1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý tài chính tại nhà khách tổng liên đoàn, thuộc tổng liên đoàn lao động việt nam

115 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 780,63 KB

Nội dung

Phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực mởrộng đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các đơn vị sự nghiệp là mộttrong những mục tiêu chiến lược được Tổng Liên đoàn Lao

Trang 1

mAI THÞ CHUNG

QU¶N Lý TµI CHÝNH T¹I NHµ KH¸CH TæNG LI£N §OµN, THUéC TæNG LI£N

§OµN LAO §éNG VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.TRÇN VIÖT TIÕN

Hµ néi, 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Mai Thị Chung

Trang 3

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm

ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Lý luận chính trị, Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Việt Tiến đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp tại Nhà khách Tổng Liên đoàn tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này.

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

6 Nội dung của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG 4

1.1 Đơn vị sự nghiệp công và tài chính của đơn vị sự nghiệp công 4

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công: Quan niệm, chức năng và phân loại 4

1.1.2 Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công : Quan niệm, đặc điểm và vai trò 10

1.2 Nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp sự nghiệp công 15

1.2.1 Quan niệm về quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công 15

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công 16

1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 24

1.2.4 Tầm quan trọng của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công 30

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số đơn vị đơn vị sự nghiệp công 32 1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm 32

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN,THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 41

2.1 Giới thiệu khái quát về nhà khách Tổng Liên đoàn thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam 41

Trang 5

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà khách Tổng Liên đoàn 43

2.2 Hiện trạng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu tại Nhà khách Tổng liên đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 45

2.2.1 Hiện trạng quy trình quản lý tài chính 45

2.2.2 Hiện trạng phương thức quản lý tài chính 50

2.2.3 Hiện trạng công cụ quản lý tài chính t ại Nhà khách Tổng liên đoàn 59

2.2.4 Hiện trạng kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính 71

2.3 Đánh giá hiện trạng quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 73

2.3.1 Những kết quả đạt được 73

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 76

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 79

3.1 Những căn cứ để đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 79

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 79

3.1.2 Xu hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn 81

3.1.3 Phương hướng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam 85

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn thuộc Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam 87

3.2.1 Hoàn thiện quy trình quản lý tài chính 87

3.2.2 Hoàn thiện phương thức quản lý thu chi tài chính 88

3.2.3 Hoàn thiện công cụ quản lý thu chi tài chính 90

3.2.4 Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra và giám sát thực hiện của cộng đồng 91

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý tài chính 92 3.2.6 Nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý và trình độ cán bộ quản lý tài chính 92

3.3 Một số kiến nghị 95

KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

SNC Sự nghiệp công

Trang 7

Bảng 2.1 Nguồn thu của Nhà khách Tổng Liên đoàn 47 Bảng 2.2 Cơ cấu chi hoạt động kinh doanh dịch vụ 48 Bảng 2.3: Chênh lệch thu, chi của Nhà khách Tổng Liên đoàn 49 Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ của Nhà khách Tổng Liên đoàn 52

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, CNH,HĐH, cùng với quá trình hô ̣i nhâ ̣p kinh tế thế giới, đă ̣t ra nhiều vấn đề mới Các loạihình đơn vị, doanh nghiê ̣p đa dạng Quan hê ̣ lao đô ̣ng ngày càng phức tạp Hoạt

đô ̣ng đại diê ̣n, bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng cũng như các hoạt đô ̣ngthực hiê ̣n các chức năng tổ chức công đoàn cần phù hợp với tình hình mới Viê ̣chuy đô ̣ng, sử dụng các nguồn lực tài chính của công đoàn mô ̣t cách hợp lý, phù hợpvới các quy định của pháp luâ ̣t được đă ̣t ra

- Quản lý tài chính là vấn vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đơn vị Nhất làquản lý tài chính của các đơn vị công lập lại càng phức tạp, Khi mà Tài sản của đơn

vị sự nghiệp công lập là của đơn vị chủ quản xây dựng, mua sắm, không trực tiếpquản lý mà giao cho đơn vị cấp dưới, quản lý tài sản, nguồn vốn, quản lý nguồn thu,nguồn chi, lợi nhuận

- Quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn tồn tại nhấtđịnh, tiến trình xã hội hoá theo chủ trương của Đảng còn chậm so với tiềm năng,quá trình quản lý tài chính tài sản công còn nhiều hạn chế, mức độ phát triển xã hộihoá không đồng đều, đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực sự chủ động, vì vậy chấtlượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị này chưa đáp ứng được yêu cầu của xãhội

Trước thực trạng đó, việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và kinhdoanh dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập là việc làm hết sức cấp thiết, xuấtphát từ tính chất đặc thù của các đơn vị, cũng như để phù hợp với xu thế phát triểnchung của thời đại

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Nhà

khách Tổng Liên đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý tài chính Nhưng chưa có

đề tài nào nghiên cứu quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn, thuộc Tổngliên đoàn Lao động Việt Nam

3 Mục đích của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung quản lý tài chính trong cácđơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống –khách sạn Căn cứ lý luận và tình hình thực tế quản lý tài chính xem xét những mặthạn chế của các đơn vị này trong thời gian qua, để khái quát hóa và đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao quản lý tài chính dịch vụ tại các đơn vị đơn vị sự nghiệpcông lập nói chung

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quảkinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập kinh doanh dịch vụ ăn uống –khách sạn tại Hà Nội, cụ thể là: Trung tâm phụ nữ và phát triển, Nhà khách LaThành, Nhà khách Tổng liên đoàn

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong luận văn có sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hệ thống Ngoài

ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, sosánh, thực nghiệm, khái quát hoá để làm rõ nội dung cần nghiên cứu của luận văn

cả về lý luận và thực trạng

6 Đóng góp của luận án

- Làm rõ hơn những vấn đề cơ bản của tài chính của đơn vị sự nghiệp công

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liênđoàn

- Cần thiết phải quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn

Trang 10

- Các giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng liênđoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvan gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của các đơn vị sựnghiệp công

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn ThuộcTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý tài chính tại Nhà khách Tổngliên đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Luận văn có những đóng góp sau:

Luận văn đã khái quát được vấn đề cơ bản về quản lý tài chính của các đơn vị

sự nghiệp công Trên cơ sở đặc điểm, quy trình quản lý tài chính của đơn vị sựnghiệp công lập Luận văn đã phân tích thấy được vai trò của quản lý tài chính của

các đơn vị sự nghiệp công đó là: quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công

nhằm đảm bảo nguồn tài chính để phát triển các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công, quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động tài chính của các đơn vị và đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn tham khảo kinh nghiệm quản lý tài chính công của nhà khách Trungtâm hội phụ nữ và Nhà khách La Thành Qua đó rút ra cho quản lý tài chính tại Nhàkhách Tổng Liên đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam l à xây dựng chiếnlược phát triển lâu dài và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiềuphương thức huy động nguồn lực tài chính, tăng cường phương thức quản lý huyđộng, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả, thiết lập hệ thống quyđịnh, quy trình công tác, quản lý tài chính, và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,đánh giá công tác quản lý tài chính

Quá trình phát triển đi lên của Nhà khách Tổng Liên đoàn trong những nămtới đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện công tác quản lý thu, chi Quản lý thu, chi gópphần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội Phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn

Trang 11

lực mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các đơn vị sự nghiệp

là một trong những mục tiêu chiến lược được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Namđặt ra cho các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc hệ thống

Bám sát vào nội dung chương 1, luận văn đã phân tích thực trạng thực quản lýtài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn trên các khía cạnh:

Một là, hiện trạng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu tại Nhà

khách Tổng liên đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Hai là, hiện trạng phương thức quản lý tài chính

Ba là, hiện trạng công cụ quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng liên đoàn

Bốn là, hiện trạng kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính

Trên cơ sở đó luận văn đánh giá về việc thực hiện quản lý tài chính tại Nhàkhách Tổng Liên đoàn Luân văn chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế trong thờigian tới cần phải khắc phục

Về kết quả đạt được:

Một là, quy trình quản lý tài chính thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn.

Hai là, phương thức quản lý huy động nguồn thu ngày càng phù hợp và có hiệu quả.

Ba là, công cụ quản lý ngày càng được chú trọng.

Bốn là, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cơ chế quản lý tài chính được thực hiện tương đối nghiêm, nhất quán.

Về hạn chế:

Thứ nhất, quy trình quản lý tài chính ch ưa chặt chẽ

Thứ hai, phương thức thực sự hiệu quả

Thứ ba, công cụ quản lý tài chính: quy chế chi tiêu nội bộ chưa rõ ràng, còn chung chung.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại Nhà khách Tổng Liên đoàn chưa cụ thể, còn chồng chéo, trùng lặp

Luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chínhtại Nhà khách Tổng liên đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 12

Phương hướng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam:

Quá trình phát triển đi lên của Nhà khách Tổng Liên đoàn trong những năm tới đặt

ra yêu cầu phải hoàn thiện công tác quản lý thu, chi Quản lý thu, chi góp phần tạo

ra sự ổn định về kinh tế - xã hội Phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực mởrộng đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các đơn vị sự nghiệp là mộttrong những mục tiêu chiến lược được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đặt racho các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc hệ thống

Về dự báo xu hướng phát triển

Thứ nhất, xây dựng sự phát triển của Nhà khách đặt trong mối quan hệ tổng

thể với những đổi mới khác như phát triển thị trường, phát triển các thành phần kinh

tế, hội nhập kinh tế quốc tế…

Thứ hai, đổi mới cơ chế hoạt động phải phù hợp với thể chế thị trường và sự

chuyển đổi vai trò chức năng của Nhà nước, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm đối với hoạt động sự nghiệp của đơn vị SNCT

Thứ ba, phân biệt và xác định rõ: những loại dịch vụ công do Nhà nước phải

chịu trách nhiệm cung ứng, dịch vụ công mà Nhà nước hỗ trợ và dịch vụ công cóthể chuyển giao cho thị trường và xã hội

Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Nhà khách Tổng Liên đoàn thuộcTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất: Về mặt nhận thức phải thực sự coi việc hoàn thiện công tác quản lý

tài chính là một yêu cầu cần thiết trong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệptrong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay

Thứ hai: Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp theo hướng

một mặt vừa đảm bảo sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với doanh nghiệpnhưng đồng thời phải đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, quyền tự chủ tài chính củadoanh nghiệp

Thứ ba: Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính phải tạo khả năng tài chính

cho các đơn vị hoàn thiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giaocho, đồng thời mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ đảm bảo cho doanh

Trang 13

nghiệp có thu đủ bù đắp các chi phí, từng bước thu hồi vốn và ngày càng nâng caothu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Giải pháp chủ yếu nhằm quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng Liên Đoànthuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phải phù hợp với nguyên tắc

của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phải nhằm tăng cường các

nguồn lực tài chính

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng liên đoàn,

thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

KẾT LUẬN

Để có thể duy trì và phát triển Nhà khách Tổng Liên đoàn, thực hiện các chứcnăng của mình, quản lý tài chính có vai trò hết sức quan trọng Việc huy độngnguồn lực tài chính như thà nào, sử dụng các nguồn lực tài chính ra sao cần phảiđược nghiên cứu, hệ thống hóa thành lý luận Trong điều kiện các nghiên cứu vềquản lý tài chính công đoàn từ trước đến nay còn chưa nhiều, đề tài Quản lý tàichính của Nhà khách Tổng liên đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hyvọng sẽ đem đến một cách nhìn nhận đầy đủ và toàn diện hơn về lý luận và thựctiễn hoạt động quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tài chính của một doanh nghiệp, đơn vị thường phụ thuộc vào nhiềuyếu tố chủ quan và khách quan như: phương thức quản lý, tổ chức quản lý chiếnlược kinh doanh, đầu tư phát triển thị trường Không ngừng nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp, màcòn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ tổ chức nào, khi làm bất cứ điều gì Dovậy quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đơn vị

Dịch vụ sự nghiệp là dịch vụ xã hội căn bản, thiết yếu đối với sự phát triểncủa con người bao gồm các dịch vụ: Giáo dục và đào tạo, Y tế, Khoa học, Đời sống,Văn hoá, Thể dục thể thao, Lao động việc làm, An sinh xã hội Ngày 25/4/2006Chính phủ ban hành nghị định 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp công lập, thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của chínhphủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Sự ra đời của Nghịđịnh này đã tạo bước đột phá trong cơ chế quản lý tài chính, tổ chức hoạt động thựchiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập; dầnxoá bỏ cơ chế bao cấp từng bước tạo quyền chủ động cho đơn vị sự nghiệp công lậpphù hợp với xu thế hội nhập Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cônglập vẫn còn tồn tại nhất định, tiến trình xã hội hoá theo chủ trương của Đảng cònchậm so với tiềm năng, quá trình quản lý tài chính tài sản công còn nhiều hạn chế,mức độ phát triển xã hội hoá không đồng đều, đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực

sự chủ động, vì vậy chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị này chưa đápứng được yêu cầu của xã hội

Trước thực trạng đó, việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và kinhdoanh dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập là việc làm hết sức cấp thiết, xuấtphát từ tính chất đặc thù của các đơn vị, cũng như để phù hợp với xu thế phát triểnchung của thời đại

Trang 15

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Nhà

khách Tổng Liên đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

2 Mục đích của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung quản lý tài chính trong cácđơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống –khách sạn Căn cứ lý luận và tình hình thực tế quản lý tài chính xem xét những mặthạn chế của các đơn vị này trong thời gian qua, để khái quát hóa và đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao quản lý tài chính dịch vụ tại các đơn vị đơn vị sự nghiệpcông lập nói chung

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong luận văn có sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hệ thống Ngoài

ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, sosánh, thực nghiệm, khái quát hoá để làm rõ nội dung cần nghiên cứu của luận văn

cả về lý luận và thực trạng

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quảkinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập kinh doanh dịch vụ ăn uống –khách sạn tại Hà Nội, cụ thể là: Trung tâm phụ nữ và phát triển, Nhà khách LaThành, Nhà khách Tổng liên đoàn

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu, phân tíchtình hình quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập kinh doanh dịch vụ ănuống – khách sạn tại Nhà khách Tổng Liên đoàn và đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung

Trang 16

6 Nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính của cácđơn vị sự nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính Nhà khách Tổng Liên đoàn, thuộcTổng Liên đoàn Lao động Việt

Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý tài chính tại Nhà khách Tổng liênđoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG

1.1 Đơn vị sự nghiệp công và tài chính của đơn vị sự nghiệp công

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công: Quan niệm, chức năng và phân loại

1.1.1.1 Quan niệm về đơn vị sự nghiệp công

“Sự nghiệp” là một từ gốc Trung Quốc; Theo nghĩa rộng đó là mục tiêu cao cả

mà con người theo đuổi (ví dụ như: “vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội”…) Theo nghĩa hẹp dùng trong ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngân sách

và kế hoạch, từ “Sự nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động không tạo ra sản phẩmvật chất nhưng cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội và của cá nhân con người như:

Sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp khoa học… nhữnghoạt động này không lấy lợi nhuận làm mục tiêu nên thường do Nhà nước dùngngân sách để thực hiện

Theo từ điển Hán Việt thì “Sự nghiệp” là những công việc to lớn, có ích lợichung và lâu dài cho xã hội, ví dụ như: Sự nghiệp xây dựng đất nước, hoặc là cáchoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và chosinh hoạt như: Cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan văn hóa sự nghiệp…

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì “Sự nghiệp” là một

từ sinh ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, bao gồm: Khoa học, giáodục, văn hóa, y tế, thể thao, phúc lợi xã hội Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vấn

đề được mở rộng ra tương ứng với khái niệm “Dịch vụ công” hay “Sự nghiệpcông”

Hiện nay, khái niệm cũng như nội hàm của thuật ngữ “Dịch vụ công” ở nước

Trang 18

ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đãquy định vấn đề dịch vụ công trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộmáy hành chính nhà nước, như Luật Tổ chức Chính phủ quy định “Thống nhất quản

lý việc xây dựng, phát triển kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,khoa học và công nghệ, các dịch vụ công…”, hoặc “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơquan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnhvực công tác trong phạm vi cả nước; Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộcngành, lĩnh vực…”

Như vậy, có thể định nghĩa: Dịch vụ sự nghiệp công lập là những dịch vụ xãhội căn bản, thiết yếu đối với sự phát triển của con người do các tổ chức sự nghiệpthực hiện trong các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, vănhoá thể dục thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã hội… Nhà nước phải cung cấpcho nhân dân và cộng đồng xã hội

Nói chung, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khái niệm, thuật ngữ “Dịch vụcông” dưới các góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở cácđặc điểm sau của dịch vụ công:

- Là một loại dịch vụ do Nhà nước (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp) trựctiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước thực hiệndưới sự giám sát của Nhà nước;

- Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân (Những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu);

- Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về chấtlượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ Trách nhiệm ở đây thể hiện qua việchoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanhtra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v…

- Không nhằm mục tiêu lợi nhuận;

- Đối tượng thụ hưởng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (Đã trả qua hình thứcthuế), tuy nhiên có những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định của pháp luật.Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt

Trang 19

Nam, chúng ta có thể tạm chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau:

Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công (hay còn gọi là hoạt động sự nghiệpcông), phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích công dân Nhànước trực tiếp thông qua các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc ủy quyềncho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, cụ thể như: Chăm sóc sức khỏe, giáodục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học, bảo hiểm, an sinh xã hội, phòngcháy chữa cháy, bão lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo…Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động cómột phần mang tính chất kinh tế, hàng hóa như cung cấp điện, nước sạch, giaothông công cộng đô thị, viễn thông, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng,vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư,…

Bên cạnh đó, hiện nay còn xuất hiện loại dịch vụ thứ ba của dịch vụ công, đó

là dịch vụ hành chính công Loại dịch vụ này liên quan đến hoạt động thực thi phápluật của các cơ quan nhà nước, cụ thể như các hoạt động thẩm định hồ sơ, ký phêduyệt, tổ chức cho đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn

xã hội, hải quan, chứng thực…

Đơn vị sự nghiệp là đơn vị hoạt động cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng

và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân

Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch

vụ công thứ nhất - dịch vụ sự nghiệp công

Đơn vị sự nghiệp công (SNC) là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước ra quyết định thành lập, thực hiện chức năng quản lý nhà nước hay nhiệm

vụ chuyên môn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nướcgiao Là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kếtoán theo quy định của Luật kế toán

Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệpcông lập, được Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm:

+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ

Trang 20

chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính đểhoàn thành nhiệm vụ được giao; Phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấpdịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyếtthu nhập cho người lao động.

+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp,từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN)

+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhànước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển, bảo đảmcho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn

+ Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp và đối với

cơ quan hành chính nhà nước

Nghị định cũng quy định rõ nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của các đơn vị SNC như sau:

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất hàng hóa,cung cấp dịch vụ (Gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị

+Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, đồngthời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theoquy định của pháp luật

1.1.1.2.Chức năng của đơn vị sự nghiệp công

Đơn vị SNC có chức năng cơ bản là thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhànước giao trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động sự nghiệp

Hoạt động quản lý Nhà nước được thể hiện qua hoạt động của bộ máy Nhànước Đó là các cơ quan hành chính thuần túy mang tính chất công quyền, bao gồmcác cơ quan trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 21

Hoạt động sự nghiệp bao trùm toàn bộ các hoạt động của xã hội, nó thuộcthượng tầng kiến trúc, có khả năng điều chỉnh hạ tầng cơ sở Đó là các đơn vị sựnghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động như Tuy nhiên các chức năng cụ thể sẽ đượcthể hiện qua các lĩnh vực hoạt động như sau:

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế: các đơn vị hoạt độngtrong lĩnh vực này có chức năng điều trị, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏecộng đồng dân cư, đảm bảo sức khỏe cho người dân Song song với chức năng trêncòn nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y học để vận dụng trong thựctiễn cho việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục: các đơn vị hoạtđộng trong lĩnh vực này có chức năng thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nâng caotrình độ văn hóa, tri thức, đạo đức của cá nhân và cộng đồng nhằm hoàn thiện bảnthân, nâng cao sự nghiên cứu, sáng tạo, vận dụng khoa học tiến bộ vào thực tiễncuộc sống

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: các đơn vịhoạt động trong lĩnh vực này có chức năng đảm bảo nhu cầu giải trí, bảo tồn các giátrị văn hóa nghệ thuật của dân tộc, mang các giá trị tinh thần phục vụ cho đời sốngcủa con người thúc đẩy cho quá trình tạo ra của cải vật chất Đồng thời truyền thôngcác tư tưởng của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời sốngcủa nhân dân

Các lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa xã hội đã tạo ra những sản phẩm đặcbiệt vừa mang tính phục vụ chính trị xã hội đều mang trong nó giá trị lao động haophí vừa mang tính hàng hóa nên đòi hỏi phải bù đắp chi phí Đó chính là sự tồn tạitất yếu của các hoạt động sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vựcnày

Khu vực SNC ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên mônđược giao, còn là nơi sáng tạo ra những sản phẩm đặc biệt, ở dạng vật chất hoặc phivật chất, phục vụ con người và xã hội Những sản phẩm đó mang giá trị tinh thầnđạo đức, trình độ kiến thức, thẩm mỹ, phục vụ cộng đồng, đảm bảo sức khỏe chonhân dân Những sản phẩm này mang tính đặc biệt, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị

Trang 22

- xã hội, vừa đòi hỏi phải có sự bù đắp hao phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động,song chúng đều mang một nét chung là không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận mànhằm đáp ứng các yêu cầu của con người và xã hội.

1.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công

Dựa vào các tiêu thức khác nhau như: chủ thể thành lập, vị trí, lĩnh vực hoạtđộng, khả năng thu phí thì đơn vị sự nghiệp công lập cũng được phân thành nhiềuloại khác nhau Trong giới hạn của đề tài chỉ đi sâu theo cách phân loại được quyđịnh của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện bộ máy, biênchế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp có thuđược chia thành ba nhóm như sau:

- Nhóm 1: đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động): là đơn vị có nguồn thu sựnghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phảicấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị

- Nhóm 2: đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thườngxuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động): là đơn vị có nguồnthu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN cấpmột phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị

- Nhóm 3: là các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không cónguồn thu hoặc tạo ra nguồn thu không đáng kể thì vẫn được Ngân sách nhà nướccấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo côngthức sau:

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thờigian 3 năm Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp

Trang 23

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất sở hữu, đơn vị sự nghiệp được chia thành 02loại: đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cụ thể như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức được thành lập theo quyết định của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm: Tổchức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục –thể thao và các tổ chức sự nghiệp khác theo các quy định nêu trên

- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Là các đơn vị sự nghiệp được thành lậptheo chủ trương xã hội hóa, theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước và phù hợp vớipháp luật Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội– nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thànhlập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt độngtheo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu vàtài khoản riêng

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập nhằm góp phần phát triểndịch vụ sự nghiệp công (Giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoahọc – công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em)

1.1.2 Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công : Quan niệm, đặc điểm và vai trò

1.1.2.1 Quan niệm tài chính của đơn vị sự nghiệp công

Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập với tư cách là bộ phận cấu thành quantrọng của tài chính công nói riêng và tài chính nhà nước nói chung, có thể khái quát

về tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu như sau:

Tài chính của đơn vị sự nghiệp công là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan

hệ giữa các đơn vị thuộc khu vực sự nghiệp công với Nhà nước và các chủ thể khác trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao.

Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp bao gồm các nguồn: Nguồn kinh phí doNSNN nhà nước cấp, nguồn kinh phí từ các khoản thu sự nghiệp, nguồn vốn huyđộng của các cá nhân trong và ngoài nước, các quỹ tài chính của đơn vị sự nghiệp

Trang 24

Nguồn kinh phí do NSNN nhà nước cấp: là toàn bộ các khoản thu (nguồnthu phí, lệ phí, viện trợ, tài trợ…), khoản chi của Nhà nước đã được các cơ quanNhà nước có thẩm quyền quyết định và được giao cho các đon vị sự nghiệp cóthu thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước giao trong thời hạn là một năm.

Các khoản chi từ nguồn NSNN nhằm: phục vụ lợi ích chung của cả cộngđồng, không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp, đảm bảo sự ổn định cho phát triểnkinh tế, cung cấp phúc lợi xã hội mang tính chất phân phối lại Đồng thời NSNNđầu tư cho các hoạt động sự nghiệp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, phát triểnnguồn nhân lực con người, phát triển hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế NSNN có tácđộng trực tiếp, gián tiếp tới hầu hết các chủ thể, các đơn vị, tổ chức trong nền kinh

tế quốc dân

Nguồn kinh phí từ các khoản thu sự nghiệp: được hình thành từ các nguồnthu hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao.Đối với nguồn kinh phí này, đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động, quyết địnhtrong việc thoả thuận, đàm phán với các chủ thể khác khi cung cấp hàng hóa, dịch

vụ và chịu sự điều tiết của hệ thống luật pháp như đối với tài chính doanh nghiệptrong cơ chế thị trường

Nguồn vốn huy động: từ các tổ chức tín dụng, tài trợ, viện trợ, liên doanhliên kết, ngồn vốn ODA nhằm mở rộng và phát triển các hoạt động của sự nghiệp đểđáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu của toàn xã hội Mặt khác việc huy động từ nguồnvốn này ngoài nguồn được ưu đãi của nhà nước thì tính chất xã hội hóa của các lĩnhvực đã được quy định thì các chủ thể tham gia đều bị chi phối của quy luật kinh tếthị trường Vì vậy mục tiêu lợi nhuận cũng sẽ ảnh hưởng tới quy mô hoạt động củanguồn vốn này

Các quỹ tài chính của đơn vị sự nghiệp: là kết quả của quá trình phân phốilại từ lợi nhuận sau thuế TNDN Vì vậy việc tạo lập và sử dụng các quỹ cũng đượcđơn vị toàn quyền chủ động.

1.1.2.2 Đặc điểm tài chính của đơn vị sự nghiệp công

Thứ nhất, đơn vị SNC được đảm bảo toàn bộ hay một phần kinh phí hoạt động

Trang 25

thường xuyên nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao bằng NSNN hoặc

từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp, cụ thể: Đơn vị SNC thuộckhu vực không sản xuất vật chất, sự chi tiêu của các đơn vị này là những khoản chithuộc tiêu dùng xã hội, các khoản chi này mất đi, không thu hồi lại vốn, khôngmang lại lợi nhuận và cũng không vì mục đích lợi nhuận Kết quả hoạt động củađơn vị SNC tạo ra được Nhà nước bù đắp từ nguồn kinh phí thuộc NSNN cấp phát.Điều đó đòi hỏi phải quản lý chi tiêu đúng chế độ, đúng mục đích và trong phạm vi

dự toán của từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi theo tiêu chuẩn, định mức quyđịnh của Nhà nước Kinh phí cấp cho các đơn vị phải cân đối với nhiệm vụ thu củaNSNN hàng năm

Khác với loại hình doanh nghiệp kinh doanh, trong kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc kinh doanh: Bù đắp đủ chi phí đã chi ra và

có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản Đơn vị SNC là đơn vịthụ hưởng NSNN, điều này có nghĩa là khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhànước giao, đơn vị SNC được đảm bảo kinh phí hoạt động từ NSNN và từ các nguồnthu được Nhà nước cho phép để lại cho đơn vị sử dụng Kinh phí này được bù đắptheo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp và tương ứng với khối lượng công việcđược giao đã hoàn thành Chi phí chi ra cho lĩnh vực SNC không được trả lại trựctiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đó mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội – đó lànhằm đạt được các mục tiêu đặt ra của kinh tế vĩ mô Ví dụ như: Chi cho bộ máycông quyền hành chính, chi cho quốc phòng an ninh là nhằm đảm bảo an toàn trật

tự xã hội, ổn định chính trị, điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân; Chi cho công tácvăn hóa xã hội; Chi cho giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí của mộtquốc gia; Chi về y tế để đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân…

Thứ hai, kinh phí được sử dụng cho mục đích đã hoạch định trước Điều này

có nghĩa là kinh phí của các đơn vị SNC được cấp và chi tiêu theo dự toán đượcduyệt, theo từng mục đích chi cụ thể và được duyệt quyết toán chi ngân sách hàngnăm

Đặc điểm nổi bật trong công tác quản lý các nguồn kinh phí của đơn vị SNC

là coi trọng công tác dự toán Dự toán ngân sách của đơn vị SNC là cơ sở cho quá

Trang 26

trình chấp hành và quyết toán ngân sách Coi trọng việc so sánh giữa thực tế và dựtoán để tăng cường kiểm tra đối với quá trình thu, chi, sử dụng nguồn kinh phíNSNN Điều này thể hiện qua việc thu NSNN phải thực hiện theo pháp luật và cáckhoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có trong dự toán được duyệt Mọi khoảnchi tiêu không được nằm ngoài các mục chi theo quy định của mục lục NSNN hiệnhành.

Mặt khác, đơn vị SNC có tổ chức kế toán mang tính công quyền rất cao Nóđược thể hiện qua công tác quyết toán NSNN Nhà nước không thể bỏ qua đượctrình tự duyệt quyết toán cho các đơn vị SNC như: Bộ Tài chính duyệt quyết toáncho các đơn vị, các ngành cụ thể, Chính phủ duyệt quyết toán cho Bộ Tài chính,Quốc hội duyệt quyết toán cho cả nước Do vậy, trách nhiệm của đơn vị SNC làphải tổ chức hệ thống kế toán mang tính pháp lý cao như tính tự chủ của doanhnghiệp

Thứ ba, các khoản thu của đơn vị SNC không vì mục đích lợi nhuận, nómang tính bắt buộc và được đưa vào quỹ tập trung của NSNN

Tùy theo tính chất và đặc điểm hoạt động, Nhà nước cho phép đơn vị SNC ởmột số lĩnh vực thu được một khoản mang tính chất sự nghiệp như phí, lệ phí…Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là một nội dung thu của NSNN Mục đích củacác khoản thu này là nhằm xóa bỏ dần tình trạng bao cấp qua ngân sách, giảmnguồn kinh phí cấp phát từ NSNN, trang trải thêm cho hoạt động của đơn vị, huyđộng sự đóng góp của các tổ chức và dân cư, không xuất phát từ mục đích lợi nhuậnnhư các khoản thu của doanh nghiệp

1.1.2.3 Vai trò của tài chính đối với sự phát triển các đơn vị sự nghiệp công

Thứ nhất, cung cấp nguồn tài chính để trang bị cơ sở vật chất để duy trì cho hoạt động thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp.

Trước đây nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp chủ yếu là NSNN cấp, kể từkhi một số đơn vị chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu thì đã giảm bớt một phầnkhoản chi cho nhà nước trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp Tuy nhiên để

Trang 27

đáp ứng được những yêu cầu của thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ côngcho xã hội đòi hỏi từng đơn vị phải nỗ lực phát triển không ngừng cả về số lượng vàchất lượng của các dịch vụ mà đơn vị đó cung cấp Muốn vậy chỉ có nguồn tài chính

từ đơn vị sự nghiệp có thu mới đáp ứng được yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ mà Nhànước giao

Để đánh giá mức độ thành công cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội từviệc sử dụng nguồn tài chính từ đơn vị sự nghiệp có thu phải xem xét tới tiêu thức

cơ chế quản lý tài chính, công tác quản lý thu chi tại đơn vị trên các mặt: khai tháctối đa và mở rộng từ các nguồn thu tại đơn vị và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả từnguồn NSNN cấp từ đó đơn vị sử dụng các nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại tiên tiến, đáp ứng với các tiến bộ khoa học để phù hợp với yêucầu đặt ra của từng đơn vị trong cùng thời kỳ nhất định

Thứ hai, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp tăng tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình:

Theo chế độ hiện hành thì Nhà nước đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Nhà nước chỉ với vai trò quản lý, điềutiết, xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo cho các đơn vị hoạt động ổn định theo địnhhướng chung

Cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã mở ra cho các đơn vị tínhchủ động ở chỗ: Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên

cơ sở các hệ thống văn bản được pháp luật quy định, các chính sách của Nhà nước

đã được điều chỉnh quy định cho phù hợp với từng loại hình từng lĩnh vực hoạtđộng về nội dung mức thu-chi, thực hiện trích lập các quỹ tại đơn vị đều có hướngdẫn cụ thể chi tiết Đồng thời Nhà nước cũng đặt lên vai các đon vị trong việc nângcao hiệu quả hoạt động, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân trong tập thể vàgắn với việc tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, kiểm tra việc thực hiện cơchế quản lý tài chính của từng đon vị nêu trên.

Thứ ba, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nhân lực đồng thời cũng nâng cao chất lượng của các hoạt động tại đơn vị sự nghiệp.

Trang 28

Quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định đốivới hiệu quả hoạt động trong bất cứ giai đoạn nào phát triển kinh tế xã hội Vì vậy

để đáp ứng yếu tố này thì nguồn tài chính là điều kiện không thể thiếu trong việcđào tạo, luân chuyển, nâng cao trình độ cả về tri thức và trình độ văn hóa, tiếp cậntrình độ khoa học tiên tiến có bài bản và lâu dài mới đáp ứng được các nguyên tắc,chương trình, mục tiêu hành động của từng đơn vị sự nghiệp có thu là cung cấp cácdịch vụ công phải đạt được hiệu quả cho xã hội

1.2 Nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp sự nghiệp công

1.2.1 Quan niệm về quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

Quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp khácnhau, tác động một cách có ý thức tới đối tượng của quản lý nhằm đạt được kết quảnhất định Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọiquá trình và hệ thống kinh tế xã hội

Quản lý tài chính theo nghĩa rộng được hiểu là việc sử dụng tài chính làmcông cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn cócủa nó Quản lý tài chính theo nghĩa hẹp là quản lý phần đầu vào và đầu ra của ngânsách thông qua các định mức, quy định chi tiêu hiện hành của Nhà nước

Quản lý tài chính đối với đơn vị SNC với mục đích sử dụng có hiệu quả tàichính, đảm bảo nguồn thu và chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra những tiền đềphát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với

xu thế hội nhập

Như vậy, có thể hiểu, quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công là hệ thống

các phương pháp, biện pháp, các công cụ… tác động một cách có ý thức tới đối tượng của quản lý, phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất định, với mục đích tăng thu

và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

Trong công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý tài chính của các đơn vịSNC nói riêng đều phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Trang 29

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giaotheo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước Để thực hiện được yêu cầunày đòi hỏi các đơn vị cần xác lập được thứ tự ưu tiên cho các khoản chi để bố trínguồn kinh phí cho phù hợp.

- Quản lý các khoản thu, chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và có hiệu quả.Tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu cần thiết trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, đặcbiệt việc quản lý các khoản chi tại các đơn vị SNCL phải coi việc tiết kiệm và hiệuquả là tiêu thức cơ bản khi lập các biện pháp quản lý Luận điểm này được xác địnhdựa trên những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ tính chất các khoản chi của các đơn vị SNCL có quy

mô, mức độ rộng lớn, phức tạp, lợi ích của các khoản chi mang lại thường ít gắnliền với lợi ích cụ thể, cục bộ Do dó, sự quan tâm của người sử dụng nguồn kinhphí từ NSNN phần nào bị hạn chế

Thứ hai, so với các khoản chi ở các đơn vị khác trong hệ thống tài chính thìcác khoản chi của các đơn vị SNCL có tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng lớn đến cácvấn đề kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, các khoản chi của đơn vị SNCL khôngđúng mục đích, không tiết kiệm, hiệu quả kém sẽ gây tốn hại to lớn đến quá trìnhphát triển kinh tế xã hội

Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý tàichính của các đơn vị SNCL cần thiết phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kếhoạch, dự toán, xây dựng định mức đến việc quản lý cấp phát và thực hiện quyếttoán; Thường xuyên phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiệncác khoản thu chi của đơn vị, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lýcông tác tài chính của các đơn vị SNCL

Hiện nay, các đơn vị SNC đều đã được giao triển khai thực hiện cơ chế quản

lý tài chính theo hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị SNC thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công

Trang 30

1.2.2.1 Quy trình quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

Bước một: Lập dự toán thu chi

Lập dự toán là công việc khởi đầu quan trọng, có tính chất quyết định tới toàn

bộ các quy trình của quản lý NSNN Lập dự toán ngân sách thực chất là dự toán cáckhoản thu - chi trong một năm

Lập dự toán thu -chi các nguồn kinh phí của các đơn vị sự nghiệp công lập làviệc thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hướng phát triển, kếhoạch hoạt động của đơn vị trên cơ sở đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồntài chính để xây dựng các chỉ tiêu đảm bảo được hoạt động thường xuyên tại đơn vị,đồng thời đầu tư đúng hướng có hiệu quả, từng bước sử dụng công bằng các nguồntài chính trong đơn vị

Có hai phương pháp lập dự toán:

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: là phương pháp xác định các chỉtiêu trong dự toán dựa vào các kết quả đã thực hiện của kỳ liền trước và điều chỉnhtheo tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng dự kiến

Phương pháp lập dự toán cấp không: là phương pháp xác định các chỉ tiêutrong dự toán dựa vào năm kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn, cụ thể của đơn

vị chứ không dựa vào kết quả đã thực hiện của kỳ trước, không dựa vào số liệu vàkinh nghiệm sẵn có Đây là phương pháp phức tạp hơn chủ yếu vận dụng với hoạt

động không thường xuyên và hạch toán riêng được chi phí và thu nhập

Căn cứ lập dự toán: dựa vào chủ trương của Đảng và Nhà nước về định hướngtại đơn vị SNCT trong từng thời kỳ; chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được tại mỗiđơn vị thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau; kinh nghiệm thực hiện của nhữngnăm trước; khả năng cấp phát kinh phí của NSNN trong năm; căn cứ vào nhu cầukinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài NSNN; các chế độ chính sách,tiêu chuẩn, định mức dự đoán có thể thay đổi trong năm; khả năng tổ chức, điềuhành, quản lý, kỹ thuật tại đơn vị

Dự toán thu chi của đơn vị phải có thuyết minh trên cơ sở tính toán các chỉtiêu theo từng nội dung thu-chi để gửi tới các Bộ, ngành chủ quản theo đúng chế độphân cấp được quy định hiện hành

Trang 31

Bước hai: triển khai thực hiện dự toán thu chi

Thực hiện dự toán là quá trình thực hiện quản lý tài chính, chấp hành NSNNsau khi được cơ quan có thẩm quyền giao kế hoạch và việc thực hiện dự toán diễn

ra trong một niên độ ngân sách (Niên độ ngân sách của nước ta bắt đầu từ ngày01/01 đến ngày 31/12 hàng năm)

Thực hiện dự toán là quá trình sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động sựnghiệp sao cho tiết kiệm và hiệu quả Đây là quá trình sử dụng tổng hòa các biệnpháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kếhoạch thành hiện thực Tổ chức và thực hiện dự toán là vấn đề quan trọng để thựchiện các mục tiêu kinh tế - chính trị của đơn vị nên đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ,động bộ của các bộ phận, phòng ban trong từng đơn vị đảm bảo công tác quản lý tàichính có hiệu quả

Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao đơn vị sựnghiệp được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị,đồng thời gửi cơ quan cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theodõi quản lý, thanh toán và quyết toán Dự toán chi và các khoản thu sự nghiệp củacuối năm ngân sách chưa được sử dụng hết sẽ được chuyển sang năm sau tiếp tục sửdụng

Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung chi,nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết được thựchiện theo luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.Cuối năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ chiphí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của phápluật; số chênh lệch ( nếu có) giữa phần thu và phần chi tương ứng, đơn vị được phéptrích lập các quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi,Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp Chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm đượcxác định như sau:

Chênh lệch thu, chi = Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thườngxuyên – Chi hoạt động thường xuyên

Trang 32

Không được trích lập các quỹ từ các nguồn sau: Kinh phí ngân sách Nhà nướccấp để thực hiện biên chế; Kinh phi nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp

Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp cóthẩm quyền giao cho; tiền mua sắm, sửa chữa được xác định trong phần thu phí, lệphí được để lại đơn vị theo Vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị,sửa chữa lớn tài sản, vốn đối ứng các dự án, vốn viện trợ; vốn vay; kinh phí củanhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện; Kinh phí đào tạo lại và bồidưỡng cán bộ công chức từ nguồn ngân sách cấp

Bước ba: quyết toán thu chi

Đơn vị sự nghiệp lập báo cáo quý, báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan quản

lý cấp trên theo quy định hiện hành thông qua báo cáo tài chính Báo cáo tài chínhcủa đơn vị phản ánh việc tiếp nhận nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí trong niên

độ tài chính Nếu khâu lập dự toán là khâu đầu của hoạt động tài chính thì lập báocáo quyết toán và phê duyệt quyết toán là khâu cuối cùng của hoạt động tài chính.Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Làquá trình kiểm tra tổng hợp toàn bộ số liệu về việc chấp hành dự toán trong niên độtài chính, đây là cơ sở để đánh giá, phân tích kết quả chấp hành NSNN, đánh giáhiệu quả phục vụ của các hoạt động sự nghiệp, đồng thời rút ra những ưu, khuyếtđiểm của từng bộ phận, những bài học kinh nghiệm, là cơ sở cho việc lập dự toáncho các kỳ tiếp theo

Để quá trình quyết toán cần phải thực hiện các nội dung sau: Đảm bảo tínhchính xác của số liệu quyết toán: Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, các kế toán đơn

vị phải tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước khi lập báo cáo tài chính;Thực hiện các biểu mẫu bắt buộc theo quy định hiện hành của luật kế toán, luậtngân sách, luật thuế và các chính sách quản lý của Nhà nước gửi các cơ quan cóthẩm quyền, cơ quan chủ quản đúng thời hạn đã được quy định; Phải xác địnhđược thẩm quyền xét duyệt quyết toán: đối với dơn vị dự toán thì đơn vị dự toán cấptrên xét duyệt quyết toán của đơn vị cấp dưới, đơn vị cấp 1 có nhiệm vụ tổng hợp vàlập báo cáo quyết toán gửi các cơ quan tài chính đồng cấp

Trang 33

1.2.2.2 Phương thức quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

Thứ nhất, phương thức quản lý thu.

Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan thẩmquyền ban hành Đơn vị sự nghiệp không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng nhưmức thu

Quản lý các nguồn thu theo kế hoạch, đảm bảo thu sát, thu đủ, tổ chức tốt quátrình quản lý thu, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp

Có rất nhiều phương thức quản lý quản thu mà đơn sự nghiệp công có thể ápdụng:

Một là, hình thức khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán lợi nhuận Nhữnghình thức khoán này có rất nhiều cũng có rất nhiều ưu điểm và thực tế rất nhiều đơn

vị sự nghiệp áp dụng Nhưng tuỳ vào mô hình tổ chức và quy mô của đơn áp dụngcho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị Chính nhờ việc từngbước hoàn thiện về cơ chế khoán, nâng cao hiệu quả công tác thực hiện đã giúp cácđơn vị giải quyết kịp thời các vướng mắc thực hiện tổ chức sản xuất có hiệu quả,nâng cao chất lượng dịch vụ.Trong giai đoạn hiện nay nhìn chung cơ chế và môhình khoán ở các đơn vị sự nghiệp chưa được hoàn thiện mà còn áp dụng ở các mức

độ khác nhau, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của đơn vị Một số đơn vị hiện cònđang áp dụng những hình thức, mô hình khoán giản đơn nhất, chưa tạo điều kiện ápdụng các mô hình tiên tiến, có hiệu quả hơn., thêm vào đó là công tác tổ chức quản

lý thực hiện còn kém hiệu quả, chưa kịp thời giải quyết được các vấn đề, các yêucầu của công việc trong tình hình mới Hiện nay đứng trước những khó khăn đangđặt ra : thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, các đơn vị trong tình trạng thiếu vốn,

nợ ứ đọng kéo dài, sản xuất gặp nhiều khó khăn việc từng bước hoàn thiện về cơchế mô hình khoán, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức thực hiện có tácdụng và ý nghĩa lớn trong việc xác lập một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, thựchiện công việc một cách có hiệu quả, giải quyết được các vướng mắc đặt ra hiệnnay, thực hiên quá trình đó cũng là tận dụng và phát huy ưu thế của khoán trong giaiđoạn mới

Trang 34

Hai là, hình thức thu tập trung: hình thức này có thể áp dụng với đơn vị vừa

và nhỏ, ít loại hình kinh doanh, có thể tổ chức thu và có biện pháp quản lý thuthống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn

Thứ hai, phương quản lý chi.

Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các đơn vị sự nghiệp hoàn thành cácnhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước Để thựchiện yêu cầu này đòi hỏi các đơn vị cần xác lập thứ tự ưu tiên cho các khoản chi để

bố trí kinh phí cho phù hợp

Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm

là một nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính Nguồn lực luôn có giời hạnnhưng nhu cầu không có giới hạn Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụngnguồn lực khan hiếm phải tính toán sao cho chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất

Để đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chicủa các đơn vị sự nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch,dựtoán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinhnghiệm việc thực hiện chỉ tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lýđối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Trong thực tiễn, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập có nhiều biện phápquản lý các khoản chi tài chính khác nhau, nhưng các biện pháp quản lý chungnhất là :

Thiết lập các định mức chi: Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạchchi, vừa là căn cứ để thực hiện kiểm soát chi của các đơn vị sự nghiệp công lập Cácđịnh mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, thực tế Từ việc phân loại đốitượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cáchchặt chẽ, thực tiễn và có cơ sở khoa học Các định mức chi phải đảm bảo phù hợpphù hợp với hoạt động của tầng đơn vị

Các định mức chi phải có tính thực tiễn tức là phải phản ánh mức độ phù hợpcủa các định mức chi phí đã đặt ra của các hoạt động Chỉ có như vậy định mức chiphí mới trở thành chuẩn mực cho quản lý

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn nhữngbiểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, đồng thời qua

Trang 35

công tác này phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách nhằm bổ sung hoànthiện chúng.

1.2.2.3 Công cụ quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

Thứ nhất, luật pháp, chính sách, các quy định liên quan đến tài chính của các đơn vị sự nghiệp công

Quản lý tài chính Nhà nước bằng pháp luật đó là thể hiện vai trò tài chính củaNhà nước bằng các luật, chính sách, quy định về tài chính của Chính phủ, các bộ,ngành có liên quan bắt buộc mọi chủ thể tham gia đều bình đẳng như nhau và Nhànước nắm quyền lực điều tiết, chi phối toàn bộ nền kinh tế vĩ mô Dựa trên cơ sởmột hệ thống pháp luật đồng bộ, đủ mạnh thì Nhà nước mới phát huy được hiệu lựcquản lý kinh tế - xã hội

Để quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu có hiệu quả đòi hỏi phải

có đường lối, chủ trương chính sách và được thể chế hóa bằng hệ thống luật, cácvăn bản dưới luật phù họp với tình hình thực tế của Việt Nam cũng như biển độngcủa thế giới

Pháp luật là hệ thống các hành vi, quy tắc ứng xử do nhà nước ban hành hoặcthừa nhận hoặc được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xãhội phát triển và phù hợp với lợi ích, giai cấp thống trị trong xã hội, thể hiện ý chícủa giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế xã hội: pháp luật có khảnăng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất,đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng nhất Pháp luật do Nhà nước banhành, mang tính quyền lực của nhà nước nên chính bộ máy nhà nước hoạt động cóhiệu quả đều phải dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quyđịnh về quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quy định quyền hạn của cáccán bộ trong các cơ quan đó

Nhà nước quản lý tài chính công bằng pháp luật đó là thể hiện vai trò tài chínhcủa Nhà nước, thể hiện Nhà nước sử dụng tài chính là một công cụ quan trọng trongquản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng Nhà nước là một thiết chếquyền lực, định ra các luật, chính sách, quy định về tài chính không những bắt buộccác đơn vị SNCT phải tuân theo mà còn tạo môi trường thống nhất bình đẳng cho

Trang 36

các đơn vị SNCT hoạt động Dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ, đủmạnh thì Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội.

Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ màNhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết cácmục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước

Bất kỳ chính sách nào cũng được xây dựng nhằm góp phần thực hiện nhữngmục tiêu chung của xã hội thông qua việc sử dụng các giải pháp, công cụ nhất định.Các mục tiêu đó được rút ra từ những giá trị xã hội cơ bản và được gọi là các mụctiêu tối cao của xã hội

Quản lý tài chính bằng luật pháp của đơn vị SNCT được áp dụng và điềuchỉnh bởi hệ thống các văn bản quy định còn xuất phát từ vai trò quan trọng tàichính đối với đơn vị SNCT Tài chính đơn vị SNCT là khâu quan trọng trong hệthống tài chính của nền kinh tế Quan hệ tài chính và tài chính đơn vị SNCT thuộcphạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của Nhà nước và phục vụ cho Nhànước Vì vậy Nhà nước phải trực tiếp can thiệp chi phối các quan hệ tài chính trong

đó có tài chính đơn vị SNCT được thông qua hệ thống các văn bản pháp luật củaNhà nước, chính sách quy định của Chính phủ và bộ, ngành có liên quan

Thứ hai, quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện nay, các đơn vị SNCL đều đã được triển khai thực hiện cơ chế quản lýtài chính chi đối với các đơn vị SNCL thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính và các văn bản phápluật khác có liên quan Các ĐVCL xây dựng cơ quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị.Căn cứ vào quy chế chi tiêu các đơn vị sự nghiệp làm cơ sở quản lý tài chính Cũngcăn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp xây dựng định mức chi phí chomỗi một hoạt động của đơn vị

Thứ ba, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của đơn vị sự nghiệp công.

Các đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm có bộ máy kếtoán riêng Trên cơ sở các quy định của Nhà nước đơn vị có thể mở các biểu mẫu,bảng kê, để theo dõi quản lý, tăng cường kiểm tra giám soát doanh thu chi phí Và

Trang 37

chính hệ thống sổ sách chứng từ này là cơ sở để kiểm tra giám soát và là công cụ đểkiểm soát tài chính.

1.2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện quản lý tài chính

Quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cũng được giám sát bởi hệthống kiểm tra, kiểm soát để kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, điều chỉnhkịp thời để đưa công tác tài chính đi vào nề nếp từ đó kịp thời đưa ra các biện phápkhắc phục, ngăn ngừa tiêu cực giúp cho cơ chế quản lý tài chính ngày càng hoànthiện hơn

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính đối với hoạt động sự nghiệpgồm có: kiểm soát của các cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính, kiểm toán, quản lýthuế, kiểm soát nội bộ, ngân hàng, hải quan… giúp đơn vị nắm được tình hình quản

lý tài chính nâng cao hiệu quả đầu tư

Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan,công khai; nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả

Hệ thống kế toán tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu là công cụ hiệu quảnhất trong việc giám đốc và tổ chức các hoạt động tài chính tại đơn vị Hệ thống kếtoán chặt chẽ cho phép hạn chế tối đa các gian lận đồng thời cũng nâng cao tính tựchủ và quản lý tài chính có hiệu quả hơn

Đi đôi với công tác kiểm tra, kiểm soát thì công tác đánh giá cũng được coitrọng trong quá trình quản lý tài chính Đánh giá là việc phân tích các công việc đãlàm, đang làm và chưa làm được để có các giải pháp điều chỉnh thích ứng kịp thờiđồng thời từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dụng tổchức thực hiện tài chính trong các kỳ sau

Hiện nay công tác đánh giá còn gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất và cònnhiều tranh luận nên có thể tựu trung việc đánh giá công tác quản lý tài chính trêncác mặt: chất lương hoạt động sự nghiệp, tổ chức hạch toán tài chính và sự thíchứng của các hoạt động sự nghiệp đối với cộng đồng dân cư

1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các đơn

vị sự nghiệp công lập

1.2.3.1 Cơ chế quản lý của Nhà nước

Trang 38

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nề kinh tế xã hội, nhucầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội và người dân ngày càng cao và đa dạng nhất

là về dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao ngày càng cao cả

có điều kiện kinh tế còn khó khăn, cung cấp cho các đối tượng chính sách, ngườinghèo trong xã hội

Cùng với lộ trình cải cách hành chính Nhà nước, cơ chế chính sách của Nhànước đối với hoạt động sự nghiệp công lập đã từng bước thay đổi, phù hợp với thựctiễn và yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước Trước đây thì đơn vị SNCT đãđược trao quyền tự chủ về tài chính, tháo gỡ cho các đơn vị khó khăn trong điềuhành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu, tiết kiệm chi để nâng cao thu nhập cho cán bộviên chức Tiếp theo thì đơn vị sự nghiệp công lập không những được tự chủ trongtài chính mà còn được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy và biên chế

1.2.3.2 Đặc điểm cơ quan chủ quản

Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, tạo nên những nét đặctrưng của tầng ngành Những nét đặc trưng này là một trong những nhân tố ảnhhưởng lớn đến công tác quản lý tài chính của ngành cũng như của các đơn vị trongngành, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị hành chính sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thànhlập, cung cấp các dịch vụ theo quy định của nhà nước Những hoạt động này gắn

Trang 39

với những lĩnh vực sự nghiệp nhất định, nhằm mục tiêu trên hết vì lợi ích cộngđồng.

Mỗi lĩnh vực sự nghiệp có những đặc thù riêng, nhà nước có những quyđịnh riêng để điều chỉnh Trên mỗi lĩnh vực sự nghiệp hoạt động đặc thù, các đơn vị

sự nghiệp có điều kiện, cơ hội khác nhau để phát huy, mở rộng, khai thác các nguồnthu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời phải tuânthủ pháp luật và các định hướng khác của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp đó

Xuất phát từ đặc điểm của ngành, doanh nghiệp chủ quản đòi hỏi công tácquản lý tài chính phải được thiết lập theo những đặc thù riêng để hoạt động toànngành được thuận lợi, thông suốt Vì thế, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thunăm trong từng ngành, từng doanh nghiệp sẽ được được đơn vị chủ quản thiết lậpcho những cơ chế quản lý nội bộ áp dụng riêng trong ngành, giải quyết được vớinhững yêu cầu riêng của ngành, vừa đảm bảo cụ thể hoá văn bản pháp quy của Nhànước, vừa đáp ứng được những yêu cầu riêng của ngành, vừa giải quyết được nhữngyêu cầu quản lý cụ thể, đặc thù mà Nhà nước chưa quy định cụ thể, nhờ đó công tácquản lý tài chính sẽ chặt chẽ hơn

Tuy nhiên, do chịu sự tác động của những đặc điểm hoạt động của ngành,doanh nghiệp chủ quản nên các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu sẽ có những cơchế riêng thắt chặt thêm Một số ngành, doanh nghiệp chủ quản có những cơ chếriêng thắt chặt thêm Một số ngành, doanh nghiệp chủ quản có những chính sáchquản lý cho các đơn vị thành viên, làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của đơn vị hànhchính sự nghiệp có thu trong ngành

Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu sẽ phải tuân thủ cơ chế quản lý tàichính của đơn vị chủ quản Do đó, ngoài cơ chế quản lý của Nhà nước, các đơn vịnày còn có một cơ chế quản lý tài chính riêng cho những đặc thù của ngành với các

cơ quy định cụ thể, rõ ràng, tránh được những vướng mắc về cơ chế chung khôngphù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị

Mặt khác, các doanh nghiệp quản lý đơn vị sự nghiệp có thu thường lànhững doanh nghiệp lớn, các bộ các ngành lớn, có tiềm lực về kinh tế mạnh nênnguồn kinh phí do đơn vị chủ quản cấp cho đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Trang 40

thường nới rộng hơn so với nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước, điềukiện cấp phát kinh phí được nới rộng hơn nên các đơn vị hành chính sự nghiệp cóthu có điều kiện về nguồn vốn để trang trải cho hoạt động sự nghiệp của mình hơn

so với các doanh nghiệp nhà nước khác

Tuy nhiên, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trực thuộc các bộ, ngànhcác doanh nghiệp lớn do vậy chế độ hạch toán thường là phụ thuộc nên cơ chế tàichính của đơn vị chủ quản áp dụng cho các đơn vị này thường chặt chẽ hơn, ít đượcquyền tự chủ hơn về tài chính Các đơn vị này bắt buộc phải tuân thủ cơ chế tàichính của doanh nghiệp chủ quản cho dù cơ chế đó là tiên tiến hay lạc hậu Vì vậy,nếu trong điều kiện cơ chế, chính sách Nhà nước có nhiều biến động mà có chế tàichính đơn vị chủ quản không cập nhật, sửa đổi kịp thời sẽ cản trở đến công tác tàichính và hoạt động chuyên môn của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập

Tự chủ tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập trước hết là dựatrên nguồn thu chi hoạt động của đơn vị Đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạttrong việc mở rộng khai thác nguồn thu sự nghiệp Điều này một mặt phụ thuộc vàolĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị Mặt khác, nó phụthuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực, sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ, côngnhân, viên chức có năng lực, sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chứccủa đơn vị Với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức có năng lực,nhanh nhạy cùng với năng lực quản lý của người lãnh đạo sẽ góp phần vào quá trìnhxử lý thông tin, ra quyết định nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn giải quyết các vấn

đề của đơn vị nói chung cũng như việc khai thác, mở rộng nguồn thu sự nghiệp nóiriêng

1.2.3.3 Chất lượng đội ngũ quản lý tài chính và tổ chức bộ máy quản lý tài

chính của các đơn vị sự nghiệp công

Thứ nhất, chất lượng đội ngũ quản lý tài chính của các đơn vị

sự nghiệp công

Trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập là yếu tố ảnh hưởng lớn tới cơ chế quản lý tài chính Để thực hiệnquản lý tốt thì đòi hỏi người cán bộ phải có tâm, có tài, có đạo đức nghề nghiệp

Ngày đăng: 11/01/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w