Trong môi trường cạnh tranh gây gắt hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi Ngân hàng cần phải tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định vì vậy Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều hình thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh, tùy vào từng Ngân hàng, từng sản phẩm và từng loại hình dịch vụ mà Ngân hàng tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh thích hợp. Đa số các Ngân hàng chọn cho mình lợi thế cạnh tranh về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều Ngân hàng chọn cho mình lợi thế cạnh tranh về thương hiệu. Thương hiệu là một cái tên hay dấu hiệu để phân biệt Ngân hàng này với Ngân hàng khác, nó thể hiện sự hài lòng và niềm tự hào của khách hàng khi nhắc đến cái tên Ngân hàng mình đang sử dụng. Thương hiệu là loại tài sản vô hình thuộc sở hữu của Ngân hàng đó, cách quảng bá thương hiệu càng hiệu quả thì sẽ lưu lại được những ấn tượng mà Ngân hàng đó mang lại cho khách hàng
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI : CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
SVTH: NHÓM A Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI : CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B NGUYỄN VĂN C
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC I MỤC HÌNH ẢNH , BẢNG III BẢNG VIẾT TẮT IV
LỜI MỞ ĐẦU 5
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Mục tiêu chung 5
2.2 Mục tiêu cụ thể 5
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 3
1.1TỔNG QUAN VỀ TMCPQUỐC TẾ VIỆT NAM 3
1.1.1 Lịch sử hình thành 4
1.1.1.1 Ngày thành lập 4
1.1.1.2 Quá trình xây dựng, phát triển và thành tựu đạt được 4
1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh 5
1.1.2.1 Tầm nhìn: 5
1.1.2.2 Sứ mệnh 6
1.1.2.3 Giá trị cốt lõi 6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 7
1.2PHÂN TÍCH SWOT 7
1.2.1 Điểm mạnh (Strengths – S) 7
1.2.2 Điểm yếu (Weaknesses – W) 8
1.2.3 Cơ hội (Opportunities – O) 8
1.2.4 Nguy cơ (Threats – T) 8
1.3MA TRẬN SWOT 9
1.4MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CÁC NGÂN HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC TRONG NĂM 2022 10
1.5TRUYỀN THÔNG TĨNH 11
1.5.1 Ưu điểm 11
1.5.2 Nhược điểm 12
1.6TRUYỀN THÔNG ĐỘNG 12
1.6.1 Ưu điểm: 12
1.6.2 Nhược điểm: 14
1.7SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA VIB TỪ NĂM 2020– HIỆN NAY 14
Trang 4CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
VIB 16
2.1CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA VIB 16
2.1.1 Chiến lược quảng bá thương hiệu của VIB 16
2.1.2 Mục tiêu quảng bá thương hiệu của VIB 16
2.2TỔ CHỨC THỰC HIỆN 17
2.2.1 Chiến lược quảng bá thương hiệu cùng AFF Suzuki Cup 2021 17
2.2.1.1 VIB đã sáng tạo trong chiến lược tạo nhận diện thương hiệu đến các khách hàng 17
2.2.1.2 VIB sáng tạo trong chiến lược tăng hiệu suất marketing 20
2.2.1.3 Kết quả đạt được 21
2.2.2 Ngân hàng VIB hợp tác cùng truyền hình thực tế “The Masked Singer Vietnam” để quảng bả thương hiệu của Ngân hàng 21
2.2.2.1 Chiến lược hợp tác cùng thương hiệu lớn 21
2.2.2.2 Kết quả đạt được 23
2.3VIB QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU QUA THỊ TRƯỜNG MUSIC MARKETING 24
2.4VÀ CÁC CÁCH QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU KHÁC 26
2.5GIẢI THƯỞNG MÀ CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU MANG LẠI: 26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỀ XUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIB 27
3.1ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 27
3.2SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MARKEITNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA VIB VÀ TP BANK 28
3.2.1 Chiến lược quảng bá 29
3.2.1.1 Ngân hàng TMCP Tiên phong ( TP Bank) 29
3.2.1.2 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 30
3.3ĐỀ XUẤT 32
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 5MỤC HÌNH ẢNH , BẢNG
HÌNH 1:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VIB 7
HÌNH 2:MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC NGÂN HÀNG 10
HÌNH 3:DANH THIẾP CỦA VIB 12
HÌNH 4:BIỂN QUẢNG CÁO VỚI HASTAG #CÙNG THẺ VIB#ĐI KHẮP MUÔN NƠI 13
HÌNH 5:BIỂN QUẢNG CÁO KHOẢNG KHẮC NGỌT NGÀO 14
HÌNH 6:VIB QUẢNG BÁ CÙNG AFFSUZUKI CUP 2020 VỚI TÊN GỌI “DẪN ĐẦU XU THẾ THẺ” 18
HÌNH 7:VIB QUẢNG BÁ THẺ "VIBONLINE PLUS" CÙNG AFFSUZUKI CUP 2020 18
HÌNH 8:VIB CHIA SẼ KHOẢN KHẮC ẤN TƯỢNG CỦA ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM VÀ TRẢ LỜI BÌNH LUẬN KHÁN GIẢ TRONG LIVESTREAM 19
HÌNH 9:VIB THỂ HIỆN QUA Ý TƯỞNG SLOGAN 20
HÌNH 10:GIẢI THƯỞNG DỰ ĐOÁN TIỀN TỶ ĐẾN TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG 21
HÌNH 11:VIB TÀI TRỢ CHÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THE MASKED SINGER VIETNAM 22
HÌNH 12:HÀNG CHỤC KHÁN GIẢ CHÁY HẾT MÌNH CÙNG THE MASKED SINGER ALL -STAR CONCERT 2022 23
HÌNH 13:VIBĐẠT GIẢI BẠC CROSS DIGITAL MEDIA MARKETING 24
HÌNH 14: NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB VỚI MV “TRẢI TRÁI TRẢI PHẢI” DO ZEE AGENCY THỰC HIỆN 25
HÌNH 15: BẢNG XẾP HẠNG MỨC ĐỘ GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU 27
HÌNH 16:HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN TỔNG TÍN DỤNG 29
HÌNH 17:TPBANK LIVEBANK HỢP TÁC VỚI NGHỆ SĨ TRẺ ĐA TÀI SƠN TÙNG M-TP 30 HÌNH 18:VIB QUẢNG BÁ DÒNG THẺ MỚI 31
HÌNH 19:VIB ĐÓNG GÓP 20 TỶ ĐỒNG ỦNG HỘ QUỸ VẮC-XIN 32
BẢNG 1:BẢNG VIẾT TẮT IV BẢNG 2:MA TRẬN SWOT 10
Trang 6doanh thuBảng 1: Bảng viết tắt
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong môi trường cạnh tranh gây gắt hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi Ngân hàng cần phải tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định vì vậy Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng không ngoại lệ Có rất nhiều hình thức để tạo
ra lợi thế cạnh tranh, tùy vào từng Ngân hàng, từng sản phẩm và từng loại hình dịch
vụ mà Ngân hàng tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh thích hợp Đa số các Ngân hàng chọn cho mình lợi thế cạnh tranh về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều Ngân hàng chọn cho mình lợi thế cạnh tranh về thương hiệu Thương hiệu là một cái tên hay dấu hiệu để phân biệt Ngân hàng này với Ngân hàng khác, nó thể hiện sự hài lòng và niềm tự hào của khách hàng khi nhắc đến cái tên Ngân hàng mình đang sử dụng Thương hiệu là loại tài sản vô hình thuộc sở hữu của Ngân hàng đó, cách quảng bá thương hiệu càng hiệu quả thì sẽ lưu lại được những
ấn tượng mà Ngân hàng đó mang lại cho khách hàng Nhận biết được tầm quan trọng
và sự phổ biến của việc quảng bá thương hiệu, em xin được chọn “ CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)“ làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Marketing Ngân
hàng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực tiễn chiến lược quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam (VIB)
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về chiến lược quảng bá thương hiệu của VIB
- Đánh giá hiệu quả chiến lược quảng bá thương hiệu của VIB
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả marketing của VIB
Trang 82
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động quảng bá thương hiệu của VIB
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược quảng bá thương hiệu của VIB
- Về thời gian: phân tích đánh giá trong giai đoạn 2020 – Hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các tài liệu, báo cáo, thống kê của
VIB và các nguồn thông tin thứ cấp khác
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân
tích định tính để đánh giá hiệu quả quảng bả thương hiệu của VIB
Trang 93
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về TMCP Quốc tế Việt Nam
- Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam
- Tên đăng ký tiếng nước ngoài: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt: VIB
- Thành lập ngày 18/09/1996, VIB đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là
50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên
Sau 27 năm hình thành và phát triển, VIB đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và hiện là một trong các Ngân hàng có tỷ lệ bán lẻ và hiệu quả sinh lời dẫn đầu ngành, với thị phần top đầu ở các mảng kinh doanh trọng yếu
VIB hiện có hơn 10.000 cán bộ nhân viên, phục vụ hơn 4,5 triệu khách hàng tại
179 chi nhánh và phòng giao dịch ở 28 tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100233488 đăng ký thay đổi lần thứ
36
- Đăng ký lần đầu: Ngày 14 tháng 02 năm 1996
- Đăng ký thay đổi lần thứ 36: Ngày 07 tháng 02 năm 2022
- Vốn điều lệ: 25.368.000.000.000 đồng (Bằng chữ: hai mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám tỷ đồng)
- Hội sở chính Tầng 1 (tầng trệt) và tầng 2 tòa nhà Sailing Tower số 111A Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (+84 28) 6299 9039
- Số fax: (+84 28) 6299 9040
- Website: www.vib.com.vn
Trang 104
- Mã cổ phiếu: VIB
1.1.1 Lịch sử hình thành
1.1.1.1 Ngày thành lập
VIB được thành lập vào thành lập vào ngày 18/09/1996, VIB đi vào hoạt động với
số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên
1.1.1.2 Quá trình xây dựng, phát triển và thành tựu đạt được
- VIB được thành lập vào năm 1996, sau 10 năm thành lập Ngân hàng đã triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng Giúp nâng vốn điều lệ lên đến 1.000 tỷ đồng Sau đó thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành thẻ ghi nợ nội địa VIB Values, hệ thống ATM của Ngân hàng cũng chính thức đi vào hoạt động
- Năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng tiếp tục phát triển và tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2006
- Năm 2008, VIB triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu – Interbrand Thông báo khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội
-Năm 2009, liên tục triển khai và phát triển nhiều dự án mới giúp khẳng định thương hiệu Vốn điều lệ đạt con số hơn 3.000 tỷ đồng sau hơn 13 năm hoạt động
- Vào năm 2010, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Đây là Ngân hàng lớn tại Úc với bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm đã chính thức trở thành
cổ đông chiến lược của VIB Đánh dấu 1 cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của VIB
- Từ năm 2012 đến 2018, VIB liên tục đạt được nhiều giải thưởng danh dự do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức Cũng được gọi tên trong Top 500 doanh nghiệp Việt Nam do báo Vietnamnet phối hợp cùng tổ chức Vietnam Report Danh hiệu Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận được giải thưởng “Ngân hàng hàng đầu Việt Nam
về tài trợ Thương mại cho Doanh nghiệp SMEs” từ ADB,vv… cũng được gọi tên VIB
Trang 115
- Năm 2019, vốn điều lệ của Ngân hàng vượt mức 9.000 tỷ đồng, trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN Đánh giá là Ngân hàng có môi trường sáng tạo nhất Việt Nam
- Từ năm 2020 - 2022 VIB đã được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên đến
144 triệu USD, được 3 định chế tài chính quốc tế cấp khoản vay 70 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 11.000 tỷ đồng theo chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2020 Trong năm 2021, VIB tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 15.531 tỷ đồng, tiêu phong triển khai nền tảng điện thoại đa đám mây (multi-cloud) thông qua thoả thuận hợp tác với chiến lược trong 3 năm của Microsoft Việt Nam và dẫn đầu ngành Ngân hàng trong top 50 công ty hiệu quả nhất Việt Nam và thuộc nhóm 12 cổ phiếu đóng góp tăng nhiều nhất cho HOSE Đặc biệt trong năm 2022, VIB Ghi đậm dấu ấn thương hiệu trong gameshow truyền hình tỷ view The Masked Singer, Vượt mốc nửa triệu thẻ vào cuối tháng 6/2022; chiếm hơn 35% tổng chi tiêu thẻ Mastercard, dẫn đầu thị trường trong nước và đứng thứ 20 trên toàn Châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 21.077 tỷ đồng
- Năm 2023, VIB tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, VIB ký kết hợp đồng vay mới với IFC, nâng tổng hạn mức các định chế tài chính cấp cho Ngân hàng lên đến 2
tỷ đô la Mỹ Năm thứ 3 liên tiếp dẫn đầu ngành Ngân hàng trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt nam Năm thứ hai liên tiếp đồng hành cùng cuộc thi Vietnam Young Lions với đề bài Ngân hàng số MyVIB 2.0
Trang 126
“ VIB trở thành một trong năm Ngân hàng TMCP dẫn đầu trên thị trường, cung cấp các sản phẩm ngân hàng, các dịch vụ tài chính Ngân hàng đa năng, trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam”
Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông
Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng
Trang 13- Hiện đang hoạt động mạnh mẽ và có sức cạnh tranh
- Là Ngân hàng có quy mô vốn lớn và được ưu tiên phát triển
Trang 148
- Thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến
- Mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường,
- Sử dụng các nghiệp vụ Ngân hàng hàng đầu thế giới
- Được sự hỗ trợ về bí quyết
- Hiểu biết nhiều về thị trường và có hình ảnh tốt trên thị trường,
- Cần ít vốn để đầu tư thêm,
- Các chương trình đào tạo về quản lý và dịch vụ đã được tiến hành để nâng cao các
kỹ năng cần thiết của nhân viên
1.2.2 Điểm yếu (Weaknesses – W)
- Vẫn còn yếu kém trong khâu quản lý
- Chất lượng phục vụ chưa đạt chuẩn quốc tế
- Chưa thực sự phản ứng nhanh với những biến đổi bất thường của thị trường vốn
- Cần cải thiện tình hình thông tin của công ty,
- Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt
- Hậu WTO, rất nhiều Ngân hàng mới ra đời nhưng rất có nhiều tiềm năng phát triển
- Mối quan hệ với các cơ quan chức năng còn ít,
1.2.3 Cơ hội (Opportunities – O)
- Có sức hấp dẫn lớn trên thị trường cùng ngành
- Hiện VIB đang mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi lớn
- Bề dày hoạt động uy tín chung cho Ngân hàng
- Ngày càng có nhiều khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nhà nước đang có những cải thiện về cơ sở hạ tầng
1.2.4 Nguy cơ (Threats – T)
- Sự giảm giá của đồng tiền,
Trang 159
- Ngân hàng Nhà Nước hiện là đối thủ cạnh tranh gay gắt,
- Một số ngan hàng tư nhân có nguồn vốn lớn mới thành lập ở miền Bắc cũng như miền Nam có tiền năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn,
- Hiện nay, hàng loạt các Ngân hàng tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình gây sức ép cho các Ngân hàng Quốc tế
- Nguy cơ đến từ một số nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh để mở Ngân hàng tầm cỡ
1.3 Ma trận SWOT
Các chỉ tiêu Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội ( Opportunities)
- Khuyến khích ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức đến với Ngân hàng
- Không ngừng tăng tính hấp dẫn của Ngân hàng trong thị trường cùng ngành
- Tăng cường tạo uy tín đối với những khách hàng
sử dụng những dịch vụ tiện ích của Ngân hàng
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh tốt, tăng sức cạnh tranh trên thì trường cũng ngành
- Nắm bắt nhanh các thông tin thị trườg kịp thời ứng phó
- Đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao nghiệp
vụ Ngân hàng, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chiến lược chung
Nguy cơ (Threats)
- Mở rộng quy mô hoạt động để tăng cường sức mạnh lan toả trên thị trường
- Tăng cường cạnh tranh bằng lãi suất hay bằng
- Có những chính sách đãi ngộ để giữ chân những nhân viên giỏi, tăng nội lục
Trang 1610
chất lượng phục vụ, đánh bật các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn
- Hoà thiện và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất để làm mới hình ảnh của mình
- Hoạt động quản lý phải được tiến hành một cách khoa học
- Luôn đảm bảo có một lượng dự trữ an toàn để có thể huy động khi xảy ra bất trắc
- Tăng cường hợp tác với các đối tác để chung sức, cùng phát triển
Bảng 2: Ma trận SWOT
1.4 Mức độ nhận biết các Ngân hàng trên toàn quốc trong năm 2022
Cuối năm 2022, Mibrand công bố bảng xếp hạng Top 30 thương hiệu Ngân hàng
có sức khỏe thương hiệu tốt nhất (Banking Brand Beat Scores 2022) Bảng xếp hạng được tính toán và đánh giá dựa trên bộ chỉ số sức khỏe thương hiệu BBS (Brand Beat Score), … Trong đó, chỉ số nhận biết thương hiệu là một trong các chỉ số quan trọng của bảng xếp hạng
Hình 2: Mức độ nhận biết thương hiệu của các Ngân hàng
Trang 1711
Nhìn vào hình trên có thể thấy vị trí xếp hạng thương hiệu của VIB trong năm
2022 đứng thứ 11 với mức độ nhận biết thương hiện hơn 20% VIB là một trong những Ngân hàng sáng giá có tiềm năng phát triển và đổi mới trong tương lai Đặc biệt trong năm 2022 VIB đã hợp tác với gameshow “The Masked Singer Vietnam –
Ca sĩ giấu mặt Việt Nam” đã đẩy mạnh mức độ nhận biết của thương hiệu đến với khách hàng một cách nhanh chóng hơn
1.5 Truyền thông tĩnh
1.5.1 Ưu điểm
Truyền thông tĩnh là các loại tài liệu, ấn phẩm truyền thông có thể có những thay đổi về mặt nội dung song vẫn giữ nguyên cách thức sắp xếp và bố cục của những nội dung đó Một ví dụ điển hình cho truyền thông tĩnh chính là tấm Name Card mà chúng
ta vẫn sử dụng hàng ngày, khi doanh nghiệp bạn tuyển nhân viên mới, bạn không cần phải thuê công ty thiết kế lại mẫu danh thiếp mới, chỉ cần cung cấp các thông tin người mới như địa chỉ, số điện thoại, email, chức vụ, tên và các thông tin này sẽ được đặt trên mẫu format đã có sẵn, sự thay đổi này diễn ra liên tục, tuy nhiên bố cục chỉ
sẽ thay đổi khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi
Đặc điểm của các tài liệu, ấn phẩm này là luôn có một mẫu định dạng được thiết
kế sẵn, việc sử dụng lặp lại các định dạng này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều thời gian và ngân sách Mẫu định dạng này đòi hỏi phải được đầu tư thiết kế ngay từ đầu, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn nhà thiết kế của công ty có uy tín, kinh nghiệm làm việc và óc thẩm mĩ sẽ giúp tạo ra được mẫu Name Card được định dạng khéo léo, rõ ràng và tạo ấn tượng tích cực, tạo ra sự khác biệt và thân thiện với khách hàng và đối tác
Ví dụ: Tấm danh thiếp của VIB
Trang 1812
Hình 3: Danh thiếp của VIB Một số ví dụ khác như là: Mẫu giấy tờ trong văn phòng, đồng phục, Logo nhận diện thương hiệu, biển quảng cáo,…
1.5.2 Nhược điểm
- Khó tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng khác trên thị trường
- Không có sự đổi mới trong thiết kế khiến cho các khách hàng cảm thấy một màu
và nhiều loại hình truyền thông mới mà theo óc sáng tạo của các marketer, mỗi năm,
Trang 1913
mỗi thời kỳ chúng lại càng thêm đa dạng, phong phú Những tài liệu, ấn phẩm này sẽ biến đổi không ngừng theo từng chiến dịch marketing, từng thời điểm và mục đích của doanh nghiệp Các hình ảnh quảng bá sinh động, tạo sự mới mẻ và giảm sự nhàm chán đối với khách hàng
Ví dụ: Biển quảng cáo của VIB thay đổi theo mỗi chiến dịch marketing khác nhau
Hình 4: Biển quảng cáo với hastag #Cùng thẻ VIB #Đi khắp muôn nơi
Trang 2014
Hình 5: Biển quảng cáo khoảng khắc ngọt ngào
1.6.2 Nhược điểm:
- Tốn khá nhiều thời gian và ngân sách quảng bá mỗi khi có một dự án mới
- Nhiều hình ảnh khiến cho khách hàng khó ghi nhớ
- Thời gian quảng bá không duy trì được lâu
- Chiến dịch quảng bá thay đổi thường xuyên làm khách hàng bị xao loãng thông tin,…
1.7 Sơ lược về tình hình kinh doanh của VIB từ năm 2020 – hiện nay
Trong năm 2020, theo báo cáo tài chính cho thấy, tính đến 31.12.2020, tổng tài sản của VIB tăng trưởng mạnh mẽ đạt 245 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.800
tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 33% và 42% so với năm 2019 Dư nợ tăng trưởng tốt, với quy mô tổng dư nợ đạt 171 nghìn tỷ đồng VIB là Ngân hàng có tỷ lệ dư nợ bán
lẻ cao nhất, chiếm 84% tổng dư nợ, với rủi ro tập trung thấp và trên 95% dư nợ bán
lẻ đều có tài sản đảm bảo Nợ xấu giảm mạnh xuống dưới 1,5% trong bối cảnh không còn dư nợ tại VAMC từ năm 2018 VIB tiếp tục đi tiên phong trong việc triển khai
áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế, trong đó có Basel II và thử nghiệm Basel
Trang 2115
III, song song với việc tuân thủ các chỉ số an toàn của NHNN như chỉ số cho vay/ huy động (LDR) chỉ ở mức 76,6% so với quy định 85%, hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34% và hệ số CAR Basel II đạt trên 10% so với quy định là trên 8%
Trong năm 2021, Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận gần 310,000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm Trong đó, dư nợ tín dụng đạt hơn 200,000 tỷ, tăng 19% Tổng nguồn huy động đạt 280,000 tỷ đồng, tăng 27% Riêng tiền gửi CASA tăng trưởng bứt phá 55%, chiếm tỷ trọng trên 16% tiền gửi khách hàng Bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24% trong năm
2021, cho vay bán lẻ đóng góp gần 90% danh mục tín dụng trong đó 95% có tài sản đảm bảo VIB tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu thị trường, với danh mục chất lượng cao và tăng trưởng vững mạnh
Trong năm 2022, Tại ngày 31/12, tổng tài sản của Ngân hàng đạt hơn 343.000 tỷ đồng Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 234.000 tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với cùng
kỳ năm 2021 Riêng tiền gửi huy động từ khách hàng tăng trưởng hơn 15,3% đến từ việc gia tăng cơ sở khách hàng bán lẻ Đại diện VIB cho biết, biên lãi ròng (NIM) của Ngân hàng đạt mức 4,5% nhờ chiến lược tập trung vào bán lẻ và nguồn vốn huy động trung dài hạn chất lượng, đồng thời góp phần duy trì tính ổn định của thanh khoản và lãi suất trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động
Trong quý 3 năm 2023, Tại ngày 30/09/2023, tổng tài sản VIB đạt 384,500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm Nhờ triển khai các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, dư nợ tín dụng đạt gần 247,000 tỷ đồng, tăng 5.5% so với đầu năm Trong
đó, đáng chú ý tăng trưởng tín dụng riêng quý 3 của VIB đạt hơn 4.5%, gấp đôi so với tăng trưởng tín dụng trung bình toàn ngành Ngân hàng trong quý 3 - khoảng 2.2% Nhờ kiểm soát tăng trưởng tín dụng thận trọng trong nửa đầu năm 2023, hiện nay VIB đang là một trong những Ngân hàng còn room tín dụng lớn nhất, gần 9%, đây là điều kiện rất tốt để Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng trong quý 4, trên nền lãi suất đã giảm rất mạnh so với đầu năm