1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING

29 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU 4 1.1 Tổng quan 4 1.2 Vấn đề nghiên cứu 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4 Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 2.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 5 2.1.1 Cơ cấu nguyên vật liệu 5 2.1.2 Quy mô sản xuất 9 2.1.3 Quy mô thị trường 11 2.1.4 Tiền năng của ngành bia Việt Nam 14 2.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 15 2.3 CÁC DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU TẠI THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 16 2.3.1 Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 16 2.3.2 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) 18 2.4 NHỮNG YẾU TỐ NGƯỜI TIÊU DÙNG QUAN TÂM NHẤT KHI LỰA CHỌN SẢN PHẨM BIA 19 2.5 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BIA 20 2.5.1 Thời gian sử dụng bia 20 2.5.2 Đia điểm uống bia 21 2.5.3 Lợi ích về mặt cảm xúc 22 2.6 HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BIA TRÊN MẠNG XÃ HỘI 22 2.6.1 Thảo luận của khách hàng trên mạng xã hội 22 2.6.2 Sự so sánh các thương hiệu bia 23 2.6.3 Sự chia sẻ của người tiêu dùng trên mạng xã hội 24 2.7 NGUỒN THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TIẾP CẬN ĐỂ TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU BIA 25 LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu Marketing chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của quá trình Marketing trong doanh nghiệp. Nó được xem như là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nó nhấn mạnh sự nhận dang và thỏa mãn như cầu và mong đợi của khách hàng bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị marketing – những người đưa ra quyết định marketing trong doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang làm thay đổi dần thói quen và hành vi khách hàng. Bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa và những biến động của môi trường. Tất cả thực tế này đang làm gia tăng hơn bao giờ hết nhu cầu thông tin marketing cả về mặt số lương và chất lượng của các doanh nghiệp. Cụ thể trong quá trình nghiên cứu Marketing thì việc thu thập và đánh giá dữ liệu thứ cấp cũng góp phần không nhỏ giúp cung cấp thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng cho những nhà nghiên cứu. Thị trường Bia Việt Nam trong những năm gần đây có những bước tiến mạnh mẽ và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Một thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ cho bất kì thương hiệu Bia nào cũng muốn nắm được thị phần. Bởi lẽ Bia là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam, một trong những thức uống có mặt nhiều nhất trên các kênh thông tin trực tuyến. Mặc dù bị chịu tác động kép từ dịch COVID – 19 và Nghị định 100 của Chính Phủ xong những khó khăn trên cũng chỉ làm chậm đà tẳng trưởng của thị trường này. Đây là thời điểm thích hợp để nghiên cứu lại thị trường Bia cũng như người tiêu dùng của thị trường này. Với những dữ liệu thứ cấp được thu thập trong các báo cáo và bài báo uy tín từ 2015 tới nay đã phần nào vẽ nên một bức tranh tổng quan về thị trường Bia Việt Nam   Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan Thị trường bia Việt Nam hiện nay là sân chơi của những doanh nghiệp nội địa mạnh và những ông lớn tới từ nước ngoài như Mĩ, Canada, Châu Âu, … Ngày càng có sự phân hóa mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng khi các sản phẩm cao cấp và chất lượng cao đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, bên cạnh đó những yếu tố về giá cả cũng đang có dấu hiệu giảm mức độ quan tâm của khách hàng mà thay vào đó là hương vị và địa điểm sử dụng mới đang là sự quan tâm hiện nay. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Tình hình của thị trường Bia Việt Nam Phân khúc thị trường Bia Việt Nam Hoạt động của các thương hiệu Bia tiêu biểu của Việt Nam Các yếu tố người dùng quan tâm nhất khi lựa chọn sản phẩm bia Thói quen sử dụng bia của người tiêu dùng Hoạt động của người tiêu dùng trên mạng xã hội Nguồn thông tin khách hàng sử dụng để tìm hiểu, thảo luận về các thương hiệu 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mô tả bức tranh tổng quan về thị trường Bia Việt Nam 1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước và nước ngoài đang có mặt tại thị trường Việt Nam và người tiêu dùng trong nước Phạm vi nghiên cứu các báo cáo về ngành bia Việt Nam từ năm 2015 tới nay và quan sát trên mạng xã hội các hoạt động của người tiêu dùng.   Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 2.1.1 Cơ cấu nguyên vật liệu (Hình ảnh mang tính minh họa) Cũng giống như đầu vào chuỗi giá trị ngành bia thế giới, bia sản xuất tại Việt Nam cũng cần có các nguyên liệu cơ bản là: malt, hoa bia và gạo. Do ngành sản xuất các nguyên liệu này trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp bia nội địa phải nhập khẩu phần lớn malt, hoa bia và men bia từ các nguồn cung nước ngoài. Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS Với việc phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, tỷ trọng các nguyên liệu này trong COGS của các hãng bia tại Việt Nam lớn hơn con số chung của thế giới rất nhiều. Đặc biệt là malt chiếm 33% cơ cấu giá vốn. Hoa bia tuy chỉ chiếm 2% COGS nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng quyết định hương vị bia. Riêng gạo, loại nguyên liệu có sẵn trong nước, là loại ngũ cốc thay thế được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất bia tại Việt Nam, chiếm đến 6% COGS. Các nhà sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn cung gạo giá rẻ và chất lượng cao. Bên cạnh đó, gạo có hàm lượng glucid và protein khá cao, có khả năng chuyển hóa thành chất hòa tan tốt và có thể thay thế malt đến 50%. 2.1.1.1 Malt Do có đặc điểm khí hậu nóng ẩm và không có vùng thích hợp để trồng lúa mạch trong nước, việc phát triển ngành sản xuất malt trong nước rất khó khăn. Với nhu cầu malt vào khoảng 450.000500.000 tấnnăm thì nhập khẩu là lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp ngành bia. Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS Trong giai đoạn gần đây, 5 quốc gia xuất khẩu malt vào Việt Nam với tỷ trọng sản lượng lớn nhất là Úc, Pháp, Trung Quốc, Bỉ và Đức. Đây đều là các quốc gia xuất khẩu malt lớn của thế giới. Trong đó, các nước khu vực Châu Âu gồm Pháp, Bỉ, Đức đang là nhà cung cấp Malt lớn nhất cho Việt Nam khi chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu. Tiếp theo là Úc với 34% nguồn cung của malt. Giá malt thế giới biến động mạnh từ cuối năm 2017 tới nay khi tăng mạnh từ 96 USDtấn lên tới lúc cao nhất là 149 USDtấn. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp bia.   2.1.1.2 Hoa bia Đức vẫn là đất nước mà các hãng sản xuất bia tại Việt Nam tìm đến để nhập về nguồn hoa bia chất lượng. Hoa bia được nhập khẩu từ Đức chiếm tới gần 70% sản lượng hoa bia nhập khẩu của ngành bia Việt Nam. Tiếp theo là đến Slovenia với 25% sản lượng nhập khẩu. Trong khi nước sản xuất hoa bia lớn nhất thế giới là Mỹ chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng nhập khẩu hoa bia hàng năm. Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS 2.1.1.3 Men bia Về nguồn men bia, các doanh nghiệp tiếp tục tìm đến những nơi sản xuất bia lớn của thế giới như Brazil (nước xuất khẩu men bia nhiều nhất thế giới trong năm 2016, Nhật Bản, Malaysia, Canada và Đức. Tỷ trong nhập khẩu từ Brazil chiếm gần 43% tổng giá trị men bia được nhập về Việt Nam theo sau là Nhật Bản (32,64%). Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS 2.1.2 Quy mô sản xuất Thị trường Bia Việt Nam đã có sự phát triển nhanh kể từ khi ra đời. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 9 về sản xuất bia trên thế giới và tiếp tục giữ vị trị này trong năm 2018. Từ chỗ có 2 nhà máy sản xuất bia là Hà Nội và Sài Gòn đến nay cả nước có 129 cơ sở sản xuất bia trên khắp 43 tỉnh thành trên cả nước. Trong 9 tháng kể từ đầu năm trong năm 2019 sản lượng bia có dấu hiệu suy giảm Dự kiến, thị trường bia Việt Nam sẽ đạt quy mô 4,6 tỷ lít vào năm 2025 và 5,5 tỷ lít vào năm 2035. Nguồn: Tổng cục Bộ Công Thương và công ty Chứng Khoán BOS Về quy mô sản xuất, Sabeco là hãng bia có tổng công suất sản xuất bia lớn nhất đạt 1.8 tỷ lít bianăm với 23 nhà máy ở khắp cả nước. Heineken mặc dù mới gia nhập thị trường VN từ năm 1991 nhưng tổng công suất đứng thứ 2 (950 triệu lítnăm) với 5 nhà máy ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Habeco đứng thứ 3 về công suất (800 triệu lítnăm) với các nhà máy phân bổ ở khu vực Miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING

MỤC LỤC

Trang 2

Chương 1 GIỚI THIỆU 4

1.1 Tổng quan 4

1.2 Vấn đề nghiên cứu 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

2.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 5

2.1.1 Cơ cấu nguyên vật liệu 5

2.1.2 Quy mô sản xuất 9

2.1.3 Quy mô thị trường 11

2.1.4 Tiền năng của ngành bia Việt Nam 14

2.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 15

2.3 CÁC DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU TẠI THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 16

2.3.1 Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 16

2.3.2 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) 18

2.4 NHỮNG YẾU TỐ NGƯỜI TIÊU DÙNG QUAN TÂM NHẤT KHI LỰA CHỌN SẢN PHẨM BIA 19

2.5 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BIA 20

2.5.1 Thời gian sử dụng bia 20

2.5.2 Đia điểm uống bia 21

2.5.3 Lợi ích về mặt cảm xúc 22

2.6 HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BIA TRÊN MẠNG XÃ HỘI 22

2.6.1 Thảo luận của khách hàng trên mạng xã hội 22

2.6.2 Sự so sánh các thương hiệu bia 23

2.6.3 Sự chia sẻ của người tiêu dùng trên mạng xã hội 24

2.7 NGUỒN THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TIẾP CẬN ĐỂ TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU BIA 25

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu Marketing chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của quá trìnhMarketing trong doanh nghiệp Nó được xem như là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thịtrường Nó nhấn mạnh sự nhận dang và thỏa mãn như cầu và mong đợi của khách hàngbằng việc cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị marketing – nhữngngười đưa ra quyết định marketing trong doanh nghiệp Trong những năm gần đây, sựphát triển mạnh mẽ của công nghệ đang làm thay đổi dần thói quen và hành vi kháchhàng Bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa và những biến động của môi trường Tất cả thực

tế này đang làm gia tăng hơn bao giờ hết nhu cầu thông tin marketing cả về mặt số lương

và chất lượng của các doanh nghiệp Cụ thể trong quá trình nghiên cứu Marketing thì việcthu thập và đánh giá dữ liệu thứ cấp cũng góp phần không nhỏ giúp cung cấp thông tin

mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng cho những nhà nghiên cứu

Thị trường Bia Việt Nam trong những năm gần đây có những bước tiến mạnh mẽ và được

dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn Một thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ cho bất

kì thương hiệu Bia nào cũng muốn nắm được thị phần Bởi lẽ Bia là một phần không thểthiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam, một trong những thức uống có mặt nhiềunhất trên các kênh thông tin trực tuyến

Mặc dù bị chịu tác động kép từ dịch COVID – 19 và Nghị định 100 của Chính Phủ xongnhững khó khăn trên cũng chỉ làm chậm đà tẳng trưởng của thị trường này Đây là thờiđiểm thích hợp để nghiên cứu lại thị trường Bia cũng như người tiêu dùng của thị trườngnày Với những dữ liệu thứ cấp được thu thập trong các báo cáo và bài báo uy tín từ 2015tới nay đã phần nào vẽ nên một bức tranh tổng quan về thị trường Bia Việt Nam

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan

Thị trường bia Việt Nam hiện nay là sân chơi của những doanh nghiệp nội địa mạnh vànhững ông lớn tới từ nước ngoài như Mĩ, Canada, Châu Âu, … Ngày càng có sự phân hóamạnh mẽ trong tâm trí khách hàng khi các sản phẩm cao cấp và chất lượng cao đang có

xu hướng tăng lên mạnh mẽ, bên cạnh đó những yếu tố về giá cả cũng đang có dấu hiệugiảm mức độ quan tâm của khách hàng mà thay vào đó là hương vị và địa điểm sử dụngmới đang là sự quan tâm hiện nay

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Tình hình của thị trường Bia Việt Nam

Phân khúc thị trường Bia Việt Nam

Hoạt động của các thương hiệu Bia tiêu biểu của Việt Nam

Các yếu tố người dùng quan tâm nhất khi lựa chọn sản phẩm bia

Thói quen sử dụng bia của người tiêu dùng

Hoạt động của người tiêu dùng trên mạng xã hội

Nguồn thông tin khách hàng sử dụng để tìm hiểu, thảo luận về các thương hiệu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mô tả bức tranh tổng quan về thị trường Bia Việt Nam

1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước và nước ngoài đang cómặt tại thị trường Việt Nam và người tiêu dùng trong nước

Phạm vi nghiên cứu các báo cáo về ngành bia Việt Nam từ năm 2015 tới nay và quan sáttrên mạng xã hội các hoạt động của người tiêu dùng

Trang 5

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM

2.1.1 Cơ cấu nguyên vật liệu

(Hình ảnh mang tính minh họa)

Cũng giống như đầu vào chuỗi giá trị ngành bia thế giới, bia sản xuất tại Việt Nam cũngcần có các nguyên liệu cơ bản là: malt, hoa bia và gạo Do ngành sản xuất các nguyên liệunày trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp bia nội địa phải nhập khẩu phần lớnmalt, hoa bia và men bia từ các nguồn cung nước ngoài

Trang 6

Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS

Với việc phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, tỷ trọng các nguyên liệu nàytrong COGS của các hãng bia tại Việt Nam lớn hơn con số chung của thế giới rất nhiều.Đặc biệt là malt chiếm 33% cơ cấu giá vốn Hoa bia tuy chỉ chiếm 2% COGS nhưng vẫnđóng vai trò quan trọng quyết định hương vị bia Riêng gạo, loại nguyên liệu có sẵn trongnước, là loại ngũ cốc thay thế được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất bia tại Việt Nam,chiếm đến 6% COGS Các nhà sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn cung gạo giá rẻ

và chất lượng cao Bên cạnh đó, gạo có hàm lượng glucid và protein khá cao, có khả năngchuyển hóa thành chất hòa tan tốt và có thể thay thế malt đến 50%

2.1.1.1 Malt

Do có đặc điểm khí hậu nóng ẩm và không có vùng thích hợp để trồng lúa mạch trongnước, việc phát triển ngành sản xuất malt trong nước rất khó khăn Với nhu cầu malt vàokhoảng 450.000-500.000 tấn/năm thì nhập khẩu là lựa chọn duy nhất của các doanhnghiệp ngành bia

Trang 7

Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS

Trong giai đoạn gần đây, 5 quốc gia xuất khẩu malt vào Việt Nam với tỷ trọng sản lượnglớn nhất là Úc, Pháp, Trung Quốc, Bỉ và Đức Đây đều là các quốc gia xuất khẩu malt lớncủa thế giới Trong đó, các nước khu vực Châu Âu gồm Pháp, Bỉ, Đức đang là nhà cungcấp Malt lớn nhất cho Việt Nam khi chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu Tiếp theo là Úcvới 34% nguồn cung của malt

Giá malt thế giới biến động mạnh từ cuối năm 2017 tới nay khi tăng mạnh từ 96 USD/tấnlên tới lúc cao nhất là 149 USD/tấn Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cácdoanh nghiệp bia

Trang 8

2.1.1.2 Hoa bia

Đức vẫn là đất nước mà các hãng sản xuất bia tại Việt Nam tìm đến để nhập về nguồn hoabia chất lượng Hoa bia được nhập khẩu từ Đức chiếm tới gần 70% sản lượng hoa bianhập khẩu của ngành bia Việt Nam Tiếp theo là đến Slovenia với 25% sản lượng nhậpkhẩu Trong khi nước sản xuất hoa bia lớn nhất thế giới là Mỹ chỉ chiếm khoảng 3% sảnlượng nhập khẩu hoa bia hàng năm

Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS

2.1.1.3 Men bia

Về nguồn men bia, các doanh nghiệp tiếp tục tìm đến những nơi sản xuất bia lớn của thế giới như Brazil (nước xuất khẩu men bia nhiều nhất thế giới trong năm 2016, Nhật Bản, Malaysia, Canada và Đức Tỷ trong nhập khẩu từ Brazil chiếm gần 43% tổng giá trị men bia được nhập về Việt Nam theo sau là Nhật Bản (32,64%)

Trang 9

Nguồn: Báo cáo ngành bia công ty Chứng Khoán BOS

2.1.2 Quy mô sản xuất

Thị trường Bia Việt Nam đã có sự phát triển nhanh kể từ khi ra đời Năm 2017, Việt Namđứng thứ 9 về sản xuất bia trên thế giới và tiếp tục giữ vị trị này trong năm 2018 Từ chỗ

có 2 nhà máy sản xuất bia là Hà Nội và Sài Gòn đến nay cả nước có 129 cơ sở sản xuấtbia trên khắp 43 tỉnh thành trên cả nước Trong 9 tháng kể từ đầu năm trong năm 2019sản lượng bia có dấu hiệu suy giảm Dự kiến, thị trường bia Việt Nam sẽ đạt quy mô 4,6 tỷlít vào năm 2025 và 5,5 tỷ lít vào năm 2035

Nguồn: Tổng cục Bộ Công Thương và công ty Chứng Khoán BOS

Về quy mô sản xuất, Sabeco là hãng bia có tổng công suất sản xuất bia lớn nhất đạt 1.8 tỷlít bia/năm với 23 nhà máy ở khắp cả nước Heineken mặc dù mới gia nhập thị trường VN

Trang 10

từ năm 1991 nhưng tổng công suất đứng thứ 2 (950 triệu lít/năm) với 5 nhà máy ở NamTrung Bộ và Đông Nam Bộ Habeco đứng thứ 3 về công suất (800 triệu lít/năm) với cácnhà máy phân bổ ở khu vực Miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Nguồn Báo cáo tài chính của SAB, BHN và công ty Chứng Khoán BOS

Trang 11

2.1.3 Quy mô thị trường

2.1.3.1 Lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam

Năm 2009, tổng sản lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam chỉ đạt 2 tỷ lít với sản lượng tiêu thụtrung bình là 23,1 lít/người/năm Đến năm 2018, sản lượng bia tiêu thụ đã tăng lên tới 4,2

tỷ lít, tăng 5,2% so với năm 2017, với sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 44,1lít/người/năm Trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước đã sản xuất 3,75 tỷ lít bia, tăng 12%

so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: Báo cáo ngành bia của công ty chứng khoán BOS

Trang 12

Nguồn : Báo điện tử ZingNews

Theo khu vực địa lý, miền Bắc hiện chiếm khoảng 35% lượng tiêu thụ bia cả nước Dẫnđầu thị phần tại khu vực này là các thương hiệu của Habeco, tiếp theo Heineken và Tigercủa Heineken Việt Nam và Saigon Special, 333 của Sabeco Một thương hiệu bia tầmtrung là Halida được tiêu thụ khá nhiều tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An Trong khi đó,với đặc điểm là dân số ít và không nhiều thành phố lớn, khu vực miền Trung chiếm 6%lượng tiêu thụ toàn ngành bia Đây là khu vực tiêu thụ chính của Hue Brewery (thuộc sởhữu của Carlsberg) với thương hiệu bia Huda Tiếp theo là bia Larue và các sản phẩm củabia Sài Gòn, bia Heineken…Miền Nam là khu vực tiêu thụ bia lớn nhất cả nước khichiếm khoảng 59% tổng lượng tiêu thụ toàn ngành Sabeco là doanh nghiệp dẫn đầu thịphần bia tại khu vực này

Trang 13

Nguồn Báo cáo ngành bia của FPTS Research và công ty chứng khoán BOS

2.1.3.2 Thị phần ngành bia

Thị trường bia của Việt Nam được thống trị bởi nhóm “big four”, bao gồm Sabeco,Habeco, Carlsberg Việt Nam (chủ yếu đến từ Nhà máy Bia Huế, nằm ở miền Trung) vàCông ty TNHH Bia Heineken Việt Nam Với Sabeco, Habeco và Carlsberg là các công tyhàng đầu lần lượt tại các khu vực miền Nam, miền Bắc và miền Trung Trong khi đó,Heineken có sự hiện diện mạnh mẽ tại miền Nam Dựa theo thông tin công bố từ các công

ty này, ước tính nhóm 4 ông lớn chiếm khoảng 90% tổng sản lượng bia trong năm 2018.Phần còn lại của thị trường thuộc về các công ty nước ngoài như Sapporo và AB InBev,cũng như các công ty bia nhỏ trong nước như Masan (bia Sư tử trắng)

Trang 14

Nguồn Báo cáo ngành bia của công ty chứng khoán BOS

2.1.4 Tiền năng của ngành bia Việt Nam

Theo dự báo của Euromonitor, trong giai đoạn 2015-2020, ngành bia Việt Nam sẽ khôngcòn giữ được mức tăng trưởng 2 chữ số như giai đoạn trước mà dừng lại ở mức CAGR6% Đến năm 2020, tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt mức 4,8 tỷ lít và loại biatiêu thụ chính vẫn là bia lager Tuy nhiên với xu hướng hiện tại và những tác động từ dịchbệnh và nghị định 100 của Chính Phủ thì bia không cồn sẽ là một sản phẩm đạt lượng tiêuthụ đột biến trong nửa cuối năm 2020

Trang 15

vị xã hội như Heineken, Sapporo, Carlsberg, AB-Inbev…

Mặt khác, hai doanh nghiệp bia nội lớn nhất trong nước là Sabeco và Habeco lại tập trungvào phân khúc bia trung cấp với mức giá từ 21.000VND/lít đến 35.000VND/lít Đây cũng

là phân khúc được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm gần 59% trong tổng sản lượng bia tiêu thụvào năm 2015 So với các loại bia cao cấp chỉ hiện diện tại các thành phố lớn hoặc các địađiểm sang trọng, các sản phẩm đến từ phân khúc trung cấp có độ phủ dày đặc hơn, giúpcho người tiêu dùng ở cả nông thôn và thành thị dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ Bên cạnh

đó, phân khúc giá bình dân (thấp hơn hoặc bằng 20.000VND/lít) là phân khúc chiếm tỷtrọng tiêu thụ lớn thứ hai thị trường (gần 31% năm 2015) với sản phẩm phổ biến nhất làbia hơi

Nguồn báo cáo của công ty chứng khoán FPTS

Nhu cầu về các sản phẩm cao cấp ngày càng tăng, theo ước tính của Tổ chức Nghiên cứuthị trường Nielsen, đến năm 2020, quy mô dân số có thu nhập trung bình sẽ tăng lên gấp 3lần so với năm 2014 Tín hiệu tích cực này đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam sẽchi tiêu mạnh tay hơn cho các sản phẩm thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội

Cũng theo nghiên cứu của Nielsen, xu hướng tiêu thụ cao cấp hóa trong ngành hàng tiêudùng tuy đang diễn ra mạnh mẽ nhưng tăng trưởng tập trung chủ yếu tại 6 thành phốchính là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng

Trang 16

Nguồn báo cáo của công ty chứng khoán FPTS

2.3 CÁC DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU TẠI THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 2.3.1 Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)

2.3.1.1 Tổng quan doanh nghiệp

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB) tiền thân là mộtxưởng bia nhỏ được thành lập bởi người Pháp vào năm 1875 Ngành sản xuất chính củaSAB là ngành bia với các thương hiệu bia Sài Gòn như Saigon Gold, Saigon Special, 333,

Hiện tại, Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev) hiện nắm giữ 53,59% vốn điều lệ.Bên cạnh đó, một cổ đông lớn khác là Bộ Công Thương, đại diện cho nguồn vốn Nhànước, cũng đang nắm giữ tới 36% vốn Do đó, chỉ còn 10,41% tổng số cổ phiếu đang lưuhành là dành cho các nhà đầu tư khác

Trang 17

Nguồn Báo cáo tài chính của Sabeco 2019 và báo cáo ngành bia của CTCK BOS

2.3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Nguồn Báo cáo tài chính của Sabeco 2019 và báo cáo ngành bia của CTCK BOS

Doanh thu của SAB năm 2018 đạt 35.949 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017 Tuy nhiên,

do giá vốn hàng bán tăng tới 10%yoy do chịu ảnh hưởng của giá nguyên liệu tăng nên lợinhuận gộp của Công ty đã suy giảm tới 9% xuống 8.084 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2019,tình hình kinh doanh của SAB đang có dấu hiệu hồi phục đang kể

Tuy nhiên, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết do ảnhhương không mong đợi của đại dịch Covid – 19, doanh thu hợp nhất giảm 47% xuốngmức 4.909 tỷ đồng Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm chi phí để bù đắp, cắt bớtchi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ nhưng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vẫn giảm43% xuống 700 tỷ đồng, ghi nhân mức thấp kỉ lục từ quý I/2016 đến nay

Trang 18

Nguồn Trang thông tin đầu tư, tài chính cá nhân và tiêu dùng NDH.vn

2.3.2 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco)

2.3.2.1 Tổng quan doanh nghiệp

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), tiền thân là Nhàmáy Bia Hommel do người Pháp xây dựng năm 1980 tại Hà Nội Sản phẩm chính củaHabeco là các sản phẩm bia mang thương hiệu bia Hà Nội và Trúc Bạch, bao gồm cả sảnphẩm bia chai, bia lon, bia hơi Cơ cấu sở hữu với 82% là của Bộ Công Thương

Tính tới năm 2019 sản lượng bia đạt 438 triệu lít và ngày càng mở rộng quy mô trên cảnước với việc xây dựng thêm các nhà máy khu vực phía bắc để tăng năng suất đáp ứngnhu cầu thị trường

Trang 19

2.3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Nguồn Báo cáo tài chính của Habeco 2019 và báo cáo ngành bia của CTCK BOS

Đến năm 2019, tình hinh kinh doanh của BHN vẫn chưa có nhiều chuyển biến khi doanhthu và lợi nhuận đều sụt giảm Cụ thể, doanh thu của Công ty giảm 2%yoy xuống 6.670 tỷđồng, lợi nhuận trước thuế giảm 10%yoy xuống còn 585 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuếgiảm 7%yoy xuống còn 472 tỷ đồng Điểm tích cực trong năm 2019 của BHN là biên lợinhuận nhuận tăng trở lại mức 27% nhờ chi phí nguyên liệu giảm

Tuy nhiên giống như như Sabeco, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần củaHabeco ("ông lớn" sở hữu các thương hiệu bia Hà Nội và Trúc Bạch) chỉ đạt 770 tỷ đồng,giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019 Doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận gộpgiảm hơn 55%, về mức 148 tỷ đồng Trong khi nguồn thu giảm mạnh thì chi phí vận hànhbiến động không đáng kể Cụ thể, chi phí bán hàng là gần 185 tỷ đồng, giảm 3%; chi phíquản lý doanh nghiệp gần 81 tỷ đồng, tăng 4% Hiện tại Habeco chưa có chiến dịch bánhàng nào trong tháng 6

Ngày đăng: 18/10/2022, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Hình ảnh mang tính minh họa) - BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING
nh ảnh mang tính minh họa) (Trang 5)
2.3.1.2 Tình hình hoạt động kinhdoanh - BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING
2.3.1.2 Tình hình hoạt động kinhdoanh (Trang 17)
2.3.2.2 Tình hình hoạt động kinhdoanh - BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING
2.3.2.2 Tình hình hoạt động kinhdoanh (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w