CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 42 - 45)

Năng suất của cây trồng là kết quả của sự tổng hợp của nhiều yếu tố tác động như: giống trình độ kỹ thuật thâm canh, điều kiện khí hậu, đất đai....Đối với khoai lang thì yếu tố bên trong hay đặc điểm bên nhoài như: % loại củ, củ to, củ vừa, củ nhỏ, trọng lượng củ/dây, trọng lượng của một củ là những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất cuối cùng. Dựa trên những căn cứ đó để tìm ra những giống khoai có khả năng cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên từng địa phương, từng cơ cấu thời vụ trên từng chân đất khác nhau. Mục đích của việc chọn ra giống khoai lang thường vừa có năng suất củ cao, vừa cho năng suất thân lá cao là mục tiêu của các nhà chọn tạo giống, cũng như nhằm để đáp ứng yêu cầu của người sản suất.

Qua quá trình nghiên cứu theo dõi, chúng tôi đã thu được kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Chỉ tiêu Giống Số củ/dây (củ) Khối lượng 1 củ (kg) Năng suất lý thuyết (Tạ/ha) Năng suất thực thu (Tạ/ha) Chỉ số thu hoạch (%) Đăklăk 2 1,93bc 0,12a 118,33ab 76,26ab 43,64 ĐH 2 2,06b 0,12a 127,00a 80,2a 37,14 Đăklăk 1 2,33a 0,11a 128,33a 91,76a 37,32 Adoc(đ/c) 1,80c 0,11a 105,67b 51,96c 26,92 ĐH 1 2,00bc 0,11a 116,67ab 59,53bc 26,92 LSD0.05 0.23 0.47 20.19 1.81 Từ bảng số liệu 4.10 ta thấy:

+ Số củ/dây: có sự chênh lệch nhau khá lớn dao động từ (1,80 – 2,33 củ). Giống có số củ nhiều nhất là giống Đăklăk 1(2,33 củ) cao hơn so với

giống đối chứng 0,53 củ, tiếp dến là giống ĐH 2 (2,06 củ). Giống có số củ/dây ít nhất là giống Adoc (1,80 củ). Cũng qua số liệu ta thấy giữa các giống khác nhau có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê, phân thành 3 nhóm, nhóm đầu tiên có giống Đăklăk 1 với số củ 2,33 củ, nhóm 2 có giống ĐH 2, Đăklăk 2 và ĐH 1 với số củ lần lượt là 2,06, 1,93 và 2,00 củ. nhóm 3 có giống Adoc với số củ 1,80 thấp nhất.

+ Khối lượng của một củ: là một trong những yếu tố cấu thành quyết định đến năng suất của khoai lang. Trong một quy trình sản suất, mật độ giữa các giống đều như nhau, giống nào có khối lượng một củ cao sẽ cho năng suất cao hơn. Khối lượng của một củ thường có tương quan thuận với năng suất lý thuyết. Giống nào có trọng lượng một củ cao hơn thì cho năng suất cao hơn và ngược lại.

Từ bảng số liệu ta thấy giữa các giống tham gia thí nghiệm không có sự sai khách có ý nghĩa thống kê, khối lượng một củ dao động từ (0,11- 0,12 củ). Giống có khối lượng một củ cao nhất ĐH 2 và Đăklăk 2 (0,12 củ) cao hơn so với giống đối chứng (0,01củ). Tiếp theo là các giống Đăklăk 1, Adoc và ĐH1.

+ Năng suất lý thuyết: là cơ sở để đánh giá tiềm năng, năng suất của các giống, đồng thời là cơ sở để đánh giá trong nhiều điều kiện sản xuất thực tế ở địa phương, cũng như khả năng đầu tư thâm canh. Năng suất lý thuyết được tính bằng tỉ lệ số giữa mặt độ dây/ha, khối lượng của một củ và số củ bình quân củ/dây.

Muốn đánh giá chính xác hơn về giống thì phải dựa vào năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Trong cùng một giống giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có sự chênh lệch. Sự chênh lệch đó được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Từ bảng số liệu cũng như qua biểu đồ cho ta thấy.

+ Giống có năng suất lý thuyết đạt cao nhất là giống Đăklăk 1 (128.33 tạ/ha), cao hơn so với giống đối chứng 22,6 tạ/ha, tiếp theo là các giống ĐH 2 (127,00 tạ/ha), Đăklăk 2 (118,13 tạ/ha) và ĐH 1 (116,67 tạ/ha), thấp nhất là giống Adoc (105,67 tạ/ha). Hầu hết so với giống đối chứng thì các giống tham gia thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng. Các giống tham gia thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê và được phân thành 2 nhóm: nhóm đầu có ĐH 2 và Đăklăk 1, năng suất cao, tiếp là ĐH 1 và và Đăklăk 2. Adoc là giống có năng suất lý thuyết thấp nhất.

Năng suất lý thuyết mới chỉ đánh giá được tiềm năng năng suất của các giống, muốn đánh giá chính xác giống nào cho năng suất cao thì phải dựa vào năng suất thực thu.

Năng suất thực thu: là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất giống và là cơ sở để đánh giá các giống. Có thể nói năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh cụ thể nhất toàn bộ quá tình nghiên cứu. Các giống khác nhau thì sẽ có năng suất khác nhau. Thông qua năng suất thực thu chúng ta mới có thể kết luận một cách chính xác về giống.

Qua bảng số liệu ta thấy năng suất thực thu có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê, được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có giống ĐH 2, Đăklăk 1 và Đăklăk 2, trong đó giống Đăklăk 1 đạt năng suất cao nhất (91,76 tạ/ha), cao hơn so với giống đối chứng (39,8 tạ củ tươi/ha), tiếp đến là giống ĐH 2 với (80,2 tạ/ha) và Đăklăk 2 (76,3 tạ/ha). Nhóm 2 có 2 giống Adoc và ĐH 1 với năng suất lần lượt là (51,96 và 59,53 tạ/ha). Trong đó giống Adoc là giống năng suất đạt thấp nhất trong các giống tham gia thí nghiệm (51,96tạ/ha). Nhìn chung năng suất thực thu có sự chênh lệch nhau khá lớn ở các công thức, dao động từ (51,96 – 91,76 tạ/ha).

Chỉ có thu hoạch: là yếu tố để tính tỉ lệ giữa năng suất củ và năng suất dây lá, nếu chỉ số thu hoạch cao thì năng suất củ cao và ngược lại. Từ bảng số liệu cho ta thấy giống có chỉ số thu hoạch cao nhất là giống Đăklăk 2 (43,64%), tiếp đến là các giống Đăklăk 1, ĐH 2, có chỉ số thu hoạch lần lượt là 37,32 và 37,14%, thấp nhất là giống Adoc và ĐH 1 26,92%.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 42 - 45)