Amiđan khẩu cái, thường gọi tắt là amiđan, là hai khối mô lympho lớn nhất trong vòng Waldeyer ở hai bên của họng miệng và nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở 1. Amiđan lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người, chúng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ và thiếu nhi rồi teo nhỏ dần ở người lớn 2. Nhiệm vụ chính của amiđan là miễn dịch và nhiệm vụ này xuất hiện sau so với V.A, nhưng kéo dài hơn và quan trọng hơn 3. Viêm amiđan là quá trình viêm nhiễm xảy ra tại amiđan, là bệnh lý rất hay gặp, đứng hàng đầu trong bệnh lý của họng. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính. Tỷ lệ viêm amiđan trung bình khoảng 10% dân số 4. Viêm amiđan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết. Chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng. Biến chứng của viêm amiđan bao gồm biến chứng tại chỗ như áp xe amiđan, viêm tấy quanh amiđan, áp xe quanh amiđan; biến chứng gần như viêm thanh khí phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng; biến chứng xa như viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết; biến chứng toàn thân như hội chứng ngưng thở khi ngủ… 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 32 bệnh nhân có chỉ định cắt amiđan và được thực hiện phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh trong năm 2023.
- Bệnh nhân có chỉ định và được phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm, có hoặc không có nạo V.A kèm theo.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Bệnh nhân không tái khám và theo dõi sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh cơ sở 1 và cơ sở 2.
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên mô tả loạt ca bệnh, tiến cứu
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa Loại biến Kỹ thuật thu thập
Công cụ thu thập số liệu
2 Nữ Định lượng Quan sát Bút ghi
2 Tuổi Chia thành các nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi cách nhau 15 tuổi.
4 > 45 tuổi Định lượng Phỏng vấn
Nông thôn Định lượng Phỏng vấn
5 Khác Định lượng Phỏng vấn
Là lý do chính khiến bệnh nhân vào viện
4 Hôi miệng Định lượng Phỏng vấn
Bệnh án, phiếu điều tra
4 Hôi miệng Định lượng Thăm khám
Bệnh án, phiếu điều tra
2 Xơ teo Định lượng Thăm khám
8 Mức độ quá phát của amiđan
4 Độ IV Định lượng Thăm khám, đo
1 Thời gian phẫu thuật Được tính từ lúc bắt đầu rạch dạo cho đén khi lấy hết mô amiđan
2 bên, cầm máu hoàn toàn, chia làm 3 mốc:
3 > 20 phút Định lượng Thăm khám, đo lường
2 Lượng máu mất trong phẫu thuật
Là số lượng máu chảy trong quá trình cắt amiđan, chia 3 mốc:
3 > 10 ml Định lượng Thăm khám, đo lường
Là sử dụng phương tiện gì để cầm máu trong mổ
4 Khâu ép trụ trước và trụ sau với gạc Định lượng Quan sát Bệnh án, bút ghi
2 Chảy máu muộn Định lượng Thăm khám
5 Mức độ đau sau mổ Được đánh giá vào ngày thứ 1,
7, 14, 1 tháng sau phẫu thuật, mỗi lần đánh giá đánh giá theo thang điểm
3 Đau nặng Định lượng Thăm khám
6 Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày
Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày 0,1,2,3 Định lượng Phỏng vấn, quan sát
7 Tiến triển hố amiđan sau phẫu thuật Đánh giá vào ngày thứ 1, ngày thứ 7, ngày thứ 14, 1 tháng
2 Không tốt Định lượng Thăm khám
Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
- Dụng cụ khám tai mũi họng thông thường
- Hệ thống dao siêu âm: Gồm thân máy và tay cầm
- Bộ dụng cụ cắt amiđan thông thường
- Kềm Kocher cong không mấu
- Máy hút có bình chứa chia vạch
2.6.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân vào viện được chúng tôi tiến hành:
- Ghi nhận phần hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại, ngày nhập viện, ngày phẫu thuật, ngày xuất viện.
- Hỏi bệnh để nghiên cứu lý do vào viện, bệnh sử, tiền sử.
- Khám để ghi nhận các triệu chứng toàn thân, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể.
- Chọn lựa nhóm bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh.
- Đánh giá trước mổ: khám lâm sàng, đánh giá lại chỉ định, chống chỉ định, kiểm tra các xét nghiệm tiền phẫu.
- Tiến hành phẫu thuật và ghi nhận các thông số trong phẫu thuật: thời gian phẫu thuật, lượng máu mất trong phẫu thuật.
- Theo dõi bệnh nhân ghi nhận các biến chứng trong thời kỳ hậu phẫu.
- Hướng dẫn bệnh nhân xuất viện.
- Tái khám bệnh nhân vào ngày 7 và ngày 14.
Tất cả các bước nghiên cứu được thực hiện đồng nhất cho mọi bệnh nhân và được ghi chép cẩn thận vào bệnh án nghiên cứu đã được thiết kế trước.
2.6.3 Các bước tiến hành phẫu thuật
Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn nghiên cứu được cắt amiđan tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh trong năm 2023
Khám lâm sàng, đánh giá chỉ định, chống chỉ định, thực hiện và kiểm tra kết quả xét nghiệm tiền phẫu.
- Tư vấn bệnh nhân trước phẫu thuật.
- Dặn dò bệnh nhân trước phẫu thuật: Nhịn ăn uống hoàn toàn 8 giờ trước phẫu thuật.
- Mở miệng bằng David Boyle.
- Dùng dao siêu âm cắt amiđan theo trình tự phẫu thuật.
Thì 1: Dùng kẹp răng chuột kẹp giữ amiđan và dùng dao siêu âm mở khuyết giữa amiđan và trụ trước.
Thì 2: Bóc tách amiđan ra khỏi trụ trước, trụ sau, mặt ngoài và bộc lộ cuống amidan.
Thì 3: Cắt đứt cuống amiđan.
Thì 4: Cầm máu hố amiđan.
2.6.3.5 Theo dõi và ghi nhận những thông số trong phẫu thuật
- Lượng máu mất trong phẫu thuật.
- Các biện pháp cầm máu.
- Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng sau mổ.
- Dặn dò và hướng dẫn bệnh nhân ăn uống phù hợp với phẫu thuật.
2.6.3.7 Theo dõi tái khám, ghi nhận các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tái khám bệnh nhân sau mổ ngày thứ 7, ngày 14 và 1 tháng để đánh giá kết quả phẫu thuật.
Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
2.7.1 Đặc điểm lâm sàng của amiđan có chỉ định phẫu thuật
- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi, mỗi nhóm cách nhau 15 tuổi.
+ Cán bộ công nhân viên
+ Khác: còn nhỏ, người già, nghỉ hưu, ở nhà, …
- Lý do vào viện: Đau họng, nuốt vướng, ngủ ngáy, hôi miệng.
2.7.1.2 Các triệu chứng lâm sàng
+ Đau họng: cảm giác nuốt đau trong họng nhất là trong những đợt viêm cấp.
+ Nuốt vướng: đầu hay cuối vào thì nuốt, vị trí khu trú.
+ Ngủ ngáy: thường do người nhà phát hiện, ngáy to, thở phì phò.
+ Hôi miệng: Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên 29
+ Quá phát: amiđan vượt khỏi trụ trước, lấn vào làm hẹp eo họng.
Xơ teo là tình trạng của amiđan khi chúng trở nên nhỏ, có bề mặt gồ ghề và xuất hiện nhiều lỗ chỗ hoặc xơ trắng chằng chịt Khi amiđan mất đi vẻ mềm mại, việc ấn vào chúng có thể dẫn đến sự xuất hiện của mủ hôi ở các hốc.
- Mức độ quá phát của amiđan: Mức độ quá phát của amiđan dựa theo mức độ thu hẹp eo họng của Brodsky, Leove và Stanievich.
+ Độ I: Amiđan gây hẹp eo họng dưới 25%.
+ Độ II: Amiđan gây hẹp eo họng từ 25-50%.
+ Độ III: Amiđan gây hẹp eo họng từ 50-75%.
+ Độ IV: Amiđan gây hẹp eo họng ≥ 75% 28
2.7.2 Kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm
Thời gian phẫu thuật (phút): Được tính từ lúc bắt đầu rạch dao cho đến khi lấy hết mô amiđan hai bên, cầm máu hoàn toàn.
- Lượng máu mất trong phẫu thuật: Tính lượng máu mất (ml) trong phẫu thuật cho một bệnh nhân như sau:
Trong quá trình phẫu thuật cắt amiđan, cần sử dụng máy hút để hút dịch và máu chảy ra vào bình chứa có chia vạch Đối với những trường hợp cần dùng bông cầu để cầm máu, mỗi bông cầu sẽ được tính là 1ml Sau đó, tiến hành tính toán lượng máu đã mất.
Thể tích nước muối đã sử dụng = Thể tích nước muối lúc ban đầu (trong chai 500 ml) - lượng nước muối còn lại trong chai.
Lượng máu mất trong phẫu thuật được tính bằng công thức: Lượng máu mất (ml) = Thể tích dịch trong bình chứa (ml) - Thể tích nước muối đã sử dụng (ml) Nếu sử dụng bông cầu để cầm máu, mỗi bông cầu tương đương với 1 ml máu mất Để tính lượng máu mất qua bông cầu, đếm số lượng bông cầu đã sử dụng hoặc cân trọng lượng bông cầu trước và sau khi sử dụng Chênh lệch trọng lượng giữa bông cầu đã sử dụng và bông cầu ban đầu cho biết lượng máu mất (gram), và có thể quy đổi 1 gram tương đương 1 ml.
- Phương pháp cầm máu trong phẫu thuật cắt amiđan:
+ Đông điện bằng dao siêu âm
+ Đông điện bằng dao điện mono bipolar
+ Khâu ép trụ trước và trụ sau với gạc
2.7.2.2 Diễn biến sau phẫu thuật
Biến chứng chảy máu: Đánh giá chảy máu sau mổ gồm có chảy máu sớm và chảy máu muộn theo phân loại của Windfuhr.
+ Chảy máu sớm (≤ 24h sau khi cắt amiđan).
Sau khi cắt amiđan, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nhổ máu đỏ tươi liên tục trong khoảng 3 đến 4 giờ Trẻ em thường có xu hướng nuốt máu và sau đó nôn ra Trước khi nôn, trẻ có thể biểu hiện các dấu hiệu mất máu như mặt tái xanh, ra mồ hôi, mạch nhanh và yếu, và dễ bị ngất xỉu.
+ Chảy máu muộn (> 24h sau khi cắt amiđan) 40 , 41
- Phân loại theo mức độ chảy máu và phương pháp can thiệp:
Toàn thân: Không ảnh hưởng, da niêm mạc bình thường, mạch < 100 lần/phút, nhịp thở:14 - 20 lần/phút, huyết áp bình thường.
Tính chất chảy máu: Dây máu lẫn nước bọt, sau 3 giờ không tự cầm. Cận lâm sàng: Hồng cầu: ≥ 4 x 10 12 /l, Hb > 90g/l
* Bệnh nhân được chườm và ngậm nước đá
* Ép bông cầu thấm oxy già hoặc chấm AgNO3.
Tình trạng toàn thân cho thấy ảnh hưởng nhẹ, bệnh nhân có tinh thần ổn định, da niêm mạc nhợt nhạt, ra mồ hôi, nhịp tim từ 100 đến 120 lần/phút, nhịp thở từ 20 đến 30 lần/phút, và huyết áp tối đa giảm ít nhất 10mm Hg.
Tính chất chảy máu: Chảy máu từng đợt hay tia nhỏ rỉ rả.
Phương pháp can thiệp: Gây mê kiểm soát chảy máu
* Dùng dao điện cầm máu
* Khâu buộc điểm chảy máu
* Khâu ép trụ với cục gạc ở hốc amiđan
Toàn thân: Tinh thần hoảng hốt kích thích, da niêm mạc xanh nhợt, mạch > 120 lần/phút, nhịp thở > 30 lần/phút, huyết áp tối đa giảm, gây shock mất máu.
* Chảy máu liên tục hay thành tia lớn
* Chảy máu tỏa lan toàn bộ hốc amiđan
* Thắt động mạch cảnh ngoài khi mọi biện pháp trên không hiệu quả - Đánh giá mức độ đau các thời điểm sau phẫu thuật:
Bệnh nhân được đánh giá mức độ đau ở ngày thứ 1, ngày thứ 7, ngày thứ
14 và 1 tháng sau phẫu thuật.
Thang điểm đau (Numerical Pain Scale) là một công cụ đánh giá mức độ đau dành cho bệnh nhân trên 12 tuổi, với thang điểm từ 0 đến 10 Mỗi số trong khoảng này tương ứng với mức độ đau khác nhau, giúp bác sĩ và bệnh nhân giao tiếp hiệu quả về cảm giác đau.
Hình 2.1 Thang điểm đau Numberical 44
Công cụ này giúp xác định mức độ đau hiện tại và đau trong quá khứ, với thang điểm từ 0 đến 10 Bệnh nhân có thể dễ dàng hiểu mức độ đau thông qua lời giải thích và hình ảnh minh họa trên giấy.
Ghi lại mức độ đau mà bệnh nhân báo cáo để quyết định điều trị, theo dõi và so sánh giữa các lần khám.
+ Thang điểm Wong-Baker: Thang điểm này được dùng cho bệnh nhân
Dưới 12 tuổi, bảng đánh giá đơn giản này phù hợp để đánh giá mức độ đau của trẻ em Mỗi hàng số tương ứng với điểm số, trong khi các biểu tượng mặt thể hiện mức độ đau Khi sử dụng bảng này, bác sĩ sẽ giải thích cho trẻ và yêu cầu trẻ chọn khuôn mặt mô tả chính xác tình trạng đau hiện tại của mình.
Hình 2.2 Thang điểm đau Wong-Baker 44
Chúng tôi đánh giá mức độ đau của hai thang điểm trên như sau 44 :
Bảng 2.2 Bảng đánh giá mức độ đau
Mức độ đau Thang điểm
Trung bình 4-6 Hình mặt số 4,6
Nặng Trên 7 Hình mặt số 8,10
Số lần sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ đau của từng bệnh nhân Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được truyền paracetamol 1g tĩnh mạch chậm với liều lượng 10-15 mg/kg/lần, tính theo cân nặng Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn đau trong ngày hoặc những ngày sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau đường uống là paracetamol và các chế phẩm tương ứng với liều lượng 10-15 mg/kg/lần.
- Thời gian phục hồi sinh hoạt sau phẫu thuật:
+ Thời gian ăn uống trở lại tương đối bình thường: Được bệnh nhân hoặc người nhà ghi nhận thời điểm có chế độ ăn bình thường như trước mổ.
+ Thời gian nuốt hết đau: Được bệnh nhân ghi nhận lại khi bệnh nhân nuốt nước bọt mà không còn cảm giác đau.
- Đánh giá tình trạng tiến triển của hố amiđan sau phẫu thuật:
Dựa trên quan sát hốc amiđan vào ngày đầu tiên, cũng như các ngày tái khám vào ngày thứ 7, thứ 14 và sau 1 tháng phẫu thuật, chúng tôi đã thiết lập tiêu chuẩn đánh giá cho quá trình hồi phục.
Tốt: Giả mạc mỏng, màu trắng đều khắp hốc mổ.
Không tốt: Giả mạc dầy, màu đen xám không đều.
Tốt: Giả mạc bong được ≤ 50%, không chảy máu.
Không tốt: Giả mạc bong được ≤ 25% có chảy máu hoặc có nhiễm khuẩn hốc mổ.
Tốt: Giả mạc bong 100%, không chảy máu, không sẹo co kéo hốc mổ. Không tốt: Giả mạc bong< 100% có chảy máu hoặc sẹo co kéo hốc mổ. + 1 tháng:
Tốt: Niêm mạc hồi phục, không chảy máu, không sẹo co kéo hốc mổ.Không tốt: Sẹo co kéo hốc mổ, xơ dính trụ trước trụ sau 13
Xử lý và phân tích số liệu
- Dữ liệu thu thập được ghi nhận vào phiếu nghiên cứu.
- Xử lý số liệu dựa vào phần mềm SPSS 20.0.
- Các biến số định lượng được mô tả trung bình và độ lệch chuẩn.
- Các biến số định tính được mô tả số lượng và tỷ lệ phần trăm.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài tiến hành được sự chấp thuận của Ban giám đốc Bệnh viên Đa khoa Thành phố Vinh.
- Đề tài được sự đồng ý và thông qua của Hội đồng khoa học trong nghiên cứu y sinh học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu không làm tổn hại đến sức khỏe và điều trị của bệnh nhân.
- Các thông tin về bệnh nhân được xử lý và nêu dưới hình thức số liệu, không nêu đích danh cá nhân.
Kết quả nghiên cứu này được thiết kế nhằm phục vụ cho mục đích học tập và khoa học, đồng thời đề xuất các giải pháp trong công tác dự phòng, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân Những thông tin này không được phép sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Tư vấn bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đánh giá trước mổ
Tiến hành phẫu thuật và ghi nhận các chỉ tiêu nghiên cứu
Theo dõi hậu phẫu, các biến chứng Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật ngày thứ 1,7,14 và 1 tháng
Xử lý, phân tích số liệu và đánh giá kết quả
Loại khỏi nhóm nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm amiđan mạn tính
3.1.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi với tổng số 32 bệnh nhân, tỷ lệ giới tính được phân bố như sau: có 17 bệnh nhân nữ, chiếm 53,1%, và 15 bệnh nhân nam, chiếm 46,9%.
3.1.1.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n = 32)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi dưới 15 chiếm 37,5%, trong khi nhóm từ 15-30 tuổi chiếm 34,4% Nhóm tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,2% Độ tuổi trung bình là 22,2 ± 12,1, với độ tuổi thấp nhất là 5 và cao nhất là 52.
3.1.1.3 Phân bố bệnh nhân theo địa dư
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo địa dư (n = 32 ) Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn chiếm chủ yếu với 20/32 trường hợp, chiếm 62,5%.
3.1.1.4 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Cán bộ nhân viên Học sinh sinh viên
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 32)
Trong một nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp, nhóm học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 12/32 trường hợp, tương đương 37,6% Ngược lại, tỷ lệ cán bộ nhân viên và công nhân lại thấp nhất, chỉ với 6/32 trường hợp, chiếm 18,8%.
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm amiđan mạn tính
6.25% Đau họng Nuốt vướng Ngủ ngáy Hôi miệng
Biểu đồ 3.4 Lý do vào viện (n = 32)
Nhận xét: Lý do vào viện chủ yếu là đau họng với 21/32 trường hợp, chiếm
65,6% Tiếp theo là nuốt vướng, ngủ ngáy Tỷ lệ bệnh nhân vào viện với lý do hôi miệng chiếm tỷ lệ ít nhất với 6,2%
6 4 Đau họng Nuốt vướng Ngủ ngáy Hôi miệng
Biểu đồ 3.5 Triệu chứng cơ năng (n = 32)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng cơ năng phổ biến nhất là đau họng và nuốt vướng, chiếm tỷ lệ lần lượt là 87,5% và 75,0% Trong khi đó, triệu chứng ngủ ngáy và hôi miệng có tỷ lệ thấp hơn, với 18,8% và 12,5%.
3.1.2.3 Hình thái amiđan trên nội soi
Trong nghiên cứu của chúng tôi về hình thái amiđan trên nội soi với 32 trường hợp, kết quả cho thấy amidan quá phát là phổ biến nhất, chiếm 93,8% (30/32 trường hợp), trong khi amidan xơ teo chỉ chiếm 6,2% (2/32 trường hợp).
3.1.2.4 Mức độ quá phát amiđan trên nội soi
21 5 Độ I Độ II Độ III Độ IV
Biểu đồ 3.7 Mức độ quá phát amiđan trên nội soi (n = 32)
Nhận xét: Mức độ quá phát amidan chủ yếu là độ III với 21/32 trường hợp, chiếm 65,6% Tỷ lệ amidan quá phát độ I chiếm thấp nhất với 2/32 trường hợp, chiếm 6,2%.
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm
3.2.1 Đánh giá quá trình phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm
Bảng 3.2 Thời gian phẫu thuật (n = 32 )
Thời gian Số lượng Tỷ lệ %
Thời gian phẫu thuật trung bình là 16,28 ± 3,83 phút, với thời gian ngắn nhất là 8 phút và lâu nhất là 24 phút Đặc biệt, nhóm thời gian từ 10 đến 20 phút chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 65,6%.
3.2.1.2 Lượng máu mất trong phẫu thuật
Bảng 3.3 Lượng máu mất trong phẫu thuật (n = 32)
Lượng máu mất (ml) Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Trong phẫu thuật cắt amidan bằng dao siêu âm, lượng máu mất trung bình là 3,88 ± 1,36 ml, với mức tối thiểu là 2 ml và tối đa là 6 ml Đáng chú ý, 68,8% trường hợp có lượng máu mất dưới 5 ml.
3.2.1.3 Biện pháp cầm máu trong phẫu thuật
Bảng 3.4 Phương pháp cầm máu trong phẫu thuật (n = 32)
Hình thức cầm máu Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Dao siêu âm 23 71,8 Đông điện bằng mono bipolar 6 18,8
Khâu ép trụ trước và trụ sau với gạc 0 0
Trong phẫu thuật, phương pháp cầm máu chủ yếu được sử dụng là dao siêu âm, chiếm 71,8% với 23/32 trường hợp Tiếp theo là phương pháp cầm máu bằng đông điện mono bipolar, chiếm 18,8% Ngoài ra, có 9,4% trường hợp không cần cầm máu, với 3/32 trường hợp Đặc biệt, không có trường hợp nào phải thực hiện buộc, khâu chỉ, hay khâu ép trụ trước và trụ sau bằng gạc.
3.2.2 Đánh giá sau phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm
Không chảy máu Chảy máu sớm Chảy máu muộn
Biểu đồ 3.8 Biến chứng chảy máu (n = 32)
Sau phẫu thuật, 28 trong số 32 trường hợp không gặp biến chứng chảy máu sau mổ Trong số đó, chỉ có 1 trường hợp xảy ra chảy máu sớm và 3 trường hợp gặp chảy máu muộn.
3.2.2.2 Mức độ đau các thời điểm sau phẫu thuật
Bảng 3.5 Mức độ đau các thời điểm sau phẫu thuật (n = 32)
Mức độ đau các ngày sau phẫu thuật
Bình thường 0 0 24 75 31 96,9 32 10 Đau nhẹ 4 12,5 6 18,8 1 3,1 0 0 Đau vừa 28 87,5 2 6,2 0 0 0 0 Đau nặng 0 0 0 0 0 0 0 0
Sau phẫu thuật, vào ngày đầu tiên, 87,5% bệnh nhân trải qua cơn đau vừa phải Đến ngày thứ 7, 75% bệnh nhân không còn đau, chỉ 18,8% vẫn còn cảm giác đau nhẹ Sau 14 ngày, tỷ lệ bệnh nhân còn đau nhẹ giảm xuống chỉ còn 3,1% Đặc biệt, sau 1 tháng, không có bệnh nhân nào còn cảm thấy đau sau phẫu thuật.
3.2.2.3 Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày sau phẫu thuật
Bảng 3.6 Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày (n = 32)
Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày
Sau phẫu thuật, trong ngày đầu tiên, 81,3% bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau một lần, 12,5% dùng hai lần và 6,2% dùng ba lần Đến ngày thứ bảy sau mổ, 96,9% bệnh nhân không còn cần thuốc giảm đau, chỉ có 3,1% vẫn cần sử dụng.
1 lần thuốc giảm đau Sau ngày thứ 14 sau phẫu thuật, 100% bệnh nhân không cần dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
3.2.2.4 Tình trạng tiến triển hố amiđan
Giả mạc ngày 1 Giả mạc ngày 7 Giả mạc ngày 14 Giả mạc sau 1 tháng
Biểu đồ 3.9 Tình trạng tiến triển hố amiđan (n = 32)
Trong nghiên cứu, vào ngày thứ nhất, tình trạng giả mạc hố amiđan tốt chiếm 28/32 trường hợp Đến ngày thứ 7, tình trạng này giảm còn 24/32 trường hợp tiến triển tốt và 8/32 trường hợp tiến triển không tốt Đến ngày 14, tỷ lệ tiến triển hố amiđan tốt tăng lên 29/32 trường hợp, chỉ còn 3/32 trường hợp tiến triển không tốt Sau 1 tháng, giả mạc đã bong hoàn toàn.
3.2.2.5 Thời gian phục hồi sinh hoạt sau phẫu thuật
Bảng 3.7 Thời gian phục hồi sinh hoạt sau phẫu thuật (n = 32 )
Thời gian ăn uống trở lại tương đối bình thường
Nhận xét: Thời gian ăn uống trở lại bình thường trung bình là 12 ± 0,73 ngày Trong đó, thời gian ăn uống trở lại tương đối bình thường ngắn nhất là
7 ngày, dài nhất là 15 ngày sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm amiđan mạn tính
4.1.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ giới là 53,1% (17/32), trong khi tỷ lệ nam giới là 46,9% (15/32), cho thấy tỷ lệ nam nữ gần như cân bằng với tỷ lệ khoảng 1:1 Điều này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể về giới tính trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh với các kết quả từ các tác giả khác.
Nghiên cứu của tác giả Ngô Ngọc Tỉnh (2021): Kết quả tỷ lệ nam giới 42,2% và tỷ lệ nữ giới là 57,8% 45
Nghiên cứu của tác giả Thái Phương Phiên (2003): Tỷ lệ nam giới chiếm 47,1% và nữ giới chiếm 52,9% 46
Nghiên cứu của tác giả Tạ Hùng Sơn và Vũ Văn Sản (2019): Tỷ lệ nữ giới chiếm 152/368 trường hợp, chiếm 41,3% 17
Nghiên cứu của tác giả Vassilois A và cộng sự (2007): Tỷ lệ nam là 33/50 trường hợp, chiếm 66% và tỷ lệ nữ giới là 17/50 trường hợp, chiếm 34% 47
Trong các nghiên cứu hiện có, sự chênh lệch giới tính giữa nam và nữ trong viêm amiđan mạn tính là không đáng kể, điều này cũng được xác nhận trong nghiên cứu của chúng tôi Bệnh lý này có đặc điểm dịch tễ học phân bố đều ở cả hai giới Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào khám phá tác động qua lại giữa yếu tố giới tính và viêm amiđan cũng như kết quả phẫu thuật.
4.1.1.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi Độ tuổi trung bình là 22,2 ± 12,1 tuổi Trong đó, tuổi thấp nhất là 5 tuổi và tuổi lớn nhất là 52 tuổi So sánh với một số tác giả khác:
Nghiên cứu của tác giả S O’ Leary và J Vorrath (2005): Độ tuổi trung bình là 22 tuổi 48
Nghiên cứu của tác giả Joshua G Vose (2011): Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 34,7 ± 18,7 tuổi 49
Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Dân Nguyên và cộng sự (2017): Độ tuổi trung bình là 23,4 tuổi 50
Nghiên cứu của tác giả Phạm Anh Tuấn (2017) cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 28,17 ± 8,03 tuổi, với bệnh nhân trẻ nhất là 16 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 47 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình tương đồng với các nghiên cứu của S O’Leary, J Vorrath và Phạm Dân Nguyên, nhưng thấp hơn so với Joshua G Vose và Phạm Anh Tuấn Xu hướng giảm độ tuổi cắt amiđan có thể phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của người dân đối với sức khỏe, dẫn đến việc phẫu thuật được thực hiện nhiều hơn ở nhóm người trẻ tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 93,8% bệnh nhân dưới 45 tuổi, trong khi chỉ có 6,2% bệnh nhân trên 45 tuổi Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ngô Ngọc Tỉnh (2021), cho thấy tỷ lệ bệnh nhân chủ yếu dưới 45 tuổi đạt 86,7%.
Tỷ lệ bệnh nhân trên 45 tuổi chỉ chiếm 13,3%, có thể do chỉ định cắt amiđan ở nhóm tuổi này hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là lo ngại về nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, vì ở độ tuổi này, amiđan bắt đầu xơ hóa.
4.1.1.3 Phân bố bệnh nhân theo địa dư
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn chiếm chủ yếu với 20/32 trường hợp, chiếm 62,5%, tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị chiếm 37,5%
Theo nghiên cứu của Hồ Phan Thị Ly Đa, bệnh nhân ở nông thôn chiếm 72% và 28% ở thành thị 52
Theo nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn (2017): có 84,6% số bệnh nhân là ở nông thôn và số bệnh nhân ở thành thị chỉ chiếm 15,4% 53
Nghiên cứu của tác giả Ngô Ngọc Tỉnh (2021): Kết quả có 82,2% số bệnh nhân là ở nông thôn và 17,8% số bệnh nhân là ở thành thị 45
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn chiếm ưu thế, tương tự như các nghiên cứu khác Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ở thành phố trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao Điều này có thể được giải thích bởi Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là bệnh viện chính tại thành phố Vinh, thu hút nhiều bệnh nhân từ khu vực đô thị.
4.1.1.4 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Trong một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân là học sinh sinh viên cao nhất, chiếm 37,6% với 12/32 trường hợp Ngược lại, tỷ lệ cán bộ nhân viên và công nhân lại thấp nhất, chỉ chiếm 18,8% với 6/32 trường hợp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Ngô Ngọc Tỉnh (2021), cho thấy tỷ lệ học sinh sinh viên đạt 42,2% Điều này có thể giải thích bởi nhóm nghiên cứu chủ yếu là người dưới 30 tuổi và Thành phố Vinh là nơi tập trung nhiều trường học, dẫn đến tỷ lệ học sinh sinh viên cao Ngoài ra, phân bố theo tuổi trong nghiên cứu cũng cho thấy nhóm bệnh nhân trong độ tuổi đi học (16-30 tuổi) chiếm đa số.
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm amiđan mạn tính
Đau họng là lý do chính khiến bệnh nhân nhập viện, chiếm 65,6% với 21/32 trường hợp Theo sau là triệu chứng nuốt vướng với tỷ lệ 18,8% và ngủ ngáy với 9,4% Hôi miệng là lý do ít gặp nhất, chỉ chiếm 6,2% trong tổng số bệnh nhân nhập viện.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lưu Văn Duy (2013) khi đau họng là lý do vào viện chủ yếu với tỷ lệ 80% 40
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả tương tự như nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn (2017), trong đó lý do chủ yếu vào viện là do đau họng, chiếm tỷ lệ 85% Tiếp theo là triệu chứng ngủ ngáy với 12% và hôi miệng chiếm 3%.
Nghiên cứu của Ngô Ngọc Tỉnh (2021) cho thấy kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, khi đau họng là lý do chính khiến bệnh nhân nhập viện, chiếm 66,7% trong tổng số 45 trường hợp.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Phạm Dân Nguyên và cộng sự (2017), trong đó lý do chính khiến bệnh nhân vào viện là nuốt vướng, chiếm 56,7%, và thở ngáy, chiếm 43,3%.
Viêm amiđan mạn tính là tình trạng viêm tái phát nhiều lần của amiđan, với triệu chứng chính là đau họng và cảm giác nuốt vướng Theo tác giả Birring, S S (2004), ho và đau họng tái diễn là hai nguyên nhân chính khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và cần nhập viện điều trị.
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm
Thời gian phẫu thuật trung bình là 16,28 phút, với độ lệch chuẩn là 3,83 phút Thời gian phẫu thuật ngắn nhất ghi nhận là 8 phút, trong khi thời gian lâu nhất là 24 phút Đặc biệt, nhóm thời gian từ 10 đến 20 phút chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên tới 65,6%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả tương đồng với nghiên cứu của Vassilios A và cộng sự (2005), cho thấy thời gian phẫu thuật trung bình khi sử dụng dao siêu âm là 15 ± 1,43 phút, trong khi thời gian phẫu thuật trung bình với dao lạnh là 21 ± 1,09 phút.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự (2012) cho thấy thời gian phẫu thuật trung bình khi cắt amiđan bằng dao điện là 12,09 ± 5,54 phút Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Chi và cộng sự (2017) chỉ ra rằng thời gian phẫu thuật trung bình khi cắt amiđan bằng dao plasma là 15,12 ± 4,62 phút, và đối với phương pháp bóc tách kinh điển, thời gian này là 22,09 ± 4,77 phút.
Theo nghiên cứu của tác giả Luis Lassaletta (1997) thời gian phẫu thuật cắt amiđan là 15,5 phút 59
Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn (2017) cho thấy thời gian phẫu thuật cắt amiđan sử dụng dao điện trung bình là 22,5 phút, trong khi cắt amiđan bằng dao Coblator chỉ mất 12,43 phút và cắt amiđan bằng dao plasma trung bình chỉ tốn 12,1 phút.
Nghiên cứu của tác giả Trần Anh Tuấn (2007) có thời gian cắt amiđan bằng dao coblation trung bình là 18 phút 62
Nghiên cứu của Kothari, Strunk và Nichols (2002) cho thấy thời gian phẫu thuật cắt amiđan bằng dao laser lần lượt là 12 phút và 21,19 phút, trong khi Lưu Văn Duy (2013) ghi nhận thời gian là 23,2 phút Kết quả này cho thấy cắt amiđan bằng dao plasma và dao coblation là phương pháp có thời gian phẫu thuật ngắn nhất Điều này được giải thích bởi thiết kế đầu cắt mỏng của dao plasma, cho phép dễ dàng bóc tách theo bình diện giải phẫu của amiđan Thêm vào đó, đầu dao tích hợp máy hút giúp cắt, hút máu, dịch và khói đồng thời, từ đó tiết kiệm thời gian phẫu thuật.
Trong phẫu thuật cắt amiđan, nhóm sử dụng dao điện kinh điển thường có thời gian phẫu thuật dài nhất do chỉ có chế độ cắt và đông, gây khó khăn trong việc cầm máu Ngược lại, dao siêu âm cho phép cắt và cầm máu hiệu quả, với thiết kế thon gọn giúp phẫu thuật viên dễ dàng di chuyển, từ đó rút ngắn thời gian phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật cắt amiđan có thể thay đổi do nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng viêm nhiễm của amiđan, trình độ của kỹ thuật viên và thiết bị phẫu thuật được sử dụng Do đó, việc so sánh thời gian phẫu thuật chỉ mang tính chất tương đối.
4.2.2 Lượng máu mất trong phẫu thuật
Trong phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm, lượng máu mất trung bình là 3,88 ± 1,36 ml, với mức tối thiểu là 2 ml và tối đa là 6 ml.
Trong nhóm phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm, theo tác giả Lý Xuân Quang (2007) thì lượng máu mất trung bình là 5 ± 2 ml 11 , theo tác giả
Tạ Hùng Sơn (2019) lượng máu mất trung phẫu thuật chủ yếu < 5 ml chiếm 92,66% và > 5 ml chiếm 7,34% 17 Theo nghiên cứu của Vassilios A
Lachanas và cộng sự (2005) 10 , tác giả Emmanuel P Prokopakis và cộng sự
(2005) 61 và tác giả Vassilios A Lachanas (2007) 47 thì lượng máu mất trong phẫu thuật là không đáng kể và không thể đo lường được.
Trong nhóm phẫu thuật cắt amiđan bằng dao plasma, theo tác giả
Nguyễn Thị Bảo Chi (2017) cho biết lượng máu mất khi cắt amiđan bằng dao plasma là 5,92 ± 5,27 ml, trong khi phương pháp bóc tách kinh điển có lượng máu mất trung bình là 26,93 ± 6,93 ml Tác giả Ngô Ngọc Tỉnh (2021) cũng chỉ ra rằng lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật là 5,02 ± 2,48 ml.
Trong nhóm phẫu thuật cắt amiđan bằng coblation, Theo Trần Anh Tuấn (2007) khi phẫu thuật bằng coblation lượng máu mất là 7ml 62
Trong nghiên cứu về phẫu thuật cắt amiđan, các phương pháp khác nhau cho thấy lượng máu mất khác nhau Cụ thể, nhóm phẫu thuật cắt amiđan bằng laser CO2 ghi nhận lượng máu mất trung bình là 8,2 ml theo Lưu Văn Duy (2013), trong khi Kothari, Strunk và Nichols (2002) báo cáo là 20 ml, và Nguyễn Thị Ngọc Anh cùng Nguyễn Công Hoàng (2023) cho kết quả 12,5 ml Đối với phương pháp cắt amiđan bằng dao điện, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quỳnh và cộng sự (2003) cho thấy lượng máu mất trung bình là 9 ml, trong khi Carolyn V Nguyen (2009) ghi nhận là 8,7 ± 18,3 ml.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ chảy máu trong phẫu thuật cắt amiđan bằng dao siêu âm khá thấp nhờ thiết kế chắc khỏe của dao siêu âm, giúp cung cấp lực ép mô đồng nhất Trong trường hợp chảy máu không cầm được bằng dao siêu âm, chúng tôi sử dụng thêm bipolar để kiểm soát, giảm thiểu đáng kể lượng máu trong mổ Tuy nhiên, lượng máu trong mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng viêm nhiễm của amiđan, dụng cụ phẫu thuật và trình độ của phẫu thuật viên, do đó kết quả chỉ mang tính tương đối.
4.2.3 Biện pháp cầm máu trong phẫu thuật
Trong phẫu thuật, phương pháp cầm máu chủ yếu được sử dụng là dao siêu âm, chiếm 71,8% tổng số ca Tiếp theo là phương pháp cầm máu bằng đông điện mono bipolar với tỷ lệ 18,8% Ngoài ra, có 9,4% trường hợp không cần cầm máu Đáng chú ý, không có trường hợp nào yêu cầu buộc, khâu chỉ, hay khâu ép trụ trước và trụ sau bằng gạc.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật cắt amiđan mang lại tỷ lệ cầm máu cao, đồng thời tỷ lệ bệnh nhân cần can thiệp cầm máu bằng bipolar, buộc, khâu chỉ hoặc khâu ép trụ là rất thấp.
4.2.4 Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, 28 trong số 32 trường hợp không gặp biến chứng chảy máu sau mổ Chỉ có 1 trường hợp xảy ra chảy máu sớm và 3 trường hợp gặp chảy máu muộn.
Một số nghiên cứu của các tác giả khác: