Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa ủa học viện công nghệ bưu chính viễn thông (Trang 55 - 71)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là tổ chức đào tạo nghiên cứu của Nhà nước đặt tực thuộc Tổng công ty BCVT Việt Nam (nay là tập đoàn BCVT) được thành lập từ ngày 11/7/1977 theo quyết định số 516-TTg. Học viện là đơn vị sự nghiệp hạch toán phụ thuộc, có con dấu, và tài khoản, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành kèm theo quyết định số 229/Q Đ TCCB/HĐQT ngày 09/09/1997 của Hội đồng quản trị Tổng – công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Do là đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp (không hưởng ngân sách nhà nước) nên nhiều cơ chế quy chế của Học viện hiện nay có khác và gần với cơ chế của doanh nghiệp hơn so với các đơn vị sự nghiệp hiện đang hưởng Ngân sách Nhà nước.

Về chức năng nhiệm vụ:

Học viện là tổ chức đào tạo nghiên cứu của nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Đào tạo cán bộ khoa học công nghệ ở bậc đại học và trên đại học.

- Nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển ngành Bưu chính Viễn thông.-

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ phục vụ nhu cầu phát triển ngành Bưu chính viễn thông và của xã hội

- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam là một mô hình mới trong hệ thống giáo dục đại học cũng như nghiên cứu khoa học ở nước ta. Yêu cầu đặt ra là gắn kết cho được các hoạt đọng nghiên cứu khoa học với nhau, và gắn kết nghiên cứu khoa học và đào tạo với sản xuất kinh doanh.

Về cơ cấu tổ chức.

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông + Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.

+ Các phòng chức năng bao gồm 8 phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc cho ban giám đốc.

+ Cơ sở đào tạo phía Bắc bao gồm: 6 khoa đào tạo là: Khoa Quản trị kinh doanh 1, Khoa Viễn thông 1, Khoa công nghệ thông tin 1, Khoa kỹ thuật điện tử 1, khoa cơ bản 1, Khoa quốc tế và sau đại học. Hai trung tâm: Trung tâm đào tạo từ xa, Trung tâm đào tạo tại chức (chưa có con dấu).

+ Cơ sở đào tạo phía nam gồm . 9 phòng ban giúp việc và 5 khoa: Khoa quản trị kinh doanh 2, khoa viễn thông 2, khoa kỹ thuật điện tử 2, khoa cơ bản 2, khoa công nghệ thông tin 2.

BAN GIÁM ĐỐC

Các đơn vị trực thuộc

(3 đơn vị, 2 Trung tâm)

Cơ sở đào tạo phía Bắc

(6 khoa, 4 trung tâm)

Các phòng

chức năng Cơ sở đào tạo phía

Nam

(5 khoa, 9

Quan hệ trực tuyến Quan hệ ngang cấp

+ Các đơn vị trực thuộc (có con dấu riêng): Trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông 1, Trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông 2, Trung tâm công nghệ thông tin, Viện Kinh tế Bưu điện,Viện khoa học Kỹ thuật Bưu điện.

Về nhân lực

Tính đến tháng 3 năm 2008, Học viện có 998 cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, cụ thể được trình bày ở bảng 2.2;

Bảng 2.2 Nhân lực của Học Viện năm 2008

stt Đơn vị Số lượng

(người)

Tỉ lệ (%)

01 Cơ quan Học viện và cơ sở đào tạo phía bắc 325 32.57 02 Cơ sở đào tạo tại Tp Hồ Chí Minh 196 19,64

03 Trung tâm đào tạo BCVT1 48 4,84

04 Trung tâm đào tạo BCVT2 22 2,2

05 Viện khoa học kỹ thuật BĐ 174 17,43

06 Viện kinh tế Bưu điện 114 11,42

07 Trung tâm Công nghệ thông tin 119 11,92

08 Cộng 998 100

(nguồn phòng tổ chức cán bộ Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông) C cơ ấu: Khối quản lý chiếm 24,25%, khối phục vụ chung cho giảng dạy và nghiên cứu chiếm 21,24%, trực tiếp giảng dạy chiếm 25,65%, trực tiếp nghiên cứu chiếm 28,86%.

Phân theo trình độ: toàn Họcviện có 65 tiến sỹ, 228 thạc sỹ, và 508 người có trình độ đại học chiếm 50,9% (hiện có 81 người đang là NCS và học viên ở nước ngoài), trong đó khối trực tiếp giảng dạy có 56,8 cán bộ có trình độ sau đại học, 32,8% có trình độ đại học

Về đào tạo

Bảng 2.3 Số lượng sinh viên tuyển sinh của các hệ đào tạo (Toàn Học Viện) Hệ đào tạo Cao

học

Đại học, cao đẳng chính quy

Đại học, cao đẳng tại chức

Đại học từ xa

Năm 2005-2006 49 1046 420 2263

Năm 2006-2007 98 1250 510 3523

Năm 2007-2008 131 1747 1314 1969

Chuyên ngành đào ạo ồm: Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Quản t g trị kinh doanh. C c ác ấp đào ạo ồm: tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng. t g

2.2.2 Trung tâm đào tạo đại học từ xa

BAN LÃNH ĐẠO HỌC VIỆN

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

(TUYỂN SINH, HỌC LIỆU, NGÂN HÀNG ĐỀ THI, THI CHẤM THI)-

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG/HỌC VIỆN

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC TỪ XA

CÁC CƠ SỞ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI

ĐỊA PHƯƠNG

CƠ SỞ HỌC VIỆN CÁC KHOA1, BỘ

MÔN, GIẢNG VIÊN

Sinh viên/Học viên từ xa

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức, quản lý về đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

Trung tâm đào tạo đại học từ xa được thành lập theo QĐ số 625/QĐ – TCCB ngày 10/10/2007 của Giám đốc Học viện, trên cơ sở tách chuyển giao chức năng phòng đại học từ xa của Trung tâm 1 (thành lập từ ngày 23/2/2005). Như vậy hoạt động đào tạo từ xa của học viện tính đến nay được gần 4 năm.

Trung tâm đào tạo đại học từ xa là đơn vị trực thuộc Học viện chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của Giám đốc Học viện.

Trung tâm đào tạo đại học từ xa là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Các hoạt động kinh tế phát sinh được Học viện hạch toán riêng để làm cơ sở xác định hiệu quả kinh tế.

Cơ cấu tổ chức của trung tâm đào tạo đại học từ xa

Hình 2.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo đại học từ xa Chức năng

Trung tâm đào tạo đại học từ xa có chức năng là đầu mối tổ chức, quản lý, triển khai công tác đào tạo từ xa cấp văn bằng theo hình thức giáo dục từ xa trong phạm vi toàn Học viện; trực tiếp giúp giám đốc Học viện quản lý thống nhất trong toàn Học viện gồm:

- Phương thức tổ chức đào tạo đại học từ xa.

- Chương trình đào tạo; kế hoạch tuyển sinh.

- Các nguồn lực chung cho Đào tạo từ xa bằng E-learning.

- Hệ thống học liệu bài giảng ngân hàng đề thi.- -

- Thanh tra kiểm tra chất lượng, cấp văn bằng tốt nghiệp. -

Trung tâm đào tạo đại học từ xa được giao chụi trách nhiệm trực tiếp tổ chức, quản lý các hoạt động Đào tạo từ xa của Học viện trong phạm vi các tỉnh phía Bắc.

Nhiệm vụ:

Trung tâm có nhiệm vụ chính sau đây :

- Nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo từ xa và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.

- Phối hợp với phòng Quản lý đào tạo, các khoa đào tạo và các đơn vị nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện: nội dung, chương trình, học liệu; ngân hàng đề thi; nghiên cứu, đề xuất thay đổi, bổ sung ngành, chuyên ngành đào tạo; tổ chức xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo, nội dung, quy trình đào tạo từ xa .

- Thực hiện kế hoạch tuyển sinh; tiếp nhận và quản lý thí sinh trúng tuyển.

- Xây dựng và đề xuất các thoả thuận, liên kết đào tạo để mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo với các địa phương và các cơ sở đào tạo khác

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy từng kỳ học và năm học cho hệ đào tạo từ xa

- Tổ chức quá trình đào tạo từ xa theo quy chế, quy định hiện hành của Nhà nước và của Học viện.

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định quản lý đào tạo từ xa của Học viện

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ học sinh sinh viên, các quyết định, văn bản liên quan, theo quy định của Nhà nước và của Học viện;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Học viện tổ chức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy hệ đào tạo từ xa và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nghiên cứu viên tham gia giảng dạy ở Trung tâm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo yêu cầu của Giám đốc Học viện

2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo đại học từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Theo các khía cạnh đánh giá được trình bày trong chương 1 bao gồm cả đánh giá ở bên trong và bên ngoài. Trong khuôn khổ của luận văn thì tác giả chỉ tập trung vào đánh giá bên trong. Phương pháp đánh giá được sử dụng là phương pháp quan sát thực chứng, ngoài ra để khách quan hơn trong các kết quả đánh giá tác giả sử dụng thêm phương pháp chuyên gia: Tác giả đã điều tra bằng bảng câu hỏi để lấy ý kiến sinh viên về một số khía cạnh trong hoạt động đào tạo từ xa, vì đối tượng là sinh viên nên bảng câu hỏi được các chuyên gia xây dựng tập trung chủ yếu vào một số các khía cạnh đánh giá trong việc tổ chức thực hiện đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chương trình đào tạo. Mẫu điều tra được tiến hành trên 300 sinh viên đang theo học chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện hệ 5 năm với 3 chuyên ngành: Chuyên ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành điện tử viễn thông, chuyên ngành quản trị kinh doanh. Mẫu phiếu ý kiến đánh giá của sinh viên được trình bày ở Phụ lục 1.

2.3.1 Đánh giá theo mục tiêu đào tạo đại học từ xa.

Sau hơn 3 năm hoạt động đào tạo đại học từ xa của Học viện đi vào hoạt động thì về cơ bản Học viện đang thực hiện theo những mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể là:

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo của Học viện: Đào tạo đại học từ xa mở ra góp phần tăng thêm cơ hội lựa chọn hình thức học tập mới phù hợp với các đối tượng có nhu cầu học tập. nâng cao trình độ nhưng không có điều kiện đến học tập trung tại các cơ sở đào tạo.

Cung cấp cho người học một hình thức học tập mới, hiện đại nhờ vào những ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BC VT với quy trình học tập được – thiết kế hết sức mềm dẻo và linh hoạt, có tính lắp ghép modul nhằm thực sự tạo ra nhiều cơ hội cho người học, từ đó làm tăng quy mô đào tạo của Học viện góp phần làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Học viện.

- Đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc trình độ đại học về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Đặc biệt là các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa, miền núi còn có khó khăn trong việc phát triển nguồn nhần lực có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật mũi nhọn như viễn thông và công nghệ - thông tin.

- Tận dụng cơ sở vật chất của ngành, đồng thời thúc đẩy quảng bá và sử dụng các công nghệ giáo dục mới. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông hiện nay đã được thiết lập một hạ tầng mạng tin học viễn thông phục vụ đào tạo từ xa trên phạm vi cả nước bằng việc sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại: Mạng ĐTTX bằng truyền hình hội nghị ISDN/IP, mạng giáo dục điện tử (E-learning). trên cơ sở mạng truyền thống của Tổng Công ty BC-VT Việt Nam.

Tóm lại về cơ bản Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông đã từng bước thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra, các mục tiêu này đều phù hợp với điều kiện và chức năng chiến lược của Học viện. Tuy nhiên trong các mục tiêu trên thì mục tiêu sử dụng công nghệ mới – giáo dục điện tử E-learning còn chưa thực sự được chú trọng và đạt được hiệu quả.

2.3.2 Về ngành nghề và chương trình đào tạo.

a) Ngành nghề đào tạo.

Hiện nay Học viện công nghệ BCVT đang đào tạo 3 ngành: Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh. Đây là 3 ngành Học viện đang đào tạo theo hệ chính quy và cũng là các ngành phù hợp với thế mạnh của Học viện. Với các ngành nghề đào tạo này Học viện đảm bảo đủ về giảng viên, cơ sở vật chất giáo trình tài liệu…. Tuy nhiên số lượng chuyên ngành như thế là quá ít, làm giảm tính hấp dẫn và ít cơ hội lựa chọn ngành nghề cho sinh viên.

b) Chương trình đào tạo.

Hiện nay Học viện công nghệ BCVT đã xây dựng và ban hành 6 chương trình đào tạo bao gồm:

+ Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành CNTT (phụ lục 2): Hệ 5 năm + Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành QTKD (phụ lục 3): Hệ 4,5 năm

+ Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành ĐTVT (phụ lục 4): Hệ 5 năm + Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành CNTT (phụ lục 5): Hệ 2,5 năm dành cho sinh viên có đầu vào đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành CNTT.

+ Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành QTKD (phụ lục 6): Hệ 2,5 năm dành cho sinh viên có đầu vào đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành QTKD.

+ Chương trình đào tạo hệ đại học từ xa ngành ĐTVT (phụ lục 7): Hệ 2,5 năm dành cho sinh viên có đầu vào đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành ĐTVT.

Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo:

Khung thời gian đào tạo Chương trình đào tạo 4 năm 5 năm 6 năm Ý kiến

khác

Phù hợp

Thừa Thiếu Không phù hợp 45,5% 35,8% 15,5% 3,2% 75,6% 15,5% 7,4% 1,5%

Kết luận: Với 3 ngành đào tạo trên là những ngành mà Học viện đã thực hiện đào tạo với hệ chính quy, với kinh nghiệm nhiều năm và cũng là những thế mạnh của Học viện. Với 75,6% cho thấy các chuyên ngành này đa số phù hợp với mọi đối tượng học tập và đặc biệt là những cán bộ đang công tác trong ngành Bưu điện. Khung chương trình đào tạo từ 4 năm hoặc 5 năm là phù hợp.

Tuy nhiên đối với các đối tượng đầu vào như cao đẳng khác chuyên ngành hay đại học khác nhóm ngành thì chưa có chương trình cụ thể cho các đối tượng này, điều này gây ra sự thiếu linh hoạt cũng như gây thiệt thòi cho những sinh viên là đối tượng này.

Các chương trình này hiện này mới xây dựng chương trình khung chứ chưa xây dựng chương trình chi tiết nên các giảng viên vẫn còn đang sử dụng bài giảng theo chương trình của chính quy.

Về nội dung chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo đại học từ xa được xây dựng riêng cho hệ từ xa nhưng có khối lượng, nội dung và cấu trúc tương đương với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của Học viện. Tuy nhiên vì đặc điểm riêng biệt của hình thức học từ xa nên nội dung chương trình được thiết kế như sau:

- Được biên soạn tài liệu học tập riêng, có phần hướng dẫn tự học và phần bài tập, ngoài ra một số môn học được xây dựng bài giảng điện tử.

- Được hỗ trợ bởi các phương tiện học tập, giảng dạy qua mạng internet.

Về cấu trúc chương trình: Được phân làm 2 khối kiến thức: Giáo dục đại cương, Giáo dục chuyên nghiệp.

Nhận xét:

Chương trình đào tạo 3 ngành trên được xây dựng đảm bảo đúng các nguyên tắc đề ra:

- Đảm bảo khối lượng kiến thức tương đương với hệ chính quy.

- Việc xây dựng chương trình và các giáo trình được biên soạn riêng theo hướng đưa các phần tự chọn 1 số môn học để sinh viên đăng ký học phù hợp với chuyên ngành của mình.

Tuy nhiên còn tồn tại những nhược điểm sau:

- Chương trình học chưa thật sự phù hợp với đối tượng học, và phương thức đào tạo.

- Chương trình đào tạo chưa phù hợp với loại hình đào tạo từ xa: Chưa có sự nghiên cứu, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với loại hình đào tạo như giảm khối lượng kiến thức (số học phần, tổng số tín chỉ), số môn học giảm cho phù hợp với quy định của quy chế 40/2003, cần giảm yêu cầu về thực hành- thực tập, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tín chỉ.

- Công tác đào tạo theo học chế tín chỉ chưa được thực hiện: Chủ yếu sinh viên vẫn học theo kế hoạch của Học viện. Nếu sinh viên muốn học ngoài kế hoạch thì phải đăng ký học theo lớp khác (có lịch học trùng với nguyện vọng của sinh viên) Việc đăng ký học đầu kỳ của sinh viên chưa được thực hiện theo cam kết của Học viện. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Học viện chưa có kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ: Việc đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi Học viện rất linh hoạt chủ động về nguồn lực (phòng học, giáo viên, quy trình thực hiện, kinh nghiệm thực hiện).

2.3.3 Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo đại học từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

2.3.3.1 Công tác tuyển sinh.

Trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Trung tâm đào tạo từ xa sẽ xây dựng kế hoạch tuyển sinh của cả năm sau đó Học viện sẽ phát thông báo tuyển sinh đến các đơn vị, doanh nghiệp và các phương tiện thông tin đại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa ủa học viện công nghệ bưu chính viễn thông (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)