LANG THAM GIA THÍ NGHIỆM
Trong công tác chọn giống để đánh giá một số giống tốt hay xấu, có phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng hay không là một vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành theo dõi toàn diện những yếu tố tác động đến cây trồng. Yêu cầu của một giống tốt không chỉ có ở năng suất cao, phẩm chất tốt mà còn có khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác. Trong cùng một điều kiện trồng trọt, giống nào có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt thì mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra thấp, nhờ đó mà năng suất và phẩm chất được đảm bảo, từ đó giảm được chi phí đầu tư về thuốc bảo vệ thực vật.
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, trong vụ xuân 2008 – 2009 ở khu vục mà chúng tôi tiến hành thí nghiệm có nhiệt độ, ẩm độ là điều kiện khá thích hợp cho một số loại sâu bệnh phát sinh và gây hại. Do đó mà thí nghiệm của chúng tôi cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của sâu, bệnh. Vì vậy để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cũng như để đảm bảo cho năng suất và phẩm chất sau này thì cần có những biện pháp phòng trừ một cách thích hợp, theo dõi phát hiện bệnh kịp thời. Tình hình diễn biến sâu bệnh dược thể hiện qua bảng 4.9
Bảng 4.9. Tình hình sâu bệnh chính hại khoai lang
Chỉ tiêu Giống
Số sâu (con/m2) Số lá bị hại (%)
Sâu ăn lá Sâu khoang Bệnh ghẻ lá Đốm lá
Đăklăk 2 0,3 0,3 0,03 0,05
ĐH 2 0,3 0,3 0,03 0,05
Đăklăk 1 0,3 0,3 0,03 0,03
Adoc(đ/c) 0,5 0,5 0,06 0,07
* Về sâu hại :
+ Sâu ăn lá : là loại sâu ăn tạp chúng thường ăn và làm thủng lá, do vậy làm giảm khả năng sinh trưởng cũng như làm giảm khả năng quang hợp của lá. Tuy nhiên nó cũng gây hại ở mức độ thấp chưa đến mức nghiêm trọng và cũng chưa cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì chúng tôi luôn kiểm tra theo dõi đồng ruộng và cũng đã kịp thời tìm và bắt sâu, nên đã hạn chế được sự phát triển của chúng.
Sâu gây hại ở giai đoạn từ 20 ngày đến 90 ngày sau trồng. Qua điều tra chúng tôi thấy giống Adoc và ĐH 1 bị nhiều hơn so với các giống khác
0,5con/m2. Tuy nhiên cũng chưa đến ngưỡng phải dùng thuốc BVTV.
+ Sâu khoang : cũng là loại sâu ăn lá, sâu gặm lấm tấm biểu bì lá, ban ngày ẩn trong đám lá, ban đêm bò ra ăn lá, sâu ăn khuyết phiến lá chỉ để lại gân lá cũng có thể trụi cả lá, đây là loại sâu cũng khá nguy hiểm nếu chúng xuất hiện với mật độ cao. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã có biện pháp phòng trừ như luôn làm sạch cỏ trên ruộng và thu lượm các lá có sâu non mới nở, nên mức độ gây hại cũng chưa đến ngưỡng dùng thuốc bảo vệ thực vật. Sâu gây hại từ giai đoạn 60 ngày đến thu hoạch. Qua điều tra ta thấy ĐH 1 và Adoc vẫn bị nhiều hơn so với các giống khác 0,05 con/m2
*Về bệnh hại :
+ Bệnh ghẻ lá: Bệnh gây hại trên thân, cuống lá và lá. Bệnh thường phát sinh nhiều ở ngọn, làm ngọn co lại, héo khô, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, giống Adoc và ĐH 1 với số lá bị hại là 0,06 – 0,07%. Tuy nhiên cũng chưa đến ngưỡng phòng trừ, chỉ cần theo dõi quá trình diễn biến của chúng để phòng, chưa cần thiết phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Bệnh đốm lá : Bệnh xuất hiện vào giai đoạn 30 – 90 ngày, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh cũng chưa đến mức nghiêm trọng. Qua điều tra ta thấy giống ĐH 1 và Adoc vẫn bị nhiều hơn với số lá bị hại 0,07%. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã có những biện pháp phòng trừ kịp thời như nhắt bỏ những lá bị bệnh nặng và bón phân đầy đủ, do đó làm cho khoai sinh trưởng phát triển tốt nên đã không làm ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.
Tóm lại: Tuy sâu, bệnh có xuất hiện trên đồng ruộng khoai lang thí nghiệm của chúng tôi, nhưng mức độ gây hại chưa đến mức nghiêm trọng vì
chúng tôi luôn kiểm tra, theo dõi đồng ruộng và cũng đã phát hiện sâu bệnh kịp thời, từ đó đã hạn chế được phát triển của chúng bằng cách tìm sâu và ngắt bỏ những cây bị bệnh. Nên không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của khoai sau này.