KHOA LUAN TOT doc

49 269 1
KHOA LUAN TOT doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. VÀI NÉT VỀ CÂY KHOAI LANG Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas, là cây ăn củ, một trong những cây lương thực chính của con người, nhất là các nước châu Á, châu Phi. Ở nước ta khoai lang được trồng từ rất lâu đời, là cây lương thực đứng thứ tư sau lúa, ngô và sắn nó cung cấp cho con người một sản lượng lớn, góp phần không nhỏ trong vấn đề an ninh lương thực. Khoai lang còn là cây làm thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi. Ngoài ra khoai lang còn làm nguyên liệu chế biến một số sản phẩm công nghiệp như: chế bánh, kẹo, mứt, chế biến rượu, cồn, xirô…và gần đây đang được nghiên cứu để làm màng phủ sinh học. Khoai lang là cây có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, là một trong những cây trồng cho năng suất sinh khối cao trong một thời gian ngắn. Các bộ phận của khoai lang như: thân lá, rễ cũ đều được sử dụng làm lương thực, thực phẩm hoặc chăn nuôi, ngọn và lá khoai lang là loại rau xanh khá phổ biến dùng để luộc ăn, xào hoặc nấu canh. Khoa học dinh dưỡng đã phân tích trong khoai lang có chứa hầu hết các chất cần thiết cho con người. Trong 100g củ khoai lang tươi 6,8g nước,0,8g protid, 0,2g lipid, 28,5g glucid (24,5g tinh bột, 4g glucoza), 1,3g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 122 calo.(Hương Liên, 2009), [15]. Trong củ khoai lang tươi còn chứa một hàm lượng đường bột rất lớn. Cứ 100g củ tươi có 30 – 40 gam chất khô. 100 g chất khô có 28 – 30g đường bột (tỷ lệ 30%), đường bột có dạng gluco, manto, dextrin, tinh bột (Trần Văn Minh, 2003), [6]. Ngoài ra trong củ khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối khoáng (34mg canxi, 49,4g photpho, 1mg sắt, 0,3mg caroten, 0,05mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,6mg vitamin PP, 23mg vitamin C…). Khi phơi khô rút gần hết nước, giá trị dinh dưỡng của khoai tăng hợn nhiều. Trong 100g khoai lang khô có 11g nước, 2,2g protid, 0,5g lipid, 80g glucid, 3,6g xenlulza, cung cấp cho cơ thể 342 calo [15]. Như vậy khoai lang là một thức ăn tốt, rất giàu tinh bột, nên thường được dùng làm lương thực nuôi sống con người. Rau khoai lang cũng là một loại rau ngon, thành phần dinh dưỡng không thua các loại rau khác. Trong 1 kg dây khoai lang tươi có chứa đến 12,1g protein, 34g lipid, 165g đường bột (Nguyễn Trần Trọng), 1982), [4]. Ngoài giá trị ăn uống khoai lang còn là cây thuốc chữa táo bón rất công hiệu. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột. [15] 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua cây khoai lang đã không được chú trọng sản xuất và cạnh tranh với nhiều cây trồng khác. Tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới thuộc tỉnh này, khoai lang được trồng chủ yếu là dùng để lấy thân lá làm thức ăn cho ngành chăn nuôi và làm rau ăn phục vụ cho như cầu của con người mà thôi. Người dân nơi đây chưa quan tâm đến việc trồng khoai lang lấy củ, họ muốn ăn khoai thì phải mua từ Huế, hơn nữa những giống khoai lang tại địa phương đã bị lẫn tạp và thoái hóa nghiêm trọng, nên trồng ít có củ. Tuy nhiên hiện nay cây khoai lang là một loại cây trồng đang được quan tâm trở lại tại Thừa Thiên Huế, vì: + Thừa Thiên Huế đã được xây dựng nhà máy sản xuất rượu sake liên doanh với Nhật Bản. + Giá khoai lang hiện nay cũng cao và khá ổn định 6.000 đồng/kg củ tươi + Mặt khác vùng đất mà chúng tôi tiến thực hiện đề tài này là một vùng đất trồng sắn KM94 ven suối dễ bị ngập lụt và rửa trôi, trồng sắn dễ bị thối củ, do đó phải thu hoạch sớm, thu non, nên hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy cần phải thay thế cây sắn bằng cây trồng khác ngắn ngày hơn và có thể quay vòng được nhiều vụ trong năm mà vẫn cho hiệu quả kinh tế nhất định và cho sản phẩm phong phú đa dạng. + Truốc thực tế đó mà chúng tôi đã thảo luận với chính quyền ủy ban nhân dân xã, hội nông dân và những hộ nông dân có đất sản xuất vùng thất đó và chúng tôi đã đi đến nhất trí cần thiết trồng thử nghiệm một vụ khoai lang lấy củ, sau đó trồng một vụ nữa tiếp theo (nghiên cứu sau) để thay thế cho cây sắn KM94 nhằm nâng cao thu nhập cho cho nông dân nghèo tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Được sự nhất trí của cô giáo hướng dẫn và bà con nông dân tại địa bàn xã và chính bản thân, chúng tôi đã thực hiện đề tài: So sánh một số giống khoai lang tại Hồng Hạ, A Lưới, Thừa Thiên Huế. PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TRÊN THẾ GIỚI Khoai lang là cây lương thực có sản lượng cao, trồng được trên nhiều chân đất khác nhau và có khả năng thích ứng rộng rãi với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể sinh trưởng được trên đất nghèo chất dinh dưỡng. Ở vùng nhiệt đới ẩm khoai lang sinh trưởng và phát triển thuận lợi và cho năng suất cao. Trên thế giới khoai lang được sản xuất rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên sản xuất chiếm nhiều nhất vẫn là châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai lang ở các châu lục trên thế giới năm 2007 Chỉ tiêu Châu lục Diện tích Sản lượng Năng suất (tấn/ha) Triệu ha % Triệu tấn % Thế giới 9,1 100 126,3 100 13,8 Châu Á 5,5 60,4 109,3 86,6 19,8 Châu Phi 3,2 35,1 13,5 10,7 4,3 Châu Mỹ 0,3 3,1 2,7 2,2 10,1 Châu Đại Dương 0,1 1,3 0,6 0,5 5,7 Châu Âu 0,006 0,07 0,08 0,06 11,9 Nguồn: FAOSTAT, FAO Statistics Division, 2009 * Về diện tích: Tổng diện tích khoai lang của thế giới năm 2007 là (9,1 triệu ha), trong đó châu Á chiếm tới 60,4% với diện tích (5,5 triệu ha), châu Phi chiếm 35,2%, châu Mỹ chiếm 3,3%, châu Đại Dương chiếm 1,1%, châu Âu chiếm một diện tích rất nhỏ 0,07% với diện tích là 0,006 triệu ha. Như vậy châu Á là châu lục trồng khoai lang nhiều nhất thế giới, sau đó là châu Phi, châu Mỹ, châu Đai Dương, châu Âu. Từ đó ta thấy diện tích trồng khoai lang có sự tập trung rộng rãi ở nhiều khu vực, nhưng châu Á và châu Phi vẫn là hai châu lục chú trọng sản xuất khoai lang, do có điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây khoai lang sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao. Mặc dù khoai lang có thể trồng được trong nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là vùng có khí hậu nhiệt đới. * Về năng suất: Năng suất bình quân của thế giới là 13,8 tấn/ha, năng suất của châu Á cao nhất với 19,8 tấn/ha. Các châu lục khác có năng suất dao động từ 4,3 – 11,9 tấn/ha. Qua đó ta thấy châu Phi là khu vực có năng suất thấp nhất thế giới 4,3 tấn/ha. Đặc biệt châu Á là nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho khoai lang sinh trưởng, phát triển, cần phải phát huy hết những ưu thế sẵn có, nhằm để nâng cao năng suất và mở rộng diện tích sản xuất khoai lang. Tình hình sản xuất khoai lang cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc chọn ra những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng thích ứng rộng rãi là một giải pháp quan trọng nhăm để nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng sản xuất. * Về sản lượng: Tổng sản lượng khoai lang của thế giới là 126,3 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm sản lượg cao nhất với 109,3 triệu tấn, chiếm 86,6%, kế tiếp là châu Phi 13,5 triệu tấn, chiếm 10,7%, châu Mỹ 2,7 triệu tấn, chiếm 2,2% và thấp nhất là châu Âu với 0,08 triệu tấn, chỉ chiếm 0,06% Bảng 2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước trên thế giới năm 2007 Diện tích Năng suất Sản lượng Tên nước Diện tích (triệu ha) Tên nước Năng suất (tấn/ha) Tên nước Sản lượng (triệu tấn) China 4,76 Egypt 29,5 China 102,24 Nigieria 1,03 China 21,4 Nigieria 3,49 Uganda 0,58 United States of America 21,2 Uganda 2,61 Tanzania, United Rep of 0,51 Jamaica 16,6 Indonesia 1,83 Viet Nam 0,18 Korea, Republic of 15,7 Viet Nam 1,45 Indonesia 0,17 Kenya 11,4 India 0,98 Rwanda 0,16 Indonesia 10,5 Tanzania, United Rep of 0,96 Angola 0,15 Bang lades 9,1 Rwanda 0,94 Burudi 0,13 India 8,9 Madagescar 0,87 Madagescar 0,13 Ethiopia 8,9 United States of America 0,84 Nguồn: FAOSTAT, FAO Statistics Division, 2009 Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới như sau: * Về diện tích : Trung Quốc là nước có diện tích sản xuất khoai lang nhiều nhất thế giới với (4,76 triệu ha), đứng thứ hai là nước Negieria (1,03 triệu ha) và đứng thứ ba là nước Uganda với (0,58 triệu ha). Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích với (0,18 triệu ha. * Về năng suất: Egypt tuy là nước có diện tích sản xuất khoai lang nhỏ chỉ với 11000 ha, nhưng lại là nước có năng suất đạt cao nhất trên thế giới đạt (29,5 tấn/ha), đứng thứ hai thế giới là China với (21,5 tấn/ha) và đứng thứ ba là nước United States of America (21,2 tấn/ha). * Về sản lượng: China là nước có sản lượng cao nhất thế giới với 102,24 triệu tấn, đứng thứ hai là nước Negieria 3,49 triệu tấn và thứ ba là nước Uganda với 2,61 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới (1,45 triệu tấn) sau Indonesia (1,83 triệu tấn). 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG Ở VIỆT NAM Ở nước ta khoai lang được trồng khắp mọi nơi trên cả nước từ đồng bằng đến miền núi và Duyên hải Miền trung, song tập trung ở 3 vùng chính là: Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó vùng Bắc Trung Bộ có diện tích và sản lượng cao nhất. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất khoai lang của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 Chỉ tiêu Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng ( triệu tấn) 2000 254,3 6,4 1,61 2005 188,4 7,7 1,46 2006 181,7 8,1 1,45 2007 180,0 8,1 1,45 Nguồn: FAOSTAT, FAO Statistics Division 2009 Qua bảng số liệu ta nhận thấy: * Về diện tích: Nếu chỉ tính từ năm 2000 đến năm 2007 thì diện tích trồng khoai lang của nước ta giảm một cách đáng kể từ 254,3 nghìn ha năm 2000 giảm xuống còn 180 nghìn ha năm 2007. Điều đó cho thấy cây khoai lang nước ta chưa được đầu tư và quan tâm đứng mức và khả năng cạnh tranh nhiều loại cây trồng khác chưa cao. Tuy nhiên tiềm năng phát triển cây khoai lang của nước ta còn rất lớn cả về diện tích và năng suất. Điều quan trọng là phải chọn lọc giống thích hợp, từ đó nghiên cứu xác định hệ thống và kỹ thuật canh tác có hiệu quả nhất cho từng vùng. Tương lai cây khoai lang sẽ được phát triển nhiều hơn và trở thành cây trồng có giá trị kinh tế lớn của nước ta. * Về năng suất: Ta thấy năng suất khoai lang nước ta đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nếu chỉ so sánh năng suất khoai năm 2000 là 6,4 tấn/ha thì đến năm 2007 lên đến từ 6,8,1 tấn/ha. Điều đó cũng thấy được người dân cũng đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và cũng đã chú trọng đầu tư thâm canh, vì vậy cần phải phát huy thêm những ưu thế sẵn có để tăng thêm về năng suất. Tuy nhiên so với một số nước phat triển khác thì năng suất khoai lang nước ta vẫn còn thấp, vì vậy cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Năng suất khoai lang Việt Nam vẫn còn thấp, vì những lý do sau:  Đất nghèo dinh dưỡng và ít đầu tư thâm canh  Giống khoai lang địa phương đã thoái hóa và tạp lẫn  Tổn thất do sùng, sâu dục dây, virus và tuyến trùng gây hại  Canh tác khoai lang chưa thực hiện đúng quy trình  Luống nhỏ, thấp, đất không tơi xốp ảnh hưởng đến sự phát triển của củ  Chưa nhất dây khoai lang, bấm ngọn và chăm sóc đúng cách… * Về sản lượng: khoai lang nước ta cũng có giảm, nếu năm 2000 đạt 1,61 triệu tấn thì đến năm 2007 còn 1,45 triệu tấn. Tuy nhiên từ giai đoạn 2005 – 2007 thì năng suất đã đi vào ổn định, dao động từ 1,46 – 1,45 triệu tấn/năm. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất khoai lang ở các vùng trong cả nước năm 2007 Chỉ tiêu Vùng Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (tấn/ha) Cả nước 177,6 1456,7 8,20 Đồng Bằng Sông Hồng 31,7 299,8 9,45 Đông Bắc 42,3 278,1 6,57 Tây Bắc 7,3 38,3 5,24 Bắc Trung Bộ 55,1 335,9 6,09 Duyên Hải Nam Trung Bộ 10,4 62,4 6,0 Tây Nguyên 12,5 123,1 9,84 Đông Nam Bộ 4,3 33,6 7,81 Đồng Bằng Sông Cửu Long 14,0 285,5 20,39 Nguồn: Niên giám thống kê Nông lâm thủy sản, 2008 Qua bảng số liệu ta thấy: Về diện tích: ở nước ta năm 2007 thì diện tích trồng khoai của cả nước là 177,6 nghìn ha, song tập trung vẫn là 3 vùng chính: Bắc Trung Bộ 55,1 nghìn ha, vùng Đông Bắc 42,3 nghìn ha và đồng bằng Sông Hồng 31,7 nghìn ha. Về năng suất thì đồng băng Sông Cửu Long đạt năng suất cao nhất so với các vùng khác 20,39 tấn/ha. Trong khi đó vùng Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích sản xuất lớn nhất (55,1 nghìn ha) nhưng năng suất lại rát thấp chỉ đạt 6,09 tấn/ha, đứng thứ 2 là vùng Tây Nguyên với 9,84 tấn/ha và thứ 3 là đồng băng Sông Hồng (9,45 tấn/ha). Còn về sản lượng, ta thấy vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng đạt cao nhất 335,9 nghìn tấn, thứ 2 là vùng đồng băng Sông Hồng (299,8 nghìn tấn) và thứ 3 là vùng đồng bằng sông Cửu long với sản lượng 285,5 nghìn tấn. 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 4448 46,1 20522 2005 4735 47,4 22429 2006 4668 48,0 22407 2007 4701 47,8 22468 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng đều có sự gia tăng qua các năm và khá ổn định, nếu chỉ so sánh năm 2000 diện tích trồng khoai của tỉnh là 4448 ha thì đến năm 2007 là 4701 ha với năng suất là 47,8 tạ/ha, sản lượng 22468 tấn. Qua đó ta có thể khẳng định rằng sản xuất khoai lang trong điều kiện thời tiết khí hậu thất thường, khó khăn mà năng suất đạt được như vậy có thể nói đó là một thành công đáng nghi nhận. Nó góp phần nhỏ về việc đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, góp phần ổn định vào đời sống của đại bộ phận hơn 70% dân cư nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh. Do đó mà khoai lang được trồng ở tất cả các huyện trong tỉnh từ các huyện ven biển đến các huyện miền núi, từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên ở đây vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức như: người dân chưa thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chưa phát huy hết những tiềm năng sẵn có của từng vùng, các giống đang bị lẫn tạp và thoái hóa nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là song song với việc tăng năng suất cần phải tăng diện tích trồng, đồng thời phải chú trọng đến phẩm chất và chất lượng của khoai, từ đó có giá trị tăng thu nhập tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người sản xuất nông nghiệp. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất khoai lang ở các vùng trong tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2007 Chỉ tiêu Khu vực Diện tích (nghìn ha) Năng suất (ta/ha) Sản lượng (tấn) 2006 2007 So sánh 2006 2007 So sánh 2006 2007 So sánh Tổng số 4668 4701 +33 48,0 47,8 -0,2 2240 7 2246 8 +61 Tp Huế 340 245 -95 47,5 42,4 -5,1 1615 1038 -577 Phong Điền 995 1000 +5 38,4 38,2 -0,2 3821 3820 -1 Quảng Điền 538 622 +84 47,1 46,7 -0,4 2531 2905 +374 Hương Trà 455 467 +12 36,0 34,0 -2,4 1639 1568 -53 Phú Vang 1182 1182 0 58,1 58,1 0 6866 6866 0 Hương Thủy 399 392 -7 54,7 59,5 +4,8 2186 2334 +148 Phú Lộc 510 540 +30 52,6 52,4 -0,2 2680 2830 +150 Nam Đông 130 136 +6 49,2 49,3 +0,1 639 670 +31 A Lưới 119 117 -2 36,1 35,8 -0,3 430 419 -11 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2008 Hiện nay diện tích trồng khoai lang có xu hướng bị thu hẹp lại, năng suất vẫn còn thấp giữa các vụ. Theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: * Nguyên nhân thứ nhất: Người dân thường có quan niện cho là khoai lang là loại cây trồng dễ tính, trồng ở chân đất nào cũng có thể cho năng suất nên họ chưa chú ý đầu tư thâm canh một cách thích hợp. * Nguyên nhân thứ hai là do giống khoai lang đã bị thoái hóa và lẫn tạp, vì trong một thời gian dài việc nhân giống và chọn tạo giống không được chú ý, phạm vi sinh thái của chúng bị thu hẹp, nên đã dẫn đến tình trạng thoái hóa giống nghiêm trọng. Hơn nữa công tác giống khoai lang ở khu vực này chưa dược đầu tư chú trọng. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất thấp và không ổn định. * Nguyên nhân thứ ba là do sâu hại ngày càng nặng trên khoai lang. Theo điều tra sơ bộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ sâu đục dây gây ra ở vụ đông xuân từ 50-60% và vụ hè thu 80-100 %,gây thiệt hại năng suất khoảng 15 - 20%, tùy theo thời vụ và giai đoạn sinh trưởng (Trần Văn Minh,2003), [6] 2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG Ở HUYỆN A LƯỚI Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 191 39,1 747 2005 137 35,7 489 2006 119 36,1 430 2007 117 35,8 419 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2008 Qua bảng số liệu thống kê ta thấy diện tích trồng khoai lang của huyện có sự tăng giảm không ổn định qua các năm, nếu so sánh năm 2000 với năm 2007 thì diện tích từ 191 ha thì đến năm 2007 giảm xuống còn 117 ha. Năm 2000 cũng là năm mà diện tích trồng khoai của tỉnh đạt cao nhất, sau đó giảm dần. Điều đó cho thấy người dân đang có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn. Năng suất cũng có xu hướng giảm từ 39,1 tạ/ha năm 2000 giảm 35,8 tạ/ha năm 2007. Và sản lượng cũng giảm từ 747 xuống còn 419 tấn năm 2007. Nhìn chung cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng đều có xu hướng giảm xuống. Vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp để phát triển cây khoai lang của huyện, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho người dân địa phương, do đó cần phải chọn lọc giống phù hợp với điều kiện của vùng, bên cạnh đó cần phải chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân như mở các lớp tập huấn. Để từ đó làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chú trọng đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOAI LANG Ở VIỆT NAM [...]... Giống khoai lang H.1.2: Viện cây lương thực – cây thực phẩm chọn lọc từ tập đoàn khoai lang nhập nội, thời gian sinh trưởng 93 ngày, phát triển thân lá mạnh, năng suất thân lá cao 30 – 37 tấn/ha, làm rau ăn tốt, thích hợp vùng Trung du và duyên hải Trung Bộ * Giống khoai lang cực nhanh: Nguồn gốc: trung tâm cây có củ - Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn, là giống nhập nội từ Trung... Tháng 2: đây là giai đoạn mà cây khoai lang dang trong quá trình phát triển thân lá, nhiệt độ trung bình tăng dần nên khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây khoai lang Tuy nhiên trong thời gian này số ngày mưa rất thấp chỉ 5 ngày với lượng mưa 24,1mm, trong khi đó số giờ nắng lại cao 166 giờ, ẩm độ đất 90 % Do đó thời kỳ này chúng ta cần phải tưới nước cho khoai lang để cho cây sinh trưởng,... thời gian này sau khi trồng thì không có mưa và gặp rét, do đó mà các giống khoai lang bén rễ hồi xanh rất chậm Giống có thời gian bén rễ hồi xanh sớm nhất là giống ĐH 2 và Dăklăk 1 (7ngày), nhanh hơn so với giống đối chứng 2 ngày Giống có thời gian bén rễ hồi xanh muộn nhất là giống là giống Adoc (9 ngày) Nhìn chung, các giống khoai lang tham gia thí nghiệm có thời gian bén rễ hồi xanh chỉ chênh lệch... ngắn hơn so với đối chứng (2,05cm) Giống có chiều dài lóng thân lớn nhất là giống Adoc (4,63 cm), còn về đường kính thân, lớn nhất là giống ĐH 1 (0,36cm) và thấp nhất là giống Adoc (0,28 cm) + Dạng thân: các giống tham gia thí nghiệm gồm 2 dạng thân: dạng thân bò và dạng thân nửa đứng nửa bò Những giống có thân bò là ĐH 2, Adoc, ĐH 1 và Đăklăk 1 Dạng thân nửa đứng nửa bò Đăklăk 2 Dạng thân có liên quan... không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ Đăklăk 2 và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và Adoc, nhóm 2 có Đăklăk 1 và ĐH 2, nhóm 3 có Đăklăk 2 Cũng qua số liệu ta thấy chỉ số diện tích của giống ĐH 1 và giống Adoc cao hơn so với Đăklăk 2 từ 0,07 – 0,1m2 + Giai đoạn 90 ngày sau trồng: đây là giai đoạn cây khoai lang đang ở trong quá trình sinh trưởng mạnh nhất, do đó diện tích lá và chỉ số diện tích... không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ Đăklăk 2 và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và Adoc, nhóm 2 có Đăklăk 1 và ĐH 2, nhóm 3 có Đăklăk 2 Cũng qua số liệu ta thấy chỉ số diện tích của giống ĐH 1 và giống Adoc cao hơn so với Đăklăk 2 từ 0,07 – 0,1m2 + Giai đoạn 90 ngày sau trồng: đây là giai đoạn cây khoai lang đang ở trong quá trình sinh trưởng mạnh nhất, do đó diện tích lá và chỉ số diện tích... trình quang hợp của lá Vì vậy quá trình quang hợp là quá trình chủ yếu quyết định đến năng suất của cây trồng nói chung và cây khoai lang nói riêng Tuy nhiên, khoai lang có nhược điểm lớn là hệ số sử dụng ánh sáng không cao Như vậy vấn đề cơ bản của việc nâng cao năng suất thu hoạch khoai lang chủ yếu là nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng Hiệu suất quang hợp phục thuộc và diện tích lá và sự sắp xếp lá trên... khối lượng toàn cây củ x 100 - Tính tỷ lệ % chất khô Phương pháp: Cân một lượng khoai tươi, xắt lát, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 95- 1050C đến trọng lượng không đổi Cách tính: Chất khô(%) = x 100 3.8.4 Điều tra tình hình sâu hại trên ruộng thí nghiệm: a Sâu: Theo dõi trên 5 m2 chéo góc ở mỗi công thức + Sâu ăn lá + Sâu khoang Tỷ lệ sâu hại được tính theo công thức sau đây: Tỷ lệ cây (lá) bị hại (%)... trọng quyết định đến năng suất của cây trồng Cây khoai lang sinh trưởng, phát triển thích hợp trong điều kiện ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 300C, ẩm độ 70 – 80 % ( Nguyễn Đăng Nghĩa),[3] Để có cái nhìn một cách toàn diện và chính xác hơn về kết quả thí nghiệm cần phân tích ảnh hưởng của khí hậu thời tiết đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của khoai lang Diễn biến khí hậu thời tiết trong quá trình... lá và củ cao, đồng thời có chất lượng tốt (dây có hàm lượng vật chất khô và protein cao, củ có hàm lượng vật chất khô và tinh bột cao) Đến nay các giống khoai lang đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận gồm những giống sau: * Giống khoai lang V15- 70(K4) Nguồn gốc: Mai Thạch Hoành và các cộng tác viên bộ môn cây trồng có củ do viện cây lương thực và thực phẩm, là giống lai tự nhiên . NÉT VỀ CÂY KHOAI LANG Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas, là cây ăn củ, một trong những cây lương thực chính của con người, nhất là các nước châu Á, châu Phi. Ở nước ta khoai lang. trồng khoai lang lấy củ, họ muốn ăn khoai thì phải mua từ Huế, hơn nữa những giống khoai lang tại địa phương đã bị lẫn tạp và thoái hóa nghiêm trọng, nên trồng ít có củ. Tuy nhiên hiện nay cây khoai. trị dinh dưỡng của khoai tăng hợn nhiều. Trong 100g khoai lang khô có 11g nước, 2,2g protid, 0,5g lipid, 80g glucid, 3,6g xenlulza, cung cấp cho cơ thể 342 calo [15]. Như vậy khoai lang là một

Ngày đăng: 22/06/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan