Nội dung và những khía cạnh đánh giá về hoạt động đào tạo đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa ủa học viện công nghệ bưu chính viễn thông (Trang 22 - 55)

1.2.1.1 Đánh giá theo mục tiêu đào tạo đại học từ xa.

Bất kỳ một dự án nào cũng phải đặt ra mục tiêu, mục tiêu là đích mà dự án phải đạt tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ tổ chức.

Mục tiêu đặt ra cho dự án dựa trên nguồn lực và tiềm năng có thể huy động được của tổ chức. Mục tiêu đào tạo đại học từ xa ngoài việc phù hợp và gắn kết với mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục địa phương hay quốc gia, thì với một trường việc đào tạo đại học từ xa còn phải đạt các mục tiêu khác như:

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, góp phần tăng thêm thương hiệu cho cơ sở đào tạo.

- Tận dụng cơ sở vật chất, phát huy thế mạnh của đơn vị đào tạo.

- Đem lại hiệu quả cho đơn vị đào tạo: Ngoài việc mở rộng quy mô đào tạo thì việc mở ra hình thức đào tạo mới còn phải đảm bảo đem lại hiệu quả kinh doanh và góp phần làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Các mục tiêu đào tạo phải có nội dung rõ ràng, phù hợp với chức năng, mục tiêu định hướng chiến lược của nhà trường và phải được cụ thể hóa thành chương trình công tác của nhà trường và được đưa vào kế hoạch thực hiện.

1.2.1.2 Lựa chọn ngành nghề đào tạo.

Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo gắn liền với sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hỗ trợ, đồng thời phải dựa vào nhu cầu đào tạo, sự tiếp nhận của xã hội vì vậy việc lựa chọn ngành nghề phải tuân theo các tiêu chí sau:

- Phải phù hợp với nhu cầu đông đảo các tầng lớp: Học sinh, cán bộ, công nhân viên chức, các thành phần dân cư khác.

- Ngành nghề lựa chọn phải là thế mạnh của của đơn vị đào tạo, có đủ giảng viên trình độ cao, có đủ tài liệu để học viên tham khảo và tự học. Tránh trùng lặp với các cơ sở đào tạo từ xa khác để tận dụng tốt hơn nguồn lực về đào tạo của xã hội.

1.2.1.3 Đánh giá chương trình đào tạo.

a) Mục tiêu của chương trình đào tạo:

Mục tiêu của chương trình đào tạo theo ngành nghề đào tạo từ xa phải rõ ràng phù hợp với khả năng của nhà trường. Chương trình đào tạo phải đảm bảo việc trang bị đầy đủ kiến thức, khả năng nghiên cứu sáng tạo về chuyên ngành đào tạo cả lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học có thể thích ứng trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành.

b) Chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo là một trong những thành phần quan trọng để đảm bảo sự thành công của khóa học: Chương trình đào tạo phải cụ thể, cấu trúc hợp lý, có hệ thống, đáp ứng yêu cầu kiến thức và kỹ năng thích ứng với nhu cầu của xã hội.

+ Chương trình đào tạo phải phù hợp với trình độ của học viên, trang bị đủ cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành đảm bảo người học nhận được một lượng kiến thức toàn diện , đáp ứng nhu cầu lao động xã hội.

+ Chương trình đào tạo phải được cụ thể hóa theo quy định của bộ GD&ĐT

+ Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính logic gắn kết, hợp lý giữa nội dung các môn học và phù hợp với hình thức đào tạo từ xa .

+ Chương trình đào tạo phải phù hợp với đối tượng đào tạo từ xa:

+ Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng đào tạo tín chỉ.

+ Trong các môn học, hệ thống chương trình thiết kế cũng như giáo trình và học liệu phải được chuẩn bị chu đáo, căn kẽ, đầy đủ . Các giáo trình phải được viết phù hợp với đối tượng học, phương thức học, dễ liên kết với các phương thức học khác nhau.

+ Chương trình đào tạo cần phải được bổ sung, đối chiếu, điều chỉnh theo từng mốc thời gian. Định kỳ thu thập ý kiến từ học viên, giảng viên, cán bộ quản lý và cơ quan tuyển dụng để điều chỉnh chương trình tốt hơn.

1.2.1.4 Đánh giá về mặt tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo đại học từ xa a) Tổ chức tuyển sinh.

- Đào tạo đại học từ xa qua mạng không tổ chức thi tuyển sinh, chỉ tổ chức xét tuyển nhằm mở rộng đầu vào. Tuy nhiên công tác tuyển sinh phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục- đào tạo.- Việc tuyển sinh phải có kế hoạch cụ thể, các chỉ tiêu, quy chế thể lệ, danh sách trúng tuyển phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trong quá trình tuyển sinh cần phải chú ý các tiêu chuẩn: Trình độ bằng cấp ban đầu (yêu cầu với từng chương trình học), tuổi tác, dân tộc, một số các thành tích cá nhân khác...

- Tổ chức quảng bá thông tin về tuyển sinh, về loại hình đào tạo bằng nhiều phương tiện khác nhau nhằm mục đích thu hút nhiều sinh viên tham gia theo học.

b) Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo.

* Hệ thống đào tạo:

Giáo dục từ xa không tổ chức theo niên chế, học kỳ, mà tổ chức đào tạo theo học phần, tín chỉ. Nhằm khuyến khích những học viên học tập có hiệu suất cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những học viên gặp khó khăn, thời gian học tập theo tín chỉ của một khóa từ xa có thể rút ngắn tối đa 1 năm và kéo dài tối đa 2 năm so với quy định. Đào tạo theo hệ thống chứng chỉ theo nguyên tắc sau:

-

+ Nguyên tắc tích luỹ : Khác với đào tạo theo niên chế học kỳ, việc đào tạo đại học từ xa theo hệ thống chứng chỉ, sinh viên lấy các chứng chỉ

theo nguyên tắc tích luỹ dần tuỳ theo các điều kiện và năng lực (tri thức, thời gian. tài chính, sức khoẻ) để đăng ký học các học phần quy định trong chương trình. Thời gian học có thể kéo dài hay rút ngắn trong khung thời gian quy định. Kết quả được tự động bảo lưu trong suốt quá trình học tập.

Sau khi tích luỹ đủ số chứng chỉ quy định cho từng khối kiến thức, sinh viên sẽ được xét cấp chứng chỉ và tham dự kỳ thi tốt nghiệp.

+ Nguyên tắc miễn học, miễn thi: Người học có thể được xét miễn học một số học phần trên cơ sở việc xét và bảo lưu các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập trước đó theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.

* Tổ chức quy trình đào tạo.

Do đặc thù của phương thức đào tạo từ xa: (sự giãn cách giữa người học và giảng viên, sinh viên lấy tự học là chính, quá trình học tập được sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện Viễn thông Công nghệ thông tin) nên quy - trình đào tạo cũng phải được tổ chức để phù hợp đặc điểm của loại hình đào tạo. Tổ chức quy trình đào tạo từ xa phải phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và có điều kiện tiếp nhận sự hướng dẫn, trao đổi, giải đáp thắc mắc trực tiếp của Giảng viên hoặc cố vấn học tập đồng thời phải thích hợp với thời gian, trình độ và cơ sở vật chất của người học và của nhà trường.

Như vậy đối với đào tạo từ xa thì quy trình đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc: kết hợp việc tự học theo hướng dẫn của học viên với sự hỗ trợ của các phương tiện trung gian khác.

- Về tự học theo hướng dẫn: gồm có hướng dẫn trực tiếp trên lớp và hướng dẫn học thông qua các phương tiện trung gian. Thời gian hướng dẫn trực tiếp trên lớp ít nên phải lựa chọn phương thức giảng dạy thích hợp để có thể giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản và quá trình tự học được dễ dàng.Việc cung cấp tài liệu cho sinh viên phải được tổ chức đầy đủ, kịp thời và đa dạng nhiều loại để sinh viên có thể lựa chọn loại học liệu phù hợp với

điều kiện của mình. Hướng dẫn học thông qua các phương tiện trung gian khác: trong quá trình tự học sinh viên phải được sự trợ giúp từ phía giảng viên và nhà trường thông qua các phương tiện trung gian như thông qua mạng tin học viễn thông. Nhà trường phải có kế hoạch, tổ chức phương thức hướng dẫn học qua các phương tiện này cho sinh viên để nâng cao chất lượng của quá trình tự học.

- Sự hỗ trợ của các phương tiện trung gian bao gồm:

+ Hỗ trợ đào tạo qua mạng viễn thông: Bao gồm điện thoại, tin nhắn SMS, mạng truyền hình hội nghị ISDN/IP

+ Hỗ trợ qua đĩa bài giảng đa phương tiện CD-ROM Multimedia, băng đĩa băng hình..

+ Hỗ trợ đào tạo qua mạng tin học: Bao gồm hệ thống website, E- learning, lớp học ảo, E-mail, chatting, …

c) Tổ chức cung cấp thông tin cho học viên:

Do đặc điểm của loại hình đào tạo từ xa là khoảng cách về thời gian và không gian giữa người học và nhà trường cho nên việc tổ chức cung cấp thông tin cho sinh viên là rất quan trọng: Việc tổ chức cung cấp thông tin phải được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, công khai với nhiều kênh thông tin khác nhau đảm bảo cho mọi sinh viên có thể nắm bắt được thông tin của nhà trường. Các thông tin cần cung cấp cho sinh viên bao gồm: các văn bản liên quan đến mục tiêu, chương trình, điều kiện dự thi tốt nghiệp yêu cầu kiểm tra đánh giá, quy chế đào tạo, kết quả học tập và các thông tin khác..

Tuy nhiên một điều quan trọng nữa là việc cung cấp thông tin phải được tổ chức ở nhiều kênh khác nhau để sinh viên dễ dang tìm kiếm khi cần.

d) Tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp.

* Tổ chức thi

- Nguyên tắc chung

- Với phương thức đào tạo từ xa đánh giá kết quả học tập chính là đánh giá kết quả cuối cùng (khâu thi, kiểm tra) nên việc thi, kiểm tra hết học phần môn học phải đảm bảo sự đa dạng, chính xác, công bằng chặt chẽ phù hợp với phương thức đào tạo học tập , giúp xác định đúng trình độ của người học.

- Phương pháp thi, kiểm tra

Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của mỗi học phần, môn học hặc chuyên đề và mục đích của kỳ thi để có các phương pháp thi khác nhau có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp thi kiểm tra khác nhau để đảm bảo tính chính xác công bằng:

+ Kiểm tra thường xuyên.

Hình thức kiểm tra có thể là yêu cầu sinh viên làm bài, bài tập thực hành, tiêu luận, bài thu hoạch kết quả tự học, . hoặc sử dụng ngân hàng câu . . hỏi trong các lần tập trung nghe giới thiệu bài giảng, hướng dẫn, phụ đạo qua mạng tin học viễn thông hoặc tập trung tại các cơ sở đào tạo.-

+ Thi kiểm tra kết thúc hoc phần, môn học.

+ Tổ chức thi chung đối với các lớp chính quy

+ Thi cho phép sử dụng tài liệu, nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên.

+ Thi bằng trắc nghiệm khách quan.

+ Thi nhờ ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi.

Dù áp dụng theo hình thức nào thì yêu cầu về chất lượng, mức độ khó của đề thi cũng phải ngang bằng với thi hết học phần, môn học hoặc chuyên đề của hệ đào tạo chính quy tập trung.

* Tốt nghiệp

- Điều kiện dự thi tốt nghiệp:

+ Đã tích luỹ đủ số học phần, tín chỉ quy định cho ngành học và không có học phần nào đạt điểm yếu, kém (dưới 5).

+ Đóng đầy đủ lệ phí, học phí theo quy định.

- Các hình thức thi tốt nghiệp: có thể được chọn một trong các hình thức sau:

+ Làm và bảo vệ luận văn, đồ án tốt nghiệp.

+ Thi tốt nghiệp.

1.2.1.5 Đánh giá khía cạnh cơ sở vật chất phục vụ học tập a) Học liệu và các phương tiện hỗ trợ.

Đây là một trong các khâu quan trọng bậc nhất giúp học viên tự học trong quy trình đào tạo từ xa. Học liệu phải vừa có chất lượng khoa học, vừa phải thích hợp với đối tượng người tự học.

- Cung cấp đầy đủ học liệu cho sinh viên: Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với đào tạo từ xa, Do sinh viên từ xa phải tự học là chủ yếu cho nên yêu cầu tiên quyết là phải đảm bảo đầy đủ 100% các môn học phải có học liệu (sách, tài liệu in ấn, băng hình, băng tiếng, các chương trình phát thanh, truyền hình, phần mềm vi tính, đĩa CD-ROM, các trang Web trên mạng Internet).

- Các loại học liệu phải được tổ chức biên soạn riêng cho hệ đào tạo từ xa đảm bảo phù hợp với hình thức tự học, tự nghiên cứu.

Học liệu là các tài liệu in ấn: Đây là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất giúp cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Học liệu in ấn sẽ được chuẩn bị trước khi quyết định mở các khoá học. Các loại học liệu là các tài liệu in ấn phải được biên soạn phù hợp với đối tượng người tự học, học một mình, đối tượng là những người đang công tác, tức là rất cần coi trọng phần hướng dẫn tự học, đồng thời cuối mỗi chương mỗi phần phải có hệ thống câu hỏi và bài tập thể hiện từ dễ đến khó hướng dẫn cách giải tỉ mỉ dễ hiểu, những tình huống câu hỏi vận dụng vào thực tiễn để người học rèn luyện kỹ năng vừa có thể tự mình kiếm tra đánh giá được kết quả tự học. Chính vì vậy học liệu từ xa phải tập hợp đội ngũ giảng viên giỏi có uy tín để biên soạn.

Học liệu là băng đĩa: Ngoài sách giáo khoa thì Học viên cũng rất cần được hỗ trợ thêm các loại học liệu khác như sách tài liệu tham khảo, băng hình, băng tiếng. Các loại học liệu này giúp sinh viên có hứng thú học tập hơn do tính hấp dẫn của học liệu nhờ hiệu ứng âm thanh hình ảnh. Các loại học liệu dạng băng đĩa bao gồm:

- Băng Video VHS : Sử dụng cho đầu đọc băng Video cassette.

- Băng Audio Tape : sử dụng cho đầu đọc băng Radio Cassette.

- Đĩa Video VCD/DVD : Sử dụng cho đầu đọc VCD/DVD hoặc máy tính.

Học liệu là các tài liệu, bài giảng ở dạng điện tử: Giáo dục điện tử E- learning trên cơ sở ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ truyền thống là một xu thế tất yếu trong giáo dục và đào tạo của thế kỷ 21. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục từ xa làm tăng sự tiếp nhận, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, và tăng hiệu quả. Đối với người học công nghệ mới làm giảm thiểu khoảng cách, thuận tiện hơn trong học tập, tra cứu thông tin đồng thời tạo ra hệ thống học tập mềm dẻo tạo nhiều cơ hội cho người học lựa chọn.

Tuy nhiên khi lựa chọn các loại học liệu này cơ sở đào tạo cần phải đảm bảo các tiêu chí:

- Người học có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin (máy tính và internet), học viên có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ mới.

- Cơ sở đào tạo từ xa có đủ năng lực đầu tư vào công nghệ mới đồng thời xác định việc sử dụng công nghệ mới ra sao và nhằm mục đích gì?

Các loại học liệu này bào gồm:

- Đa phương tiện tương tác trực tuyến.

- Các nguồn học liệu nối mạng Internet (Bài giảng điện E learning, diễn - đàn, lớp học ảo trực tuyến, thư điện tử…)

- Các chương trình đa phương tiện trên máy vi tính (đĩa bài giảng đa phương tiện đóng gói ở CD ROM, bài giảng ở dạng tĩnh…).-

Các phương tiện hỗ trợ: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận được những nội dung bài giảng một cách có hiệu quả, kích thích sự hứng thú và say mê học tập của sinh viên khi có điều kiện giao lưu, tiếp xúc, trao đổi với giảng viên và bạn học, tận dụng tối đa khả năng các ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ đào tạo.

Các phương tiện hỗ trợ đào tạo từ xa bao gồm:

+ Mạng viễn thông: bao gồm tin nhắn SMS từ hộp thư điện tử của sinh viên khi có e-mail của giáo viên gửi tới; mạng truyền hình hội nghị ISDN-IP, hệ thống điện thoại,... Các phương tiện hỗ trợ này hiện nay của Học viện đã sẵn sàng cho việc đào tạo.

+ Mạng tin học ; bao gồm hệ thống website, E learning, lớp học ảo, E- - mail, chatting, webcam …

b) Đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, chuyên viên đào tạo.

- Có đầy đủ số lượng giảng viên và nhân viên thực hiện chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. Có cơ cấu giảng viên hợp lý cho đào tạo từ xa với chất lượng cao: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững. Đảm bảo 2 tiêu chuẩn sau:

+ Đảm bảo tỷ lệ người học và giảng viên theo tiêu chuẩn + Đảm bảo cơ cấu giảng viên hợp lý với các bộ môn

- Đội ngũ giảng viên phải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đào tạo từ xa.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giảng dạy tham gia hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ trong và ngoài nước

- Có đầy đủ đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ đào tạo được bồi dưỡng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo từ xa ủa học viện công nghệ bưu chính viễn thông (Trang 22 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)