PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CP
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty
3.2.4. Thanh lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu năm
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đang có một khối lượng lớn NVL,CCDC tồn kho từ rất nhiều năm, hiện nay không cần sử dụng mà phần lớn các vật tư này là các phụ tùng dự trữ đặc biệt.
Nhằm thu lại lượng vốn tồn đọng đã nhiều năm của công ty đang nằm trong kho NVL, CCDC công ty cần tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán ngay. Do Công ty CP xi măng Bỉm Sơn trực thuộc và chịu sự quản lý của Tổng công ty xi măng Việt Nam nên muốn được thanh lý, nhượng bán các NVL, CCDC này, công ty cần làm thủ tục báo cáo lên TCT để được phê duyệt. Ví dụ như phụ lục các NVL, CCDC cần thanh lý nhượng bán trong bảng dưới đây:
Biểu số 2.1
TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN
4
BẢNG NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO (Ứ ĐỌNG)
Ngày 31/12/2008
STT Mã vật tư Tên vật tư
Đơn vị tính
Tồn cuối kỳ Số
lượng Giá trị
1 2411.022324.008
B/ống mềm cao cấp HD1SNDN 06x315243.103
Cái 2,000 250.000
2 2411.28BI03.005 Bi cát đăng tay lái Cái 9,000 2.2250.000
… … … … … …
10 2411.28BL06.069 Bu long 16x40 Cái 278,000 5.000.000
11 2411.28BL06.069 Bu long bẹt 12x60 Cái 986,000 4.976.455
… … … … … …
187 2411.022337.010 Ghi 37.0178000090 Cái 10,000 153.914.980
188 2411.022337.041 Ghi máy lạnh Cái 5,000 55.957.490
… … … … … …
607
2411.2833603.06 3
Độngcơ
3.12.526T.400 KW Cái
2,000 41.383.800
608 2411.2833603.05 3
Động cơ ĐA3.800 KW Cái 1,000 187.600.000
… … … … … …
Tổng cộng
12.696.098.054
Khi có quyết định phê duyệt của TCT thì giá trị các NVL, CCDC tồn kho cần được đánh giá lại nhằm xác định giá trị hợp lý của NVL, CCDC tại thời điểm đánh giá lại do hội đồng hoặc ban đánh giá lại thực hiện.
Thường các NVL tồn từ nhiều năm tại công ty đã hao mòn, hỏng hóc, han rỉ nên có giá trị nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.Căn cứ vào các chứng từ đánh giá lại NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 412 (4122)/ Có TK 152
Công ty nên tiến hành thanh lý, nhượng bán các loại NVL này nhằm thu hồi sớm nhất phần vốn đầu tư.
5
- Khi xuất kho NVL để bán thì căn cứ vào giá thực tế, kế toán sẽ định khoản vào máy (Trên “phiếu xuất kho”)
Nợ TK 632 (6321) / Có TK 152
- Số tiền thu được từ việc nhượng bán NVL, kế toán định khoản trên “Hoá đơn bán hàng”:
Nợ TK 131 - Số tiền thực thu Có TK 511 – Doanh thu
Có TK 333(33311) - Thuế GTGT
Khi thu tiền hoặc nhận giấy báo có của Ngân hàng thì Kế toán sẽ cập nhật vào
“Phiếu thu” và “Giấy báo có”.
Để tiến hành thanh lý nhượng bán các NVL, CCDC tồn kho lâu năm tại Công ty là vấn đề cũng phức tạp mà từ rất nhiều năm nay chưa được phê duyệt và thực hiện .Tuy nhiên nếu làm được, Công ty không những thu hồi lại được một phần vốn đã đầu tư mà còn giảm bớt được khối lương lớn các công việc cho kế toán trong việc theo dõi, hạch toán và lên các báo cáo định kỳ cho các nguyên vật liệu đó. Đồng thời, công ty còn tiết kiệm được các chi phí trong việc cất giữ, bảo quản,…để giải phóng các kho,tập trung vốn đầu tư , nhân lực , quản lý cho các loại NVL, CCDC thiết yếu khác.
KÕt luËn
Đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công tác kế toán NVL, CCDC đòi hỏi từ khâu bắt đầu xác định nhu cầu, đến thu mua, bảo quản, dự trữ, xác định nhu cầu xuất dùng. Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì NVL cung cấp phải kịp thời, chính xác và đầy đủ. Công tác kế toán NVL, CCDC có vai trò quan trọng để có thể thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm chi phí, góp phần hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình thực tập, thông qua tìm hiểu về đặc điểm NVL, CCDC ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn sau đó là đi sâu tìm hiểu về chi tiết công tác kế toán NVL, CCDC, nhìn chung công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty là tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính, các thủ tục liên quan đến quá trình nhập xuất là tương đối
6
chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu quản lý chung. Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác kế toán NVL, CCDC còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý. Công tác kế toán là một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng vì thế, những hạn chế này cần được khắc phục, tìm các biện pháp để có thể giảm bớt và loại bỏ.
Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty cũng như kiến thức đã được trang bị ở nhà trường em đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Góp phần nâng cao và hoàn thiện hơn hiệu quả quản lý thông qua hoàn thiện một trong những công cụ của nó - công tác kế toán.
Để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn”, em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng KT – TK – TC đặc biệt là phòng Kế toán vật tư đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS – TS. Nguyễn Năng Phúc đã hướng dẫn, góp ý kiến để em có thể thực hiện tốt và hoàn thiện chuyên đề. Và em hi vọng với chuyên đề thực tập của mình cùng với các kiến nghị sẽ góp một phần nhỏ để nâng cao hiệu quả công tác kế toán NVL, CCDC đây cũng là mục tiêu chính của đề tài mà em lựa chọn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQKD năm 2007, 2008 của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn.
2. Giáo trình kế toán - Trường Đại học Kinh t ế Quốc Dân Hà Nội.
3. Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.
4. Chuẩn mực kế toán của Bộ Tài Chính
5. Một số mẫu Báo cáo quản trị của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn.