1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

67 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 101,9 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN (4)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty (4)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. 6 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty (5)
      • 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh (6)
      • 1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (7)
      • 1.3.3 Chế độ kế toán của Công ty (8)
      • 1.3.4 Về chế độ sổ sách – hình thức sổ và hệ thống sổ kế toán sử dụng (9)
    • 1.4. Tình hình kinh doanh, quy mô và công nghệ sản xuất ảnh hưởng tới công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty (11)
      • 1.4.1 Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô SX và kết quả KD 2007, 2008 (11)
      • 1.4.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (13)
      • 1.4.3 Đặc điểm quy trình Công nghệ sản xuất (13)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN (3)
    • 2.1. Đặc điểm nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (14)
      • 2.1.1 Đặc điểm nguyên, vật liệu (14)
      • 2.1.2. Đặc điểm công cụ, dụng cụ (16)
      • 2.1.3. Yêu cầu quản lý NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (16)
    • 2.2. Phân loại nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và căn cứ phân loại tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (17)
      • 2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu (17)
      • 2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu (19)
    • 2.3. Tính giá NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (20)
      • 2.3.1. Tính giá NVL, CCDC nhập kho (20)
      • 2.3.2. Tính giá NVL, CCDC xuất kho (22)
    • 2.4. Kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (24)
      • 2.4.1. Thủ tục nhập xuất kho NVL, CCDC (24)
      • 2.4.2. Kế toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (37)
      • 2.4.3. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC (42)
  • PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CP (4)
    • 3.1 Nhận xét và đánh giá khái quát công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (52)
      • 3.1.1 Ưu điểm công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn (53)
    • 3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty (59)
      • 3.2.1 Về tổ chức quản lý NVL, CCDC (59)
      • 3.2.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (61)
      • 3.2.3. Phân bổ CCDC cho các kỳ hạch toán (62)
      • 3.2.4. Thanh lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu năm (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Một trong những biện pháp tiết kiệm chiphí có hiệu quả là tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.Để đạt được điều đó doanh nghiệp không những phải lập kế hoạch chặt chẽ

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Công ty Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có trụ sở chính tại Bỉm Sơn - Thanh Hoá, nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao Để đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã được thành lập Hơn 25 năm đi vào hoạt động, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã góp phần không nhỏ vào sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đặc biệt vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Để có được thành quả như ngày nay, mỗi cán bộ, công nhân cũng như ban lãnh đạo đã trải qua cả một quá trình lao động lâu dài và nhiều khó khăn Năm 2006 vừa qua, Công ty đã chính thức được Cổ phần hoá đánh dấu bước phát triển mới của Công ty xi măng Bỉm Sơn.

Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng Bỉm Sơn được biết đến như một công ty hàng đầu của thị trường trong nước Sản phẩm của Công ty ngày càng được thị trường trong và ngoài nước tín nhiệm, ưa chuộng, xi măng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó Lưu thông sản phẩm thuận lợi đã tác động thúc đẩy sản xuất ,tạo ra chu kỳ quay nhanh đồng vốn, tạo hiệu quả tích luỹ Công ty không những cung cấp xi măng cho nhu cầu xây dựng phổ biến của nhân dân mà còn phục vụ cho nhiều công trình quan trọng mang tính chất quốc gia như: Thuỷ điện Hoà Bình, cầu ThăngLong, bảo tàng Hồ Chí Minh, đường dây 500KV Bắc Nam… Sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ không ngừng tăng lên qua các năm, chất lượng ngày một nâng cao thể hiện qua chỉ tiêu tài chính như Doanh thu, lợi nhuận Đời sống của cán bộ công nhân trong Công ty được cải thiện một cách rõ rệt Qua 25 năm, Nhà máy – Công ty Xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt được, đã được Đảng – Nhà nước tặng thưởng rất nhiều bằng khen, huân huy chương và các danh hiệu.

Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn 6 1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty

Chức năng: Sản xuất xi măng bao PC30 và PC40 với các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Nhà nước, hàm lượng thạch cao SO3 trong xi măng đạt 1,3% - 3%. Đồng thời sản xuất Clinker để sản xuất ra xi măng theo tiêu chuẩn ISO9002.

Nhiệm vụ: Là sản xuất, tiêu thụ và cung cấp xi măng cho các công trình trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu cho việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài( mà chủ yếu là thị trường của Lào) Ngoài ra, Công ty còn nhiệm vụ cung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng Công ty xi măng Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.

Khi chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà nước đã đầu tư một lượng vốn lớn nhằm xây dựng một Nhà máy xi măng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ. Trong suốt hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, nguồn vốn CSH của Công ty không ngừng thay đổi và tăng lên đáng kể Đây cũng thể hiện được thế mạnh cũng như sự phát triển của Công ty Khi có phương án Cổ phần hoá Công ty xi măng, giá trị DN được xác định lại Tại thời điểm 01/01/2005, giá trị DN thực tế của Xi măng Bỉm Sơn được xác định là 1.741.641.157.992 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 930.675.283.963 đồng Đã có quyết định chuyển thành công ty Cổ Phần Nhà nước (Nhà nước sở hữu 53% cổ phần) ngày 01/5/2006 theo quyết định 486 của Bộ Xây Dựng với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng.

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn.

1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Để hoà nhập với sự chuyển mình của đất nước với sự mở rộng quy mô sản xuất, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã chuyển thành Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ngày 1/5/2006 theo quyết định 486 của Bộ Xây Dựng với số vốn điều lệ là 900 tỷ đồng. Đứng đầu bộ máy quản lý là đại hội đồng cổ đông Để đảm bảo tổ chức sản xuất có hiệu quả, công ty tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và 3 Phó Giám đốc cùng với các trưởng phòng ban khác.

Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

Với nhu cầu quản lý và quy mô sản xuất, Công ty bao gồm nhiều phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng Có thể kể ra một số phòng ban chủ yếu của Công ty: Phòng kế toán thống kê tài chính, phòng vật tư thiết bị, phòng cơ khí, phòng năng lượng, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng kinh tế kế hoạch…

1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức đúng với quy định điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước Để phù hợp với đặc

Tổ kế toán vật tư

Tổ kế toán tổng hợp và tính giá

Tổ kế toán nhà ăn

Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm điểm sản xuất và quy mô, Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán Và hình thức kế toán chủ yếu sử dụng là kế toán máy với phần mềm kế toán Fast Accouting đáp ứng được yêu cầu hạch toán và quản lý của đơn vị Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng kế toán thủ công trong việc tính toán lương công nhân viên của phần hành tiền lương.

Về tổ chức bộ máy kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng, có 2 phó phòng giúp công việc quản lý của Kế toán trưởng được dễ dàng hơn, và có các tổ kế toán phân theo nhiệm vụ riêng gồm có: Tổ kế toán tài chính, tổ kế toán vật tư, tổ kế toán tổng hợp và tính giá, tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm, tổ kế toán nhà ăn và kế toán tại các chi nhánh Ở mỗi tổ có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng làm nhiệm vụ quản lý việc thực hiện công việc của tổ mình

Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy kế toán Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

1.3.3 Chế độ kế toán của Công ty

Chế độ kế toán của Công ty áp dụng theo Luật kế toán, tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng

12 hàng năm. Để thấy rõ hơn chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng có thể nêu ra một số chính sách kế toán áp dụng là nền tảng và là cở sở trong công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty:

- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế, được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng.

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập vào cuối năm khi giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Bên cạnh đó còn có các chính sách khác là: chính sách về TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Về chính sách áp dụng cho công tác kế toán NVL, CCDC sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau của Báo cáo này.

1.3.4 Về chế độ sổ sách – hình thức sổ và hệ thống sổ kế toán sử dụng

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung

Tất cả hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty đều theo quy định chung của Bộ tài chính Hệ thống sổ bao gồm:

- Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký chuyên dùng như sổ nhật ký tiền mặt, Sổ cái các TK…

- Sổ chi tiết: Bao gồm các sổ của từng phần hành như: Sổ kế toán TSCĐ(Thẻ TSCĐ ), sổ kế toán thành phẩm(thẻ tính giá thành, Bảng tổng hợp chi phí sản xuất…),

Sổ kế toán Hàng tồn kho(Bảng tính giá hàng xuất kho…)…

- Liên quan đến kế toán NVL, CCDC ngoài Sổ nhật ký chung ghi chép cho tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn có Sổ nhật ký mua hàng, Sổ cái TK 152, 153 (Sổ tổng hợp); Thẻ kho, sổ chi tiết NVL…( Sổ chi tiết) Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến NVL, CCDC kế toán sử dụng TK 152

“Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”

♦ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

TK này được dùng để ghi chép số hiện có và tính hình tăng, giảm nguyên, vật liệu theo giá thực tế

TK 152 tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn được chi tiết thành 7 Tài khoản cấp 2 theo quy định Mỗi tài khoản cấp 2 lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 Và để đáp ứng được yêu cầu hạch toán một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác thì TK 152 được chi tiết tới cấp 4.

Tài khoản Tên tài khoản TK mẹ Bậc TK

♦ TK 153 “Công cụ, dụng cụ”

TK này được dùng để ghi chép số liệu có liên quan đến tình hình tăng, giảm CCDC và số hiện có tồn kho.

TK 153 “Công cụ, dụng cụ” không chỉ được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo quy định mà còn được chi tiết đến cấp 3 để phục vụ nhu cầu hạch toán.

Các chế độ kế toán khác bao gồm: chế độ chứng từ, chế độ tài khoản, chế độ Báo cáo tài chính đều được lập theo quy định chung của Bộ tài chính Và theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính Và để phù hợp với yêu cầu hạch toán cũng như quản lý Công ty đã vận dụng quy định chung để thiết kế thêm trong hệ thống chứng từ, mở rộng hệ thống tài khoản và lập các báo cáo Quản trị phục vụ cho quản lý nội bộ của Công ty

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN

Đặc điểm nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn

CP Xi măng Bỉm Sơn

2.1.1 Đặc điểm nguyên, vật liệu:

Công ty sử dụng hàng ngàn các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất Các nguyên vật liệu này có đặc điểm, tính chất khác nhau do đó việc quản lý và phân loại

5 là khó khăn Một số loại NVL như: thạch cao, đá vôi, đất sét, phụ gia, than dầu… Với số lượng và chủng loại nhiều như vậy việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất là khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao của cán bộ nói chung và cán bộ kế toán nói riêng.

Một trong những thuận lợi khi xây dựng Nhà máy và trở thành lợi thế của Công ty trên thị trường đó là lợi thế về nguyên vật liệu Địa điểm của Công ty được đặt sát ngay vùng nguyên vật liệu chính (đá vôi và đất sét) với trữ lượng lớn Để phục vụ sản xuất Công ty khai thác đá vôi và đất sét ngay tại các mỏ cách nhà máy 3 km với khối lượng lớn không qua nhập kho Đây là một đặc thù riêng nên tổ chức công tác kế toán có nhiều khác biệt So với các khu vực khác, đá vôi và đất sét được khai thác và sử dụng tại Công ty được đánh giá có chất lượng tốt Đây rõ ràng là một lợi thế của Công ty, giảm được chi phí so với việc mua nguyên vật liệu đồng thời lại được sử dụng NVL với chất lượng tốt do đó giảm được giá thành có lợi trong cạnh tranh.

Ngoài nguyên vật liệu chính là đá vôi và đất sét được khai thác ở mỏ Các nguyên vật liệu chính khác như: thạch cao, xỉ pirit, quặng, đá bazan… được nhập kho dự trữ với khối lượng lớn Qua trình xuất kho để sản xuất sản phẩm cũng diễm ra thường xuyên và liên tục và số lượng NVL xuất kho tuân thủ theo các định mức kỹ thuật Các NVL phụ như Bi đạn , gạch chịu lửa, nhớt máy, mỡ máy…nhiều và phong phú nhiều chủng loại. Các phụ tùng thay thế, nhiên liệu rất đa dạng… Bên cạnh đó còn có hàng nghìn các loại NVL khác phục vụ cho quá trình sản xuất đòi hỏi Công ty phải xây dựng một hệ thống kho tàng đầy đủ theo quy định, đảm bảo tiêu chuẩn bảo quản và quản lý các loại NVL giúp phục vụ sản xuất liên tục không bị gián đoạn và bị ảnh hưởng.

Chi phí nguyên vật liệu là một trong những thành phần của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Đặc biệt chi phí NVL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu giá thành xi măng của Công ty Với mục tiêu quan trọng là hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận thì việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm dựa trên các định mức kỹ thuật đã được tính toán và dự toán chi phí có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu này Trong suốt các giai đoạn từ khâu thu mua, khai thác, bảo quản, quản lý,xuất kho để phục vụ cho sản xuất sản phẩm đều phải được đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy định chung và đạt hiệu quả kinh tế Việc xuất dùng NVL cho sản xuất sản phẩm thường theo định mức do phòng kỹ thuật quản lý tính toán dựa trên định mức

6 của Tổng công ty xi măng giao xuống Đồng thời dựa trên kế hoạch khối lượng sản xuất trong kỳ Quá trình thu mua NVL dựa trên kế hoạch sản xuất sản phẩm Chính vì thế giúp cho Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều và đặc biệt là tránh được sự lãng phí trong quá trình sản xuất.

2.1.2 Đặc điểm công cụ, dụng cụ

Cũng như nguyên, vật liệu số lượng công cụ dụng sử dụng và chủng loại CCDC tương đối nhiều nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất.

Như vậy những đặc điểm về NVL, CCDC và tình hình sử dụng NVL, CCDC làm Công ty đứng trước khó khăn là phải quản lý tốt tất cả các khâu từ lập kế hoạch thu mua, nhập kho, xuất kho và hạch toán chính xác từng loại với khối lượng NVL, CCDC lớn và đa dạng về chủng loại Vì vậy đòi hỏi Công ty phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quản lý cụ thể hiệu quả cho tổng thể các loại NVL, CCDC nói chung và từng loại NVL, CCDC nói riêng nhằm cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất Một trong những công việc đầu tiên để giúp quản lý tốt và công tác kế toán có hiệu quả đó là cần tiến hành phân loại và đánh giá NVL, CCDC.

Công cụ dụng cụ bao gồm nhiều loại, nhập kho chủ yếu do mua sắm, một số ít CCDC được Công ty tự gia công chế biến phục vụ sản xuất Xét về mục đích sử dụng CCDC có thể chia CCDC này phục vụ cho các mục đích: cho sản xuất, cho quản lý

DN, cho công tác bán hàng và mục đích khác.

Các chính sách liên quan đến CCDC thì áp dụng hoàn toàn như đối với NVL như : Các thủ tục nhập - xuất CCDC, kế toán chi tiết CCDC, kế toán tổng hợp CCDC… Và sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

2.1.3 Yêu cầu quản lý NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty CCDC đóng vai trò phục vụ thường xuyên và liên tục cho quá trình sản xuất tuy không trực tiếp tham gia cấu thành giá thành sản phẩm nhưng lại có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục

7Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác để sản xuất kinh doanh liên tục và đạt được hiệu quả cao và sử dụng vốn tiết kiệm, Công ty phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý Xuất dùng VNL cho sản xuất sản phẩm theo định mức do phòng kỹ thuật dựa trên định mức của Tổng công ty xi măng Việt Nam Định mức tồn kho tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL Định mức tồn kho của NVL và kế hoạch sản xuất là cơ sở để phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch thu mua Quản lý NVL, CCDC phải đảm bảo các khâu như khâu thu mua, khâu xuất dùng… Nhưng trước hết để tiến hành quản lý tốt và hiệu quả thì Công ty phải tiến hành phân loại các NVL, CCDC một cách hợp lý, khoa học phục vụ một cách hiệu quả nhất cho yêu cầu quản lý NVL, CCDC trong Công ty.

Phân loại nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và căn cứ phân loại tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

CP xi măng Bỉm Sơn

2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu:

Căn cứ vào nội dụng kinh tế và yêu cầu quản trị của Công ty, NVL được chia thành các loại sau:

Nguyên, vật liệu chính là các thành phần cấu thành sản phẩm, bao gồm đá vôi và đất sét được khai thác trực tiếp từ mỏ của Công ty Ngoài ra, thạch cao, quặng sắt, xỷ pirit, đá bazan cùng các phụ gia và nguyên vật liệu chính khác được Công ty mua từ các nguồn bên ngoài.

Vật liệu phụ không tạo thành sản phẩm chính nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm, như vỏ bao bì Chúng cũng hỗ trợ quá trình sản xuất và đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kỹ thuật Các loại vật liệu phụ bao gồm vật liệu nổ, nhớt máy, mỡ máy, bi đạn, sắt thép kim khí, gạch chịu lửa, hóa chất và nhiều loại vật liệu khác.

Nhiên liệu là các vật liệu thiết yếu trong quá trình sản xuất xi măng, bao gồm than (than cám, than Na dương), dầu ma zút, dầu diesel, xăng và các loại nhiên liệu động lực khác.

Phụ tùng thay thế là các bộ phận và chi tiết được sử dụng để thay thế hoặc sửa chữa máy móc, bao gồm phụ tùng điện, phụ tùng ô tô, phụ tùng cho máy xúc và các loại bu lông khác nhau Việc sử dụng phụ tùng chất lượng cao không chỉ giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của thiết bị mà còn kéo dài tuổi thọ của máy móc.

- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng, xây lắp

- Vật liệu khác: Là các loại chưa được xếp vào các loại trên Gồm có các bán thành phẩm mua ngoài, các phế liệu.

Cách phân loại đã đáp ứng yêu cầu hạch toán và giúp tránh nhầm lẫn trong quản lý Công ty đã chi tiết hóa các loại VNL và CCDC thông qua hệ thống danh điểm vật tư Đối với công cụ, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn được phân loại dựa trên nội dung kinh tế và phương thức sử dụng.

- Công cụ, dụng cụ sử dụng thường xuyên cho quá trình sản xuất sản phẩm

Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đã xây dựng một hệ thống danh điểm chi tiết cho nguyên vật liệu (NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC) nhằm thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán Mỗi đối tượng kế toán NVL, CCDC được mã hoá đến từng danh điểm, dẫn đến việc tạo ra hơn 5000 danh điểm khác nhau Quy trình lập danh điểm này quy định và áp đặt một mã hiệu thay thế cho tên gọi và quy cách của từng NVL, CCDC, giúp tối ưu hóa quản lý và theo dõi tài sản trong công ty.

Ký hiệu gồm 13 chữ số trong đó:

- 4 chữ số đầu là 4 số sau của tài khoản

Sáu số tiếp theo đại diện cho ký hiệu nhóm NVL và CCDC, trong đó hai số đầu tiên là mã nhóm 1, ký hiệu từ 01 đến 03 chỉ người quản lý Hai số tiếp theo thuộc mã nhóm 2, ký hiệu 01.

02, 03… chỉ nhóm NVL, CCDC, 2 số còn lại là mã nhóm 3 ký hiệu 00, 01, 02… chỉ từng loại NVL, CCDC

Ba số cuối cùng là ký hiệu đặc trưng cho từng quy cách, chủng loại, và kích cỡ của nguyên vật liệu (NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC) Để làm rõ hơn về việc xây dựng hệ thống danh điểm vật tư, dưới đây là bảng danh mục một số loại NVL đã được mã hóa.

Mã NVL (Tổng kho) Tên nguyên vật liệu ĐVT TK NVL

2113.060401.001 2113.060401.001 Xỉ pirit Tấn 152113 2113.060401.002 2113.060401.002 Quặng quăcrit Tấn 152113 2115.060501.001 2115.060501.001 Thạch cao Tấn 152115 2114.060501.002 2114.060501.002 Phiến silic Tấn 152114 2116.060501.001 2116.060501.001 Đá bazan Tấn 152116 2214.040101.006 2214.040101.006 Bi thép hợp kim

2311.060301.001 2311.060301.001 Than cám 2 Tấn 152311 2311.060301.002 2311.060301.002 Than cám 3b Tấn 152311 2313.014501.001 2313.014501.001 Dầu Diesel =

Ngày đăng: 15/01/2024, 20:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w