1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas

76 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chất Lượng Mã Hàng Mg1095 Tại Công Ty Tnhh Công Nghệ Giày Dép Framas
Tác giả Bạch Ngọc Kim Huyền
Người hướng dẫn ThS. Tô Trần Lam Giang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (13)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIÀY DÉP FRAMAS . 5 (14)
    • 1.1 Tổng quan về Tập đoàn Framas (14)
      • 1.1.1 Tổng quan về Tập đoàn Framas (14)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (14)
      • 1.1.3 Định hướng, tầm nhìn, sứ mệnh (15)
    • 1.2 Tổng quan về Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas (15)
      • 1.2.1 Thị trường (16)
      • 1.2.2 Công nghệ sản xuất (17)
      • 1.2.3 Sơ đồ tổ chức của công ty (19)
      • 1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ phận chất lượng (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (22)
    • 2.1 Sản phẩm và chất lượng (22)
    • 2.2 Quản lý chất lượng (24)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (25)
    • 2.4 Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng (27)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG MG1095 (31)
    • 3.1 Tổng quan về quy trình sản xuất mã hàng MG1095 ........................................... 22 3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 . 23 (31)
      • 3.2.1 Kiểm soát chất lượng thành phẩm mẫu (32)
      • 3.2.2 Kiểm soát chất lượng thành phẩm sản xuất đại trà (35)
      • 3.2.3 Kiểm tra chất lượng thành phẩm (37)
      • 3.2.4 Quy trình sửa lỗi (38)
    • 3.3 Các lỗi thường gặp trong hoạt động kiểm soát chất lượng tại dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 (40)
    • 3.4 Phân tích nguyên nhân gây lỗi (46)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG MG1095 (54)
    • 4.1 Đánh giá chung (54)
    • 4.2 Những vấn đề còn tồn tại (55)
    • 4.3 Kiến nghị giải pháp (56)
      • 4.2.1 Giải pháp bảo trì máy móc (56)
      • 4.2.2 Giải pháp đào tạo, đánh giá và khen thưởng cho công nhân (61)
      • 4.2.3 Triển khai 5S trong khu vực sản xuất (65)
  • KẾT LUẬN (70)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, do sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Vì vậy mà các quốc gia cần phải học hỏi để phát triển nhiều hơn nhằm không bị thụt lùi so với nước bạn Theo Cirella và các cộng sự (2021), toàn cầu hóa là sự lan rộng, kết nối và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học, kỹ thuật, sản xuất và truyền thông trên thế giới Do vậy mà xu thế toàn cầu hóa là điều tất yếu và không thể ngăn cảng được xu thế này Sledge (2006) đã nhấn mạnh rằng toàn cầu hóa là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng thu nhập và doanh số bán hàng từ đó dẫn đến tiềm năng lợi nhuận lớn hơn Nếu biết cách thích ứng nhanh chóng với toàn cầu hóa, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả trong kinh doanh Để nắm bắt cơ hội này các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những chính sách kinh doanh và chiến lược sản phẩm phù hợp Doanh nghiệp có thể tận dụng những nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp để cải tiến chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý và chi phí sản xuất tối ưu nhất Theo kết quả nghiên cứu của Hill (2008) để các công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn, họ cần giảm chi phí sản xuất tổng thể để cải thiện chất lượng hoặc chức năng của sản phẩm Từ đó có thể thu hút được nhiều khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh đồng thời giúp doanh nghiệp mang lại mức lợi nhuận cao hơn.

Việt Nam ngày nay đã hình thành cho mình được một số ngành công nghiệp chủ lực cho nền kinh tế nước nhà như: ô tô, xe máy, khai thác, chế biến dầu khí, dệt may, da giày… đã góp phần tạo nền tảng quan trọng cho việc tăng trưởng và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước Theo ông Phạm Quang Vũ Anh thì hiện nay, ngành da giày Việt Nam hiện xếp thứ 2 trên thế giới với sản lượng xuất khẩu 1 tỷ đôi giày mỗi năm Điều này cho thấy ngành da giày cũng là ngành quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà Tiến sĩ Nguyễn Chí Thanh – Viện Trưởng Viện nghiên cứu Da – Giày đã phát biểu tại hội nghị Leather Summit 2023 với nhận định trong năm 2022, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới trong ngành sản xuất da giày với tỷ trọng6,71% Riêng về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam sản xuất da giày đạt 27 tỷ USD đứng vị trí thứ 2 với tỷ trọng 9,9% của toàn thế giới Do đó các công ty chuyên về da giày ở Việt Nam phải xây dựng chiến lược kinh doanh và liên tục đổi mới về sản xuất Từ đó, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho việc tăng trưởng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Hiện nay Việt Nam được xem như là thị trường gia công lớn của những tập đoàn nổi tiếng như Nike, Adidas Vào năm 2020, Phó chủ tịch Tập đoàn Nike, ông Chris Helzer đã khẳng định Việt Nam là thị trường sản xuất và xuất khẩu quan trọng khi chiếm đến 50% sản phẩm của Nike Với giá thành nhân công rẻ, mặt bằng nhà xưởng rộng lớn với chi phí thuê giá thấp đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam Cũng nhờ vào các yếu tố đó đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và nổi tiếng ởnhiều nước như Nike và Adidas Tuy nhiên, không thể chỉ phụ thuộc vào những lợi thế trên để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng Mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm mà Việt Nam cung ứng ra thị trường thế giới Alomar (2001) đã nhấn mạnh doanh nghiệp muốn tăng khả cạnh tranh và mở rộng thị trường thì cần phải liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu Cho thấy việc liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm là rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới Tuy nhiên Giáo sư người Nhật – Ishikawa cũng đã nói chất lượng là việc đáp ứng nhu cầu của thị trường với chi phí sản xuất thấp nhất Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm là một khía cạnh quan trọng Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải giúp doanh nghiệp tối ưu nhất chi phí sản xuất Qua đó cho thấy doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, họ cần phải đảm bảo được 2 yếu tố trên Bằng cách cải tiến liên tục, đổi mới máy móc, trang thiết bị và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất của mình Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể vừa cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh Đồng thời góp phần tối ưu được chi phí sản xuất của mình để tăng doanh thu.

Ngày nay với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của khách hàng.Doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng với chi phí sản xuất tối ưu Quá trình kiểm soát chất lượng là một hoạt động giúp công ty kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra của mình Từ đó giúp công ty nâng cao vị ngừng phát triển và cải tiến quy trình sản xuất Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng ở nhiều công ty vẫn chưa hoàn thiện Vì vậy, các vấn đề về chất lượng có thể gây ảnh hưởng lớn uy tín của nhà sản xuất đối với khách hàng.

Framas đang là một trong những công ty cung ứng sản phẩm cho hai tập đoàn lớn Nike và Adidas Công ty Framas luôn chú trọng vào việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng ngay tại chuyền sản xuất của mình Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát chất lượng vẫn còn nhiều tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Vì vậy, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá hoạt động kiểm soát chất lượng trong một dây chuyền sản xuất của nhà máy Để từ đó, có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động kiểm soát chất lượng Cụ thể là tác giả sẽ tập trung vào chuyền sản xuất mã hàng MG1095.

Vì những lý do trên, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Công nghệ GiàyDép Framas, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàngMG1095 tại công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas” Tác giả hy vọng thông qua đề tài sẽ giúp xác định được những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kiểm soát chất lượng Từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng tại dây chuyền sản xuất mã hàngMG1095 tại Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Từ đó tìm ra những vấn đề đang tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Thông qua các vấn đề để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất mã hàngMG1095.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành quan sát, tìm hiểu các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất trong nhà máy như: con người, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Việc quan sát sẽ giúp đưa ra những cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về các vấn đề thực sự còn tồn tại trong quá trình sản xuất Thông qua quan sát, tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn đối với các bộ phận quản lý, người lao động, công nhân tại nhà máy để nắm bắt được thông tin cụ thể và chính xác hơn.

Phương pháp thống kê: Thông qua quá trình quan sát, tiến hành đo lường, ghi nhận số liệu thống kê và phân tích những dữ liệu mà cá nhân thu thập được Căn cứ vào đây để tiến hành đánh giá về hoạt động kiểm soát chất lượng trong dây chuyên xuất mã hàng MG1095.

Kết cấu các chương của báo cáo

Bài báo cáo được trình bài theo bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về: sản phẩm và chất lượng, quản lý chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng.

Chương 3: Đánh giá hoạt động kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095.

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm tại dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIÀY DÉP FRAMAS 5

Tổng quan về Tập đoàn Framas

1.1.1 Tổng quan về Tập đoàn Framas

Tên quốc tế: Framas Group

Trụ sở: Framas Kunststofftechnik GmbH tại Thành phố Pirmasens, Đức

Quy mô: có hơn 3.300 nhân viên trên toàn thế giới

Lĩnh vực hoạt động: Trong suốt quá trình hình thành và hoạt động, Framas luôn luôn muốn tạo ra những sản phẩm mới, chưa từng có và làm cho những sản phẩm hiện có thậm chí còn tốt hơn Hiện tại, Framas đang phát triển và sản xuất các thành phần hiệu suất cao cho các thương hiệu giày thể thao, giày tiện dụng và thời trang của các thương hiệu lớn như: Adidas, Puma, Nike, Knauf, Uvex, Ronix.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Framas được thành lập năm 1948 có trụ sở chính tại CHLB Đức, trước đó có tên là Công ty Framas Germany Hiện nay, hơn 70 năm hoạt động với hơn 3.300 nhân viên, Framas đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Đức, Việt Nam, Hoa

Kỳ, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ý, Hồng Kông, Romania, Anh, Greece, Đức, Trung Quốc…

• 1988: Thành lập Công ty Framas Korea Ltd - Asian, Hàn Quốc, là cơ sở sản xuất giày đầu tiên của Tập đoàn ở Châu Á.

• 1993: Thành lập P.T Framas Indonesia Plastic Technology ở Jakarta, Indonesia.

• 1994: Thành lập trung tâm Framas Korea R&D chủ yếu về nghiên cứu và phát triển ở Busan, Hàn Quốc

• 1998: Thành lập Framas Don Guan và Công ty Phân phối – Framas

Hong Kong Ltd tại Hồng Kông.

• 2000: Thành lập công ty Framas Vietnam Ltd đầu tiên tại Việt Nam ở Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương.

• 2002: Thành lập nhà máy thứ hai tại Trung Quốc – Framas Fuzhou Ltd.

• 2008: Thành lập công ty Framas Korea Vina Ltd tại Thành phố Hồ Chí Minh.

• 2020: Thành lập Framas Taiwan tại Đài Loan.

• 2022: Thành lập Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas - Framas

Footwear Technologies tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch II tỉnh Đồng Nai. 1.1.3 Định hướng, tầm nhìn, sứ mệnh

Giá trị cốt lõi: “Create Innovation – Live Technology – Preserve Tradition”

Luôn luôn chú trọng vào việc sáng tạo và không ngừng phát triển để tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm tạo xu hướng cho công ty cũng như trên thế giới Những ý tưởng đặc biệt cho các sản phẩm định hướng tương lai được tạo ra trong tất cả các bộ phận và tại tất cả các chi nhánh của Framas.

Framas làm việc với sự ưu tiên của những công nghệ mới nhất và nhiều phương pháp hiện đại Phát triển dựa trên những nền tảng kiến thức kỹ thuật cao để tạo và phát triển những quy trình, sản phẩm mới với hiệu quả cao.

Framas được xây dựng dựa trên 70 năm kinh nghiệm và kiến thức truyền thống. Bắt đầu với những chiếc giày và sẽ giữ đây là sản phẩm đầu tiên cũng như cuối cùng, và giày vẫn là một phần cốt lõi trong danh mục đầu tư của Framas ngày nay cũng như xa hơn trong tương lai.

Tổng quan về Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas

Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas

Tên viết tắt: Framas Footwear Technologies Co., LTD

Tên giao dịch quốc tế: Framas Footwear Technologies Company Limited Địa chỉ: Đường số 3, Khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Thời gian bắt đầu hoạt động: Tháng 3 năm 2022

Quy mô: hiện công ty có khoảng 500 nhân sự bao gồm cả nhân viên văn phòng và công nhân nhà máy.

Hình 1.1 Logo của công ty TNHH Công nghệ Giày Dép Framas

(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)

Là một thành viên của Tập đoàn Framas, Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas chuyên sản xuất bán thành phẩm có nguồn gốc từ nhựa Được sử dụng trong các sản phẩm giày dép, cung cấp cho các thị trường như Mỹ, Đức, Việt Nam,

Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép Framas chủ yếu sản xuất các sản phẩm về nhựa Cụ thể là sản xuất các bán thành phẩm thuộc các chi tiết của các loại giày để cung cấp tập trung cho một số thương hiệu nổi tiếng về giày dép như: Adidas, Puma,Nike Các thành phẩm của công ty chủ yếu là các loại bán thành phẩm của giày dép như: đế giày, gót giày, miếng lót giày, đế ngoài để cung ứng cho các nhãn hàng trên.

Bảng 1.1 Một số thành phẩm công ty đang sản xuất

STT Tên thành phẩm Khách Loại thành phẩm hàng

Puma Đế giày có đinh

2 Outsold Future Mg Jr FB1096

5 Outsold Plate Sprint Star Đế ngoài

7 Midsole (Rod) Adios Đế giữa

8 Heel Counter Puma, Gót giày

(Nguồn: Phòng sản xuất của công ty)

Các thành phẩm của công ty chủ yếu là về các chi tiết nhựa cho giày dép, vì vậy, công nghệ công ty Framas đang sử dụng là quy trình ép phun nhựa Quy trình ép phun này cần có: đầu tiên là máy ép phun, thứ hai là khuôn ép và thứ ba là nguyên liệu nhựa.

• Đầu tiên là về máy ép phun, hiện tại Framas đang sử dụng hai dòng máy ép phun cơ bản là máy đứng và máy ngang Các loại máy ép nhựa chủ yếu sử dụng của các thương hiệu nổi tiếng được nhập khẩu từ nước ngoài như:Sumitomo, Mitsubishi, Toshiba, Meili.

• Về khuôn ép nhựa sẽ có mẫu riêng cho từng loại sản phẩm phù hợp với từng hình dáng, kích thước của mẫu mã đó Do mỗi sản phẩm sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau nên sẽ có nhiều loại khuôn khác nhau phù hợp cho từng kích cỡ đó Khuôn ở Framas chủ yếu được gia công ở Hàn Quốc và Đức sau đó được nhập khẩu về nhà máy Framas tại Việt Nam.

Nguyên liệu quan trọng nhất cho ép phun nhựa là nhựa, kết hợp với các chất tạo màu, thuốc nhuộm và chất kết dính Sự pha trộn của những thành phần này tạo ra vật liệu có màu sắc và đặc tính đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trong công nghệ này, nguyên liệu nhựa dẻo được nấu chảy thành chất lỏng, sau đó được bơm vào khuôn và được làm mát Khuôn xác định hình dạng 3D cuối cùng của thành phẩm Vận hành máy ép phun nhựa theo công nghệ ép phun gồm có 4 bước chính như sau:

Bước 1: đầu tiên là nguyên liệu nhựa thô được xử lý sẽ cho vào trong phễu chứa nguyên liệu của máy Đầu ra của phễu chứa là một hệ thống trục vít có dạng xoắn dùng để trộn và đưa nguyên liệu về phía của hệ thống gia nhiệt Nguyên liệu trong phễu sẽ được gia nhiệt nóng chảy với nhiệt độ phù hợp.

Bước 2: nhựa sau khi nóng chảy và với một áp lực lớn sẽ được đi vào khuôn ép bằng hệ thống trục vít của máy ép phun nhựa Khi đó, nhựa được gia nhiệt đã thành chất lỏng và được đẩy vào khuôn bằng kênh dẫn nhựa.

Bước 3: nhựa này sẽ điền đầy lòng khuôn đang đóng và các bộ phận trong máy sẽ làm mát khuôn ép để nhựa nóng chảy trong khuôn chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

Bước 4: sau thời gian cố định đủ để tạo hình sản phẩm trong khuôn, thì một phần khuôn di động sẽ tách ra và khi đó con người đã có thể lấy sản phẩm ra từ khuôn Ngay sau đó thì khuôn sẽ đóng lại và tiếp tục thực hiện một chu kỳ sản xuất mới.

1.2.3 Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Bộ phận nhân sự)

Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành hai nhóm quản lý và có từng tổng giám đốc riêng cho từng nhóm Tổng giám đốc của nhóm thứ nhất quản lý về mảng Administration và Finance Trong nhóm này bao gồm những bộ phận như sau: Administration, Finance & Accounting, Operational Excellence và Supply Chain và Operation Tổng giám đốc của nhóm thứ hai quản lý về mảng Sales & Marketing và Technology & Production Trong nhóm này gồm có các bộ phận: Operation, Supply Chain, Maintenance, Manufacturing và Quality.

Trong công ty sẽ được chia thành 4 cấp cơ bản: cấp thứ nhất là ban giám đốc có quyền quyết định mọi sự việc diễn ra trong công ty và thực hiện ký kết hợp đồng với các đối tác Cấp thứ hai là cấp quản lý nhóm bộ phận thường xuyên có mặt tại công ty để tham gia vào vận hành và quyết định những quyền hạn nội bộ trong công ty Cấp thứ tư là cấp trưởng bộ phận thực hiện chức năng quản lý bộ phận và làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới của mình cũng là cũng thứ năm Các trưởng bộ phận làm việc phải thông qua quyết định của cấp quản lý và đạt được sự chấp thuận của ban giám đốc Từ đó, trưởng bộ phận phân công công việc xuống cấp dưới của mình để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.

1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ phận chất lượng

Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý chất lượng

(Nguồn: Bộ phận nhân sự)

Bộ phận chất lượng là một bộ phận thuộc nhóm Technology & Production Bộ phận này gồm có trưởng bộ phận và được chia thành 3 nhóm với 3 nhân viên giám sát chính chịu trách nhiệm riêng cho từng nhóm.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Sản phẩm và chất lượng

Theo Tạ Thị Kiều An (2010) thì sản phẩm được xem là đầu ra của một quá trình Theo đó, đầu ra của một quá trình có thể là một sản phẩm cụ thể mà người dùng có thể cảm nhận được bằng cách cầm nắm và cảm nhận bằng những giác quan Hoặc trong trường hợp khác, đầu ra của quá trình là một sự trải nghiệm mà người dùng trải qua do một bên khác cung cấp Tóm lại có nhiều cách định nghĩa và phân loại sản phẩm khác nhau nhưng một trong những cách phân loại sản phẩm phổ biến thường được sử dụng là chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là nhóm sản phẩm vật chất: là những sản phẩm có mang những tính chất cơ lý hóa nhất định mà con người có thể tiếp xúc trực tiếp và sử dụng nó Thứ hai là nhóm sản phẩm phi vật chất: đó là các dịch vụ trải nghiệm trong hoạt động tiếp xúc giữa người cung cấp và khách hàng. Tóm lại sản phẩm được tạo ra cần phải đạt tiêu chuẩn để đáp ứng được lợi ích và mong muốn của con người Vậy những sản phẩm đạt tiêu chuẩn là những sản phẩm có chất lượng và phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Những quan điểm và định nghĩa về chất lượng luôn được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của xã hội cũng như giai đoạn chất lượng Khi nhắc đến chất lượng cần phải nghĩ ngay đến người tiêu dùng và nhà sản xuất Người tiêu dùng là những người cần sử dụng sản phẩm Và nhà sản xuất là những người cung cấp sản phẩm Vì vậy, chất lượng phải đảm bảo cả hai khía cạnh thuộc về người tiêu dùng và nhà sản xuất. Nghiên cứu của Brata và các cộng sự (2007), chất lượng là khả năng thực hiện chức năng của sản phẩm và là yếu tố hỗ trợ quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Powell (1995) đã nhận định chất lượng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của một công ty Theo 2 nhận định trên về chất lượng, ta thấy rõ được tác động của chất lượng đến cả hai khía cạnh người tiêu dùng và nhà sản xuất đã chỉ ra rằng

Khi đứng trên góc độ của người tiêu dùng để nhận định về chất lượng, Juran (1998) đã đưa ra quan điểm về chất lượng là sự phù hợp với việc sử dụng hoặc mục đích và công dụng Bên cạnh đó, Crosby (1979) cũng đã cho thấy rằng chất lượng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng về việc sử dụng của họ Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ hay chất lượng của sản phẩm cần phải đánh giá dựa trên góc độ của người tiêu dùng đầu tiên Từ đó có thể thấy rằng mục tiêu cuối cùng của việc sản xuất là làm hài lòng người tiêu dùng (Shewfelt, 1999) Với xu hướng hiện nay, chất lượng nên tập trung vào sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Horn và Salvendy (2006) cũng đã nhận định việc tìm hiểu các yêu cầu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm sẽ mang lại sự hài lòng của người tiêu dùng Qua đó cho thấy để đảm bảo được chất lượng cần phải đảm bảo được sự hài lòng và mong muốn của khách hàng.

Vì mục tiêu cuối cùng của chất lượng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đứng trên góc độ của một nhà sản xuất, Tjiptono (2012) đã kết luận chất lượng của sản phẩm phải bao gồm: hiệu suất, độ bền bỉ, thông số kỹ thuật, tính năng, độ tin cậy, thẩm mỹ, khả năng phục vụ và chất lượng, những yếu tố này của sản phẩm cung cấp phải tạo ra lợi ích cho khách hàng Qua đây cho thấy, khi đứng trên góc độ là một nhà sản xuất để nhận định về chất lượng cần phải xem xét về mặt các thông số kỹ thuật và chức năng của sản phẩm Tuy nhiên, Deming (1999) đã nhận định chất lượng là việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí sản xuất tối ưu nhất Một sản phẩm có chất lượng ngoài việc đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì phải đảm bảo được chi phí thấp nhất Khi bán ra thị trường, đối với nhà sản xuất phải đảm bảo được sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp với mức chi phí phù hợp và tối ưu Evans và Lindsay (1999) cho rằng hầu hết các nhà sản xuất đều biết rằng nếu chất lượng sản phẩm hay dịch vụ kém sẽ không thu hút được khách hàng Vì vậy, chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với nhà sản xuất.

Tóm lại, chất lượng phải đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau tùy vào cái nhìn của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Đối với khách hàng, chất lượng phải đảm bảo cung cấp được sự hài lòng, sự thỏa mãn về nhu cầu sử dụng của sản phẩm đó với giá thành thấp Đối với nhà sản xuất hay nhà cung cấp chất lượng phải đảm bảo được các đặc tính mà khách hàng yêu cầu Cùng với đó là chi phí sản xuất phải tối ưu nhất để có thể thu lại lợi nhuận cao nhất Vì vậy, để sản phẩm có chất lượng và đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và mục tiêu của nhà sản xuất thì cần phải có kiểm soát và quản lý chất lượng.

Quản lý chất lượng

Roger Ellis (1993) đã nhận định rằng đảm bảo chất lượng là một quá trình mà nhà sản xuất phải đảm bảo với khách hàng rằng hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của họ một cách nhất quán Đảm bảo chất lượng gồm có 3 đặc điểm chính là tập trung vào quy trình tạo ra sản phẩm, cải tiến chất lượng và đánh giá liên tục (Nguyễn Hữu Cương, 2017) Tóm lại đảm bảo chất lượng là một giá trị cốt lõi và các hoạt động có kế hoạch Quản lý chất lượng nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng với mục đích cuối cùng là làm tăng sự hài lòng và niềm tin của các bên sử dụng dịch vụ hay sản phẩm mà bạn cung cấp Đảm bảo chất lượng cần thực hiện từ khâu bắt đầu lập kế hoạch cho đến khi sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa nó Vì vậy mà các hoạt động đảm bảo chất lượng nên được xây dựng và xác định rõ ràng về mục tiêu, công việc cần làm trong từng giai đoạn Nhờ vậy mà có thể đảm bảo được chất lượng trong suốt vòng đời sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó Để có thể đảm bảo chất lượng thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng có thể có nhiều cách khác nhau Nhưng đối với một doanh nghiệp với mặt hàng sản xuất đa dạng, việc đảm bảo chất lượng có thể triển khai ngay lập tức đó là kiểm soát chất lượng.

Nghiên cứu của Roger Ellis (1993) đã nhận định, kiểm soát chất lượng là quy trình mà sản phẩm hoặc dịch vụ của quy trình liên quan đến sản xuất hoặc phân phối,được kiểm tra theo chuẩn định trước và bị từ chối hoặc tái chế nếu dưới tiêu chuẩn.Theo nghiên cứu của Montgomery (2020) đã nói rằng kiểm soát chất lượng phải thực hiện liên tục từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra Bên cạnh đó,Taylor và các cộng sự (1994) cũng đã nói việc kiểm soát chất lượng phải là một quá trình liên tục để theo dõi và đánh giá sản phẩm trong hoạt động sản xuất Qua đó có thể thấy kiểm soát chất lượng là công việc cơ bản nhất của việc quản lý chất lượng.Gồm tất cả các hoạt động về thu thập dữ liệu, phân tích, kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm Các hoạt động này hỗ trợ và kiểm soát giúp cho sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất Vì vậy kiểm soát chất lượng thường tập trung vào các sự cố, hỏng hóc hay lỗi nhằm loại bỏ để đảm bảo đầu ra đạt yêu cầu của nhà sản xuất cũng như khách hàng.

Nghiên cứu của Hayes (2023) đã cho thấy việc kiểm soát chất lượng có vai trò quan trọng vì nó có thể giúp tăng danh tiếng của công ty, ngăn việc tạo ra sản phẩm lỗi và tăng niềm tin cho người tiêu dùng Thực vậy, kiểm soát chất lượng là quá trình không chỉ diễn ra một lần mà là đánh giá thường xuyên Để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được cả tiêu chuẩn của nhà sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng Khi việc kiểm soát chất lượng được triển khai tốt sẽ đảm bảo cho sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp ở thị trường với mức giá hợp lý Giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác Bên cạnh đó, kiểm soát chất lượng hiệu quả có thể giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, sử dụng tối ưu và hiệu quả các nguồn lực có sẵn (Mitra, 2016) Khi hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được nhiều sản phẩm lỗi,đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng Bên cạnh đó có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về sản xuất lẫn nhân công, và có thể giảm thiểu được nhiều thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Để có thể kiểm soát được chất lượng thì nhà kiểm soát chất lượng cần phải xác định được những yếu tố tác động đến chất lượng của sản phẩm đó Các vấn đề chất lượng sẽ được giải quyết dựa trên những yếu tố tác động Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp phù hợp với từng yếu tố một Như vậy sẽ giúp việc cải thiện chất lượng đạt được hiệu quả cao hơn Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể chia chúng thành 4 nhóm theo 4M - Man, Methods, Material, Machines (Knop và Mielczarek, 2018).

Nhóm yếu tố con người (Man): bao gồm cả người quản lý cấp cao đến từng người công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất Về ban quản lý là những người đưa ra những quyết định về quy trình hay nhiệm vụ cải tiến, kiểm soát chất lượng cho sản phẩm Công nhân viên là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm bằng cách điều khiển máy móc thiết bị và tác động đến nguyên vật liệu Bên cạnh đó, con người còn phải thực hiện nghiên cứu để thiết kế và tạo ra những sản phẩm có công dụng phù hợp với người tiêu dùng Vì vậy, dù cho khoa học công nghệ có phát triển và hiện đại như thế nào đi nữa Thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác kiểm soát và cải thiện xuyên nâng cao trình độ để có thể hoàn thiện tốt hoạt động kiểm soát chất lượng cho sản phẩm.

Nhóm yếu tố phương pháp (Methods): khi đề cập đến phương pháp thì việc đầu tiên cần nghĩ đến đó là phương pháp quản lý hay các chính sách về chất lượng của người đứng đầu doanh nghiệp Trình độ và nhận thức của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách, mục tiêu và việc triển khai chất lượng của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, nếu những người đứng đầu nhận thức được rõ vai trò và sự ảnh hưởng của chất lượng đối với hoạt động kinh doanh và sự cạnh tranh Họ sẽ có kế hoạch và chiến lược kinh doanh và phương pháp tổ chức về các hoạt động và mục tiêu chất lượng phù hợp và đúng đắn nhất Dựa trên cơ sở đó, họ sẽ triển khai và tổ chức thực hiện một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận Giúp từng cá nhân trong công ty hiểu được vai trò của chất lượng sản phẩm để trong quá trình hoạt động có thể hoàn thành mục tiêu chất lượng đã đề ra Vì vậy, các hoạt động trong doanh nghiệp cũng đồng thời phản ánh được phần nào hoạt động của quản lý chất lượng.

Yếu tố nguyên vật liệu (Material): khi nói đến sản phẩm thì không thể nào không nhắc đến nguyên liệu đã cấu thành sản phẩm đó Vì vậy, nguyên liệu là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm Những sản phẩm tốt và đạt chất lượng thì chắc chắn nguyên liệu tạo thành sản phẩm đó cũng là những nguyên liệu tốt nhất Vì vậy, việc đầu tiên để sản phẩm đạt chất lượng đó là phải có những nguyên liệu đạt chất lượng Để có được những nguyên liệu đáp ứng yêu cầu chất lượng nhà quản lý cần phải xây dựng những kế hoạch nguyên liệu chuẩn xác nhất Nguyên liệu cần đảm bảo về mặt chất lượng là ưu tiên, bên cạnh đó, cần phải đảm bảo về mặt số lượng và các kỳ hạn giao hàng Nhờ vậy mà quá trình sản xuất mới diễn ra đúng tiến độ và hoạt động sản xuất ổn định Từ đó, cũng có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động chất lượng của doanh nghiệp.

Yếu tố máy móc, thiết bị (Machines): sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp sản xuất Mà cụ thể là tác động trực tiếp đến sự vận hành của máy móc và thiết bị Sự hoạt động và đồng bộ của máy móc có ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của sản phẩm Bên cạnh đó là các kỹ thuật và công nghệ hiện đại của máy cũng có tác động trực tiếp đến chất lượng Nhờ máy móc thiết bị mà các hoạt động sản xuất có thể giảm thiểu được các hoạt động của con người Sản phẩm được làm ra có tính chất ổn định và được đồng bộ hơn.

Vì vậy mà chất lượng của sản phẩm cũng có thể đạt được hiệu quả cao hơn Yếu tố máy móc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tăng khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa các dạng sản phẩm Nhờ vào đó có thể tăng được khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng

Trong quá trình kiểm soát chất lượng không thể nào thiếu các công cụ hỗ trợ. Nếu không ứng dụng các công cụ thì có thể việc thống kê và cải tiến chất lượng không mang lại hiệu quả cao Bằng cách thu thập số liệu sau đó sẽ biểu diễn thành những hình ảnh minh họa, hay dưới dạng biểu đồ qua đó có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề Nhờ vào những công cụ này mà công tác kiểm soát chất lượng có thể giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng Một số công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng phổ biến thường gặp như sau:

Lưu đồ là một hình thức biểu diễn một thuật toán hoặc một quá trình, nó gồm các hình ảnh và ký hiệu khác nhau được biểu diễn theo thứ tự mũi tên Lưu đồ thể hiện toàn bộ các bước cần thực hiện của một quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Crews và Ziegler (1998) đã nhận định lưu đồ là một giải pháp thiết kế đơn giản và dễ hiểu về việc tổng quát một vấn đề nào đó Lưu đồ thể hiện tiến trình các công việc bằng các kí hiệu và chia nhỏ công việc để biết được công việc đó là gì và do ai sẽ chịu trách nhiệm công việc đó Thông qua các bước được thể hiện trên lưu đồ, người dùng có thể tìm ra được điểm yếu và hạn chế của các vấn đề xuất hiện trong quy trình Từ đó, người dùng có thể chuẩn hóa hoặc sửa đổi quy trình hiện tại sao cho phù hợp hơn.

Phiếu kiểm tra là một dạng biểu mẫu hay văn bản dùng để ghi chép và thu thập thông tin và dữ liệu Phiếu kiểm tra hỗ trợ thu thập dữ liệu một cách có hệ thống (Magar và Shinde, 2014) Là hình thức lưu trữ văn bản theo phương pháp thống kê dữ liệu Nó giúp thể hiện thông tin và dữ liệu một cách trực quan và nhất quán Hiện nay, phiếu kiểm tra được sử dụng rộng rãi trong các xưởng sản xuất, đặc biệt là trong hoạt động kiểm soát chất lượng Phiếu kiểm tra giúp ghi chép các thông tin, sự kiện hay những dữ liệu định theo dõi thường xuyên Giúp người sử dụng có thể kiểm soát được lỗi sai và số lần lặp của những sai hỏng Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích và biết được thứ tự ưu tiên của công việc cần thực hiện Phiếu kiểm tra rất đa dạng, tuy theo tình hình thực tế và nhu cầu của người sử dụng để thiết kế từng phiếu kiểm tra phù hợp. Để xác định được lỗi trong quá trình kiểm soát thì chúng ta cần phải thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan Và Pareto là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp xử lý dữ liệu một cách chính xác và nhanh nhất Công cụ này dùng để phân tích và phân tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi tổng thể những nguyên nhân gây lỗi Từ đó giúp nhà quản trị xác định được nguyên nhân cần ưu tiên và tập trung xử lý Quy luật của biểu đồ Pareto cho rằng, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra Hoặc trong trường hợp nói đến quản lý chất lượng, quy luật pareto cho rằng 80% hư hại về chất lượng là do 20% nguyên nhân gây ra Từ đó doanh nghiệp có thể tập giải quyết 20% nguyên nhân chủ yếu gây ra 80% về hư hại Khi áp dụng nguyên tắc Pareto, các nhà quản lý doanh nghiệp và người dùng có thể dễ dàng nhận ra được lợi ích mà Pareto mang lại Pareto giúp khoanh vùng các vấn đề cần được giải quyết ưu tiên để có kế hoạch phân bổ nguồn lực và chi phí hợp lý Từ đó có kế hoạch làm việc rõ ràng giúp năng cao hiệu suất cũng như chất lượng trong quá trình làm việc. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vấn đề trong một quy trình sản xuất có thể đề cập đến một công cụ phổ biến đó là biểu đồ nhân quả Hay con gọi là biểu đồ xương cá, là một dạng biểu đồ nhằm liệt kê danh sách các đại diện cho mối qua hệ giữa nguyên nhân và kết quả Dùng biểu đồ nhân quả giúp người sử dụng dễ dàng xác định và tìm kiếm những nguyên nhân gây ra những vấn đề trong quy trình Trong một doanh nghiệp, thường có 4 nhóm nguyên nhân chính gây nên các vấn đề: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp Trong biểu đồ nhân quả, phần đỉnh của nhánh chính là đại diện cho vấn đề cần giải quyết và các nhánh phụ là những đại diện cho nguyên nhân gây ra vấn đề Các nhánh đó còn được mở rộng hơn nữa để thể hiện những nguyên nhân tác động đến nguyên nhân chính đó Qua đó cho thấy biểu đồ nhân quả là một công cụ hiệu quả Giúp dễ dàng sử dụng để phân tích và giải quyết những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp Từ đó tìm ra những nguyên nhân chính và đề xuất những giải pháp khắc phục phù hợp cho những vấn đề đó.

Một trong những phương pháp giúp tăng cường và cải thiện tình trạng sử dụng cho máy móc trong hoạt động kiểm soát chất lượng đó là TPM Là hình thức bảo trì giúp tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị, loại bỏ sự cố và thúc đẩy bảo trì tự chủ thông qua các hoạt động hằng ngày của người vận hành (Nakajima, 1989) Theo nghiên cứu của Cudney và Agustiady (2018) thì TPM giúp hướng tới mục tiêu giảm hoặc loại bỏ sự cố của thiết bị và mục tiêu không có lỗi trong khi sản xuất Khi áp dụng công cụ TPM sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Đầu tiên có thể góp phần tăng năng suất sản xuất bằng cách giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi Có thể nâng cao kiến thức và bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên do công nhân vận hành máy trực tiếp chịu trách nhiệm bảo trì Thông qua TPM sẽ giúp tối ưu hóa được khả năng sẵn sàng của máy móc, giúp máy móc được sử dụng đạt được hiệu quả và hiệu suất cao với mức chi phí thấp.

Và một trong những nền tảng quan trọng của hoạt động TPM đó là hoạt động bảo dưỡng tự chủ (Autonomous Maintenance – AM) (Komatsu, 1999).

Bảo dưỡng tự chủ là một hoạt động trong đó người vận hành máy cùng với nhân viên bảo trì để thực hiện và bảo trì thiết bị của họ (Robinson và Ginder, 1995) Bảo dưỡng tự chủ là một hình thức mà người vận hành máy là người chịu trách nhiệm chính với các nhiệm vụ bảo trì cơ bản trên thiết bị mà chính họ sử dụng Các công việc họ cần làm như bôi trơn, siết chặt bu long, vệ sinh, làm sạch, kiểm tra và giám sát máy mà họ vận hành Bảo dưỡng tự chủ yêu cầu người vận hành máy phải được đào tạo các kỹ thuật và biết cách khắc phục sự cố Vì vậy, ta có thể nhận thấy được một số lợi ích mà bảo dưỡng tự chủ có thể đem đến cho doanh nghiệp Chi phí lao động thấp hơn bởi vì người vận hành luôn ở bên cạnh máy của họ Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn sự thiếu hiệu quả liên quan đến việc đi lại và thời gian chờ đợi kỹ thuật viên bảo trì đến Thiết bị được làm sạch và bôi trơn đúng cách giúp kéo dài hiệu suất tối ưu của thiết bị Bởi vì người vận hành luôn làm việc liên tục với máy móc, vì vậy họ sẽ khai thác được và rất hiểu rõ về máy móc mà họ sử dụng Điều này có nghĩa là nếu có bất kỳ trục trặc nào của thiết bị họ có thể nhận ra sớm và thực hiện các giải pháp thích hợp để giải quyết những trục trặc đó.

Trong các chương trình bảo trì năng suất toàn diện TPM thì OEE là một chỉ số đặc

(A) đo lường tổng thời gian hệ thống không hoạt động do sự cố, thiết lập và điều chỉnh cũng như các thời điểm dừng khác Nó cho biết tỷ lệ thời gian hoạt động thực tế so với thời gian dự kiến hoạt động Hiệu suất (P) đo tỷ lệ giữa tốc độ vận hành thực tế của thiết bị và tốc độ lý tưởng (dựa trên công suất thiết bị như thiết kế ban đầu) Tỷ lệ chất lượng (Q) tính đến tổn thất về chất lượng do số lượng hàng lỗi trong sản xuất.

Nghiên cứu của Gupta và Garg (2012) đã chỉ ra rằng hệ số OEE trung bình của các nhà máy sản xuất khoảng 60% Đối với các nhà máy quản lý tốt theo tiêu chuẩn của thế giới thì hệ số OEE khoảng 85% trở lên, với các chỉ số đạt ở mức như sau: chỉ số hữu dụng đạt 90%, chỉ số hiệu suất đạt 95% và chỉ số chất lượng đạt 99,99% Nhờ vào phân tích OEE và các chỉ số có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất Một trong những lợi ích mà OEE mang lại đó là giúp quy trình có ít lỗi chất lượng hơn (Kumar và các cộng sự, 2014) Bên cạnh đó, OEE còn giảm thời gian dừng máy và giảm được tai nạn trong nhà máy.

5S là từ viết tắt của 5 từ chữ S, là tên của một phương pháp quản lý và tổ chức sắp xếp môi trường, nơi ở hay không gian làm việc 5S gồm có 5 bước theo trình tự 5 chữ S như sau: sàng lọc (Seiri); sắp xếp (Seiton); sạch sẽ (Seiso); săn sóc (Seiketsu); sẵn sàng(Shitsuke) Theo Patten (2006) thì phương pháp 5S cải thiện được thời gian ngừng hoạt động và giảm được hàng tồn kho, hàng lỗi và các chi phí liên quan Nhằm nâng cao năng suất bằng việc loại bỏ những lãng phí và giảm bớt các yếu tố bất hợp lý của một quá trình Michalska và Szewieczek (2007) đã cho rằng phương pháp 5S là chìa khóa cho việc cải tiến năng suất và chất lượng Vì vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy một số lợi ích mà phương pháp 5S mang lại 5S giúp giảm các hoạt động và sự di chuyển không cần thiết và giảm lỗi do con người gây ra và tai nạn lao động Giảm thời gian tìm dụng cụ,thiết bị, giảm số lượng lưu trữ và các chi phí trong kho lưu trữ Cải thiện được không gian làm việc, sự an toàn và tinh thần kỷ luật, tự giác làm việc của nhân viên Nâng cao năng suất tổng thể và chất lượng của sản phẩm Kết quả nghiên cứu của Kareem và Talib(2015) đã nói 5S không chỉ giúp mang lại lợi thế cạnh tranh mà còn có thể tăng hiệu quả tài chính Vì vậy, có thể nói đây là một phương pháp có thể mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp khi áp dụng.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG MG1095

Tổng quan về quy trình sản xuất mã hàng MG1095 22 3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 23

Hình 3.1 Quy trình sản xuất mã hàng MG1095

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

Hình 3.1 mô tả quy trình sản xuất tổng quát của mã hàng MG1095 Quy trình này bao gồm 5 công đoạn: chuẩn bị nguồn lực đầu vào; sản xuất thành phẩm mẫu; sản xuất đế; ép đinh vào đế; kiểm tra chất lượng thành phẩm Ở công đoạn đầu chuẩn bị nguồn lực đầu vào cho sản xuất, cần có nguyên liệu là nhựa và khuôn ép nhựa Ở công đoạn kế tiếp, hàng mẫu được sản xuất thử để bộ phận kiểm soát chất lượng kiểm tra và so sánh với yêu cầu và mẫu sản phẩm của khách hàng Sau khi kiểm tra chất lượng của hàng mẫu thì hoạt động sản xuất hàng loạt mã hàng MG1095 được tiến hành ở công đoạn thứ ba và công đoạn thứ tư Ở công đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng thành phẩm sau đó đóng gói và giao đến khách hàng Để hiểu hơn về hoạt động kiểm tra chất lượng trong từng

3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 3.2.1 Kiểm soát chất lượng thành phẩm mẫu

Hình 3.2 Quy trình kiểm tra hàng mẫu trước khi sản xuất

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

• Kiểm tra nguyên vật liệu:

Việc chuẩn bị nhựa sẽ thuộc trách nhiệm của bộ phận phòng màu và nguyên vật liệu (C&M) Khi bắt đầu ca sản xuất, công nhân C&M sẽ có được thông tin về nguyên liệu nhựa cần thiết cho ca sản xuất Khi đó, công nhân C&M sẽ chuẩn bị nhựa và kiểm tra các tính chất về phần trăm pha trộn, khối lượng nhựa và màu sắc dựa theo yêu cầu của mã hàng sản xuất tương ứng Nguyên vật liệu được dùng cho quy trình phun ép bao gồm: nguyên liệu gốc (nhựa) và phụ liệu (màu, thuốc màu).

Trong đó, nguyên liệu gốc là nhựa gồm các nhóm nhựa như: ABS, PP, PE, PC, POM, … Phụ liệu (màu, thuốc màu) với mỗi mã sản phẩm, yêu cầu về màu sắc của sản phẩm sẽ khác nhau và rất đa dạng như: trắng, xanh, vàng, đỏ, xám… Bên cạnh đó, nhựa còn được phân thành 3 loại theo từng tính chất cụ thể Thứ nhất là nhựa nguyên sinh là nhựa gốc chưa qua sản xuất Thứ hai là nhựa tái chế là nhựa còn lại sau khi sản xuất và nhựa của runner, phế phẩm được tái chế Thứ ba là nhựa trộn được pha trộn từ nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế.

Phải phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của mỗi thành phẩm sẽ được dùng nguyên liệu với nhiều tỷ lệ nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế và nhựa pha trộn với những tỷ lệ sử dụng khác nhau Sau khi chọn được loại nguyên liệu, khối lượng và tỷ lệ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất Nguyên liệu đó sẽ được trộn đều, xử lý màu và sấy khô trước khi được đưa vào phễu chứa của máy ép nhựa Đối với ép phun nhựa, thì việc xử lý độ ẩm, độ khô của nguyên liệu là rất quan trọng vì nó phải đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu thì mới cho thành phẩm đạt chất lượng. Ởcông đoạn sản xuất 2 – ép đinh vào đế, nhựa để ép đinh là một loại cố định là loại nhựa trong suốt Nên tất cả các mã hàng MG1095 có màu sắc khác nhau nhưng đinh ép vào đế đều sẽ giống nhau Vì vậy, việc chuẩn bị nhựa cho ép ở công đoạn 2 sẽ dễ dàng hơn và hầu như nguyên liệu sẽ luôn có sẵn Sau khi có nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu, bộ phận sản xuất và QC sẽ nhận nguyên liệu từ bộ phận C&M cùng với phiếu kiểm tra chất lượng nguyên liệu Trên phiếu gồm có những thông tin như sau: tên mã hàng sản xuất, phần trăm và tỷ lệ nguyên liệu nhựa, màu sắc và độ ẩm Trên đó, sẽ có hình ảnh màu sắc của thành phẩm và màu sắc của nguyên liệu nhựa đã được xử lý.

Việc chuẩn bị khuôn sẽ thuộc trách nhiệm của công nhân kỹ thuật thuộc bộ phận sản xuất Khi có mã hàng mới sản xuất, công nhân kỹ thuật thực hiện vệ sinh khuôn,kiểm tra về chiều dài, bề mặt của lòng khuôn và sau đó là thay khuôn vào máy ép phun khuôn ép cho đế sẽ được thiết kế riêng theo từng kích cỡ đó Đối với khuôn ép đinh vào đế cũng sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của đế giày mà có số đinh khác nhau Vì vậy khuôn ép đinh cũng sẽ được thiết kế riêng cho từng loại Qua đó, cho thấy số lượng khuôn ép nhựa và ép đinh cho mỗi mã hàng là rất nhiều vì vậy sẽ rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình quản lý và sử dụng.

Các điểm quan trọng ở công đoạn này cần lưu ý là công việc lên khuôn, cho nhựa vào phễu chứa và khởi động máy, đây là công việc thuộc nhiệm vụ của bộ phận sản xuất Khi nhận được nhựa từ bộ phận nguyên vật liệu thì bộ phận sản xuất phải chuyển nhựa vào phễu chứa của máy Quá trình này đảm bảo phải diễn ra trong môi trường sạch sẽ để nguyên liệu không bị bám bụi bẩn hay bị lẫn tạp chất từ môi trường Khi lên khuôn phải đảm bảo khuôn không bị va chạm hay bị tác động bởi các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình ép phun Bên cạnh đó là việc điều chỉnh máy bao gồm chỉnh các thông số máy về nhiệt độ, áp suất, nhiệt sấy, nhiệt ẩm, tốc độ phun, … và thời gian đóng mở khuôn và đóng mở cửa máy Trong trường hợp các thông số máy được điều chỉnh không chính xác theo tiêu chuẩn và phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tạo ra.

• Kiểm tra chất lượng thành phẩm mẫu:

Sau khi kiểm tra chất lượng của nhựa và khuôn sẽ tiến hành sản xuất mẫu và kiểm tra chất lượng hàng mẫu Nếu thành phẩm sản xuất mẫu đạt chất lượng và tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ cho máy được sản xuất hàng loạt Khi đã sẵn sàng chạy máy để sản xuất hàng mẫu, QC sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất hàng loạt bằng cách kiểm tra 5 shot (mỗi shot sẽ cho 1 đôi chiếc trái và chiếc phải) đầu tiên 5 đôi đầu tiên phải kiểm tra kỹ mỗi khi có mã mới, thay khuôn, thay màu, thay nhựa và ghi chép vào báo cáo.

So với mẫu theo yêu cầu của khách hàng, việc kiểm tra sẽ bao gồm: kích thước(chiều dài, chiều ngang), màu sắc, logo và kiểm tra từng chi tiết theo bảng 3.1 bên dưới.Nếu 5 đôi đầu tiên cho thành phẩm đạt chất lượng thì QC sẽ chấp nhận cho sản xuất hàng loạt và dùng mẫu đó đặt tại vị trí sản xuất để công nhân đứng máy và trimmer trong lúc thực hiện sản xuất có thể so sánh và đối chiếu Nếu trường hợp thành phẩm mẫu không đạt sẽ cho kiểm tra lại khuôn ép, các thông số của máy và nguyên liệu nhựa.

3.2.2 Kiểm soát chất lượng thành phẩm sản xuất đại trà

Sau khi kiểm tra thành phẩm sản xuất mẫu sẽ cho tiến hành sản xuất hàng loạt mã hàng MG1095 Sản xuất hàng loạt mã hàng MG1095 phải qua 2 công đoạn như sau: công đoạn thứ 1 – tạo bán thành phẩm bước base (sản xuất đế); công đoạn thứ 2 – tạo thành phẩm bước stud (ép đinh vào đế) Để hiểu hơn về từng công đoạn sản xuất và công tác kiểm tra chất lượng thành phẩm trong từng công đoạn Ta tiến hành tìm hiểu từng thao tác trong mỗi công đoạn sản xuất mã hàng MG1095 dưới đây.

Hình 3.3 Công đoạn 1: Tạo bán thành phẩm bước base – sản xuất đế giày

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

Hình 3.4 Công đoạn 2: Tạo thành phẩm bước stud – ép đinh vào đế

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

Qua hình 3.3 và hình 3.4, ta thấy rõ từng bước cụ thể, nhiệm vụ và công việc mà người công nhân phải thực hiện để hoàn thành công đoạn sản xuất hàng loạt mã hàng MG1095 Trong mỗi thao tác người công nhân cần phải chú ý những điều sau đây:

- Đầu tiên khi mở cửa của máy, phải đợi cửa mở hết rồi chờ khuôn mở rồi mới được lấy thành phẩm.

- Thứ hai, phải lấy hết runner trong khuôn ra trước khi lấy thành phẩm, không được để sót runner trong khuôn.

- Thứ ba, khi lấy thành phẩm ra phải lấy từng chiếc một, tránh để cho thành phẩm bị trầy xước và bị biến dạng.

- Thứ tư, kiểm tra trong khuôn xem còn sót vật gì hay không, nếu trường hợp còn sót vật gì đó, mà máy đã chạy và khuôn đã đóng thì công nhân vận hành máy cần bấm nút dừng khẩn cấp.

- Riêng đối với công đoạn 2, với thao tác gắn base vào khuôn, công nhân cần chú ý thao tác thực hiện cẩn thận, tránh để base bị dơ, dính nhớt hay hư hỏng, biến dạng.

Tuy nhiên những yêu cầu này được đề ra những chỉ là những lời nói, chưa được cụ thể hóa thành những thao tác hay minh họa hình ảnh để hướng dẫn cho công nhân có thể thực hiện theo Vì vậy, đây là một trong những khía cạnh còn thiếu sót mà nó có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất.

3.2.3 Kiểm tra chất lượng thành phẩm

Trong từng công đoạn kiểm tra chất lượng mã hàng MG1095, khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm đặc biệt được chú trọng do đây là khâu cuối cùng Sau khi thành phẩm được kiểm tra chất lượng sẽ được đóng gói và giao đến tay khách hàng.

Vì vậy, kiểm tra chất lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất được quy định phải thực hiện kiểm tra theo từng điểm chi tiết cụ thể dưới đây.

Bảng 3.1 Trình tự trong công đoạn kiểm tra chất lượng thành phẩm

Thứ Trình tự Nội dung công việc Chú ý tự công việc

Màu phải giống với mẫu chuẩn, 5

1 Kiểm tra màu chiếc phải được trải đều ra và tất cả phải đồng màu với nhau.

Kiểm tra lỗi Lấy 1 shot chiếc trái và phải kiểm Áp dụng kiểm tra cho

2 tra các chữ, các dấu in ấn trên đế từng chiếc một - cả khuôn phải giống nhau chiếc trái và phải.

Không được cố ý bỏ qua

Cầm 5 chiếc nhìn từ trên mũi Kiểm tra lỗi xuống dưới gót xoay 1 vòng và bất kỳ thành phẩm nào.

3 kiểm những lỗi chính như hư hỏng, bề mặt thiếu nhựa, bỏng, quầng, chấm

Thứ Trình tự Nội dung công việc Chú ý tự công việc

Lấy 1 shot để kiểm tra độ dài mỗi

Các lỗi thường gặp trong hoạt động kiểm soát chất lượng tại dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095

Bảng 3.2 thống kê số liệu về sản lượng thành phẩm được làm ra của dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022 Trong đó, có tổng sản lượng, số lượng thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và số lượng phế phẩm Tuy nhà máy mới thành lập, nhưng theo yêu cầu của công ty, mỗi mã hàng sản xuất tại nhà máy chỉ đạt ở mức tối đa 5% phế phẩm trên tổng số thành phẩm làm ra Tuy nhiên đối với mã hàng MG1095 hiện tại thì số lượng phế phẩm luôn trên mức 5% so với yêu cầu của công ty Vì vậy, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích các yếu tố tác động đến dây chuyền sản xuất mã hàng này Thông qua đó, tác giả có thể hiểu hơn những nguyên nhân tác động đến chất lượng thành phẩm của dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095.

Bảng 3.2 Tình hình sản xuất thực tế của mã hàng MG1095

Mã hàng MG1095 Tháng Sản lượng Số lượng đạt tiêu chuẩn Số lượng lỗi Tỷ lệ lỗi

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

Qua bảng 3.2 ta thấy rõ tỷ lệ lỗi trong 6 tháng kể từ khi nhà máy chính thức bắt đầu sản xuất vào năm 2022 luôn cao từ khoảng 6% đến trên 7% trên tổng số thành phẩm được sản xuất Cụ thể, trong tháng đầu tiên là tháng 4/2022 khi chính thức sản xuất thì sản lượng thành phẩm đạt 34.074 thành phẩm, nhưng số lượng lỗi lên đến 2.286 thành phẩm chiếm tỷ lệ lên tới 6,71% Sang tháng tiếp theo là tháng 5/2022 có sự cải thiện nhưng không đáng kể tỷ lệ lỗi giảm từ 6,71% xuống 6,41% Qua đến tháng 6/2022 lại tăng tỷ lệ lỗi thêm 0,01% và giảm xuống còn 6,36% vào tháng 7.Tuy nhiên, với tình trạng hàng lỗi và việc kiểm soát chất lượng chưa được chặt chẽ nên tỷ lệ lỗi lại tiếp tục tăng thêm Vào tháng 8/2022 với số lượng hàng lỗi là 3.530 thành phẩm lỗi chiếm tỷ lệ là 7,25% Vào tháng 9/2022 tỷ lệ thành phẩm lỗi tăng nhẹ lên 7,3% với số lượng hàng lỗi là 3.154 thành phẩm trên tổng 58.086 thành phẩm được sản xuất Với tình trạng số lượng phế phẩm tăng giảm liên tục và luôn trên mức5% cho thấy công tác kiểm tra và khắc phục lỗi chưa được thực hiện tốt Bảng 3.3 thể hiện các lỗi thành phẩm thường xuất hiện trong dây chuyền sản xuất mã hàngMG1095 và các nguyên nhân cơ bản gây ra lỗi.

Bảng 3.3 Các lỗi thường gặp và nguyên nhân cơ bản

STT Tên lỗi Nguyên nhân cơ bản

+ Thao tác không chính xác + Rò rỉ nguyên vật liệu

1 Dấu chìm, dấu dầu + Môi trường bụi bẩn, nấm mốc

+ Máy rò rỉ, dính dầu + Môi trường làm việc ô nhiễm

+ Môi trường xử lý nhựa không sạch

2 Dơ, chấm đen + Nòng còn lẫn bụi và tạp chất

+ Môi trường sản xuất xung quanh lẫn bụi

+ Nòng không sạch + Nhựa lẫn tạp chất

3 Sai màu + Thông số máy sai

+ Nhiệt độ không thích hợp (nhiệt nòng, nhiệt sấy, nhiệt khuôn)

+ Tốc độ phun và nhiệt độ quá cao

4 Bọt khí + Kênh và chốt thông gió bị bám bụi bẩn

+ Nguyên liệu bị ẩm, tỷ lệ nguyên liệu có tái chế cao

+ Bề mặt khuôn bị va chạm gây hở, móp, hoặc bị dính nhựa cũ

5 Tràn nhựa + Áp suất phun cao

+ Công nhân gắn sản phẩm vào khuôn bị sai vị trí, sai hướng

+ Khuông không đạt chất lượng

6 Trầy xước bề mặt + Thao tác công nhân vướng víu, va chạm sản phẩm vào vật gây xước

+ Thông số máy có vấn đề

7 Cháy nhựa + Sử dụng tỷ lệ vật liệu tái chế cao

+ Nhựa bị ẩm + Khuôn không đạt chất lượng

STT Tên lỗi Nguyên nhân cơ bản

+ Thông số máy không chính xác

8 Sút ngắn + Độ ẩm của vật liệu

+ Vòi phun và ống xả nước trục trặc + Lỗ thông gió bị bám bẩn hoạt động không tốt

+ Thông số máy không chính xác + Tỷ lệ tái chế và độ ẩm nguyên liệu

9 Nhấp nháy + Bề mặt tiếp xúc khuôn xấu

+ Dòng chảy cổng phun không cân bằng + Hệ thống thoát nước hư hỏng

+ Thiết lập nhiệt độ khuôn bị cao

10 Cong, vênh + Áp suất cao, tốc độ phun cao

+ Hệ thống thoát khí bám bụi bẩn + Runner và sản phẩm khó tách

11 Quầng nhựa + Nhựa lẫn tạp chất, nhựa khác

+ Trục vít nòng dơ, vệ sinh không sạch

+ Nguyên liệu quá khô nên bị giòn

12 Nứt, mẻ xung quanh + Thời gian mở khuôn nhanh

+ Bề mặt khuôn bị móp mẻ,

13 Cắt sai + Nhiệt độ, lực kẹp của máy

14 Lỗi khác Những lỗi xuất hiện với tần suất rất thấp và ít khi xuất hiện

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hiện tại ở Framas, các thành phẩm làm ra có rất nhiều lỗi với tổng số lượng lỗi cụ thể xuất hiện theo từng mã hàng có khoảng 43 lỗi Trong đó, mỗi loại mã hàng sẽ có từng loại lỗi riêng cũng như một số lỗi sẽ xuất hiện chung cho các mã hàng Riêng đối với mã hàng MG1095, thường xuất hiện 13 lỗi chính và những lỗi nhỏ khác không đáng kể (bảng 3.3) Để hiểu rõ về tình trạng phế phẩm thuộc mã hàng MG1095, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về số lượng và tần suất xuất hiện các lỗi thường gặp trong dây chuyền sản xuất Bảng 3.4 thống kê số lượng các nguyên nhân gây thành phẩm lỗi trong tháng 9 năm 2022 của mã hàng MG1095:

Bảng 3.4 Bảng thống kê số lượng lỗi trong tháng 9 năm 2022

Mã lỗi Tên lỗi Số lượng lỗi (chiếc) Tỷ trọng (%)

SO Dấu chìm, dấu dầu 586 18,6%

CA Nứt mẻ xung quanh 32 1,0%

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)

Thông qua bảng 3.4 về thống kê số lượng thành phẩm lỗi trong tháng 9 năm

2022, tác giả tiến hành vẽ biểu đồ Pareto để xác định được những lỗi nào chủ yếu gây nên tỷ lệ lỗi lớn cho mã hàng MG1095.

Số lượng lỗi % lỗi tích lũy

Dơ, chìm, xước Cắt Bọt Sút Nứt Trầy Cháy Dấu Nhấp Cong, Quần Lỗi chấm đen dấu bề sai khí ngắn mẻ xước nhựa dầu nháy vênh nhựa khác dầu mặt

Hình 3.6 Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ sản phẩm lỗi của mã hàng MG1095

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào biểu đồ ở hình 3.6, ta có thể căn cứ theo nguyên tắc Pareto “80-20” và quy tắc điểm gãy, có nghĩa là 80% nguyên nhân và sự ảnh hưởng của vấn đề là do20% các nguyên nhân chủ yếu gây ra Dựa vào đó ta có thể xác định được 5 nguyên nhân gây ra nhiều lỗi nhất trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 Nguyên nhân đầu tiên gây ra lỗi nhiều nhất là “dơ, chấm đen” với số lượng lỗi là 605 phế phẩm chiếm tỷ lệ 19,2% Lỗi thứ hai thường xuyên xuất hiện là lỗi “dấu chìm, dấu dầu” với 586 phế phẩm với tỷ lệ là 18,6% Thứ ba là lỗi “trầy xước bể mặt” với số lượng lỗi trong tháng là 515 thành phẩm lỗi với tỷ lệ chiếm 16,3% trên tổng số lượng lỗi Thứ tư là lỗi “cắt sai” với số lượng lỗi là 457 phế phẩm chiếm tỷ lệ là 14,5% trên tổng số lượng hàng lỗi Cuối cùng là lỗi “bọt khí” với số lượng hàng lỗi là 335 phế phẩm với tỷ lệ chiếm là 10,6% trên tổng số phế phẩm của tháng Thông qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các bộ phận và vị trí liên đến các lỗi xảy ra trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 Tác giả tiến hành vẽ biểu đồ xương cá để

Phân tích nguyên nhân gây lỗi

Hình 3.7 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dơ, chấm đen

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đây là do xuất hiện những chấm đen hoặc chấm khác màu do lỗ hỏng hay những khiếm khuyết nhỏ về bụi bẩn hay dầu nhớt xuất hiện trên bề mặt của sản phẩm Lỗi này làm sản phẩm dính dơ và mất thẩm mỹ so với sản phẩm tiêu chuẩn. Các nguyên nhân gây ra lỗi này gồm có 4 nguyên nhân như sau:

Máy móc: máy móc là nguyên nhân đầu tiên gây ra lỗi sản phẩm về dơ và chấm đen Liên quan đến máy móc có các vấn đề như sau: đầu tiên là do khuôn ép nhựa bị rỉ sét do không thực hiện vệ sinh và bảo trì khuôn thường xuyên Ngoài ra, trong quá trình phun ép, khuôn phải được đóng mở liên tục để lấy sản phẩm Vì vậy bụi bẩn, tạp chất bên ngoài môi trường dễ bám vào Trong khi đó, người công nhân đứng máy không phát hiện được và vẫn tiếp tục cho đóng khuôn và sản xuất Vì vậy sản phẩm bị dính những vật lạ có màu đen hay những màu khác.

Con người: trong khi lấy sản phẩm từ khuôn ra ngoài, tay của người công nhân đứng máy bị bám bụi bẩn hay dính dầu nhớt Do đó, khi cầm sản phẩm làm sản phẩm bị bám dầu nhớt hay các vật dơ có thể bám vào sản phẩm Ngoài ra, sản phẩm còn có thể bị bám các vật thể lạ do sản phẩm để ở khu vực sản xuất để thực hiện chuyển công đoạn hay các thao tác kiểm tra, cắt tỉa.

Nguyên vật liệu: khi nhận được nguyên liệu từ bộ phận C&M thì công nhân thuộc bộ phận sản xuất sẽ cho nguyên liệu vào phễu chứa của máy Do trong quá trình chuyển nguyên liệu vào phễu chứa của máy, bị bụi bẩn hay tạp chất lọt vào phễu mà không thể kiểm soát được Vì vậy, nguyên liệu bị lẫn các chất lạ đó, nên khi sản xuất, sẽ có một số sản phẩm bị chấm đen do một phần nhỏ của nguyên liệu xuất hiện các chất lạ đó.

Môi trường: môi trường bụi bẩn, không vệ sinh thường xuyên là một yếu tố tác động đến nguyên nhân gây lỗi về sản phẩm bị chấm đen hay dơ Do môi trường làm việc không được vệ sinh thường xuyên, nên các bụi bẩn xuất hiện Các sản phẩm sau khi được cắt tỉa sẽ còn lại bavia trên bàn, bavia là những mảnh nhựa nhỏ có thể dễ dàng bay xung quanh không khí do có gió Nhưng chúng không được dọn dẹp và không được gôm gọn mà để trực tiếp trên bàn Nên dễ bay lung tung bám vào nhiều chỗ như trên khuôn, hoặc có thể bay vào phễu chứa làm dính vào nguyên liệu nhựa.

Hình 3.8 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dấu chìm, dấu dầu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dấu chìm là hiện tượng lỗi mà bề mặt sản phẩm ép nhựa bị co lại và hơi lõm xuống Lỗi này sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn thẩm mỹ của sản phẩm và có thể ảnh hưởng đến sự suy thoái của sản phẩm Do đó sản phẩm bị lỗi này thường bị loại bỏ ngay khi được phát hiện Các nguyên nhân gây lỗi này được xác định như sau:Máy móc: các nguyên nhân của máy móc ảnh hưởng đến lỗi này được xác định như sau Đầu tiên là do việc máy móc không được kiểm tra bảo trì thường xuyên nên là do vòi phun và ống xả nước hư làm ảnh hưởng đến các chức năng vận hành của máy nên thành phẩm làm ra bị lỗi Trước khi sản xuất, việc kiểm tra các chi tiết của máy chưa được chú trọng và quan tâm nên khi có vấn đề xảy ra thì mới phát hiện. Thứ ba là do kênh thoát khí bị bám bụi bẩn và hình thành nấm mốc nên trong quá trình máy hoạt động, không thể thoát được khí cần thiết ra ngoài Qua đây cho thấy công tác bảo trì chưa tốt dẫn đến máy móc bị hư hỏng bất chợt trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó là có một số vị trí của máy không được bảo trì thường xuyên nên ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của máy.

Con người: công nhân vận hành máy phải gắn sản phẩm lại khuôn để ép ở công đoạn 2 Nhưng thao tác gắn làm cho sản phẩm và khuôn không khớp vị trí, nên khi ép phun, thành phẩm và khuôn không hợp nhất được với nhau nên xuất hiện các dấu vết trên thành phẩm.

Môi trường: môi trường làm việc không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến máy móc kể cả nguyên vật liệu trong quá trình vận hành và hoạt động Như việc môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh, nên máy móc dễ bị bám bụi bẩn và hình thành nấm mốc Dẫn đến một số vị trí của máy bị bụi bẩn làm không hoạt động do lâu ngày không thực hiện vệ sinh.

Trầy xước trên bề mặt sản phẩm

Hình 3.9 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi trầy xước trên bề mặt

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trầy xước bề mặt là hiện tượng sản phẩm bị các vết xước xuất hiện trên bề mặt của sản phẩm Nguyên nhân gây lỗi này được xác định bao gồm:

Máy móc: có 2 nguyên nhân lớn của máy móc ảnh hưởng đến lỗi này Thứ nhất là do bề mặt khuôn không sạch do quá trình vệ sinh khuôn Công việc vệ sinh này được thực hiện bằng các linh kiện gia công sắc nhọn, nên khi vệ sinh xong có thể để lại các mảnh nhỏ của những linh kiện này Khi ép phun, các vật này sẽ làm trầy xước thành phẩm Thứ hai là vì thành phẩm thoát khuôn không tốt nên dễ trầy xước, do công nhân đứng máy không kiểm tra và xịt dầu tách khuôn thường xuyên Nên thành phẩm khó tách khỏi khuôn, vì vậy, để có thể lấy thành phẩm, người công nhân phải dùng lực mạnh hơn để lấy.

Con người: cũng như nguyên nhân gây ra dấu dầu, dấu chìm cho thành phẩm.

Do người công nhân đứng máy để thành phẩm vào khuôn bị sai hướng hoặc sai chiều làm cho thành phẩm và khuôn không được hợp nhất Nên khi phun ép có thể bị các dấu xuất hiện và cũng dễ bị trầy xước bề mặt Bên cạnh đó, là do khi lấy thành phẩm ra khỏi khuôn và thao tác với thành phẩm Có thể thành phẩm bị va chạm với các vật cứng hoặc nhọn nên bề mặt thành phẩm bị trầy xước Do là thành phẩm ép nhựa, nên bề mặt dễ bị các vật sắc nhọn làm trầy xước và không khắc phục được.

Phương pháp: do không có đào tạo ngay từ đầu, nên một số công nhân thực hiện thao tác bị sai yêu cầu và làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm Bên cạnh đó là công tác kiểm tra giám sát trong quá trình làm việc của bộ phận chưa được chặt chẽ. Nên công nhân làm sai thường khó phát hiện được.

Hình 3.10 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi cắt sai

Cắt sai là lỗi mà công nhân cắt tỉa cắt phạm vào thành phẩm khi cắt bavia cho thành phẩm ép nhựa Cắt sai làm cho thành phẩm bị nhấp nhô, không được trơn và mượt Vì vậy lỗi này thường bị cho thành phẩm bị mất đi kích thước chuẩn cũng như hình thức của nó không còn được đẹp như mong muốn Về lỗi này nguyên nhân chủ yếu là do con người và phương pháp, tuy nhiên máy móc cũng là một phần nhỏ góp phần tạo nên lỗi này.

Máy móc: do việc hiệu chỉnh máy về nhiệt độ và lực kẹp không thích hợp, nên khi 2 bề mặt của khuôn ép nhựa chạm nhau chưa được tốt Làm cho thành phẩm xuất hiện các bavia thừa, một số trường khác làm cho phần viền thành phẩm có nhiều bavia nên việc cắt tỉa rất dễ tạo ra phế phẩm.

Con người: sau mỗi quá trình ép ra thành phẩm, công nhân thường kiểm tra chất lượng và cắt tỉa Nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề và sự hiểu biết của công nhân về công việc Công nhân mới vào làm thì không được đào tạo kỹ Vì vậy, một số thao tác công việc chưa được nắm kỹ và hiểu rõ nên thường xuyên cắt tỉa sai.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG MG1095

Đánh giá chung

Công ty Framas đã có sự đầu tư về trang thiết bị và máy móc sản xuất hiện đại, tân tiến ngay từ đầu Tuy là máy móc nhưng nó có sự linh hoạt và dễ dàng thay đổi tùy theo yêu cầu sản xuất Công ty hiện tại vẫn đang trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất Vì vậy máy móc thiết bị cũng đang được đầu tư nhiều hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Hiện tại, Framas đang trong quá trình nghiên cứu để phát triển và áp dụng hệ thống tự động hóa vào quy trình sản xuất của mình Điều này có thể giúp Framas theo kịp sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và tăng khả năng cạnh tranh của mình so với những đối thủ cùng ngành.

Tiếp theo là về việc kiểm tra kiểm soát chất lượng thành phẩm tại công ty Kể từ khi mới bắt đầu thành lập và chính thức đi vào hoạt động, số lượng đơn hàng của nhà máy luôn tăng và kể cả của mã hàng MG1095 Qua đó cho thấy, công ty đã thực hiện tốt công tác kiểm soát và kiểm tra chất lượng thành phẩm Bắt đầu từ quy trình sản xuất đầu vào, trong quá trình sản xuất và kể cả chất lượng thành phẩm đầu ra Vì vậy mà chất lượng thành phẩm tại Framas luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất Và cũng như giúp cho khách hàng có niềm tin lớn với thành phẩm của công ty và tiếp tục hợp tác lâu dài với công ty trong tương lai.

Thứ ba là về sự phân công công việc trong hoạt động sản xuất Các bộ phận đã có sự phân chia rõ ràng và cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân trong dây chuyền sản xuất đó Tuy là công nhân, nhưng tại Framas đối với mỗi người nhân viên, mỗi người công nhân sẽ có trách nhiệm riêng và trực tiếp chịu trách nhiệm cho công việc của mình Vì vậy khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, sẽ không có sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các bộ phận cũng như giữa các công nhân, nhân viên.

Qua các yếu tố trên ta thấy rõ mặc dù các quy trình sản xuất công ty chưa được ổn định và tỷ lệ hàng lỗi còn khá cao nhưng công ty đã thành công ở một số mặt nhất định Những điều nói trên góp phần mang lại lợi ích to lớn cho công ty Điều đó cũng có thể giúp cho công ty dễ dàng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Những vấn đề còn tồn tại

Khi thực hiện phân tích biểu đồ xương cá tác giả đã phát hiện được những nguyên nhân cần phải cải thiện để có thể giảm tỷ lệ phế phẩm trên dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 Bên cạnh đó, tác giả đã tham khảo ý kiến về các vấn đề mà tác giả phân tích với những trưởng bộ phận có liên quan đến dây chuyền sản xuất. Cũng như là cách mà các bộ phận thực hiện phân tích nguyên nhân gây lỗi phế phẩm.

Từ đó, tác giả và trưởng các bộ phận đã xác định được ba vấn đề quan trọng nhất mà nhà máy đang gặp phải Cũng là vấn đề cần giải quyết để có thể cải thiện chất lượng thành phẩm trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 nói riêng và các mã hàng khác nói chung Ba vấn đề cần giải quyết như sau:

Thứ nhất, dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 được sản xuất dựa trên sự kết hợp và hỗ trợ nhịp nhàng giữa con người và máy móc Nhưng thông qua phân tích và tìm ra nguyên nhân gây lỗi sản phẩm, thì máy móc là một phần gây ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm Khi phát hiện thành phẩm lỗi và xác nhận nguyên nhân thì trong đó có một phần lỗi là do máy Vì vậy, máy móc thường xuyên sửa chữa những hư hỏng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Qua đây cho thấy máy móc vẫn chưa được tận dụng một cách tối đa và chưa sử dụng một cách hiệu quả nhất để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất Điều này cũng xuất phát từ cách bảo trì bảo dưỡng máy chưa đạt được hiệu quả cao Chính sách bảo trì bảo dưỡng chưa phù hợp dẫn đến nhiều hư hỏng không đoán trước và lỗi sai do máy móc gây ra.

Thứ hai, đó là về công nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Đầu tiên là về phương pháp đào tạo, tất cả công nhân và kỹ thuật viên hiện nay được tuyển vào công ty vẫn chưa có chương trình đào tạo cụ thể cho họ Công nhân mới vào làm thường được học việc theo nhóm nhỏ từ người công nhân đã làm trước và có kinh nghiệm Vì vậy, họ khó học hỏi và tiếp thu được cụ thể và chi tiết về công việc Tạo sự không đồng nhất cũng như dẫn đến chuyền sản xuất bị kéo dài, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ mục tiêu cũng như kết quả đã đặt ra Bên cạnh việc đào tạo là phải kiểm tra, việc kiểm tra không được chặt chẽ nên công nhân thường xuyên làm sai, sơ sài và không chú trọng vào chất lượng làm việc của mình Vì thiếu đánh giá và khen thưởng, nên tình trạng công nhân nghỉ việc liên tục xảy ra Làm ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ cũng như chất lượng thành phẩm làm ra.

Thứ ba, chất lượng môi trường làm việc chưa được sạch sẽ, thường xuyên để bụi bẩn bám vào máy móc, nguyên liệu Làm cho máy móc và nguyên liệu bị lẫn tạp chất và hình thành nấm mốc gây ảnh hưởng đến môi trường và khả năng làm việc của máy móc và con người Công nhân trong ca làm việc cũng chưa tự ý thức được trách nhiệm phải tự giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp tại vị trí làm của mình ngăn nắp, sạch sẽ Các công dụng cụ chưa được lưu trữ, sắp xếp tốt, không gian làm việc còn bừa bộn.

Kiến nghị giải pháp

4.2.1 Giải pháp bảo trì máy móc a Cơ sở đề xuất giải pháp

Máy móc là yếu tố đầu tiên được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 do tạo ra nhiều phế phẩm Hình 4.1 thống kê về hệ số OEE máy móc của dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022.

Chỉ số OEE máy móc tại dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện chỉ số OEE của mã hàng MG1095

(Nguồn: Bộ phận bảo trì)

Qua số liệu thống kê về hệ số OEE, ta thấy rõ qua được sự không ổn định và sự tăng giảm liên tục của hệ số OEE Điều này cho thấy tình trạng hoạt động của máy móc tại chuyền sản xuất mã hàng MG1095 của nhà máy không ổn định Mặc dù máy móc tại công ty đều hoàn toàn là máy mới nhưng phương pháp bảo trì bảo dưỡng chưa phù hợp. Nên máy móc thường hư hỏng bất chợt và vẫn không thể giúp sử dụng tối ưu được hiệu quả của máy móc Vì vậy để giảm thiểu tình trạng phế phẩm do máy móc gây ra cần có phương pháp bảo trì bảo dưỡng phù hợp hơn để có thể cải thiện tình trạng này. b Nội dung giải pháp

Ngoài chương trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ được xây dựng và thực hiện của nhân viên ở bộ phận bảo trì Tác giả đề xuất công ty chọn hình thức bảo dưỡng tự chủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của chương trình TPM Bảo dưỡng tự chủ là một hoạt động bảo dưỡng hướng đến người vận hành máy là chủ yếu Hoạt động này có thể đạt hiệu quả cao nếu công ty thực sự quyết tâm áp dụng nó vào dây chuyền sản xuất Để có thể thực hiện được hoạt động bảo dưỡng tự chủ này tác giả đề xuất triển khai theo các bước như sau:

Bước 1: Đào tạo và nâng cao kiến thức của công nhân vận hành máy

Bước đầu tiên để triển khai bảo dưỡng tự chủ một cách hiệu quả là đào tạo cho người công nhân vận hành máy Người đào tạo cho công nhân vận hành máy sẽ là những kỹ sư bảo trì được cử đi tham gia các khóa đào tạo và học tập bên ngoài Thời gian và các buổi đào tạo có thể tùy vào tình hình sản xuất thực tế tại công ty Các nội dung cần thiết nên được đào tạo như sau:

+Kiến thức về cách vận hành và bảo trì máy móc họ được chỉ định sử dụng. +Khái niệm và mục đích chỉnh của bảo dưỡng tự chủ

+Quy trình triển khai bảo dưỡng tự chủ

Bước 2: Vệ sinh, làm sạch ban đầu

Sau khi công nhân vận hành máy đã được đào tạo thì họ có thể thực hiện việc đầu tiên là làm sạch ban đầu bằng cách kiểm tra và vệ sinh làm sạch thiết bị mà họ đang sử dụng Họ sẽ kiểm tra và phát hiện được bất kỳ chỗ nào của máy có nhu cầu làm sạch và những khu vực có vấn đề khác Từ đó, cũng có thể giúp họ nâng cao khả năng quan sát trực quan của chính họ.

Bước 3: Vệ sinh để loại trừ nguyên nhân gây dơ bẩn ở những vị trí khó tiếp cận

Sau khi được làm sạch và máy được quay lại tình trạng làm việc tối ưu, công nhân vận hành máy cần duy trì được trình trạng thiết bị như vậy Họ sẽ tiến hành thực hiện những biện pháp thích hợp và cách tốt nhất để giữ nguyên trạng thái đó Bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây bụi bẩn, ô nhiễm làm dơ máy móc ở những vị trí khó tiếp cận. Ởgiai đoạn ban đầu, công việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn, nhưng sau nhiều lần thực hiện vệ sinh như vậy thì thời gian vệ sinh sẽ được giảm đi so với ban đầu Đối với công việc này, cần tạo thói quen để duy trì việc dọn dẹp và vệ sinh nhằm để cho máy móc luôn sạch sẽ và thiết bị được vệ sinh tốt.

Bước 4: Xây dựng các tiêu chuẩn làm sạch, kiểm tra và bôi trơn cho thiết bị

Máy móc và thiết bị cần được làm sạch, bôi trơn và bảo trì theo những thông số kỹ thuật của nhà xuất Công việc này giúp duy trì được chất lượng cũng như trạng thái hoạt động của máy được như máy mới Vì vậy, người vận hành máy cần phải nắm bắt và duy trì được các hoạt động này Bằng cách xây dựng những tài liệu kỹ thuật về các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra và bôi trơn cho thiết bị đó Ngoài ra, cần triển khai các công cụ sử dụng và các yêu cầu thực hiện Các yêu cầu về những nhiệm vụ bảo trì, cách thức thực hiện và tần suất thực hiện.

Bước 5: Triển khai và tiến hành kiểm tra, giám sát Để củng cố việc triển khai và tiến hành tốt hoạt động bảo dưỡng tự chủ, nên kiểm tra và giám sát thường xuyên để có thể đánh giá chính xác thực trạng đang tiến hành. Người công nhân vận hành máy là người trực tiếp làm việc với máy móc của họ nên họ có thể dễ dàng dự đoán các sự cố hay hỏng hóc xảy ra tại máy đó Vì vậy, họ có thể tự kiểm tra thiết bị của họ và cung cấp các thông tin cho người quản lý của họ về tình trạng máy móc Có thể báo cáo kiểm tra dưới dạng hình ảnh về tình trạng hiện tại của thiết bị và các nhiệm vụ bảo trì đã hoàn thành Hay tại mỗi máy, các trưởng bộ phận nên xây dựng một phiếu theo dõi bảo dưỡng tự chủ Công nhân đứng máy sẽ là người thực hiện điền vào phiếu nếu có thực hiện bảo dưỡng tự chủ Phiếu bảo dưỡng tự chủ nên được sử dụng hằng ngày và thu thập kết quả hàng tuần Nhờ vào phiếu này, sẽ giúp đánh giá được quá trình thực hiện bảo dưỡng tự chủ của công nhân đứng máy. Những thông tin và dữ liệu được thu thập thông qua các báo cáo của người vận hành máy có thể đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đều được người vận hành bảo trì và ở trong tình trạng hoạt động tốt Đồng thời giúp bộ phận bảo trì có thể theo dõi được tình trạng máy móc khi họ không thực hiện bảo trì tại máy Thông qua đó họ có thể lên kế hoạch bảo trì cho máy phù hợp với từng thời điểm cụ thể của máy.

Bảng 4.1 Lịch sử bảo dưỡng tự chủ

LỊCH SỬ BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ Thời gian: từ 5/9/2022 đến 11/9/2022

Tên máy: Haitian Vị trí máy: M6800003

Mã hàng Vị trí bảo Hiện Nguyên Biện Thứ Công nhân đang sản dưỡng tượng nhân pháp xuất

Nguyễn Đóng vệ sinh lại kênh

Văn A bụi bẩn thường thông của khuôn xuyên gió

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bước 6: Chuẩn hóa trực quan quy trình và nơi làm việc Để giúp người công nhân vận hành máy hoàn thành các nhiệm vụ bảo trì dễ dàng hơn có thể triển khai việc sử dụng các công cụ trực quan Bằng cách triển khai sử dụng các dấu hiệu như thẻ mã màu, biển báo và áp phích dễ hiểu Hoặc các lưu đồ về tiến trình, trình tự về các bước thực hiện bảo trì tự quản Được treo ở những nơi mà tất cả mọi xảy ra thì sẽ sử dụng các công cụ trực quan này để thông báo để tất cả mọi người có thể biết được Từ đó, các thông tin sẽ được cập nhật và mọi người có thể dựa vào đó để xử lý các sự cố tương tự Bên cạnh đó, hoạt động này nhằm nhắc nhở người vận hành và những người lao động khác về các bước cần tuân thủ khi làm việc với máy hoặc ở khu vực xung quanh máy.

Bước 7: Áp dụng và cải tiến liên tục bảo trì tự quản

Việc áp dụng thành công bảo trì tự quản là một thành quả tốt nhưng cần áp dụng nó và liên tục cải tiến sẽ giúp đạt được hiệu quả tối ưu cho máy móc thiết bị Tất cả dữ liệu, báo cáo, phản hồi và đề xuất nào được nhận từ người công nhân vận hành máy đều có thể được sử dụng Nhằm để có thể liên tục cải thiện quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị Các dữ liệu này cũng có thể mang lại lợi ích cho việc thiết kế và phát triển máy móc trong tương lai. c Lợi ích mang lại Đối với tình trạng máy móc thường xuyên hư hỏng là nguyên nhân gây phế phẩm thì việc áp dụng bảo trì tự quản là phương án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty Các lợi ích bao gồm về cả mặt con người, máy móc thiết bị và kể cả năng suất và chất lượng sản phẩm Về con người, khi các kỹ sư bảo trì được cử đi đào tào sẽ giúp họ nâng cao kiến thức của mình Đối với những người công nhân vận hành máy sẽ giúp họ phát triển được kỹ năng của mình ở nhiều khía cạnh Có thể phát triển kỹ năng quan sát nhờ vào việc thường xuyên vệ sinh và tìm ra lỗi, khả năng phát triển kỹ năng vận hành và sửa chữa bảo trì máy móc mà không cần đội ngũ bảo trì Bên cạnh đó, sẽ giúp tăng mối quan hệ giữa người công nhân vận hành máy và nhân viên bảo trì để giúp hoạt động bảo trì diễn ra thuận lợi hơn Điều này giúp giảm sự thiếu hiệu quả do liên quan đến thời gian đi lại và chờ đợi bởi vì luôn có người vận hành bên máy Thông qua đó, có thể giảm thiểu tình trạng dừng máy do phát hiện lỗi sai trong sản xuất, cũng như là việc giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi do máy móc gây ra Giảm được nhiều chi phí cho việc bảo trì cũng như những chi phí phát sinh từ thành phẩm lỗi như: chi phí cho sản xuất bù hàng, chi phí về thời gian, chi phí về nguồn lực … Từ những giảm thiểu trên, có thể giúp máy móc vận hành ổn định và dễ dàng kiểm soát hơn, quy trình sản xuất được tăng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng cũng được nâng cao.

4.2.2 Giải pháp đào tạo, đánh giá và khen thưởng cho công nhân a Cơ sở đề xuất giải pháp

Tại quy trình sản xuất, luôn có sự hỗ trợ và vận hành của công nhân, kể cả công nhân sản xuất, công nhân vận hành máy hay những công nhân thuộc bộ phận QC Vì vậy lỗi thành phẩm xuất hiện cũng có nguyên nhân do con người gây ra Vì thiếu phương pháp đào tạo đánh giá nên công nhân chưa đảm bảo được chất lượng làm việc của mình Những trường hợp công nhân làm đúng, làm tốt lại chưa khen thưởng để khuyến khích họ.

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

Công nhân thôi việc Công nhân mới Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ công nhân thôi việc từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022

(Nguồn: Bộ phận nhân sự)

Tình trạng công nhân thôi việc và phải tuyển người mới liên tục là mối lo và ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sản xuất của nhà máy Tỷ lệ công nhân thôi việc tăng liên tục dẫn đến tình trạng công nhân thiếu tay nghề và làm sai các thao tác từ đó dẫn đến nhiều phế phẩm Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng chương trình đào tạo cho công nhân, sau đó là đánh giá và khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng làm việc và tạo động lực cho công nhân để họ có thể gắn bó lâu dài cũng với công ty. b Nội dung giải pháp

Con người là cốt lõi của quá trình sản xuất, vì vậy việc đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động cũng là góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm cho công ty Do đó, công ty nên có nhiều chương trình đào tạo ngay từ đầu cho công nhân mới được tuyển vào và đào tạo để nâng cao trình độ của công nhân hiện tại Để làm được điều này, công ty nên chuẩn hóa lại toàn bộ các thao tác thực hiện nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động sản xuất Trang bị các bảng thao tác và những thông số kỹ thuật cụ thể, rõ ràng tại mỗi trạm làm việc để hướng dẫn thực hiện công việc cho công nhân để họ dựa vào đó và làm theo yêu cầu công việc Xây dựng một bảng trực quan về các lỗi sai thường xuất hiện trong quá trình thực hiện công việc để công nhân có thể tự đánh giá một cách chính xác về thành phẩm họ làm ra có đạt hay không đạt Việc đào tạo công nhân nên được chia theo hai hình thức là đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Đào tạo nội bộ: đào tạo nội bộ sẽ được chia theo hai hướng riêng là đào tạo cho công nhân mới vào và đào tạo nâng cao kỹ năng cho công nhân hiện tại Việc đào tạo sẽ được phân công bởi những trưởng ca Trưởng ca là những người mà có cái nhìn khách quan nhất về tay nghề và kinh nghiệm làm việc công nhân trong nhà máy Vì vậy, họ có thể đánh giá và phân chia nhiệm vụ, công việc phù hợp với từng cá nhân. Đối với công nhân mới: người mới nên được đào tạo theo hướng một người cũ kèm một người mới, thay vì một người cũ phải hướng dẫn cho nhóm 5 đến 6 người mới Trưởng ca nên sắp xếp và bố trí cho công nhân mới được đứng cùng với công nhân cũ có tay nghề và kinh nghiệm Như vậy, họ có thể dễ dàng hướng dẫn và hỗ trợ người mới làm quen và thực hành công việc thực tế Trong quá trình đào tạo này có thể dễ dàng phát hiện những lỗi sai mà họ thường vướng phải ở đâu, công đoạn nào thì nên tiến hành đào tạo lại cho họ ở công đoạn đó Nhờ vậy công nhân mới cũng có thể dễ dàng tiếp thu công việc và nhanh chóng hiểu rõ về quy trình làm việc và việc sửa sai cũng sẽ dễ dàng hơn Công nhân mới sẽ được đào tạo và học việc trong một tháng đầu Sau thời gian đào tạo, trưởng ca nên kiểm tra và đánh giá quá trình và kết quả học việc của họ. Đối với công nhân hiện tại: chủ yếu đào tạo để nâng cao tay nghề, kiến thức và những kỹ năng làm việc hàng ngày Nếu muốn đào tạo họ thành những công nhân lành nghề việc đầu tiên là cần nâng cao kỹ năng giao tiếp Giúp họ nghe nói, nắm bắt các thông tin mới một cách nhanh chóng và hiệu quả Đào tạo cho họ về nhận thức và trách nhiệm với công việc của họ Ngoài ra, việc thích ứng với môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng Vì mỗi nhà máy sẽ có môi trường làm việc khác nhau, công nhân làm việc với nhau cũng khó tránh khỏi cãi vã và xích mích Tùy vào tình hình cụ thể tại công ty, mà các trưởng bộ phận có thể đề xuất đào tạo những kỹ năng khác phù hợp với yêu cầu.

Ngoài ta, tất cả công nhân cần được đào tạo theo những kiến thức cơ bản cần thiết được liệt kê ở bảng 4.2:

Bảng 4.2 Kiến thức cơ bản cần đào tạo cho công nhân

Nhiệm vụ Kiến thức, kỹ năng Dụng cụ

- Nội quy chung của Công ty Kiến thức chung - Nội quy tại bộ phận làm việc Sổ tay công việc

- Kiến thức về an toàn lao động Sổ tay an toàn lao động

- Cách đọc quy trình kỹ thuật

- Cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn Công nhân vận - Cách đặt sản phẩm vào khuôn Rổ phân loại runner, phế hành máy sản - Sắp xếp sản phẩm phẩm xuất - Cách lấy và để runner Bàn để sản phẩm

Công nhân cắt - Cách sử dụng kéo cắt tỉa Kéo cắt tỉa

- Vị trí cắt tỉa tỉa - Kiểm tra chất lượng

- Thao tác thay khuôn Các dụng cụ kỹ thuật để

- Cách chỉnh máy thay khuôn: vít, kìm, … Công nhân kỹ - Kỹ năng xử lý sự cố liên quan đến

Cần trục dùm để nâng thuật khuôn và máy khuôn

- Thông tin kỹ thuật về máy

Dầu nhớt bôi trơn cho máy.

- Hướng dẫn sử dụng máy Đào tạo bên ngoài: đây là hình thức đào tạo giúp nâng cao kiến thức của công nhân Khi có những kiến thức hoặc công nghệ sản xuất mới, công ty nên đầu tư vào việc mời chuyên gia bên ngoài về để đào tạo Hình thức đào tạo này giúp công nhân có thể dễ dàng cập nhật những kiến thức và công nghệ sản xuất mới Từ đó có thể dễ dàng thao tác và thực hiện khi công ty cải tiến thiết bị hoặc áp dụng các công nghệ mới vào quá trình sản xuất.

Ngày đăng: 11/12/2023, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Logo của công ty TNHH Công nghệ Giày Dép Framas - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 1.1 Logo của công ty TNHH Công nghệ Giày Dép Framas (Trang 16)
Bảng 1.1 Một số thành phẩm công ty đang sản xuất - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 1.1 Một số thành phẩm công ty đang sản xuất (Trang 17)
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty (Trang 19)
Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý chất lượng - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý chất lượng (Trang 20)
Hình 3.1 Quy trình sản xuất mã hàng MG1095 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.1 Quy trình sản xuất mã hàng MG1095 (Trang 31)
Hình 3.2 Quy trình kiểm tra hàng mẫu trước khi sản xuất - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.2 Quy trình kiểm tra hàng mẫu trước khi sản xuất (Trang 32)
Hình 3.3 Công đoạn 1: Tạo bán thành phẩm bước base – sản xuất đế giày - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.3 Công đoạn 1: Tạo bán thành phẩm bước base – sản xuất đế giày (Trang 35)
Hình 3.4 Công đoạn 2: Tạo thành phẩm bước stud – ép đinh vào đế - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.4 Công đoạn 2: Tạo thành phẩm bước stud – ép đinh vào đế (Trang 36)
Bảng 3.1 cho thấy mỗi thành phẩm sau khi sản xuất đều được kiểm tra chất lượng theo từng chi tiết cụ thể - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 3.1 cho thấy mỗi thành phẩm sau khi sản xuất đều được kiểm tra chất lượng theo từng chi tiết cụ thể (Trang 38)
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất thực tế của mã hàng MG1095 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất thực tế của mã hàng MG1095 (Trang 41)
Bảng 3.3 Các lỗi thường gặp và nguyên nhân cơ bản - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 3.3 Các lỗi thường gặp và nguyên nhân cơ bản (Trang 42)
Bảng 3.4 Bảng thống kê số lượng lỗi trong tháng 9 năm 2022 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 3.4 Bảng thống kê số lượng lỗi trong tháng 9 năm 2022 (Trang 44)
Hình 3.6 Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ sản phẩm lỗi của mã hàng MG1095 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.6 Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ sản phẩm lỗi của mã hàng MG1095 (Trang 45)
Hình 3.7 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dơ, chấm đen - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.7 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dơ, chấm đen (Trang 46)
Hình 3.8 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dấu chìm, dấu dầu - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.8 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi dấu chìm, dấu dầu (Trang 47)
Hình 3.9 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi trầy xước trên bề mặt - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.9 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi trầy xước trên bề mặt (Trang 48)
Hình 3.10 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi cắt sai - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.10 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi cắt sai (Trang 49)
Hình 3.11 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi bọt khí - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 3.11 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi bọt khí (Trang 50)
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện chỉ số OEE của mã hàng MG1095 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện chỉ số OEE của mã hàng MG1095 (Trang 56)
Bảng 4.1 Lịch sử bảo dưỡng tự chủ - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 4.1 Lịch sử bảo dưỡng tự chủ (Trang 59)
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ công nhân thôi việc từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022 - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ công nhân thôi việc từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022 (Trang 61)
Bảng 4.2 Kiến thức cơ bản cần đào tạo cho công nhân - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 4.2 Kiến thức cơ bản cần đào tạo cho công nhân (Trang 63)
Bảng 4.3 Phiếu kiểm tra thực hiện 5S tại khu vực sản xuất - Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng mg1095 tại công ty tnhh công nghệ giày dép framas
Bảng 4.3 Phiếu kiểm tra thực hiện 5S tại khu vực sản xuất (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w