Mục lục I. Quy mô, dung lượng, tiềm năng thị trường:...................................................... 3 1. Thị trường thời trang cao cấp tại Việt Nam:................................................. 3 2. Quy mô, dung lượng: .................................................................................... 3 3. Tiềm năng thị trường:.................................................................................... 4 II. Các (nhóm) nhu cầu sản phẩmdịch vụ của khách hàng, các khúc thị trường .............................................................................................................................. 5 1. Nhóm nhu cầu khách hàng:........................................................................... 5 2. Các khúc thị trường:...................................................................................... 6 III. Các doanh nghiệpnhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, so sánh định vị của các doanh nghiệpnhà cung cấp:..................................................................... 7 1. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu biểu: .......................................... 7 1.1. Louis Vuitton: ........................................................................................ 7 1.2. Gucci: ..................................................................................................... 7 1.3. Chanel: ................................................................................................... 8 1.4. Hermes ................................................................................................... 9 IV. Những kỳ vọng, phản ánh, đánh giá, phản ứng của khách hàng về chất lượng sản phẩmdịch vụ của các doanh nghiệpcác nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường:..................................................................................................... 10 1. Độ quý hiếm:............................................................................................... 10 2. Chất lượng hoàn hảo: .................................................................................. 10 3. Mức giá ngất ngưởng: ................................................................................. 10 4. Trường tồn với thời gian:............................................................................ 10 5. Chân thật: .................................................................................................... 10 6. Sự hài lòng: ................................................................................................. 10 7. Trải nghiệm: ................................................................................................ 10 V. Những yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường: ................................................................................................................. 12 1. Xu hướng số hóa: ........................................................................................ 12 2. Xu hướng cá nhân hóa: ............................................................................... 12 3. Xu hướng bền vững và tái chế: ................................................................... 12 VI. Những nguồn thông tin sử dụng để tiếp cận với sản phẩmdịch vụ và doanh nghiệpnhà cung cấp sử dụng dịch vụ:................................................................ 14 Nguồn tham khảo ................................................................................................ 16
Trang 12 Mục lục
I Quy mô, dung lượng, tiềm năng thị trường: 3
1 Thị trường thời trang cao cấp tại Việt Nam: 3
2 Quy mô, dung lượng: 3
3 Tiềm năng thị trường: 4
II Các (nhóm) nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của khách hàng, các khúc thị trường … 5
1 Nhóm nhu cầu khách hàng: 5
2 Các khúc thị trường: 6
III Các doanh nghiệp/nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, so sánh định vị của các doanh nghiệp/nhà cung cấp: 7
1 Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu biểu: 7
1.1 Louis Vuitton: 7
1.2 Gucci: 7
1.3 Chanel: 8
1.4 Hermes 9
IV Những kỳ vọng, phản ánh, đánh giá, phản ứng của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp/các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường: 10
1 Độ quý hiếm: 10
2 Chất lượng hoàn hảo: 10
3 Mức giá ngất ngưởng: 10
4 Trường tồn với thời gian: 10
5 Chân thật: 10
6 Sự hài lòng: 10
7 Trải nghiệm: 10
V Những yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường: 12
1 Xu hướng số hóa: 12
2 Xu hướng cá nhân hóa: 12
3 Xu hướng bền vững và tái chế: 12
VI Những nguồn thông tin sử dụng để tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp/nhà cung cấp sử dụng dịch vụ: 14
Nguồn tham khảo 16
Trang 23
I Quy mô, dung lượng, tiềm năng thị trường:
1 Thị trường thời trang cao cấp tại Việt Nam:
Mặc dù ngành công nghiệp thời trang vẫn chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng riêng phân khúc thị trường thời trang xa xỉ vẫn liên tục tăng trưởng Trong và sau thời điểm Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, một số thương hiệu thời trang cao cấp của nước ngoài vẫn duy trì cửa hàng, thậm chí tìm kiếm thêm mặt bằng mở rộng hoạt động tại
Hà Nội Điển hình là nhãn hàng Louis Vuitton và Christian Dior vừa mở cửa hàng tại tòa nhà International Centre, ngay trung tâm Hà Nội
Savills Việt Nam nhận định thị trường bán lẻ thời trang cao cấp tại Việt Nam vẫn khá
ổn định, nhu cầu nội địa không sụt giảm quá nhiều, dù lượng khách du lịch quốc tế có giảm Các nhà bán lẻ vẫn giữ nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt bằng cao cấp, tại các
vị trí đắc địa
Theo các chuyên gia, các thương hiệu xa xỉ hoặc thương hiệu lớn vẫn mở rộng hoạt động vì Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có chỉ
số GDP tăng trưởng dương trong 2020 Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì kinh tế
ổn định và phát triển ở mức nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tổng GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 1,8% trong năm 2020 và nhanh chóng phục hồi trở lại mức 6,3% trong năm 2021
Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng và đang ở giai đoạn thay đổi quyết định, với GDP bình quân đầu người đạt 3.000 đô la Mỹ cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn
Chuyên gia tài chính Arnaud Cadart cho rằng: “Tầng lớp thượng lưu dường như không
bị ảnh hưởng bởi đại dịch Vì vậy, thay vì dùng tiền để ra ngoài ăn uống, du lịch họ
sẽ mua hàng xa xỉ”
2 Quy mô, dung lượng:
Nhà phân tích thị trường Kayla Marci cho biết sức mua đang tăng nhanh ở nhiều
thương hiệu thời trang xa xỉ, khiến cho giá cả cũng tăng lên Ví như năm 2020, mức giá bình quân của trang sức cao cấp vào khoảng 1.500 USD, nhưng đến năm 2021 lên đến 2.360 USD, tăng 57% Các loại túi xách, quần áo cũng tăng giá từ 10 - 15%,
nhưng vẫn không đủ bán J.Crew - nhà bán lẻ nổi tiếng của Mỹ - chia sẻ rằng các sản phẩm đắt giá nhất của J.Crew tính đến tháng 5/2021 tăng khoảng 158% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19)
Theo báo cáo của McKinsey, công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ, người tiêu dùng
có khả năng nhanh chóng quay trở lại chi tiêu cho hàng hóa cao cấp, như họ đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Theo báo cáo mới công bố từ Savills, tại Việt Nam, ngành bán lẻ cao cấp vẫn là một trong những thị trường có hoạt động tốt, với việc thêm nhiều các thương hiệu xa xỉ muốn mở rộng và gia nhập “Việc tăng giá sản phẩm của các thương hiệu xa xỉ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định mua hàng bởi khách hàng của họ luôn có khả năng mua,” Giám đốc Savills Hà Nội - Matthew Powell cho biết
Trang 34 Cũng theo ông Matthew Powell, với nhóm khách hàng giàu và siêu giàu, sự xê dịch trong mua sắm hàng xa xỉ có thể thay đổi từ thương hiệu này sang thương hiệu khác chứ không phải vì nền kinh tế toàn cầu khó khăn hơn mà bỏ hẳn Trong bối cảnh hạn chế đi lại, nhóm khách hàng này tăng mua hàng hiệu trong nước thay vì đi du lịch, đi công tác mới mua Vì thế, một số hãng thời trang thế giới đã chuyển hướng giảm dần phụ thuộc vào du khách, kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng địa phương
3 Tiềm năng thị trường:
Theo danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2020 do Forbes công bố, có 6 thương hiệu thời trang xa xỉ bao gồm Louis Vuitton, Gucci, Hermès, Chanel, Cartier
và Rolex Trong đó, Louis Vuitton xếp hạng 9 với giá trị thương hiệu 47,2 tỷ USD Chiếc túi xách đắt nhất của thương hiệu này từng được bán với giá hơn 3 tỷ đồng Còn Gucci xếp hạng 31 với giá trị thương hiệu 22,6 tỷ USD, Hermès xếp hạng 32 với giá trị 21,6 tỷ USD, Chanel hạng 52 với giá trị 12,8 tỷ USD, Cartier hạng 56 với giá trị 12,2 tỷ USD và Rolex hạng 80 với giá trị 9,5 tỷ USD
Với tốc độ tăng trưởng và chiếc bánh thị trường hấp dẫn như trên, các thương hiệu xa
xỉ cũng không muốn bỏ lỡ thị trường Việt Nam Hiện nay, những tín đồ hàng hiệu ở Việt Nam không phải sang tận Singapore, Hồng Kông, châu Âu hay Mỹ khi muốn sở hữu một món đồ nào đó bởi các thương hiệu đã đua nhau tới Việt Nam
Đặc biệt, các hãng thời trang này không bao giờ giảm giá hay khuyến mãi Hiếm hoi lắm mới có đơn vị đưa ra chương trình mua hàng sớm (ưu tiên mua trước ngay khi hàng mới ra mắt) dành cho thành viên Thậm chí, có nhiều hãng luôn tăng giá sản phẩm mỗi năm Giữa năm 2020, bất chấp dịch Covid-19 khiến nhiều cửa hàng đóng cửa thì nhiều sản phẩm Louis Vuitton đã tăng giá từ 5 - 10% Nhưng điều đó cũng không làm chùn tay những tín đồ của thương hiệu này
Trang 45
II Các (nhóm) nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của khách hàng, các khúc thị trường …
1 Nhóm nhu cầu khách hàng:
Thế hệ Millennials - sinh từ năm 1981 đến 1996 - thuộc nhóm khách được hầu hết doanh nghiệp thời trang xa xỉ quan tâm
Tập đoàn tư vấn chiến lược Bain & Company dự đoán đến năm 2025, Millennials và Gen Z (sinh từ năm 1996 trở đi) là 2 nhóm khách lớn nhất, chiếm nửa lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp xa xỉ (trị giá 356 tỷ USD) Với tiềm năng tiêu thụ lâu dài, các thương hiệu lớn hiện tập trung quan tâm đối tượng này
Trong thời đại công nghệ "lên ngôi", đa số người tiêu dùng sinh trước năm 1996 tìm kiếm sản phẩm họ ưa thích lẫn giá trị mà thương hiệu đó mang lại Họ thích sự sáng tạo, chú trọng tính cá nhân và muốn thời trang thể hiện suy nghĩ, màu sắc riêng Đa số đều dùng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Twitter ) để chia sẻ sở thích
và trải nghiệm
Millennials mong đợi nhiều hơn ở trải nghiệm và có xu hướng chọn dịch vụ cao cấp
Vì lẽ trên, các thương hiệu cần có câu chuyện phía sau lồng vào hình ảnh của hãng và mỗi sản phẩm để mang đến sự khác biệt
Theo Luxe, thế hệ này được đánh giá nhận thức cao Họ quan tâm các hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp Khi Covid-19 bùng nổ toàn cầu, nhiều nhà mốt lớn sẵn sàng viện trợ các tổ chức y tế, cộng đồng Louis Vuitton biến nhà máy chế tạo nước hoa thành nơi sản xuất nước rửa tay hỗ trợ người dân vượt khó
Nhà mốt Burberry từng bị chỉ trích nặng khi thiêu hủy lượng hàng tồn kho, cho thấy nhóm khách này khá quan tâm môi trường Các chuyên gia cho rằng Millennials tìm đến thị trường hàng hiệu thứ cấp một phần vì điều này
Theo Nielsen, được sinh ra trong thời kỳ internet phát triển, công nghệ đã ăn sâu vào tiềm thức thế hệ Millennials Khi được vây quanh vô vàn lời quảng cáo, họ mong các hãng thời trang nhất quán khi truyền tải thông điệp Dù chuyển đổi từ thiết bị này sang máy khác, từ online sang offline, trải nghiệm và thông điệp của thương hiệu vẫn phải liền mạch
Luxe cho biết điều các thương hiệu cần chú ý là Millennials có ảnh hưởng lớn đến thói quen mua sắm của các thế hệ khác, cụ thể là cha mẹ họ Bain & Company cho biết đây không chỉ là nhóm khách riêng biệt mà còn đại diện cho lối suy nghĩ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhiều thế hệ
Do đó, thách thức mới với các thương hiệu xa xỉ là tìm hiểu hành vi và động lực mua hàng của thế hệ này, nhằm mang lại trải nghiệm phù hợp, liền mạch cho khách
Năm 2019, trong báo cáo về "Sức mạnh của xa xỉ phẩm", công ty Deloitte cho rằng Millennials là những "nhà cầm quyền" mới của lĩnh vực xa xỉ Các nhãn hàng, đơn vị
Trang 56 quảng cáo quan tâm, ra sức tạo hình ảnh và xây dựng mối quan hệ tích cực với nhóm khách này
2 Các khúc thị trường:
Ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam và ngày càng chiếm ưu thế như H&M, Zara, Uniqlo,… Hiện có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài từ hàng tầm trung đến cao cấp đã có cửa hàng chính thức tại Việt Nam
Theo số liệu từ Euromonitor, trên thị trường thời trang Việt Nam, không có doanh nghiệp nào nắm quá 2% thị phần tiêu thụ Chiếm thị phần lớn nhất là adidas Group với 1.5% thị phần Trong đó, 3 doanh nghiệp đứng đầu trong Top 10 doanh nghiệp thời trang Việt Nam, đều là các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng Việt rất ưa chuộng
Trang 67
III Các doanh nghiệp/nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu,
so sánh định vị của các doanh nghiệp/nhà cung cấp:
1 Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu biểu:
1.1 Louis Vuitton:
Là thương hiệu thời trang Pháp ra đời năm 1854 từ một cửa hàng chuyên bán lẻ rương, túi xách, giày dép, phụ kiện và hành lý được sáng lập bởi nhà thiết kế Louis Vuitton, thương hiệu này trở thành một trong những công ty hàng đầu về thời trang cao cấp từ giữa thế kỷ 20 Đặc biệt, họa tiết Monogram Canvas và sự thay đổi hình dáng của chất liệu da từ ví đến túi xách, phụ kiện hay sự sáng tạo trên trang phục đã tạo nên nét đặc trưng của LV
Louis Vuitton là một trong những thương hiệu xa xỉ có mặt tại Việt Nam sớm nhất, thương hiệu này khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997 tại khách sạn Metropole, Hà Nội và cửa hàng thứ hai tại TP.HCM vào năm 2007 Louis Vuitton thể hiện sự tin tưởng vào tiềm năng to lớn của Việt Nam, tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước cũng như khách du lịch quốc tế tới Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới”
Đặc điểm nổi bật:
Thương hiệu thời trang đẳng cấp thế giới với trên 150 năm phát triển, được nhiều ngôi sao thế giới lựa chọn
Đa dạng sản phẩm thời trang, túi xách, giày dép, phụ kiện đẳng cấp, sang trọng
Thường xuyên ra bộ sưu tập mới tạo ra trào lưu thời trang cho mọi sản phẩm
Các sản phẩm được thực hiện cầu kỳ, tinh xảo với chất liệu cao cấp, sáng tạo
Thương hiệu thời trang Louis Vuitton ngay từ lúc bắt đầu đã kiên định với sứ mệnh của mình, là trở thành một biểu tượng của sự đắt đỏ, giàu có, thứ đồ dùng chỉ dành cho giới thượng lưu, đẳng cấp và chịu chơi
LV đã định sẵn sứ mệnh và khách hàng mục tiêu của mình ngay từ đầu nên những sản phẩm họ mang đến tay người dùng không chỉ là thương hiệu mà còn là chất lượng của vật liệu, thiết kế, giá thành, đặc biệt là làm “bằng tay”
Đặc biệt là Louis Vuitton trong hàng trăm nay xây dựng thương hiệu của mình
“Không bao giờ giảm giá “ sản phẩm của mình dù đã qua mùa hoặc không còn hợp mốt Họ đã khẳng định bản thân mình bằng sức hút và chất lượng, sự tồn tại của mình hơn 100 năm qua, kinh doanh hiệu quả theo LV thật sự không hề dễ dàng vì bản thân bạn phải biết bạn là ai Không phải nhãn hàng nào cũng làm được như họ
1.2 Gucci:
Thương hiệu Gucci được Guccio Gucci thành lập tại Florence, Ý năm 1921 Gucci là một trong những thương hiệu thời trang thành công nhất thế giới với các mặt hàng quần áo, phụ kiện và sản phẩm bằng da cao cấp Khi mới thành lập, Gucci chuyên về mặt hàng da mịn với phong cách cổ điển và duy trì phương pháp chế tạo thủ công truyền thống
Trang 78 Hiện tại Gucci trực thuộc Gucci Group, thuộc sở hữu của công ty thời trang Kering với gần 300 cửa hàng trên thế giới
Năm 2021, nhìn lại sự phát triển của Gucci qua lịch sử kéo dài cả thế kỷ, chúng ta phải thấy rằng đây là thương hiệu có sức sống mãnh liệt, khéo léo thay đổi theo năm tháng
để trường tồn theo thời gian
Guccio Gucci xây dựng thương hiệu dựa trên xu hướng cưỡi ngựa và chơi polo của thập niên 1920 Aldo Gucci nối tiếp với việc biến Gucci thành thương hiệu thời trang của những ngôi sao Hollywood Tom Ford khiến Gucci chuyển mình thành biểu tượng của sự gợi dục Frida Giannini, có lẽ cũng không ngoại lệ – thiết kế mỗi bộ sưu tập theo một phong cách khác nhau, tùy theo xu hướng gì đang hot giai đoạn ấy Và
Alessandro Michele đưa Gucci bắt kịp phong cách sống xa xỉ chuộng lối logomania
Thương hiệu Gucci là một trong những nhà mốt sang trọng và quyền lực hàng đầu ngành thời trang Những thiết kế của gucci vừa mang hơi hướng cổ điển vừa pha
phong cách hiện đại cùng với mẫu mã đa dạng luôn được đổi mới, kết hợp cùng với kỹ nghệ thủ công bậc nhất thế giới mang tiêu chí quý tộc của Ý
Biến tấu và phát triển sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng là điều tất yếu cần phải làm thường xuyên của mỗi thương hiệu thời trang Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng nếu như thương hiệu nào cũng chạy đua theo xu hướng mà không giữ được chất riêng thì liệu rằng có tồn tại được lâu dài?
Đây cũng chính là điểm đặc trưng của thương hiệu Gucci mà khó có đối thủ nào có thể cạnh tranh được Sự đồng nhất về tư duy và triết lý thẩm mỹ được giữ gìn qua biết bao thế hệ điều hành Gucci đã làm nên sự hoàn hảo của thương hiệu này Dù các sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu và phong cách khác nhau nhưng thương hiệu Gucci vẫn đem đến sự sang trọng của giới quý tộc châu Âu và những đường nét thủ công tinh xảo của đôi tay thủ công bậc thầy trong ngành chế tác thời trang của Ý
Chỉ cần nhìn vào những họa tiết được khắc hoặc thêu dệt trên những sản phẩm là bạn
đã có thể nhận ra nó đến từ nhà mốt nào Những họa tiết hình quả trám, đường vân đan kim cương, là nét nổi bật và được thương hiệu Gucci đăng ký bản quyền
1.3 Chanel:
Chanel là một trong những thương hiệu thời trang uy tín nhất thế giới với các dòng sản phẩm như thời trang cao cấp, quần áo may sẵn, phụ kiện, nữ trang và nước hoa Những thiết kế đơn giản mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại, sang trọng mà tiện dụng của Chanel luôn được các phái đẹp trên toàn thế giới ưa chuộng và đầy hấp lực với các tín đồ thời trang
Trải qua hơn 100 năm, để duy trì được giá trị thương hiệu, Chanel không chỉ chú trọng vào các sản phẩm do hãng thiết kế mà còn dựa vào chiến lược marketing theo từng giai đoạn của thời trang Tuy vậy, dù với bất cứ chiến lược nào, ở Chanel luôn tồn tại những đặc điểm khác biệt so với những thương hiệu khác từ chiến lược về sản phẩm, giá cả hay cách ứng dụng các phương thức để quảng bá
Trang 89 Điều này dường như khá kỳ lạ với một hãng thời trang Có vẻ như Chanel không quá chăm chút cho các sản phẩm của mình sao cho phù hợp với các xu hướng mới nhất khi luôn trung thành với di ngôn của Coco “Thời trang có thể tàn phai, nhưng phong cách
là mãi mãi” Trên thực tế, thương hiệu này có một chiến lược sản phẩm riêng biệt so với những đối thủ cùng phân khúc khác
Tuy nhiên, Chanel không nằm trong số các thương hiệu đó Họ xây dựng dòng sản phẩm riêng và không tuân theo bất cứ điều gì ngoài phong cách của chính mình Nói đến Chanel là nhớ đến sự thanh lịch và nhã nhặn, chính vì vậy dù những sản phẩm denim hay những chiếc túi bucket bag kia có “hot” đến cỡ nào cũng không thể khiến hãng này đổi ý
Chiến lược sản phẩm có vẻ bảo thủ này hóa ra lại khiến Chanel định hình được sự khác biệt trên thị trường hàng hóa xa xỉ Sản phẩm của họ có sự thống nhất về phong cách, tinh thần và chất lượng, giúp khách hàng có thể nhận ra ngay đây là Chanel cho
dù không nhìn thấy logo
Chanel cũng là một thương hiệu nói không với giảm giá và Chanel sử dụng mạng xã hội chỉ để khẳng định đẳng cấp của mình
1.4 Hermes
Thương hiệu Hermes là một hãng thời trang lớn, hoạt động tại 307 cửa hàng ở trên toàn thế giới vô cùng nổi tiếng với những sản phẩm túi được làm bằng da cao cấp như
đà điểu hay da cá sấu
Những yếu tố bất ngờ làm nên thương hiệu Hermes:
Mang trong mình điều đặc trưng khác biệt: Những chiếc túi Hermes được làm hoàn toàn thủ công do những thợ thủ công lành nghề nhất Paris với bí quyết lâu đời, họ miệt mài thực hiện trong vòng 48h rõng rã để cho ra những sản phẩm được khao khát nhất trên thế giới Mỗi túi xách do chỉ một người làm để đảm bảo tính thống nhất, đặc sắc cho toàn bộ sản phẩm
Thương hiệu có sự cao cấp không quá phô trương: khi Hermes mở rộng sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng nhanh đáng kinh ngạc Theo đó, giới đại gia châu Á ngày càng không mấy quan tâm đến nhãn mác, logo (chiếc logo Hermes duy nhất trên túi Birkin được ẩn phía dưới nắp) Điều này cũng phù hợp với xu thế chung của toàn cầu, đó là cao cấp mà không quá phô trương
Thương hiệu có sản phẩm nổi bật nhất: Các sản phẩm đặc trưng của Hermes ngoài cavat và khăn lụa thì được biết đến nhiều nhất là dòng túi Birkin và dòng túi Kelly
Thương hiệu chế tác theo yêu cầu: Với những khách hàng có nhiều tiền, công ty
sẽ đưa ra dịch vụ đặt hàng theo yêu cầu Chiếc túi Birkin đầu tiên được thiết kế dành riêng cho nữ diễn viên, ca sỹ Jane Brikin vì cô muốn có một chiếc túi có quai xách để đựng quyển nhật ký Hermes của mình Việc chế tạo theo yêu cầu cũng là một cách khác để có được khách hàng trung thành Nếu khách hàng muốn một chiếc túi khác hẳn so với mọi người, Hermes hoàn toàn có thể đáp ứng
Trang 910
IV Những kỳ vọng, phản ánh, đánh giá, phản ứng của khách
hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp/các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường:
1 Độ quý hiếm:
Xa xỉ không mang tính đại chúng, không dành cho tất cả mọi người Đó là những thứ độc quyền, quý hiếm và số lượng sản xuất hạn chế; ra đời để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng biệt Không chỉ lựa chọn địa điểm, thời gian và phương pháp sản xuất chuyên biệt, các thương hiệu hàng xa xỉ còn có quyền quyết định bán như thế nào và bán cho ai
2 Chất lượng hoàn hảo:
Một khi đã nói đến xa xỉ thì không bao giờ phải đắn đo về chất lượng như thế nào, bởi hai từ “hoàn hảo” đã trở thành điều hiển nhiên; từ nguyên vật liệu đến tay nghề thủ công đều đạt tới chuẩn mực cao, vượt xa các loại hàng hóa phổ thông khác Chất lượng không mang tính nhất thời hoặc biến đổi, mà phải nhất quán và ngày càng hoàn thiện hơn qua nhiều thế hệ
3 Mức giá ngất ngưởng:
Một sản phẩm đắt tiền không có nghĩa đó là hàng xa xỉ, nhưng ngược lại, gần như toàn bộ sản phẩm cao cấp đều đắt tiền Mức độ đắt đỏ chưa phải là yếu tố duy nhất đại diện cho đẳng cấp, nhưng lại khiến người tiêu dùng tin rằng món
đồ họ muốn mua rất hiếm và đạt chất lượng xuất sắc Túi xách Hermès Birkin được ví như “chén thánh” với các tín đồ thời trang có giá bán lên tới vài trăm nghìn đô-la, nhưng vẫn khiến giới mộ điệu không ngừng săn lùng
4 Trường tồn với thời gian:
Xa xỉ phẩm không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lúc ra mắt, mà còn gia tăng sức hút lẫn giá trị theo thời gian Chất lượng cũng như đẳng cấp của hàng hóa và dịch vụ cao cấp trường tồn qua nhiều thế hệ, không thể phai mờ
5 Chân thật:
Một món hàng thực sự xa xỉ toát ra sức hút từ nội tại chứ không cần quảng cáo rầm rộ Dù bề ngoài đôi khi rất đơn giản, chẳng hề màu mè, nhưng ẩn bên trong
là chất liệu thượng hạng cùng kỹ nghệ chế tác bậc thầy
6 Sự hài lòng:
Xa xỉ mang lại niềm vui, cho dù về lý tính hoặc phổ biến hơn là cảm xúc: sở hữu một món đồ thể hiện đẳng cấp, quyền lực và khiến người khác ghen tị Đem đến sự hài lòng cho chủ nhân là trách nhiệm của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp nào
7 Trải nghiệm:
Xa xỉ liên quan đến trải nghiệm chứ không đơn thuần là vật chất Những khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đô-la để mua một chiếc túi xách hay đôi giày không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn đề cao trải nghiệm mua sắm, chẳng hạn như không gian (thiết kế, bố trí cửa hàng), cách ứng xử
Trang 1011 của nhân viên hay dịch vụ đi kèm Chẳng hạn như, các cửa hiệu của Burberry đều trang bị công nghệ RFID thực tế ảo giúp khách hàng thử quần áo ảo với màn hình tương tác