MỤC LỤC
Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng tại dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 tại Công ty TNHH Công Nghệ Giày Dép. Thông qua các vấn đề để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095.
Roger Ellis (1993) đã nhận định rằng đảm bảo chất lượng là một quá trình mà nhà sản xuất phải đảm bảo với khách hàng rằng hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của họ một cách nhất quán. Nghiên cứu của Roger Ellis (1993) đã nhận định, kiểm soát chất lượng là quy trình mà sản phẩm hoặc dịch vụ của quy trình liên quan đến sản xuất hoặc phân phối, được kiểm tra theo chuẩn định trước và bị từ chối hoặc tái chế nếu dưới tiêu chuẩn.
Nghiên cứu của Hayes (2023) đã cho thấy việc kiểm soát chất lượng có vai trò quan trọng vì nó có thể giúp tăng danh tiếng của công ty, ngăn việc tạo ra sản phẩm lỗi và tăng niềm tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, kiểm soát chất lượng hiệu quả có thể giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, sử dụng tối ưu và hiệu quả các nguồn lực có sẵn (Mitra, 2016). Nhóm yếu tố phương pháp (Methods): khi đề cập đến phương pháp thì việc đầu tiên cần nghĩ đến đó là phương pháp quản lý hay các chính sách về chất lượng của người đứng đầu doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, nếu những người đứng đầu nhận thức được rừ vai trũ và sự ảnh hưởng của chất lượng đối với hoạt động kinh doanh và sự cạnh tranh. Yếu tố máy móc, thiết bị (Machines): sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp sản xuất.
Là hình thức bảo trì giúp tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị, loại bỏ sự cố và thúc đẩy bảo trì tự chủ thông qua các hoạt động hằng ngày của người vận hành (Nakajima, 1989). Theo nghiên cứu của Cudney và Agustiady (2018) thì TPM giúp hướng tới mục tiêu giảm hoặc loại bỏ sự cố của thiết bị và mục tiêu không có lỗi trong khi sản xuất. Bảo dưỡng tự chủ là một hoạt động trong đó người vận hành máy cùng với nhân viên bảo trì để thực hiện và bảo trì thiết bị của họ (Robinson và Ginder, 1995).
Bảo dưỡng tự chủ là một hình thức mà người vận hành máy là người chịu trách nhiệm chính với các nhiệm vụ bảo trì cơ bản trên thiết bị mà chính họ sử dụng. Điều này cú nghĩa là nếu có bất kỳ trục trặc nào của thiết bị họ có thể nhận ra sớm và thực hiện các giải pháp thích hợp để giải quyết những trục trặc đó.
Trong đó, nguyên liệu gốc là nhựa gồm các nhóm nhựa như: ABS, PP, PE, PC, POM, … Phụ liệu (màu, thuốc màu) với mỗi mã sản phẩm, yêu cầu về màu sắc của sản phẩm sẽ khác nhau và rất đa dạng như: trắng, xanh, vàng, đỏ, xám…. Phải phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của mỗi thành phẩm sẽ được dùng nguyên liệu với nhiều tỷ lệ nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế và nhựa pha trộn với những tỷ lệ sử dụng khác nhau. Khi đã sẵn sàng chạy máy để sản xuất hàng mẫu, QC sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất hàng loạt bằng cách kiểm tra 5 shot (mỗi shot sẽ cho 1 đôi chiếc trái và chiếc phải) đầu tiên.
(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) Qua hỡnh 3.3 và hỡnh 3.4, ta thấy rừ từng bước cụ thể, nhiệm vụ và cụng việc mà người công nhân phải thực hiện để hoàn thành công đoạn sản xuất hàng loạt mã hàng MG1095. - Thứ tư, kiểm tra trong khuôn xem còn sót vật gì hay không, nếu trường hợp còn sót vật gì đó, mà máy đã chạy và khuôn đã đóng thì công nhân vận hành máy cần bấm nút dừng khẩn cấp.
Thành phẩm lỗi sau khi được phân tích những nguyên nhân tác động gây lỗi thì bộ phận QC sẽ tiến hành xác nhận nguyên nhân đó sẽ liên quan đến trách nhiệm của bộ phận nào. Đề xuất được triển sau đó phải thông qua đánh giá lần nữa để đảm bảo được sự quy trình triển khai có đúng như kế hoạch hay không và hiệu quả của việc triển khai. (Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) Qua bảng 3.2 ta thấy rừ tỷ lệ lỗi trong 6 thỏng kể từ khi nhà mỏy chớnh thức bắt đầu sản xuất vào năm 2022 luôn cao từ khoảng 6% đến trên 7% trên tổng số thành phẩm được sản xuất.
Để hiểu rừ về tỡnh trạng phế phẩm thuộc mó hàng MG1095, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về số lượng và tần suất xuất hiện các lỗi thường gặp trong dây chuyền sản xuất. (Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) Thông qua bảng 3.4 về thống kê số lượng thành phẩm lỗi trong tháng 9 năm 2022, tác giả tiến hành vẽ biểu đồ Pareto để xác định được những lỗi nào chủ yếu gây nên tỷ lệ lỗi lớn cho mã hàng MG1095.
Nhưng thao tác gắn làm cho sản phẩm và khuôn không khớp vị trí, nên khi ép phun, thành phẩm và khuôn không hợp nhất được với nhau nên xuất hiện các dấu vết trên thành phẩm. Môi trường: môi trường làm việc không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến máy móc kể cả nguyên vật liệu trong quá trình vận hành và hoạt động. Lỗi này tuy không ảnh hưởng đến mỹ quan của sản phẩm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sản phẩm nếu xuất hiện quá nhiều trong một thành phẩm.
Máy móc: các nguyên nhân của máy móc ảnh hưởng đến lỗi này như sau: đầu tiên là do kênh thoát khí của khuôn bao gồm kênh thông gió và chốt thông gió bị bám bụi bẩn và hoạt động không tốt hay mất tính ổn định. Máy thường hư các vị trí như: vòi phun, ống thoát nước, ống thoát khí, các kênh, chốt thông gió, … Một số trường hợp máy bị rò rỉ dầu nhớt, hay rò rỉ nguyên liệu, … Do việc kế hoạch bảo trì thường ít đề cập đến các vấn đề này nên việc hư hỏng trên thường xuất hiện.
Khi thực hiện phân tích biểu đồ xương cá tác giả đã phát hiện được những nguyên nhân cần phải cải thiện để có thể giảm tỷ lệ phế phẩm trên dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095. Cũng là vấn đề cần giải quyết để có thể cải thiện chất lượng thành phẩm trong dây chuyền sản xuất mã hàng MG1095 nói riêng và các mã hàng khác nói chung. Đầu tiên là về phương pháp đào tạo, tất cả công nhân và kỹ thuật viên hiện nay được tuyển vào công ty vẫn chưa có chương trình đào tạo cụ thể cho họ.
Làm cho máy móc và nguyên liệu bị lẫn tạp chất và hình thành nấm mốc gây ảnh hưởng đến môi trường và khả năng làm việc của máy móc và con người. Công nhân trong ca làm việc cũng chưa tự ý thức được trách nhiệm phải tự giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp tại vị trí làm của mình ngăn nắp, sạch sẽ.
Giảm được nhiều chi phí cho việc bảo trì cũng như những chi phí phát sinh từ thành phẩm lỗi như: chi phí cho sản xuất bù hàng, chi phí về thời gian, chi phí về nguồn lực … Từ những giảm thiểu trên, có thể giúp máy móc vận hành ổn định và dễ dàng kiểm soát hơn, quy trình sản xuất được tăng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng cũng được nâng cao. Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng chương trình đào tạo cho công nhân, sau đó là đánh giá và khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng làm việc và tạo động lực cho công nhân để họ có thể gắn bó lâu dài cũng với công ty. Nên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá công việc tại mỗi ca làm như sau: thời gian đi làm có đúng giờ hay không; thực hiện nội quy; tác phong làm việc; giữ vệ sinh nơi làm việc; tinh thần tham gia đào tạo khi có quy trình mới triển khai,.
Bên cạnh đó, có thể đánh giá dựa trên tiến độ công việc thông qua các chỉ tiêu như: thời gian hoàn thành công việc, tỷ lệ thành phẩm và tỷ lệ phế phẩm, … Nhờ vào đó mà tại mỗi chuyền có thể dễ dàng ghi nhận và đánh giá được năng lực của công nhân một cách cụng bằng và rừ ràng. Sau khi đã xác định được kế hoạch thì tiến hành phát động phong trào 5S cho toàn thể công nhân viên thông qua tivi, hoặc tổ chức sự thông báo, áp phích, băng rôn, … Tổ chức tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích và quy trình, kế hoạch thực hiện 5S.