HIỆU SUẤT QUANG HỢP THUẦN VÀ SẢN LƯỢNG CHẤT KHÔ CỦA CÁC GIỐNG THAM GIA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 32 - 35)

CỦA CÁC GIỐNG THAM GIA THÍ NGHIỆM

Lá là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của cây trồng. Trong toàn bộ chất khô mà cây tròng tổng hợp được là do quá trình quang hợp của lá. Vì vậy quá trình quang hợp là quá trình chủ yếu quyết định đến năng suất của cây trồng nói chung và cây khoai lang nói riêng.

Tuy nhiên, khoai lang có nhược điểm lớn là hệ số sử dụng ánh sáng không cao. Như vậy vấn đề cơ bản của việc nâng cao năng suất thu hoạch khoai lang chủ yếu là nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng. Hiệu suất quang hợp phục thuộc và diện tích lá và sự sắp xếp lá trên cây và tuổi thọ của lá. Khi diện tích lá tăng (chỉ số diện tích lá tăng) thì hiệu suất quang hợp tăng, nhưng khi diện tích lá tăng đến một mức độ nào đó thì hiệu suất quang hợp sẽ giảm. Bởi vì chỉ số diện tích lá cây cao sẽ xảy ra tình trạng che khuất ánh sáng của cây lá ở tầng dưới. Do đó hiệu suất quang hợp thuần sẽ giảm. Về mối quan hệ giữa diện tích lá, chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần qua quá trình làm thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Hiệu suất quang hợp và sản lượng chất khô các giống khoai lang

Chỉ tiêu NST

Giống

Hiệu suất quang hợp thuần (g/m2lá/ngày)

Sản lượng chất khô (tạ/ha)

30 60 90 Thu hoạch 30 60 90 Thu hoạch

Đăklăk 2 29,90c 51,07b 117,56a 117,76a 0,29ab 0,01a 8,47b 8,84a ĐH 2 30,75bc 53,65ab 111,01b 109,15c 0,28b 0,91ab 8,89a 9,03a Đăklăk 1 30,75bc 53,11ab 117,63a 118,72a 0,27b 0,87ab 8,75a 8,43a Adoc(đ/c) 31,83ab 56,75a 116,89a 114,06b 0,26b 1,81b 6,74c 6,95b ĐH 1 33,55a 55,14a 107,13b 112,96b 0,33a 0,95a 9,08a 8,89a LSD0,05 1.86 3.89 5.83 3.40 0.04 0.14 0.38 0.65 NST: ngày sau trồng

Qua bảng số liệu ta thấy:

+ Giai đoạn 30 ngày sau trồng: giai đoạn này diện tích lá của các giống còn nhỏ, do đó mà hiệu suất quang hợp của các giống còn thấp, dao động từ

(29,90- 31,83g/m2lá/ngày. Các giống có hiệu suất quang hợp thuần có sự sai

khác có ý nghĩa, được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có Adoc và ĐH 1, nhóm 2 có ĐH 2 và Đăklăk 1, nhóm 3 có Đăklăk 2. Trong các nhóm đó thì giống Đăklăk 2 có hiệu suất quang hợp thuần thấp hơn so với đối chứng và ĐH 1 từ 1,93 – 3,65g/m2lá/ngày.

Về sản lượng chất khô giữa các giống không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ giống ĐH 1, giống này có sản lượng chất khô cao hơn so với Đăklăk 1 và đối chứng là từ 0,06 và 0,07tạ/ha. Đây cũng là giống có sản lượng chất khô đạt cao nhất trong các giống tham gia thí nghiệm.

+ Giai đoạn 60 ngày sau trồng: giai đoạn này hiệu suất quang hợp của các giống đều tăng nhanh so với giai đoạn trước, vì hiệu suất quang hợp phụ thuộc vào sự tăng của diện tích lá và chỉ số diện tích lá, khi diện tích lá tăng thì hiệu suất quang hợp cũng tăng. Qua phân tích phương sai ta thấy hiệu suất quang hợp của các giống có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1, Adoc, ĐH 2, Đăklăk 1. nhóm 2 có Đăllăk 2, cũng qua đó ta thấy giống Đăklăk 2 có hiệu suất quang hợp thuần thấp hơn so với đối chứng 5,68 g/m2lá/ngày.

Về sản lượng chất khô các giống cũng không có có sự sai khác có ý nghĩa, nhưng có sự sai khác so với đối chứng cao hơn từ 0,06 – 0,2 tạ/ha.

+ Giai đoạn 90 ngày sau trồng: đây là giai đoạn mà hiệu suất quang hợp đạt cao. Các giống có hiệu suất quang hợp thuần có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 1, Đăklăk 2 và Adoc. Trong đó giống Đăklăk 1 vươn lên có hiệu suất quang hợp đạt cao nhất (117,63g/m2lá/ngày) cao hơn so với đối chứng (0,72g/m2lá/ngày). Nhóm 2 có giống ĐH 2 và ĐH 1, đây là nhóm mà các giống hiệu suất quang hợp thuần thấp, thấp hơn so với đói chứng từ 5,88 – 9,76 g/m2lá/ngày.

Về sản lượng chất khô: các giống có sản lượng chất khô có sự sai khác có ý nghĩa, được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 1, ĐH 2 và ĐH 1,

nhóm 2 có Đăklăk 2, nhóm 3 có Adoc. Ta thấy giống Đăklăk 1 có sản lượng chất khô cao hơn so với Đăklăk 2 và đối chứng từ 0,28 – 2.01 tạ/ha.

+ Giai đoạn thu hoạch: ở giai đoạn này hiệu suất quang hợp thuần ở một số giống có giảm so với giai đoạn 90 ngày trước. Giai đoạn này giống có hiệu suất quang hợp thuần đạt cao nhất là Đăklăk 1 và Đăklăk 2 (118,72 và

117,76g/m2lá/ngày). Các giống tham gia thí nghiệm đều có sự sai khác có ý

nghĩa và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 2 và Đăklăk 1, nhóm 2 có ĐH 1 và Adoc, nhóm 3 có ĐH 2, đây cũng là giống có hiệu suất quang hợp thuần đạt thấp, thấp hơn so với ĐH 1 và đối chứng từ 3,81 – 4,91g/m2lá/ngày.

Về sản lượng chất khô: các giống tham gia thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa và cũng được phân làm 2 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 1, Đăklăk 2, ĐH 1, ĐH 2. Trong đó ĐH 2 có sản lượng chất khô đạt cao nhất, cao hơn so với đối chứng 2,08 tạ/ha. Nhóm 2 có Adoc là giống có sản lượng chất khô đạt thấp nhất.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w