Căn cứ vào định hướng phát triển đào tạo từ xa của Nhà nước và của Học viện, đồng thời nhằm nâng cao uy tín vị thế của Học viện trong lĩnh vực đào tạo, Luận văn đã đưa ra 1 số giải pháp
Trang 1NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
04.3898
PHẠM THỊ TỐ NGA
Hà Nội 2008
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất
kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác
Tôi cũng xin cam kết rằng tôi đã nỗ lực bằng sức mình để vận dụng những kiến thức mà đã được học từ chương trình với hiểu biết thực tiễn lĩnh vực công tác để hoàn thiện luận văn này Tất cả những nỗ lực của tôi đã được thể hiện trong luận văn này
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân với sự giúp đỡ phong phú về vật chất và tinh thần, những ý kiến đóng góp quý báu về nội dung luận văn Sự giúp đỡ đó đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành luận văn nghiên cứu của mình ặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS ĐBùi Xuân Hồi, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thành quả ngày hôm nay
Trong khoảng thời gian ngắn, kinh nghiệm về lĩnh vực đào tạo còn có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng chấm luận văn, toàn thể các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
Danh mục bảng biểu hình vẽ 3
Phần mở đầu 5
CHƯƠNG I: Tổng quan về hoạt động đào tạo từ xa và cơ sở lý luận về đánh giá hoạt động đào tạo từ xa 8
1.1 Tông quan về hoạt động đào tạo từ xa 8
1.1.1 Quan niệm, đặc điểm, lợi ích và mục tiêu của đào tạo từ xa 8
1.1.2 Các phương thức đào tạo từ xa 13
1.1.3 Sự khác biệt giữa đào tạo tại chỗ và đào tạo đại học từ xa 17
1.2 Các vấn đề lý luận đánh giá hoạt động đào tạo từ xa 18
1.2.1 Nội dung và khía cạnh đánh giá về hoạt động đào tạo ĐH từ xa 18
1.2.2 Các phương pháp đánh giá hoạt động đào tạo từ xa 29
1.3 Kinh nghiệm đào tạo từ xa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 35
1.3.1 Hàn Quốc (KAC) 35
1.3.2 Hà Lan: Đại học mở Hà Lan 36
1.3.3 Bồ Đào Nha: Đại học Mở UA 38
1.3.4 Việt Nam: Đại học mở Hà Nội 39
1.3.5 Tổng quan về nhận xét đào tạo từ xa trên thế giới 41
CHƯƠNG II: Thực trạng tổ chức hoạt động đào tạo đại học từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 46
2.1 Hiện trạng hoạt động đào tạo từ xa ở Việt Nam 46
2.1.1 Quá trình sự phát triển đào tạo từ xa ở Việt Nam 46
2.1.2 Nhu cầu về đào tạo từ xa ở Việt Nam 49
Trang 52.2 Tổng quan về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 51
2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của HVCNBCVT 51
2.1.2 Trung tâm đào tạo từ xa 54
2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo đại học từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 57
2.3.1 Đánh giá mục tiêu đào tạo 57
2.3.2 Về ngành nghề và chương trình đào tạo 59
2.3.3 Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo đại học từ xa 61
2.3.4 Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 72
2.4 Kết luận chương II và nhiệm vụ chương III 80 CHƯƠNG III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 84 3.1 Phương hướng đào tạo từ xa của Học viện 84
3.1.1 Định hướng chung của nhà nước về đào tạo từ xa 84
3.1.2 Định hướng của Học Viện về đào tạo từ xa 85
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa của Học viện 86
3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện đề cương, chương trình, mở thêm chuyên ngành đào taọ mới 88
3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo từ xa 92
3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng học liệu, đa dạng hóa các loại hình học liệu 96
3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học, đặc biệt là nhờ vào ứng dụng CNTT 101
Kết luận và kiến nghị 109
Tài liệu tham khảo 111
Trang 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ tương tác trong đào tạo hàm thụ (giai đoạn 1945 -1970)…… 46
Hình2.2: Sơ đồ tương tác trong ĐTTX sử dụng nhiều phương tiện (1975- 1990)……… 47
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 52 Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức, quản lý về đào tạo từ xa của Học viện BCVT……… 54
Hình 2.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo đại học từ xa………… 55
Bảng 2.1: Trình độ người lao động có trình độ đại học theo các vùng miền… 50
Bảng 2.2: Nhân lực của Học Viện năm 2008 ……… 53
Bảng 2.3: Số lượng sinh viên tuyển sinh của các hệ đào tạo (Toàn Học Viện) 54
Bảng 2.4:Ý kiến đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo …… 59
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu tuyển sinh, đào tạo hệ đại học từ xa các khóa …… 62
Bảng 2.6: Điều tra về sự phù hợp bố trí thời gian học tập với ý kiến sinh viên 66 Bảng 2.7 : Điều tra về việc học tập bằng máy tính cá nhân và học tập qua mạng……… 67
Bảng 2.8: Điều tra về việc tự học của sinh viên ……… 69
Bảng 2.9: Điều tra thông tin sinh viên nhận được qua các kênh ……… 70
Bảng 2.10: Ý kiến của sinh viên về hình thức thi ……… 71
Bảng 2.11: Tổng hợp về học liệu ……… 72
Bảng 2.12: Đánh giá của sinh viên về chất lượng học liệu in ấn ……… 73
Bả 2 13 L kiế thứ i h iê th đ h liệ 73 Bảng 2.14:Ý kiến của sinh viên về chất lượng đĩa CD-ROM ……… 75
Bảng 2.15: Tổng hợp về số lượng và trình độ giảng viên (Cơ sở Hà Đông) … 77 Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất phòng học……… 78
Bảng 2.17: Xếp hạng thứ tự quan trọng các yếu tố của các chuyên gia……… 79 Bảng 2.18: Điểm đánh giá các nhân tố trong hoạt động đào tạo từ xa của Học viện 79
Trang 7Posts and telecommunications Institute of technology
Based on the research of distance training field in Vietnam, as well
as the reference of distance training experience of some nations of the world, this thesis provided basic contents of distance training activities On the other hand, the thesis systematized theoretic matters about evaluating distance training activities
Distance training field of Posts and telecommunications Institute of technology achieved some results during recent years, contributed a part in extension training scale and raised the Institute’s prestige and position However, through appreciating and analyzing practice of distance training field, the thesis indicated some weakness about organizational process and method of training
According to development directions of Government and Institute, Also, in order to improve the Institute’s prestige and position, The thesis provided some solutions to perfect distance training activities of Institute
by mentioning some propositions, including: (i) perfecting training program, (ii) perfecting training management, (iii) improving training quality, (iv) strengthening helping student in self-education
Propositions guarantees some qualities: systematic, realizable, logical and have complete necessary conditions to carry out
Through studying distance training field in this thesis, the author hopes to contribute a small part of success in distance training field of Posts and telecommunications institute of technology
Trang 8của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động đào tạo từ xa tại Việt Nam, đồng thời tham khảo kinh nghiệm đào tạo từ xa của các nước trên thế giới, luận văn
đã đưa ra những nội dung cơ bản về hoạt động đào tạo từ xa Mặt khác luận văn
đã hệ thống hóa được vấn đề lý luận về đánh giá hoạt động đào tạo từ xa
Hoạt động đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông trong những năm qua đã đạt được những thành quả nhất định góp phần mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao uy tín và vị thế của Học viện Tuy nhiên trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động đào tạo từ xa còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về quy trình tổ chức quản lý cũng như phương thức đào tạo
Căn cứ vào định hướng phát triển đào tạo từ xa của Nhà nước và của Học viện, đồng thời nhằm nâng cao uy tín vị thế của Học viện trong lĩnh vực đào tạo, Luận văn đã đưa ra 1 số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo đại học từ xa của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông thông qua một số đề xuất về: hoàn thiện chương trình đào tạo, hoàn thiện công tác quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng học liệu, tăng cường hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học
Các đề xuất đảm bảo tính hệ thống, tính logic, tình khả thi và hội tụ đầy
đủ các điều kiện cần thiết cũng như khả năng triển khai trong thực tiễn
Với những vấn đề nghiên cứu trong Luận văn, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào thành công trong hoạt động đào tạo đại học từ
xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viên cao học
Phạm Thị Tố Nga
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và lý do chọn luận văn
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nâng cao trình độ nguồn nhân lực, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài đang là vấn đề cấp bách Hiện nay nước ta đang đứng trước một thách thức mà lịch sử đặt ra, đó
là phải khẩn trương đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực về trình độ sản xuất và đời sống xã hội, hòa nhập với các nước đang phát triển trong khu vực
và cộng đồng quốc tế, tránh nguy cơ tụt hậu Nguồn nhân lực cần phải được đào tạo và tái đào tạo liên tục, phương châm “giáo dục cho mọi người”, “ học thường xuyên”, “học suốt đời” đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục đào tạo
Trong bối cảnh đó, giáo dục đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, phải tạo
ra môi trường thuận lợi cho đông đảo người có nhu cầu học được học Vì vậy giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức Trong đó giáo dục từ xa là một giải pháp cần được ưu tiên thích đáng vì
nó giải quyết hữu hiệu được bài toán lớn về quan hệ quy mô và chất lượng đào tạo Trên cơ sở những thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông, người ta đã dự đoán rằng ưu tiên cho giáo dục thế kỷ 21 thuộc về giáo dục từ xa, giáo dục điện tử E-learning
Mặc dù Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông đã thực hiện đào tạo theo hình thức giáo dục từ xa từ năm 1995 với các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ nhân viên trong ngành Bưu điện thông qua truyền hình hội nghị ISDN song đào tạo cấp bằng đại học theo hình thức đào tạo từ xa thì mới mở được 3 năm Là một hình thức đào tạo hoàn toàn mới về phương thức cũng như cách thức tổ chức, hoạt động đào tạo từ xa của Học viện còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa có kinh nghiệm đào tạo và tiền lệ để học tập nên quá trình
Trang 10tổ chức hoạt động đào tạo từ xa còn chưa gặp nhiều vướng mắc về quy trình đào tạo, phương thức đào tạo, cơ chế chính sách, quản lý đào tạo Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ
xa của Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông” nhằm nâng cao uy tín và vị thế của Học viện trong lĩnh vực đào tạo
2 Tình hình nghiên cứu luận văn
Những thuận lợi trong việc nghiên cứu:
Trên thế giới, mô hình đào tạo từ xa đã được thực hiện và có xu hướng phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo từ xa trên thế giới
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, đường lối, chú trọng đến công tác đào tạo từ xa, nhằm xây dựng một xã hội học tập Thực tế thời gian qua cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về hoạt động đào tạo từ xa ở Việt Nam
Những khó khăn trong việc nghiên cứu
Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông mới đào tạo đại học từ xa được 3 năm cho nên việc tìm tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động này còn hạn chế, một số khía cạnh nghiên cứu không thể thực hiện được vì chưa có kết quả của quá trình đào tạo, dẫn đến việc đánh giá chưa được đầy đủ toàn diện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động đào tạo từ xa là một phạm vi rộng bao gồm nhiều mặt của quá trình đào tạo, đồng thời chụi ảnh hưởng lớn của nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô Tuy nhiên do thời gian ngắn, nên đề tài không đi vào hoàn thiện tất cả các mặt còn hạn chế của hoạt động này, mà chỉ tập trung các giải pháp vào hoàn thiện các vấn đề cấp bách nhất
Trang 11Mặt khác, do địa bàn đào tạo của Học Viện trải rộng trên cả nước hu vực , kphía Nam có các đặc thù riêng, do cơ sở Học viện phía Nam quản lý Do thời gian thực hiện có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo đại học từ xa ở khu vực phía Bắc
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm:
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp chuyên gia
• Phương pháp điều tra thực nghiệm
• Phân tích các số liệu thống kê, tổng hợp và so sánh
5 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn gồm:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn trình bày gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về hoạt động đào tạo từ xa và cơ sở lý luận về đánh giá hoạt động đào tạo từ xa
- Chương II: Thực trạng hoạt động đào tạo từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 12CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA
1.1 Tổng quan đề về hoạt động đào tạo từ xa
1.1.1 Quan niệm, đặc điểm, lợi ích và mục tiêu của đào tạo từ xa
a) Khái niệm Giáo dục từ xa:
Giáo dục từ xa thuộc phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục, trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người day và người học về mặt không gian và thời gian Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, phần mềm vi tính (đĩa mềm, đĩa CD-Room) bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn
cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng internet do các cơ sở đào tạo phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức và trợ giúp
Giáo dục từ xa lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự lực, tự giác, kiên trì và quyết tâm cao mới có thể hoàn thành chương trình học tập của mình
Khác với phương thức giáo dục truyền thống "mặt đối mặt" yêu cầu phải có lớp học, giảng đường với những quy định chặt chẽ với số học sinh trên lớp, về tỷ lệ giáo viên/sinh viên, phương thức đào tạo từ xa dựa trên các phương tiện như giáo trình, tài liệu in, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình, điện thoại, Intemet để tổ chức đào tạo tại chỗ (có thể là chỗ ở hay chỗ làm việc) Người học có thể không cần phải tập trung đến lớp nghe giảng mà tự học tại chỗ dựa vào các phương tiện nêu trên Ngày nay đào tạo
từ xa đã vượt ra khỏi vai trò của một giải pháp tình thế dành cho những đối
Trang 13tượng đặc biệt để trở thành một phương pháp giáo dục quan trọng và phổ biến
b) Đặc điềm và lợi ích của đào tạo đại học từ xa
*Đặc điểm của đào tạo đại học từ xa
- Về đối tượng và điều kiện nhập học
Giống như hình thức học chính quy, đối tượng của hệ đào tạo đại học từ xa là mọi người lớn đang làm việc cũng như thanh niên chưa có việc làm và không
có điều kiện theo học ở các trường, lớp truyền thống đều có thể theo học nhưng người học phải có bằng bậc PTTH hoặc tương đương trở lên Đối với những ngành nghề đòi hỏi vốn hiểu biết kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc năng khiếu thì người học còn phải có thêm các yêu cầu khác
Điều khác biệt cơ bản so với hình thức đào tạo hệ chính quy là sau khi nộp hồ
sơ nhập học, các học viên không phải trải qua kỳ thi kiểm tra đầu vào
- Về chương trình đào tạo và quy trình đào tạo
Cũng giống như chương trình đào tạo hệ tập trung, chương trình đào tạo từ xa trọn khóa bậc đại học phải dựa vào chương trình chuẩn của ngành để phấn đấu thực hiện: các văn bằng của các loại hình đào tạo ở cùng một bậc học phải đạt một chuẩn tương đương, theo quy chế văn bản hiện hành
Đào tạo đại học từ xa được thực hiện theo hệ thống tín chỉ, Hệ thống học phần được xây dựng bao gồm những học phần bắt buộc (phần cứng), và phần tự học (phần mềm)
Đào tạo đại học từ xa không bắt buộc sinh viên lên lớp 100% thời lượng môn học mà chỉ từ 30 40% kể cả thời gian giải đáp thắc mắc còn chủ yếu là -
tự học Đây cũng là điểm khác biệt của đào tạo đại học từ xa so với đào tạo theo truyền thống
- Việc thi , kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
Trang 14Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả trong giảng dạy, học tập từ xa Công nghệ kiểm tra phải đạt được các mục tiêu: tiến tiến, khoa học khách quan, công bằng, chính xác, không thể chỉ kêu gọi sự tự giác của Thầy và trò (thông qua việc xây dựng ngân hàng đề thi và áp dụng cách thức thi đa dạng như thi trắc nghiệm, sử dụng máy tính để chấm bài….)
- Về phương tiện học tập
So với phương thức đào tạo truyền thống, tài liệu và các phương tiện dạy học từ xa coi là một trong những khâu then chốt nhất Tài liệu giáo khoa in ấn vẫn là phương tiện chủ yếu nhất Vì học từ xa chủ yếu là tự học do vậy tài liệu giáo khoa phải đảm bảo yêu cầu: ngắn gọn, dễ hiểu, có tóm tắt nội dung theo các chương, bài tập mẫu
Ngoài ra đào tạo đại học từ xa còn đỏi hỏi phải sử dụng các phương tiện khác: băng tiếng, băng hình, đĩa từ, máy vi tính… Phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng hệ thống phát thanh, truyền hình, điện thoại, Internet…
- Về tổ chức quản lý:
Vì đối tượng học từ xa ở khắp nơi do vậy để quản lý được toàn bộ quá trình đào tạo đại học từ xa thì phải xây dựng mạng lưới các trung tâm, các trạm ở các địa phương Các trung tâm này có quan hệ chặt chẽ với trung tâm đào tạo đại học từ xa ở trường để phối hợp quản lý bằng cơ chế phân công, phân nhiệm chặt chẽ
* Lợi ích của đào tạo đại học từ xa
Từ những đặc điểm của đào tạo đại học từ xa như trên ta có thể thấy được ưu điểm và lợi ích nổi bật của đào tạo từ xa như sau:
- Đào tạo đại học từ xa góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người được học, học suốt đời nhờ khắc phục được khó khăn về khoảng cách địa lý giữa người học với các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện để học viên ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo được thụ hưởng các chương
Trang 15trình giáo dục, góp phần thực hiện chính sách dân tộc, công bằng xã hội về giáo dục và tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền về mặt dân trí và đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo từ xa đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo, giúp họ phát huy tối đa tính chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập Đây là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục
- Do học viên không nhất thiết phải đến trường, không phải chi phí cho việc đi lại ăn, ở tại nơi học, nên chi phí cho đào tạo giảm đáng kể đối với người học Người học tận dụng được nhiều kênh thông tin để tiếp thu kiến thức Nhà trường bớt được phần chi phí xây dựng trường, lớp học, giảm được đội ngũ cán bộ, nhân viên và cán bộ giảng dạy Nếu như lớp học truyền thống chỉ khoảng vài chục người, thì chương trình Đào tạo từ xa có thể giúp hàng triệu người cùng học thông qua các học liệu và phương tiện chuyển tải thông tin; vì vậy, giáo dục từ xa góp phần quan trọng trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển quy mô và điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo giục
- Phát triển Đào tạo từ xa đồng nghĩa với việc cải cách nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, giúp người dạy, người học tiếp cận -nhanh chóng với những nội dung chương trình và phương pháp hiện đại Các
cơ sở đào tạo từ xa tập hợp các nhà khoa học, giảng viên có trình độ học vấn cao, giàu kinh nghiệm để biên soạn nội dung, chương trình và thiết kế học liệu cho đào tạo từ xa Vì vậy, nội dung, chương trình, học liệu đào tạo từ xa hội tụ được các nguồn tri thức tinh hoa, phong phú, đa dạng Hình thức học từ
xa bổ trợ rất hữu hiệu cho giáo dục truyền thống (dạy học trực tiếp)
-Theo kết quả nghiên cứu của các học giả trên thế giới, học liệu biên soạn cho các chương trình đào tạo từ xa, đặc biệt là những chương trình có tính cập nhật trên mạng vi tính, có tác dụng giúp học viên đang theo học các
Trang 16chương truyền thống (mặt-giáp-mặt) tham khảo, tự học, cập nhật tri thức và
mở mang kiến thức Nhiều nước phát triển như Mỹ, Ca-na-đa, ô-xtrây-lia, v v đã sử dụng công nghệ đào tạo từ xa để giảng dạy nhiều môn hoặc nhiều học phần trong chương trình đào tạo cho những sinh viên các trường truyền thống (qua hệ thống video, vi tính nối mạng, thư viện điện tử, phần mềm vi tính) Sự phối hợp giữa đào tạo từ xa và giáo dục truyền thống đã thu được hiệu quả cao trong đào tạo Ngày nay, nhiều nước trên thế giới (kể cả các nước trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan) đã và đang tiến hành các lớp học "ảo", dựa vào hệ thống máy vi tính nối mạng cục bộ, mạng giáo dục điện tử trực tuyến (E.learning), mạng tin học - viên thông (Internet)
Tuy nhiên, để phát triển đào tạo từ xa đảm bảo đúng công nghệ, chất lượng và hiệu quả cần có sự đầu tư ban đầu ở mức độ cần thiết để xây dựng
cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học, thiết kế và sản xuất học liệu Vì đầu tư ban đầu khá lớn, nên số lượng người theo học phải đông, đạt tới "ngưỡng sinh lợi'' thì đào tạo từ xa mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế Đồng thời phải sàng lọc mạnh trong quá trình đào tạo mới đảm bảo chất lượng
c ) Mục tiêu của đào tạo đại học từ xa
- Mở rộng cơ hội học đại học: với yêu cầu đầu vào của đại học từ xa là tương đối thấp (đầu vào là những người có bằng PTTH trở lên) đã tạo điều kiện cho rất nhiều người có cơ hội học đại học với phương thức học tập mới phù hợp với trình độ của họ từ đó giúp họ có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình
- Nâng cao trình độ cho những người đang làm việc, tạo cho họ có cơ hội đi học hoặc cải thiện trình độ sẵn có: Đào tạo đại học từ xa cung cấp cơ hội học tập, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu sáng tạo ở bậc đại học cho các đối tượng
Trang 17có nhu cầu học tập theo hình thức giáo dục từ xa nhưng không có điều kiện học tập tập trung tại các cơ sở đào tạo ở các thành phố lớn do các điều kiện khách quan, do nhiều hoàn cảnh khác nhau nên chưa có cơ may được học tập, đào tạo Đào tạo từ xa thực sự giúp cho họ cơ hội được đào tạo, giúp cho người học cải thiện chất lượng cuộc sống, và thích nghi với đời sống xã hội, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Mang giáo dục đến những vùng khó khăn: Với ưu điểm của phương thức đào tạo: Học viên không phải đến trường, với sự hỗ trợ của hệ thống giáo trình tài liệu, cùng với ứng dụng công nghệ trong quá trình học tập, đào tạo đại học từ xa thực sự giúp cho những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở thành thị, nông thôn, những người ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội được học tập nâng cao trình độ
- Đào tạo đại học từ xa góp phần tăng quy mô giáo dục, thực hiện ý tưởng giáo dục suốt đời, tạo điều kiện cho người lớn được đi học, giúp cho những người trước đây mất cơ hội học tập trở lại, thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập, thực hiện việc dân chủ hóa giáo dục, xã hội tăng cường hóa giáo dục
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập thông qua việc áp dụng các phương tiện thông tin và truyền thông
1.1.2 Các phương thức đào tạo từ xa
a) Đào tạo từ xa qua tài liệu, giáo trình
Đây là phương thức đào tạo theo mô hình truyền thống đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài trong giai đoạn 1945 1975 Học viên học -thông qua tài liệu, giáo trình do nhà trường cung cấp, Nhà trường và học viên liên hệ với nhau qua đường bưu điện, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn, bài tập, bài kiểm tra định kỳ, câu hỏi giải đáp… đều được gửi đến và đi theo
Trang 18đường thư Để tăng cường tương tác giữa giáo viên và học viên, nhiều trường
đã tổ chức những trạm phụ đạo tại các địa phương, định kỳ học viên trong vùng địa lý tập trung một số buổi tại các trạm đó, nhà trường phái những giáo viên và phụ đạo viên về đây để hướng dẫn, giúp đỡ thêm cho học viên
Kế hoạch và chương trình giảng dạy chủ yếu dựa vào kế hoạch chương trình của trường truyền thống
Ưu điểm: điều kiện học dễ dàng giúp cho người lớn, người đang làm việc có
cơ hội học tập và nâng cao trình độ
- Tiện lợi có thể học mọi lúc mọi nơi
- Chi phí rẻ
Nhược điểm:
- Việc tiếp cận, liên hệ với giáo viên bị hạn chế do khoảng cách về không gian và thời gian cho nên những vướng mắc của học viên trong quá trình học không được giải đáp kịp thời
- Tài liệu học nhiều khi không gây được hấp dẫn, hứng thú đối với người học, một phần do đặc điểm của môn học, một phần việc biên soạn tài liệu học không được cập nhật thường xuyên và chưa thật sự phù hợp với đối tượng học từ xa
b) Đào tạo từ xa qua truyền hình, cầu truyền hình băng rộng, qua truyền hình hội nghị ISDN
Đây là hình thức đào tạo dựa trên cơ sở công nghệ và mạng viễn thông: Phương thức này cho phép cập nhật và cung cấp các chương trình đào tạo một cách nhanh nhất kèm theo hình thức hỏi đáp và trao đổi trực tuyến ngay trong các giờ học với chất lượng âm thanh và hình ảnh rất cao
Ưu điểm :
Trang 19- Khắc phục được nhược điểm về khoảng cách giữa người dạy và người học, giúp cho người học có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên giải đáp kịp thời những vướng mắc
- Tiết kiệm được chi phí ăn ở, đi lại của Học viên
- Có thể nhiều người cùng tham gia vào buổi học
Phương thức đào tạo qua mạng (E earning) là phương thức đào tạo có -l
sự hỗ trợ của phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông Trong phương thức đào tạo này một phần hoặc toàn bộ quá trình đào tạo, sự trao đổi thông tin được thực hiện có sự tách biệt về mặt thời gian và không gian giữa các thành viên của khóa học (giáo viên, học viên, quản lý….) Sự tách biệt này sẽ được các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ để đảm bảo chất lượng và hiệu quả
Đặc trưng cơ bản của phương thức này là:
- Học không bắt buộc theo trình tự và học ngay khi cần: Học viên có thể học tập toàn bộ chương trình hoặc nội dung cần thiết, không bắt buộc phải theo trình tự Khi cần học viên có thể nghiên cứu, học tập đúng nội dung đó
- Học viên có thể lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp với kiến thức đã
có, kỹ năng học, mục đích học và nhu cầu công việc
- Tự quản lý: Học viên có thể tự quản lý kế hoạch, phương pháp học tập sao cho phù hợp với bản thân
Trang 20- Tương tác và phản hồi: Trong quá trình học tập, học viên có thể gửi ý kiến phản hồi, thắc mắc với nhà tổ chức quản lý đào tạo và nhận thông tin giải đáp
Ưu điểm:
- Mô hình đào tạo mềm dẻo và kế hoạch học tập linh hoạt: Các khóa học được tổ chức không phụ thuộc vào không gian, thời gian, số lượng học viên, hình thức học tập… đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng tham gia dạy
và học
- Đa dạng hóa hình thức thể hiện và phân phối nội dung chương trình đào tạo: Các loại nội dung: bài giảng, tài liệu, báo cáo, thông báo, … Có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như text, audio/video, trang WEB, chương trình phần mềm đồ họa, video clip để phân phối qua Iternet, dạng ấn phẩm (CD-Rom), dạng dữ liệu (truyền file…) chính những phương tiện này giúp cho người học hướng thú hơn với chương trình học
- Tiết kiệm chi phí: Không phải chi phí cho các hoạt động không trực tiếp như đi lại, ăn nghỉ, ngoài ra còn gián tiếp tiết kiệm các chi phí sản xuất do không gây gián đoạn lao động, sản xuất kinh doanh trong quá trình đào tạo và tái đào tạo cán bộ
- Nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo: Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, các nội dung chương trình được đa dạng hóa phương thức thể hiện, phân phối, lưu trữ nên không giới hạn số lượng học viên được đào tạo trên mỗi bài giảng, cơ sở dữ liệu bài giảng có thể được bổ sung, cập nhật nên chi phí đào tạo sẽ giảm theo thời gian Học viên có thể học và nghiên cứu nhiều lần đúng nội dung mình cần vào bất kỳ thời điểm nào, đảm bảo chất lượng đào tạo
- Tăng cường hiệu quả quản lý, hoạch định chính sách đào tạo
Trang 211.1.3 Sự khác biệt giữa đào tạo tại chỗ và đào tạo đại học từ xa
Sự khác nhau cơ bản của đào tạo đại học từ xa so với đào tạo tại chỗ đó
là tần suất giáp mặt giữa thày và trò: Trong đào tạo đại học từ xa từ xa tần
suất giáp mặt thấp hơn nhiều so với đào tạo tại chỗ, Hơn nữa đào tạo học viên
từ xa rất đa dạng về chủng loại và tham gia với số lượng lớn hơn nhiều so với đào tạo tại chỗ
Do sự khác nhau nói trên, trong đào tạo đại học từ xa phương pháp học tập chủ yếu là phương pháp tự học Công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ trong quá trình học tập và tăng cường khả năng và tần suất giao tiếp thày trò qua mạng, tuy nhiên phương pháp tự học vẫn là đặc điểm nổi trội của đào tạo
từ xa
Về tổ chức quản lý: Đào tạo tại chỗ thường có những quy định nghiêm ngặt về trình độ đầu vào, về độ tuổi học viên, về thời gian đào tạo, về địa điểm học tập, về sự hiện diện ở lớp học…chính nhờ những quy định đó mà cơ
sở đào tạo có thể quản lý chặt chẽ người học trong suốt quá trình đào tạo, người dạy có thể kịp thời pháp huy hoặc uốn nắn sai lầm để bồi dưỡng người học Còn với đào tạo từ xa thường được thiết kế không có những quy định bó buộc nghiêm ngặt như đã nêu trên do đó nó có ưu thế là khả năng thích ứng cao, tức là nhiều người ở những điều kiện khác nhau có thể tham dự, do đó lớp học và khóa học có thể thu nhập số lượng học viên rất lớn và một điều
Trang 22hiển nhiên là, do việc dùng những quy định mềm dẻo để tạo điều kiện dễ dàng cho người học, đào tạo từ xa không thể quản lý theo dõi chặt chẽ người học trong quá trình đào tạo vì vậy trong loại hình này việc tạo mối quan hệ thày trò gắn bó giúp đỡ bồi dưỡng cá biệt đối với người học khó hơn với đào tạo tại chỗ
- Đào tạo từ xa cần có sự hỗ trợ rất lớn về các phương tiện học tập đối với người học (đặc biệt là hệ thống giáo trình tài liệu) Hệ thống tài liệu và các phương tiện hỗ trợ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của chương trình vì vậy việc biên soạn tài liệu cho đào tạo từ xa phải đảm bảo các tiêu chí: dễ hiểu coi trọng phần hướng dẫn tự học, phần hệ thống câu hỏi và bài tập thể hiện được kiến thức trọng tâm, có các câu hỏi và bài tập vận dụng vào thực tiễn để người học rèn luyện kỹ năng Chính vì phải xây dựng 1 hệ thống học liệu riêng nên chi phí đầu tư ban đầu cho đào tạo từ xa là rất lớn (chi phí xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu in, tài liệu băng hình băng đĩa, bài giảng đa phương tiện, công nghệ thông tin…) tuy nhiên do ‘ tính kinh tế nhờ quy mô” nên giá thành của đào tạo từ xa tính trên đầu người rẻ hơn rất nhiều so với đào tạo tại chỗ
- Nếu phương pháp đánh giá kết quả học tập của đào tạo tại chỗ là đánh giá quá trình và kết quả cuối cùng thì phương pháp đánh giá kết quả học tập của đào tạo từ xa người ta sử dụng chủ yếu là đánh giá kết quả cuối cùng vì vậy để đảm bảo chất lượng thì đào tạo từ xa phải đánh giá kết thúc từng modun môn học hết sức nghiêm khắc
1.2 Các vấn đề lý luận đánh giá hoạt động đào tạo từ xa
1.2.1 Nội dung và những khía cạnh đánh giá về hoạt động đào tạo đại học
từ xa
1.2.1.1 Đánh giá theo mục tiêu đào tạo đại học từ xa
Trang 23Bất kỳ một dự án nào cũng phải đặt ra mục tiêu, mục tiêu là đích mà dự
án phải đạt tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ tổ chức Mục tiêu đặt ra cho dự án dựa trên nguồn lực và tiềm năng có thể huy động được của tổ chức Mục tiêu đào tạo đại học từ xa ngoài việc phù hợp và gắn kết với mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục địa phương hay quốc gia, thì với một trường việc đào tạo đại học từ xa còn phải đạt các mục tiêu khác như:
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, góp phần tăng thêm thương hiệu cho cơ sở đào tạo
- Tận dụng cơ sở vật chất, phát huy thế mạnh của đơn vị đào tạo
- Đem lại hiệu quả cho đơn vị đào tạo: Ngoài việc mở rộng quy mô đào tạo thì việc mở ra hình thức đào tạo mới còn phải đảm bảo đem lại hiệu quả kinh doanh và góp phần làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên
Các mục tiêu đào tạo phải có nội dung rõ ràng, phù hợp với chức năng, mục tiêu định hướng chiến lược của nhà trường và phải được cụ thể hóa thành chương trình công tác của nhà trường và được đưa vào kế hoạch thực hiện
1.2.1.2 Lựa chọn ngành nghề đào tạo
Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo gắn liền với sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hỗ trợ, đồng thời phải dựa vào nhu cầu đào tạo, sự tiếp nhận của xã hội vì vậy việc lựa chọn ngành nghề phải tuân theo các tiêu chí sau:
- Phải phù hợp với nhu cầu đông đảo các tầng lớp: Học sinh, cán bộ, công nhân viên chức, các thành phần dân cư khác
- Ngành nghề lựa chọn phải là thế mạnh của của đơn vị đào tạo, có đủ giảng viên trình độ cao, có đủ tài liệu để học viên tham khảo và tự học Tránh trùng lặp với các cơ sở đào tạo từ xa khác để tận dụng tốt hơn nguồn lực về đào tạo của xã hội
1.2.1.3 Đánh giá chương trình đào tạo
Trang 24a) Mục tiêu của chương trình đào tạo:
Mục tiêu của chương trình đào tạo theo ngành nghề đào tạo từ xa phải
rõ ràng phù hợp với khả năng của nhà trường Chương trình đào tạo phải đảm bảo việc trang bị đầy đủ kiến thức, khả năng nghiên cứu sáng tạo về chuyên ngành đào tạo cả lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học có thể thích ứng trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
b) Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một trong những thành phần quan trọng để đảm bảo sự thành công của khóa học: Chương trình đào tạo phải cụ thể, cấu trúc hợp lý, có hệ thống, đáp ứng yêu cầu kiến thức và kỹ năng thích ứng với nhu cầu của xã hội
+ Chương trình đào tạo phải phù hợp với trình độ của học viên, trang bị
đủ cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành đảm bảo người học nhận được một lượng kiến thức toàn diện , đáp ứng nhu cầu lao động xã hội
+ Chương trình đào tạo phải được cụ thể hóa theo quy định của bộ GD&ĐT
+ Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính logic gắn kết, hợp lý giữa nội dung các môn học và phù hợp với hình thức đào tạo từ xa
+ Chương trình đào tạo phải phù hợp với đối tượng đào tạo từ xa: + Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng đào tạo tín chỉ
+ Trong các môn học, hệ thống chương trình thiết kế cũng như giáo trình và học liệu phải được chuẩn bị chu đáo, căn kẽ, đầy đủ Các giáo trình phải được viết phù hợp với đối tượng học, phương thức học, dễ liên kết với các phương thức học khác nhau
Trang 25+ Chương trình đào tạo cần phải được bổ sung, đối chiếu, điều chỉnh theo từng mốc thời gian Định kỳ thu thập ý kiến từ học viên, giảng viên, cán
bộ quản lý và cơ quan tuyển dụng để điều chỉnh chương trình tốt hơn
1.2.1.4 Đánh giá về mặt tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo đại học từ xa a) Tổ chức tuyển sinh
- Đào tạo đại học từ xa qua mạng không tổ chức thi tuyển sinh, chỉ tổ chức xét tuyển nhằm mở rộng đầu vào Tuy nhiên công tác tuyển sinh phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục-đào tạo.- Việc tuyển sinh phải có kế hoạch cụ thể, các chỉ tiêu, quy chế thể lệ, danh sách trúng tuyển phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Trong quá trình tuyển sinh cần phải chú ý các tiêu chuẩn: Trình độ bằng cấp ban đầu (yêu cầu với từng chương trình học), tuổi tác, dân tộc, một
số các thành tích cá nhân khác
- Tổ chức quảng bá thông tin về tuyển sinh, về loại hình đào tạo bằng nhiều phương tiện khác nhau nhằm mục đích thu hút nhiều sinh viên tham gia theo học
b) Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo
* Hệ thống đào tạo:
Giáo dục từ xa không tổ chức theo niên chế, học kỳ, mà tổ chức đào tạo theo học phần, tín chỉ Nhằm khuyến khích những học viên học tập có hiệu suất cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những học viên gặp khó khăn, thời gian học tập theo tín chỉ của một khóa từ xa có thể rút ngắn tối đa 1 năm và kéo dài tối đa 2 năm so với quy định Đào tạo theo hệ thống chứng chỉ theo nguyên tắc sau:
- + Nguyên tắc tích luỹ : Khác với đào tạo theo niên chế học kỳ, việc đào tạo đại học từ xa theo hệ thống chứng chỉ, sinh viên lấy các chứng chỉ
Trang 26theo nguyên tắc tích luỹ dần tuỳ theo các điều kiện và năng lực (tri thức, thời gian tài chính, sức khoẻ) để đăng ký học các học phần quy định trong chương trình Thời gian học có thể kéo dài hay rút ngắn trong khung thời gian quy định Kết quả được tự động bảo lưu trong suốt quá trình học tập
Sau khi tích luỹ đủ số chứng chỉ quy định cho từng khối kiến thức, sinh viên sẽ được xét cấp chứng chỉ và tham dự kỳ thi tốt nghiệp
+ Nguyên tắc miễn học, miễn thi: Người học có thể được xét miễn học một số học phần trên cơ sở việc xét và bảo lưu các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập trước đó theo quy định chung của Bộ GD-ĐT
* Tổ chức quy trình đào tạo
Do đặc thù của phương thức đào tạo từ xa: (sự giãn cách giữa người học và giảng viên, sinh viên lấy tự học là chính, quá trình học tập được sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện Viễn thông Công nghệ thông tin) nên quy -trình đào tạo cũng phải được tổ chức để phù hợp đặc điểm của loại hình đào tạo Tổ chức quy trình đào tạo từ xa phải phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và có điều kiện tiếp nhận sự hướng dẫn, trao đổi, giải đáp thắc mắc trực tiếp của Giảng viên hoặc cố vấn học tập đồng thời phải thích hợp với thời gian, trình độ và cơ sở vật chất của người học và của nhà trường
Như vậy đối với đào tạo từ xa thì quy trình đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc: kết hợp việc tự học theo hướng dẫn của học viên với sự hỗ trợ của các phương tiện trung gian khác
- Về tự học theo hướng dẫn: gồm có hướng dẫn trực tiếp trên lớp và hướng dẫn học thông qua các phương tiện trung gian Thời gian hướng dẫn trực tiếp trên lớp ít nên phải lựa chọn phương thức giảng dạy thích hợp để có thể giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản và quá trình tự học được dễ dàng.Việc cung cấp tài liệu cho sinh viên phải được tổ chức đầy đủ, kịp thời
và đa dạng nhiều loại để sinh viên có thể lựa chọn loại học liệu phù hợp với
Trang 27điều kiện của mình Hướng dẫn học thông qua các phương tiện trung gian khác: trong quá trình tự học sinh viên phải được sự trợ giúp từ phía giảng viên
và nhà trường thông qua các phương tiện trung gian như thông qua mạng tin học viễn thông Nhà trường phải có kế hoạch, tổ chức phương thức hướng dẫn học qua các phương tiện này cho sinh viên để nâng cao chất lượng của quá trình tự học
- Sự hỗ trợ của các phương tiện trung gian bao gồm:
+ Hỗ trợ đào tạo qua mạng viễn thông: Bao gồm điện thoại, tin nhắn SMS, mạng truyền hình hội nghị ISDN/IP
+ Hỗ trợ qua đĩa bài giảng đa phương tiện CD-ROM Multimedia, băng đĩa băng hình
+ Hỗ trợ đào tạo qua mạng tin học: Bao gồm hệ thống website, learning, lớp học ảo, E-mail, chatting, …
E-c) Tổ chức cung cấp thông tin cho học viên:
Do đặc điểm của loại hình đào tạo từ xa là khoảng cách về thời gian và không gian giữa người học và nhà trường cho nên việc tổ chức cung cấp thông tin cho sinh viên là rất quan trọng: Việc tổ chức cung cấp thông tin phải được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, công khai với nhiều kênh thông tin khác nhau đảm bảo cho mọi sinh viên có thể nắm bắt được thông tin của nhà trường Các thông tin cần cung cấp cho sinh viên bao gồm: các văn bản liên quan đến mục tiêu, chương trình, điều kiện dự thi tốt nghiệp yêu cầu kiểm tra đánh giá, quy chế đào tạo, kết quả học tập và các thông tin khác Tuy nhiên một điều quan trọng nữa là việc cung cấp thông tin phải được tổ chức ở nhiều kênh khác nhau để sinh viên dễ dang tìm kiếm khi cần
d) Tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp
* Tổ chức thi
- Nguyên tắc chung
Trang 28- Với phương thức đào tạo từ xa đánh giá kết quả học tập chính là đánh giá kết quả cuối cùng (khâu thi, kiểm tra) nên việc thi, kiểm tra hết học phần môn học phải đảm bảo sự đa dạng, chính xác, công bằng chặt chẽ phù hợp với phương thức đào tạo học tập , giúp xác định đúng trình độ của người học
- Phương pháp thi, kiểm tra
Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của mỗi học phần, môn học hặc chuyên đề và mục đích của kỳ thi để có các phương pháp thi khác nhau có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp thi kiểm tra khác nhau để đảm bảo tính chính xác công bằng:
+ Kiểm tra thường xuyên
Hình thức kiểm tra có thể là yêu cầu sinh viên làm bài, bài tập thực hành, tiêu luận, bài thu hoạch kết quả tự học, hoặc sử dụng ngân hàng câu hỏi trong các lần tập trung nghe giới thiệu bài giảng, hướng dẫn, phụ đạo qua mạng tin học viễn thông hoặc tập trung tại các cơ sở đào tạo.-
+ Thi kiểm tra kết thúc hoc phần, môn học
+ Tổ chức thi chung đối với các lớp chính quy
+ Thi cho phép sử dụng tài liệu, nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên
+ Thi bằng trắc nghiệm khách quan
+ Thi nhờ ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi
Dù áp dụng theo hình thức nào thì yêu cầu về chất lượng, mức độ khó của đề thi cũng phải ngang bằng với thi hết học phần, môn học hoặc chuyên
đề của hệ đào tạo chính quy tập trung
* Tốt nghiệp
- Điều kiện dự thi tốt nghiệp:
+ Đã tích luỹ đủ số học phần, tín chỉ quy định cho ngành học và không
có học phần nào đạt điểm yếu, kém (dưới 5)
Trang 29+ Đóng đầy đủ lệ phí, học phí theo quy định
- Các hình thức thi tốt nghiệp: có thể được chọn một trong các hình thức sau:
+ Làm và bảo vệ luận văn, đồ án tốt nghiệp
+ Thi tốt nghiệp
1.2.1.5 Đánh giá khía cạnh cơ sở vật chất phục vụ học tập
a) Học liệu và các phương tiện hỗ trợ
Đây là một trong các khâu quan trọng bậc nhất giúp học viên tự học trong quy trình đào tạo từ xa Học liệu phải vừa có chất lượng khoa học, vừa phải thích hợp với đối tượng người tự học
- Cung cấp đầy đủ học liệu cho sinh viên: Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với đào tạo từ xa, Do sinh viên từ xa phải tự học là chủ yếu cho nên yêu cầu tiên quyết là phải đảm bảo đầy đủ 100% các môn học phải có học liệu (sách, tài liệu in ấn, băng hình, băng tiếng, các chương trình phát thanh, truyền hình, phần mềm vi tính, đĩa CD-ROM, các trang Web trên mạng Internet)
- Các loại học liệu phải được tổ chức biên soạn riêng cho hệ đào tạo từ
xa đảm bảo phù hợp với hình thức tự học, tự nghiên cứu
Học liệu là các tài liệu in ấn: Đây là phương tiện cơ bản và quan trọng
nhất giúp cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Học liệu in ấn sẽ được chuẩn bị trước khi quyết định mở các khoá học Các loại học liệu là các tài liệu in ấn phải được biên soạn phù hợp với đối tượng người tự học, học một mình, đối tượng là những người đang công tác, tức là rất cần coi trọng phần hướng dẫn tự học, đồng thời cuối mỗi chương mỗi phần phải có hệ thống câu hỏi và bài tập thể hiện từ dễ đến khó hướng dẫn cách giải tỉ mỉ dễ hiểu, những tình huống câu hỏi vận dụng vào thực tiễn để người học rèn luyện kỹ năng vừa có thể tự mình kiếm tra đánh giá được kết quả tự học Chính vì vậy học liệu từ xa phải tập hợp đội ngũ giảng viên giỏi có uy tín để biên soạn
Trang 30Học liệu là băng đĩa: Ngoài sách giáo khoa thì Học viên cũng rất cần
được hỗ trợ thêm các loại học liệu khác như sách tài liệu tham khảo, băng hình, băng tiếng Các loại học liệu này giúp sinh viên có hứng thú học tập hơn
do tính hấp dẫn của học liệu nhờ hiệu ứng âm thanh hình ảnh Các loại học liệu dạng băng đĩa bao gồm:
- Băng Video VHS : Sử dụng cho đầu đọc băng Video cassette
- Băng Audio Tape : sử dụng cho đầu đọc băng Radio Cassette
- Đĩa Video VCD/DVD : Sử dụng cho đầu đọc VCD/DVD hoặc máy tính
Học liệu là các tài liệu, bài giảng ở dạng điện tử: Giáo dục điện tử
E-learning trên cơ sở ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ truyền thống là một xu thế tất yếu trong giáo dục và đào tạo của thế kỷ 21 Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục từ xa làm tăng sự tiếp nhận, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, và tăng hiệu quả Đối với người học công nghệ mới làm giảm thiểu khoảng cách, thuận tiện hơn trong học tập, tra cứu thông tin đồng thời tạo ra hệ thống học tập mềm dẻo tạo nhiều cơ hội cho người học lựa chọn Tuy nhiên khi lựa chọn các loại học liệu này cơ sở đào tạo cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Người học có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin (máy tính và internet), học viên có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ mới
- Cơ sở đào tạo từ xa có đủ năng lực đầu tư vào công nghệ mới đồng thời xác định việc sử dụng công nghệ mới ra sao và nhằm mục đích gì?
Các loại học liệu này bào gồm:
- Đa phương tiện tương tác trực tuyến
- Các nguồn học liệu nối mạng Internet (Bài giảng điện E learning, diễn đàn, lớp học ảo trực tuyến, thư điện tử…)
Trang 31Các chương trình đa phương tiện trên máy vi tính (đĩa bài giảng đa phương tiện đóng gói ở CD ROM, bài giảng ở dạng tĩnh…).-
Các phương tiện hỗ trợ: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng
tiếp cận được những nội dung bài giảng một cách có hiệu quả, kích thích sự hứng thú và say mê học tập của sinh viên khi có điều kiện giao lưu, tiếp xúc, trao đổi với giảng viên và bạn học, tận dụng tối đa khả năng các ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ đào tạo
Các phương tiện hỗ trợ đào tạo từ xa bao gồm:
+ Mạng viễn thông: bao gồm tin nhắn SMS từ hộp thư điện tử của sinh viên khi có e-mail của giáo viên gửi tới; mạng truyền hình hội nghị ISDN-IP,
hệ thống điện thoại, Các phương tiện hỗ trợ này hiện nay của Học viện đã sẵn sàng cho việc đào tạo
+ Mạng tin học ; bao gồm hệ thống website, E learning, lớp học ảo, E- mail, chatting, webcam …
-b) Đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, chuyên viên đào tạo
- Có đầy đủ số lượng giảng viên và nhân viên thực hiện chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học Có cơ cấu giảng viên hợp lý cho đào tạo từ xa với chất lượng cao: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững Đảm bảo 2 tiêu chuẩn sau:
+ Đảm bảo tỷ lệ người học và giảng viên theo tiêu chuẩn
+ Đảm bảo cơ cấu giảng viên hợp lý với các bộ môn
- Đội ngũ giảng viên phải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đào tạo từ xa
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giảng dạy tham gia hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ trong và ngoài nước
- Có đầy đủ đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ đào tạo được bồi dưỡng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
Trang 32c) Hệ thống cơ sở vật chất
+ Đảm bảo có đầy đủ phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện và xưởng thực tập cho sinh viên với trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho quá trình học tập và giảng dạy
Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo thành công của khóa học Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho giảng viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng giúp cho sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên cứu khoa học
1.2.1.5 Đánh giá hiệu quả đào tạo từ xa
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo từ xa là đánh giá đầu ra của quá trình đào tạo được phân định thành các yếu tố quan trọng sau:
- Thành công của việc phổ biến mục tiêu giáo dục tới tận các học viên
- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp hoàn thành khóa học
- Hiệu quả thu được từ khóa đào tạo: kiến thức, kỹ năng của sinh viên khả năng thích ứng của sinh viên
- Ảnh hưởng của khóa học đến thực tiễn công tác của học viên và hoạt động kinh tế, xã hội
Các khía cạnh đánh giá ở trên đây gồm cả 2 mặt đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài của hoạt động đào tạo từ xa: Đánh giá bên trong bao gồm các nội dung: Mục tiêu, chương trình, tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và
cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Đánh giá bên ngoài là đánh giá về hiệu quả
Trang 33đào tạo từ xa Tùy theo mục tiêu và cương vị của người đánh giá để thực hiện việc đánh giá bên trong hay bên ngoài
1.2.2 Các phương pháp đánh giá hoạt động đào tạo từ xa
1.2.2.1 Khái niệm và quá trình đánh giá
a) Khái niệm: Đánh giá nghĩa là quá trình xem xét mức độ thích đáng giữa
toàn bộ các thông tin và toàn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu đã định nhằm đưa ra một quyết định để thực hiện
b) Quá trình đánh giá:
Quá trình đánh giá được thực hiện theo 2 phía: đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài Đánh giá bên trong bao gồm các nội dung: đánh giá mục tiêu, chương trình, tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo Đánh giá bên ngoài là đánh giá đầu ra của hoạt động đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo từ xa Tùy theo mục tiêu và cương vị người đánh giá để thực hiện việc đánh giá bên trong hay bên ngoài
Việc đánh giá được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định các khía cạnh cần đánh giá, đối chiếu với mục tiêu
đã định và trong khuôn khổ của quá trình giáo dục
- Bước 2: Trình bày rõ ràng các tiêu chuẩn ban đầu của các khía cạnh đánh giá Nêu rõ mục tiêu tình huống và biến số đã được tính tới vì các yếu tố này là cơ sở cho quyết định đã đưa ra Cũng cần nêu rõ các mục tiêu mà vì nhiều lý do khác nhau đã không thực hiện được
- Bước 3: Thu thập các thông tin thích đáng Giai đoạn này rất quan trọng Cần xác định những tiêu chuẩn được công nhận mà quy định những thông tin cần thu thập
- Bước 4: Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin thu thập Việc đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin thu được, có tính đến trọng lượng các tiêu chuẩn để đưa ra một hay nhiều kết luận
Trang 34- Bước 5: Hình thành những kết luận cuối cùng một cách thật chính xác
để dễ dàng đưa ra các quyết định mới
1.2.2.2 Các phương pháp đánh giá
Có rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau sau đây xin được nêu một số phương pháp chủ yếu sau:
a) Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp cơ bản để nhận thức các
sự vật Quan sát được sử dụng trong ba trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết
Các phương pháp quan sát thông dụng được áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học có thể phân thành nhiều loại khác nhau nhưng theo mục đích xử lý thông tin thì quan sát được chia thành: Quan sát mô tả và quan sát phân tích
b) Phương pháp điều tra thực nghiệm
+ Điều tra thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin được
thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện có gấy biến đổi đối tượng khảo sát một cách chủ định
Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản:
* Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu
hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.đây là hình thức điều tra cá nhân cá nhân, thường - được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với khách thể Khi đó người điều tra phỏng vấn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn
đề, chuẩn bị cho hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra
Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành,mất ít thời gian và trực tiếp cho ngay thông tin cần biết.Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành được với một số ít cá nhân cho nên thông tin thu được không mang tính khái quát Nếu phỏng vấn nhiều người thì mất rất nhiều thời gian, mặt khác các
Trang 35thông tin thu được cũng khó thống kê, xử lý
* Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi :Là phương pháp dùng
một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, có khi cả hàng ngàn người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục…
Bảng câu hỏi (có nhiều cách gọi khác nhau:phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra) là công cụ chủ yếu của phương pháp này Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế một bản câu hỏi chuẩn có khả năng đem lại cho người nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng nghiên cứu Mặt khác, một bảng câu hỏi được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập được
dễ dàng, thuận lợi
+ Lập bảng câu hỏi : Bảng câu hỏi là 1 hệ thống các câu hỏi đầy đủ,
chính xác về nội dung cần điều tra với trình tự chặt chẽ, logic, thời gian tiến hành được quy định rõ ràng, hợp lý đảm bảo quy tắc cơ bản sau:
+ Phải xác định trình tự logic về nội dung của hệ thống câu hỏi (xác định những nội dung cần tìm hiểu, số câu hỏi, trình tự logic câu hỏi)
+ Từng câu hỏi phải được soạn một cách ngắn gọn, rõ ý, mỗi câu chỉ nên hỏi về 1 ý
+ trong câu hỏi nên dùng tiếng phổ thông, không được dùng tiếng địa phương, tiếng lóng, hoặc tiếng nước ngoài gây khó hiểu cho người trả lời
+ Phải hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, dễ hiểu
* Chọn mẫu điều tra: là điều tra không toàn bộ, trong đó người ta
chọn ngẫu nhiên một số đơn vị trong tổng thể nghiên cứu để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể Muốn
Trang 36dựa vào thông tin của mẫu để đưa ra những kết luận đủ chính xác về dấu hiệu nghiên cứu trong tổng thể, trước hết mẫu được chọn phải vừa mang tính ngẫu nhiên vừa mang tính đại diện cho tổng thể, tức là phản ánh đúng đặc điểm của tổng thể theo dấu hiệu nghiên cứu đó
- Chọn mẫu điều tra: Tuỳ thuộc vào đặc điểm của tổng thể nghiên
cứu, người ta có thể sử dụng các phương pháp chọn mẫu sau:
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: bất cứ phần tử nào của tổng thể đều
có thể được lấy vào mẫu với khả năng như nhau Phương pháp này có ưu điểm cho phép thu được mẫu có tính đại diện cao, có thể suy rộng các kết quả của mẫu cho tổng thể với một sai số xác định, song để vận dụng phải có toàn
bộ danh sách của tổng thể nghiên cứu
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: là chọn ngẫu nhiên phần tử đầu tiên
trong mẫu, sau đó dựa trên danh sách đã đánh số của tổng thể để chọn ra các phần tử tiếp theo vào mẫu theo một thủ tục nào đó
+ Chọn mẫu phân nhóm: trong đó người ta chia tổng thể ra thành các
nhóm có độ thuần nhất cao để chọn ra các phần tử đại diện cho từng nhóm Việc phân nhóm có hiệu quả khi tổng thể nghiên cứu không thuần nhất theo dấu hiệu nghiên cứu Sau đó trong mỗi nhóm, người ta chỉ chọn một hay một
số phần tử để điều tra
+ Chọn mẫu cả khối: người ta chia tổng thể nghiên cứu thành nhiều
khối đơn vị và từ đó chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các phần
tử trong khối đã chọn
+ Chọn mẫu nhiều cấp: Nếu các phần tử của tổng thể phân tán quá
rộng và thiếu thông tin về chúng, người ta thường chọn mẫu theo nhiều cấp Khi chọn nhiều cấp ta có các đơn vị mẫu ở mỗi cấp
- Xác định quy mô mẫu: Việc xác định số lượng các đơn vị nằm trong
mẫu là bao nhiêu để mẫu có thể đại diện cho cả tổng thể là một việc không
Trang 37đơn giản Tuỳ thuộc vào tính chất đặc điểm hiện tượng nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu có thể sử dụng công thức xác định quy mô mẫu khác nhau Quy mô mẫu là căn cứ để xác định số lượng điều tra viên và số lượng phiếu điều tra cần phân phối Trong bước này ta cũng tính đến phạm vi và số lượng mẫu cho cuộc điều tra thử
* Xử lý số liệu điều tra:
Sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề rất quan trọng là phải trình bày, xử lý số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát Các phương pháp xử lý
số liệu được sử dụng là;
+ Phương pháp tính tỷ lệ %: Đây là phương pháp đơn giản, thường áp dụng cho những câu hỏi được soạn theo thang định danh
+ Phương pháp tính điểm trung bình, xếp thức bậc:
Việc cho điểm và tính điểm trung bình của từng yếu tố được xem xét giúp người nghiên cứu xác định mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố và từ đó
có thể rút ra những kết luận, nhận xét khách quan, khoa học
+ Tính hệ số tương quan thứ bậc
+ Tính hệ số theo thông số đo
Cần lưu ý là cả phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng bảng câu hỏi đều chỉ cho những thông tin về nhận thức, thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết hành động của họ Vì thế chúng phải được phối hợp với những phương pháp nghiên cứu khác như quan sát, nghiên cứu sản phẩm, hoạt động…để có được thông tin đầy đủ về đối tượng
c) Đánh giá bằng phương pháp chuyên gia
Trang 38Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất.-
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử
lý thống kê các câu hỏi một cách khoa học
* Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia và nhóm các nhà phân tích Nhóm chuyên gia cần lựa chọn là những người có trình độ hiểu biết chung tương đối cao ngoài lĩnh vực hẹp của mình cần có cái nhìn tổng thể bao quát
và có tầm hiểu biết rộng về lĩnh vực nghiên cứu Chuyên gia giỏi là những người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn giải quyết những vấn
đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc những kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén
- Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia
Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia là một giai đoạn của phương pháp chuyên gia Tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phương pháp trưng cầu cơ bản như: Trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân, trưng cầu vắng mặt và có mặt và trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp
- Xử lý ý kiến chuyên gia:
Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này Đây là bước quan trọng để đưa ra kết quả đánh giá Nói chung có hai dạng vấn để cần giải quyết khi xử lý ý kiến chuyên gia:
+ Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện
+ Đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các sự kiện
Trang 391.3 Kinh nghiệm đào tạo từ xa ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Hàn Quốc (Trường đại học Tổng hợp hàm thụ và không trung)
Trường Đại học tống hợp hàm thụ và không trung (Korea Air and
Correspondence University : KAC) được thành lập năm 1972 Lúc đầu có 5 khoa cao đẳng 2 năm Năm 1981 bắt đầu có chương trình đại học 5 năm để lấy học vị đại học (bachelor degree hoặc B A) Năm 1982 có 9 khoa, năm -
1984 có 13 khoa Điều đó cho thấy KACU đáp ứng cho nhu cầu của xã hội Nhiệm vụ của KACU là:
- Cung cấp cơ hội học đại học cho những người đã tốt nghiệp trung học
mà do nhiều lý do không theo học được ở trường đại học truyền thống
- Nâng cao trình độ cho những người đang làm việc
- Cũng từ đó đóng góp quan trọng vào việc nâng cao phúc lợi Quốc gia Những ngành nghề chính : Hành chính công cộng, quản lý kinh doanh, nông nghiệp, kinh tế gia đình, tin học, giáo dục tiểu học, luật, kinh tế, ngoại ngữ, giáo dục trẻ nhỏ
Về tổ chức quản lý : Ngoài những bộ phận quản lý trực tiếp KACU còn
có các tổ chức như Trung tâm hướng dẫn sinh viên, Trung tâm máy tính, Trung phát triển phương tiện truyền thông , thư viện, nhà xuất bản báo trư-ờng, Hội đồng quản lý nhằm tư vấn việc xây dưng chính sách dự án, Viện nghiên cứu giáo dục từ xa (chương trình, phương pháp, phương tiện )
Về diễn trình hoạt động giáo dục từ khi đăng ký đầu vào đến tốt nghiệp
- Tuyển sinh : Giới hạn cho những người tốt nghiệp trường cao trung hoặc bằng cấp tương đương Chọn lựa từ cao xuống thấp, trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển Sinh Viên đã qua trường cao đẳng 2 năm ở nơi khác có thể được xét chọn vào năm thứ 2 hoặc thứ 3
- Sinh viên đăng ký 15 tín chỉ mỗi học kỳ, 3 tín chỉ cho mỗi môn học
Trang 40Quá trình dạy và học tập gồm : Sự giao việc (vấn đề học tập) và tự học, học qua radio và truyền hình, dự lớp và xem báo của trường
- Thông thường chính tác giả sách giáo khoa sẽ giảng bài, qua hệ thống đài phát thanh quốc gia (KNBS) một ngày phát nhiều lần, tổng cộng 7 tiếng Truyền hình phát bài 1 tiếng 1 tuần Sinh viên bị mất buổi nghe có thể đến xem lại băng ở thư viện trường hoặc các trung tâm học tập địa phương
Cuối mỗi học kỳ có các đợt học tập tại lớp 5 ngày Giáo sư tóm tắt các nội dung đã phát, làm thí nghiệm và hướng dẫn tự học KACU phối hợp với
50 trường đại học, cao đẳng ở các địa phương để tổ chức lớp
Tóm lại phương tiện giảng dạy gồm có: Tài liệu viết (bài giảng hàm thụ, tài liệu phù trợ, báo của trường); tài liệu nghe nhìn (các buổi phát thanh
và phát hình, băng tiếng và băng hình); dự lớp bắt buộc để nghe giảng và thực hành; ngoài ra còn các bài giảng đặc biệt
Để đánh giá học tập, sinh viên được giao công việc và phải nộp nhiều báo cáo để thầy chấm và trả lại Có hai lần kiểm tra, lần thứ nhất là bài kiểm tra về những bài giảng đã phát, thứ 2 là sau đợt dự lớp
Trường có 12 trung tâm học tập vùng và 22 Trung tâm học tập địa phương
Học vị đại học (B A) được cấp cho sinh viên nào hoàn thành có kết quả
-từ 140 tín chỉ hoặc hơn và đạt yêu cầu kỳ thi tốt nghiệp Với những sinh viên đại được 80 tín chỉ của trường cao đẳng thì được cấp bằng (diploma)
-Về chất lượng đào tạo: Những sự nghiên cứu và phân tích cho thấy chất lượng của sinh viên KACU không hề thua kém các trường đại học khác
1.3.2 Hà Lan (Đại học Mở Hà Lan)
Chính phủ rất chú ý vấn đề Đại học Mở, vốn cũng đang được nhiều
nư-ớc quan tâm, nên đã trình và được Quốc hội phê duyệt một dự án thành lập