1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cá thực tập tổng hợp tại gân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hai bà trưng hà nội

65 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi Nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 161,35 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: THỰC TẬP TỔNG HỢP (7)
    • 1) Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (7)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TẬP VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG (18)
    • 1) Các văn bản, thể lệ, chế độ hiện hành về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Eximbank (18)
  • PHẦN 2: NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN (31)
    • 1) Những vấn đề chung về công tác kế toán của Ngân hàng TMCP XNK VN (31)
    • 2) Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng TMCP XNK VN chi nhánh (35)
    • C- KẾT LUẬN (62)

Nội dung

THỰC TẬP TỔNG HỢP

Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

1.1) Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export

Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của

Việt Nam Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH - GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export

Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam EximBank Đến tháng 12 năm 2007 vốn điều lệ của của EximBank là 2.800.000.000.000 đồng Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn rộng khắp cả nước với Trụ sở Chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh và 64 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh,Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Đã thiết

1 0 lập quan hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới Đầu năm 2008, EximBank vừa hợp tác với 4 nhà kinh doanh địa phương là CTCP Saigontourist, Chứng khoán Rồng Việt, Công ty Xây dựng và Kiến trúc Nhà Vui và tập đoàn Savimex để thành lập CTCP Bất động sản Eximland.

1.2) Các lĩnh vực hoạt động của EximBank.

*Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

* Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

* Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap),kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option)

* Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá, chiết khấu chứng từ hàng hoá và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

* Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ EximBank MassterCard, thẻ EximBank Visa, MasterCard, JCB,….thanh toán qua mạng bằng thẻ.

* Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước

* Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá….)

* Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.

*Tư vấn đầu tư – tài chính – tiền tệ.

* Dịch vụ đa dạng về địa ốc, Home-Bangking, Telephone-Bangking.

*Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu đối với trường hợp Thomas

1.3) Các thành tựu EximBank đã đạt được.

* Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng do Ngân hàng nhà nước tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới

*Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng thưởng “1998 Best Services Quality A ward”

*Tháng 4/2006 Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005”do độc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.

* Năm 2007, Eximbank được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán Quốc tế xuất sắc 2006” do HSBC trao tặng: Giải thưởng

“Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006”do độc giả của thời báo Kinh tế bình chọn.

1.4) Hoạt động chủ yếu của NH TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội.

1.4.1) Hoạt động huy động vốn.

+Huy động tiền gửi tiết kiệm Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội nhận tiền gửi tiết kiệm của các khách hàng cá nhân bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng với các kỳ hạn, phương thức trả lãi đa dạng.

+ Cung cấp tài khoản tiền gửi thanh toán.

Chi nhánh cung cấp tài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ ATM, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, phát hành Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiêm thu….cho các khách hàng cá nhân

1.4.2) Hoạt động sử dụng vốn.

- Cho vay cá nhân: Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, đầu tư….với nhiều hình thức cho vay như cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, chứng khoán.

- Cho vay doanh nghiệp: Với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp,

1 2 ngân hàng cung cấp các khoản cho vay theo hạn mức cho vay, cho vay theo từng phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư…

+ Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoai tệ và vàng

- Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội thực hiện các nghiệp vụ giao dịch hối đoái phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế,giao dịch ngoại hối,chuyển tiền ra nước ngoài…và nghiệp vụ kinh doanh vàng

- Trong quan hệ đối ngoại, Chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng Hà Nội hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa Eximbank với hơn 700 ngân hàng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, chất lượng dịch vụ thanh toán hàng đầu thế giới, tạo điều để hệ thống Eximbank nói chung và Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế

+ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội, được quản lý và điều hành bởi Ban giám đốc, được tổ chức thành một hệ thống tập trung thống nhất, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật

+ Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội được đặt tại địa chỉ Số 439, Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội.

THỰC TẬP VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

Các văn bản, thể lệ, chế độ hiện hành về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Eximbank

Hiện nay ngân hàng TMCP XNK Việt nam chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội đang thực hiện các văn bản chế độ về nghiệp vụ tín dụng như sau:

 Quyết định 1627/ QĐ - NHNN- Của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có sửa đổi ngày 03/02/2005

 Quyết định 155/EIB – Tổng giám đốc ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng của Eximbank

 Quyết định 1443/2007/EIB/QĐ - của Tổng giám đốc về nghiệp vụ cho vay cá nhân , hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

 Quyết định 1308/2007/EIB/QĐ - của Tổng giám đốc về quy trình nghiệp vụ thẩm định giá bất động sản.

 Quyết định 188/EIB/TGĐ - 06 Về quy trình quản lý hàng hoá thế chấp để đảm bảo tiền vay tại EIB.

 Quyết định 1263/2007/EIB/QĐ - TGĐ Sửa đổi bổ sung quy trình quản lý hàng hoá thế chấp bảo đảm tiền vay.

 Quyết định số 21/2008/QĐ - NHNN về việc ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ ra ngày 11/7/2008.

2) Các nội dung cơ bản của nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc mà cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo Ngân hàng có liên quan phải thực hiện.

2.1) Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.

- Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện về vay vốn Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành Nếu khách hàng chấp nhận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn để Ngân hàng chính thức nghiên cứu thẩm định.

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục hồ sơ xin vay Hồ sơ vay vốn do khách hàng tự lập, cán bộ tín dụng chỉ giải thích hướng dẫn, không được làm thay Riêng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khách hàng gửi cho ngân hàng bản chính do khách hàng lập chưa qua công chứng Khi ngân hàng quyết định cho vay khách hàng với qua công chứng Đồng thời trong suốt quá trình cho vay đến khi thu nợ khách hàng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng để tránh rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không đúng với hợp đồng tín dụng.

2.2) Các quy trình nghiệp vụ tín dụng

Giai đoạn 1 : Thẩm định và xét duyệt

Bước 1:Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay.

Giai đoạn 2 : Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

Bước 4: Lập đàm phán và ký kết các hợp đồng

Bước 6: Giám sát theo dõi khoản vay thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.

2.2.2.1) Giai đoạn I: Thẩm định và xét duyệt a) Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

 Các hồ sơ khách hàng phải cung cấp khi lập hồ sơ vay vốn.

*) Hồ sơ pháp lý của khách hàng:

Bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước

+ Quyết định bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

+ Giấy chứng nhận kinh doanh

+ Giấy phép hành nghề đối với các ngành nghề cần giấy phép

+ Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc đăng ký mã số xuất nhập khẩu + Đăng ký mã số thuế

+ Văn bản uỷ quyền hoặc xác nhận về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như: văn bản của hội quản trị, uỷ quyền của Tổng giám đốc

+ Các văn bản giấy tờ khác có liên quan

 Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có).

+ Biên bản đại hội đồng cổ đông thành lập doanh nghiệp và bầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, cam kết của các thành viên.

+ Giấy chứng nhận phần góp vốn của mỗi thành viên.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép hành nghề đối với loại hình kinh doanh cần giấy phép hành nghề

+ Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp

+ Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT), Hội đồng thành viên (HĐTV) bầu Chủ tịch hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng thành viên

+ Quyết định của HĐQT hoặc HĐTV về việc bổ nhiệm chức danh điều hành

+ Văn bản uỷ quyền hay xác định thẩm quyền trong quan hệ giao dịch với ngân hàng

+ Các giấy tờ khách có liên quan.

 Đối khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh).

+ Văn bản bổ nhiệm hoặc bầu HĐQT, HĐTV công ty liên doanh, Tổng giám đốc /Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc một chức danh quản lý tài chính (nếu có).

+ Văn bản của HĐQT, HĐTV uỷ quyền hoặc xác định thẩm quyền quan hệ giao dịch với ngân hàng như: văn bản chấp thuận việc đi vay vốn ngân hàng

 Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

+ Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép

+ Điều lệ hoạt động (tổ hợp tác).

+ Các giấy tờ khác có liên quan như uỷ quyền của chủ nợ (gia đình vay vốn) cho một thành viên trong gia đình vay

+ Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật

 Đối với khách hàng là tổ chức khác (đơn vị sự nghiệp có thu).

+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có).

+ Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, trưởng phòng tài chính, kế toán + Văn bản uỷ quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cấp trên có thẩm quyền. + Các giấy tờ khác có liên quan

 Đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài

+ Giấy phép thành lập,đăng ký kinh doanh theo luật pháp nước đăng ký sở tại

+ Danh sách hồ sơ các thành viên tham gia

+ Lý lịch, hộ chiếu của các người đại diện, lãnh đạo pháp nhân nước ngoài. + Hộ chiếu đối với cá nhân.

+ Xác nhận của các cơ quan ngoại giao

+ Xác nhận của tổ chức đang công tác

 Đối với khách hàng là hợp tác xã

+ Quyết định thành lập hợp tác xã

+ Biên bản họp của ban chủ nhiệm,đại hội xã viên về việc bầu các chức danh quản lý như: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Kế toán trưởng.

*) Các hồ sơ tài liệu về tình hình hoạt động sản suất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh

 Đối với pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài.

+ Các báo cáo tài chính (theo mẫu quy định của bộ tài chính) tối thiểu 03 năm gần nhất và các quý gần nhất

+ Đối với pháp nhân hoạt động chưa được hai năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất.

+ Trong trường hợp cần thiết khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán và nhận xét của kiểm toán

 Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

+ Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân khác và các nguồn thu nhập đẻ trả nợ

+ Các tài liệu khác có liên quan

*) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn.

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án đầu tư, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định hướng dẫn lập hồ sơ nói trên.

+ Báo cáo trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo

+ Thực hiện bước tiếp theo là thẩm định, trường hợp tài liệu khách hàng cung cấp chưa đầy đủ để tiến hành thẩm định xét duyệt thì cán bộ tín dụng yêu cầu và hướng dẫn khách hàng bổ sung hoàn thiện. b) Thẩm Định

*) Thẩm định năng lực pháp lý

Khách hàng vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của doanh nghiệp.

+ Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh.

+ Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp + Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm Giám đốc.

+ Người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là ai

+ Thời hạn hợp đồng còn lại của doanh nghiệp

*) Đối với khách hàng là tư nhân

+ Có đầy đủ năng lực dân sự theo quy định của bộ luật dân sự

+ Có xác nhận về nhân thân của cá nhân thông qua các giấy tờ.

*) Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

+ Cán bộ tín dụng phải chú ý kiểm tra, phân tích đánh giá các hoạt động

2 6 kinh doanh của khách hàng.

*) Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

+ Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. + Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành

*) Mô hình tổ chức và bố trí lao động

+ Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Số lượng lao động, cơ cấu lao động

+ Trình độ quản lý, tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp + Việc chấp hành kỷ luật, quy trình lao động trong doanh nghiệp của người lao động

+ Thu nhập của người lao động

*) Quản trị điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp

+ Trình độ và năng lực chuyên môn của người lãnh đạo

+ Trình độ kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành và quản lý tài chính của người lãnh đạo

+ Phẩm chất, tư cách, uy tín của người lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp

+ Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường

+ Vấn đề đoàn kết nội bộ, quyết tâm của lãnh đạo trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Đoàn kết và thống nhất trong quản trị điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp

+ Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ kế cận

*) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu và thị phần của sản phẩm

+ Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ

+ Lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng của doanh nghiệp

+ Các quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

*) Phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Rủi ro về chính sách chế độ nhà nước, về bất khả kháng, về thị trường và các loại rủi ro khác

*) Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng.

*) Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng

*) Nguyên tắc thẩm định phân tích đánh giá

 Các tài liệu sử dụng để phân tích đánh giá :

+ Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh

+ Các tài liệu tham khảo khác

 Đánh giá về sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính

Việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính, chỉ số tăng trưởng để phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng cần phải được thực hiện qua nhiều năm

*) Các nội dung phân tích đánh giá

 Tình hình sản xuất kinh doanh

+ Tổng doanh thu hoạt động tài chính (phản ánh tình hình sản xuất, tình hình bán hàng)

+ Lợi nhuận của các loại sản phẩm, các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp

+ Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh

 Phân tích tình hình tài chính

+ Tổng tài sản trên nguồn vốn

+ Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn

+ Tình trạng các khoản phải thu

+ Tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng kém mất phẩm chất,

*) Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

+ Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn.

+ Nợ dài hạn, thời gian của các khoản nợ

+ Tình hình vay, trả các khoản nợ.

+ Phân tích đánh giá các nhóm chỉ tiêu phản ánh: khả năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn.

 Các chỉ tiêu kinh tế tài chính sử dụng để phân tích đánh giá

+Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

+Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

+Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của khách hàng.

*) Thẩm định phương án sản xuất kinh doanhvà dự án đầu tư

*) Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay:

Quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay

Gồm 7 bước và điều kiện áp dụng là hồ sơ tín dụng được chấp nhận

B1.Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo (bằng bản copy)

B2.Thẩm định trực tiếp tài sản đảm bảo và kết thúc phải lập báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo

B3.Lập hợp đồng đảm bảo tiền vay

B4.Nhận tài sản đảm bảo tiền vay (có biên bản giao nhận tài sản) B5.Quản lý tài sản đảm bảo trong quá trình cầm cố thế chấp

B6.Xử lý tài sản đảm bảo

B7.Thanh lý hợp đồng đảm bảo tiền vay

*) Lập tờ trình thẩm định

- Tờ trình phải báo cáo đầy đủ các nội dung thẩm định đánh giá quyết định, đưa ra được kết luận thẩm định cuối cùng về tư cách của khách hàng

*) Báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ

Sau khi lập tờ trình thẩm định xong cán bộ tín dụng báo cáo kết quả thẩm định và trình hồ sơ vay vốn tới trưởng phòng nghiệp vụ Sau đó trưởng phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, những nội dung cán bộ tín dụng đã nêu trong tờ trình, đồng thời có ý kiến độc lập đề xuất cho vay hay không cho vay c) Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay

*) Trình duyệt hồ sơ vay vốn

*) Báo cáo hội đồng tín dụng

*) Phê duyệt vượt mức phán quyết, tái thẩm định tín dụng

2.2.2.2) Giai Đoạn II: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng a) Lập, đàm, phám kí kết hợp đồng

*) Đàm phán các điều kiện của hợp đồng

*) Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

*) Làm thủ tục giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm vốn vay b) Giải ngân vốn vay, giám sát sử dụng vốn vay

*) Lập hồ sơ rút vốn vay

*) Kiểm tra các căn cứ giải ngân

3 0 c) Theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh

*) Kiểm tra sử dụng vốn vay

*) Theo dõi phân tích tình hình khách hàng trong thời gian vay vốn

*) Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng

*) Xử lý các vấn đề phát sinh

Xử lý các phát sinh trong quá trình thu nợ

*) Điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ

NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Những vấn đề chung về công tác kế toán của Ngân hàng TMCP XNK VN

1.1) Tổ chức phòng kế toán.

 Tổ chức tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN chi nhánh Hai

Bà Trưng Hà Nội gồm những công việc chủ yếu sau:

+ Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tổ chức công tác ban đầu đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị ngân hàng phải được phản ánh vào các chứng từ kịp thời, chính xác.

+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng.

+ Tổ chức thực hiện hệ thống báo cáo kế toán trong đó báo cáo tài chính (bắt buộc) và báo cáo kế toán quản trị.

+ Tổ chức vận dụng kế toán thích hợp, lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán bố trí đủ số lượng và có chất lượng cán bộ kế toán đảm bảo mọi nhiệm vụ trong đơn vị.

 Để đảm bảo phục vụ mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị tổ chức bộ máy phòng kế toán gồm có: Trưởng phòng kế toán, phó phòng kế toán, kế toán kiểm soát viên và kế toán viên (cho từng phần nghiệp vụ)

 Trong phòng Kế toán được trang bị mạng lưới vi tính hiện đại đảm bảo vai trò là trạm giao dịch, làm việc số liệu kế toán hàng ngày sẽ được cập nhật tại đây.

1.2) Cách mã hóa tài khoản trong hệ thống ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội.

Theo quyết định 479/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước sửa đổi năm 2006 Áp dụng từ ngày 1/9/2006

 Nội dung cơ bản như sau:

Hệ thống TK tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán bao gồm 09 loại:

* Tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 08 loại

* Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán gồm 0.1 loại các tài khoản này được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp được quy định như sau:

+ Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp cơ bản do thống đốc ngân hàng nhà nước quy định để làm cơ sở cho việc hoạch toán và báo cáo kế toán gửi về ngân hàng nhà nước.

+ Tài khoản cấp V được quy định 06 chữ số

* Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần sau:

+ Phần 1: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ

+ Phần 2: Số thứ tự tiểu khoản và tài khoản tổng hợp

+ Riêng đối với nhóm tài khoản có quan hệ với khách hàng (TKTG, TKTV) Số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần:

+ Phần 1:Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ.

+ Phần 2: Số thứ tự tiểu khoản trong TK tổng hợp được quy định gồm 06 chữ số bắt đàu từ 000001 Số thứ tự tiểu khoản trong TK được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ Giữa số ký hiệu tài khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và số thứ tự tài khoản được ghi thêm dấu (.) để phân biệt.

1.3) Điều kiện, nguyên tắc, thủ tục, hồ sơ mở tài khoản cho khách hàng

Nhằm thu hút các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, các cá nhân trong và ngoài địa bàn tham gia mở tài khoản, ngân hàng XNK Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội đã đổi mới phương thức hoạt động, hình thức phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất khi khách hàng đến giao dịch.

431101.000264 đây là tài khoản công ty TNHH bánh kẹo Sơn Tân

- Điều kiện và thủ tục mở tài khoản :

Khách hàng tự do lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản, nếu là doanh nghiệp tổ chức kinh tế khi đến mở tài khoản tại NH phải có các giấy tờ sau: + Bản sao quyết định doanh nghiệp

+ Mẫu dấu đã được đăng ký tại cơ quan công an.

+ Giấy xin mở tài khoản.

+ Bảng mẫu chữ ký của chủ tài khoản, người được ủy quyền. Đối với khách hàng là các cá nhân thì điều kiện và thủ tục đơn giản hơn,khi mở tài khoản cần có các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng minh nhân dân

+ Giấy xin mở tài khoản.

+ Mẫu chữ ký của chủ tài khoản.

- Nguyên tắc mở tài khoản:

+ Khách hàng phải có đầy đủ tư cách pháp nhân, phải gửi tiền vào tài khoản để đủ điều kiện hoạt động.

+ Khi thanh toán chi trả tài khoản phải đảm bảo số dư cần thiết, đồng thời về phía ngân hàng phải đảm bảo bí mật số dư của khách hàng.

+ Được hoạch toán trên các tài khoản ngoại bảng, được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (nhập - xuất - còn lại)

+ Việc thanh toán trên các tài khoản nội bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có)

1.4) Khái quát hệ thống chứng từ :

Hàng ngày Exinbank phát sinh rất nhiều nghiệp vụ, các chứng từ gồm có: Séc, ủy nhiệm chi, các phiếu chuyển khoản , phiếu thu, phiếu chi, phiếu thu tiền nội bộ…Nên khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì các thanh toán viên nhận được chứng từ sẽ xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời Căn cứ vào các loại chứng từ mà thanh toán viên hoạch toán và luân chuyển theo đúng quy trình.

Khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng như: lĩnh tiền, nộp tiền thì phải sử dụng các bản chứng từ do ngân hàng in ấn phát hành và ghi đầy đủ các yếu tố in săn trên chứng từ không được tẩy xóa, sửa chữa Nếu lập sai thì phải hủy bỏ lập lại chứng từ đúng Đối với chứng từ nhiều liên khi lập phải lồng giấy than để đảm bảo tính khớp đúng giữa các liên, trong trường hợp này liên 1 được coi là liên chính, từ liên hai trở đi coi là liên phụ.

Khi cầm được chứng từ của khách hàng nộp vào, kế toán phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ như:

Mẫu chứng từ, số liên quy định, các yếu tố ghi trên chứng từ, số hiệu tài khoản, mẫu, dấu chữ ký của chủ tài khoản, CMND, số tiền bằng chữ, bằng số. Nếu chứng từ không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng Còn nếu chứng từ hợp lệ thì hoạch toán vào tài khoản thích hợp, sau đó chuyển kế toán trưởng kiểm tra chứng từ lần nữa nếu đúng thì xác nhận trên chứng từ.

1.5) Hoạt động kế toán tại ngân hàng cơ sở:

Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng TMCP XNK VN chi nhánh

+ Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ.

+ Kế toán cho vay thu nợ.

+ Kế toán tài sản, kế toán thu nhập và chi phí.

+ Kế toán mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

2.1) Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt:

Hiện nay hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định trong mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc trích chuyển từ tài khoản người mua sang người bán mà ngân hàng đóng vai trò làm trung gian thanh toán, đã tạo điều kiện thanh toán nhanh, độ chính xác và an toàn cao.

* Có các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sau:

2- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) séc chuyển tiền.

3- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNT).

4- Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD)

5- Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán.

6- Thanh toán bằng thẻ thanh toán.

* Thanh toán uỷ nhiệm chi

Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để chuyển cho người được hưởng có tài khoản ở cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng.

Quá trình thanh toán uỷ nhiệm chi được bắt nguồn từ người chi trả, sau khi

3 8 nhận được hàng hoá hay dịch vụ theo hợp đồng thoả thuận của người bán, người mua phải lập ngay uỷ nhiệm chi gửi tới ngân hàng đề nghị ngân hàng làm thủ tục thanh toán cho người bán

+ Uỷ nhiệm chi thanh toán cùng ngân hàng áp dụng trong trường hợp bên mua và bên bán cùng mở tài khoản tại một ngân hàng.

+ Uỷ nhiệm chi thanh toán khác ngân hàng cùng hệ thống áp dụng trong trường hợp người mua và người bán mở tài khoản ở hai chi nhánh ngân hàng khác nhau nhưng cùng trong một hệ thống ngân hàng.

+ Uỷ nhiệm chi thanh toán khác ngân hàng khác hệ thống áp dụng trong trường hợp người mua và người bán mở tài khoản ở hai chi nhánh ngân hàng khác nhau hệ thống (hai ngân hàng khác nhau hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán không qua Ngân hàng nhà nước ).

Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có phạm vi thanh toán rộng thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, không gây ứ đọng vốn cho người mua khong phải ký quỹ trước.

* Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán là một trong những công cụ được coi là hiện đại Nhưng ở Việt Nam hiện nay hình thức này đã được áp dụng nhưng chưa phổ biến chỉ mới được phát hành và sử dụng ở những thành phố lớn trên những quy mô nhỏ, nên ở Eximbank hình thức này vẫn chưa được sử dụng rông rãi Do đó thanh toán thẻ vẫn là một công cụ mới mẻ với mọi người

* Ngân phiếu thanh toán là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng nhà nước phát hành, có mệnh giá lớn hơn tiền mặt và có thời hạn được trao đổi qua lại do trên ngân phiếu không ghi đích danh, nếu nó được sử dụng như tiền mặt nhưng có thời hạn.

* Qua thực tế cho thấy tại Eximbank chi nhánh hai Bà Trưng Hà Nội hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng chủ yếu là ủy nhiệm chi (UNC):

Vì đây là hình thức thanh toán trong phạm vi rộng, đảm bảo việc thanh toán trong phạm vi cả nước, thủ tục thanh toán nhanh chóng, thuận lợi, an toàn không phải qua nhiều bước hoạch toán, không phải ký quỹ nên không gây ứ đọng vốn.

2.1.2) Một số nghiệp vụ cụ thể:

Ngày 06/05/2008 công ty Giống Cây Trồng Hà Nội (TK 4311.000007 tại ngân hàng XNK VN chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội) nộp vào ngân hàng Exinbank chi nhánh Hai Bà Trưng UNC gồm 03 liên yêu cầu trích từ khoản tiên gửi của mình để trả tiền mua điện thoại cho công ty viễn thông - Bưu điện Bắc Giang (TK710A-071500) tại ngân hàng công thương tỉnh Bắc Giang số tiền 1.450.000 đồng Sau khi nhận được các liên UNC của công ty Giống Cây Trồng

Hà Nội Kế toán tiền gửi kiểm soát toàn bộ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ của chứng từ trên bộ UNC chuyển sang kế toán trưởng ký duyệt, kiểm soát, khi đã đầy đủ dự kiện sẽ hoạch toán:

Bút toán thu dịch vụ phí: Kế toán vào máy lập phiếu chuyển khoản (02 liên) và lập chứng từ thuế VAT để làm căn cứ thu phí dịch vụ và ghi thuế VAT đầu ra. số tiền thu dịch vụ phí : 33.000đồng

Thuế GTGT (thuế xuất 10%) : 3.300đồng

Tổng số thanh toán : 36.300 đồngsau đó hoạch toán:

Ngày 06/04/2008 công ty TNHH xây dựng Quang Vinh có TK 43110.000317 tại ngân hàng Exinbank chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội, công ty nộp vào bộ UNC gồm 03 liên yêu cầu trích từ tài khoản tiền gửi của mình trả tiền hàng cho đơn vị nhận là công ty sữa Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội số tiền : 50.000.000 đồng.

Kế toán nhận được các liên UNC do khách hàng nộp vào, thì phải kiểm tra số dư trên tài khoản của công ty có đủ số dư để trích trả nợ hay không và các yếu tố khác hợp lệ, hợp pháp, sau đó hoạch toán :

Bút toán dịch vụ thu phí :

Số tiền dịch vụ phí : 27.273 đồng

Thuế GTGT (Thuế xuất 10%) : 2.727 đồng

Tổng số thanh toán : 30.000.000 đồng

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân và hội nhập với tình hình phát triển chung của khu vực và thế giới, ngành ngân hàng đã không ngừng mở rộng các hình thức thanh toán linh hoạt, đa dạng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, huy động cho vay vốn tiện lợi, hữu hiệu nhằm khai thác triệt để mọi tiềm năng hiện có của tự nhiên, đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn và quyết định đối với sự phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế Hà Nội nói chung.

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội được tiếp cận với các văn bản tài liệu, nghiên cứu thực tế nghiệp vụ hoạch toán kế toán, em đã viết lên suy nghĩ của mình qua bài báo cáo Thời gian thực tập vừa qua, với lượng kiến thức đã học được ở nhà trường và quá trình làm việc thực tập tại ngân hàng em đã có được một số kinh nghiệm quý báuđể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Qua bài viết báo cáo này em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô giáo HVNH Tập thể lãnh đạo, CBCNV trong chi nhánh ngân hàng Eximbank Hai Bà Trưng Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập cũng như trong thời gian thực tập và hoàn thành bài viết này. Đặc biệt em xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô chủ nhiệm, các giáo viên giảng dạy.

Bài viết này với sự hiểu biết của bản thân em mang tính vừa nghiên cứu vừa học hỏi nên không tránh khỏi được những sơ suất.Vì vậy em rất mong nhận đợc sự quan tâm và góp ý của các thầy cô giáo,các cô chú anh chị trong Ngân hàng TMCP XNK VN chi nhánh Hai Bà Trưng để em có thể hoàn thiện nhận thức và tư duy tốt hơn để có những cống hiến thiết thực hơn cho ngành cũng như cho xã hội.

Em xin chân thành cảm ơn!!!

NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI

Họ và tên người nhận xét : Chức vụ : Nhận xét báo cáo thực tập của sv : Lê Thị Thu Phương

Trường: Học Viện Ngân Hàng (Cơ Sở Đào Tạo Hà Tây)

Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng

Hà Nội, ngày….tháng…năm 2008

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

 GV nhận xét : Hoàng Thị Thu Hiền

 Giáo viên: Môn tín dụng

 Sinh viên : Lê Thị Thu Phương

 Trường Học Viện Ngân Hàng – Cơ Sở Đào Tạo Hà Tây

 Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

 GV nhận xét : Trần Thị Phương Hà

 Giáo viên: Môn kế toán

 Sinh viên : Lê Thị Thu Phương

 Trường Học Viện Ngân Hàng – Cơ Sở Đào Tạo Hà Tây

 Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng

Ngày đăng: 07/12/2023, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI - Báo cá thực tập tổng hợp tại gân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hai bà trưng hà nội
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI (Trang 11)
Bảng 1:Tình hình huy động vốn của NH TMCP XNK Việt Nam - Báo cá thực tập tổng hợp tại gân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hai bà trưng hà nội
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của NH TMCP XNK Việt Nam (Trang 12)
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân Hàng TMCP XNK Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội. - Báo cá thực tập tổng hợp tại gân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hai bà trưng hà nội
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân Hàng TMCP XNK Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 13)
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng. - Báo cá thực tập tổng hợp tại gân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hai bà trưng hà nội
Bảng 4 Kết quả kinh doanh của Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w