Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh lưu hành cao ở các nước nhiệt đới và trở thành mối quan tâm y tế quan trọng trên toàn cầu kể từ năm 1950.1 Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue đã tăng lên đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây. Số ca mắc sốt xuất huyết được báo cáo đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca vào năm 2010 và 5,2 triệu ca vào năm 2019.2 Số ca tử vong được báo cáo từ năm 2000 đến 2015 đã tăng từ 960 lên 4032. Nguy cơ lây nhiễm ở 129 quốc gia,3 70% gánh nặng thực tế là ở châu Á.4 Sốt xuất huyết gây ra phổ bệnh rộng từ bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hoặc không có triệu chứng đến bệnh nặng, chảy máu nặng thoát huyết tương nặng, hội chứng sốc, suy đa cơ quan. Ước tính có khoảng 390 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết mổi năm, trong đó có 96 triệu ca có biểu hiện lâm sàng.5 Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Bệnh có thể diễn biến nặng dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong, với tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng lên đến 5%.6 Tỷ lệ sốt xuất huyết Dengue nặng chiếm 4,9% trường hợp, trong đó 91,2% trường hợp bệnh nhân nặng có ít nhất một dấu hiệu cảnh báo.7
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm 83 bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc sốt xuất huyết Dengue, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh trong năm 2022-2023, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu đã được xác định.
1 Sốt ≤ 7 ngày và có 2 trong các dấu hiệu sau:
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Xuất huyết da hoặc dấu hiệu dây thắt (+).
- Hct bình thường hoặc tăng.
- Bạch cầu bình thường hoặc giảm.
- Tiểu cầu bình thường hoặc giảm
2 Xét nghiệm test Dengue NS1 hoặc Dengue IgM: dương tính
- Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng
- Bệnh nhân xơ gan có thay đổi tế bào máu, suy thận nặng, bệnh lý về máu 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2022 đến tháng 8/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh
Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp hồi cứu và tiến cứu
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đã được đưa vào nghiên cứu Để đảm bảo có đủ mẫu cho việc tính toán, chúng tôi đã xác định cỡ mẫu tối thiểu theo công thức n = z 1−a /2.
2 (1− P ) P ε 2 P n: Cỡ mẫu, ước tính cỡ mẫu tối thiểu 76
P: Tỷ lệ ước đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện là 20% 24
Z1-α/2: Giá trị từ phân phối chuẩn bằng 1,96 với α= 0,05 ε: Mức sai số tương đối chấp nhận với 20%
Các biến số nghiên cứu
2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Biến số Phân loại Định nghĩa Giá trị Phương pháp thu thập
Tuổi Liên tục Số năm tính theo năm dương lịch
Giới Nhị phân Nam hoặc nữ Bệnh án nghiên cứu
Bệnh lý nền bao gồm nhiều loại bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh tự miễn, HIV, và các bệnh máu ác tính Những bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và cần được quản lý chặt chẽ.
BMI Liên tục Chỉ số khối cơ thể, BMI cân nặng/
Tháng nhập viện Liên tục Các tháng trong năm Từ tháng 1 đến tháng 12 Bệnh án nghiên cứu 2.5.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Biến số Phân loại Định nghĩa
Giá trị Phương pháp thu thập
Sốt Liên tục Nhiệt độ cơ thể từ
37 độ C trở lên đo ở nách
Danh mục Các triệu chứng tại cơ quan tiêu hóa Đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng
Các triệu chứng tại cơ quan hô hấp
Ho, khó thở, đau ngực
Huyết sắc tố Liên tục Nống độ huyết sắc tố trong máu
Hb dưới 120 Bệnh án nghiên cứu
Tiểu cầu Liên tục Số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi
Bình thường TC≥150G/l, giảm nhẹ:
Bạch cầu Liên tục Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi
>10G/l; bạch cầu bình thường (4- 10G/l), bạch
Bệnh án nghiên cứu cầu hạ