DIỆN TÍCH LÁ, CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ CỦA CÁC GIỐNG THAM GIA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 28 - 32)

THAM GIA THÍ NGHIỆM

Sự hình thành và lớn lên của củ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của thân lá, những kết quả nghiên cứu cho rằng giữa hai bộ phận thân lá (bộ phận trên mặt đất) và rễ củ (bộ phận dưới mặt đất) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thân lá phát triển tốt hay xấu ảnh có hưởng đến sự lớn lên của củ mạnh hay yếu. Diện tích lá chịu sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thời vụ và các biện pháp canh tác kỹ thuật khác.

Nhìn chung trong điều kiện chăm sóc hợp lý, các giống có diện tích lá lớn thường là các giống cho năng suất cao. Vì vậy muốn có năng suất cao thì phải đảm bảo diện tích lá lớn trong thời kỳ dài làm cho quá trình quang hợp xảy ra mạnh để vận chuyển các chất dinh dưỡng về củ.

Qua bảng 4.5 ta thấy:

+ Giai đoạn 30 ngày sau trồng: đây là giai đoạn mà thân lá đang phát triển chậm và phát triển cân đối, do đó diện tích lá của các giống không có sự chệnh lệch nhau quá lớn, dao động từ (8,62 – 9,84 dm2). Diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 2 và ĐH 1, nhóm 2 có ĐH 2, Adoc và Đăklăk 1. Cũng qua đó ta thấy diện tích lá của giống Đăklăk 1 nhỏ hơn so với giống đối chứng 0,45 dm2.

Về chỉ số diện tích lá: giữa các giống có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có Adoc và ĐH 1,nhóm 2 có ĐH 2 và Đăklăk 1, nhóm 3 có Đăklăk 2. Qua đó cho thấy chỉ số diện tích lá của Đăklăk 2 thấp hơn so với đối chứng và ĐH 1 từ 0,03 – 0,06 dm2 và thấp hơn so với Đăklăk 1 và ĐH 2 từ 0,01 – 0,04 dm2.

+ Giai đoạn 60 ngày sau trồng: ở giai đoạn này cây sinh trưởng khá mạnh, do đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá đều tăng đáng kể so với giai đoạn

30 ngày truốc. Qua bảng số liệu ta thấy diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ giống Đăklăk 2. Do đó nếu so sánh giống này với ĐH 1 và đối chứng thì diện tích lá của Đăklăk 2 thấp hơn từ 1,41 – 2,03 dm2 và cũng thấp hơn so với Đăklăk và ĐH 2 từ 0,63 – 0,96dm2.

Về chỉ số diện tích lá: giữa các giống không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ Đăklăk 2 và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và Adoc, nhóm 2 có Đăklăk 1 và ĐH 2, nhóm 3 có Đăklăk 2. Cũng qua số liệu ta thấy chỉ số diện tích của giống ĐH 1 và giống Adoc cao hơn so với Đăklăk 2 từ 0,07 – 0,1m2.

+ Giai đoạn 90 ngày sau trồng: đây là giai đoạn cây khoai lang đang ở trong quá trình sinh trưởng mạnh nhất, do đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Giống có diện tích lá đạt cao nhất là giống ĐH 1 (84,83 dm2) cao hơn so với giống đối chứng 12,28 dm2. Các giống có diện tích lá có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 3 nhóm: nhóm nhóm 1 có ĐH 1 và ĐH 2, nhóm 2 có Adoc, nhóm 3 có Đăklăk 1 và Đăklăk 2. Cũng qua đó ta thấy nếu so sánh Đăklăk 1 với Đăklăk 2 thì Đăklăk 2 có diện tích lá cao hơn (20,48dm2), ĐH 1 cao hơn ĐH 2 (4,32dm2), đối chứng cao hơn Đăklăk 1 (15,48dm2).

Còn về chỉ số diện tích lá: giống có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất là giống ĐH 2 (4,03m2), cao hơn so với Đăklăk 2 và Đăklăk 1 từ 0,16 – 1,18 m2

và cao hơn so với đối chứng 0,4m2. Các giống có chỉ số diện tích lá có sự sai khác có ý nghĩa, được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và ĐH 2, nhóm 2 có Adoc, nhóm 3 có Đăklăk 1 và Đăklăk 2. Trong đó giống Đăklăk 2 có chỉ số diện tích lá thấp nhất (2,85m2).

Bảng 4.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu NST Giống Diện tích lá (dm2/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2 đất)

30 60 90 Thu hoạch 30 60 90 Thu hoạch

Đăklăk 2 8,62a 15,82b 77,55c 79,02b 0,43c 0,79c 3,87c 3,95b ĐH 2 9,24ab 16,78ab 80,51a 82,88a 0,47bc 0,84ab 4,03a 4,14a Đăklăk 1 8,86b 16,45ab 57,07c 62,59b 0,44bc 0,82ab 2,85c 3,13b Adoc(đ/c) 9,31ab 17,85a 72,55b 77,45a 0,46ab 0,89a 3,63b 3,87a ĐH 1 9,84a 17,23a 84,83a 78,96a 0,49a 0,86a 3,24a 3,95a LSD0,05 0.78 1.40 6.72 6.27 0.02 0.070 0.33 0.36

Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức 0,05 NST: Ngày sau trồng

Về chỉ số diện tích lá: giữa các giống không có sự sai khác có ý nghĩa, ngoại trừ Đăklăk 2 và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và Adoc, nhóm 2 có Đăklăk 1 và ĐH 2, nhóm 3 có Đăklăk 2. Cũng qua số liệu ta thấy chỉ số diện tích của giống ĐH 1 và giống Adoc cao hơn so với Đăklăk 2 từ 0,07 – 0,1m2.

+ Giai đoạn 90 ngày sau trồng: đây là giai đoạn cây khoai lang đang ở trong quá trình sinh trưởng mạnh nhất, do đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Giống có diện tích lá đạt cao nhất là giống ĐH 1 (84,83 dm2) cao

hơn so với giống đối chứng 12,28 dm2. Các giống có diện tích lá có sự sai

khác có ý nghĩa và được phân thành 3 nhóm: nhóm nhóm 1 có ĐH 1 và ĐH 2, nhóm 2 có Adoc, nhóm 3 có Đăklăk 1 và Đăklăk 2. Cũng qua đó ta thấy nếu so sánh Đăklăk 1 với Đăklăk 2 thì Đăklăk 2 có diện tích lá cao hơn

(20,48dm2), ĐH 1 cao hơn ĐH 2 (4,32dm2), đối chứng cao hơn Đăklăk 1

(15,48dm2).

Còn về chỉ số diện tích lá: giống có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất là giống ĐH 2 (4,03m2), cao hơn so với Đăklăk 2 và Đăklăk 1 từ 0,16 – 1,18 m2

và cao hơn so với đối chứng 0,4m2. Các giống có chỉ số diện tích lá có sự sai khác có ý nghĩa, được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có ĐH 1 và ĐH 2, nhóm 2 có Adoc, nhóm 3 có Đăklăk 1 và Đăklăk 2. Trong đó giống Đăklăk 2 có chỉ số diện tích lá thấp nhất (2,85m2).

+ Giai đoạn thu hoạch: Đây là giai đoạn mà cây khoai lang đã xuống mã, củ đã phát triển to, một số lá phía dưới đã vàng và rụng đi, do đó diện tích lá có giảm xuống so với giai đoạn 90 ngày trước. Qua số liệu ta thấy diện tích lá của các giống có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có Adoc, ĐH 1 và ĐH 2, trong đó thì giống ĐH 2 có diện tích lá cao hơn so

với đối ĐH 1 và đối chứng từ 3,92 – 5,43dm2. Nhóm 2 có Đăklăk 1 và Đăklăk

2, trong đó Đăklăk 2 cao hơn Đăklăk 1 là 16,43dm2.

Còn về chỉ số diện tích lá: các giống cũng có sự sai khác có ý nghĩa và cũng được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có Adoc, ĐH 1 và ĐH 2, nhóm 2 có

Đăklăk 1 và Đăklăk 2. Qua đó ta thấy giống ĐH 2 có chỉ số diện tích lá đạt

cao nhất (4,03m2), cao hơn so với đối chứng 0,4m2, thấp nhất là Đăklăk 1

(2,85m2). Tiếp đến là giống Đăklăk 2 và ĐH 1, nhưng giống ĐH 1 có chỉ số

diện tích lá ở cận dưới chỉ số thích hợp để hiệu suất cao nhất, do đó không làm ảnh hưởng tới tích lũy chất khô và năng suất sau này.

Nhận xét chung: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, nhìn chung giữa các giống tham gia thí nghiệm đều có diện tích lá và chỉ số diện tích không chênh lệch nhau quá lớn ở mỗi giai đoạn, nhưng chênh lệchso với giống đối chứng. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng dần theo sự phát triển của thân lá của qua các giai đoạn sinh trưởng.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w