KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ Ở MỘT SỐ GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 35 - 37)

Trong các sản phẩm của cây trồng mà con người sử dụng (cây, lá, củ…), có chứa một lượng chất khô rất lớn, bao gồm: đường, tinh bột, vitamin... Để đánh giá năng suất của cây trồng thì yếu tố quan trọng cần xét đến là khả năng tạo ra chất hữu cơ của cây. Cây càng tạo ra chất hữu cơ thì càng tạo ra nhiều nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng, phát triển và vận chuyển vật chất xuống củ, do đó mà khả năng tích lũy chất khô cao.

Khả năng tích lũy chất khô của các giống cũng phụ thuộc vào khả năng sản xuất chất xanh và cũng thể hiện được khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng mạnh hay yếu. Nếu khả năng sản xuất chất xanh của các giống bị hạn chế thì khả năng tích lũy chất khô cũng thấp, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sau này. Quá trình đó được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khô ở một số giai đoạn Chỉ tiêu Giống KNTLCK g/cây/ngày đêm 30 – 60 NST 60 – 90 NST 90 – Thu hoạch Đăklăk 2 0,08b 1,07d 0,87d ĐH 2 0,10ab 1,38c 1,35b Đăklăk 1 0,11a 1,57b 1,70a Adoc(đ/c) 0,05c 1,38c 1,18c ĐH 1 0,11a 1,85a 0,70e LSD0.05 0.01 0.13 0.16

Ghi chú : NST – ngày sau trồng

Qua bảng 4.7 ta thấy:

+ Giai đoạn 30 – 60 ngày sau trồng: giai đoạn này thân lá của các giống khá phát triển, do đó mà khả năng tích lũy chất khô còn thấp, dao động từ (0,05 – 0,11g/cây/ngày đêm). Qua phân tích phương sai ta thấy khả năng tích lũy chất khô của các giống có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có Đăklăk 1 và ĐH 1, nhóm 2 có Đăklăk 2 và ĐH 2, nhóm 3 có Adoc. Trong đó các giống trong nhóm 1 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với đối chứng 0,06 g/cây/ngày đêm. Còn nếu so với Đăklăk 2 và ĐH 2 thì khả năng tích lũy chất khô của giống đối chứng thấp hơn từ 0,03 – 0,05 g/cây/ngày đêm. Qua đó ta thấy được giống Đăklăk 1 và ĐH 1 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất (0,11g/cây/ngày đêm).

+ Giai đoạn 60 – 90 ngày sau trồng: giai đoạn này khả năng tích lũy chất khô của các giống tăng lên một cách đáng kể, điều đó chứng tỏ các giống đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, thân lá phát triển mạnh, các quá trình sinh lý trong cây diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là giai đoạn mà khả năng tích lũy chất khô của các giống đạt cực đại, vì vây mà khả năng tích lũy chất khô tăng cao, dao động từ 1,07 – 1,85g/cây/ngày đêm. Khả năng tích lũy chất khô của các giống tham gia thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa và được phân thành 4 nhóm khác nhau: nhóm 1 có ĐH 1, nhóm 2 có Đăklăk 1, nhóm 3

có ĐH 2 và Adoc, còn lại là nhóm 4. Trong đó các giống trong nhóm 1 (ĐH 1) có khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất (1,85g/cây/ngày đêm) cao hơn so với đối chứng và ĐH 2 1,47g/cây/ngày đêm. Nếu so sánh giữa Đăklăk 1 với Đăklăk 2 ta thấy Đăklăk 1 cao hơn 0,5g/cây/ngày đêm.

+ Giai đoạn thu hoạch: Ở giai đoạn này khả năng tích lũy chất khô ở một số giống có phần giảm xuống so với giai đoạn 30 – 90 ngày truốc, điều đó chứng tỏ các giống đang có xu hướng phát triển chậm dần, một số lá phía dưới đã vàng và rụng đi, các quá trình vận chuyển vật chất về củ cũng chậm. Qua phân tích phương sai ta thấy khả năng tích lũy chất khô của các giống có sự sai khác có ý nghĩa, 5 giống được phân thành 5 nhóm khác nhau theo thứ tự a,b,c. Trong đó giống ĐH 2 có khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất (1,35g/cây/ngày đêm), cao hơn so với đối chứng (0,17g/cây/ngày đêm). Còn giống ĐH 1 có khả năng tích lũy chất khô thấp nhất (0,70g/cây/ngày đêm), thấp hơn so với đối chứng 0,48g/cây/ngày đêm.

Nhận xét chung: qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì các giống có khả năng tích lũy chất khô khác nhau, ta thấy từ giai đoạn 60 – 90 ngày sau trồng là giai đoạn mà khả năng tích lũy chất khô của các giống đạt cao nhất, vì đây là giai đoạn mà các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT doc (Trang 35 - 37)