1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoài đức – hà tây

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hoài Đức – Hà Tây
Tác giả Nguyễn Thị Thuý Vân
Người hướng dẫn TCDN 45B
Trường học Khoa Ngân Hàng – Tài Chính
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 236,74 KB

Nội dung

Trang 5 Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng caochất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơngthơn Hồi Đức – Hà tây”, em tập trung đi

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I 8

TÍN DỤNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ 8

THỊ TRƯỜNG 8

I Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1 Định nghĩa tín dụng 8

2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 9

3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 10

4 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 13

5 Các nghiệp vụ tín dụng 15

II Chất lượng tín dụng và vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 26

1 Chất lượng tín dụng 26

2 Các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng 27

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 32

CHƯƠNG II 37

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC 37

I Sơ lược về NHNo & PTNT huyện Hoài Đức 37

1, Lịch sử hình thành và phát triển 37

2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 42

3 Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp 45

4 Thực trạng hoạt động kinh doanh 47

II Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng trong mấy năm qua 55

1 Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng 55

2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng mấy năm qua 59

Trang 2

1 Những kết quả đạt được 70

2 Tồn tại trong vấn đề chất lượng hoạt động tín dụng 702.1 Ngân hàng chưa tự chủ được về mặt tài chính do đó kém chủ động trong việc đầu tư tín dụng 702.2 Danh mục sản phẩm tín dụng chưa phong phú, hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng 712.3 Thủ tục, hồ sơ vay vốn phức tạp, phiền hà 722.4 Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án, thờigian thẩm định món vay kéo dài, chất lượng thẩm định món vay còn hạn chế 722.5 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao, không đồng đều 732.6 Vòng quay vốn tín dụng thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao, Ngân hàngchưa chú trọng đầu tư vào các khoản tín dụng trung, dài hạn 732.7 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ khiến cho nợ quá hạn ngày càng nhiều 74CHƯƠNG III 76MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HOÀI ĐỨC 76

I Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức 76

II Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Hoài Đức 77

1 Tăng cường hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn giúp ngân hàng tự chủ nguồn vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng 77

2 Nghiên cứu, mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp với điềukiện kinh tế địa phương, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng doanh thu cho ngân hàng 79

3 Đơn giản quy trình thủ tục cho vay, có giải pháp hỗ trợ các khách hàng để

có thể cấp tín dụng đối với các hồ sơ không có tài sản đảm bảo 81

Trang 3

4 Cán bộ tín dụng nên chủ động tìm kiếm các dự án có tính khả thi, nâng cao

chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm định món vay 85

5 Tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ 86

6 Đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn, mở rộng tối đa quy mô hoạt động tín dụng 88

7 Định kỳ hạn nợ hợp lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, theo dõi chặt chẽ món vay, có kế hoạch xử lý thích hợp đối với các khoản vay đã quá hạn 91

III KIẾN NGHỊ 93

1 Đối với Nhà nước, cơ quan đại diện nhà nước tại địa phương 93

2 Đối với NHNo & PTNT Hà Tây 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến bước chuyển mình vô cùng nhanh chóng của các nước thuộc thế giới thứ ba, trong đó không thể không kể đến Việt Nam Nền kinh tế liên tục tăng trưởng khá cao đã làm cho Việt Nam được đánh giá là một trong những con rồng đang lên của Châu Á Hoà trong nhịp phát triển mau lẹ đó, ngành ngân hàng cũng đang có những bước tiến dài

và nhanh chóng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế nước nhà

Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng có một vị trí quan trọng và có vai trò rất lớn trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Với tư cách là trung gian tài chính quan trọng nhất, ngân hàng thương mại là đơn vị có khả năng tốt nhất có thể tập trung vốn từ những người thừa vốn và đem chúng đầu tư trở lại nền kinh tế dưới các hình thức tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng không chỉ chiếm một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế mà còn chiếm vị trí số một trong bản thân hoạt động của ngân hàng thương mại Nó là tài sản quan trọng nhất và là nguồn đem lại doanh thu chủ yếu, và lớn nhất cho các ngân hàng thương mại Chính vì tín dụng ngân hàng chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt như vậy nên việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu nó đã trở thành vấn đề được đông đảo người quan tâm, nghiên cứu chứ không riêng gì chỉ có bản thân các ngân hàng thương mại

Với xuất phát điểm như vậy, cộng thêm thực tế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức – Hà tây càng làm em có mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Thông qua nghiên cứu số liệu về thực tế hoạt động kinh doanh 5 năm gần đây (2002 – 2006) của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức – Hà tây, em đã có thể phần nào hoàn thiện, cụ thể hoá đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 5

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức – Hà tây”, em tập trung đi vào làm rõ và nghiên cứu một số nội dung quan trọng và được cấu thành các chương như sau:

* Chương I: Tín dụng và vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

* Chương II: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức.

* Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức.

Với một lòng biết ơn sâu sắc, Em xin được nói lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban lãnh đạo, Ông Nguyễn Danh Toàn – Giám đốc, Ông Bùi Mạnh Quân – Phó Giám đốc, Ông Bùi Văn Cải – Phó Giám đốc, Chú Lương Ngọc Thể - Phó Phòng tín dụng, Cô Trần Thị Kim Thoa - Trưởng Phòng kế toán- ngân quỹ, Cô Lê Thị Minh Thơ - Trưởng phòng hành chính-nhân sự cùng các

Cô, Chú, Tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, cung cấp cho em những số liệu và kiến thức thực tế để em có thể hoàn thành

đề tài này.

Em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên chính Thầy giáo Lục Diệu Toán, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

-Cuối cùng, Em xin được chân thành cảm ơn Khoa Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các Thầy Cô giáo trong khoa cũng như các Thầy Cô giáo trong trường đã dày công đào tạo, bồi dưỡng sinh viên chúng em suốt bốn năm đại học, trang bị cho chúng em kiến thức chuyên

Trang 6

ngành cũng như kiến thức thực tế, kiến thức xã hội,… để chúng em có thể vững vàng bước tiếp, giúp ích cho xã hội.

Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để em

có thể bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn nữa.

Hà nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007 Sinh viên: Nguyễn Thị Thuý Vân Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 45B Khoá: 45

Khoa: Ngân hàng – Tài Chính Trường: Đại học Kinh tế quốc dân

Trang 7

CHƯƠNG I TÍN DỤNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ

đó là phát sinh quan hệ vay mượn để thanh toán, đó chính là mầm mống hình thànhcủa tín dụng Ban đầu quan hệ đó chỉ mới hình thành giữa những người có quan hệbuôn bán với nhau, họ mua bán chịu của nhau hình thành nên tín dụng thương mại.Tuy nhiên, hình thức tín dụng này mang trong nó nhiều hạn chế và chỉ khi ngânhàng xuất hiện thì tín dụng ngân hàng mới khắc phục được hết những nhược điểmđó

Trong lịch sử, đã có rất nhiều các học giả nổi tiếng có những nghiên cứu vềtín dụng, đã có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về tín dụng Tuynhiên, có thể hiểu tín dụng dựa trên bề ngoài của nó là quan hệ giao dịch giữa haichủ thể, trong đó, một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trongmột thời gian nhất định đồng thời sẽ nhận lại tiền hoặc tài sản hoàn trả lại do bênkia cam kết Tuy vậy, bản chất của tín dụng là nhiều hơn thế Mác đã nghiên cứu tíndụng gắn với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và rút ra rằng “tín dụng là sự vận độngcủa tư bản cho vay”, điều đó có nghĩa bản chất của tín dụng là sự bóc lột của tư bảncho vay

Ngày nay, tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay Tuy nhiên, khi gắn tín dụng với một chủ thể đặc biệt là ngân hàng (hoặc các trung gian tài chính khác) thì tín dụng chỉ bao hàm nghĩa là ngân hàng cho vay Theo đó, tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng,

Trang 8

là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác, là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng chứa đựng rủi ro cao nhất cho Ngân hàng thương mại (NHTM)

Có thể hiểu, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng cao nhất của nền kinh

tế hàng hoá, nó biểu hiện mối quan hệ tín dụng bằng tiền và được thực hiện trên cơ

sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi giữa một bên là ngân hàng với một bên làphần còn lại của nền kinh tế

2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng.

Tín dụng luôn là một quan hệ kinh tế trong nền sản xuất hàng hoá Nền kinh

tế hàng hoá càng phát triển thì tín dụng càng có vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá Quá trình chuyên môn hoá nền kinh tế cao độ

đã giúp cho tín dụng ngân hàng phát triển ngày càng mạnh, phạm vi hoạt động ngàycàng rộng và tập trung hầu hết hoạt động tín dụng trong xã hội

Về bản chất, tín dụng ngân hàng là sự vận động của vốn tiền tệ thông quangân hàng Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính, bằng cácnghiệp vụ huy động vốn đã tập trung được phần lớn lượng tiền nhàn rỗi trong lưuthông và thông qua hoạt động tín dụng đã dùng chính nguồn vốn huy động này đểđầu tư lại xã hội với lãi suất thu được lớn hơn Tín dụng ngân hàng cũng mangtrong nó những đặc trưng cơ bản giống như tất cả các quan hệ tín dụng khác

Đặc trưng quan trọng nhất phải kể đến là tín dụng ngân hàng chỉ thay đổi vềquyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng Những người có vốnkhông biết đầu tư vào đâu nên đã nhượng quyền sử dụng phần vốn đó cho cácNHTM, đó là một hình thức đầu tư gián tiếp NHTM chỉ được sử dụng phần vốn đó

để cho vay, mua chứng khoán hay đầu tư xây dựng một công ty con, song, NHTMkhông có quyền sở hữu phần vốn đó Hàng kỳ, NHTM vẫn phải hoàn trả cho ngườigửi tiền một phần phí sử dụng nguồn vốn đó gọi là lãi và phải có trách nhiệm hoàntrả đủ gốc khi đến hạn Cũng giống như vậy, NHTM chuyển giao quyền sử dụngđồng vốn đó cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, những người có nhu cầu về vốn

Trang 9

và nhận được một khoản phí lớn hơn từ họ Những người nhận chuyển giao nàycũng có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ lãi và phần vốn gốc khi đến hạn.

Một đặc trưng khác là đặc trưng về thời hạn tín dụng Đối với tín dụng ngânhàng, thời hạn tín dụng cũng được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa ngânhàng và người đi vay dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi Thờihạn tín dụng được thoả thuận sao cho là hợp lý nhất với khả năng trả nợ của kháchhàng đồng thời thuận tiện nhất cho việc quản lý, kinh doanh của ngân hàng NHTMkhi tiến hành cấp tín dụng bao giờ cũng tiến hành phân tích, thẩm định món vay.Một khoản tín dụng chỉ được cấp khi nó thoả mãn được hầu hết các chỉ tiêu an toàn,

và sinh lời của ngân hàng

Cũng giống như các quan hệ tín dụng khác, Người sở hữu vốn tín dụng cũngđược nhận một phần thu nhập dưới dạng lợi tức Đó là kết quả trực tiếp của việcngười sở hữu vốn đã nhượng quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và từ bỏ mọi cơ hộisinh lợi do việc sử dụng đồng vốn mang lại trong một thời gian nhất định Phần thunhập đó được ngân hàng trích từ lợi nhuận do hoạt động của ngân hàng đem lại Đó

có thể là lợi nhuận từ việc ngân hàng đầu tư mua cổ phiếu, lợi nhuận từ việc cungcấp các dịch vụ tiện ích của ngân hàng hay lợi nhuận từ việc ngân hàng cấp tín dụngcho khách hàng Khi khách hàng được cấp tín dụng, họ tiến hành sản xuất kinhdoanh và thu lợi nhuận, một phần lợi nhuận từ đó được trích ra để trả lãi ngân hàng

và ngân hàng lại trích một phần lãi đó để trả lãi huy động cho những người sở hữuvốn tín dụng Chính vì vậy, phần thu nhập của người sở hữu vốn tín dụng chính làmột phần lợi tức từ việc sử dụng phần vốn đó đem lại

3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Như chúng ta đã biết, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính giữmột vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường Tín dụng ngân hàng là một hoạtđộng chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng có những vai trò nhất định

Trước tiên, tín dụng ngân hàng có vai trò đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanhnghiệp để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình táisản xuất phát triển Nền kinh tế thị trường chứng kiến một tốc độ tăng trưởng nhanh

Trang 10

của khối doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng

có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án, các kế hoạch và hầu hết chúng khôngthể chỉ dùng nguồn vốn của chủ Doanh nghiệp có rất nhiều cách để huy động vốnnhư phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu, vay các tổ chức kinh tế, hay vayngân hàng…Tuy nhiên, tìm đến tín dụng ngân hàng là cách phổ biến nhất mà cácdoanh nghiệp thường dùng

Với tư cách là trung gian điều hoà lượng cung cầu về vốn cho nền kinh tế,ngân hàng làm nhiệm vụ dẫn đường cho nguồn vốn chảy từ nơi thừa vốn tới nơithiếu vốn Tại một thời điểm luôn phát sinh hai loại nhu cầu là nhu cầu cho vay vốn

để hưởng lợi và nhu cầu vay vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.Hai nhu cầu này tuy ngược nhau song chúng cùng vì mục tiêu sinh lời và đều cótính chất tạm thời Qua ngân hàng, người thừa vốn có được một khoản thu nhập làphần lãi do họ đã nhượng lại quyền sử dụng phần vốn trong một thời gian nhất định,còn người thiếu vốn có được khoản vốn để đầu tư thông qua một khoản cấp tíndụng và phải trả phí cho khoản tín dụng đó Chính nhờ có khoản vốn nhận được từtín dụng ngân hàng mà các doanh nghiệp có thể tài trợ cho các dự án, kế hoạch sảnxuất kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất

Tín dụng ngân hàng còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tếkém phát triển và thúc đẩy những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển Xuất phát từchủ trương chính sách của Đảng và nhà nước , Ngân hàng nhà nước (NHNN) thựchiện chính sách ưu đãi đối với những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kinh tếkém phát triển nhưng cần thiết cho quốc kế dân sinh bằng việc quy định một khunglãi suất, các điều kiện ưu đãi dành cho các đối tượng này đối với các NHTM khi cấptín dụng Thông qua tín dụng ngân hàng, nhà nước vẫn có thể dành sự ưu tiên pháttriển cho những ngành kinh tế mũi nhọn hay những ngành kinh tế kém phát triểnsong không làm mất đi tính thị trường của việc phát triển các ngành đó Với nguyêntắc hoàn trả gốc và lãi đầy đủ và đúng hẹn của tín dụng ngân hàng đã giúp cácdoanh nghiệp tích cực hơn trong việc tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm thị trường cho sảnphẩm của mình, hiệu quả của đồng vốn được quan tâm, chú trọng hơn

Trang 11

Tín dụng ngân hàng cũng đóng vai trò quyết định tới sự ổn định của lưuthông tiền tệ Nền kinh tế thị trường chú trọng đến việc phát triển và lưu thông hànghoá gắn với việc ổn định lưu thông tiền tệ Tín dụng ngân hàng với những tính năng

ưu việt của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ.Trước hết, NHTM là kênh quan trọng nhất để đưa tiền vào lưu thông Thông quaNHTM, NHNN có thể kiểm soát được khối lượng tiền sao cho phù hợp với lượnglưu thông hàng hoá qua việc thay đổi một số công cụ của chính sách tiền tệ như thayđổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi tỷ lệ chiết khấu,…Tín dụng ngân hàng được thựchiện một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo khối lượng tiền cung ứng một cách phù hợpvới nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát nền kinh tế Xuất phát từchức năng phân phối vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được hoạtđộng kinh tế thông qua quá trình sử dụng các nguồn huy động để cấp tín dụng.Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đánh giá tình hình tiêu thụ sảnphẩm, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chi trả của khách hàngthông qua biến động số dư trong tài khoản tiền gửi của khách hàng Nghiệp vụ tíndụng đòi hỏi ngân hàng phải luôn dự trù nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra và có cácphương án khắc phục Để có thể phân tích rủi ro, các NHTM phải thường xuyênphân tích khả năng tài chính của khách hàng, có các biện pháp và kế hoạch giám sáthoạt động sản xuất kinh doanh của họ, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay,…Bằng

sự phân tích trên, các NHTM có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp đồng thời có thể có những can thiệp, tác động, góp ý kiến để có

sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết

Hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàngcòn tham gia tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại Đầu tư vốn ranước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã và đang là hai lĩnh vực hợptác kinh tế thông dụng giữa các nước, và vốn là yếu tố quyết định đầu tiên cho sựhợp tác này Do vậy, nhu cầu vay vốn không chỉ dừng lại ở các tổ chức tín dụng

Trang 12

đang tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, IMF, ADB…, thamgia vào các thị trường tài chính lớn trên thế giới cũng như có mở các đại lý ngânhàng tại các nước khác nhau trên thế giới Chính nhờ các đại lý ngân hàng này màquan hệ ngoại thương phát triển hơn, việc trả tiền trong hợp đồng xuất nhập khẩuđược nhanh hơn, ít tốn kém hơn, việc vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế vànước ngoài được thực hiện đơn giản hơn…Như vậy, đối với các nước có nền kinh tếđang phát triển như Việt Nam thì tín dụng ngân hàng chính là công cụ mở đườnggóp phần mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá, nguồn tín dụng bên ngoài là một trongcác nguồn góp phần mở rộng đầu tư phát triển kinh tế nước nhà.

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển củaNHTM Đối với một NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếunhất, là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tài sản có của ngân hàng Tuynhiên, tín dụng cũng là nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất trong hoạt động của NHTM

Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế cũngnhư trong hoạt động kinh doanh của bản thân NHTM Việc nâng cao chất lượnghoạt động tín dụng của NHTM là rất cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia cũngnhư phát triển hoạt động kinh doanh, tăng vị thế của NHTM

4 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng.

Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHTM được xây dựng dựa trên cơ sở một sốcác chính sách và nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinhlời cho hoạt động của ngân hàng Các nguyên tắc này được cụ thể và chi tiết hoátrong các quy định của NHNN và từng NHTM Ta có thể khái quát những nguyêntắc của tín dụng ngân hàng đó thành một số nguyên tắc như sau:

Thứ nhất là nguyên tắc hoàn trả đúng và đủ Điều đó có nghĩa là Ngân hàngkhi cấp tín dụng yêu cầu khách hàng của mình hoàn trả đủ khoản tiền gốc (vốn) vàlãi đúng hạn theo thời gian được thoả thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng

Sở dĩ như vậy là do các khoản tín dụng ngân hàng chủ yếu được hình thành từ cáckhoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn Ngân hàng có

Trang 13

trách nhiệm hoàn trả đủ gốc và lãi cho những nguồn này đúng hạn như đã cam kết,thoả thuận với khách hàng Chính vì vậy đây chính là nguyên tắc, điều kiện để ngânhàng tồn tại và phát triển

Trong thực tế, đôi khi ngân hàng vẫn tài trợ cho một số hoạt động mà khôngthu lãi, tuy nhiên đó chỉ là một số chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với kháchhàng riêng biệt chứ không phản ánh bản chất của hoạt động tín dụng Khi tổ chứchoạt động tín dụng, các NHTM thường xác định nguyên tắc này bằng cách xác địnhmức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp Điều đó có nghĩa các NHTM chấp nhậnmột mức rủi ro nhất định trong hoạt động tín dụng của mình, tức là trong khi cấp tíndụng ngân hàng vẫn chấp nhận một tỷ lệ nhất định không thu hồi được nợ Đồngthời các ngân hàng duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý, bảođảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng

Thứ hai là nguyên tắc về đảm bảo, cam kết sử dụng tín dụng đúng mục đích.Các ngân hàng khi cấp tín dụng luôn có điều kiện yêu cầu khách hàng của mình sửdụng khoản tín dụng đúng mục đích khách hàng đã thoả thuận với ngân hàng Đểđảm bảo nguyên tắc này các NHTM thường xây dựng cho mình một quy trình cấptín dụng thống nhất và khoa học, phù hợp thực tế và thông lệ chung Khi thẩm định,cán bộ tín dụng phải đảm bảo chỉ đồng ý cấp tín dụng trong điều kiện mục đích sửdụng tín dụng của khách hàng thoả thuận với ngân hàng không trái với các quy địnhcủa pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên Luật pháp quy địnhphạm vi hoạt động cho các ngân hàng, cùng với nó các ngân hàng khác nhau có thể

có mục đích và phạm vi hoạt động riêng khác nhau Khi ký kết hợp đồng tín dụng,mục đích tài trợ được ghi rõ để đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt độngtrái pháp luật và trái với các quy định của ngân hàng cấp trên

Thứ ba, ngân hàng tài trợ dựa trên phương án, dự án có hiệu quả Điều đó cónghĩa là ngân hàng sẽ luôn thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt Đây chính lànguyên tắc tiền đề cho thực hiện nguyên tắc thứ nhất Chỉ khi phương án, dự án củangười được cấp tín dụng là có hiệu quả thì khách hàng mới có khả năng trả nợ, ngânhàng mới có thể thu hồi được nợ gốc và lãi Các khoản tài trợ của ngân hàng phải

Trang 14

gắn liền với việc hình thành lên tài sản của người vay Đây là nguyên tắc để đảmbảo ngân hàng có thể thu hồi lại vốn Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngânhàng sẽ yêu cầu khách hàng có thêm tài sản đảm bảo khi vay.

5 Các nghiệp vụ tín dụng.

Quy luật phát triển của ngành ngân hàng cho thấy các NHTM muốn tồn tại,

mở rộng và phát triển thường thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng Việc mởrộng các hình thức tín dụng, bên cạnh việc phải xây dựng và thực hiện chính sáchtín dụng đúng đắn, các ngân hàng còn phải không ngừng đa dạng hoá các hình thứctín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Có nhiều cách thứckhác nhau để phân loại tín dụng, trong phạm vi bài viết này chúng ta đi vào nghiêncứu các nghiệp vụ tín dụng của các NHTM theo hình thức cấp tín dụng Theo cáchphân loại này, các nghiệp vụ tín dụng của NHTM được chia thành bốn loại đó làchiết khấu thương phiếu, cho vay, cho thuê tài sản và bảo lãnh(1)

5.1 Chiết khấu thương phiếu.

Thương phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, được hình thànhtrong quan hệ thương mại, chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụgiữa các bạn hàng với nhau Từ đặc điểm thương phiếu ta có thể thấy có hai loạithương phiếu là hối phiếu và lệnh phiếu Điểm khác nhau cơ bản giữa hối phiếu vàlệnh phiếu là người ký phát Hối phiếu do người bán ký phát để yêu cầu người muatrả một số tiền ghi trên hối phiếu, trong khi đó lệnh phiếu lại do người mua hàng kýphát cam kết trả một khoản tiền ghi trên lệnh phiếu cho người bán hay người thụhưởng

Thông thường thì người bán hay người thụ hưởng có thể nắm giữ thươngphiếu cho đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) Tuy nhiên, trong

(1)Luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi “ Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu

và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN”.

Trang 15

Người bán Người mua

Ngân hàng

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, người nắm giữ thương phiếu cần sử dụngvốn ngay và họ không thể chờ đến ngày đáo hạn thương phiếu khi đó họ có thểmang thương phiếu đến ngân hàng xin chiết khấu trước hạn Sau đây là sơ đồ luânchuyển thương phiếu

Số tiền ngân hàng ứng trước cho khách hàng phụ thuộc vào lãi suất chiếtkhấu, thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu Lãi suất thực từ việc chiết khấuthương phiếu mà ngân hàng nhận được chính là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi màngân hàng thu được với số tiền mà ngân hàng ứng trước cho khách hàng Bên cạnhviệc áp dụng lãi suất chiết khấu, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêmphần lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có liên quan đến rủi ro vàchi phí đòi tiền

Trang 16

Chiết khấu thương phiếu được coi là một nghiệp vụ tín dụng đơn giản, dựatrên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người ký tên trên thương phiếu Đểthuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường ký với khách hàng một hợp đồngchiết khấu trong đó quy định cấp cho khách hàng một hạn mức chiết khấu nhất địnhtrong kỳ Khi cần thiết, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu đến ngân hàng xinchiết khấu, Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu và thực hiện chiếtkhấu Do bản chất thương phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện nên có tốithiểu hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng do vậy độ an toàn của thương phiếu

là tương đối cao (trừ trường hợp ngân hàng ký miễn truy đòi đối với khách hàng).Thêm vào đó, NHTM có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứng nhucầu thanh khoản với chi phí thấp, vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản cókhả năng chuyển nhượng có tính thanh khoản cao

5.2 Cho vay.

Đây là hình thức cấp tín dụng phổ biến nhất của các NHTM Đối với hầu hếtcác NHTM thì nghiệp vụ tín dụng này chiếm một tỷ trọng và quy mô lớn nhất Đểthuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát… các NHTM thường chia nhỏnghiệp vụ cho vay thành các nghiệp vụ nhỏ hơn dễ theo dõi quản lý hơn Thôngthường thì các NHTM thường phân nghiệp vụ cho vay thành một số nghiệp vụ nhưthấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển,cho vay trả góp, cho vay gián tiếp,… Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu từng nghiệp vụnhỏ để thấy xem vì sao các NHTM lại phân chia chúng như vậy, chúng khác nhaunhư thế nào?

+ Thấu chi

Đây là một nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay đượcchi vượt (trội) trên số dư tiền gửi thanh toán của họ đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn đó được gọi là hạn mức thấu chi

Để được sử dụng dịch vụ thấu chi, khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng(có cung cấp dịch vụ thấu chi) mà mình mở tài khoản thanh toán hạn mức thấu chi

và thời gian thấu chi (khách hàng có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng)

Trang 17

y Trục y: Số dư tiền gửi thanh toán (đồng)

Trục x: Thời gian

Hạn mức thấu chiVay ngân hàng (thực hiện thấu chi)

x Số dư tiền gửi thanh toán

Hình 1.2: Thấu chiTrong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, muathẻ,…vượt qua số dư tiền gửi thanh toán để chi trả song phải trong hạn mức thấuchi Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc vàlãi dựa trên số tiền thực tế chi vượt và thời gian thực tế sử dụng số tiền đó Trongtrường hợp khách hàng chi vượt quá hạn mức thấu chi thì các khoản chi vượt quáhạn mức đó sẽ phải chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này

Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về mặtthời gian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoánngân quỹ song không chính xác Do vậy hình thức cho vay này tạo điều kiện thuậnlợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán được chủ động, nhanh và kịp thời

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn

là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trongtháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng,…Hình thức này thường chỉ được sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy caothu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn

+ Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của cácNHTM đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có đủđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng chỉ sử dụng vốn chủ sởhữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sảnxuất đặc biệt mới đi vay ngân hàng, điều đó có nghĩa là vốn ngân hàng chỉ tham giavào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh

Trang 18

Quy mô vay

Quy mô và thời gian cho vay

Hình 1.3: Cho vay từng lầnMỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụngvốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy

mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếucần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khácnhau Quy mô cho vay được tính trên cơ sở nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanhtrừ đi vốn tự có và các nguồn vốn khác tham gia, trong đó nhu cầu vốn cho sản xuấtkinh doanh không tính đến giá trị các tài sản và chi phí không thuộc đối tượng tàitrợ của ngân hàng

Ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi dựa trên từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng tíndụng Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mụcđích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng cóquyền thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thảnổi theo thời điểm tính lãi Nghiệp vụ cho vay từng lần là một nghiệp vụ tương đốiđơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vàogiá trị của tài sản đảm bảo

+ Cho vay theo hạn mức

Cho vay theo hạn mức là một nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng thoảthuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là số dư nợ tối

đa mà khách hàng có thể được cấp tại thời điểm tính Hạn mức đó có thể tính cho cả

kỳ hoặc cuối kỳ

Trang 19

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhucầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Ngân hàng sẽ tiến hành ước lượng vàduyệt hạn mức tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu vốn thực tế của khách hàng trong

kỳ Hạn mức được duyệt trong kỳ là hạn mức mà theo đó khách hàng có thể thựchiện vay trả nhiều lần trong kỳ song tại mọi thời điểm trong kỳ dư nợ tối đa bằnghạn mức tín dụng (hình 1.4) Khác với nó, hạn mức tín dụng được duyệt cuối kỳ lạicho phép khách hàng có thể vay trả nhiều lần trong kỳ với mức dư nợ nhiều hơn hạnmức cuối kỳ, tuy nhiên khách hàng phải trả bớt nợ để đảm bảo tại thời điểm cuối kỳ

số dư nợ nằm trong giới hạn của hạn mức tín dụng (hình 1.5)

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộpcác chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Ngânhàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ và quyết định giảingân hay không giải ngân

Dư nợ

Hạn mức được duyệt trong kỳ

Dư nợ trong kỳThời gian

Hình 1.4: Cho vay theo hạn mức (hạn mức được duyệt trong kỳ)

Dư nợ

Hạn mức được duyệt cuối kỳ

Dư nợThời gian

Hình 1.5: Cho vay theo hạn mức (Hạn mức được duyệt cuối kỳ)

Hình thức cấp tín dụng này rất thuận tiện cho các khách hàng có nhu cầu vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình hoạt động sản

Trang 20

xuất kinh doanh Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ,khách hàng có quyền thanh toán bất kỳ thời gian nào nằm trong thoả thuận cấp hạnmức tín dụng của ngân hàng Chính vì không bị bó buộc về mặt thời gian trả nợ nênkhách hàng có điều kiện trong việc chủ động ngân quỹ của mình Tuy vậy, ngânhàng lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay do cáclần vay không được tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể Ngân hàng chỉ có thể pháthiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

+ Cho vay luân chuyển

Đây là nghiệp vụ cho vay dựa trên tính luân chuyển của hàng hoá Doanhnghiệp khi mua hàng hoá có thể thiếu vốn Phần thiếu đó sẽ được bù đắp bằng việcvay ngân hàng Điều đó có nghĩa là ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay để muahàng hoá và sẽ thu hồi nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý,người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển, ngân hàng sẽ cùng với khách hàngthoả thuận về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá vàkhả năng tiêu thụ hàng hoá Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong mộtnăm hoặc nhiều hơn, đó không phải là thời gian để khách hàng hoàn trả vốn mà làthời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và có các quyếtđịnh mới như tiếp tục cho vay hay không, có tăng hạn mức tín dụng không…dựatrên mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính củakhách hàng

Cho vay

Dự trữ hàng hoá (tăng khi mua

và giảm khi bán)Vay

Trả Thời gian

Hình 1.6: Cho vay luân chuyển

Trang 21

Cho vay theo hình thức này dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá cho nênđặt cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải tiến hành nghiên cứu kế hoạch lưuchuyển hàng hoá để có thể dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới Người vayphải cam kết rằng toàn bộ các khoản tiền vay sẽ được trả cho người bán hàng vàmọi khoản thu do bán hàng đều được dùng để trả vào tài khoản tiền vay cho tới khihoàn trả đủ khoản vay mới được trích trả lại vào tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng Khi có nhu cầu vay, khách hàng chỉ cần gửi tới ngân hàng các chứng từhoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân và trả tiềncho người bán Theo đó, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn hợp lệ, hợp pháp,đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay, thu nhập do bán hàngđều là nguồn để trả nợ cho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ nhấtđịnh tuỳ thuộc vào khối lượng vay và mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng.Vật đảm bảo cho khoản vay chính là hàng hoá trong kho và các khoản phải thu củakhách hàng

Hình thức cho vay luân chuyển thường được các ngân hàng áp dụng cho cácdoanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ sảnphẩm ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên và có uy tín với ngân hàng.Hình thức cho vay này cũng rất thuận tiện cho khách hàng, họ chỉ cần thực hiện thủtục vay một lần cho nhiều lần vay, được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời do vậy sẽthuận lợi hơn trong việc thanh toán tiền hàng cho người cung cấp Tuy nhiên, nếudoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá thì ngân hàng cũng khótrong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng

+ Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Hình thức cho vaynày thường được áp dụng cho những khoản cấp tín dụng trung, dài hạn, tài trợ chotài sản cố định hoặc hàng lâu bền Số tiền trả nợ mỗi lần thường được trích từ nguồnkhấu hao và thu nhập sau thuế của dự án hoặc thu nhập hàng kỳ của người tiêudùng, nó được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng

Trang 22

Ngân hàng Trung gian (tổ, hội…)Khách hàng (nông dân, người buôn bán nhỏ…)

Các ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông quahạn mức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ tiền hàng mà kháchhàng đã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền hàng sau khi bán hàng từphía ngân hàng và nhận làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả trựctiếp cho ngân hàng Đây là hình thức tài trợ cho người mua, khuyến khích tiêu thụhàng hoá

Hình thức cho vay này có độ rủi ro cao cho ngân hàng do tài sản thế chấp củakhách hàng thường là chính hàng hoá mà họ mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộcvào thu nhập đều đặn của người vay Nếu xẩy ra tình huống người vay mất việchoặc ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnhhưởng Chính vì vậy lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suấtcho vay của ngân hàng

+ Cho vay gián tiếp

Chiếm tỷ trọng phần lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng là hình thứccho vay trực tiếp, tuy nhiên bên cạnh đó các ngân hàng cũng phát triển thêm hìnhthức cho vay gián tiếp tức là cho vay thông qua các tổ chức trung gian

(1)(2)

(1) Phân tích tín dụng trước khi cho vay

(2) Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng

(3) Các tổ chức trung gian thu hộ nợ cho ngân hàng

Hình 1.7: Cho vay gián tiếpNgân hàng cho vay thông qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, HộiNông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, tổ dân phố…Các tổ chức này thườngliên kết các thành viên theo những mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫnnhau, bảo vệ quyền lợi các thành viên Việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói,giảm nghèo luôn được các tổ chức này quan tâm

Trang 23

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầuvào của quá trình sản xuất Theo hình thức này, Ngân hàng sẽ ký hợp đồng tín dụngvới người vay, sau khi người vay mua hàng (nguyên vật liệu cho sản xuất, câygiống, con giống,…), người bán sẽ tập trung các hoá đơn bán hàng gửi đến ngânhàng đề nghị thanh toán Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho người bán và tiếnhành thu nợ của người mua Việc cho vay theo hình thức này sẽ hạn chế người vay

sử dụng tiền sai mục đích

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng cho thị trường có nhiều món vaynhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Áp dụng hình thức cho vay này sẽ tiếtkiệm chi phí cho vay cho ngân hàng (chi phí phân tích, giám sát, thu nợ…) Tuynhiên, hình thức cho vay này cũng bộc lộ những khiếm khuyết Nhiều trung gian đãlợi dụng vị thế của mình để tăng lãi suất cho vay hoặc giữ lấy số tiền của các thànhviên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chấtlượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn

5.3 Cho thuê tài sản (thuê-mua).

Hoạt động tín dụng của NHTM chủ yếu là hoạt động cho vay để khách hàngmua sắm tài sản Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khách hàng không đủ hoặc chưa

đủ điều kiện để vay vốn Để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêucầu của khách hàng để cho khách hàng thuê Vì tài sản thuộc quyền sở hữu củangân hàng nên ngân hàng có quyền thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khingười thuê không trả được nợ, do đó góp phần làm giảm thiệt hại cho ngân hàng

Cho thuê có hai hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tàichính Cho thuê nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn, người đi thuêkhông có dự định “mua” tài sản đó để sử dụng lâu dài Khác với nó, cho thuê tàichính lại đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian dài và người đi thuê có quyền mualại tài sản khi hết hợp đồng thuê Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là chothuê tài chính

Các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài sản bằng cách trực tiếp mua tàisản để cho thuê, mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại, thuê tài sản để cho

Trang 24

thuê, hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê Ngân hàng sẽ lựa chọn phương thức phùhợp và có lợi nhất Do tài sản cho thuê thường là tài sản cố định cho nên hoạt độngcho thuê được xếp vào tín dụng trung, dài hạn Lãi suất cho thuê thường cao do baogồm chi phí tìm kiếm nhà cung cấp, chi phí dàn xếp và phụ thuộc vào thời gianthuê.

Ngân hàng gặp rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có lãi, không trảđược tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Nhiều tài sản thuê thuộc loại đặc chủng, khóbán, khó cho thuê lại, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao,… nên rủi ro cho thuê rất caođối với ngân hàng Ngân hàng có thể yêu cầu người thuê mua bảo hiểm tài sản, lậpPhòng cho thuê hoặc Công ty cho thuê để thực hiện và quản lý hoạt động chothuê…

5.4 Bảo lãnh (tái bảo lãnh).

Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) dưới hìnhthức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên thứ ba (ngườihưởng bảo lãnh) thay cho khách hàng của ngân hàng (bên được bảo lãnh) khi họkhông thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết Ngân hàng cung cấp cho kháchhàng của họ một số dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảođảm hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn), hay bảo lãnh đảm bảo thanh toán

Thực chất bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, ngân hàng khôngphải xuất tiền ngay khi nhận bảo lãnh do vậy nó được coi như tài sản ngoại bảng.Tuy nhiên, khi khách hàng không thực hiện được cam kết thì ngân hàng phải thựchiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ ba Khoản chi trả này được xếp vào loại tài sản

“xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn Chính vì thế, bảo lãnh cũng chứa đựngcác rủi ro như một khoản cho vay và đòi hỏi ngân hàng phải phân tích khách hàngnhư khi cho vay

Bảo lãnh của ngân hàng tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi

ro Trách nhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng và ngân hàng chỉ phải thựchiện nghĩa vụ chi trả khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba

Trang 25

Do có sự liên hệ giữa ngân hàng và khách hàng nên sẽ đảm bảo hơn việc thực hiệncác cam kết của khách hàng Khi có tổn thất xẩy ra, bảo lãnh góp phần làm giảm bớtthiệt hại tài chính cho bên thứ ba Để hạn chế rủi ro, bên thứ ba có thể yêu cầu đíchdanh ngân hàng bảo lãnh và hình thức bảo lãnh Phát hành thư bảo lãnh có áp dụngcho mọi loại bảo lãnh Bảo lãnh thanh toán được thực hiện dưới hình thức mở thưtín dụng Bảo lãnh vay vốn (thường vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài) đượcthực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu Thư bảo lãnh hay hối phiếu phải đượcngân hàng ký với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả tiền cho bên thứba.

Ngoài ra, người ta có thể phân loại các nghiệp vụ tín dụng theo các tiêu thứckhác như phân theo tài sản đảm bảo thì có nghiệp vụ tín dụng có tài sản đảm bảo vànghiệp vụ tín dụng không có tài sản đảm bảo Nếu phân theo thời gian thì có thểphân thành tín dụng ngắn hạn, và tín dụng trung và dài hạn

II Chất lượng tín dụng và vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

1 Chất lượng tín dụng.

Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất song cũng chứa đựngnhiều rủi ro nhất cho hoạt động của NHTM Để hạn chế rủi ro, giảm bớt thiệt hại,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM thường đặt ra yêu cầu nâng caochất lượng hoạt động tín dụng Có thể hiểu chất lượng hoạt động tín dụng là vốnngân hàng đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó tạo ra mộtlượng tiền lớn hơn đủ để trang trải mọi chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả đầy đủ chongân hàng cả gốc lẫn lãi khi đến hạn Vậy, đơn giản có thể hiểu chất lượng hoạtđộng tín dụng là việc đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Người ta nghiên cứu chất lượng tín dụng dựa trên ba giác độ đó là từ phíakhách hàng, từ phía xã hội và từ bản thân ngân hàng Việc nâng cao chất lượng tíndụng phải đảm bảo cả ba góc độ đó

Trang 26

Đối với khách hàng, chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM thể hiện ởviệc ngân hàng thoả mãn được bao nhiêu trong số những yêu cầu của họ Thườngthì khách hàng luôn mong muốn ngân hàng giải ngân thật nhanh, qui trình thủ tục

hồ sơ đơn giản, lãi suất thấp và thường không muốn bị giám sát trong quá trình sửdụng vốn vay

Từ góc độ của nền kinh tế, chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM thểhiện ở chỗ hoạt động đó đem lại bao nhiêu lợi ích cho xã hội, nó có thoả mãn đượccác tiêu thức phát triển nhanh và bền vững không, có tuân thủ luật pháp hay không

và nó đóng góp vào bao nhiêu phần trăm tăng trưởng

Từ trực tiếp NHTM, chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện ở chỗ nó có thoảmãn hết các kế hoạch, chỉ tiêu của cấp trên hay không, có đem lại cho ngân hàngmột nguồn thu ổn định và tăng trưởng hay không, có thoả mãn chính sách cạnhtranh của ngân hàng hay không…

Nhìn chung, việc nghiên cứu chất lượng tín dụng cần dựa trên sự tổng hoàcủa cả ba nhân tố đó trong đó nhân tố bản thân ngân hàng là nhân tố chính quantrọng nhất

2 Các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng ngân hàng là một phạm trù vừa cụ thể vừa trìu tượng, ta

có thể đánh giá nó thông qua một số tiêu thức sau:

2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn.

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng củaNHTM Nó được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa số nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉtiêu này cho biết trong mỗi 100 đơn vị tiền tệ ngân hàng cấp tín dụng thì có baonhiêu đơn vị tiền tệ ngân hàng không có khả năng thu hồi đúng hạn tại thời điểmxác định Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao Nếu

tỷ lệ này quá cao thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong đó có thểphải đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán thậm chí là phá sản

Trang 27

Nợ quá hạn

Tổng dư nợCác NHTM Việt Nam chia nhóm các khoản nợ của họ để dễ dàng trong việctheo dõi và điều chỉnh, 5 nhóm nợ của NHTM là các nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợcần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn(1) Nợ từ nhóm

2 đến nhóm 5 được coi là nợ quá hạn, các nhóm 3, 4, 5 được gọi là nhóm nợ xấu(2).Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng sẽ tiếnhành chuyển nợ quá hạn (quá trình chuyển nhóm nợ quá hạn có thể chuyền dầntừng nhóm hay chuyển ngay xuống các nhóm nợ xấu hơn tuỳ theo tính chất từng sựkiện) và tiến hành trích lập dự phòng theo một tỷ lệ nhất định ứng với từng nhóm

nợ(3) Nguồn dự phòng chính là nguồn quan trọng ngân hàng sử dụng khi tiến hành

xử lý rủi ro tín dụng(4)

Nhóm nợ xấu là nhóm nợ quá hạn mang lại rủi ro cao hơn cho NHTM do đó

tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu cần được xem xét khi đánh giá chất lượng tín dụngcủa ngân hàng

các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, và 5 theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ nợ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”

dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Trang 28

tốt Tỷ lệ nợ xấu nhỏ chứng tỏ nợ xấu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn,điều này có nghĩa rủi ro với ngân hàng là ít, chất lượng tín dụng là tốt Có hainguyên nhân chính khiến cho hoạt động tín dụng ngân hàng xuất hiện các khoản nợquá hạn đó là do việc định kỳ hạn nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh củakhách hàng hay do khách hàng làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc không có khả năngtrả khoản nợ Cả hai nguyên nhân đều dẫn đến hệ quả là người vay không có khảnăng trả nợ đúng hạn và ngân hàng thì gia tăng thêm nợ quá hạn Ngân hàng có thểgia hạn kỳ hạn nợ cho khách hàng hoặc có các kế hoạch giúp khách hàng phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư có lãi để có thu nhập trả nợ ngân hàng.

2.2 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng.

Đây là chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng để đánh giá hiệu quả củahoạt động tín dụng nói chung, chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng Lợi nhuậnthu được từ hoạt động tín dụng được xác định theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Doanh thu từ hoạt động tín dụng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu từ hoạt độngtín dụng đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quảhoạt động tín dụng là lớn

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng qua chỉ tiêu lợi nhuậnthu được người ta còn dùng chỉ tiêu Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn Chỉ tiêu nàycho biết một đồng dư nợ mang lại bao nhiêu đồng lãi (lợi nhuận) cho ngân hàng:

Hệ số sinh lãi trên 1 đồng vốn Tổng lợi nhuận từ nghiệp vụ tín dụng

Tổng dư nợDoanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cáchoạt động sinh lời của NHTM Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càng cao, Hệ sốsinh lãi trên 1 đồng vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tín dụng cànglớn Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cũng là tiêu chỉ tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp

Trang 29

nào trong đó có NHTM Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao lại gắn liền với rủi ro cànglớn Hai chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau vì vậy, NHTM cần cân nhắctrong việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận để đạt được cả hai mục tiêu là an toàn

và sinh lời một cách tốt nhất

2.3 Tốc độ luân chuyển vốn

Tốc độ luân chuyển vốn hay còn gọi là vòng quay vốn tín dụng là tỷ lệ giữadoanh số thu nợ và dư nợ bình quân Nó cho biết trong kỳ trung bình đồng vốnđược quay vòng bao nhiêu lần, tức là nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

và lưu thông hàng hoá nhiều hay ít

Doanh số thu nợTốc độ luân chuyển vốn

Trang 30

Tổng nguồn huy động

Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngânhàng càng cao và ngược lại NHTM có toàn quyền cho vay trên tổng số huy độngsau khi đã thực hiện nghĩa vụ trích nộp dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ được NHNN quyđịnh(1) Tuy nhiên, hệ số sử dụng vốn vay lớn hơn 1 chứng tỏ ngoài nguồn vốn huyđộng được, ngân hàng còn sử dụng thêm cả nguồn vốn chủ sở hữu để cho vay, tức

là nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay

2.5 Tổng dư nợ.

Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, phản ánh số dư của hoạt động tíndụng tại một thời điểm là bao nhiêu Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khả năng mở rộngtín dụng của ngân hàng, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng,phát triển hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng là tốt Tuy nhiên, không phảilúc nào việc tăng tổng dư nợ cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt Tổng dư nợtăng mà tỷ lệ nợ quá hạn không có sự thay đổi hoặc gia tăng cũng chứng tỏ sự đixuống của chất lượng hoạt động tín dụng

Nghiên cứu tổng dư nợ để thấy được chất lượng hoạt động tín dụng người taxem xét một số chỉ tiêu như sau:

(1) NHNo & PTNT Hoài Đức thực hiện việc trích nộp dự trữ bắt buộc theo Quy định 796/QĐ-NHNN của NHNN như sau: Đối với tiền gửi dưới 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 4% cho VNĐ và 8% cho đồng ngoại tệ; Đối với tiền gửi từ 12 tháng đến 24 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% cho cả VNĐ và ngoại tệ.

Dư nợ bình quân một cán bộ tín dụng (một cán bộ) cho biết trung bình mộtcán bộ tín dụng (một cán bộ) phụ trách bao nhiêu đồng dư nợ Tỷ số này càng lớn

Tổng dư nợ

Số khách hàng

Trang 31

chứng tỏ mỗi một cán bộ tín dụng có khả năng đảm nhiệm một khoản tín dụng lớn,doanh thu bình quân từ hoạt động tín dụng lớn do đó lợi nhuận bình quân mỗi cán

bộ tín dụng (cán bộ) làm ra cũng lớn, hiệu quả của hoạt động tín dụng được nângcao Tuy nhiên, nếu dư nợ trên một cán bộ tín dụng (một cán bộ ) quá lớn lại là biểuhiện của áp lực công việc quá lớn, một cán bộ tín dụng (một cán bộ) bị giao quánhiều việc có thể ảnh hưởng tới việc theo dõi và kiểm soát món vay Tỷ số này tăngquá nhanh giữa hai kỳ liên tiếp cũng có thể chỉ là biểu hiện của việc cắt giảm số cán

bộ tín dụng (số cán bộ) hay là kết quả của việc mở rộng quy mô tín dụng ồ ạt.Những trường hợp đó đều có ảnh hưởng xấu đến chất lượng của hoạt động tín dụng

Dư nợ bình quân một khách hàng cho biết trung bình một khách hàng cóquan hệ tín dụng với ngân hàng có số dư nợ là bao nhiêu Tỷ số này càng cao thì cáccán bộ tín dụng càng đỡ tốn công sức và thời gian để kiểm tra và thẩm định kháchhàng mới, ứng với mỗi khách hàng hiệu quả hoạt động tín dụng là cao hơn, chấtlượng hoạt động tín dụng tốt hơn Việc phát triển sản phẩm cho vay gián tiếp qua tổnhóm, qua người bán lẻ các sản phẩm dịch vụ có thể làm giảm dư nợ bình quân mộtkhách hàng, tuy nhiên nó không làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng do ưuđiểm của loại sản phẩm này mang lại Ngược lại, dư nợ bình quân một khách hàngquá cao lại tiềm ẩn rủi ro lớn hơn đối với ngân hàng do rủi ro từ mỗi khách hàng làlớn hơn

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

3.1 Nhân tố khách quan.

Cũng giống như tất cả các hoạt động khác, hoạt động tín dụng của NHTMcũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan như môi trường pháp lý, môitrường kinh tế hay sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội

Môi trường kinh tế

Trang 32

Môi trường kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụngngân hàng Thực vậy, thực trạng nền kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng tín dụng của NHTM, môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thểtham gia vào nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả là tiền đề thúc đẩy mở rộngquy mô tín dụng, do đó chất lượng hoạt động tín dụng cũng được nâng lên Nhữngbiến động trong nền kinh tế là khó dự đoán trước, các chuyên gia, những nhà ngânhàng vẫn cứ dự đoán những xu thế biến động của nền kinh tế song không phải lúcnào những dự đoán đó cũng đúng Điều đáng nói là, khi những dự đoán là khôngchính xác, khi những diễn biến xẩy ra ngoài dự đoán thì tác động của nó tới hoạtđộng tín dụng của ngân hàng là như thế nào? Lãi suất trong các hợp đồng tín dụngthường được xác định từ khi ký kết hợp đồng tín dụng và những sự việc ngoài dựđoán xẩy ra trong tương lai như làm giảm lãi suất thực, khách hàng đột ngột phásản…có thể làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng

Môi trường pháp lý

Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chấtlượng hoạt động tín dụng ngân hàng Thực vậy, NHTM là một tổ chức kinh tếchuyên kinh doanh tiền tệ, nó cũng chịu sự điều tiết và chi phối bởi hệ thống luậtpháp, những quy định pháp lý của NHNN Một hệ thống pháp luật thiếu tính đồng

bộ, chưa hoàn thiện sẽ là một cản trở lớn cho hoạt động của các thành phần kinh tếtrong đó có NHTM Bất kỳ những thay đổi nào trong hệ thống pháp lý là khó đoántrước đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượngcủa các hoạt động kinh tế trong đó có chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.Thử lấy một ví dụ đơn giản, nếu NHNN ngay lập tức đưa ra một tỷ lệ dự trữ bắtbuộc mới lớn gấp 2 lần tỷ lệ cũ thì các NHTM sẽ phải làm những gì để có thể điềuchỉnh, họ ngay lập tức không thể cho vay tiếp, phải vay mượn, hay phải thu hồi một

số khoản tín dụng đã cấp…

Môi trường chính trị - xã hội

Trang 33

Môi trường chính trị - xã hội ổn định cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc

mở rộng đầu tư, mở rộng tín dụng Sự bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội sẽ kéotheo hàng loạt các vấn đề mà dễ nhận thấy hơn cả là sự bất ổn trong kinh tế Mộtmôi trường chính trị - xã hội không ổn định sẽ không phải là một môi trường hấpdẫn để thu hút đầu tư, do đó việc mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn, rủi

ro cho nền kinh tế càng lớn và không loại trừ cho hoạt động tín dụng ngân hàng

Chất lượng của công tác thẩm định dự án:

Thẩm định dự án là khâu quan trọng trước khi ngân hàng quyết định có cấptín dụng hay không cấp tín dụng Việc thẩm định giúp ngân hàng xem xét toàn diện

dự án, từ đó xác định được tính khả thi của dự án cũng như rủi ro của dự án, khảnăng trả nợ của khách hàng Chất lượng của công tác thẩm định càng cao thì kéotheo chất lượng của hoạt động tín dụng càng cao Cũng trong quá trình thẩm định,ngân hàng có thể tư vấn giúp khách hàng hoàn thiện dự án, xác định các chỉ tiêuphù hợp với dự án, phù hợp với khả năng của khách hàng như chỉ tiêu về thời hạntrả nợ, về chu kỳ trả nợ, …

Trang 34

Công tác tổ chức hoạt động tín dụng.

Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, quy mô tín dụng, loạihình tín dụng…Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổ chức bài bản thìchất lượng của hoạt động tín dụng càng cao Thực vậy, việc tổ chức hoạt động tíndụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, sức lực, phát huyhết năng lực của nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc, do đó nâng cao hiệu quảcủa hoạt động tín dụng

Chất lượng của đội ngũ nhân sự:

Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho cùng vẫn là đội ngũ nhân lựccủa ngân hàng Chính con người là yếu tố tạo lên mọi thứ còn lại Đội ngũ cán bộtín dụng là những người trực tiếp thực hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng, lànhững người tiến hành thẩm định, nghiên cứu khách hàng, quyết định cho vay haykhông…Vì nguồn nhân lực có vai trò quan trọng như vậy nên chất lượng của nguồnnhân lực là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động tín dụng ngân hàng

3.3 Nhân tố khác.

Khách hàng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng củahoạt động tín dụng ngân hàng Khách hàng kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chínhkhông lành mạnh, sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình trì hoãn việc trả nợ, hay cóchủ tâm lừa đảo…tất cả những vấn đề đó khi xẩy ra đều có ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng thu hồi nợ của ngân hàng, nợ quá hạn gia tăng, chất lượng của hoạt độngtín dụng ngân hàng bị giảm sút

Mỗi nguyên nhân đều có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng hoạtđộng tín dụng ngân hàng Việc khách hàng làm ăn thua lỗ ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng trả nợ ngân hàng do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồnthu nhập chính của khách hàng dùng để trả nợ Điều tương tự khi khách hàng sửdụng vốn vay sai mục đích ban đầu đã ký với ngân hàng mà ví dụ điển hình là việckhách hàng dùng nợ để tài trợ cho nợ Việc sử dụng khoản cấp tín dụng để tài trợcho các khoản nợ khác của doanh nghiệp không thuộc đối tượng được cấp tín dụng

Trang 35

của NHTM, điều đó rất dễ dẫn đến tình trạng nợ cửa sau chồng chất và càng làmcho nguy cơ mất khả năng thanh toán của khách hàng tăng lên, do đó tăng rủi ro chohoạt động tín dụng ngân hàng.

Vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và có đủkhả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng Điều tồi tệ chính là khi kháchhàng cố tình trì hoãn việc trả nợ hoặc nghiêm trọng hơn là khách hàng cố tình lừađảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng Khách hàng có thể có một bộ hồ sơ rất hoànhảo để trình ngân hàng và nếu việc thẩm định của ngân hàng không thể phát hiện ravấn đề thì khoản cấp tín dụng sẽ rất khó để thu hồi

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC.

I Sơ lược về NHNo & PTNT huyện Hoài Đức.

Trang 36

Các chi nhánh:

* Ngân hàng cấp 3 Cát Quế: Cát Quế, Hoài đức, Hà tây Điện thoại: 034.669279

* Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng: Kim Chung, Hoài Đức, Hà tây

Nghị định số 53 ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) về việc thành lập cácngân hàng chuyên doanh thương mại là tiền đề cho sự ra đời của Ngân hàng pháttriển nông nghiệp Việt Nam, lúc đó Hoài Đức đã được sáp nhập vào Thủ đô Hà nộiđược 12 năm(1) Thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng ngày(1 ), Huyện Hoài Đức được chuyển từ Hà tây về Hà nội cùng với 5 huyện khác là Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây từ năm 1976 Khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.

26/3/1988, Thống đốc NHNN ra Quyết định thành lập các chi nhánh Ngân hàngphát triển nông nghiệp tỉnh, các chi nhánh NHNN huyện đều chuyển thành chinhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Chi nhánh Ngân hàng phát triểnnông nghiệp huyện Hoài Đức thuộc sự quản lý của Ngân hàng phát triển nôngnghiệp Thành phố Hà nội

Trang 37

Tháng 8 năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng ra đời Ngày 14 tháng 11 năm

1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số400/QĐ-HĐBT đổi tên gọi của Ngân hàng phát triển nông nghiệp thành Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức cũngđược đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức Từ thời gian này,Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức hoạt động theo khuôn khổ Pháp lệnhNgân hàng của Nhà nước, điều lệ do Thống đốc NHNN quy định và sự chỉ đạo điềuhành trực tiếp của Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà nội

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIIIdiễn ra từ ngày 27/07 đến ngày 12/08/1991 đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bìnhthành hai tỉnh cũ là Hà tây và Hoà bình, đồng thời chuyển 6 huyện thị là Ba Vì,Thạch Thất, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, Đan Phượng và Hoài Đức từ Hà nội trở lại

Hà tây Hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình sẽ chính thức làm việc theo đơn vị hành chínhmới từ ngày 01/10/1991

Thực hiện chủ trương trên, ngày 30/08/1991, Thống đốc NHNN Việt Nam

đã ra quyết định số 126/NH-QĐ quyết định giải thể chi nhánh Ngân hàng nôngnghiệp tỉnh Hà Sơn Bình để thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh HàTây

Ngày 28/09/1991, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra quyếtđịnh số 192/NH-QĐ thành lập Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà tây baogồm: Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thị xã Sơn tây và Chi nhánh ngân hàngnông nghiệp các huyện: Phúc thọ, Ba vì, Thạch thất, Quốc oai, Đan phượng, Hoàiđức, Ứng hoà, Chương mỹ, Thanh oai, Mỹ đức, Thường tín, Phú xuyên Các chinhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà tây chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/10/1991 trong đó có Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức

Thực hiện Quyết định số 126 của Thống đốc NHNN Việt Nam và thi hànhNghị quyết 19, công văn số 04 của Tỉnh uỷ, Quyết định số 316 của Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh Hà Sơn Bình về việc bàn giao công việc cơ quan giữa hai tỉnh, Ban

Trang 38

Ngân hàng nông nghiệp huyện do thành phố Hà nội chuyển về trong đó có Ngânhàng nông nghiệp huyện Hoài Đức(1).

Từ cuối năm 1994, trong công tác tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp cónhững cải biến nhằm thích hợp với những nhiệm vụ của Ngân hàng trong cơ chế thịtrường Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam , ngày26/11/1994, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây ra Quyết định đổi tên Phòng giaodịch và Phòng thu trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện, thị xã thành Ngânhàng nông nghiệp loại IV Đây là một sự cải biến, nâng cấp về mặt tổ chức ở Phònggiao dịch và Phòng thu nhằm mở rộng trách nhiệm và quyền hạn ở các chi nhánhcấp huyện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh.Các Phòng giao dịch và Phòng thu trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện HoàiĐức cũng được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp loại IV bao gồm các Ngânhàng: Cát Quế, Sơn Đồng, và Ngãi Cầu

Ngày 15/11/1996, Được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốcNHNN Cao Sỹ Kiêm đã ra Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nôngnghiệp Việt Nam thành NHNo & PTNT Việt Nam Đối với huyện Hoài Đức, thờiđiểm chuyển đổi tên gọi Ngân hàng nông nghiệp thành NHNo & PTNT là vào cuốinăm 1996, và tên gọi NHNo & PTNT Hoài Đức được giữ cho đến tận ngày nay

(1)Ngay từ đầu tháng 9/1991, Ban Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Hà Sơn Bình đã tiếp cận với Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội để trao đổi, thống nhất về những nội dung, yêu cầu, kế hoạch cần bàn giao Từ ngày 5 đến ngày 15/10/1991, Ban Giám đốc đã tổ chức ký kết biên bản giao nhận với từng ngân hàng huyện, thị xã, và ký biên bản giao nhận chung giữa hai tỉnh.

Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo & PTNT được xácđịnh thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mởrộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệpcông nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã có một Ngân hàng trung tâm

và 3 ngân hàng chi nhánh là các Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng, Ngãi Cầu và Cát Quế

Trang 39

Trong những năm qua cán bộ nhân viên ngân hàng đã không ngừng nâng cao trình

độ nghiệp vụ, bám sát tình hình địa phương, đồng thời triển khai kịp thời, đúng đắnnhững chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh của ngân hàng cấp trên, hoàn thành tốt côngviệc được giao

Hoài Đức là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xãhội Toàn huyện có 22 xã với trên 4000 hộ dân, với nhiều làng nghề truyền thống đã

và đang được khôi phục, hàng năm đem lại thu nhập cao cho lao động trong huyện.Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuy quy mô không thật lớn, song hàng năm vẫntham gia sản xuất và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thunhập cho nhiều người lao động, nhiều mặt hàng còn được xuất khẩu đi các nướctrên thế giới mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước

Những năm gần đây, tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn, dochưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, các doanh nghiệp trên địa bàn lànhững doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranhyếu, các làng nghề truyền thống mới được khôi phục, thị trường tiêu thụ sản phẩmkhông ổn định, năng lực quản lý và nguồn vốn của các xã còn thấp, công tác quyhoạch tổng thể theo vùng, cây con, ngành nghề, sản xuất hàng hoá chưa rõ ràng…Trước thực tế đó, Ngân hàng đã bám sát phương hướng và các chương trình pháttriển kinh tế địa phương để xác định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp, hộ sảnxuất, làng nghề, kinh tế trang trại cho vay phục vụ đời sống ( đối tượng áp dụng chủyếu là cán bộ công nhân viên chức và người lao động có thu nhập ổn định)

Với doanh nghiệp, Ngân hàng chủ động bám vào các khu công nghiệp, cácdoanh nghiệp để tiếp cận các dự án khả thi, nghiên cứu đầu tư Với kinh tế hợp tác

xã, Ngân hàng phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện để phân loại hợp tác xã, nắmbắt nhu cầu về vốn và chủ động đầu tư vốn cho các hợp tác xã có phương án sảnxuất kinh doanh dịch vụ tốt Đối với hộ gia đình, cá nhân, Ngân hàng đẩy mạnhthực hiện theo QĐ 67 của Thủ tướng Chính Phủ để chủ động đầu tư trực tiếp tới hộsản xuất hay qua tổ nhóm tín chấp Với làng nghề, Ngân hàng kết hợp với Sở côngnghiệp, Hội đồng liên minh các hợp tác xã để khảo sát, phân loại, đầu tư vào các

Trang 40

làng nghề mới phát triển Đối với mô hình kinh tế trang trại, ngân hàng dựa vào tiêuchí của tỉnh và tiếp cận với chủ trang trại nắm nhu cầu đối tượng đầu tư Ngoài ra,Ngân hàng luôn cố gắng hiện đại hoá công nghệ, cải tạo toàn bộ hệ thống mạngLAN, tăng cường đổi mới hệ thống vi tính có cấu hình cao đáp ứng nhu cầu cácchương trình chuyển tiền điện tử, giao dịch trực tiếp, thông tin báo cáo, thanh toánSWIFT.

Do kết hợp nhiều mặt, công tác chỉ đạo điều hành lại thực sự quán triệtnguyên tắc coi trọng hiệu quả, kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp và công tác thiđua, phát huy tính sáng tạo ở ngân hàng cơ sở, chống tác phong làm việc tuỳ tiện,phát động cán bộ nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng, thực hiện khen thưởngvật chất cho những cán bộ, đơn vị có công trong việc thu hút khách hàng Từ thực tếhoạt động, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã đạt được một số thành công đángkhích lệ và đón nhận những phần thưởng cao quý sau:

- Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng năm 1998

- Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng các năm 2000 và 2002

- Bằng khen do Thống đốc NHNN trao tặng năm 2003

- Cờ thi đua xuất sắc do UBND tỉnh trao tặng các năm 2001 và 2004

- Được NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây công nhận đạt xuất sắc toàn diện liêntục từ năm 1999 đến năm 2006

- Thành công về xây dựng củng cố và phát triển mạng lưới tổ chức kinhdoanh với 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 để đưa dịch vụ ngân hàng đến gần dân hơn

- Thành công về khoán tài chính cho nhóm và người lao động Ngân hàngkhoán tài chính cho từng cán bộ, mỗi cán bộ nhận một mức khoán tài chính khácnhau tuỳ khả năng, trình độ…

- Thành công trong việc vận dụng đổi mới phát triển công nghệ tin học vàohoạt động kinh doanh

- Thành công trong việc đổi mới phong cách chỉ đạo và điều hành của banGiám đốc theo hướng “dân chủ - kỷ cương - hiệu quả”

Ngày đăng: 24/01/2024, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w