1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án gdcd 8 bài 7 ctst

10 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài 7: Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Giáo Dục Công Dân
Thể loại Giáo Án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 41,68 KB

Nội dung

Tổ chức thực hiện:Hoạt động của thầy, tròYêu cầu cần đạtBước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩ

Trang 1

Tuần 19,20,21,22 NS: / /2024

BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

(4 tiết)

I MỤC TIÊU

1 Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng

2 Năng lực

a Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV Tích cực tham

gia các hoạt động trong lớp

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành

nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham

gia các hoạt động giáo dục công dân

b Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm, ngăn chặn hành vi bạo lực gia

đình Ngoài ra, biết cách phòng, chống bạo lực gia đình

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số

hiện tượng bạo lực gia đình trong thực tiễn cuộc sống Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn

3 Phẩm chất:

- Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SHS, SGV, KHBD Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình

2 Đối với học sinh

- SHS, SBT Giáo dục công dân 8

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

Trang 2

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Thử thách tranh tài”

a Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản

thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới

b Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ

kể các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện

nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc Trong vòng 3 phút, đội

nào kể được nhiều việc làm hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi

- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc

* Nhiệm vụ 2: Đọc câu ca dao, tục ngữ và rút ra ý nghĩa

a Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản

thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới

b Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc các câu

ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng

xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ “Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

+ "Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao, tục ngữ, vận dụng kiến thức, hiểu biết

của bản thân để rút ra ý nghĩa của những câu ca dao, tục

ngữ đó

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Các câu dao, tục ngữ nói về mối quan hệ, ứng xử giữa các

thành viên trong gia đình:

+ Các thành viên trong gia đình cần luôn quan tâm, chia

sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau.

+ Mỗi thành viên cần thực hiện đúng quyền, trách nhiệm và

Trang 3

nghĩa vụ của bản thân; đồng thời cần có trách nhiệm chung

tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ an

vui và hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Gia đình là cội nguồn

của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi

người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm, chia sẻ,

yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau Đặc biệt, mỗi

thành viên cần phải có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo

lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ của an vui và hạnh

phúc.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm

hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7 – Phòng, chống

bạo lực gia đình.

1 HOẠT ĐỘNG 1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh, đọc trường hợp, thông tin và thực hiện yêu cầu

a Mục tiêu: HS kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến; phân tích được tác hại của hành

vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

b Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc trường hợp 1, 2 trong SHS tr.42

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1

nhiệm vụ) và yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình

ảnh SHS và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát 4 hình ảnh và chỉ ra những

hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình

ảnh.

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp và chỉ ra những hình

thức bạo lực gia đình được thể hiện trong thông tin

trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các hình thức bạo

lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.41, 42 và

trả lời câu hỏi

- HS rút ra kết luận về các hình thức bạo lực gia đình và

tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội theo hướng dẫn

của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh 1: bạo lực về thể chất

1 Các hình thức bạo lực gia đình

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình + Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,

+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động, )

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con

2 Tác hại của bạo lực gia đình

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong + Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,

Trang 4

+ Hình ảnh 2: bạo lực về tình dục

+ Hình ảnh 3: bạo lực về tinh thần

+ Hình ảnh 4: bạo lực về kinh tế

+ Trường hợp 1: bạo lực về thể chất (thể hiện qua chi

tiết: chồng chị H dùng vũ lực để đuổi chị và các con ra

khỏi nhà)

- GV rút ra kết luận các hình thức bạo lực gia đình và

tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới

* Nhiệm vụ 2: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

b Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS

tr.43, 44

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Dựa vào thông tin, nhận diện hành vi vi phạm pháp luật

của các chủ thể trong trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định của

pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp tr.43, 44, vận dụng

hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi

- HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng,

chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời:

+ Trong trường hợp trên, bố bạn V đã có nhiều hành vi

vi phạm pháp luật:

● Bạo lực về tinh thần đối với mẹ con bạn V (bố hay

mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ra

những tổn thương tinh thần cho mẹ con bạn V).

● Bạo lực về thể chất với mẹ con bạn V (bố đánh

mẹ đến mức phải nhập viện; dù được người thân

khuyên nhủ, nhưng bố vẫn thường xuyên đánh đập mẹ

con V vô cớ).

- GV rút ra ra kết luận về quy định của pháp luật về

phòng, chống bạo lực gia đình

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

3 Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một

số văn bản khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành, )

Trang 5

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo

* Nhiệm vụ 3: Đọc và sắp xếp các hành động theo trình tự

a Mục tiêu: HS biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

b Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc các hành động trong SHS tr.44 và

yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc và sắp xếp

các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi

xảy ra bạo lực gia đình.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách phòng,

chống bạo lực gia đình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các hành động SHS và thực hiện nhiệm vụ

- HS rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia

đình theo hướng dẫn của GV

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời

- GV rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia

đình

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp

- GV chuyển sang nội dung mới

4 Cách phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên cần:

+ Yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau

+ Thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình

- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện

nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ

an toàn

+ Trong khi xảy ra bạo lực:

● Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp

● Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm

● Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo

vệ trẻ em 111

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức

độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị

* Nhiệm vụ 4: Đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu

a Mục tiêu: HS biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

b Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc trường hợp trong SHS tr.45

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm

vụ), yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết việc làm của bạn K có ý

nghĩa gì trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy chỉ ra những việc bạn B đã làm

để phòng, chống bạo lực gia đình.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách phòng,

chống bạo lực gia đình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

5 Trách nhiệm của công dân và học sinh

- Mỗi thành viên gia đình cần thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của bản thân, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau để phòng, chống bạo lực gia đình

- HS cần chủ động học tập, tích cực làm việc nhà để phụ giúp cha mẹ, góp phần gắn kết giữa các thành viên trong gia đình

Trang 6

- HS đọc trường hợp SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về cách phòng chống bạo lực gia

đình theo hướng dẫn của GV

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày

- GV rút ra kết luận về cách phòng chống bạo lực gia

đình

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp

- GV chuyển sang nội dung mới

3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học.

b Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV Yêu cầu học sinh hoạt động cá

nhân

- GV yêu cầu học sinh làm bài tập

1,2,3 SHS tr.46,47,48 và trả lời theo

yêu cầu

1 Em đồng tình hay không đồng tình

với những ý kiến nào dưới đây? Vì

sao?

a) Vợ, chồng xô xát không phải là bạo

lực gia đình

b) Bố mẹ có quyền đánh con khi con

không vâng lời

c) Người chồng có quyền kiểm soát về

kinh tế trong gia đình

d) Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ,

không ảnh hưởng đến xã hội

e) Bạo lực gia đình không chỉ ảnh

hưởng ở hiện tại mà hệ luỵ kéo dài

đến cả tương lai

2 Em hãy phân tích tác hại của bạo

lực gia đình đối với bạn Ph, bạn N và

các thành viên trong gia đình của hai

bạn

3 Em hãy đọc các tình huống sau và

trả lời câu hỏi

Tình huống 1

– Em nhận xét như thế nào về hành vi

Bài tập 1:

- Ý kiến a) Không đồng tình Vì: hành vi xô xát (xung

đột, va chạm) giữa vợ, chồng là một biểu hiện của bạo lực gia đình

- Ý kiến b) Không đồng tình Vì: hành vi đánh đập con

cái (khi con không vâng lời) cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất)

- Ý kiến c) Không đồng tình Vì: việc kiểm soát kinh tế

trong gia đình của người chồng cũng là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về kinh tế)

- Ý kiến d) Không đồng tình Vì: bạo lực gia đình để lại

nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

- Ý kiến e) Đồng tình Vì: bạo lực gia đình gây những

ảnh hưởng nghiêm trọng, phức tạp và lâu dài cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

Bài tập 2:

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và người thân (trường hợp 1)

+ Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để

lo việc gia đình

+ Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương

+ Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên

đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn)

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn N và người thân (trường hợp 2)

+ Bạn N bị tổn thương tinh thần; luôn ở trong trạng thái

Trang 7

của bạn X?

– Nếu là bạn thân của bạn X và biết

chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X

như thế nào?

Tình huống 2

– Theo em, gia đình bạn X đã làm gì

để không xảy ra bạo lực gia đình?

– Em rút ra được bài học gì để áp

dụng cho bản thân và gia đình mình?

* Bài tập 4: Yêu cầu học sinh chọn

bạn sắm vai

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS làm bài tập 1,2,3,4 SHS

tr.46,47,48 và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, gợi ý

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

và thảo luận

- GV mời cá nhân báo cáo kết quả, đại

diện nhóm sắm vai

- GV tổng hợp ý kiến lên bảng

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ

sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới

buồn bã, căng thẳng

+ Bố bạn N cũng rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí; bị tổn thương về tinh thần khi bị mẹ bạn N thường xuyên xúc phạm, miệt thị

+ Hạnh phúc của gia đình bạn N có nguy cơ tan vỡ (bố của bạn N đã nghĩ đến việc li dị)

Bài tập 3:

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Nhận xét: hành vi của bạn X là không đúng, đây là

một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất)

- Lời khuyên: Nếu là bạn thân của X, em nên khuyên

X:

+ Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với

em gái nữa

+ Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi,

em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em

+ Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái

* Trả lời câu hỏi tình huống 2: Để không bị bạo lực

gia đình, bạn P nên:

- Nhẹ nhàng giải thích để dì hiểu rằng: bản thân còn nhiều bài tập cần phải hoàn thành, em sẽ cố gắng giúp dì những các công việc nhà phù hợp (khi trao đổi, cần tỏ thái độ hòa nhã, chân thành; tránh những lời nói, chủ chỉ, thái độ tiêu cực, mang tính thách thức)

- Tâm sự, chia sẻ hoàn cảnh với người thân, như: bố, mẹ ruột, ông bà,… để nhờ mọi người can thiệp, giúp đỡ hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để được

hỗ trợ

* Trả lời câu hỏi tình huống 3:

- Để không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, các thành viên trong gia đình bạn X đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau

- Bài học cho bản thân:

+ Quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với các thành viên trong gia đình

+ Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

+ Lên án, phê phán những hành vi bạo lực gia đình + Trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống bạo lực gia đình

Bài tập 4:

- Nếu là bạn thân của N, em sẽ khuyên N:

+ Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của bản thân

Trang 8

khi thấy gia đình mình và gia đình chú luôn trong tình trạng bất hòa, căng thẳng Từ đó, bày tỏ mong muốn: bố

mẹ và chú thím hãy bình tĩnh, trao đổi ôn hòa với nhau

để tháo gỡ những khúc mắc, hiểu lầm

+ Khuyên bố mẹ: trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ thái độ bình tĩnh, không nên sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn

+ Tâm sự, chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của những người thân khác, như: ông, bà,… hoặc gọi điện đến tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ (khi cần thiết)

4 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng

a Mục tiêu

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học

b Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Hoạt động dự án (nhóm) HS nộp sản

phẩm sau 1 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ

* Nhóm 1,2 Em hãy cùng với bạn làm

một sản phẩm (báo tường, cẩm nang/ sổ

tay bằng

giấy hoặc điện tử, ) để tuyên truyền về

phòng, chống bạo lực gia đình

* Nhóm 3,4 Em hãy chọn một trường hợp

bạo lực gia đình để phân tích nguyên

nhân, hậu quả, rút ra bài học về những

biện pháp để phòng, chống bạo lực gia

đình

phù hợp

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm

- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng

dẫn, chuẩn bị thực hiện nhiêm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo, nộp sản phẩm

- Đối với hoạt động dự án học sinh trình

bày sau 1 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức

Câu 1: Sản phẩm của học sinh Câu 2

(*) Trường hợp: Chị V, 40 tuổi, sức khỏe yếu và

đã có 2 con gái lớn nên không muốn sinh thêm con Tuy nhiên, anh T (chồng chị V) luôn thúc giục, ép buộc chị phải sinh thêm con thứ ba, với mong muốn có được một cậu con trai để “nối dõi tông đường”; thậm chí, anh T còn đe dọa: nếu chị

V không sinh được con trai, anh sẽ li dị với chị, đuổi 3 mẹ con chị ra khỏi nhà và kết hôn với người phụ nữ khác Áp lực từ sự thúc giục và lời đe dọa của chồng, khiến chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi

(*) Phân tích:

- Nguyên nhân:

+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai để “nối dõi tông đường”

+ Anh T thiếu sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng vợ

- Hậu quả:

+ Chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi + Hạnh phúc gia đình chị V đứng trước nguy cơ tan vỡ

- Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp:

+ Chị V và người thân trong gia đình nên phân tích

để anh T hiểu: “trọng nam khinh nữ” là tư tưởng lạc hậu, không phù hợp trong thời đại hiện nay; hiện tại, tuổi của chị V đã cao (40 tuổi) và sức khỏe đã suy giảm, nên việc mang thai và sinh con

Trang 9

thứ ba sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé Ví dụ: tỉ lệ em bé mắc phải các

dị tật bẩm sinh cao; nguy cơ sinh non,…

+ Chị V nên nhờ sự trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ của những người thân đáng tin cậy, tổ hòa giải hoặc trung tâm tư vấn tâm lí

Ngày đăng: 25/01/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w