MỤC LỤC.......................................................................................................................1 1. Xu hướng thị trường .................................................................................................2 1.1. Mức độ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu ........................2 1.2. Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam ................................2 1.3. Tiềm năng phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam................3 2. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam..............................................3 3. Hành vi tìm kiếm, ra quyết định, lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm chức năng khi có nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam.................................4 4. Các yếu tố ảnh hưởng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ..5 5. Hành vi người tiêu dùng ...........................................................................................6 5.1. Các loại sản phẩm thực phẩm chức năng phổ biến và tần suất sử dụng............6 5.3. Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng ..........................................................7 6. Các kênh phân phối thực phẩm chức năng ...............................................................8 6.1. Hiệu thuốc và quầy thuốc bán lẻ........................................................................8 6.2. Các cửa hàng sản phẩm thực phẩm thiên nhiên và sức khỏe.............................9 6.3. Xách tay .............................................................................................................9 6.4. Các kênh bán hàng trực tuyến............................................................................9 7. Giải pháp an toàn ......................................................................................................9 8. Kết luận...................................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................11
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1 Xu hướng thị trường 2
1.1 Mức độ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu 2
1.2 Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 2
1.3 Tiềm năng phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 3
2 Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam 3
3 Hành vi tìm kiếm, ra quyết định, lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm chức năng khi có nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam 4
4 Các yếu tố ảnh hưởng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng 5
5 Hành vi người tiêu dùng 6
5.1 Các loại sản phẩm thực phẩm chức năng phổ biến và tần suất sử dụng 6
5.3 Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng 7
6 Các kênh phân phối thực phẩm chức năng 8
6.1 Hiệu thuốc và quầy thuốc bán lẻ 8
6.2 Các cửa hàng sản phẩm thực phẩm thiên nhiên và sức khỏe 9
6.3 Xách tay 9
6.4 Các kênh bán hàng trực tuyến 9
7 Giải pháp an toàn 9
8 Kết luận 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 21 Xu hướng thị trường
1.1 Mức độ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu
Thị trường thực phẩm chức năng thế giới ngày càng phát triển Theo Reports and Data (2018), thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu có giá trị lên tới 124,8 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng tới 6,4% mỗi năm, đạt mức 210,3 tỷ USD vào năm 2026 Từ chỗ chỉ
có vài sản phẩm cuối thế kỷ XX, đến năm 2020, số lượng thực phẩm chức năng trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng [1]
Hiện thực phẩm chức năng là ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Theo báo cáo của Precedence Research vào cuối năm 2020, thị trường TPCN được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2020 - 2027 Quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu đạt dự kiến đạt 309,00 tỷ USD vào năm 2027 [2]
Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, cho thấy những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế -
xã hội, ngành thực phẩm chức năng đã có những chuyển biến tích cực nên thực phẩm chức năng ngày càng phát triển [1]
1.2 Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Không nằm ngoài sự phát triển của thế giới, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam
đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây Ông Nguyễn Thanh Phong của Bộ Y tế cho biết, thực phẩm chức năng đã xuất hiện và bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ những năm 2000 Khi đó, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước khác [3]
Đến nay, hơn 70% số thực phẩm được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước Hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Đặc biệt, Bộ Y tế cho biết, việc sản xuất thực phẩm chức năng trong nước đang có nhiều chuyển biến tích cực Một số lượng lớn các sản phẩm đa dạng với các chức năng khác nhau đã được xuất khẩu ra thị trường quốc
tế, góp phần nâng cao vị thế cho thương hiệu Việt Nam nói chung và ngành thực phẩm chức năng Việt Nam nói riêng trước xu thế hội nhập toàn cầu [2]
Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng thần kỳ này, có thể lắng nghe ý kiến của PGS TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y Tế, và hiện là Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam Ông cho biết: “Năm 2000, Việt Nam chỉ
có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng Số lượng sản phẩm lưu hành trên thị trường chỉ có 63 sản phẩm Đến năm 2017, cả nước có gần 4.190 công ty đăng ký sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng Số lượng sản phẩm đang lưu hành cũng là một con số khổng lồ, lên tới hơn 10.930 sản phẩm.” [3]
Và đến năm 2019, lượng người sử dụng thực phẩm chức năng đã tăng lên chóng mặt Tổng người sử dụng là hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam Đặc biệt, những người này phân bố ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước [2]
Trang 3Nhận định về thị trường thực phẩm chức năng năm 2020 tại Việt Nam, các nghiên cứu thị trường đã tổng kết rằng, hiện nay nước ta có 3.600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, 57% số sản phẩm sản xuất trong nước và khoảng 90% nhà thuốc đang bán TPCN [3]
1.3 Tiềm năng phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Càng ngày, mối quan tâm của người Việt đối với sức khỏe càng cao Chính vì vậy, không có gì khó hiểu khi lượng TPCN được bán ra tăng lên nhanh chóng Các chuyên
gia nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng nhận định, nhu cầu sử dụng thực phẩm
chức năng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới Đây chính là thời điểm vàng để những nhà đầu tư nắm bắt và phát triển trong thị trường này [3]
Ngành dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh như dịch chuyển lớn
về số lượng và chất lượng Với nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở châu Á, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên Cơ cấu dân số trẻ đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng Cùng với đó là lối sống hiện đại như hiện nay gây ra nhiều tác động đến sức khỏe con người từ thuốc lá, rượu bia, tiêu thụ đồ ăn nhanh…làm gia tăng các bệnh liên quan đến tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì [2]
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng, số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng lên đến 1/5 dân số Có thể thấy, thị trường thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất lớn [2]
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ Càng ngày, sự quan tâm của người Việt đến sức khỏe càng cao Vì vậy, không khó hiểu khi lượng TPCN bán ra tăng chóng mặt [10]
Có thể thấy rằng, thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên Nó chính là một Hiệp hội TPCN Việt Nam xác định, thị trường TPCN tại Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành kinh tế – y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng tốt nhất, có hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, tạo điều kiện cho công nghiệp TPCN
có cơ hội phát triển bền vững Mảnh đất màu mỡ này cần được khai thác một cách triệt
để và hiệu quả Từ đó, mang lại lợi ích cho người sử dụng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà [3]
2 Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Theo PGS, TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng liên tục tăng Nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng
60 sản phẩm thực phẩm chức năng của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam, thì đến nay
cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành [4]
Trang 4Đặc biệt, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng của người Việt được thúc đẩy nhanh hơn bởi COVID-19 Khi dịch bệnh bùng phát và có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng, mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe Một báo cáo gần đây của Smartbrief cho thấy gần một phần ba số người (29%) đang tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chức năng hơn vào năm 2020 so với những năm trước [5]
Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có khả năng điều trị bệnh Tuy nhiên dòng sản phẩm này sẽ hỗ trợ cho những chức năng trong cơ thể vô cùng tốt Không chỉ tăng sức đề kháng mà thực phẩm này còn có tác dụng giảm thiểu nguy
cơ mắc bệnh vô cùng tốt Đặc biệt, sản phẩm được gia công bởi những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên Chính vì thế nhóm thực phẩm này vô cùng an toàn cho người
sử dụng Thực tế cho thấy bất cứ ai cũng dùng được thực phẩm này Từ những đứa trẻ
sơ sinh cho đến người già, từ đàn ông cho đến phụ nữ Khi mà cuộc sống con người được cải thiện không cần phải lo lắng nhiều đến cơm áo gạo tiền thì họ rất quan tâm đến sức khỏe Điều này góp phần giúp cho nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trên thị trường ngày càng tăng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về môi trường Các bệnh mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thị lực cũng từ đó mà ra Các bệnh mạn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa (Thực phẩm chức năng) Thực phẩm chức năng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản
mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E ), chất xơ và một số thành phần khác
Từ nguồn gốc bệnh mạn tính và lợi ích của thực phẩm chức năng có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn, những người lao động trí óc (như buôn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ
có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổi hơn sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bản thân và gia đình cao hơn)
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng cho rằng, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chức năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới [10]
3 Hành vi tìm kiếm, ra quyết định, lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm chức năng khi có nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam
Chọn các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành [6]
Trang 5Chọn các thực phẩm chức năng được cấp công bố từ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y
tế Dựa vào nhãn phụ thực phẩm chức năng được gắn trên hộp, khách hàng có thể tra trên trang web chính thống của Cục An toàn thực phẩm để kiểm chứng những thông tin ban đầu [7]
Xem kỹ nhãn mác thực phẩm chức năng và hạn sử dụng của thực phẩm chức năng Với bất kỳ sản phẩm nào, khách hàng cần có thói quen xem hạn sử dụng trước khi dùng, để tránh dùng sản phẩm quá hạn gây tác dụng xấu với cơ thể Với những thực phẩm đã được phê duyệt ở Cục An toàn thực phẩm, khách hàng nên dựa vào nhãn sản phẩm để tra thành phần trên nhãn có tác dụng gì đối với bệnh lý mình đang gặp phải [7]
4 Các yếu tố ảnh hưởng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng
Số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng Chỉ tính những người sử dụng thực phẩm chức năng qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1.1% dân số) sử dụng thực phẩm chức năng Năm 2010 đã tăng lên 5,700,000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6.6% dân số) sử dụng thực phẩm chức năng Cục An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2020) cho thấy ở TP Hồ Chí Minh có 51% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 69% số người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng [12]
Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm dinh dưỡng là “Thành phần đầy đủ dinh dưỡng”, “Giảm nguy cơ mắc bệnh”, “Giá cả phải chăng” và “Được sự chứng nhận bởi các chuyên gia y tế”
Phân tích Cronbach’s Alpha được thực hiện để xem xét độ tin cậy của thang đo Sau khi thực hiện phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều
Trang 6lớn hơn 0.3 Do đó tất cả thang đo với 26 biến quan sát được sử dụng tiếp tục trong bước phân tích nhân tố (EFA) tiếp theo Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được thể hiện trong Bảng 1 [17]
Khảo sát thị trường một số sản phẩm thực phẩm chức năng cho thấy, thực phẩm chức năng có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu, trong khi thu nhập bình quân hàng năm của người tiêu dùng là khoảng 50 triệu đồng/ năm (2020) Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng không giống như thuốc, không có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài mới có tác dụng, điều đó khiến chi phí cho thực phẩm chức năng tăng cao Với mức giá như hiện nay, khả năng tiêu dùng thực phẩm chức năng đã phổ biến hơn so với những năm trước
5 Hành vi người tiêu dùng
5.1 Các loại sản phẩm thực phẩm chức năng phổ biến và tần suất sử dụng
Hiện nay trên thị trường, thực phẩm chức năng vô cùng đa dạng chủng loại, cung cấp nhiều nhóm chất cần thiết cho cơ thể Có thể chia thành 7 nhóm thực phẩm chức năng chính sau: [8]
- Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin
- Thực phẩm chức năng bổ sung acid béo
- Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất
- Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn
- Thực phẩm chức năng bổ sung protein và acid amin
- Thực phẩm chức năng dạng chiết xuất
- Thực phẩm chức năng cho người tập thể hình
Theo cuộc khảo sát do Rakuten Insight thực hiện vào tháng 9 năm 2021, khoảng 55% người Việt Nam được hỏi cho biết thường mua các sản phẩm thực phẩm hữu
cơ Trong khi đó, khoảng một phần trăm trong số họ chưa bao giờ mua các sản phẩm thực phẩm này [9]
Trang 75.2 Những lo lắng, quan ngại phổ biến khi lựa chọn thực phẩm chức năng tại
các doanh nghiệp
Nỗi lo đó xuất phát từ việc trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng chưa qua kiểm định Chúng được bày bán tràn lan với nhãn mác mờ nhạt, không có con dấu hay chứng nhận của cơ quan chức năng [10]
Với những sản phẩm đã được kiểm định đầy đủ, khách hàng không cần lo lắng Nó có thể đảm bảo an toàn cho cơ thể cũng như cung cấp các chăm sóc cần thiết
Ngày nay, thực phẩm chức năng là một thị trường đang trên đà phát triển nhanh, vì thế
có nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng tình hình đó, bán các sản phẩm kém chất lượng, chưa qua kiểm định của Bộ Y tế [11]
Nhiều doanh nghiệp biến mặt hàng này thành hình thức kinh doanh đa cấp bất chính, khiến ngành bị biến tướng Lợi dụng kẽ hở, nhiều doanh nghiệp thiếu đạo đức đã sản xuất, kinh doanh và đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, công dụng không đúng với quảng cáo, làm mất niềm tin mất niềm tin với người tiêu dùng ở nước
ta (TS Trần Đáng, 2018)
5.3 Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng
Miễn dịch là sự quan tâm hàng đầu
Gần sáu phần mười (58%) đáp viên trên toàn cầu chia sẻ rằng họ sẽ chọn các sản phẩm
có chức năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, nhiều hơn đáng kể so với những con số chọn xương và khớp khỏe mạnh (46%), tiêu hóa tốt (43%), sức khỏe tim mạch (40%) và cải thiện năng lượng (39%) [13]
Có tới 39% người tiêu dùng đã sử dụng một sản phẩm hỗ trợ miễn dịch trong sáu tháng qua và 30% nữa sẽ xem xét tiêu dùng sản phẩm hỗ trợ miễn dịch trong tương lai, cho thấy tổng thị trường sức khỏe hỗ trợ miễn dịch tiềm năng là 69% [13]
Báo cáo Thực phẩm & Đồ uống Chức năng 2020 của Tập đoàn Hartman[14] cho thấy khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật nói chung là một trong những lý do hàng đầu để người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng, bao gồm cả thực phẩm bổ sung
và các loại đồ uống chức năng
Mối quan tâm về sức khỏe
Theo số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference Board Global Consumer Confidence với sự hợp tác cùng Nielsen, một công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam
Trang 8John Quilter, Kerry VP của Global Portfolio – ProActive Health, cho biết: “Sự quan tâm đến sức khỏe và sức khỏe chưa bao giờ cao hơn bao giờ hết và chúng tôi muốn cung cấp cho ngành công nghiệp những hiểu biết mới về việc thay đổi thói quen mua hàng Một trong những phát hiện quan trọng của chúng tôi là quy mô tác động của đại dịch đối với nhu cầu – không chỉ đối với các sản phẩm sức khỏe miễn dịch, mà đối với thực phẩm chức năng, đồ uống và chất bổ sung nói chung Người tiêu dùng đã áp dụng thái độ ngày càng chủ động, toàn diện về sức khỏe, thể chất và dinh dưỡng từ rất lâu trước năm 2020 nhưng đại dịch đã ồ ạt đẩy nhanh xu hướng tiêu dùng này ” [13]
Một lối sống lành mạnh và toàn diện hơn
Theo Healthfocus, 50% những người tập thể dục ít nhất một lần một tuần có nhiều khả năng chọn thực phẩm cụ thể sau khi tập thể dục, với hydrat hóa, protein và chất điện giải là những thuộc tính quan trọng nhất mà người tiêu dùng tìm kiếm trong các sản phẩm thể thao chức năng [13]
Sự minh bạch trong mỗi sản phẩm
Minh bạch hơn trong lĩnh vực thực phẩm chức năng là một xu hướng thị trường đang phát triển, với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sức khỏe và thực phẩm hữu
cơ, thân thiện với môi trường và cần được gán nhãn an toàn cho phép người tiêu dùng cảm thấy họ đang kiểm soát tốt hơn đối với sức khỏe của bản thân Các thông tin liên quan đến minh chứng của sản phẩm để thể hiện cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn
là an toàn, đảm bảo vệ sinh và truy xuất nguồn gốc, thành phần rõ ràng là rất quan trọng [13]
6 Các kênh phân phối thực phẩm chức năng
6.1 Hiệu thuốc và quầy thuốc bán lẻ
Trang 9Tại các quầy thuốc và quầy hàng trong hệ thống các cửa hàng thuốc và hệ thống quầy hàng trong trung tâm thương mại , siêu thị các sản phẩm thực phẩm chức năng được trưng bày và bố trí với rất nhiều chủng loại, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm nếu có nhu cầu [15]
Xây dựng một kênh bán hàng trực tiếp giữa những người có mối quan hệ gia đình, bạn
bè hay đồng nghiệp sẽ giúp cho TPCN được dễ dàng đón nhận trong nhiều cộng đồng Đây là kênh phân phối có hiệu quả vì là kênh phân phối đáng tin cậy với người tiêu dùng nhưng lại có chi phí tương đối thấp hơn so với các kênh phân phối khác
6.2 Các cửa hàng sản phẩm thực phẩm thiên nhiên và sức khỏe
Hệ thống các cửa hàng này chuyên kinh doanh về các sản phẩm thực phẩm thiên nhiên
và sức khỏe nên người tiêu dùng khi lựa chọn sẽ được nhân viên tư vấn cụ thể cho từng dòng sản phẩm Các sản phẩm thực phẩm chức năng thiên nhiên có nguồn gốc từ cây cỏ tự nhiên có công dụng nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật [15]
6.3 Xách tay
Việc du lịch nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh, các sản phẩm xách tay trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở Hà Nội Người tiêu dùng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn
và thực phẩm chức năng xách tay cũng dần trở nên phổ biến hơn đối với người tiêu dùng tại thị trường chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
6.4 Các kênh bán hàng trực tuyến
Hiện kênh bán hàng trực tuyến các sản phẩm thực phẩm chức năng đang được đánh giá là rất hiệu quả Các sản phẩm thực phẩm chức năng được công khai đăng bán trên các kênh truyền thông, chợ điện tử, sàn thương mại điện tử Khách hàng khi lựa chọn kênh này sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển và đến cửa hàng mua hàng, chỉ cần đặt hàng qua mạng thì nhà phân phối sẽ phải đóng gói và vận chuyển trực tiếp tới người tiêu dùng [15]
7 Giải pháp an toàn
Với đặc thù phong phú về khí hậu, thổ nhưỡng mang lại nguồn tài nguyên đa dạng sinh học dồi dào, Việt Nam có gần 4000 loài thực vật, hơn 400 loài động vật, 75 loại khoáng vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc Kết hợp với nền y học cổ truyền lâu đời thì đây rõ ràng là một tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành thực phẩm chức năng Thêm vào đó, thực phẩm chức năng rất dễ áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất được nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng tương đương với nước ngoài Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng trong nước không chỉ giúp khuyến khích ngành y dược trong nước phát triển mà còn hạn chế khả năng mua phải hàng giả, hàng nhái theo các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu [16]
Trang 10Ngoài ra, các nhà sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào áp dụng, trong đó có thể kể đến tiêu chuẩn GACP-WHO cho trồng trọt và thu hái dược liệu, tiêu chuẩn GMP-GACP-WHO, HACCP, ISO cho quy trình sản xuất hay tiêu chuẩn BioTrade cho thảo dược tự nhiên, an toàn và sản xuất bền vững Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bởi với lợi thế tự nhiên sẵn có, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ giúp tạo ra những lợi thế cạnh tranh, sau cùng người được hưởng lợi sẽ chính là người tiêu dùng [16]
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh TPCN, uy tín ngày càng trở nên quan trọng Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai ứng dụng quy trình thực hành tốt sản xuất TPCN GMP để cải thiện chất lượng sản phẩm, từ đó tạo sự an toàn khi sử dụng TPCN cho người tiêu dùng Cùng với đó, các doanh nghiệp cần nỗ lực tạo ra các trải nghiệm tốt cho người sử dụng để thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng TPCN Một số giải pháp dựa trên kết luận về yếu tố ảnh hưởng trên có thể kể đến là:
Tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu rõ về công dụng của các loại TPCN Một số biện pháp có thể kể đến như: tổ chức những chương trình tư vấn về TPCN với những chuyên gia đầu ngành có uy tín cao, đẩy mạnh hình thức WoM,…
Cải thiện kênh phân phối, giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn chính xác hơn về TPCN
Ví dụ như đào tạo những trình dược viên để trực tiếp tham gia vào kênh phân phối, kiểm soát chặt chẽ kênh phân phối bằng cách đưa ra những ràng buộc và nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn thành viên, …
8 Kết luận
Kinh doanh thực phẩm chức năng hiện đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Đây là một lĩnh vực được các chuyên gia đánh giá là vô cùng tiềm năng trong tương lai Theo thống kê, thực phẩm chức năng được bán tại hầu hết các bệnh viện, nhất là bệnh viện tư, các hiệu thuốc, đại lý phân phối, bán hàng online Đối tượng
sử dụng rộng, kể cả miền quê, xã miền núi, biên giới, hải đảo Hiện nay, hơn 70% các thực phẩm chức năng được lưu hành trên thị trường là do các công ty trong nước sản xuất và cung ứng
Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng cao do nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt nhu cầu của người dùng ngày càng được nâng cao và do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 nên con người ngày càng quan tâm và chú trọng hơn tới vấn đề sức khỏe
Nhìn chung, thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam còn nhiều điều chưa khám phá hết và cũng chưa khai thác hết tiềm năng tuy nhiên sức cạnh tranh cũng rất là cao đến từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như mặt hàng nội địa chưa tạo được nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt nói chung Hiểu được nhu cầu và xu hướng tìm kiếm, chi tiêu với các mặt hàng chăm sóc sức khỏe sẽ là phương thức tốt giúp cho doanh nghiệp có những định hướng phát triển đúng đắn trong lĩnh vực này