hệ của các thành phần trong CTM
Như đã trình bày ở trên, Module kỹ năng và môn học là những thành phần cơ bản trong CTM Ngay trong cùng một cấp trình độ đào tạo, các thành phần này có mối quan hệ với nhau nhằm giải quyết các vấn đề của người học Hình 1.9 Mối quan hệ giữa các thành phần của CTM (trang sau)
Module kỹ năng (M): Hình thành NLTH một nhiệm vụ
Học phần môn học (MH): những kiến thức môn chung, KTCS góp phần hình thành NLTH cũng như trình độ đào tạo
Trong mối quan hệ này, các đường mũi tên nét đứt thể hiện mối liên hệ có thể Mối liên hệ này xảy ra trong các trường hợp khi một học phần môn học có thể tham gia vào việc hình thành nhiều NLTH (Module) trong cùng trình độ hoặc có thể tham gia vào việc hình thành NLTH ở trình độ cao hơn (dưới dạng các đơn vị học trình) Mối quan hệ này thể hiện tính mềm dẻo trong xây dựng CTM
Trang 33Trình độ đào tạo
Modul kỹ
năng M1
Modul kỹ năng M2
Học phần
môn học
MH1
Học phần môn học
MH2
Modul kỹ năng Mn
Học phần môn học
MHn
Hình 1.9 Mối quan hệ giữa các thành phần của CTM
Thể hiện mối liên hệ chính thức Thể hiện mối liên hệ có thể
1.3 Quy trình xây dựng chương trình đào tạo kết hợp Module - môn học
Quy trình này bao gồm 8 giai đoạn như sơ đồ của hình 1.10 dưới đây
5 Biên soạn chương trình 4 Thiết kế chương trình
8 Triển khai chương trình
7 Đánh giá chương trình
2 Phân tích ngành nghề
1 Nghiên cứu
Hình 1.10 Các giai đoạn xây dựng chương trình đào tạo
1.3.1 Giai đoạn nghiên cứu
Giai đoạn nghiên cứu bao gồm các công việc :
- Xác định nhu cầu đào tạo
Trang 34- Lựa chọn nghề cần biên soạn chương trình
- Đưa ra mục tiêu và phạm vi các chương trình cần biên soạn
- Xác định mục tiêu và chiến lược đào tạo trong nhà trường
Sản phẩm : Báo cáo kết quả nghiên cứu (xem [4])
1.3.2 Phân tích ngành nghề theo phương pháp DACUM kết hợp với phương
pháp chuyên gia
Lựa chọn phương pháp DACUM vì đây là phương pháp phân tích ngành nghề tiên tiến, đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới trong quá trình phát triển chương trình đào tạo
DACUM là chữ viết tắt của Develop A CurriculUM Có tài liệu ghi là Developing A CurricuAlUM hoặc Designing A CuriculUM Theo tiếng Việt, DACUM có thể được hiểu là “Phát triển chương trình đào tạo” Phương pháp DACUM được đề xuất từ tháng 7 năm 1968 tại British Columbia, Canada và áp dụng phổ biến từ những năm 1990 tại Canada và Hoa Kỳ như một cách tiếp cận mới trong xây dựng, phát triển các chương trình dạy nghề dựa trên việc mô tả và phân tích công việc Với việc áp dụng phương pháp này, các trường học có thể trả lời chính xác câu hỏi nên dạy những gì cho người học để đáp ứng được nhu cầu của
xã hội (hay người sử dụng lao động sau này)
Để khắc phục sự hạn chế của phương pháp DACUM , cần sử dụng thêm phương pháp chuyên gia để hoàn chỉnh sơ đồ phân tích ngành nghề và bổ sung những định hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai (xem [9] )
Sản phẩm : Danh mục các nhiệm vụ và công việc trong ngành nghề
1.3.3 Phân tích công việc :
Xác định
- Các bước thực hiện của từng công việc trong sơ đồ DACUM
- Các tiêu chuẩn thực hiện của từng bước công việc (theo tiêu chuẩn ngành nghề trong thực tiễn )
- Các dụng cụ, trang bị, vật liệu cần thiết để thực hiện từng bước công việc
- Các kiến thức HS cần thiết để thực hiện từng bước công việc
Trang 35- Các vấn đề an toàn trong từng bước công việc.
- Các quyết định , các lỗi thường gặp trong từng bước công việc
Sản phẩm : Các phiếu phân tích công việc
1.3.4 Thiết kế chương trình
- Mô tả các kết quả phải đạt được sau đào tạo (xác định mục tiêu đào tạo của chương trình)
- Xác định các yêu cầu về văn bằng chứng chỉ
- Lựa chọn các nhiệm vụ và công việc trong sơ đồ phân tích nghề cần phải dựa vào chương trình đào tạo
- Xác định những kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết để thực hiện các công việc theo trình độ đào tạo và để phát triển trong tương lai
Sản phẩm : Danh mục các nhiệm vụ và công việc trong ngành nghề
1.3.5 Biên soạn chương trình
- Viết mục tiêu và mục tiêu thực hiện các Module/môn học
- Xác định các yêu cầu và công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu thực hiện của các Module/môn học
- Xác định các nguồn lực cần thiết để dạy và học Module/môn học
- Xác định số lượng các bài dạy, viết mục tiêu thực hiện cho các bài
- Xác định nội dung và thời lượng dành cho các bài
- Biên soạn chương trình đào tạo ngành nghề theo mẫu định dạng quy địnhSản phẩm: Chương trình đào tạo hoàn chỉnh
1.3.6 Thử nghiệm chương trình đào tạo
- Xác định phạm vi và quy mô đào tạo thử nghiệm
- Biên soạn các công cụ giám sát và quản lý đào tạo thử nghiệm
- Tiến hành đào tạo thử nghiệm một số nội dung trong điều kiện thực tế
- Tổ chức đúc rút kinh nghiệm
- Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo
Sản phẩm : Chương trình đào tạo đã hiệu chỉnh
1.3.7 Đánh giá chương trình đào tạo
Trang 36- Đánh giá tính chất nhận được của chương trình đào tạo
- Đánh giá hiệu suất và hiệu quả trong quá trình đào tạo (chất lượng đào tạo
so với các mục tiêu đã đề ra, chi phí nguồn lực hợp lý)
- Đánh giá hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo (chất lượng đào tạo tác động tới nơi sử dụng người tốt nghiệp, tới xã hội và người học)
Sản phẩm : Các khuyến nghị về chương trình đào tạo và triển khai
1.3.8 Triển khai chương trình đào tạo
- Quyết định ban hành và phạm vi sử dụng của chương trình đào tạo
- Kiểm định năng lực đào tạo tại các cơ sở có đủ điều kiện
- Triển khai đào tạo ở những cơ sở có đủ điều kiện
- Thanh tra và quản lý việc đào tạo đúng theo chương trình đã ban hành
Sản phẩm : Các quyết định ở vĩ mô và các khoá đào tạo ngành nghề.
Trang 37Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã nghiên cứu :
- Quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện
- Tổng quan về chương trình đào tạo theo Module
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động , Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX cần và luôn đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học và chương trình đào tạo theo Module (CTM) đã đáp ứng yêu cầu này
Trang 38Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX 2.1 Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX.
2.1.1 Một số đặc điểm của trường :
- Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex thành lập theo Quyết định số: 621/QĐ BLĐTBXH ngày 11/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh - -
và Xã hội trên cơ sở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Dệt May
Tiền thân là Trường CNKT Dệt theo Quyết định số 934/QĐ-BCNN ngày 25/7/1968 của Bộ Công nghiệp nhẹ
- Địa chỉ sơ sở 1: Số 6 Đường Hoàng Diệu Phường Năng Tĩnh Thành phố Nam - – – Định
- Địa chỉ cơ sở 2: Xã Thành Lợi Huyện Vụ Bản Nam Định- -
- Điện thoại: 0350 3849464 ; Fax: 0350 3842319
- E-mail: vinatexedu@yahoo.com; Website: vinatex.edu.vn
- Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Dệt May Việt Nam Bộ Công Thương-
- Đến nay Nhà trường đã đào tạo và cung ứng trên 70.000 lao động cho các doanh nghiệp trong ngành và các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước
Các thế hệ học viên sau khi ra trường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; trong số đó có nhiều người trở thành cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thợ giỏi cấp ngành, cấp quốc gia và thợ giỏi Asian
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX là đơn vị sự nghiệp giáo dục chuyên nghiệp trong hệ thống các trường Cao đẳng nghề trên toàn quốc Trường
là một trong các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo Cử nhân, Kỹ thuật viên trung cấp và Công nhân kỹ thuật nhóm ngành, nghề : Công nghệ May, Thiết kế thời trang, Công nghệ Dệt Sợi Nhuộm, Cơ khí, Kế toán, Điện Điện tử , Công nghệ thông tin-
Với 43 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, cùng với những đổi thay của đất nước, nhà trường đã nhiều lần chuyển đổi mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo
Trang 39viên nhà trường đã được củng cố, xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu đào tạo mới
Trong 43 năm qua nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật cho đất nước trên các lĩnh vực Công nghiệp, Kinh tế văn hoá Trong quá trình học tập, học sinh được thực hành trên các máy móc thiết bị hiện đại
và thực tập nâng cao tại các Công ty doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo
Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp có việc làm đạt từ 90 đến 96% và được các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp cá nhân và nhà nước đánh giá là có kiến thức chuyên môn và tay nghề
Định hướng Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX.
1) Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ chuẩn quốc gia, quốc tế đáp ứng tốt nhất nhu cầu doanh nghiệp và xã hội trong xu thế hội nhập
2) Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2012 đạt tỷ
lệ 70 80% thạc sĩ, tiến sĩ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ - phục vụ đào tạo
3) Cải tiến, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các phương pháp giảng dạy tiên tiến, chủ động hội nhập, tiếp cận với trình độ đào tạo của thế giới 4) Tăng cường liên kết đào tạo liên thông đại học, cao học, hợp tác quốc tế; thúc đẩy nghiên cứu khoa học ứng dụng
5) Nâng cao hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN - ISO 9001 :
2008, giữ vững danh hiệu “Trường trọng điểm quốc gia”
6) Quyết tâm phấn đấu nâng cấp thành “ Trường Đại học Công nghệ Vinatex”
Trang 40- Hệ Kỹ thuật viên trung cấp nghề (KTVN)
- Hệ Công nhân kỹ thuật (CNKT)
Ngoài ra, các học sinh tốt nghiệp hệ CĐN, KTV, KTVN, trung cấp một số chuyên ngành được dự tuyển hệ Đại học, cao đẳng liên thông hoặc tại chức đúng chuyên ngành đã theo học
b) Về đối tượng và hình thức tuyển sinh
- Đối với hệ CĐN: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét tuyển căn cứ tổng kết 2 môn Toán và Vật lý (theo học bạ lớp 12)
- Đối với hệ KTV: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, và các hệ tương đương xét tuyển căn cứ tổng kết 2 môn Toán và Vật lý (theo học bạ lớp 12)
- Đối với hệ CNKT: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc và Trung học cơ sở
c) Về quy mô và loại hình đào tạo
- Quy mô đào tạo hiện nay: Trên 7.000 học sinh, sinh viên
+ Đào tạo chính quy tập trung 5.500 học sinh/ năm
+ Đào tạo ngắn hạn : 650 học sinh/năm
+ Bồi dưỡng nâng cao tay nghề : 100 học sinh/năm
+ Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu
+ Đào tạo nghề theo dự án quốc gia : 500 học sinh/năm
- Đào tạo chính quy dài hạn :
+ Hệ Cử nhân : Thời gian đào tạo là 36 tháng
+ Hệ KTV trung cấp chuyên nghiệp Thời gian đào tạo là 24 tháng :
+ Hệ KTV trung cấp nghề : Thời gian đào tạo là 18 tháng
+ Hệ CNKT: Thời gian đào tạo 12 tháng, tuyển sinh tốt nghiệp THCS
- Đào tạo không chính quy, ngắn hạn :
Đào tạo nghề cấp chứng chỉ theo nhu cầu người học với thời gian 3,6 hoặc 9 tháng d) Về ngành nghề đào tạo
Trường đào tạo: 15 ngành nghề
- Ngành nghề truyền thống, mũi nhọn: