Sản phẩm chính của khoai lang là dùng để lấy củ giá trị của nó không chỉ được đánh giá ở năng suất, mà còn ở phẩm chất. Đặc tính hình thái màu sắc củ. Bởi vậy trong quá trình nghiên cứu chọn lọc giống khoai lang của những nhà nghiên cứu thì việc theo dõi đánh giá các chỉ tiêu về củ là rất cần thiết. Đặc điểm hình thái bên ngoài, màu sắc và hàm lượng các chất bên trong thể hiện đặc tính, đặc trưng của từng giống.
Màu sắc củ khác nhau thể hiện hàm lượng carotein, tiền vitami A trong củ nhiều hay ít khác nhau. Khoai lang có ruột vàng hay đỏ vàng thể hiện củ có chưa nhiều carotein là nguồn cung cấp rất tốt trong khẩu phần ăn (Bùi Huy Đáp, 1984 [1]). Ngoài ra khoai lang có ruột củ màu vàng có chứa khoáng chất Potassium (Kali) cần thiết cho cơ bắp, xương.
Qua quá trình nghiên cứu theo dõi các chỉ tiêu về củ chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu về củ của các giống khoai lang thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Hình dạng củ Rễ phụ củ (có/không) Củ ra chùm (rải rác) Khối lượng củ/dây (kg) Khối lượng 1 củ (kg) Số củ/dây Màu sắc củ Ruột củ Vỏ củ
Đăklăk 2 Thon dài có Chùm 0,23ab 0,12a 1,93bc Vàng nhạt Đỏ
ĐH 2 Thon dài có Chùm 0,26a 0,12a 2,06b Vàng đỏ Đỏ
Đăklăk 1 Thon dài có Chùm 0,25a 0,11a 2,33a Vàng đỏ Đỏ
Adoc(đ/c) Thon dài có Rải rác 0,21b 0,11a 1,80c Tím Trắng
Từ bảng số liệu 4.8 ta thấy:
+ Về hình dạng củ: hình dạng củ của các giống khoai chủ yếu chủ yếu là dạng thon dài. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có rễ phụ trên củ, nhiều hay ít phụ thuộc vào giống. Giống có rể phụ ít như: Đăklăk 1, Đăklăk 2, ĐH 1, ĐH 2. Giống có nhiều rể phụ như: Adoc
+ Về khối lượng củ/dây: đây là một trong những yếu tố cấu thành mà quyết định năng suất của cây giống. Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng củ/dây của các giống dao động từ 0,21 – 0,26kg/dây. Giống có khối lượng củ/dây đạt cao là giống Đăklăk 1, Đăklăk 2, ĐH 1 và ĐH 2 không có sự sai khác với nhau. Giống Adoc có khối lượng củ/dây thấp nhất (0,21 kg).
+ Khối lượng một củ, số củ/dây: Thể hiện khối lượng củ/dây cao hay thấp. Nhìn chung giữa trọng lượng củ và số lượng củ/dây có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Giống nào có khối lượng của một củ càng lớn thì số củ/dây càng ít và ngược lại. Qua bảng số liệu ta thấy giống Đăklăk 2 và ĐH 2 có khối lượng một củ cao nhất (0,12kg) cao hơn so với giống đối chứng (0,01kg). Ba giống còn lại đều có khối lượng củ/dây là 0.11kg. Do đó khối lượng của một củ giữa các giống tham gia thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, nên không có sự chênh lệch lớn, dao động từ 0,11-0,1kg.
+ Về số củ/dây giữa các giống có sự sai khác và được phân thành 3 nhóm, nhóm 1 có Đăklăk 1 với số củ là 2,33 củ. Nhóm 2 có giống ĐH 2, Đăklăk 2 và ĐH 1 với số củ lần lượt là 2,06, 1,93 và 2,00 củ. nhóm 3 có giống Adoc với số củ là 1,80 củ. Trong đó giống Đăklăk 1 có số củ/dây cao nhất 2,33 củ. Thấp nhất là giống Adoc 1,80 củ.
+ Sự ra củ tập trung (chùm) hay rải rác : đặc điểm này có tác dụng 2 mặt đến kỹ thuật chăm sóc, củ ra tập trung thuận lợi cho việc chăm sóc. Khi thu hoạch dễ dàng hơn, ít bị xây xác do các dụng cụ thu hoạch. Còn củ ra rải rác sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch. Đặc điểm phát triển củ (ra chùm) hay rải rác thể hiện sự muộn hay sớm của từng giống. Củ ra rải rác thường ra và phát triển sớm so với củ ra chùm và củng phản ánh một phần khả năng cho năng suất của các giống khoai lang. Những giống ra củ rải rác thường thì trọng lượng của một củ lớn do đó năng suất thường cao hơn. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy các giống có củ ra rải rác bao gồm: giống Adoc, ĐH 1, các giống ra củ chùm: giống Đăklăk 2, Đăklăk 1, ĐH 2.
+ Màu sắc củ: các giống khác nhau thì có màu sắc khác nhau, đây là đặc điểm quan trọng trong việc phân biệt giữa các giống. Qua quá trình thí nghiệm cho ta thấy ĐH 2, Đăklăk1, ĐH 1 có màu sắc ruột củ vàng đỏ, đều có màu sắc vỏ củ ngoài màu đỏ. Còn giống Đăklăk 2 có ruột củ màu vàng nhạt, giống Adoc có ruột củ màu tím , vỏ củ màu trắng.