Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp và có xu hướng gia tăng do sự già đi của dân số và sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ. Năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên nhân tử vong trên toàn cầu. Trên thế giới ước tính có 251 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khoảng 3,17 triệu người chết vì bệnh này; trong đó, 90% số tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.1 Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc, tử vong, chịu gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất trên thế giới. Năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37,5% người trưởng thành mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng, điều này gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2023
+ Người bệnh được điều trị ổn định đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
+ Người bệnh đã được hướng dẫn các bài tập thở.
+ Người bệnh đang trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023.
- Địa điểm: bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, bệnh viện Đa khoa
Thành phố Vinh đã tiếp nhận 53 bệnh nhân mắc BPTNMT đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu, do đó cỡ mẫu của nghiên cứu là nS.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện: lựa chọn tất cả các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian tiến hành nghiên cứu.
Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Nhóm biến số/ chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
TT Biến số Định nghĩa Chỉ số Loại biến
1 Giới tính Giới tính sinh học của đối tượng nghiên cứu
2 Tuổi Được xác định bằng cách lấy năm tiến hành nghiên cứu trừ đi năm sinh dương lịch của đối tượng.
Khoảng thời gian được tính từ thời điểm được chẩn đoán BPTNMT đến nay.
Bảng 2.2 Nhóm biến số/chỉ số về đặc điểm thực trạng thực hành tập thở của đối tượng nghiên cứu
TT Biến số Định nghĩa Chỉ số Loại biến
Thực trạng thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát
Mức độ chính xác của việc thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát ở đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực hành kỹ thuật thở mạnh
Mức độ chính xác của việc thực hành kỹ thuật thở mạnh ở đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực hành kỹ thuật thở chúm môi
Mức độ chính xác của việc thực hành kỹ thuật thở chúm môi ở đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực hành kỹ thuật thở cơ hoành
Mức độ chính xác của việc thực hành kỹ thuật thở cơ hoành ở đối tượng nghiên cứu
Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
Thời gian thu thập thông tin cho người bệnh là từ 7-10 ngày trong viện, với việc đánh giá các bài tập thở diễn ra trước ngày ra viện một ngày Nghiên cứu viên sẽ giải thích mục đích của hoạt động và yêu cầu người bệnh thực hiện bài tập thở cơ hoành trước, sau đó là bài tập thở chúm môi sau 15 phút.
Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chí đánh giá thực hành tập thở gồm ba mức độ: (3) thực hiện đúng và đủ, (2) thực hiện đủ nhưng không đúng, và (1) thực hiện sai hoặc không thực hiện Mỗi kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp bao gồm bốn bước, được chấm điểm từ 1 đến 3 cho mỗi bước Do đó, các kỹ thuật như ho có kiểm soát, thở mạnh, thở chúm môi, và thở hoành có điểm tối thiểu là 3 và tối đa là 12 điểm.
Điểm số này tương đương với thang Morisky Medication Adherence Scales (MMAS - 8) Theo ngưỡng cắt của MMAS - 8, kỹ năng phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh được phân loại thành ba mức: Tốt khi điểm thực hành kỹ thuật đạt từ 8 điểm trở lên, Trung bình khi điểm từ 6 đến 7, và Kém khi điểm thực hành kỹ thuật dưới 6 điểm.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0,thống kê mô tả thông qua việc tính số lượng và tỷ lệ phần trăm.
Sai số và cách khắc phục
- Những sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu: Sai số quan sát, sai số do nhập liệu
- Cách khống chế sai số:
+ Thường xuyên kiểm tra lại công cụ trong quá trình thu thập số liệu.
Để giảm thiểu sai số quan sát, cần thực hiện quan sát kỹ lưỡng đối tượng thực hành và đánh giá kết quả một cách chính xác Việc tiến hành đánh giá lại nhiều lần sẽ giúp chuẩn hóa quy trình đánh giá, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy của kết quả.
+ Làm sạch số liệu, bổ sung các số liệu bị thiếu, loại trừ các giá trị ngoại lai trước khi phân tích.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, trong đó các đối tượng tham gia không phải can thiệp vào bất kỳ biện pháp nào Tất cả các đối tượng đều có quyền tự nguyện tham gia hoặc không tham gia nghiên cứu.
Người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được tư vấn miễn phí về phương pháp tập thở hợp lý Tất cả các hoạt động nghiên cứu không yêu cầu người bệnh chi trả thêm bất kỳ khoản nào Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc chăm sóc và điều trị, đồng thời thông tin nghiên cứu được bảo mật, đảm bảo không ảnh hưởng đến uy tín và các hoạt động của người bệnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu (nS)
Nam Nữ Số người bệnh Tần số (n)
Nhận xét: Bảng 1 cho ta thấy đa số đối tượng tham gia nghiên cứu nam giới (73,5%), nữ giới (26,4 %); nhóm tuổi ở độ tuổi > 60 tuổi chiếm 75,5%.
< 1 năm 1năm-3 năm >3 năm-5 năm > 5 năm 0
Biểu đồ 3.1: Số năm mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu (nS)
BPTNMT là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, với nhiều bệnh nhân đã nhập viện từ lần thứ hai trở lên Nhiều trường hợp mắc bệnh kéo dài từ 5 đến 8 năm, và diễn biến bệnh thường chậm, khiến người bệnh không chú ý nhiều đến tình trạng sức khỏe của mình Tại bệnh viện, có tới 54,7% bệnh nhân đã mắc bệnh trên 5 năm.
3.2 Thực trạng thực hành tập thở của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2 Thực hành kỹ thuật ho có kiểm soát của đối tượng nghiên cứu (nS)
Theo nhận xét về kỹ thuật ho có kiểm soát ở bệnh nhân mắc BPTNMT, tỷ lệ người bệnh thực hành kỹ thuật này đạt mức tốt còn thấp, chỉ có 14,5% bệnh nhân thực hiện đúng cách.
Bảng 3.2 Thực hành kỹ thuật thở mạnh của đối tượng nghiên cứu (nS)
Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Về kỹ thuật thở mạnh của bệnh nhân mắc BPTNMT, chỉ có 15,1% người bệnh thực hành kỹ thuật này ở mức tốt Số lượng bệnh nhân thực hiện kỹ thuật thở mạnh một cách hiệu quả vẫn còn hạn chế.
Biểu đồ 3.3 Thực hành kỹ thuật thở chúm môi của đối tượng nghiên cứu (nS)
Kỹ thuật thở chúm môi là phương pháp quan trọng cho bệnh nhân mắc BPTNMT, tuy nhiên, chỉ có 11,5% người bệnh thực hiện kỹ thuật này ở mức độ tốt Điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức và đào tạo cho bệnh nhân về cách thực hành kỹ thuật thở hiệu quả.
Biểu đồ 3.4 Thực hành kỹ thuật thở cơ hoành của đối tượng nghiên cứu (nS)
Nhận xét về kỹ thuật thở cơ hoành ở bệnh nhân mắc BPTNMT cho thấy chỉ có 11,7% người bệnh thực hành kỹ thuật này ở mức tốt Sự hạn chế này chỉ ra rằng cần có sự can thiệp và hướng dẫn nhiều hơn để cải thiện khả năng thực hành kỹ thuật thở cơ hoành cho bệnh nhân.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Một nghiên cứu tại bệnh viện đã đánh giá thực hành tập thở của 53 bệnh nhân, trong đó 75,5% là người trên 60 tuổi Hầu hết bệnh nhân đã được hướng dẫn về các kỹ thuật như ho có kiểm soát, thở mạnh, thở chúm môi và thở hoành Tuy nhiên, mức độ thực hành tốt các kỹ thuật này còn thấp do thiếu sự giám sát và hướng dẫn thường xuyên từ nhân viên y tế trong thời gian nằm viện Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng chưa kiên trì tập luyện sau khi ra viện Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng thực hành tập thở của bệnh nhân BPTNMT.
35,1% giúp bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng trong việc tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân BPTNMT trong suốt thời gian nằm viện cũng như trước khi xuất viện.
Bảng 3.1 cho thấy trong nghiên cứu, nam giới chiếm 73,5% và nữ giới 26,4%, với 75,5% đối tượng trên 60 tuổi Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh lý mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người cao tuổi có nguy cơ cao hơn về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến BPTNMT Tỷ lệ mắc BPTNMT tăng dần theo độ tuổi, với 75,5% người bệnh trong khảo sát của tôi từ 60 tuổi trở lên, tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Thành (2009).
>60 chiếm đến 96% đối tượng tham gia nghiên cứu 19 Hay nghiên cứu Trịnh Mạnh Hùng số người bệnh có độ tuổi trung bình tham gia nghiên cứu là 71 ± 3,52 tuổi 13
Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam (73,5%) cao hơn nhiều so với bệnh nhân nữ (26,4%) Nguyên nhân có thể do nam giới thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại, khói bụi và thói quen hút thuốc lá Khảo sát của tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hằng (2011) tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn với tỷ lệ 73,6%/26,4% Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phong (2012) tại phòng Khám ngoại trú - bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam lên đến 89,8% và bệnh nhân nữ chỉ 10,2%, do nghiên cứu này lấy mẫu toàn bộ người bệnh Dù có sự khác biệt, điều này không ảnh hưởng đến kết quả khảo sát của tôi.
BPTMT là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, với nhiều người đã nhập viện nhiều lần Thống kê cho thấy có nhiều trường hợp mắc bệnh kéo dài từ 5 đến 8 năm Diễn biến bệnh thường diễn ra từ từ, khiến bệnh nhân không chú ý nhiều đến tình trạng của mình Tại bệnh viện, 54,7% bệnh nhân đã mắc bệnh hơn 5 năm.
Thực trạng thực hành tập thở của đối tượng nghiên cứu25 1 Kỹ thuật ho có kiểm soát của đối tượng nghiên cứu
4.2.1 Kỹ thuật ho có kiểm soát của đối tượng nghiên cứu
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các vật thể lạ, nhưng đối với bệnh nhân BPTNMT, việc ho thông thường không hiệu quả do dễ gây mệt mỏi và khó thở Do đó, cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kỹ thuật ho có kiểm soát, trong đó bệnh nhân phải tích lũy một luồng khí mạnh phía sau đờm để đẩy đờm ra ngoài Một nghiên cứu trên 53 bệnh nhân cho thấy chỉ 15,1% đạt điểm tốt trong kỹ thuật ho có kiểm soát; phần lớn bệnh nhân thực hiện sai hoặc không làm đúng bước 2 (hít vào chậm và sâu, nín thở vài giây), và nhiều người dù thực hiện đủ nhưng không đúng bước 3 (ho mạnh hai lần để long và đẩy đờm).
Người bệnh cần được hướng dẫn và giám sát bởi nhân viên y tế khi thực hành ho có kiểm soát, nhằm đảm bảo kỹ thuật được thực hiện đúng cách và hiệu quả.
4.2.2 Kỹ thuật thở mạnh có kiểm soát của đối tượng nghiên cứu
Kết quả đánh giá kỹ thuật thở mạnh cho thấy chỉ có 15,1% người bệnh thực hiện kỹ thuật này đạt mức tốt, trong khi 56,6% đạt mức trung bình và 28,3% có kỹ thuật kém Mặc dù kỹ thuật ho có kiểm soát mang lại nhiều lợi ích trong luyện tập cho người bệnh BPTNMT, nhưng một số người vẫn gặp khó khăn do lực ho yếu hoặc mệt mỏi Do đó, kỹ thuật thở mạnh có thể là một sự thay thế hiệu quả Mặc dù người bệnh đã biết bốn bước của kỹ thuật thở mạnh, nhưng họ thường thực hiện sai ở từng bước Vì vậy, cần có sự hướng dẫn chi tiết để người bệnh có thể thực hành kỹ thuật thở mạnh một cách hiệu quả hơn.
4.2.3 Kỹ thuật thở chúm môi của đối tượng nghiên cứu
Kỹ thuật thở chúm môi ở bệnh nhân BPTNMT cho thấy đa số người bệnh đạt điểm kỹ thuật trung bình và kém, với 68,8% có kỹ thuật kém và chỉ 11,5% đạt mức tốt Đặc biệt, ở nhóm viêm phế quản mạn, tình trạng tắc nghẽn do đờm và viêm nhiễm làm hẹp đường dẫn khí, trong khi nhóm khí phế thũng bị phá hủy phế nang dẫn đến ứ đọng không khí và thiếu oxy Thở chúm môi giúp duy trì đường thở và dễ dàng thở ra không khí, nhưng hầu hết người bệnh thực hiện sai hai bước quan trọng: hít vào chậm và sâu, nín thở vài giây, cùng với thở ra chậm bằng miệng Do đó, cần hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân về từng bước của kỹ thuật thở chúm môi để thực hiện đúng.
4.2.4 Kỹ thuật thở cơ hoành của đối tượng nghiên cứu Đánh giá kỹ thuật thở cơ hoành cho thấy có 11,7 % người bệnh đạt điểm kỹ thuật ở mức tốt, còn lại là người bênh có điểm kỹ thuật ở mức trung bình và kém trong đó số lượng người bệnh có điểm kỹ thuật trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn,người bệnh chủ yếu thực hiện không đúng ở bước 2 (đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực hít vào chậm và thật sâu sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển nín thở trong vài giây) và bước 4 (thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống) của kỹ thuật Ở người khoẻ mạnh, động tác hít thở được thực hiện đơn giản hơn nhờ hoạt động co cơ ở vai,lồng ngực, cổ và hoạt động ở cơ hoành Tuy nhiên, với người bệnh phổi mạn tính do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực căng phồng, hạn chế hoạt động của cơ hoành Vì vậy,với người mắc chứng bệnh BPTNMT nên tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường các hoạt động hô hấp tốt hơn, tránh tình trạng khó thở, đau tức ngực do bệnh lý gây nên.
Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu
Tài liệu hướng dẫn tập thở đã được Bộ Y tế ban hành Quyết định và được triển khai rộng rãi tại các bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị, bao gồm phòng tập thở riêng cho bệnh nhân Đây là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là việc áp dụng bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy Đội ngũ nhân viên tại bệnh viện có trình độ cao, đảm bảo chất lượng trong công tác khám và điều trị bệnh.
Trong số cán bộ nghiên cứu, một số nhân viên còn trẻ chưa có kinh nghiệm lâm sàng, cần phải được đào tạo chuyên sâu.
Giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế còn hạn chế, dẫn đến việc giáo dục thường xuyên về tập thở cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa được thực hiện đầy đủ do số lượng bệnh nhân đông.
Số lượng người bệnh trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 75,5% do đó việc tiếp thu kiến thức cũng hạn chế và mau quên.
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra nguồn thông tin về bệnh tật phong phú, nhưng cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc lựa chọn thông tin chính xác Việc tiếp cận các nguồn thông tin không chính thống và không chính xác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tư vấn của nhân viên y tế.
Mặc dù số lượng nhân viên y tế còn hạn chế, nhưng số lượng bệnh nhân lại đông, dẫn đến việc giám sát và hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại bệnh viện chưa được đảm bảo chất lượng.
Việc theo dõi thực hành tập thở của bệnh nhân tại nhà vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, dẫn đến những khó khăn trong việc đánh giá quá trình tập thở của họ.
Thời gian thực hiện khảo sát hạn chế và kích thước mẫu chưa đủ lớn đã dẫn đến việc chuyên đề chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng tập thở của người bệnh.